WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Du Tử Lê và những viên đạn bắn sau lưng

gio hoaCách đây vài tháng, đâu vào khoảng tháng 7-2014 tôi có nghe chuyện thi sĩ Du Tử Lê về Việt Nam ra mắt tập thơ Giỏ Hoa Thời Mới Lớn tại Hà Nội. Nghe thôi, không chú ý, bởi tôi là một người không mặn mà với thơ thẩn cho lắm, nhưng giờ thì không thể không lên tiếng, dù mình chỉ là một kẻ vô danh.

Nguyên nhân vì mấy ngày qua, vào dịp đầu năm tôi nhận liên tiếp mấy emails nhắc lại chuyện ra mắt tập thơ với những lời phê bình nặng nề, kèm theo bài thơ Ai Nhớ Ngàn Năm Một Ngón Tay của ông Du Tử Lê được cho là viết về ngày 30/4/75 đã bị sửa lời.

Một email do ông Trần Việt Hải, nhóm Ngôn Ngữ Việt gửi tới với subject: Du Tử Lê dưới mắt VC phản tặc. Một email khác do bạn bè chuyển với đề mục Du Tử Lê (kèm theo chú thích “Miễn bình luận” của người bạn) do một người viết lấy tên là Delta, cũng có bài thơ sửa lời.

Vào Google tìm kiếm tên Du Tử Lê, tôi thấy một bài viết với tựa “Bài viết chém gió về Du Tử Lê – tại Hà Nội” đăng trên tunhan – Worldpress. Bài viết đươc “tái biên tập” tức đã được sửa chữa, viết lại buổi ra mắt tập thơ của ông Lê.

Để bạn đọc dễ theo dõi, tôi xin dẫn lại bài viết của ông Trần Nhương “Nhà thơ Du Tử Lê gặp gỡ bạn thơ ở Hà Nội”:

 

TNc: Tối 3-6-2014, tai Gallery 39 Lý Quốc Sư, Hà Nội, nhà thơ Du Tử Lê có buổi gặp gỡ các bạn thơ và bạn đọc. Rất đông các bạn trẻ và các nhà thơ đến dự. Nhà thơ Bằng Việt, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thụy Kha, Trần Nhương, Trần Quang Quý, Trung Trung Đỉnh… đã có mặt. Du Tử Lê giới thiệu tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn”, một tập thơ dày dặn với trình bày bắt mắt của họa sĩ Lê Thiết Cương. Nhà thơ Bằng Việt, Thụy Kha, Nguyễn Quang Thiều phát biểu chào mừng Du Tử Lê đã trở về Hà Nội. Con đường dù rất dài rồi cũng đưa người về quê Mẹ.

ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ

Thi sĩ Du Tử Lê. Ảnh: Trần Triết

Thi sĩ Du Tử Lê. Ảnh: Trần Triết

Sau Hiệp định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.

Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài “Bến tâm hồn”, đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ

ai nhớ ngàn năm một ngón tay

Tháng tư tôi đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya
Có môi chưa nói lời chia biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân ai dưới tàng phong ốm
Mà tiếng giày rơi như suối reo

Tháng tư khao khát, đêm, vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao anh biết trăng không lạnh
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi

Tháng tư hư ảo người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi : một khán đài
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự biển khơi

Tháng tư xe ngựa về ngang phố
Đôi mắt nào treo mỗi góc đường
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bến song

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như chiều : tôi mồ côi

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trộn, như sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương ?

Tháng tư rồi sẽ không ai nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai rồi sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Tháng tư người nhắc làm chi nữa
Cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa…đã …mưa

Mai kia sống với vầng trăng ấy
người có còn thương một bóng cây
Góc phố còn treo đôi mắt bão
Ai nhớ ngàn năm một ngón tay ?

(Nguồn:http://trannhuong.com/tin-tuc-18088/nha-tho-du-tu-le-gap-go-ban-tho-ha-noi.vhtm)

Bài viết của ông Trần Nhương đã bị “tái biên tập”, đăng trên website tunhan – A fine Word Press.com site như sau (chữ in đậm là chữ tái biên tập, không thấy ghi tên người tái biên tập):

ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ

Sau Hiệp định Genève, 1954, vì nghe lời dụ dỗ của Mỹ Ngụy, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Cao học (?) Đại học Văn Khoa.

Là môt thiên tài, ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài “Bến tâm hồn”, đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng mang quân hàm Trung Tá (?), thuộc Quân ngụy Saigon, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân Ngụy), và là giáo sư Văn học của nhiều trường trung học Sài Gòn (?)

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ, (đã bị sửa)

(viết về 30 tháng Tư/ 1975)

ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng

Tháng tư đã đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối
 đường
Có môi, 
không nói lời ly biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân 
giải phóng từng khu phố
Và tiếng 
chân người như suối reo .

Tháng tư khao khát, ngày vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao 
ngưòi biết trời đang sáng
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi
 .

Tháng tư sum họp người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi: một 
bóng cờ
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về 
tự mỗi nơi.

Tháng tư binh mã về ngang phố
Đôi mắt 
nhìn theo một nỗi mừng
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một 
bóng cờ

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như người: 
Một nỗi vui

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã
 trả hờn sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương?

Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai 
ngu sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!
Cảnh tượng hồn tôi 
những miếu đền
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa…đã …mưa

Mai kia sống với vầng sao ấy
người có còn thương một bóng
 ai
Góc phố còn treo 
ngời lãnh tụ
Ai nhớ ngàn năm một 
bóng ai?

(Nguồn:http://tunhan.wordpress.com/2014/12/31/bai-viet-chem-gio-ve-du-tu-le-tai-ha-noi/)

Người tái biên tập bài viết ông Trần Nhương cố ý tô đỏ những chữ đã đước sửa đổi để cho người đọc thấy rõ ông ta không có ý đạo văn mà chỉ nhằm mục đích châm biếm, chế nhạo Du Tử Lê.

Sau khi biết bài viết của ông Trần Nhương có bản quyền, tác giả bài “tái biên tập“ đã phải đăng lại bài nguyên tác của ông Trần Nhương trên website tunhan-Word Press.com. Đăng lại nhưng không xin lỗi tác giả Trân Nhương cũng như Du Tử Lê vì đã vi phạm luật bản quyền.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu mọi việc ngừng lại ở đó. Không ngờ có một bàn tay bí mật nào đó xóa hết những dấu vết tái biên tập của tunhan trên WordPress rồi chuyển đi, gây nên một sự hiểu lầm rộng lớn rằng Du Tử Lê làm thơ ca ngợi Hồ Chí Minh và chiến thắng của cộng sản VN ngày 30.04.1975.

Trở lại với Du Tử Lê, ông tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942, người tỉnh Hà Nam. Ông di cư vào Nam năm 1954, là một sĩ quan quân lực VNCH, cấp bậc cuối cùng là đại úy (có người nói ông đã lên thiếu tá), là phóng viên chiến trường cho tờ báo Tiền Phong của quân đội VNCH.

Du Tử Lê là người có nhiều bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc như Khúc Thụy Du, Đêm Trăng Nhớ Sài Gòn, Khi tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra biển…, ông cũng là người Viêt Nam duy nhất có thơ đăng trên 2 nhật báo lớn ở Mỹ là New York Times , Los Angeles Times và được 2 tờ báo này phỏng vấn.

Năm 1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York đã chọn Du Tử Lê vào một trong năm tác giả Việt Nam để in vào phần “Thế kỉ 20: thi ca Việt Nam” khi tái bản tuyển tậpWorld Poetry An Anthology of Verse From Antiquity to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay).

(Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_T%E1%BB%AD_L%C3%AA)

Điểm quan trọng cần nói ở đây, Du Tử Lê là một trong ba người bị Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam kết án tử hình khiếm diện trên đài phát thanh của họ vào ngày 17.04.1975, cùng với Mai Thảo, Phạm Duy vì có thái độ chống cộng quyết liệt.

Ngày 30.04.1975 Du Tử Lê theo làn sóng người chạy trốn chế độ cộng sản qua Mỹ và định cư ở đó.

Thời thế thay đổi, chế độ cộng sản dùng kế sách lấy mỡ nó mà rán nó, áp dụng cho Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Khánh Ly…,Hà Nội cho phép ông Du Tử Lê về nước ra mắt tập thơ Giỏ Hoa Thời Mới Lớn cũng như gặp gỡ các văn nhân, thi sĩ trong nước.

Buổi ra mắt thơ nói trên của ông bình lặng, không ồn ào, gây nhiều tiếng vang, không có gì đáng nói, kể cả từ phía chế độ CS. Lý do nào báo chí Hà Nội hoàn toàn im lặng trước việc một nhà thơ “ngụy” một kẻ đã từng bị kết án tử hình khiếm diện lại có thể về Hà Nội, bình yên ra mắt một tập thơ? Một viêc lạ chưa hề xẩy ra dưới một chế độ độc tài, gian ác, phi nhân như chế độ Hà Nội.

Truy tìm các bài viết khác của báo chí, truyền thông cộng sản tức báo lề phải trong nước, không thấy có bài nào lên án Du Tử Lê, ngoại trừ một bài của báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh đăng ngày 18.08.2005 với tựa Bộ Mặt Ngạo Mạn Của Du Tử Lê của hai tác giả Trọng Đức và Lê Nguyễn, phản hồi cho việc Nhà xuất bản Văn nghệ xuất bản tập thơ Du Tử Lê, với nhiều ý kiến công kích cả về thi ca lẫn con người của ông.

Điều đó có thể hiểu là, rút kinh nghiệm từ vụ Khánh Ly, lần này Hà Nội khôn ngoan, không vội vã cho truyền thông, báo chí trong nước đánh phá Du Tử Lê ngay lúc đó. Họ để yên, sáu tháng sau vào dịp đầu năm 2015 mới đem ra tập bắn, nhưng lần này nham hiểm hơn, dùng ngay bài thơ của ông, cho sửa lời rồi phát tán trên mạng, đi kèm một bài tái biên tập đăng trên website tunhan -worldpress.com

Sau bài “tái biên tập”, một số bài khác ở hải ngoại tiếp tục lên tiếng mạt sát, chửi bới Du Tử Lê là kẻ phản bội, làm nhục quốc thể VNCH như bài Dê Chết Trong Lu của Hồ Công Tâm hay bài thơ Ai Thấu Thành Xưa Một Vết Buồn của Cuồng Sinh…

Điều không ai có thể chối cãi được Du Tử Lê là người hám danh. Ở vào tuổi 72, với những thành công, danh vọng trong thơ văn đã có, lẽ ra ông không nên về nước ra mắt tập thơ trong lúc này, khi văn hóa, đạo đức đã suy đồi môt cách trầm trọng khó lòng cứu chữa.

Dù Du Tử Lê chưa hề có những lời nói, tuyên bố có ý nghĩa phản bội hoặc nhục mạ, xúc phạm đến cộng đồng NVHN nhưng ông đã đánh mất lòng tự trọng. Sự trở về Hà Nội, ra mắt tập thơ của ông cũng đã mang ý nghĩa đầu hàng cộng sản VN khi những người như Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày cũng như rất nhiều người trẻ tuổi khác vẫn bị chế độ bắt giữ, kết án, hoặc trục xuất khỏi đất nước chỉ vì họ tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân.

Cho phép Du Tử Lê, tên “phản quốc” bị kết án tử hình khiếm diện về nước, ra mắt tập thơ rồi ra đi một cách bình an, không cần phê bình, chỉ trích, chửi bới như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ ngày nào, Hà Nội không tốn một viên đạn mà Du Tử Lê vẫn bị bắn xối xả.

Không biết giờ đây, ngồi tìm lại trong Giỏ Hoa Ngày Mới Lớn của mình, ông Du Tử Lê có thấy hoa nào là hoa Dân Chủ và Tự Do không?

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

 

103 Phản hồi cho “Du Tử Lê và những viên đạn bắn sau lưng”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Giao lưu trong ngoài là điều tối cần thiết trong giai đoạn này.

    Không nên vì bất cứ lý do gì mà làm cản trở hay gián đoạn sự tìm hiểu nhau,
    để dẫn đến những đối thoại cần thiết, nhằm đạt đến những đồng thuận dân tộc.

    Có đồng thuận dân tộc mới có đoàn kết, để cứu và dựng nước thoát khỏi ách CS.

    Lại Mạnh Cường

  2. quandannambo says:

    du-chết-lê
    dê-chết-lu
    ngồi buồn gãi háng đụng con cu
    thì ra mày vẫn nằm trong ổ
    tao tưỡng mày bay bỗng tít mù*

  3. Nguyễn Tha Hương says:

    @Nguyễn Trọng Dân

    Dạ thưa :

    Xin cám ơn đại huynh . Vì vừa đọc thơ của đại thi sĩ Du Tử Lê xong, “tiểu đệ” nản quá nên mới trở lại ĐCV đọc thơ của quý huynh xem ra mà hay hơn và vui hơn nhiều !
    Nhờ vậy mới dám đưa vài giòng thơ cảm tác góp mặt cùng quý huynh cho vui cửa vui nhà “Đàn Chim Việt” .

    Kính,
    NTH

    Xin kính gửi quý vi hữu trong diễn đàn và BBT Đàn Chim Việt :

    Ô kìa,
    Một Đàn Chim Việt líu lo
    Thơ thơ thẩn thẩn, chuyện trò vui ghê
    Thanh tao chữ nghĩa đề huề
    Giữ sao cho được vẹn bề thanh tao
    Đời người có được là bao
    Gieo chi những chuyện tào lao bực mình
    Chống cộng vẫn chống như “Huynh”
    Văn thơ ráng viết ( giống) quý huynh mới tài !!
    Cho dù viết tếu lai rai
    Trong vòng lịch sự không ai phiền lòng
    Quý huynh đồng ý hay không ?
    Diễn Đàn Chim Việt có Hồng cô nương
    Tiếp tay gìn giữ khu vườn
    Hoa thơm cỏ lạ cả vườn trổ hoa.
    Chim bay bướm lượn la đà
    Đố thằng việt cộng dám sà vô đây !

    Thân kính,
    NTH

    • ChánSựĐời says:

      Chim bay bướm lượn la đà
      Đố thằng việt cộng dám sà vô đây!
      Không không, nói vậy không tày
      Cò mồi – CAM mạng cả bầy nhởn nhơ

      Cô Hồng đã mệt bơ phờ
      Vườn hoa quá rộng không người tiếp tay
      Chó mèo phóng uế hằng ngày
      Lại thêm lũ khốn xả đầy rác dơ

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Lại được thêm những dòng thơ hay… Enjoy vô cùng !
      Thank you

      “Quốc Gia Chính Nghĩa cùng dòng
      Lo gì chẳng có tấm lòng tri âm.”

      Ki’nh

  4. ongtựthú says:

    Mấy lúc này truyền thông Mỹ ồn ào về vụ Bing Crosby hề khá nỗi tiếng xứ cờ Hoa bị phụ nữ tố cáo là xâm phạm tình dục họ.
    Còn nhà thi sởi ta thì trong một lúc ra “thơ ” mới dây ,có lẻ choáng ngợp vì những kẻ “mang áo thung vái nhau ” mà đã kể chuyện tình vói nụ cười đầy thỏa mản dục vọng của một thời : DTL dã KHOE một cách hảnh diện là dã dụ được con nhỏ mới 15 tuổi đi vũng tàu đẻ CHƠI thỏa thích . Hôm dó có mấy bà,không biết có con (nay là bà nội bà ngọaị) ngồi nghe “thần tượng của mình kể chuyên không (chắc cũng đỏ mặt cho một thời ngu muội đẻ bị DỤ ),nhưng các cô các bà đều bị shock “cái thằng ăn noói vô doan rứa . Già không nên nết.Thi sĩ chi kỳ rứa”!
    THƠ thời nào cũng bán không chạy.Vã lại trong mỗi cuốn thơ ,có bài hay bài dở ,bài dở tệ.Nhưng bạn bè đánh bóng “anh vái tui tui vái anh” bưng ghế đặt ngồi choáng ngọp hào quang vì đưa lên đụng plafond.(thi hào). Nói như Phạm Duy la Ntnhiên khi anh này tới đòi nợ ‘nhà âm nhạc lớn”phổ thơ mà không xin phép ,không trả tác quyền :”nhờ có ta phổ nhạc đời mới biết “cô bắc kỳ nho nhỏ” hay “anh tan trường về,anh theo Ngọ về”…thi DTL cũng được biết đén qua “khúc thụy du”. Thú thật kẻ viết này cũng nghe chớ chưa đọc DTL ,chĩ nghe bài hát “khúc Thụy Du” /Thùy Dương hát…
    Nay anh in thơ ở vn ,về vn giao du với VC (không giao du xin phép sao VC cho in) thì cũng nhu NM.Côn và nhiều nhà văn thơ khác.Họ như ca sĩ ,chĩ vì Tiền .Thi sĩ chĩ thấy cái thị trường VN rộng lớn ,chắc hót bạc. mà lại thêm danh (vì nhiều người biết đến).Còn bài thơ ca ngợi VC sửa từ thơ của DTL thì ai biết người sửa và DTL là hai hay một. Chĩ cần tiền chớ Nó mà QG CS cái gì .Ngay anh hùng ta cũng lộ rỏ mặt vì tiền đó thôi !(cái mã litoo SG tuỡng có tiền có danh nhưng chĩ có 2 tô phở “bự”.Đem vào nhà thương kiễm tra sức khỏe,bênh viện phí 60.000 là la bài hải ,chủi lung tung :”trong “công” tui có 65,000 nay b/v “chạc” 60,000 lận tiền đâu tôi SỐNG”. Đúng là khẩu khí anh hùng!
    Bởi vậy tất cả chĩ có tiền ,tiền và tiền còn ngoài ra “sổ toẹt ” hết.Bao nhiêu người về VN lươm tiền như chếlinh ,khánh ly vvv Nhớ hồi nào Huong Lan .Elvis Phương đi hát đâu cũng biểu tình,nhưng nay lại “đắt giá” ,cùng nắm tay các ca sĩ .nghệ sĩ vn qua Mỹ làm sô ….Có người hỏi phải chăng cú xịt Mr.Đ. là cái giá hi sinh cho các ca sĩ VC hát hò ngang nhiên và thoải mái ?
    Tóm lại ,hãy quên đi DTL…
    Vã lại ,VC luôn tìm cách tung hứng đẻ tạo sự “chia rẻ ” trong C Đ người Việt.
    Đè nghi đọc bài báo trên blog BM:”Hãy mở to mát ra mà đọc”
    (ott)

    • ÁNH NGÀN says:

      THƠ

      Thơ thì nhiều loại trên đời
      Có thơ con cóc có thơ phượng hoàng !
      Do đời lắm chuyện đa đoan
      Nên thơ lắm cách làng quàng vậy thôi !
      Chẳng qua thơ cũng con người
      Người mà nhảm nhí thơ đều ra chi !

      SUỐI NGÀN
      (10/01/15)

    • Cù Nhầy says:

      –DTL đã về VN mấy năm trước, và cũng tìm cách giới thiệu Thơ DTL;
      nhưng không gây được tiếng vang, — Về cái sự tình 15 tuổi ra
      Vũng Tàu là do chính Dụ Từa Lưa kể. Sau đây là chuyện khác:

      –Năm 1965, một bạn thơ tử trận, để lại cô vợ 20 rất xinh và học
      giỏi, Tú tài Toàn phần Pháp ( hiện nay định cư tại Oregon)

      Dụ Tình Lẻ cùng hai văn nghệ sĩ khác dụ cô bạn đi Vũng Tàu cho
      khuây khỏa nỗi buồn. DTL chuốc rượu cho cô bạn. Cô ta rất
      tỉnh táo và mạnh mẽ, hiểu tà ý của Dụ Tình Lẻ, cô ta từ biết, ra
      đáp xe đò trở về SG… chửi thằng mặt ngựa DTL không tiếc lời…

      – Về thơ, DTL có chửng dăm bài hay, ngoài ra toàn thơ trẻ con, dụ
      khị, lời thơ lang bang làm điệu sướt mướt .

      • Khổng Khuyết says:

        Cái chuyện chim gái là chuyện cần phải có

        Như đồng chí Tư Sâu chim cô chủ hãng may , đồng chí Đổ Mười chim cô gái quê 18 tuổi khi vào Lái Thiêu , đồng chí Kiệt tính bề đâu đó…xa xưa với cô hai Cầm

        Ngay cả đồng chí Lê Duẫn dụ đời em Bảy… trong khi mợ hai còn ngồi nhe răng đen đang nói chuyện với Bác , đó chưa kể cụ Hồ , cụ Giáp chim chóc liên hồi rung rinh 36 phố phường Hà Nội có đồng chí Nông làm hậu duệ

        Du Tử Lê có tiếng chớ không có miếng ….toàn là chim hụt mà thôi – so với các đồng chí ta , còn thua xa tít mù khơi

        Làm thi sĩ có vài bài hay là được rồi..chớ như Ý Yên ta , đếch có bài nào hay… chỉ có tên “Quân sư” Nguyễn Trọng Dân mê thơ nặng tình quá đâm lú, mới tấm tắc ngợi mà thôi …

        Ví dụ nhá :

        “Còn đây song tối, chờ thao thức
        
Những nẻo trời xa những dặm trường

        Núi cản tầm nhìn, sông chắn bước

        Mà lòng nườm nượp gió quê hương

        Mây trắng xuôi ngàn qua cửa sổ

        Người không có cánh loài chim bay

        Yêu nhau chưa đến mà thương nhớ

        Còn đó hai phương khoảng cách này”

        Tối rồi…làm gì còn mây trắng hở…không tin chạy ra ngoài cửa sổ dòm thử xem sao? Rõm !

        Khổng Khuyết

      • Ý says:

        Ấy a, bài thơ …”Giường em trở lại “(Đường Hoa Trở lại)
        còn thiếu câu kết nhỉ, như vầy:

        Tất cả mai về vui dựng xây
        Tháo tung binh khí hết tù đầy
        Người hiền như thể là…Khổng Khuyết
        Nước Việt về xuân vẹn tháng ngày. (Ý)

        ( “Ông” mà tóm được Vip KK thì…lăn quay!)

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        @Khổng Khuyết

        “Cán ” à , Xì tốp dùm “em” cái coi cán!

        Bà xã tu bát quan trai về nhà chưa? Ở nhà chỉ còn có mỗi một món để dây dưa cù kưa qua lại kẽo kẹt võng đưa , trưa trưa tối tối mà Phật Trời cứ nỡ lòng nào bắt đi hoài, nay Pháp hội , mốt hành huơng làm “Cán” ta bức xúc quá , cây M79 cứ câu cầu vòng liên tục làm anh em đi lượm xác xe tăng T54 của Nga về bán sắt vụn không kịp…rõ khổ !

        Bậc đại trượng phu phải trọng nghĩa khinh tài , “Em” nhắc nhở “Cán” bao nhiêu năm mà sao “Cán” cứ lờ đi như lúa xanh lờ trăng rọi vậy cà?

        Chuẩn bị Đại Hội để anh em gặp mặt đâu đó xong chưa? Doc Minh à , “supervise” anh “Cán” này KỸ LƯỠNG dùm cái… !

        Nay Ki’nh

        ( Merci DCV )

      • tèo says:

        Đ/C Khỗng Khuyết,
        Người ta nói về sự khoe khoang vô duyên của một tên già ,dù là nhà thơ lớn ,đại thi hào,là sự “dụ dổ gái vị thành niên” đó .Mỹ thì 20 năm sau còn kiện được .Luật mới 2015 là 40 năm. Nguwowft ta tố cáo đã xâu hổ .Tiểu sử coi như có vết nhơ . Đây còn huyênh hoang ,cười tít mắt,coi như thành tich không thua gì làm thơ (=dụ tình). Ong bà ta nói : “tốt khoe ,xấu che.” VC cũng không khoe dù uy quyền như anh Ba.(CS).mà cô ta là nữ sinh sè gòn (gialong /18 tuổi)(Xuân Vũ) .Cũng không sao vì có lẻ không chĩ 01 DTL dụ con nít. Nhưng chẳng ai KHOE ,nhất là cử tọa có các bà ,các cô,đều là nhà văn nhà thơ và có người còn trẻ tuổi…Xâm xì hôm đó của phái nữ là :thằng cha già dịch .Vô doan !” có lẻ không sai!
        Bởi tư cách đó nên mới có người tố cáo là dụ vợ bạn (chông là bạ n áo linh ói nhau ,cùng thi sĩ ) đi vũng tàu để làm chuyên …ấy ấy….lai càng mất nhân cách hón.
        Và vì đó ,”thần tượng ” đại thi hào bị rớt đài…
        Còn về vn in sách thì có chi lạ NMCôn ,Nhật Tiến đã xin in truyện ở SG đã lâu.Có “đạn ” bắn nhưng toàn là giấy không ăn thua gì . Như bà cụ Khánh Ly lại sửa soạn về hát tiếp,”phục vụ cho dân” nghe mà muốn ói….
        (Tèo)

  5. Nguyễn Tha Hương says:

    Vì tò mò tôi đã vào Google gõ tên DTL . Mời quý vị nào thích thơ con cóc thì vào xem :
    http://poem.tkaraoke.com/10032/Du_Tu_Le/
    Đọc vài bài : “Môi người cũng như một” , “Bài nắng mưa kế tiếp “ ….Ối giời ơi ! nhà thơ nổi tiếng mà sao bài thơ nào cũng lạng quạng chữ nghĩa tối tăm, lại vấp phải vấn đề sai luật “bằng, trắc” lẫn cả âm vận !!!
    Đên đây tôi xin ngưng không xem tiếp nữa, thà đọc thơ của các nhà thơ tếu, chí choé trên ĐCV mà hay hơn và vui hơn.
    NTH

    • Chiêu Dương says:

      Du Tử Lê là nhà thơ mong muốn cách tân thi ca VN để phù hợp với trào lưu giao thoa ngôn ngữ Việt, Pháp, Anh (Mỹ). Thành công hay thất bại của DTL tùy thuộc vào đối tượng có hay không có tham gia trong không gian giao thoa ngôn ngữ đó. Việc làm này thậm chí bị đả kích như thập niên 30 thế kỷ trước; qua đó; nhiều nhà thơ với thể loại thơ mới từng bị các cụ “lục bát”, “đường thi” đả kích không tiếc lời nhưng nó hiện vẫn đang tồn tại.

      Để có khái niệm đôi chút về loại thơ gieo vần không đúng âm điệu, lại dùng cả các dấu “/” trong thơ làm rối tung chử nghĩa của DTL, tớ tìm hiểu ông ta ra làm sao và đọc thấy đoạn văn bên dưới trong trang dutule.com. Xin trích đoạn :

      “Nhiều độc giả (kể cả một số người có làm thơ), nói với tôi rằng, biết làm thơ và làm được thơ là một hạnh phúc! Tôi nghĩ khác.

      Với tôi, trừ những người đến với thi ca như một thời thượng, làm dáng, hoặc, một cuộc du ngoạn ngắn hạn thì; làm thơ là một lao động (tinh thần,) vất vả. Một thao tác trí tuệ ngặt nghèo. Thường khi bất lực. Đuối sức.

      Với tôi, đó là một cuộc chạy đua việt dã không đích đến. Không bạn đồng hành.

      Tôi chưa thấy một cá nhân bình thường, không bị một khuyết tật tinh thần nào, ở lại được bền lâu, với thi ca. Tôi cũng chưa thấy một cá nhân thỏa mãn mọi lãnh vực trong đời thường, có thể tạo được một hôn phối tốt đẹp với thi ca. Tại sao?

      Xin thưa, vì căn bản, thi ca là đỉnh ngọn chênh vênh, nhọn, sắc nhất của định mệnh bất toàn.

      Vì căn bản, thi ca là cõi trú đầu tiên và, cuối cùng của những tâm hồn bất an. Những sinh phần liu điu, cần sự cân bằng sinh-thái-tinh-thần.

      Hiểu như thế, với tôi, nhà thơ trước nhất, là người thợ đào huyệt chữ nghĩa. Huyệt hình ảnh. Huyệt chân dung những mảnh đời đã mất. Hay, những phần đời (lẽ ra), phải là, như vậy.

      Những hầm hố đào được; những mộ huyệt đủ sâu, cuối cùng, nhà thơ chỉ còn đủ sức thả mình, rớt xuống. Y hoàn tất cuộc đua việt-dã-trí-tuệ (một mình.) Y hoàn tất trận đánh sinh, tử (dài lâu), với địch thủ trên cơ : “định mệnh”. Y san bằng mọi bất toàn. Y cân bằng sinh-thái-thân-tâm. Nhưng, đau đớn thay, đó cũng là lúc, y hiểu, tận cùng vẫn là : Thất bại. (Hiểu theo một cách nào khác). ( hết trích )

      Có người trách Nguyễn Du trong Đoạn trường tân thanh, sao lại lấy mẩu chuyện, nhân vật, bối cảnh của Tàu để đem hết tâm huyết gởi gấm vào đó làn điệu lục bát thuần túy Việt Nam. Nếu hiểu được đôi chút về Nguyễn Du, sự trách cứ đó sẽ không còn tồn tại.

  6. Người Sài Gòn says:

    Đã là một chiến sĩ già dặn, mà sao lại “non nớt” về CS đến thế? Ham cái danh gì ở VN? Ở đây chỉ có khổ đau, nhục nhằn, uất hận vì giả trá và tàn bạo, nào phải chỗ ấm no, văn vẻ gì? Ra mắt thơ văn ở chỗ mà người dân đói khổ, oán than, bị tù đầy, bị đàn áp, là vinh dự và vui vẻ lắm sao ông DTL? Đúng là yên thân không muốn, để cho “ma đưa lối, quỷ dẫn đường, lại tìm những chỗ đoạn trường mà đi!”! Những người Việt hải ngoại khác nên rút kinh nghiệm để đừng bị thảm cảnh danh mua ba vạn, bán đi chỉ ba đồng!

  7. Haile says:

    Dzu-tư-Lê đã được Việt cọng “trá thuận”. Cho quy-thuận về trình-diện “xuất-thú” tại Hà-nội ” bằng cách ra mắt tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” Dù sự thật 100% Dzu-tư-lê (chưa) không “Đầu thú” Việt cọng. Nhưng sự-kiện Dzu-tư-lê đã làm tại Hà-Nội. Biện-giãi thế nào cho thuyết-phục ! Cách tốt nhất Dzu-tư-lê tự mình “ly-khai” hay trốn khỏi Chương-trình “Huynh-Đệ-Chi-Binh” của QLVNCH trên Đài SBTN. Để cho khán-giả bình-thản khi xem đài.

  8. quandannambo says:

    tháng Tư lửa máu trùm Nam Bộ.
    thì nhớ làm chi cái móng tay*

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Sảng khoái ! Hihihihi… !Vô cùng sảng khoái!
      Ki’nh Xin Được Tiếp

      “Tháng Tư lửa máu trùm Nam Bộ.
      Thì nhớ làm chi cái móng tay!”
      Lòng Dân căm hận nhìn cờ đỏ
      Đất nước từ đây ngập đọa đày!

      Ki’nh

  9. Thắc-Mắc says:

    Gởi YY, NTD, và Ngàn Khơi – Đọc thơ YY viết về thời chinh-chiến đó, tôi cũng đọc qua sự họa lại của NTD, và lời bình của ngài Ngàn Trăng. Kể cũng hay, trong lúc thiên-hạ đại-loạn mà quí vị cũng rảnh-rang viết thơ, bình thơ. Tuy thế, tôi lại thích. Tôi không làm thơ, nhưng thích đọc thơ, chép thơ. Gởi tặng 3 vị trên vài câu thơ mà người bạn biệt-kích của tôi đã gởi cho tôi, có lẽ cũng đã 50 năm rồi, và tôi chỉ lỏm-bỏm nhớ vài câu :
    ” Anh làm bài thơ thứ tư
    Rồi nhảy một saut, giả-từ Khe-Sanh …
    Bài thơ thứ tư chưa viết hết
    Thì mình đã rời khỏi Khe-Sanh
    Trời đất nghiêng-nghiêng về Khâm-Đức
    Đến Ta-kô một chiều nắng hanh …”
    Tiếc quá, tôi chỉ nhớ từng đó, không trọn-vẹn, và người chiến-sĩ xưa, nếu còn sống, không biết nay trôi-giạt về đâu. Cảm ơn bài viết này, có nói về thơ ( tôi không có ý-kiến về DTL, dù bất cứ lãnh-vực nào, và cũng không có một bình-phẩm nào về bài viết này ), và vì thích thơ nên có comment này. YY có còn sáng-tác thêm nữa không? NTD hãy viết cho độc-giả một bài ưng ý của mình. Còn Ngàn Khơi, Ngàn Trăng chắc quá dồi-dào phải không? Thân chào.

    • THÔNG NGÀN says:

      KHE SANH !

      Khe Sanh cú nhảy giả từ
      Một saut chưa dứt chưa thành bài thơ !
      Trời nghiêng Khâm Đức mây che
      Ta Kô mơ tường một chiều nắng hanh !
      Chờ khi tàn cuộc chiến chinh
      Bài thơ viết tiếp còn in trong đầu !
      Cho dù thời loạn giữa đời
      Nào ai cấm cản những người mê thơ !

      NẮNG NGÀN
      (10/01/15)

      • Thắc-Mắc says:

        Cảm ơn Thông Ngàn – Lời, ý họa sít-sao nhưng không kém phần tình-tứ, lột được ý-tưởng, suy-nghĩ của người bạn tôi. Đó là một biệt-kích dù, cuối năm 1964, nhảy một saut bồi-dưỡng tại Khe-Sanh trước khi nhận một nhiệm-vụ mới tại Ta-Kô, một địa-danh hầu như không ai biết – tuy người bạn tôi cho biết, địa-danh này nằm ngay trên biên-giới Lào-Việt, giữa A-Ró (thuộc Quảng-Nam) và A-Shau (Thừa-Thiên). Một lần nữa cảm ơn triết-gia kiêm nhà thơ. Chào.

      • Ý NGÀN says:

        Gửi Thắc Mắc,
        Bởi hôm qua viết bừa nên chưa chỉnh lắm. Nay thấy thân hữu quá tâm đắc với thi ca nên xin được mạn phép “chỉnh sửa” thêm như sau :

        KHE SANH !

        Khe Sanh cú nhảy giả từ
        Một “sô” chưa dứt chưa thành bài thơ !
        Trời nghiêng Khâm Đức mây che
        TaKô mơ tưởng một chiều nắng hanh !
        Chờ khi tàn cuộc chiến chinh
        Bài thơ tiếp viết còn in trong đầu !
        Cho dù thời loạn giữa đời
        Nào ai cấm cản bao người mê thơ !

        NẮNG NGÀN

      • Giọt Sương Khuya says:

        Bài thơ ghi dấu thứ tư
        Nhảy một saut chót giả-từ Khe-Sanh …
        Bây giờ thơ đã hoàn thành
        Khe-Sanh rời khỏi mây xanh ngang trời
        Nghiêng về Khâm-Đức xa xôi
        Làm trai chính chiến một đời hùng anh
        Ta-kô dải đất nắng hanh …
        Thân trai thời loạn phải đành dấn thân

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear ông bạn
        lắm “nich” nhiều “nêm”

        Chỉ từ lời kể của Thắc-Mắc,
        bạn sáng tác ngay một bài thơ
        thật đậm đà, thiết tha, đầy tình ý ….

        Xin mạn phép góp một ý nhỏ nhé:
        Có thể nào thay một tí hai câu chót ?
        “Dù cho thời loạn giữa đời
        Nào ai ngăn/cấm cản được người mê/yêu thơ”

        Thanks a lot :-) !

      • Thắc-Mắc says:

        Gởi các bạn [nhiều] Ngàn, Giọt Sương Khuya, LMC
        (1) Tôi tưởng Bài thơ thứ tư của người bạn tôi khi mới bắt-đầu hai câu ” Anh làm bài thơ thứ tư – Rồi nhảy một saut giả-từ Khe-Sanh “, và sau cú nhảy dù tại địa-danh nổi tiếng này, thì được bốc đi ngay cho một nhiệm-vụ đặc-biệt. Và chỉ có vậy, bài thơ thứ tư hóa thành bài thơ dang-dở. Thế rồi, Thông-Ngàn hoàn-tất bài thơ thứ tư đó với một hồn thơ lai-láng, và LMC cũng … đã góp ý. Riêng tôi cũng đã góp ý về bài họa của Thông Ngàn rồi, không lập lại nữa. Tuy nhiên, bài nối tiếp của Giọt Sương Khuya – theo ý tôi – cũng thật-sự ” Bây giờ thơ đã hoàn-thành “, mạnh-mẽ nhưng xúc-động.
        (2) Sự thực thì khi đến Ta-kô, người bạn tôi mới bắt-đầu bài thơ thứ năm với 4 câu đầu ” Bài thơ thứ tư chưa viết hết ….” và ( phần sau khá dài ) 4 câu cuối là
        ” Em ơi, Ta-kô nhiều gió lạnh
        Em ơi, Ta-kô nhiều mây vương
        Em ơi, Ta-kô nhiều hiu-quạnh
        Làm sao anh vơi được nhớ thương ”
        (3) Tôi yêu thơ. Tôi có nhiều tuyển-tập thơ. Tôi thích nhất Bùi-Giáng, nhất là (Di cảo thơ III) Tuyết Băng Vô Tận Xứ. Tôi có mua một cuốn Giỏ Hoa … của DTL, vì thấy tập thơ này được quảng-cáo khá rầm-rộ. Tuy nhiên khi đọc vài bài, và chỉ vài bài, tôi cũng có cảm-tưởng như phần đông các comments của bài viết này. Trước đó tôi cũng ngạc-nhiên, tại sao một thể-loại, cách dùng ý, từ thật lập-dị, nghĩa là không giống ai, như thế, lại được ” Nhà xuất-bản hội nhà văn Liên-Việt ” thổi cao.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        1/
        Sự thực thì khi đến Ta-kô, người bạn tôi mới bắt-đầu bài thơ thứ năm với 4 câu đầu ” Bài thơ thứ tư chưa viết hết ….” và ( phần sau khá dài ) 4 câu cuối là
        ” Em ơi, Ta-kô nhiều gió lạnh
        Em ơi, Ta-kô nhiều mây vương
        Em ơi, Ta-kô nhiều hiu-quạnh
        Làm sao anh vơi được nhớ thương ”
        (nguyên văn)

        Dear Thắc-Mắc,

        Thật tuyệt vời / marveilleux / marvelous, về câu chuyện bạn ta kể, lần những vần thơ thật chân tình, lai láng, khiến xúc động tận tâm cang phế phổi !

        Hãy cố hồi tưởng viết lại thật gẫy gọn và mạch lạch đầu đuôi chuyện trên nhé. Hấp dẫn bạn đọc lắm đấy. Đừng hỏi tại sao!?
        Bởi mộc mạc nhưng chân tình, và đầy tình người (trong nước hiện nay lại dùng từ ngữ lạ tai là “rất nhân văn”), đi thẳng vào lòng độc giả thôi.
        Một đất nước nghèo nàn lạc hậu, trải qua nhiều can qua ngoài ý muốn toàn dân trong những năm dài, nên trong mỗi con người đều trĩu nặng một trời tâm sự. May mắn thay một số người có khả năng thiên phú, trút bầu tâm sự qua thơ văn thật tài tình.

        2/
        Tôi yêu thơ. Tôi có nhiều tuyển-tập thơ. Tôi thích nhất Bùi-Giáng, nhất là (Di cảo thơ III) Tuyết Băng Vô Tận Xứ. Tôi có mua một cuốn Giỏ Hoa … của DTL, vì thấy tập thơ này được quảng-cáo khá rầm-rộ. (…)

        Bạn ta ui,

        “Bé cái lầm” là chuyện bình thưởng ở huyện :-) !
        Tôi cũng đôi phen nghe lòi xúi dại mà dở khóc dở cười :-( !
        Anyway có bằng chứng để bình loan còn hơn là bắc nồi chõ nghe hơi !
        Và mỗi người một khẩu vị riêng, cái này vừa miệng người này, nhưng người khác thì không !

        Nói đi cũng nên nói lại, bài thơ DTL được Phạm Đình Chương phổ nhạc thành bài ĐÊM NHỚ TRĂNG SÀI GÒN quả là … hết xảy !
        https://www.youtube.com/watch?v=ZMPk57lY6ZY

        Tương tự như bài KHI TÔI CHẾT HÃY ĐEM TÔI RA BIỂN
        https://www.youtube.com/watch?v=gkay4Ld8em0

        CÁM ƠN ĐỜI, CÁM ƠN NGƯỜI :-) !

  10. Tập Làm Văn says:

    Ai nhớ ngàn năm một nỗi buồn?
    Đêm đen qua hết, sẽ bình minh

    Tháng tư năm ấy (1975) rừng thổn thức
    Mưa vẫn rơi rơi ở cuối đường
    Môi khô không nói nổi lời ly biệt
    Mắt ai buồn như những mộ bia

    Tháng tư chua xót chiều quên tắt
    Chim bảo cây cành biết hay không
    Cộng quân đã vào từng khu phố
    Người người trong ruột rối tơi bời .

    Tháng tư đau xót, ngày vô tận
    Tôi chết lặng trong lòng, người biết không
    Bởi từ đây trời sẽ tối
    Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi .

    Tháng tư tan nát người đâu biết
    Cảnh tượng hồn tôi: sợ bóng cờ
    Cờ đỏ sao vàng ôi ai oán
    Ủ rũ đau buồn khắp mọi nơi.

    Tháng tư cộng phỉ về ngang phố
    Đôi mắt nhìn theo một nỗi buồn
    Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
    Tôi với người chung dạ nhưng khác cờ

    Tháng tư nắng ngọt nhưng hoa uá
    Cờ Vàng vẫn vọng trong mắt tôi
    Làm sao anh biết khi xa bạn
    Tôi cũng như người: Nỗi nhớ thương

    Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
    Đêm với ngày trong một nỗi lo
    Thịt, xương đã trả hờn sông, núi
    Tôi với người, ai mang vết thương lòng?

    Tháng tư ấy ngàn năm nhớ mãi
    Rừng vẫn buồn vì tôi nức nở hoài
    Mắt ai ngu ngơ như bia mộ
    Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

    Tháng tư nhắc nhở Du Lê Tử!
    Cảnh tượng hồn tôi những miếu đền
    Trống, chiêng, cờ, xí như ác mộng
    Mưa vẫn chờ tôi, mưa…vẫn …mưa

    Hôm nay sống với vầng sao ấy
    Người có còn thương nhớ bóng ai
    Góc phố còn treo cờ đỏ máu
    Thì dẫu ngàn năm vẫn một nỗi đau.

    Mưa vẫn rơi, rơi mãi trong cuộc đời
    Tháng tư tới cờ đỏ sẽ héo úa
    Dân chủ nở hoa, cánh mai vàng
    Việt Nam hoan khúc sẽ vang ca

    Tháng tư đến ta với ta
    Dân chủ mừng vui khắp mọi nhà
    Đêm đen qua hết, trời sẽ sáng
    Dân chủ trời Nam sẽ nở hoa

    • Ý says:

      Thưa Tập Làm Văn:
      Chỉ cần tô điểm một chút về Âm Vận,
      thì bài thơ trở thành Thơ của Trăm năm.
      Kính, Ý

      • Tập Làm Văn says:

        Kính Ý huynh

        Huynh cứ tự nhiên thong thả xuống bút chuốc bài thơ cho hoàn hảo hơn.
        Kính, TLV

      • Ý says:

        Hai câu mở đầu rất khó ” chỉnh trang,”

        Hai câu này mà êm xuôi, thi cả bài thơ
        sẽ như dòng nước chảy ( theo ý NGÀN).

        Thân kính, Ý

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Ai nhớ ngàn năm một nổi buồn?
        Miên trường khổ lụy đợi nắng tuôn

        (Cụ Ý cần 2 câu , mạt Dân xin gởi hai câu…Ki’nh )

      • Giọt Sương Khuya says:

        Ai nhớ ngàn năm một nỗi buồn
        Dặm trường dâu bể lắm gian truân
        Quê hương ảm đạm chiều quên tắt
        Đất nước u sầu, mưa vẫn tuôn

        Đất nước thân yêu một mối tình
        Vườn hoa bướm lượn, khóm trúc xinh
        Cộng sản gian manh dân mình khổ
        Đêm đen qua rồi, sẽ bình minh

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thưa “Kụ” Ý ,
      Mượn trớn ba te …gởi tiếp 1 đoạn “suggestion” – Ki’nh
      *************************

      “Ai nhớ ngàn năm một nổi buồn?
      Miên trường khổ lụy đợi nắng tuôn”

      Tháng Tư năm ấy (1975) rừng bật khóc
      Ly tán đau thuơng nát cội nguồn
      Môi khô khản tiếng gào uất hận
      Mắt buồn bia mộ … súng rũ buông …

      • Ý says:

        Thưa Tập Làm Văn:

        Thấy chưa,

        Hữu xạ tự nhiên hương, và :
        Les esprits se rencontrent.

        Những điều vui, Ý

      • Khổng Khuyết says:

        Khakhakha…

        Cụ Ý kỳ này cho cụ Dân té ba te ê cả mông đít …..”Người Yêu” của cụ Dân không thèm…nhìn mặt cụ Dân kìa bà con ơi ! Khakhakha ….fantastic !

        ( Tình nhiều khi không mà có..tình nhiều lúc có như không ! )

        “Đại Hội Đảng ” xong xuôi ….

        Nên Khổng Khuyết tôi rãnh rổi “available” , thôi cụ Dân chuyển qua “yêu” “cán” Khổng Khuyết tôi đở ghiền vzậy …khakhakha

        Để Khổng Khuyết tôi “xoa” dịu cái mong nhớ của “monsieur Nguyễn Trọng Dân ” cho thêm thắm thiết …tình “hòa hợp hòa giải” Quốc hưng Cộng tàn nghen…

        TIẾP ĐOẠN II cho bài thơ của Ngụy dân Tập Làm Văn như gởi gắm nụ hồn buổi ban đầu. tới người “Yêu” Nguyễn Trọng Dân …….khakhakha

        Tháng Tư nắng hận chiều chết muộn
        Cành đau vắng lặng chẳng chim muôn
        Đoàn quân ác thú (CS) vào thành phố…
        Bồng bế ra đi …dạ cuống cuồng!

        Cho nên sô pha ( so far ) sẽ là

        “Ai nhớ ngàn năm một nổi buồn?
        Miên trường khổ lụy đợi nắng tuôn”

        Tháng Tư năm ấy (1975) rừng bật khóc
        Ly tán đau thuơng nát cội nguồn
        Môi khô khản tiếng gào uất hận
        Mắt buồn bia mộ … súng rũ buông …

        Tháng Tư nắng hận chiều chết muộn
        Cành đau vắng lặng chẳng chim muôn
        Đoàn quân ác thú (CS) vào thành phố…
        Bồng bế ra đi …dạ cuống cuồng!

        Khổng Khuyết

        ( đừng làm phiền cụ Ý nữa … cụ ấy còn đang bận đi kiếm …mây trắng giữa màn đêm…khakhakha …doc Minh ơi mau mở hội vui đùa …khakhakha )

      • Phạm Chính Thiên says:

        Thưa ,

        Dễ mấy khi mà “cán ” Khổng Khuyết tung thi chưởng !
        Tiểu đệ xin bồi tiếp :

        “Tháng Tư ai khóc người tự vẫn?
        Nhà Thờ , Cửa Phật có đánh chuông?
        Thuyền chở tình ai lao vào tối ,
        Đôi bờ pháo kích … dội luôn tuồng!”

        Như vậy , tới đây sẽ là :

        “Ai nhớ ngàn năm một nổi buồn?
        Miên trường khổ lụy đợi nắng tuôn”

        Tháng Tư năm ấy (1975) rừng bật khóc
        Ly tán đau thuơng nát cội nguồn
        Môi khô khản tiếng gào uất hận
        Mắt buồn bia mộ … súng rũ buông …

        Tháng Tư nắng hận chiều chết muộn
        Cành đau vắng lặng chẳng chim muôn
        Đoàn quân ác thú (CS) vào thành phố…
        Bồng bế ra đi …dạ cuống cuồng!

        Tháng Tư ai khóc người tự vẫn?
        Nhà Thờ , Cửa Phật có đánh chuông?
        Thuyền chở tình ai lao vào tối ,
        Đôi bờ pháo kích …dội luôn tuồng !

        Ki’nh hai huynh

      • Tập Làm Văn says:

        Tháng Tư (1975) người khóc, người tự vẫn?
        Nhà Thờ, Miếu Phật rũ gác chuông?
        Người người chạy lao vào bóng tối ,
        Việt cộng pháo kích … khắp phố phường!”

        Tháng tư năm ấy thật đau thương
        Máu đổ đạn bay mọi phố trường
        Miên trường khổ lụy còn nhớ mãi
        Tị nạn từ đó………. khắp bốn phương

      • Minh says:

        Đoạn thơ của Hiền Đệ ông Trọng Dân quá hay , Minh tôi cãm hứng xin tiếp…

        “Tháng Tư quốc lộ tràn xác chết
        Cộng thù xả súng bắn loạn cuồng
        Bao người vô cớ mang án tử
        Tường vôi nhày nhụa ….máu mãi tuôn !”

        Cho nên , so far sẽ là

        “Ai nhớ ngàn năm một nổi buồn?
        Miên trường khổ lụy đợi nắng tuôn”

        Tháng Tư năm ấy (1975) rừng bật khóc
        Ly tán đau thuơng nát cội nguồn
        Môi khô khản tiếng gào uất hận
        Mắt buồn bia mộ … súng rũ buông …

        Tháng Tư nắng hận chiều chết muộn
        Cành đau vắng lặng chẳng chim muôn
        Đoàn quân ác thú (CS) vào thành phố…
        Bồng bế ra đi …dạ cuống cuồng!

        Tháng Tư ai khóc người tự vẫn?
        Nhà Thờ , Cửa Phật có đánh chuông?
        Thuyền chở tình ai lao vào tối ,
        Đôi bờ pháo kích …dội luôn tuồng !

        Tháng Tư quốc lộ tràn xác chết
        Cộng thù xả súng bắn loạn cuồng
        Bao người vô cớ mang án tử
        Tường vôi nhày nhụa ….máu mãi tuôn !

        Kính

      • Chu Bửu Khang says:

        Tôi cũng xin được tiếp một đoạn với các ông:

        “Tháng Tư chồng chất bao ly tán
        Ai đi ai ở cũng héo buồn
        Miền Nam từ đó nghèo tăm tối
        Lọc lừa “giải phóng”…chủ nghĩa suông !”

        Cho nên toàn bài thơ sẽ là :

        “Ai nhớ ngàn năm một nổi buồn?
        Miên trường khổ lụy đợi nắng tuôn”

        Tháng Tư năm ấy (1975) rừng bật khóc
        Ly tán đau thuơng nát cội nguồn
        Môi khô khản tiếng gào uất hận
        Mắt buồn bia mộ … súng rũ buông …

        Tháng Tư nắng hận chiều chết muộn
        Cành đau vắng lặng chẳng chim muôn
        Đoàn quân ác thú (CS) vào thành phố…
        Bồng bế ra đi …dạ cuống cuồng!

        Tháng Tư ai khóc người tự vẫn?
        Nhà Thờ , Cửa Phật có đánh chuông?
        Thuyền chở tình ai lao vào tối ,
        Đôi bờ pháo kích …dội luôn tuồng !

        Tháng Tư quốc lộ tràn xác chết
        Cộng thù xả súng bắn loạn cuồng
        Bao người vô cớ mang án tử
        Tường vôi nhày nhụa ….máu mãi tuôn !

        Tháng Tư chồng chất bao ly tán
        Ai đi ai ở cũng héo buồn
        Miền Nam từ đó nghèo tăm tối
        Lọc lừa “giải phóng”…chủ nghĩa suông !

        Thân Kính

      • Trình Bội Ngọc says:

        Tiện thiếp xin tiếp theo Chu Đại Hiệp cùng quý ông một đoạn….

        Tháng Tư bao trẻ ngồi bên lộ
        Ôm xác mẹ hiền khóc chẳng buông!
        Mai này đất nước vào “Quá Độ”…,
        Đời trẻ mồ côi …hứng rẫy ruồng!

        Như vậy , toàn bài sẽ là :

        Ai nhớ ngàn năm một nổi buồn?
        Miên trường khổ lụy đợi nắng tuôn”

        Tháng Tư năm ấy (1975) rừng bật khóc
        Ly tán đau thuơng nát cội nguồn
        Môi khô khản tiếng gào uất hận
        Mắt buồn bia mộ … súng rũ buông …

        Tháng Tư nắng hận chiều chết muộn
        Cành đau vắng lặng chẳng chim muôn
        Đoàn quân ác thú (CS) vào thành phố…
        Bồng bế ra đi …dạ cuống cuồng!

        Tháng Tư ai khóc người tự vẫn?
        Nhà Thờ , Cửa Phật có đánh chuông?
        Thuyền chở tình ai lao vào tối ,
        Đôi bờ pháo kích …dội luôn tuồng !

        Tháng Tư quốc lộ tràn xác chết
        Cộng thù xả súng bắn loạn cuồng
        Bao người vô cớ mang án tử
        Tường vôi nhày nhụa ….máu mãi tuôn !

        Tháng Tư chồng chất bao ly tán
        Ai đi ai ở cũng héo buồn
        Miền Nam từ đó nghèo tăm tối
        Lọc lừa “giải phóng”…chủ nghĩa suông !

        Tháng Tư bao trẻ ngồi bên lộ
        Ôm xác mẹ hiền khóc chẳng buông!
        Mai này đất nước vào “Quá Độ”…,
        Đời trẻ mồ côi …hứng rẫy ruồng!

        Mến Thân

      • Bình says:

        Bình tôi xin tiếp Trình phu nhân một đoạn

        Tháng Tư từ đó đời tù tội
        Quanh quẫn xà lim mấy thuớc vuông .
        Những ai chết rũ rừng đất Bắc
        Hồn có kịp bay ….đến cội nguồn?

        Bài thơ sẽ như sau :

        Ai nhớ ngàn năm một nổi buồn?
        Miên trường khổ lụy đợi nắng tuôn”

        Tháng Tư năm ấy (1975) rừng bật khóc
        Ly tán đau thuơng nát cội nguồn
        Môi khô khản tiếng gào uất hận
        Mắt buồn bia mộ … súng rũ buông …

        Tháng Tư nắng hận chiều chết muộn
        Cành đau vắng lặng chẳng chim muôn
        Đoàn quân ác thú (CS) vào thành phố…
        Bồng bế ra đi …dạ cuống cuồng!

        Tháng Tư ai khóc người tự vẫn?
        Nhà Thờ , Cửa Phật có đánh chuông?
        Thuyền chở tình ai lao vào tối ,
        Đôi bờ pháo kích …dội luôn tuồng !

        Tháng Tư quốc lộ tràn xác chết
        Cộng thù xả súng bắn loạn cuồng
        Bao người vô cớ mang án tử
        Tường vôi nhày nhụa ….máu mãi tuôn !

        Tháng Tư chồng chất bao ly tán
        Ai đi ai ở cũng héo buồn
        Miền Nam từ đó nghèo tăm tối
        Lọc lừa “giải phóng”…chủ nghĩa suông !

        Tháng Tư bao trẻ ngồi bên lộ
        Ôm xác mẹ hiền khóc chẳng buông!
        Mai này đất nước vào “Quá Độ”…,
        Đời trẻ mồ côi …hứng rẫy ruồng!

        Tháng Tư từ đó đời tù tội
        Quanh quẫn xà lim mấy thuớc vuông
        Những ai chết rũ rừng đất Bắc
        Hồn có kịp bay ….đến cội nguồn?

        Thân

      • quandannambo says:

        tháng Tư, thần Chết mang liềm búa
        rão khắp miền Nam đễ bắt hồn
        lá cờ đẫm máu điên cuồng múa
        hũy diệt giống nòi hại nước non*

Leave a Reply to Ý