WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Công Bằng: Cuộc chiến cấm vận Nga ai thua, ai thắng?

putin_vs_obama_09
Hoa kỳ đưa ra nhiều lần lệnh trừng phạt kinh tế Nga, Nga tung đòn trả đũa nhưng Mỹ không hề bị hại, chẳng bị gián đoạn mà trái lại, buôn bán vào Nga của Mỹ lại tăng trong khi đó châu Âu, những người theo Mỹ cấm vận Nga lại là kẻ thua thiệt nặng nề. Ngoài nước Đức thì Pháp là kẻ thua thiệt nặng nề nhất. Ngoài gần 30 tỷ Euro thiệt hại trong buôn bán với Nga năm 2014 bị cắt đứt thì thiệt hại nhất trước mắt và lâu dài của Pháp chính là để mất lòng tin của bạn hàng. Tổng thống Pháp cay đắng nhìn thấy sự thất bại từ việc không trao tầu chiến đã đóng cho Nga, do mất uy tín với khách hàng đưa lại khiến Nga đắc lợi từ thương vụ tàu Mistral đổ vỡ.

Ngoài khoản tiền phạt 3 tỷ USD Nga kiếm được từ hợp đồng tàu Mistral với Pháp đổ vỡ, Moskva còn kiếm được hợp đồng bán tiêm kích Su-30MKI cực lớn cho Ấn Độ.

Theo hãng TASS, Ấn Độ đang xem xét khả năng mua bổ sung tiêm kích Su-30MKI của Nga trong trường hợp hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đổ vỡ. Nguồn tin trên cho biết, đầu năm 2015, New Delhi chờ đợi phái đoàn Pháp tới hoàn thành cuộc thương lượng và ký hợp đồng trị giá 20 tỷ, bán 126 chiến đấu cơ Rafale cho Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán sơ bộ đã nảy sinh một số quan điểm bất đồng đáng kể về quá trình chuyển giao công nghệ và vấn đề trị giá hợp đồng bị tăng gấp đôi khó có thể đi đến thành công hợp đồng mua bán khủng này. Nhưng thực ra, lý do mà Ấn độ lo ngại không giám mua máy bay của Pháp là vì cho rằng Pháp quá phụ thuộc vào Mỹ và một khi quan hệ chính trị thay đổi thì Pháp rất dễ bị Mỹ gây áp lực thay bỏ hợp đồng với khách hàng như trường hợp đóng tầu cho Nga vừa qua.

Quyết định về thương vụ này được thực hiện năm 2012 sau cuộc mở thầu tìm đối tác, nhưng tới nay Bộ Quốc phòng Ấn Độ và nhà sản xuất máy bay Pháp Dassault Aviation vẫn đang tiếp tục thống nhất điều khoản hợp đồng.

Theo điều kiện hồ sơ dự thầu, 18 chiến đấu cơ đầu tiên sẽ được cung cấp như sản phẩm hoàn chỉnh, phần còn lại được sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ bởi Tập đoàn chế tạo quốc gia Hindustan Aeronautics Limited.

TASS cho rằng, bất đồng quan điểm trong hợp đồng tiêm kích Rafale với Pháp không phải là vấn đề duy nhất hiện nay của Ấn Độ. Theo dó, New Delhi bắt đầu cảm thấy lo lắng cho bản hợp đồng này sẽ giống với thương vụ tàu Mistral giữa Pháp và Nga nếu Ấn Độ xảy ra xung đột vũ trang với một bên nào đó.

Đây cũng là điều truyền thông Pháp đã từng cảnh báo Ấn Độ. Cụ thể, tờ La Tribune (Pháp) hồi cuối tháng 11/2014 đã cảnh báo Ấn Độ về số phận của thương vụ tiêm kích Rafale, theo đó hợp đồng có thể bị hủy bỏ nếu chiến tranh xảy ra.

Theo La Tribune, Pháp hoạt động rất tích cực trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là vũ khí. Tình huống với tàu sân bay trực thăng Mistral của Nga đang phá hoại niềm tin của khách hàng với nước Pháp, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu vũ khí khác như Mỹ, Anh và Nga, khai thác tình hình.

Tiêm kích Su-30MKI  của Ấn Độ

Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ

Tờ báo này cho biết thêm, hiện nay một số quốc gia xuất khẩu quốc phòng đã gợi ý với Ấn Độ rằng Pháp không đáng tin cậy trong lời hứa, – tờ báo viết tiếp. – về phần mình, người Ấn Độ muốn sự rõ ràng về tương lai các thoả thuận với Paris.
Ấn độ luôn đặt câu hỏi lớn là, nếu ngày mai Ấn Độ có cuộc chiến mới với Pakistan hay Trung Quốc thì liệu Pháp có thực hiện hợp đồng bán Rafale?”

La Tribune đặt ra tình huống như trên và theo tờ báo, “máy bay chiến đấu, tàu chiến đều là các vũ khí có khả năng sử dụng với mục đích quân sự, vì vậy hợp đồng Rafale hoàn toàn có thể bị chung số phận như vụ tàu Mistral bán cho Nga”. Vậy Ấn độ thấy không thể tin vào Pháp một khi kinh tế bị chính trị từ bên ngoại chi phối.

Những diễn biến quanh hợp đồng bán tàu Mistral cho Nga khiến cho uy tín của Pháp bị ảnh hưởng nặng nề trong việc xuất khẩu vũ khí. Vì vậy, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian thuyết phục chính phủ Ấn Độ mua máy bay chiến đấu Rafale. Hôm 1/12, ông Jean Yves Le Drian đến Delhi, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar.

Tiêm kích Rafale

Tiêm kích Rafale

Nếu thỏa thuận bán cho Ấn Độ 126 chiếc Rafale được ký kết, Paris hy vọng sẽ nhận được ít nhất 20 tỷ USD. Tuy nhiên, Delhi không vội vã đi đến quyết định cuối cùng, không chỉ vì chi phí khổng lồ của giao dịch. Vụ bê bối với việc Pháp từ chối bàn giao tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga đang làm cho Paris mất uy tín với tư cách là nhà cung cấp vũ khí tin cậy. Chuyến đi của tổng thống Putin sang Ấn độ vừa qua chắc chắn càng làm cho Ấn độ không còn say sưa theo đuổi hợp đồng này nữa mà thay vào đó sẽ là các hợp đồng với Nga, bạn hàng truyền thống của Ấn độ xưa nay.

Quay lại hợp đồng Pháp Ấn, rắc rối trong giao dịch với Mistral cực kỳ bất lợi cho Pháp. Theo ước tính khác nhau, chỉ riêng tiền phạt do sai phạm hợp đồng với Nga đã có thể đạt tới trên 3 tỷ Euro. Nhưng dường như áp lực của Mỹ còn lớn hơn nhiều so với tất cả thiệt hại về kinh tế và uy tín đất nước. Sự phụ thuộc của Pháp vào tình hình chính sách đối ngoại như vậy không thể không khiến cho Ấn Độ quan ngại.

Phó Giám đốc Trung tâm phân tích tình hình mua bán vũ khí thế giới Vladimir Shvarev cho biết: “Việc từ chối chuyển giao tàu Mistral cho Nga chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến hình ảnh của Pháp với tư cách là nhà xuất khẩu vũ khí đáng tin cậy.
Rất dễ hình dung rằng nếu Hoa Kỳ muốn gây áp lực đối với Ấn Độ – chẳng hạn, khi có bất đồng nào đó về hợp tác trong WTO – họ có thể ép Paris chấm dứt thực hiện hợp đồng Rafale. Khi đó không quân Ấn Độ sẽ có nguy cơ thiếu đồng bộ máy bay chiến đấu hiện đại.

Brazil và Trung Quốc đã nếm trải nguy cơ tương tự. Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, các nhà ngoại giao của những nước này bắt đầu hoài nghi về triển vọng hợp tác quân sự-kỹ thuật với Pháp.

Cuối cùng tờ La Tribune kết luận, nếu cảm thấy rủi ro thật sự với hợp đồng Rafale, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ hủy hợp đồng và chuyển sang mua tiêm kích Su-30MKI của Nga.

Như vậy, ngoài khoản tiền phạt 3 tỷ USD Nga kiếm được từ hợp đồng tàu Mistral với Pháp đổ vỡ, Moskva còn kiếm được hợp đồng bán tiêm kích Su-30MKI cực lớn cho Ấn Độ. Và cuối cùng, Nga là người được lợi nhiều nhất nó sẽ đền bù kha khá sau những chỉ dẫn của cây gậy Mỹ mà Pháp a dua trừng phạt và không giao thầu đã đóng cho Nga.

Người ta cho rằng càng kéo dài tình trạng này thì Pháp càng mất uy tín sâu hơn, và nếu Nga không nhận tầu Pháp đóng thì đó mới là hậu họa nặng nề mà Pháp phải gánh đòn hiểm tự chính mình gây ra. Người ta cũng đặt câu hỏi là nhiều nước khôn khéo không gây mất lòng Mỹ nhưng cũng chẳng làm mất lòng Nga như Nhật và Nam hàn. Cách hóa giải của tổng thống Pháp mới là điều làm người ta cho là không khéo léo và như người hoảng loạn trước gậy của mỹ mà tự lấy súng bắn chân mình. Tháo gỡ vấn đề là một việc làm chẳng dễ chút nào.

Ngày 3 tháng 1 năm 2015.

© Nguyễn Công Bằng

© Đàn Chim Việt

92 Phản hồi cho “Nguyễn Công Bằng: Cuộc chiến cấm vận Nga ai thua, ai thắng?”

  1. Bộ Nông nghiệp Đức đề nghị Nga bỏ lệnh trừng phạt cho hàng nông sản Đức được bán vào Nga và các công ty lớn của Đức cũng lên tiếng xin phía Nga như vậy nhưng đã được Nga trả lời là không. Kinh tế Đức đang chao đảo vì hàng hóa không thể bán được vào Nga và công nhân nhiều xưởng có thể bị sa thải mất việc làm. Đây là sự đau đầu của bà thủ tướng Đức. Còn Pháp thì dấu hiệu Ấn độ không mua 125 máy bay của Pháp mà sẽ mua máy bay Su 30 của Nga, mặc dù Hoa kỳ đã cử bộ trưởng ngoại giao sang Ấn độ để khuyên Ấn mua máy bay Pháp nhưng chắc chắn thất bại. Kinh tế Pháp đang rơi vào thảm hại nhất sau là Ý và một loạt nước Đông Âu cũ nay hội nhập vào Liên hiệp châu Âu.
    Xin các bạn đọc bài báo sau thì rõ:
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov: Moskva sẽ không thảo luận về bất kỳ tiêu chí nào cho việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov: Moskva sẽ không thảo luận về bất kỳ tiêu chí nào cho việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt
    © Photo: RIA Novosti/Alexey Filippov
    Moskva sẽ không thảo luận về bất kỳ tiêu chuẩn nào để dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết.
    “Chúng tôi không đưa ra các lệnh trừng phạt. Chúng tôi cũng không khởi đầu lệnh trừng phạt này. Chúng tôi sẽ không thảo luận gì hết,…” – Ông Lavrov cho biết sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Latvia, ông Edgars Rinkēvičs. Theo ông Lavrov, “đó là các biện pháp hoàn toàn bất hợp pháp và phản tác dụng, khiến cho tất cả mọi bên bị thiệt hại, trong đó có chúng tôi.” Theo ông Lavrov, Nga có thể “thoát khỏi tình trạng này với điểm cộng.” Còn các đối tác châu Âu đã tự cảm thấy những tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt, nên tự mình rút ra kết luận, ông Lavrov nhấn mạnh.
    Biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các doanh nghiệp và cá nhân Nga đã được phương Tây áp dụng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraina. Để đối phó với lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu một số hàng thực phẩm từ các nước thực hiện chính sách trừng phạt đối với Moskva.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Khi xưa anh Ngu cũng nghe cha ông anh cò hát y chang như ngày nay dư luận viên Nguyễn công Bằng…hát…

      Đông Đức là…số một, ăn đứt…Tây Đức.
      Đông Tây cạnh tranh…ác liệt, bọn tư bản cố nâng đở Tây Đức tới bến để tránh bị…đòn đau từ nhân dân Đức của cả hai miền.
      Nhưng tư bản đang…dẫy chết, nhân dân Đức đưới sự lãnh đạo của nhà nước Đông Đức, sẽ…giãi phóng Tây Đức mà giành tự do độc lập cho nước Đức….

      Ôi! Cò mồi cs hát về Đông Đức năm xưa, cũng y chang như cò mồi Nguyễn công Bằng hát về Nga hôm nay.

      Người dân VN đã có dịp thấy khi cs Đức và cs Nga tan rã, xe hơi sãn xuất từ đông Đức, đều được đưa ra…nghĩa địa. Dân Nga hồ hỡi phấn khỡi đào tiền chôn dấu bao năm dưới thời cs lên, đua nhau sắm đồ…tư bản Mỹ..

      • DâM TiêN says:

        “Dân Nga hồ hỡi phấn khỡi đào tiền chôn dấu bao năm dưới thời cs lên, đua nhau sắm đồ…tư bản Mỹ..”

        “Dân Hà lội, Hải Phòng..,.phấn khởi đào vàng chôn dấu bao năm dưới thời Cộng
        Khỉ, đua nhau sắm đồ …Mỹ – Ngụy Sài Gòn.

        Thằng bạn tui, đi tù dìa, được bà cô từ Ha nội vô…cho cháu NĂM cây vàng…
        “Vàng, cô chú dầu kỹ từ bao năm qua, may mà thoát khỏi bàn tay tên khốn nạn Công Bắng.”

  2. Sự thất bại đã nhìn thấy rõ ràng. Mời các bạn đọc bài báo hôm nay:
    Đức, Pháp họp riêng với Nga và Ukraine là đòn đau cho Mỹ và Anh [12.01.2015 13:16]
    Xem hình
    Việc Ukraine tuyên bố mời Nga, Đức, Pháp đến Kazakhtan họp riêng cấp chính phủ vào 15.1 để giải quyết khủng hoảng là một đòn đau cho Mỹ và Anh. Rõ ràng châu Âu đã xem nhẹ uy tín của hai quốc gia thay nhau dẫn dắt thế giới từ khi lịch sử thế giới bước sang thời kỳ cận đại đến giờ. Nếu Ukraine được tự chủ trong việc chọn khách mời thì họ muốn Mỹ góp mặt nhất trong cuộc họp tại Kazakhstan.
    Mỹ rất quan trọng với chính quyền Ukraine hiện giờ mà bằng chứng là ngay sau khi đắc cử thì Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã lên đường sang Mỹ với mục đích chính là “xin viện trợ vũ khí”. Dẫu sao khi có Mỹ bên cạnh thì Ukraine cũng tự tin hơn khi “nói chuyện” với Nga.
    Việc Ukraine tuyên bố mời các nước đến Kazakhstan mà lại “quên” không mời Mỹ cho thấy họ thiếu tự chủ hoàn toàn mà phải dựa vào ý kiến của 3 bên còn lại. Nga đương nhiên không muốn gặp Mỹ vì Moscow đã nhiều lần nói thẳng rằng Mỹ đang lợi dụng tình hình Ukraine để chống lại Nga.
    Nhưng việc cả Pháp và Đức cùng thống nhất không cho Mỹ và Anh nhúng mũi vào cuộc họp riêng 4 bên thì cũng cho thấy trong mắt họ, Anh và Mỹ không phải là những người đáng tin cậy để giúp ổn định châu Âu.
    Sẽ là đòn đau nữa cho Mỹ và Anh nếu cuộc họp cấp ngoại trưởng hôm nay tại Berlin giữa 4 nước và cuộc họp cấp chính phủ tại Kazakhstan vào 15.1 vạch ra được lộ trình hòa bình cho Ukraine.
    Điều đó sẽ khiến người ta phải đặt dấu hỏi là tại sao trong gần 1 năm qua, việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine dưới “sự chủ trì” của Mỹ gần một năm lại không có tiển triển gì và tại sao khi rời Mỹ ra để Pháp Đức tự xoay sở thì mọi thứ lại sáng sủa hơn?
    Giới phân tích cho rằng Từ khi xảy ra khủng hoảng Ukraine đến giờ, Mỹ đóng vai trò “trưởng ban hòa giải” để tìm kiếm giải pháp Ukraine. Tuy nhiên, những gì mà “trưởng ban hòa giải” làm lúc này là phá. Thay vì tìm một giải pháp để Nga chấp nhận được thì Mỹ lên giọng trịch thượng và tung ra liên tiếp những lệnh trừng phạt thù địch dồn Nga vào thế đường cùng. Còn Anh, đồng minh thân cận của Washington luôn “đại diện cho châu Âu” hưởng ứng lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Nga.
    Báo chí Pháp cũng đã phân tích rằng Mỹ và Anh muốn mượn việc trừng phạt Nga để đánh cả Pháp và Đức. Họ khiến Đức đánh mất thị trường truyền thống ở Nga và suy thoái kinh tế. Đức không muốn một mình khổ lây nên kéo Pháp vào luôn. Giờ để gỡ thế bí thì Pháp và Đức cần bắt tay nhau lo giải quyết khủng hoảng Ukraine và không cho Mỹ – Anh nhúng mũi vào.

    • Tien Ngu says:

      Mắc cười quá…

      Cộng láo lúc nào cũng khoái có…đòn đau cho Mỹ mí UK, EU…
      Thế thì dân các xứ tự do này sống coi bộ…nhục, khổ sở tram bề…
      Dân Nga và dân VN dưới tay Cộng láo mới nà…năm bờ oanh?
      Hay nghe…

      Mỹ với EU có…đau, cs mới có giá hơn chăng?

      Cộng sản đã làm được điều gì có ích cho nhân loại?

      Biết nhục tí đi, cò?

    • UncleFox says:

      Đồng chí Nguyễn Công Bằng và các đồng chí Cò Mạng thân mến,
      Trân trọng thông báo cho các đồng chí thêm một tin buồn nữa đây . Mong rằng các đồng chí đừng sủa át tiếng than của đồng chí Dmitry Medvedev kính mến nữa nhé .

      Russian economy in crisis mode

      Situation is “quite problematic,” Russías prime minister says.
      By Daniel J. Graeber
      MOSCOW, Jạn 12 (UPI) — Russian Prime Minister Dmitry Medvedev said Monday all government hands were called upon to help an economy damaged by low oil prices and sanctions.
      The Russian currency, the ruble, was trading near historic lows Monday at 61 per ỤS. dollar. Dual strains from Western sanctions imposed in response to the Kremlíns policies in Ukraine and the low price of oil is pushing the Russian economy toward recessiọn

      Medvedev told his deputies there should be regular meetings to discuss the looming economic crisis.

      “The economic situation is quite problematic to say the least,” he said. “Therefore, all of the members of the government must hold key meetings in the areas that they coordinate, as we have already agreed,” Medvedev said.

      Analysis from the World Bank in December finds the Russian economy will face difficulties through 2016 because of the decline in global oil prices. Using an average price of $78 per barrel for 2015, about 35 percent higher than the current price, the bank finds real gross domestic product should contract by 0.7 percent for Russịa

      In early December, the Russian prime minister said the economy never fully emerged from the global economic crisis six years agọ

      By mid-December, the Russian Central Bank was forced to raise its key interest rate by 6.5 percent to 17 percent in an effort to arrest the decline of the natións currencỵ

      An annual report from the European Commission said the Russian economy was entering a period of stagflatiọn .

  3. Tôi thấy những người tư duy bùn đất không chịu nhận ra sự nông cạn cố chấp của mình nên gửi bài báo này để mở mắt ra mà nhận thấy một sự thật phải công nhận Châu Âu nghe theo Mỹ đã thua Nga đã bắt đầu hãy đọc bài báo này sẽ thấy rõ.
    Đức đề nghị Nga giảm nhẹ lệnh cấm vận hàng nông nghiệp
    Đức đề nghị Nga giảm nhẹ lệnh cấm vận hàng nông nghiệp
    © Photo: AP/Markus Schreiber
    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Đức Christian Schmidt bày tỏ hy vọng rằng Nga sẽ giảm nhẹ các lệnh cấm vận đối với hàng nông nghiệp. Báo WirtschaftsWoche của Đức viết về điều này.
    Theo các nhà báo Đức, ông Schmidt chuẩn bị gặp Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Nikolai Fyodorov tại triển lãm sản phẩm nông nghiệp Green Week ở Berlin vào ngày 16 tháng Giêng. Đại diện chính phủ Đức hy vọng sẽ đề cập việc Nga giảm nhẹ các lệnh cấm vận đối với sản phẩm nông nghiệp của Đức.
    Bộ trưởng Đức mong mối quan hệ nông nghiệp truyền thống giữa hai nước sẽ nhanh chóng quay trở lại, – phương tiện truyền thông viết. Mặc dù tờ báo lưu ý theo ông Schmidt, điều này không có nghĩa các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Liên bang Nga sẽ tự động được nới lỏng nhưng nó là sự phải công nhận là không thể duy thì cấm vận Nga mà phải thiết lập bang giao ngay kẻo qus muộn và chịu thiệt thòi mất chỗ ở Nga.

  4. Mỹ và châu Âu đang bối rối để gỡ rối.
    Theo ông Gorbachev đã lên tiếng cảnh báo châu Âu sẽ phải trả giá nếu thách thức sức mạnh quân sự hiện tại của Nga.
    Gorbachev giờ chỉ là một nhân vật của lịch sử, ông có thể nói những gì ông muốn, nó không phải là quan điểm của Điện Kremlin, nhưng đó hoàn toàn đủ sức nặng để phương Tây có thể hiểu như một quan điểm chính trị mà rất có thể Moscow sẽ áp dụng.
    Những gì Mikhail Gorbachev tuyên bố, cùng với chiến lược “chiến tranh mơ hồ” mà Tổng thống Putin đang theo đuổi khi vừa muốn giữ quan hệ với NATO, vừa sẵn sàng chiến tranh đã thực sự khiến phương Tây bối rối chọn đối sách.
    Thời gian qua, khi EU nói nhiều về việc gỡ bỏ trừng phạt với Nga, Moscow luôn giữ thái độ duy nhất là im lặng, họ không hưởng ứng, không bác bỏ, họ ung dung ngồi nhìn EU và Mỹ tự dàn xếp vấn đề với nhau cho ổn thỏa. Và khi cục diện có phần không tiến bộ, Nga tiếp tục ép Ukraine về khoản nợ 3 tỷ USD tiền khí đốt.
    Chắc chắn Kiev sẽ chạy ngay tới Mỹ và EU để xin tiền trả nợ. Nhưng bối cảnh hiện tại, EU lo thân còn chưa xong, lo sao được đến những khoản tiền trên trời như vậy của Ukraine. EU đang rối bời vì IS, Ukraine lo lắng bồn chồn vì tương lại bị bỏ rơi… Và đương nhiên, Mỹ không biết phải làm thế nào để giải quyết được cùng một lúc tất cả những rắc rối như vậy, trong bối cảnh họ đang nợ ngập cổ và thâm hụt ngân sách nặng nề.
    Thời điểm này, sự im lặng của Nga mới là thái độ khó chịu nhất mà phương Tây phải nếm trải.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Cãm ơn anh cò mồi…

      Qua cái sự kiện…Nguyễn công Bằng này, bà con có lẽ ai cũng thấy rỏ, với lũ Cộng láo, không cách chi mà có sự thật…công bằng…

      Ai nói gì thì nói, ai dẫn chứng như thế nào thì…kệ họ. Lũ Cộng vẫn tung cò mồi, láo…tỉnh.

      Và nếu có dịp, chúng sẽ…bịt miệng những em như…Tiên Ngu. Hoả mù của chúng, nhân dân VN đa phần thiếu thông tin kiểm chứng, sẽ…không biết đâu mà…mò, không biết đâu là sự thật…

      VN dưới tay đảng VN Cộng…láo cho đến nay, vẫn còn phụ thuộc vào Nga Tàu, từ kinh tế cho đến…tư duy.

      Tàu Cộng đang ra lênh cho csVN, thôi mày…khõi in tiền nữa, hãy…xài tiền của tao cho nó…gọn, dể kiểm soát.
      Hàng hoá xài hàng ngày, mà dân mày mua, toàn là từ của tao, dân mày nên xài…nhân dân tệ…

      Nhà nước VN Cộng…láo, đang bấn xúc xích lên với cái lệnh này…
      Nghe lời thầy thì mất lòng…Putin. Nghe lời nhân dân VN thì mất lòng…Tàu.

      Không biết csVN phải đóng cái kịch gì để vượt qua cái ải này….

  5. Trúc Bạch says:

    He he he …

    Các “cháu ngoan bác Hồ” ngoi lên diễn đàn “giãy giụa” giùm cho “bác Poo…tin” một cách không mệt mỏi; các cháu cứ làm như “bác Poo của các cháu ngoan bác Hồ” sắp chết đến nơi rồi không bằng .

    Các cháu cứ yên tâm đi, đành rằng “bác Poo” của các cháu trước sau gì cũng chết, nhưng không nhanh vậy đâu, bác ấy còn phải chờ đưa cả nước Nga “xuống hàng chó ngựa” xong rồi, bác ấy mới …chết .

    Không cần tìm đâu xa, mời các cháu hãy đọc chính “báo …Vẹm” để biết tình trạng nền kinh tế – tài chính của Nga đang ở mức độ nào nhá !

    http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/tham-vong-cua-putin-lao-doc-theo-gia-dau-523673.html

    Tội nghiệp cho các cháu ngon bác Hồ !

  6. UncleFox says:

    Nhờ mấy anh Cò đực cò Cái đọc bản tin này nhé :

    The Moscow Times / Moscow
    Russías failing foreign policy

    “For the first time in 15 years [Russías] international position has been significantly weakened…,” writes Vladimir Frolov. “The annexation of Crimea and military interference in eastern Ukraine have reversed 20 years of Russian diplomacy… Relations with key international partners – the United States, Germany, France, Japan – are in tatters…. False foreign policy objectives and a distorted view of international realities are promoted by crude propaganda, while an informed foreign policy debate cannot begin until the president makes a decision, ending further discussiọn Alternative visions are blocked and ‘Team B’ analysis discouraged. This is not the way to run the international affairs of a great power.”

    Tổng thu nhập của Nga 2014 = 2057 tỷ USD
    USA =17416
    EU =18451
    Về quân đội, vũ khí thì chỉ riêng Hoa Kỳ cũng đã vượt trôi Nga rất nhiều . Thế mà mấy anh chị Cò Mạng nhà Vi-Xi cứ bắng nhắng đe nẹt Mỹ và Liên Âu thì đúng là … thợ sủa !

  7. Minh Đức says:

    Cũng chuyện mua bán vũ khí giữa Ấn Độ và Nga thì theo tin tức mới nhất thì Ấn Độ muốn bỏ rơi việc chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 chung với Nga. Ấn Độ thấy chiếc PAK-FA mãi đến năm 2025 mới có thể đem ra sử dụng thì lâu lắc quá mà lại phải bỏ tiền nhiều. Ấn Độ đang muốn tự chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 một mình qua chương trình AMCA (Advanced Medium Combat Aircraft). Chương trình chế tạo chiếc PAK-FA của Nga tiến triển rất chậm vì thiếu kinh phí, ngay cả vào thời kỳ giá dầu còn cao. Do đó Nga cần Ấn Độ hợp tác mới có đủ tiền để phát triển. Nay với giá dầu xuống thấp, Ấn Độ có thể bỏ việc hợp tác với Nga thì có nguy cơ là Nga không đủ kinh phí để chế tạo chiếc PAK-FA. Nghĩa là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga không biết bao giờ có được.

  8. Tien Ngu says:

    Cò mồi Nguyễn công Bằng hay đọc nguyên bản tiếng Anh của cái article này, bớt nói dóc đi. Cứ nà hết nick này đến nick khác…

    http://www.bostonglobe.com/news/world/2015/01/09/the-russian-economy-collapsing/6ddJ2TcafJaTj4TIp7aZKJ/story.html

  9. Tôi đọc kỹ bài báo này của ông Nguyễn Công Bằng và thấy nhận định của ông khách quan nhưng nó phải xẩy ra vài tháng tới khi mà Mỹ và châu Âu ngấm đòn tự mình ddaaams mình đến tức ngực không chịu nổi nữa. Đúng như các bạn nói: ” đó là gậy đã đập đúng lưng mình và súng bắn chân mình là tình trạng hiện nay của Mỹ. Xin trân trọng mời các bạn đọc bài báo sáng nay tại Hoa kỳ:
    Cảnh báo nguy cơ phá sản của các công ty dầu khí Mỹ
    Thứ sáu, 09/01/2015, 12:28 (GMT+7)
    Theo Wall Street tại Mỹ thì mặc dù giá dầu thô đã giảm xuống dưới mức 50 USD/thùng, nhưng các công ty năng lượng và dầu khí Mỹ vẫn tiếp tục lên kế hoạch khai thác.
    Tuy nhiên, theo tờ Wall Street của (Mỹ), mức vay nợ của các công ty này đã tăng 55% kể từ năm 2010, lên gần 200 tỷ USD và để có khả năng thanh toán số nợ đó, họ buộc phải tiếp tục khai thác. Tại thời điểm năm 2010, tổng nợ của các công ty khai thác dầu khí của Mỹ là 128 tỷ USD. Tính đến hết quý IV-2014, số nợ của những công ty này đã lên tới 199 tỷ USD.
    Cũng theo Wall Street, hiện đã xuất hiện những dấu hiệu căng thẳng trong ngành dầu khí Mỹ khi nguồn thu không thể đủ để thanh toán nợ. Hôm 4-1, công ty khoan dầu tư nhân ở bang Texas WBH Energy LP cùng một số đối tác đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Các chuyên gia năng lượng cảnh báo sẽ còn có nhiều vụ phá sản nữa trong thời gian tới vì các công ty khai thác dầu khí này không có đủ năng lực đối phó với tình trạng giá dầu sụt giảm hiện nay.
    Trong một diễn biến có liên quan, Ngân hàng trung ương châu Âu (EU) quyết định đưa giá dầu vào diện theo dõi đặc biệt. Còn phân tích của Bank of America Merrill Lynch cho rằng trong ngắn hạn, giá dầu Brent giao dịch tại London (Anh) – giá dầu chuẩn có liên hệ mật thiết tới giá dầu Nga – sẽ giảm xuống mức 40 USD-thùng, khiến các nhà xuất khẩu dầu mỏ, trong đó có Saudi Arabia, không còn cách nào khác là buộc phải cắt giảm sản lượng.

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à, thấy thương em quá. Cái trò…lẹo lưỡi nói láo, coi bộ hết thời rồi, em?

      Dân Nga bị cú này nặng quá, cũng chỉ vì tên…dốt mà hung nô lên mần lãnh đạo…
      Tệ bạc cũng y như dân VN miền bắc bị Hồ chí Minh và đàn em lãnh đạo trưóc 1975, miền nam bị sau đó…

      Như anh Ngu đã…tiên tri, Putin kỳ này lấy…lá mít mà trã lương cho nhân viên cả nước…
      Ngân sách thiếu hụt, tiền tệ mất giá, lạm phát…phi mã…, chịu sau thấu , em?

      Nhắc đến lạm phát, nhớ lại Vn dưới thời cs sau 1975, mà…rùng mình. Mẹ nó, đỉnh cao trúi tuệ của loài người mà lúc nào tiền Vc cũng bị nạn lạm phát 1000 phần trăm, dân Việt…thắt họng. Em nào có thân nhân nước ngoài phãn động cứu trợ thì còn đở khổ, VC cũng hưỡng…ké, có ngoại tệ lai rai. Còn em nào không có…ngoại tệ cứu trợ, thì vừa….tuột quần, vừa…móc bọc. Thiệt thãm.
      Ấy thế mà thằng ngu lại đi ký cái lệnh giới hạn….ngoại tệ xâm nhập, chỉ cho mỗi một gia đình nhận được 2 lần viện trợ mỗi năm. Nhiều hơn là nó…tịch thu, chia nhau bỏ túi…

      Cộng láo…dốt trời thần, có truyền thống, chỉ chơi màn khũng bố, bạo lực, lừa dân cho…ngu, là…coi bộ tuyệt vời thôi.

      Thành ra, nghe em cò mồi chơi màn Hồ chí Minh trăm tên ngàn họ, này…hát lia lịa, khoe…đủ thứ , để tiếp tục lừa dân ngu, mà…chán mớ đời.

      Trách chi VN lên không nỗi…

    • Todo.com says:

      Trích:”Theo Wall Street tại Mỹ thì mặc dù giá dầu thô đã giảm xuống dưới mức 50 USD/thùng, nhưng các công ty năng lượng và dầu khí Mỹ vẫn tiếp tục lên kế hoạch khai thác.”

      Mỹ nó điên thiệt, vậy là nó đang tự vận rồi, đã dư xài mà cứ bơm hoài, bơm ngày bơm đêm, bơm thêm giờ nghỉ.
      Nó tự vận mà giẫy giẫy hoài không chết thì kệ nó đi, đằng nầy nó kéo theo. . .Gấu trắng, Rồng đỏ, Rắn đen. . .sắp gần ná thở hết !
      Thiệt tình, không hiểu sao Nó ăn ở chi mà bất nhân, thất đức vậy không biết !?

  10. Hoài Thu says:

    Lệnh trừng phạt Nga của Mỹ và phương Tây đang ngày càng tan rã và Nga đã tuyên bó rõ ràng là:
    Báo Nga: “Liên minh gấu-rồng” sẽ chôn giấc mơ bá chủ của Mỹ
    Thứ sáu, 09/01/2015, 13:09 (GMT+7)
    (Quốc tế) – Tương lai chính trị thế giới nằm trong tay của “gấu Nga và rồng Trung Quốc” và một liên minh giữa hai quốc gia này có thể đập tan giấc mơ bá chủ của Mỹ.
    >> Trung Quốc giúp Nga vượt khó: Bằng cách nào và để làm gì? >> Đại sứ Nga: Moscow không cần bất cứ viện trợ nào của Trung Quốc >> Báo Đức: Nga-Trung chống phương Tây không phải là “tình yêu lãng mạn” >> Học giả Hàn Quốc: Trung Quốc chỉ xem Nga như “chư hầu tài nguyên” >> Năm 2015, Tổng thống Nga Putin sẽ còn “nguy hiểm” hơn?
    Tương lai chính trị thế giới nằm trong tay của “gấu Nga và rồng Trung Quốc” và một liên minh giữa hai quốc gia này có thể đập tan giấc mơ thiên niên kỷ là bá chủ của Mỹ, tờ VZ của Nga dẫn lời cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Paul Craig Roberts thời chính quyền Tổng thống Ronald Reagan cho biết.
    Theo Roberts, không có chiến lược hay vũ khí nào ngoài bộ đôi nền kinh tế mới nổi trên có thể giáng một đòn nghiêm trọng vào Mỹ trong tương lai gần.
    “Năm 2015 sẽ là một năm rất tốt nếu Nga và Trung Quốc thúc đẩy các hợp tác kinh tế “nhìn xa trông rộng”. Kế hoạch của Moscow có vẻ như đang tìm kiếm một đối tác chiến lược ở châu Á trong nỗ lực đối phó với các hành động khiêu khích của phương Tây”, ông Roberts nói.
    Ông tin rằng việc Nga và Trung Quốc thúc đẩy chính sách trên là rất hợp lý và có triển vọng trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay vì tất cả các lợi thế đang nằm trong tay Moscow và Bắc Kinh.
    Theo Economist, Moscow và bắc Kinh đang quan tâm tới việc phát triển hợp tác không chỉ trên lĩnh vực chính trị mà còn cả các dự án tài chính với mục tiêu tạo ra các hệ thống tài chính đối trọng với phương Tây để đảm bảo động lực phát triển công nghiệp của riêng mình.
    Ngoài ra, “Nga và Trung Quốc cũng đã nhận thức được sự nguy hiểm từ những tham vọng của Washington đối với chủ quyền của họ. Liên minh gấu và rồng sẽ làm vô hiệu giá giấc mơ của chủ nghĩa tân bảo thủ về sự quyền bá chủ thiên niên kỷ của Mỹ”.
    Theo Roberts, không có chiến lược hay vũ khí nào ngoài bộ đôi nền kinh tế mới nổi trên có thể giáng một đòn nghiêm trọng vào Mỹ trong tương lai gần.
    Liên minh gấu và rồng sẽ làm vô hiệu giá giấc mơ của chủ nghĩa tân bảo thủ về quyền bá chủ thiên niên kỷ của Mỹ?
    Trên thế giới đang tích cực hình thành các trung tâm quyền lực có thể tạo ra những trật tự thế giới mới trong tương lai, việc Mỹ có thể duy trì vị trí bá chủ của mình là điều không bao giờ có thể xảy ra, tờ Guardian của Anh nhận định.
    Guardian cũng lưu ý rằng khả năng gây ảnh hưởng đối với Mỹ của Nga là không giới hạn. Bằng chứng về điều này đã được thể hiện thông qua cuộc xung đột ở Nam Ossetia và Gruzia trong năm 2008, vấn đề Syria trong những năm gần đây, và đỉnh cao là cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay.
    Bên cạnh đó, bất chấp các nỗ lực trừng phạt của phương Tây, những chiến thắng ngoại giao gần đây của Tổng thống Putin cho thấy chiến lược của phương Tây đối với Moscow không hiệu quả, nhà phân tích Richard Weitz của Viện Hudson, Washington cho biết.
    Theo ông, mặc dù phương Tây trừng phạt Nga nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Moscow trong một số vấn đề liên quan tới an ninh của chính đất nước của họ. Không có Nga, vấn đề của Triều Tiên, Iran, Pakistan không thể được giải quyết.
    Sự phụ thuộc này không chỉ giúp Nga tăng được ảnh hưởng ngoại giao của mình mà còn làm tăng giá trị của Moscow trong mắt đối tác quan trọng nhất hiện nay của họ là Trung Quốc, tờ VZ của Nga nhận định.
    Chắc chắn khi kinh tế Trung quốc đang vươn lên vai trò thứ thừ nhì và thứ nhất thì việc Mỹ tìm cách cô lập Nga là cách làm không thông minh, một lúc chọi hai mà chọi một còn không thể được, chọi một Irac hay Ryria, Taliban v.v…mà phải kéo cả một lũ đàn em vào vẫn thua huống là chống lại hai siêu cường? Ông OBama thật là có bệnh gì không?

    • Tudo.com says:

      “Ông OBama thật là có bệnh gì không?”

      Có. Bệnh mơ tưởng ” thế giới đại đồng “.

      Mấy em cò mồi rán giúp bơm nhiều nhiều lên. Nếu bơm ngày không đủ, tranh thủ bơm đêm, bơm thêm giờ nghỉ.
      Chứ cứ để tình trạng giấc mơ Mỹ nó tràn lang cùng thế giới kiểu nầy thì sớm hay muộn. . .con Gấu Siêu Cường. .sẻ sụm bà chè lần thứ hai, rồi sẻ kéo theo. . . con Rồng Đỏ. . . không gảy cánh cũng cụt đuôi luôn thì là mà rằng chết cả đám chớ không phải chơi đâu nhé !

      Rán lên, rán bơm lên. Tư bản Đỏ hảy đoàn kết lại !

Leave a Reply to Tien Ngu