WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Công Bằng: Cuộc chiến cấm vận Nga ai thua, ai thắng?

putin_vs_obama_09
Hoa kỳ đưa ra nhiều lần lệnh trừng phạt kinh tế Nga, Nga tung đòn trả đũa nhưng Mỹ không hề bị hại, chẳng bị gián đoạn mà trái lại, buôn bán vào Nga của Mỹ lại tăng trong khi đó châu Âu, những người theo Mỹ cấm vận Nga lại là kẻ thua thiệt nặng nề. Ngoài nước Đức thì Pháp là kẻ thua thiệt nặng nề nhất. Ngoài gần 30 tỷ Euro thiệt hại trong buôn bán với Nga năm 2014 bị cắt đứt thì thiệt hại nhất trước mắt và lâu dài của Pháp chính là để mất lòng tin của bạn hàng. Tổng thống Pháp cay đắng nhìn thấy sự thất bại từ việc không trao tầu chiến đã đóng cho Nga, do mất uy tín với khách hàng đưa lại khiến Nga đắc lợi từ thương vụ tàu Mistral đổ vỡ.

Ngoài khoản tiền phạt 3 tỷ USD Nga kiếm được từ hợp đồng tàu Mistral với Pháp đổ vỡ, Moskva còn kiếm được hợp đồng bán tiêm kích Su-30MKI cực lớn cho Ấn Độ.

Theo hãng TASS, Ấn Độ đang xem xét khả năng mua bổ sung tiêm kích Su-30MKI của Nga trong trường hợp hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đổ vỡ. Nguồn tin trên cho biết, đầu năm 2015, New Delhi chờ đợi phái đoàn Pháp tới hoàn thành cuộc thương lượng và ký hợp đồng trị giá 20 tỷ, bán 126 chiến đấu cơ Rafale cho Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán sơ bộ đã nảy sinh một số quan điểm bất đồng đáng kể về quá trình chuyển giao công nghệ và vấn đề trị giá hợp đồng bị tăng gấp đôi khó có thể đi đến thành công hợp đồng mua bán khủng này. Nhưng thực ra, lý do mà Ấn độ lo ngại không giám mua máy bay của Pháp là vì cho rằng Pháp quá phụ thuộc vào Mỹ và một khi quan hệ chính trị thay đổi thì Pháp rất dễ bị Mỹ gây áp lực thay bỏ hợp đồng với khách hàng như trường hợp đóng tầu cho Nga vừa qua.

Quyết định về thương vụ này được thực hiện năm 2012 sau cuộc mở thầu tìm đối tác, nhưng tới nay Bộ Quốc phòng Ấn Độ và nhà sản xuất máy bay Pháp Dassault Aviation vẫn đang tiếp tục thống nhất điều khoản hợp đồng.

Theo điều kiện hồ sơ dự thầu, 18 chiến đấu cơ đầu tiên sẽ được cung cấp như sản phẩm hoàn chỉnh, phần còn lại được sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ bởi Tập đoàn chế tạo quốc gia Hindustan Aeronautics Limited.

TASS cho rằng, bất đồng quan điểm trong hợp đồng tiêm kích Rafale với Pháp không phải là vấn đề duy nhất hiện nay của Ấn Độ. Theo dó, New Delhi bắt đầu cảm thấy lo lắng cho bản hợp đồng này sẽ giống với thương vụ tàu Mistral giữa Pháp và Nga nếu Ấn Độ xảy ra xung đột vũ trang với một bên nào đó.

Đây cũng là điều truyền thông Pháp đã từng cảnh báo Ấn Độ. Cụ thể, tờ La Tribune (Pháp) hồi cuối tháng 11/2014 đã cảnh báo Ấn Độ về số phận của thương vụ tiêm kích Rafale, theo đó hợp đồng có thể bị hủy bỏ nếu chiến tranh xảy ra.

Theo La Tribune, Pháp hoạt động rất tích cực trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là vũ khí. Tình huống với tàu sân bay trực thăng Mistral của Nga đang phá hoại niềm tin của khách hàng với nước Pháp, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu vũ khí khác như Mỹ, Anh và Nga, khai thác tình hình.

Tiêm kích Su-30MKI  của Ấn Độ

Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ

Tờ báo này cho biết thêm, hiện nay một số quốc gia xuất khẩu quốc phòng đã gợi ý với Ấn Độ rằng Pháp không đáng tin cậy trong lời hứa, – tờ báo viết tiếp. – về phần mình, người Ấn Độ muốn sự rõ ràng về tương lai các thoả thuận với Paris.
Ấn độ luôn đặt câu hỏi lớn là, nếu ngày mai Ấn Độ có cuộc chiến mới với Pakistan hay Trung Quốc thì liệu Pháp có thực hiện hợp đồng bán Rafale?”

La Tribune đặt ra tình huống như trên và theo tờ báo, “máy bay chiến đấu, tàu chiến đều là các vũ khí có khả năng sử dụng với mục đích quân sự, vì vậy hợp đồng Rafale hoàn toàn có thể bị chung số phận như vụ tàu Mistral bán cho Nga”. Vậy Ấn độ thấy không thể tin vào Pháp một khi kinh tế bị chính trị từ bên ngoại chi phối.

Những diễn biến quanh hợp đồng bán tàu Mistral cho Nga khiến cho uy tín của Pháp bị ảnh hưởng nặng nề trong việc xuất khẩu vũ khí. Vì vậy, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian thuyết phục chính phủ Ấn Độ mua máy bay chiến đấu Rafale. Hôm 1/12, ông Jean Yves Le Drian đến Delhi, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar.

Tiêm kích Rafale

Tiêm kích Rafale

Nếu thỏa thuận bán cho Ấn Độ 126 chiếc Rafale được ký kết, Paris hy vọng sẽ nhận được ít nhất 20 tỷ USD. Tuy nhiên, Delhi không vội vã đi đến quyết định cuối cùng, không chỉ vì chi phí khổng lồ của giao dịch. Vụ bê bối với việc Pháp từ chối bàn giao tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga đang làm cho Paris mất uy tín với tư cách là nhà cung cấp vũ khí tin cậy. Chuyến đi của tổng thống Putin sang Ấn độ vừa qua chắc chắn càng làm cho Ấn độ không còn say sưa theo đuổi hợp đồng này nữa mà thay vào đó sẽ là các hợp đồng với Nga, bạn hàng truyền thống của Ấn độ xưa nay.

Quay lại hợp đồng Pháp Ấn, rắc rối trong giao dịch với Mistral cực kỳ bất lợi cho Pháp. Theo ước tính khác nhau, chỉ riêng tiền phạt do sai phạm hợp đồng với Nga đã có thể đạt tới trên 3 tỷ Euro. Nhưng dường như áp lực của Mỹ còn lớn hơn nhiều so với tất cả thiệt hại về kinh tế và uy tín đất nước. Sự phụ thuộc của Pháp vào tình hình chính sách đối ngoại như vậy không thể không khiến cho Ấn Độ quan ngại.

Phó Giám đốc Trung tâm phân tích tình hình mua bán vũ khí thế giới Vladimir Shvarev cho biết: “Việc từ chối chuyển giao tàu Mistral cho Nga chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến hình ảnh của Pháp với tư cách là nhà xuất khẩu vũ khí đáng tin cậy.
Rất dễ hình dung rằng nếu Hoa Kỳ muốn gây áp lực đối với Ấn Độ – chẳng hạn, khi có bất đồng nào đó về hợp tác trong WTO – họ có thể ép Paris chấm dứt thực hiện hợp đồng Rafale. Khi đó không quân Ấn Độ sẽ có nguy cơ thiếu đồng bộ máy bay chiến đấu hiện đại.

Brazil và Trung Quốc đã nếm trải nguy cơ tương tự. Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, các nhà ngoại giao của những nước này bắt đầu hoài nghi về triển vọng hợp tác quân sự-kỹ thuật với Pháp.

Cuối cùng tờ La Tribune kết luận, nếu cảm thấy rủi ro thật sự với hợp đồng Rafale, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ hủy hợp đồng và chuyển sang mua tiêm kích Su-30MKI của Nga.

Như vậy, ngoài khoản tiền phạt 3 tỷ USD Nga kiếm được từ hợp đồng tàu Mistral với Pháp đổ vỡ, Moskva còn kiếm được hợp đồng bán tiêm kích Su-30MKI cực lớn cho Ấn Độ. Và cuối cùng, Nga là người được lợi nhiều nhất nó sẽ đền bù kha khá sau những chỉ dẫn của cây gậy Mỹ mà Pháp a dua trừng phạt và không giao thầu đã đóng cho Nga.

Người ta cho rằng càng kéo dài tình trạng này thì Pháp càng mất uy tín sâu hơn, và nếu Nga không nhận tầu Pháp đóng thì đó mới là hậu họa nặng nề mà Pháp phải gánh đòn hiểm tự chính mình gây ra. Người ta cũng đặt câu hỏi là nhiều nước khôn khéo không gây mất lòng Mỹ nhưng cũng chẳng làm mất lòng Nga như Nhật và Nam hàn. Cách hóa giải của tổng thống Pháp mới là điều làm người ta cho là không khéo léo và như người hoảng loạn trước gậy của mỹ mà tự lấy súng bắn chân mình. Tháo gỡ vấn đề là một việc làm chẳng dễ chút nào.

Ngày 3 tháng 1 năm 2015.

© Nguyễn Công Bằng

© Đàn Chim Việt

92 Phản hồi cho “Nguyễn Công Bằng: Cuộc chiến cấm vận Nga ai thua, ai thắng?”

  1. Mỹ đã nhận thấy sự đau đớn nhục nhã khi không cứu được Ucraina mà còn đang lo lắng về sự phân rã liên minh châu Âu, nguy cơ khối NaTo sẽ có thể tan biến. Chắc chắn Mỹ không thể tự mình tung tác trong vấn đề thế giới được nữa mà phải lắng nghe ý kiến từ các quốc gia khác. Đó là câu trả lời cho tính hung hăng ngạo mạn của Hoa kỳ. Nga đang chiến thắng. Châu Âu không còn hơi mà cấm vận Nga. Xin bạn đọc đọc bài báo mới nhất này.
    Chính biến Ukraine lộ ra “cơn ác mộng” nước Mỹ
    Ly khai đang chiếm toàn bộ chiến trường, còn Nga làm chủ bàn đàm phán, nhưng đó không phải là nỗi sợ đích thực của nước Mỹ.
    >> Tổng thống Putin: Pháp, Đức muốn tìm kiếm sự thỏa hiệp trong vấn đề Ukraine
    >> Nga, Pháp, Đức ghi nhận tiến triển tại cuộc gặp Normandy
    Chiến trường quyết định…
    Sau khi giành được Debaltsevo – thành phố chiến lược và là chảo lửa giao tranh suốt nhiều ngày qua, phe ly khai ở Ukraine chưa tỏ ra dấu hiệu nào cho thấy họ muốn dừng lại trong việc mở rộng diện tích kiểm soát của mình.
    Theo thông tin mà Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng tuyên bố thì họ đã giải phóng thêm hai ngôi làng Pishevik và Pavlopol. Hai địa điểm này thuộc vùng Novoazovsk, tỉnh Donetsk, và nằm gần Mariupol về phía Đông Bắc.
    Trong khi đó, Kiev cáo buộc việc ly khai mở rộng phạm vi kiểm soát các vùng dân cư gần Mariupol là bàn đạp để họ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào thành phố cảng này.
    Phát ngôn viên quân đội Ukraine, ông Vlady Seleznyov đã thông tin rằng tất cả các vị trí của quân đội Ukraine đều bị bắn phá. Giữa hai bên Kiev, Donbass chưa hề có cuộc thảo luận nào xung quanh việc rút vũ khí hạng nặng ở khu vực này.
    Có thể thấy rằng, với chiến thắng ở Debaltsevo, ly khai Ukraine đã nối liền một dải Donetsk, Lugansk, tạo thành một mặt trận vững chắc. Và Mariupol bị uy hiếp là điều không khó dự đoán. Bởi trước đó, thủ lĩnh của Donetsk đã tuyên bố họ sẽ chiếm Mariupol, giải cứu cho những người sắc tộc Nga ở đây, sau khi họ giải phóng được Debaltsevo.
    Quân ly khai ở Debaltsevo
    Với thế làm chủ chiến trường của Donbass, Nga cũng ung dung trên bàn đàm phán với cả Ukraine, Pháp, Đức với thế người làm chủ của cuộc chơi.
    Ukraine càng ngày càng rơi vào tình trạng bất lực khi không thể ngăn chặn được thế tấn công của ly khai trên chiến trường, Kiev bắt đầu tìm đến những sách lược câu giờ, mà Liên hợp quốc trở thành nơi cầu viện khả dĩ nhất vào lúc này.
    Ngày 23/2, Ngoại trưởng Pavel Klimkin đã đại diện cho phái đoàn Ukraine thảo luận với các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại miền Đông đang diễn ra chiến sự.
    Lý do để Kiev kêu gọi sự tham gia của lực lượng gìn giữ hòa bình đó là thỏa thuận Minsk đang không được tuân thủ, và Kiev vẫn phải tự vệ trước những đòn tấn công ồ ạt của phe ly khai. Họ mong rằng quân gìn giữ hòa bình có thể sớm triển khai và có tác động trực tiếp vào vấn đề thực thi thỏa thuận này.
    Sự phân rã của EU
    Thực tế thì thỏa thuận Minsk mang lại cho Nga nhiều quyền lợi hơn là phương Tây, tuy nhiên, nó đang là cứu cánh duy nhất cho không chỉ Ukraine và EU. Ukraine dựa vào Misnk để ngăn chặn sự mở rộng kiểm soát lãnh thổ mà trên thực tế ly khai đang chiếm giữ, còn EU thì trông vào Minsk để sớm có thể kết thúc cục diện khủng hoảng này và nối lại những lợi ích kinh tế với Nga đang bị chia rẽ sau khi áp đặt các lệnh trừng phạt.
    Có thể thấy rằng, bản thân nội bộ EU đang phân rã mạnh mẽ theo hai hướng: một là hòa giải với Nga theo thỏa thuận Minsk, và hướng còn lại, theo đuổi Mỹ để tiếp tục có những cuộc tranh giành, đối đầu sống còn với nước Nga.
    Những ngày vừa qua, sự phân rã của EU đã được thể hiện rất rõ giữa ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức, họ đều là những đồng minh thân cận của Mỹ.
    Khi Washington liên tiếp chỉ trích Moscow về sự can thiệp của họ với hiện trạng chiến trường Ukraine, và để ngỏ các khả năng gia tăng trừng phạt kinh tế lên nước Nga, đồng thời viện trợ tiền và vũ khí cho Ukraine, thì chỉ có một mình nước Anh đáp lời chính sách của Mỹ.
    Quân ly khai ở Debaltsevo
    Pháp và Đức đang chung quan điểm và hướng về sự hòa giải với nước Nga để đảm bảo những lợi ích của mình
    Thủ tướng David Cameron đã đăng đàn họp báo và tuyên bố rằng nước Anh sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt gia tăng, và xem xét việc cùng Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine nếu như chiến sự vẫn tiếp tục diễn ra. Anh còn cho rằng những gì đang diễn ra trên chiến trường là kết quả của một chuỗi hành động phi pháp của Nga, và họ phải trả giá cho những hành động đó.
    Trong khi đó, ngược lại với những gì Anh tuyên bố, Pháp và Đức có những khẳng định chắc như đinh đóntg cột rằng Minsk là cơ hội cuối cùng để giải quyết khủng hoảng, và sẽ không có việc viện trợ vũ khí hay gia tăng trừng phạt. Những hành động này chỉ khiến Ukraine thêm hỗn loạn và ảnh hưởng tới an ninh của cả châu lục.
    Thậm chí, khi Anh tuyên bố họ nắm đầy đủ bằng chứng về việc vũ khí Nga đã tham chiến ở miền Đông, thì Pháp thẳng thừng phản đối. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã cho rằng Paris không có bằng chứng nào trong tay để chứng minh Moscow đã viện trợ vũ khí cho ly khai Donbass.
    Điều đáng chú ý nhất trong sự phân rã của EU, đó là bốn bên Đức, Pháp, Nga, Ukraine tiếp tục họp bàn về vấn đề thực hiện thỏa thuận Minsk. Và Đức, Pháp đã chứng tỏ sự xuống nước đến hết mức của mình khi cuộc hội đàm lần này là nơi để các bên nói hết những lý do vì sao chưa thể ngừng bắn và tìm cách giải quyết. Tất nhiên khi đang ở thế làm chủ chiến trường, Đức, Pháp sẽ tìm mọi cách ép Ukraine tuân theo những yêu cầu mà Nga đưa ra.
    Sở dĩ việc Đức, Pháp nôn nóng thực hiện thỏa thuận Minsk, bất chấp việc phải xuống nước trước Nga đều xuất phát từ việc các bên quan điểm thế nào về lợi ích cốt lõi. Trong vấn đề này, Ukraine là lợi ích cốt lõi của Nga. Và khi cách mạng màu xảy ra ở Kiev, Moscow buộc phải đấu đến cùng để bảo vệ quyền lợi địa chính trị, kinh tế, vị thế của mình.
    Lính ly khai ở Donetsk
    Trong khi đó, Đức, Pháp không có lợi ích cốt lõi nào ở Ukraine. Trong cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan, Libya… Sở dĩ Pháp có thể cùng Mỹ triển khai quân để tham chiến bởi những món lợi mà các mỏ dầu tại đây mang lại là vô cùng hấp dẫn. Nhưng Ukraine không đem lại điều gì ngoài một đất nước bên bờ vực vỡ nợ, và thiệt hại cả chục tỉ USD khi cắt đứt quan hệ hợp tác kinh tế với Nga thông qua các lệnh trừng phạt.
    Lợi ích cốt lõi của Pháp, Đức bị xâm phạm, trong khi lợi ích của Mỹ tại đây không hề bị động chạm, đó là lý giải cho việc hai cường quốc, hai đồng minh thân cận không còn muốn theo chân Mỹ trong cuộc chính biến lần này.
    Ba nước Anh, Pháp, Đức đã bắt đầu chia làm hai phe rõ rệt, trong khi đó, những thành viên còn lại của EU như Tây Ban Nha, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Thụy Điển… đều bàng quan và không hề quan tâm đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Họ đang quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn, khi tất cả đều đang nợ ngập đầu hoặc kinh tế tăng trưởng chậm.
    Nỗi sợ của nước Mỹ
    Không phải ly khai lấn lướt trên chiến trường, hay Nga thượng phong trên bàn đàm phán là điều khiến Mỹ lo ngại, mà chính sự phân rã rõ rệt của EU mới là điều khiến cường quốc số một thế giới này như ngồi trên đống lửa.
    Có thể thấy rằng sự chi phối của Mỹ với châu Âu, đặc biệt với các cường quốc của châu lục này từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay gần như là tuyệt đối. Song cuộc khủng hoảng Ukraine đã để lộ ra hàng loạt kẽ hở trong quyền lực tuyệt đối đó. Washington đã nhận ra rằng những người đồng minh thân cận nhất cũng hoàn toàn có thể bỏ rơi họ trong một thế giới đa cực.
    Mỹ càng rùng mình hơn khi lời diễn văn của ông Putin ngày Crimea sáp nhập vào Nga (tháng 3/2014) bắt đầu ứng nghiệm: “Thế giới đơn cực đã chính thức chấm dứt từ thời điểm này, và Mỹ không còn có thể chi phối được các quốc gia khác, kể cả đồng minh của họ. Sự đa cực thực sự đang được hình thành.”
    Vai trò thống trị thế giới của Mỹ đang thực sự lung lay, không nói đến tương lai xa xôi, chỉ những điểm nóng trước mắt cũng sẽ khiến Washington khó xử huống hồ vấn đề biển Đông và Đông Nam Á khi Trung quốc đang bành trướng và ngáng chân Mỹ quay trục về đây, đe dọa sức mạnh cường quốc số một ở khu vực vốn ảnh hưởng của mình.
    Trong khi Ukraine đã lớn tiếng nói về đòi lại Crimea, về chiến tranh tổng lực với Nga. Mỹ và Anh vẫn đang tìm cách hậu thuẫn cho tư tưởng đó của Kiev. Nhưng Putin đã trở lời nhẹ nhàng đầy quyết đoán rằng “điều đó không thể xảy ra.” Moscow thừa sức nhìn ra mâu thuẫn giữa Mỹ – EU, và tìm mọi cách khắc sâu vào mâu thuẫn ấy, không để cho hai người bạn tìm lại những con đường chung về quan điểm.
    Tư tưởng chán và đến ghét Mỹ đã rõ ràng tại châu Âu. Sự chán Mỹ sẽ dần ngấm vào trong tư tưởng của những quốc gia bạn bè. Chỉ với một tàu sân bay Mistral, đã có những Nghị sĩ của Pháp chỉ trích chính phủ và kêu gọi Paris nên rút khỏi NATO. Đây chính là mầm mống của đại loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế của Washington trên bàn cờ thế giới.

  2. Bài viết của Thảo Nguyên: Tổng thống đầu tiên của Ukraina: Ukraina bắt đầu tan rã
    3:9 PM, 23/01/2015
    Chiến sự ở miền đông Ukraina đang căng thẳng trở lại những tuần gần đây.
    Ukraina đã bắt đầu tan rã và sai thuộc về những người thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội Ukraina với một quan điểm thiếu trách nhiệm, Tổng thống đầu tiên của Ukraina, ông Leonid Kravchuk nói với phóng viên hôm 22.1.
    Dòng sự kiện Căng thẳng Ukraina
    “Trên thực tế, tầng lớp thượng lưu thiếu trách nhiệm khi đối mặt với các mối đe dọa trước mắt với Ukraina. Và mối đe dọa này thực sự rất cao và rất thực tế”, cựu Tổng thống Kravchuk cho biết.
    Theo ông Kravchuk: “Thậm chí hôm nay, vào một ngày lễ – Ngày thống nhất – tôi có thể nói rằng, nhà nước này bắt đầu tan rã và đó thực sự là một thực tế khó khăn”.
    Ông Kravchuk tin rằng, nguyên nhân cốt lõi của tình hình hiện nay nằm trong các lỗi hệ thống mà chính phủ Ukraina thực hiện trong 20 năm qua.
    “Có ai trong số các Tổng thống của Ukraina từng làm điều gì đó để đảm bảo tự do và thống nhất? Có ai làm bất cứ điều gì đó hữu hình cho Donbas? Có ai hiểu vấn đề Crưm một cách nghiêm túc và chăm lo cho nó một cách đúng đắn”, ông Kravchuk nói.
    “Và bây giờ, họ muốn chúng ta làm điều gì đó chỉ trong một vài ngày, nhưng chúng ta sẽ không thể làm gì trong một thời gian ngắn như vậy”, theo cựu Tổng thống Ukraina.
    Theo quan điểm của ông Kravchuk, việc trao thêm quyền cho các khu vực có thể là một cách thức để gỡ rối tình hình hiện tại.
    “Hãy ngừng nói rằng Hiến pháp như thế nào, hãy trao quyền hạn rộng nhất có thể cho các khu vực”, ông Kravchuk nói.
    Tổng thống hiện tại của Ukraina, ông Petro Poroshenko phát biểu trong lời kêu gọi nhân ngày Thống nhất rằng, ông bác bỏ khả năng biến đất nước thành một liên bang. THẢO NGUYÊN -
    Ông đã cho người Ucraina thấy nếu cứ nhắm mắt làm theo sự xúi giục của thế lực ở bên ngoài thì tức là lấy búa phá nhà mình.

  3. vybui says:

    Thưa các cụ,

    Tôi chỉ mới đánh cái rắm xịt mà hàng ngũ chúng đã nhốn nháo! Những con ròi mới ngửi thấy “chất tươi” đã “sùng sục” trong hố xí 2 ngăn.
    Cho nên xin các cụ, không nên tốn hơi, tốn sức lý luận với lũ ròi này. Dựng thằng “mặt chuột kẹp” (tổ sư chúng) dậy, rồi tùy, ai có gậy dùng gậy, có dao dùng dao, có cuốc xẻng dùng đỡ cuốc xẻng. Nước bọt (mấy ngày không đánh răng), càng …tốt!

    Kính cáo.

  4. Tôi chỉ cần đọc văn của “vybui là biết ngay là của anh Bùi Thất Tín và cháu Dâm Tiên và như vậy xin chia buồn với anh Tín nhé vì là anh già để cho cô gái trẻ đáng tuổi con gọi là đồ mất dạy thì khổ rồi. Còn cháu Tiền Dâm thì cái tên đã thấy là kẻ thất học rồi thì không cháp đặt dưới dải rút. Xin có lời phân ưu cùng anh và Dâm tiên nhé.

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      Híc híc híc, với những lời lẽ trên đây thì ông đang “chống cộng” hay chống gậy?

      Nếu đúng vybui là ông Bùi Tín thì những “lời mắng mỏ” của ông ấy phải có ý nghĩa của nó, vì dù sao ông Bùi Tín cũng là một “lão thành cách mạng”, gần cả cuộc đời đi theo bác và đảng, đến khi mở được mắt ra, biết mình bị lợi dụng và lường gạt thì tóc đã hoa râm, kinh nghiệm về sự tráo trở lường gạt của CS thì hẳn là ông có thừa.

      Ông dạy dỗ các DLV (cò mồi) rằng; “Tiên sư các anh, các chị! Người ta dùng đầu để suy nghĩ phải trái, chứ ai như cái thứ Việt Cộng các anh, các chị dùng đầu để ĐỘI ĐÍT một thằng KGB?” (thâm thuý)

      Các cô Trần Thị Mai Loan, Minh Tuyền, Nguyễn Thị Trang Nhung và cả ông “chống cộng” hãy dùng cái đầu của mình suy nghĩ để nhận đâu là lẽ phải.

      Những đứa trẻ chưa đủ trí não hiểu về CSVN, hay đám cò mồi lên tiếng chửi một cụ già đầy kinh nghiệm đời về CS mà ông “chống cộng” hít hà khen ngợi thì lời mắng mỏ của ông vybui quả thật có ý nghĩa!

  5. Khi bị người ta chửi là đồ mất dạy và gọi bố ra để chửi không biết dạy copn thì đó đã là kẻ mất tính người rồi. Thật nhục nhã cho bay. Xin chỉ Nhung hỉ xả mà bỏ qua tội chửi bậy của những người mất dạy như vậy. Bạn đọc biết chửi bậy trên báo là tội đồ và là kẻ mất hết nhân phẩm. Nhưng đây là báo dân chủ thì kẻ trộm, kẻ cắp cũng lợi dụng mà vào đó nói lời của phẩn. Tôi cũng rất bất bình về việc này nhưng với kẻ mà chị gọi là mất dạy thì nói sao được đạo lý phải trái? Phải không chị.

    • vu trung says:

      Ừ, quả đúng như thế. Có 1 thằng mất dạy mà ai cũng biêt’, ai cũng lôi bố nó ra để mắng rằng: NgSinh Sắc sinh ra thằng súc … sanh :)

    • uncle Tom says:

      vâng thì các cậu các mợ có đầy đủ nhân phẩm cả đấy,em codam nói gì dauduoc nhân phẩm như qúy cậu mợ thì em thà rằng mất đi cho rồi,cái thứ nhân phẩm mác lê phi cầm phi thú,em chẳng bao giờ hôn đít putin các cậu mợ thích hắn thì xin tự nhiên cho,thù ghét Mĩ đến thế thì đừng bao giờ xài đồ của nó nó cho gì cũng không thèm lấy vậy mới là anh hùng

    • Austin Pham says:

      Đám mất tính người là đám bần cố nông chuyên làm chứng gian theo lời xúi giục của Hồ Nghệ An và đảng cộng sản đã giết hại cả trăm ngàn người vô tội trong thời kỳ CCRD. Đám này dạy cho con cháu không cần liêm sĩ, cứ nói dóc nói ngược, miễn là có cái gì bỏ vào mồm. Đặc điểm chung để nhận dạng mấy tụi này là chúng không có tổ tông, không có tên họ thật dùng để cúng cơm , răng đen cầm mã tấu và thích gọi tên “bác” 3 lần trước khi giết người. Ngoài ra, dầu cho chúng có ăn mặc kiểu con người thì đàng sau đít vẫn lòi cái cán cuốc gia truyền. Phần thưởng mà chúng được hưởng là nếu có thể chứng minh mình lưu manh không thua gì ku hồ thì sau đó sẽ được đảng chiếu cố cho vào bảo vệ lăng cá tra Ba đình.
      Chào đoàn kết

  6. Nói Toẹt Móng Heo says:

    vybui says: 23/01/2015 at 02:49

    Trần Thái Minh,
    Mỹ Nhân,
    Nguyễn Mạnh Kỳ,
    Lan Anh,
    Trần Hanh,
    Nguyễn Công Hoà,
    Hai Lúa Đức Quốc,
    Minh Hằng,
    Hạnh Thông, và v.v…!

    Tiên sư các anh, các chị!
    Người ta dùng đầu để suy nghĩ phải trái, chứ ai như cái thứ Việt Cộng các anh, các chị dùng đầu để ĐỘI ĐÍT một thằng KGB?

    Này ông vybui

    Công việc kiếm ăn của người ta chỉ có thế, được huấn luyện, đào tạo thành những con người chỉ được gật đầu vỗ tay khi cán bộ bác Hồ viết hay đọc tuyên cáo (cả trong quốc hội cũng như thế). Một khi Nguyễn Công Bằng đã vung bút thì tất cả phải vỗ tay ủng hộ, bất kể đúng sai, phải trái!

    Ông kêu tên chỉ mặt người ta ra mà chửi như thế thì ai mà không tự ái?

    Ngay cả Nguyễn Minh Tuyền, Nguyễn Thị Trang Nhung là người bàng quan đi đường cũng phải lên tiếng!

    Tuy nhiên, tôi xin can Minh Tuyền và Trang Nhung rằng; hãy dùng đầu óc để suy nghĩ phải trái trước khi nổi tam bành, cần phải phản biện sao cho có văn hoá, cho có lý lẽ, chửi bừa như thế thì e rằng vybui nói không sai!

  7. Trúc Bạch says:

    Thật là nhục nhã cho một nước từng là “chỗ dựa vững chắc của phe XHCN” .

    Nghe Đại sứ Nga tại CANADA phát ngôn mà “lòng buồn rạt rào” ….:

    “Nước Nga Sẽ Không Cầu Xin Canada để có được quan hệ tốt hơn” .

    Nguyên văn : “Russia won’t go ‘begging’ for better relations with Canada” (Russian Ambassador Alexander Darchiev said)

    Tuy câu nói có vẻ “cứng”, thế nhưng là cái “cứng” của kẻ dưới cơ , cái cứng của kẻ sắp chết đuối, nhưng vì sĩ diện hảo mà làm như “ta không cần”….

    Tưởng “cứng” nhưng thật ra là “Yếu xìu” !

    Nếu là nhà ngoại giao của một nước đang ở thế “manh” thì không thể thốt ra một câu nói hớ hênh quá như vậy .

    Té ra nước Nga của các cháu ngoan bác Hồ – thực chất – chỉ là con Gấu…. Bông bị nhúng nước mà thôi !

    Biết mình là Gấu Bông thì đứng xuống nước !

    Đáng thương cho con Gấu Bông mà cứ tưởng mính là Gấu…thât .

  8. Bạn đọc thấy cậu vybui đúng là kẻ mất dạy. Ăn nói láo lếu không có lễ độ. Đúng là bọn đầu trộm đuôi cướp vào báo chửi càn. Hãy đem lời này mang về để ban thờ làm câu đối hỏi bố cậu có biết dạy cậu nên làm người hay không nhé! Người như vậy nhân gian gọi là quân mất dạy đó, thật là đầu đen cũng gọi là người? Hôm nay chị thay mặt bạn đọc, thay mặt bố mẹ cầu mà dạy cho cầu bài này, nếu không người ta gọi bố mẹ ra chửi cho đó. Ngoan biết xin lỗi nghe.

    • thịnỡ says:

      “vybui đúng là kẻ mất dạy.” vì phải chăng anh ta DÁM chửi bọn VC như nttn và các bạn của thị.
      Vì bênh vực Nga mà viét láo viết lếu như VẸM ,bất chấp sự thực ,bất chấp sự thật đang xãy ra. Có lẽ nhung ở vn nên không biết putin đang bị cả thế giới ngoãnh mặt. Còn dân trong nước? Tội nghiêp người giàu có tiền khóc vì thấy số tiền mình có càng ngày càng mất giá.Họ không có “may mắn “như vn.được việt kiều/tncs gởi về 12 tỉ hàng năm nên ai cũng có đô la tiền Âu,vàng …đẻ cất giữ. Họ chĩ có thể mua trữ rượu vodka,và mua những hàng hóa của tây Âu của Mỹ nhập cãng còn lại từ trước khi cấm vận.
      Cho nên đọc cái com trên đây bổng nhớ tới mấy con mẹ nhà quê chửi nhau vì dành cứt của anh bộ đọi tập kết (xuân vủ) .vén váy vổ bồm bộp…có khác gì câu thơ đanh cầu của bút tre:”…..rủ nhau đánh cầu…LÔNG bay tua tủa trên đầu….
      Chia buồn vói vybui đi lạc vào chợ đồng xuân sau khi thoát cảng hãi phòng !
      (thịnỡ)

      • Builan says:

        thinỡ viết com dễ thương
        Đọc com trong lúc đương buồn, chợt vui
        Mừng cho anh/ chi Vybui
        Nthị Bôì Bút khóc cười TNhu
        hu hu huhu

    • UncleFox says:

      vybui says:
      23/01/2015 at 02:49 Trần Thái Minh,
      Mỹ Nhân,
      Nguyễn Mạnh Kỳ,
      Lan Anh,
      Trần Hanh,
      Nguyễn Công Hoà,
      Hai Lúa Đức Quốc,
      Minh Hằng,
      Hạnh Thông, và v.v…!

      Tiên sư các anh, các chị!

      Người ta dùng đầu để suy nghĩ phải trái, chứ ai như cái thứ Việt Cộng các anh, các chị dùng đầu để ĐỘI ĐÍT một thằng KGB?

      Tôi cực lực phản đối ông vybui và hoàn toàn nhất trí ủng hộ Nguyễn Thị Trang Nhung, Nguyễn Minh Tuyền cùng các đồng chí ông vybui nêu tên . Đâu phải ngẫu nhiên ngẫu hứng gì mà các đồng chí này lại đội đít liếm bi cái thằng KBG phải gió . Chẳng qua xưa kia Kụ Hồ Chí Minh của họ cũng từng nâng bi đội đít Kụ Mao, Kụ Sít, nên họ mới có tư duy (?) nâng trứng quan thầy . Nước trên nguồn đổ xuống mà lị !

      • vybui says:

        Mấy ‘chưởng” mà tôi phóng ra chẳng qua là học ‘lén’ bác đấy, bác UncleFox ạ! hehehe!

Leave a Reply to vybui