WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Công Bằng: Nghĩ gì về bản thông điệp Liên bang của ông OBama?

oil-price-fall

Sáng 21/1 theo giờ Hà Nội, Tổng thống Mỹ Obama đã đọc Thông điệp Liên bang trước lưỡng viện quốc hội. Ông khẳng định Mỹ đã bước sang trang mới sau cuộc đại suy thoái năm 2009. Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ đã bước sang trang mới và ông khẳng định chính Hoa Kỳ là nước vững mạnh và đoàn kết với các đồng minh của mình, trong khi Nga đang bị cô lập và gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Sau bài thông điệp Liên bang của tổng thống Mỹ Obama đầu năm này các nhà lãnh đạo các quốc gia và các chính trị gia trên thế giới đã thấy ông Obama như tự vẽ bức ảnh tự sướng của mình. Nhìn vào đó người ta thấy hiện lên hình ảnh người thợ săn OBama đã huy động một loạt bạn săn để đi săn gấu Nga ở rừng Taiga và rồi dõi theo cuộc săn đó người ta thấy người thợ săn khi gặp được gấu Nga đã hoảng hốt bối rối bắn không chết nó, mà chỉ vào chân nó, con gấu lực lượng đuổi theo ông thợ săn hoảng loạn đã bắn vào chân mình và bắn cả vào cả bạn săn của mình. Đây là bức chân dung thật sinh động đã được bài diễn văn của vị tổng thống Mỹ đưa ra khi nói Hoa kỳ đã làm

Người ta nhìn lại các đòn mà ông OBama đã làm và kết quả của nó ra sao để nhận xét.

Suốt mấy tháng qua từ khi Hoa kỳ ra lệnh trừng phạt cấm vận Nga và hối thúc các nước dồng minh châu Âu phải tham gia thì đến nay thần chú này của ông OBama đã hết thiêng, không còn khiển binh điều tướng được nữa. Các nước châu Âu từ chỗ ban đầu lắng nghe Hoa kỳ đồng loạt tung đòn để trừng phạt gấu Nga nhưng cuối cùng kết quả đã bị chính viên đạn của chủ thợ săn bắn vào chân mình mà cay đắng nhận ra rằng lệnh trừng phạt này là phạt tiếp theo nhưng họ đã không hành động mà phớt lờ. Bởi vì sao? Vì họ biết con gấu Nga không chỉ có hủ mật mà nó còn dồi dào các món ăn khác là cá hồi, hạt dẻ, và các trái cây ngon mà rừng Taiga đem lại tuy không ngon như mật nhưng giá trị là nuôi sống nó qua ngày đông giá lạnh để khi mật kia dù có vơi đến mua xuân lại đầy mà hưởng thụ.

Xăng dầu khí đốt là để dụ cho mật của gấu Nga, các loại thức ăn khác như cá hồi, hoa quả phong phú của rừng Taiga là ngụ cho các nghành kinh tế khác đem lại cho nền kinh tế Nga. Mật ong tuy quan trọng với gấu Nga nhưng chỉ chiếm 37 đến 40 % giá trị kinh tế còn là các ngành kinh tế khác đem lại. Cho nên, những người thợ săn tham gia không giết được gấu mà chủ săn khi tâm thần không tự chủ được, hoảng loạn đã tự bắn phải chân mình và nã đạn vào bạn mình.

Từ đó mặc dù Hoa kỳ kêu gọi các bạn săn lên đạn ra các đòn tiếp theo phớt lờ nay đi đến không còn nghe mà tự động làm theo ý mình với sự thống nhất cao là muốn bình thường quan hệ trở lại với Nga trên khắp mọi phương diện.

Như trận bóng đá, mở màn Mỹ và phương Tây gây áp đảo ông Putin nhưng không phải vì chiến lược giỏi mà vì giá dầu xuống thấp khiến kinh tế Nga chao đảo, đồng Rube bị mất giá nghiêm trọng nhưng cùng lúc đó nó cũng giáng đòn chí mạng vào nền kinh tế Mỹ và các quốc gia châu Âu vốn đầu tư quá lớn vào sản xuất và buôn bán dầu lửa như Anh, Hà lan, và cả các nước Dầu hỏa Trung đông và Nam Mỹ. Càng kéo dài cuộc chơi này thì kinh tế các nước tham gia cùng Mỹ này bắt đầu bị ngấm đòn, ngoài các nước chuyên sống bằng khai thác và đầu cơ Dầu hỏa đã nói ở trên thì châu Âu do đa phần vốn buôn bán sâu vào thị trường béo bở Nga như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha v.v…Tất cả các quốc gia này đã bị gấu Nga phản đòn mạnh. Họ đã bị ông Putin phản đòn bằng cách tương ứng, những quốc gia tham gia tích cực nhất theo Mỹ trừng phạt nga cũng bị Nga tuyên bố cấm xuất khẩu hàng vào Nga. Chỉ mới hơn 3 tháng Đức và Pháp, Ý đã phải kêu thất thanh tổn thất là vô cùng lớn lên tới 3, 4 chục tỷ Euro, các nước Đông Âu theo lệnh Mỹ còn bị thiệt hại nặng nề hơn vì nền kinh tế vốn đã èo ọt lại phụ thuộc vào xuất khẩu vào Nga, khi bị Nga trừng phạt thì không còn đủ sức mà lớn tiếng được nữa. Trong số này các nước khôn ngoan hơn cả là Áo, Thụy sỹ và Hungaria v.v… đã quyết định quay trở lại quan hệ bình thường với Nga nên kinh tế của họ không thiệt hại nhiều mà trái lại nhiều doanh nghiệp các nước cùng với hàng loạt công ty Trung quốc, Việt nam, Ân độ ồ ạt tìm chỗ đứng, thế nơi các công ty Mỹ và câu Âu phải bỏ ra đi.

Còn tác giả đưa ra lệnh cấm vận-ông chủ đoàn thợ săn thì sao?

Cuộc chiến giá dầu khiến một số doanh nghiệp Mỹ nếm mùi trái đắng đầu tiên, và kinh tế Mỹ ngay lập tức đã chứng tỏ không có sức chống đỡ như nước Nga, trong khi các nước OPEC đang cắn răng chịu đựng những thiệt hại to lớn, còn Nga và không ít các nước nhỏ khác đã bị dính đòn choáng váng ban đầu.

Trước tiên Công ty Dầu đá phiến Mỹ bị dính đòn nặng và chóng váng rồi đi đến phá sản đầu tiên.

Theo Hãng tin Reuters, tuần qua, một công ty khai thác dầu mỏ đá phiến và khí đốt của Mỹ – WBH Energy – đã nộp đơn phá sản và có thể trở thành doanh nghiệp dầu mỏ đầu tiên của Mỹ rơi vào tình trạng này từ khi giá dầu sụt giảm 60% cách đây 6 tháng.

WBH Energy có quy mô khá nhỏ, trụ sở tại Texas, đã buộc phải niêm yết tài sản và món nợ trị giá chục triệu USD trong đơn xin bảo hộ phá sản tại Tòa án Phá sản bang miền Tây Texas vào chủ nhật tuần trước. Đây được xem là bước đường cùng đối với một doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đá phiến. Với các công ty lớn, khả năng chịu đựng tốt hơn. Tuy nhiên, WBH Energy phá sản đã dấy lên mối lo ngại về việc các hãng khác, nếu không rời bỏ cuộc chơi cũng phải chịu lỗ nặng do giá dầu sụt giảm trên toàn thế giới.

Để rót vào khai thác dầu khí đá phiến, các công ty của Mỹ đã vay hơn 200 tỷ USD từ nhà băng và trái phiếu trên các thị trường tài chính như Wall Street và London.

Theo Wall Street Journal, nợ của các DN này tăng lên thêm hơn 55% kể từ năm 2010 nhưng doanh thu tăng rất chậm. Một điều chắc chắn là, doanh thu sẽ còn giảm trong năm 2014 và có thể cả 2015, khi giá dầu đã xuống mức thấp 6 năm qua, dưới 50 USD/thùng.

Hàng trăm tỷ USD của các DN Mỹ đang bị chôn chân trong các khoản đầu tư có tương lai khá mờ mịt khi một số nước chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) âm thầm bắt tay nhau và dường như muốn dầu giảm giá càng nhanh càng tốt, “xuống 20 USD/thùng cũng không giảm sản lượng” nhằm kìm hãm ngành khai thác dầu khí đá phiến Mỹ và giữ thị phần trên thị trường thế giới.

Cuộc chiến dầu khí đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Theo hãng tin RT, nhiều DN khai thác dầu khí đá phiến Bắc Mỹ cần phải bán dầu trong khoảng từ 60-100 USD/thùng để hòa vốn. Để tránh phá sản, việc sáp nhập đã được đề cập tới như trường hợp hai ông lớn Baker Hughes và Halliburton. Các kế hoạch đầu tư vào dầu khí đá phiến cũng được điều chỉnh lại theo hướng giảm mạnh.

Tất nhiên, cuộc chiến này kìm hãm sự phát triển về công nghệ khai thác dầu khí đá phiến và sự cạnh tranh trong lĩnh vực dầu khí nói chung. Nhiều nền kinh tế rơi vào tình cảnh lao đao. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều nhiều chính trị gia lo ngại bởi với họ, sự phức tạp của thế giới ngày nay còn có nhiều điều đáng sợ hơn.

Ngoài ra lện cấm nhập khẩu thịt bò, các hàng thực phẩm và lương thực, hoa quả từ Mỹ cũng bị đình đốn khiến các chủ doanh nghiệp này đang lâm vào tình trạng bên mé bờ phá sản, nếu kéo dài thì cũng phải bị kết liễu. Như vậy đúng như nhận định của thủ tướng Áo là “những ai tham gia lệnh trừng phạt Nga là lấy đá tự đập chân mình.”

Nhiều quốc gia khác cũng kiệt quệ cùng Mỹ và Nga.

Như VNMedia đăng tin của các báo chí phương tây thì “trong khi đó, tại các quốc gia khác, kể cả một số nước thuộc OPEC, Nga cũng kiệt quệ vì giá dầu giảm.

Theo ước tính của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), giá dầu giảm xuống mức thấp như hiện nay sẽ khiến 12 nước thành viên OPEC thiệt hại khoảng 257 tỷ USD thu ngân sách trong năm 2015.

Với 4 nước Trung Đông chủ chốt của OPEC (Arab Saudi, Iran, Iraq, Kuwait), dự trữ ngoại hối lên tới gần nghìn tỷ USD có thể giúp họ chống lại cơn bão giá dầu giảm nhưng thiệt hại lại nặng nề hơn, chỉ riêng Arab Saudi đã là 250 tỷ đô-la. I-ran cũng là 50 tỷ đô-la, các nước Irac và Kuwai cũng phải là như vậy. Càng nước có nền kinh tế phụ thuộc vào dầu lửa thì thiệt hại càng lớn hơn. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều quốc gia khác cũng thuộc tổ chức này cũng lao đao như Lybia (vốn lún sâu vào chiến sự), hay Venezuela (chìm trong khủng khoảng kinh tế)…

Theo báo chí đăng tin, hãng tin Bloomberg nhận định, khả năng phá sản của Venezuela đã lên mức cao nhất thế giới, 93%, khi mà trái phiếu nước này xuống mức thấp nhất 16 năm qua. Với tình hình này, Venezuela có thể vỡ nợ trong vòng 5 năm tới. Người dân Venezuela điêu đứng và vẫn chịu cảnh xếp hàng nhận trợ cấp từ nhiều tháng nay.

Nga thiệt hại lên đến 150 tỷ đô-la, có thể thấy, trong cuộc chiến giá dầu lần này, Mỹ đã đứt tay, Saudi Arabia xót ruột nhìn dòng tiền chảy về co lại chỉ bằng phần nửa so với trước. Song, vấn đề đó dường như chưa ảnh hưởng tới quyết định của Saudi Arabia. Trong suốt một tháng rưỡi qua, đại diện Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab (UAE) và Kuwait đều luôn nhấn mạnh OPEC sẽ không giảm sản lượng. Saudi Arabia thậm chí còn cho biết nếu các nước cắt giảm, Saudi Arabia sẽ tăng sản lượng khai thác.

Trong cuộc chiến này, Saudi Arabia là nước cùng chung tác giả với Mỹ gây ra tình trạng này và dường như họ đang tới gần được mục đích của mình, nhưng chính họ cũng đã là người làm kìm hãm sức mạnh dầu khí đá phiến của Mỹ để giữ thị phần. Như vậy Iran, Syria cùng các nước sản xuất dầu lửa trước mắt thiệt hại nhưng sau đó là có lợi vì giá cả đã hạ gục công ty của Mỹ, giờ không ai có thể ngăn chân họ trong cuộc chơi vàng đen này, Nga cũng là như vậy. Giá dầu giảm cũng tiềm ẩn các nguy cơ khác như sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc – đối thủ chính của Mỹ trong tương lai; sự rạn nứt trong nội bộ OPEC; sự chia rẽ trong khối EU về vấn đề Nga sau những đối đầu Đông – Tây… Những cái bắt tay của Venezuale với Trung Quốc, những tiếng kêu gọi của các thành viên OPEC giảm sản lượng và những lời kêu than mệt mỏi, thiệt thòi của một vài ông lớn EU trong cuộc đối đầu Nga – Mỹ… cho thấy, cuộc chiến dầu khí đã lên tới hồi gay cấn và nay họ không chỉ ca thán mà còn giạn tức Mỹ đã làm khổ họ. Tin mới nhất do Mỹ công bố thì giá dầu xuống thấp khiến công ty dầu phiến của Mỹ vừa tuyên bố phá sản. Như vậy công ty Mỹ đã thiệt hại 200 tỷ đô la. Như vậy giá dầu chẳng không chỉ làm cho Nga bị thiệt hại mà Mỹ cũng trên bờ phá sản. ”

Dư luận quốc tế cho rằng Mỹ nay không còn nói lớn được và chưa qua các cơn suy thoái kinh tế vì đang ngấm đòn bắn chân mình như nói ở trên, người ta cho rằng bài diễn văn thông điệp đầu năm của ông OBama chỉ là lời kiếm phiếu cho đảng dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới mà thôi. Người ta biết rằng kinh tế Mỹ phụ thuộc rất lớn hơn cả Nga vào dầu lửa cho nên lệnh cấm vận Nga, giảm giá dầu cho đến hôm nay đã làm cho kinh tế cả Mỹ, Nga và cả thế giới bị chao đảo, mức đà tăng trưởng vị phạt cụt và thậm chí đi xuống. Vì thế, các nước châu Âu bỏ súng nay nhanh chóng đã bắt đầu buôn bán trở lại với Nga bằng cả hai kênh chính thức theo Liên hiệp châu Âu và kênh riêng của từng nước với Nga. Riêng ba nước Phần-lan, Na-uy, Đan-mạch thì tuyên bó thẳng thừng là quan hệ gắn bó với Nga toàn diện và đặc biệt là khai thác dầu ở Bắc cực.

Như vậy lệnh cấm vận chỉ còn Mỹ, Canada, Anh là duy trì và trong đó các quốc gia này không dễ quan hệ thuận lợi trở lại với thị trương Nga vì mất chỗ đứng tại thị trường béo bở này khi các công ty mới của các nước đã nhanh chân vào thế chỗ. Người ta thấy, dù vẫn đang là đồng minh với Mỹ trong cuộc đối đầu với Nga, tuy nhiên, nhiều tín hiệu cho thấy EU đang tìm kiếm cơ hội riêng để nối lại các mối quan hệ Nga và Tổng thống Vladimir Putin nhằm giảm những ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế của cả hai bên.

Các quốc gia châu Âu soi lại các lệnh trừng phạt và bắt đầu quan hệ trở lại với Nga mà không cần tuyên bố vì sợ Mỹ tức giận vì mất mặt.

Theo Bloomberg, Liên minh châu Âu (EU) trong buổi họp đầu năm hôm 20/1 chưa có thay đổi đối với các lệnh trừng phạt lên Nga nhưng bắt đầu tìm kiếm cơ hội để cải thiện các mối quan hệ theo hướng tốt đẹp hơn với điện Kremlin của Tổng thống Vladimir Putin.

Theo tinh thần chung, tổ chức này đang xem xét một mối quan hệ thương mại với Nga và sẽ làm việc với nước này về các vấn đề toàn cầu, bất chấp còn nhiều nghi ngờ rằng hợp tác với Nga để giải quyết các xung đột khu vực sẽ có kết quả ngay lập tức.

Bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU cho biết, dựa trên tình hình tại Ukraine, các cuộc đối thoại chính trị và sự hợp tác với Nga về vấn đề Trung Đông, vấn đề chống khủng bố… sẽ nhanh chóng được kích hoạt.

“Khởi động thảo luận chiến lược không có nghĩa là thay đổi các mối quan hệ với Nga. Không có bình thường hóa ngay, không có quan hệ về thương mại như bình thường”, bà Mogherini chia sẻ trên Bloomberg.

Hiện tại, EU đang áp dụng các lệnh trừng phạt lên Nga, bao gồm: đóng băng các dòng tiền và tài sản của khối này vào Nga và cấm cấp visa cho những công dân Nga có liên quan tới vụ việc sáp nhập Crimea. Ba luật trừng phạt liên quan tới Nga sẽ hết hiệu lực trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 7 và sẽ được gia hạn thêm một năm nếu được sự đồng thuận của 28 thành viên.

Trong khi chờ quyết định cuối cùng của lãnh đạo các thành viên, bộ trưởng ngoại giao các nước EU đã bắt đầu thảo luận về mối quan hệ lâu dài với Nga. Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz thúc giục một chiến lược “quan hệ dài hạn và bền vững với Nga”. Trong khi đó, ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo cho rằng EU phải “phân biệt một cách rất rõ ràng” các lệnh trừng phạt Nga về vấn đề Crimea và các lệnh trừng phạt ở mức độ rộng lớn hơn về kinh tế đối với Nga về những ảnh hưởng của nước này trong cuộc xung đột tại phía Đông Ukraine. Trước đó, một số nguồn tin cho biết, bảy nước châu Âu ủng hộ dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga, bao gồm: Áo, Hungary, Italy, Síp, Slovakia, Pháp và Séc. Còn theo Tiếng nói nước Nga, gần một nửa thành viên EU ủng hộ việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Theo WSJ, EU có thể sẽ co lại một cách đáng kể các lệnh trừng phạt Nga và tái đàm phán với Nga về các vấn đề từ du lịch không cần visa cho tới sự hợp tác về kinh tế, hợp tác về cuộc khủng hoảng ở Libya, Syria và Iraq… nếu có những biến chuyển trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhiều ý kiến được thể hiện trên văn bản gần đây cũng cho thấy, các thành viên EU tin rằng đây là thời điểm để hướng tới đối thoại chứ không phải là gây áp lực hơn nữa lên Nga. Đại diện châu Âu hôm 20/1 cũng cho biết, Nga có thể tiếp tục nhập khẩu những loại thực phẩm đã bị cấm nhập từ EU nhưng từ chối cho biết loại thực phẩm nào sẽ được tái phê duyệt. Trong khi đó người ta đã thấy bóng dáng các công ty châu Âu đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Nga hòng tìm lại chỗ đứng đã mất của mình.

Các đồng minh đã thấy ông thợ săn đã bắt đầu buông súng và làm động tác vuốt ve gấu. Các nước đã nhìn thấy rõ ngay Hoa kỳ đã phá rào khi đã quyết định cho các công ty quốc phòng của mình mua các động cơ tên lửa đẩy của Nga giá trị hợp đồng có thể là 1 tỷ đô-la. Và con gấu Nga đã đồng ý bán.

Bảo vệ lợi ích vẫn là trên hết.

Trong vài tháng gần đây, sự phân hóa trong nội bộ EU về quan hệ với Nga trở nên ngày càng rõ ràng hơn. Sự suy sụp về kinh tế và nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới trong khu vực đã khiến không ít các thành viên suy xét lại.

Đầu tiên phải nói tới việc NATO bất ngờ muốn nối lại liên lạc với Nga. Các lãnh đạo của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bất ngờ đưa ra kế hoạch thiết lập lại liên lạc với lãnh đạo quân đội Nga.

Hãng Reuters dẫn lời Tướng Philip Breedlove – chỉ huy quân đội NATO cho biết: “Chúng tôi đã nói rất là nhiều về vấn đề thiết lập lại việc liên lạc như thế nào và thực tế là truyền thông với những lãnh đạo cấp cao bên phía quân đội Nga thực sự quan trọng”.

Tướng Breedlove nói thêm rằng, ông vẫn duy trì liên lạc với Tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng của lực lượng vũ trang Nga sau khi Nga sáp nhập Crưm vào tháng Ba năm ngoái.

“Chúng tôi đang thiết lập lại việc này, chúng tôi đã trao đổi với các lãnh đạo cấp cao về các cách thức… chúng tôi sẽ nối lại liên lạc với ông Valery [Gerasimov]”- Tướng Breedlove nói.

Hồi tháng Tư năm ngoái, Moscow đã triệu hồi đại diện quân đội của Nga tại NATO, sau khi NATO ngừng hợp tác dân sự và quân sự với Nga, do khủng hoảng tại Ukraina. Kể từ sau đó, NATO thúc đẩy hợp tác với Ukraina, đồng thời tăng cường hiện diện tại khu vực Baltic, trong khi Nga cũng liên tục tập trận và thúc đẩy hoạt động quân sự đối ứng với các động thái của NATO trong khu vực.

Đầu tháng 12/2014, Tổng thống Pháp Francois Hollande trở thành lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến thăm Nga kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra hồi đầu năm. Cho dù chỉ là cuộc ghé qua trên đường về từ chuyến công du Kazakhstan và chặng dừng chân này không nằm trong lịch trình nhưng nó cũng khiến nhiều người hy vọng một sự tan băng trong quan hệ hai bên. Trong tuần đầu năm mới 2015, ông Hollande cũng đã thừa nhận cuộc khủng hoảng ở Nga không phải là điều tốt đẹp cho châu Âu. Vị tổng thống Pháp cho rằng, ông Putin dường như không mong muốn chiếm giữ miền Đông Ukraine mà có lẽ chỉ muốn duy trì sự ảnh hưởng của Nga lên người láng giềng lâu năm và đưa nước này tránh xa khỏi NATO.

Tổng thống Pháp cũng đã ghi nhận những tích cực của Nga để giải quyết vấn đề Ukraine và cho rằng đã đến lúc cộng đồng quốc tế dỡ bỏ những lệnh cấm vận kinh tế với Nga. Những tuyên bố của ông Hollande được đưa ra trong bối cảnh ông cam kết sẽ tái thiết nền kinh tế Pháp vào năm 2015 với nỗ lực đưa tăng trưởng GDP từ mức sát 0 lên 1%. Trước đó, hàng loạt các thành viên EU cũng đã lên tiếng về việc không cần thiết phải tiếp tục trừng phạt Nga. Nhiều quốc gia cho biết họ đã quá mệt mỏi trong cuộc tranh đấu giữa Nga và Mỹ. Ngay cả Đức, Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel hôm 4/1 cũng bày tỏ lo ngại những tác động xấu từ sự ốm yếu của kinh tế Nga sẽ lan sang EU. Ông Sigmar nhấn mạnh rằng trừng phạt kinh tế Nga không phải với mục đích làm Nga suy yếu, sụp đổ mà để góp phần giải quyết các vấn đề của Ukraine.

Trước các lệnh trừng phạt, ga đã rơi vào tình trạng suy kiệt kinh tế, thiếu vốn, thiếu hàng hóa, đồng Rúp tụt giảm, dự trữ sụp mạnh… Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nền kinh tế EU vốn đang ốm yếu lại càng khó khăn hơn bởi chính những lệnh trừng phạt Nga và hành động trả đũa của điện Kremlin.

Trong một động thái mới nhất, ECB dự tính triển khai các biện pháp kích thích kinh tế trị giá 1.300 tỷ đồng để ngăn eurozone rơi vào trạng thái giảm phát. Với Ukraine, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, EU có thể sẽ ngừng hậu thuẫn cho Ukraine bởi những cam kết cải cách không được thúc đẩy nhanh chóng. Nhiều thành viên EU dường như đang bày tỏ quan điểm rõ ràng hơn về cuộc đối đầu Đông – Tây trong bối cảnh EU chịu thiệt nặng nề, còn nhiều quốc gia khác lại hưởng lợi. Vấn đề cốt lõi trong các quan hệ quốc tế xưa nay vẫn là lợi ích. Trong khi đó, Nga vẫn là một thực thế, vẫn là hàng xóm của EU và không thể biến mất hay thay đổi vị trí địa lý được.

Bên kia đại dương phù thủy Trung quốc đang tranh thủ thời cơ Mỹ Nga bận cuộc chiến để hô thần chú, mua tay bắt quyết hút cát, xây kè đổ bê tông tạo các sân bay, các pháo đâì kiên cố ngăn không cho Mỹ quay lại gây ảnh hưởng ở Đông Năm châu Á. Phù thủy chơi trò vừa an ủi động viên người đàn em là yên tâm chúng tôi muốn quan hệ lành giềng tin cậy lẫn nhau và khẩu hiệu 4 tốt mà mười sáu chữ vàng vẫn có hiệu lực thiêng liêng, còn mặt kia phù thủy phớt lờ sự lo lắng và phản đối của Việt nam, phù thủy cứ làm đấy làm gì ta được? Ta sẽ lấy hết những gì ta muốn và cái lưỡi bò sẽ còn phình to hớn nếu ta muốn! Người ta thấy chỉ khi nào Mỹ và Việt nam cùng chống trả phù thủy thì mới hy vọng làm phép bùa của vị này mất hết tác dụng mà thôi. Mỹ dù mạnh đến đâu lực bất tòng tâm sao có thể một lúc hai tay bắn súng vào gấu Nga còn tay kia chém phù thủy? Người ta cũng thấy Việt nam chỉ chạy vòng quanh, than phiền khẳng định chủ quyền trong khi phù thủy thì cứ hô thần chú rồi nuốt đảo biển và lập sân bay và phù phép mạnh hơn lên như coi chẳng thấy có một vị hàng xóm nhỏ bé này trong mắt. Phù thủy nay vừa không bỏ giàn khoan lớn mà còn xây đắp đảo rộng ra thành pháp đài kiên cố để nuốt biển đảo nhiều hơn, thách thức cả Hoa kỳ và tất nhiên cả Việt nam và các quốc gia đông Nam Á.

Người ta nhìn lại bức ảnh tự sướng mà tổng thông Obama đã vẽ ra tại thông điệp liên bang đầu năm thì đa số đã ghi nhận ông OBama không cười hân hoan mà trái lại môi mím chặt, khuôn mặt tái xanh mệt mỏi và chán chường. Phải chăng ông OBama lại một lần nữa thua đau trước một Putin đầy tự tin và quả quyết và giầu kinh nghiệm đã được công chúng Nga yêu quý ông hơn?

Cuộc săn đã đến hồi phải kết thúc chưa chúng ta phải chờ xem vào những ngày tới đây. Nhưng súng vẫn đầy đạn mà trước gấu trắng đang nếm mật trên bàn tay vãm vỡ không ai dám lên nòng để bắn tiếp vì sợ gấu vả những cú trời giáng chăng?

Ngày 22 tháng 1 năm 2015.

© Nguyễn Công Bằng

© Đàn Chim Việt

 

102 Phản hồi cho “Nguyễn Công Bằng: Nghĩ gì về bản thông điệp Liên bang của ông OBama?”

  1. Mỹ bắt đầu thấm đòn từ Nga
    Cập nhật lúc: 15h51″ | 27/02/2015
    Trong khi giới chức Mỹ vẫn tiếp tục đòi trừng phạt Nga thêm nữa thì một trong những tập đoàn hàng đầu của siêu cường số 1 thế giới thông báo một thông tin gây sốc về thiệt hại của họ. Có vẻ như Mỹ bắt đầu cảm nhận ảnh hưởng thực sự từ “cuộc chiến” trừng phạt với Nga.
    Ảnh minh họa
    ExxonMobil hôm qua (26/2) cho biết, những biện pháp trừng phạt mà Mỹ và Liên minh Châu Âu đang áp đặt lên Nga đã khiến tập đoàn dầu mỏ của Mỹ tổn thất lên tới 1 tỉ USD.
    Exxon năm ngoái “đã giảm” một số các hoạt động liên danh bị cấm với tập đoàn dầu khí lớn của Nga là Rosneft ở Biển Đen, các khu vực Bắc Cực và tây Siberia, ExxonMobil cho biết trong báo cáo hàng năm gửi các nhà quản lý.
    “Tổn thất cao nhất” gây ra từ những hoạt động bị huỷ bỏ nói trên là khoảng 1 tỉ USD tính đến cuối năm 2014, bản báo cáo của ExxonMobil cho hay.
    Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine đang chứng kiến một cuộc đối đầu Đông -Tây căng thẳng và quyết liệt chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ đang dẫn đầu một liên minh phương Tây trong một chiến dịch chống Nga mạnh mẽ.
    Mỹ và các nước đồng minh liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Moscow đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, kích động cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông nam Ukraine. Bất chấp việc Nga liên tục lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên cũng như bất chấp việc phương Tây chẳng thể đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào chứng minh cho các cáo buộc của họ, các cường quốc Châu Âu dưới sự dẫn dắt của Mỹ vẫn tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Nhiều trong số này là những biện pháp trừng phạt đang gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga khi nó nhằm vào các ngành then chốt như ngân hàng, năng lượng và quốc phòng.
    Nga cũng đáp trả bằng việc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm từ những nước áp đặt đòn trừng phạt nhằm vào họ.
    “Cuộc chiến” trừng phạt giữa Nga và phương Tây đã khiến cuộc đối đầu Đông-Tây càng trở nên nghiêm trọng và khiến cả hai bên đều tổn thất nặng nề. Nền kinh tế Nga rõ ràng đang chao đảo vì những đòn trừng phạt hà khắc của phương Tây. Các nước Châu Âu cũng bị tổn thương không kém Nga vì chính chính sách trừng phạt của họ. Mỹ đã khiến nhiều đồng minh phương Tây ghen tị và không thoải mái khi nước này không chịu ảnh hưởng mấy từ chính sách trừng phạt Nga bởi quan hệ Nga-Mỹ không gắn bó chặt chẽ như quan hệ giữa Nga và Liên minh Châu Âu.
    Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã bắt đầu có thông tin về việc các công ty Mỹ phải hứng chịu tổn thất từ chính sách trừng phạt Nga do chính Washington khởi xướng và thúc ép phương Tây phải làm theo họ.
    Các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào tập đoàn Rosneft của Nga cũng như Chủ tịch tập đoàn này là ông Igor Sechin. Mỹ cho rằng, ông Sechin là bạn bè thân thiết của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh cấm các công ty Mỹ cung cấp một số thiết bị và dịch vụ dầu khí nhất định, ví dụ như cho hoạt động khoan thăm dò, khai thác thuộc những dự án ngoài khơi xa ở những vùng nước sâu, ở Bắc Cực hay khoan thăm dò mỏ đá phiến sét.
    Exxon đã bị buộc phải từ bỏ dự án liên danh, hợp tác chung với tập đoàn Rosneft của Nga trong hoạt động khoan thăm dò, khai thác ở Biển Kara, ngoài khơi phía bắc Siberia. Đây là nơi được ước tính chứa đựng đến 87 tỉ thùng dầu.
    Rosneft hồi tháng 9 năm ngoái đã thông báo, tập đoàn này phát hiện dầu mỏ trong dự án Kara.
    Nền kinh tế Italia mất 5,3 tỉ euro vì “cuộc chiến” trừng phạt
    Đã có rất nhiều bài báo nói về những tổn thất mà các nước Châu Âu phải hứng chịu khi thực hiện chính sách trừng phạt Nga – đối tác thương mại và năng lượng hàng đầu của họ.
    Gần đây, hôm 9/2, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo từng thừa nhận, Liên minh Châu Âu (EU) đã phải gánh chịu tổn thất lên tới 21 tỉ euro giá trị xuất khẩu vì các biện pháp trừng phạt mà chính họ áp đặt lên Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
    “Các biện pháp trừng phạt đã khiến tất cả chúng ta đều phải trả giá đắt. Liên minh Châu Âu (EU) đến nay đã phải chịu tổn thất lên tới 21 tỉ euro (23,7 tỉ USD). Ở Tây Ban Nha, chúng tôi đã bị ảnh hưởng nặng nề cả trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch”, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo cho hay.
    Mới đây nhất, ngày hôm qua (26/2), ông Antonio Fallico, Chủ tịch công ty Banca Intesa Nga – một chi nhánh của tập đoàn Intesa Sanpaolo của Italia, cho biết, những đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga và đòn “phản công” lại của Nga đã khiến nền kinh tế của Italia tổn thất trực tiếp lên tới 5,3 tỉ euro.
    Năm ngoái, giao dịch thương mại giữa Nga và Italia đã giảm 17% so với năm 2013, ông Fallico cho hay. Theo những ước tính do ban phân tích của tập đoàn Intesa Sanpaolo đưa ra dựa trên những con số được cung cấp bởi Viện Thống kê Quốc gia Italia, ngoài lĩnh vực nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi các đòn trừng phạt, xuất khẩu dệt may, phụ kiện và da dày của Italia sang Nga đang bị hứng chịu hậu quả nhiều nhất (giảm 16,4%), tiếp đó xuất khẩu đồ điện, máy móc và phương tiện vận tải giảm 13,7%.

    “Chỉ trong một thời gian ngắn, công việc của các công ty chúng tôi ở Nga đã bị phá huỷ dù trước đó chúng tôi đã xâm nhập và phát triển thành công ở thị trường đầy hứa hẹn của Nga. Xuất khẩu của ngành sản xuất Italia sang Nga đã tăng vọt ở mức 327% trong vòng 15 năm gần đây”, ông Fallico nói thêm.
    EU đã ngày càng trở nên chia rẽ vì chính sách trừng phạt kinh tế mạnh tay nhằm vào Nga – một chính sách mà họ chính thức áp dụng từ hồi tháng 7 năm ngoái. Nhiều thành viên của EU đang thực sự lo ngại về việc mối quan hệ thương mại của họ với Moscow bị ảnh hưởng.

  2. Huong Nguyen says:

    Wow! Liên Âu bây giờ đã biết sợ rồi!

    Một nguồn tin (vịt) từ Hà Nội cho hay rằng các nhà lãnh đạo Liên Âu sẽ chính thức xin lỗi Puttin trong tuần tới. Một buổi lễ dâng trà, dưới sự chứng kiến của Tập Cận Bình sẽ diễn ra tại Mút Cu để các lãnh tụ Aó, Ý, Hungary, Pháp, Đức, Ukraine… lần lượt dâng trà chính thức xin tha cho tất cả các mạo phạm trong suốt thời gian qua. Để đáp lại, Mút Cu cũng bắn tiếng là chỉ tát nhẹ rồi sẽ cho các lãnh tụ trở về cố hương tiếp tục lãnh đạo xứ sở mình.

    Mút Cu cũng nhắc nhở các quốc gia Liên Âu phải nhớ cho kỹ là mùa Đông ở Âu Châu rất lạnh mà mõ dầu (láo) ở biển Đông thì còn lâu mới có thể khai thác. Đừng chạy theo thằng điếm Mỹ vì chỉ có nó mới tự túc năng lượng được mà thôi.

  3. Hôm nay từ Anh quốc, cựu Cựu đồng nghiệp của ông Blair đã khẳng định sự thất bại thảm hại của Mỹ và châu Âu với ông Putin nói riêng và nước Nga nói chung. Mời các bạn đọc bài báo mới này:
    Khác với Obama, Putin là người sinh ra để chiến thắng
    Cựu đồng nghiệp của ông Blair: Khác với Obama, Putin là người sinh ra để chiến thắng
    © Photo: RIA Novosti/Alexei Druzhinin
    Không giống như nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, trong đó có Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin là người “sinh ra để chiến thắng.”
    Tuyên bố này đã được thực hiện bởi nhà báo kiêm nhà phân tích chính trị Anh Alistair Campbell, người nổi tiếng từng làm việc trong ê kíp của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair.
    “Cho dù chúng ta có thích hay không, nhưng ông Putin là một người sinh ra để chiến thắng. Ông ấy có ý tưởng rõ ràng về chiến lược riêng của mình,” – nhà phân tích Anh tuyên bố trên kênh truyền hình NBC.
    Ngay lập tức bài nói chuyện này đã được đăng tại lại tại Mỹ và khắp châu Âu. Có nhiều người cũng nhận xét như vậy nhưng không có ai nói ra thẳng toẹt sự thật này vì như vậy chẳng khác nào tuyên bố Mỹ và phương Tây thất trận trước ông Putin. Có lẽ ông Alistair Campbell là người giám nói lên sự thật.

  4. Phương Tây thừa nhận thất thế trước sức mạnh của ‘Gấu Nga’ và Hoa kỳ cảm thấy nhục nhã vì không đối phó nổi với Nga ở Ucraina.
    Theo tờ báo Focus của Đức đưa tin, cựu lãnh đạo Không quân Hoàng gia Anh Michael Graydon đã trở thành vị quan chức EU đầu tiên “gây sốc”, sau khi tuyên bố thừa nhận sự vượt trội của lực lượng quân sự Nga.
    Đoàn xe tăng của lực lượng NATO đang tiến hành nhiệm vụ
    Ông Graydon còn khẳng định lực lượng quốc phòng Anh đã “kiệt quệ” và nước này sẽ không có nhiều cơ hội để đối đầu với nước Nga trong trường hợp có chiến tranh xảy ra.
    Tờ báo còn đưa ra nhiều lời tuyên bố khác từ các nhà lãnh đạo lực lượng vũ trang đến từ các quốc gia láng giềng. Cụ thể hơn, Đại tướng Thụy Điển Sverker Göranson nhận định rằng lực lượng quân sự của nước này “đang ở trong tình trạng rất tồi tệ”. Ông cũng nói thêm họ không có đủ sức để chống lại nước Nga nếu như không có sự hỗ trợ quân sự từ các nước khác.
    Ông Philip Breedlove, hiện là lãnh đạo tối cao khối NATO tại châu Âu, cũng đã nghi ngờ về khả năng “đáp trả thích hợp” của lực lượng liên minh khi đối diện với nguy cơ đe dọa quân sự trên diện rộng. Ông còn đặt dấu hỏi cho sự linh hoạt và khả năng của NATO trong việc đáp trả nhanh chóng trước sự uy hiếp ngày càng gia tăng từ bên ngoài, theo tờ báo cho hay.
    Mặt khác, Nguyên Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định ông không mấy tin tưởng về khả năng đối đầu với nước Nga của châu Âu. Ông nhận xét rằng “người châu Âu đã giảm bớt chi tiêu quân sự của mình, thì không lý nào họ lại có thể tự bảo vệ bản thân mà không nhờ đến lực lượng Hoa Kỳ”.
    Cuối cùng, Đại tướng Hoa Kỳ Ben Hodges đã nói với phóng viên tờ “Wall Street Journal” vào đầu tháng 2 rằng Nga hiện đang sở hữu các phương tiện quân sự cấp cao và đang củng cố khả năng sát thương của họ. Trong khi đó, phương tây đang dần thụt lùi về phía sau.
    Còn ông Mr Cain thượng nghị sỹ Mỹ đã chua chát cay đắng nhận định rằng: ” Mỹ đã bị thua cay đắng và nhục nhã ở Ucraina trước Nga”".
    Như vậy bản trường ca Liên lang của ông OBama đã chết thực sự.

  5. Vì sao Nga luôn “trên cơ” trong “ván bài”Ukraine?

    Tôi hoàn toàn đống ý với ý kiến của các bạn đã góp ý. Cho đến giờ này theo tôi thì bản thông điệp của ông OBama đã chết. Việc Mỹ nhận mình là tác giả của việc gây ra biến cố Ucraina vừa qua đã làm cho Mỹ phải bị thất bại thảm hại, mất uy tín nghiêm trọng. Hai thỏa thuận Minsk và những diễn biến trong hơn một năm qua ở quốc gia Đông Âu Ukraine cho thấy Nga luôn “trên cơ” phương Tây trong “ván bài” Ukraine, cho dù cái giá mà Nga phải trả cho việc sáp nhập bán đảo Crimea cũng không phải là nhỏ.
    Vì sao Nga luôn “trên cơ” trong “ván bài”Ukraine?
    Tổng thống Nga Vladimir Putin bước ra khỏi phòng họp ở Belarus hôm 12/2 với vẻ mặt hài lòng về kết quả đàm phán (Ảnh: NY Daily News)
    Cuộc khủng hoảng Ukraine đã lật sang những trang mới sau khi nhóm “Bộ tứ Normandie” gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức đạt được nhất trí về lộ trình hòa bình lâu dài và toàn diện cho quốc gia Đông Âu nằm kẹp giữa Nga và phương Tây.
    Trong lộ trình đó, điểm sáng nhất là lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 15/2 theo giờ địa phương và các bước đi tiếp theo trong giải pháp tổng thể gồm 13 điểm nhằm mang lại hòa bình toàn diện và tương lai thực sự cho Ukraine.
    Nhưng với những điều khoản rõ ràng có lợi cho Nga và lực lượng thân Nga ở miền Đông Ukraine, thỏa thuận Minsk 2 (được ký ngày 12/2/2015 tại Belarus trên cơ sở thỏa thuận Minsk 1 ký ngày 19/9/2014) cho thấy một thực tế hiển hiện rằng thế chủ động thuộc về phía Nga và Tổng thống Vladimir Putin luôn nắm trong tay những lá bài quyết định mỗi khi cần “chốt hạ”.
    Điểm lại bối cảnh diễn ra cuộc họp thượng đỉnh nhóm Normandie lần 2, không khó để nhận ra rằng cuộc họp được lên kế hoạch vội vã trong điều kiện quân đội chính phủ Ukraine liên tục thất thế trên chiến trường, Mỹ nhăm nhe viện trợ vũ khí sát thương cho Kiev và các nhà lãnh đạo châu Âu có quan điểm rất khác nhau trong vấn đề Ukraine.
    Trong bối cảnh đó, Đức và Pháp – hai quốc gia đầu tàu châu Âu với quan điểm phản đối giải pháp quân sự và chỉ ủng hộ các nỗ lực ngoại giao – đã phải nhanh chóng đưa ra sáng kiến và cấp tập tiến hành các hoạt động ngoại giao con thoi tới Ukraine, Nga và Mỹ hòng vãn hồi tiến trình hòa bình đang hấp hối ở Ukraine kể từ khi thỏa thuận Minsk đầu tiên được ký cũng tại Belarus. Mục tiêu tối thượng của hai nhà lãnh đạo này là “bằng mọi giá đạt được một giải pháp chính trị” tại cuộc họp thượng đỉnh Normandie để tránh đẩy châu Âu vào một cuộc đối đầu khốc liệt với Nga liên quan đến tình hình Ukraine và kế hoạch can thiệp quân sự của Mỹ.
    Nắm được yếu điểm này của Đức và Pháp, Tổng thống Putin đã dàn thế chuẩn bị cho một cuộc đàm phán marathon kéo dài liên tục 16 tiếng với một số lần nghỉ rất ngắn ở giữa để tham vấn cấp dưới khi đi vào những vấn đề quá kỹ thuật, chi tiết.
    Nguồn tin thân cận với các phiên thảo luận kín của lãnh đạo 4 nước trong nhóm Normandie cho biết nhà lãnh đạo Nga đã liên tục đảo quân bài từ ngoại giao sang quân sự và ngược lại, tùy thuộc quân bài nào mang lại lợi thế nhiều nhất cho Nga. Ông Putin hoàn toàn nắm thế chủ động trên bàn đàm phán nhờ hiểu rõ các mục tiêu của đối phương. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Ukraine (dù có tới 3 người trên cùng một chiến tuyến đối lập) lại hoàn toàn bị động vì không nắm được mục tiêu thực sự cũng như những điểm yếu chí tử của Tổng thống Putin, ngoài những hoài nghi về khó khăn kinh tế đang bủa vây nước Nga do tác động từ các lệnh trừng phạt trước đó của Mỹ và châu Âu
    Theo bà Amanda Paul, một chuyên gia về Nga thuộc Trung tâm chính sách châu Âu đặt trụ sở tại Brussels, nhà lãnh đạo Nga giỏi chiến thuật hơn những người đồng cấp châu Âu một phần còn vì ông biết rõ những điểm yếu của “châu lục già”. Các nước châu Âu kiên quyết phản đối triển khai quân đội và vũ khí tới Ukraine, vì lo ngại Nga đủ mạnh để đánh bại Ukraine cho dù Kiev có được Mỹ viện trợ vũ khí sát thương. Châu Âu không muốn tạo cớ cho Nga công khai đưa các loại vũ khí hiện đại nhất tới chiến trường Ukraine để ngăn chặn sự xâm lấn quân sự của phương Tây một khi vũ khí của Mỹ xuất hiện ở Kiev.
    Ngoại trưởng Italia Paolo Gentiloni cũng từng nói: “Lĩnh vực mà ông Putin không có gì để sợ chính là vũ khí. Ông ấy có thể yếu trong một số lĩnh vực nhưng rất mạnh về vũ khí”. Khi đưa ra đánh giá này, người đứng đầu ngành ngoại giao Ý hẳn muốn ám chỉ tới xuất thân từ ngành tình báo của ông Putin và hai cuộc chiến tranh trước đây ở Kosovo và Nam Ossetia.
    Trong thế tương quan hoàn toàn có lợi cho Nga trên bàn đàm phán, sự ra đời của thỏa thuận có lợi có Nga và phe thân Nga ở Đông Ukraine là điều khó tránh khỏi. Những “cái được” lớn nhất của Nga trong thỏa thuận này là đã không phải đưa ra thời gian biểu rút quân ở vùng chiến sự, tạo hành lang phi quân sự rộng tới 140 km chia tách hai bên tham chiến ở Ukraine, buộc Kiev phải trao quyền lực lớn hơn cho các khu vực thân Nga (Donetsk và Lugansk) và gắn vấn đề cải cách hiến pháp tại Ukraine với lịch trình kiểm soát vùng biên giới với Nga. So với thỏa thuận Minsk 1, thỏa thuận lần này có quá nhiều điều khoản bất lợi cho Ukraine, ngoại trừ việc không còn bị Mátxcơva thúc ép phải tiến hành liên bang hóa như đòi hỏi lâu nay.
    Tuy nhiên, những lợi thế cho Nga chưa phải đã hết. Trên thực địa, dù lệnh ngừng bắn và rút vũ khí đã được thực thi song phe ly khai ở miền Đông vẫn tiếp tục giành thêm chiến thắng mới. Trong đó, quan trọng nhất là việc từ ngày 19/2 các tay súng thân Nga đã hoàn toàn kiểm soát thị trấn Debaltseve, cầu nối chiến lược giữa hai vùng Donetsk và Lugansk, tạo thành một khu vực nối liền rộng lớn ở phía Đông Ukraine.
    Nếu theo tinh thần của thỏa thuân Minsk 2, đây là hành động vi phạm của phe ly khai ở miền Đông Ukraine. Điều trớ trêu là chính Kiev đã tạo cớ cho sự vi phạm này khi quân đội Ukraine vẫn tiếp tục nã pháo sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 0h00 ngày 15/2. Việc Debaltseve hoàn toàn thất thủ chỉ ít ngày sau khi thỏa thuận Minsk 2 được ký càng củng cố thêm thắng lợi của Nga và phe thân Nga ở Đông Ukraine, cho thấy trên bất kỳ mặt trận nào Mátxcơva vẫn luôn nắm thế chủ động. Thỏa thuận Minsk 2, đúng như nhận định trước đó của nhiều người, xem ra cũng chỉ là “bước dừng mang tính chiến thuật của Tổng thống Putin” để hạn chế nguy cơ phương Tây sẽ áp thêm các lệnh trừng phạt mới và ngăn chặn nguy cơ Mỹ sẽ cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine khi hai vùng Donetsk và Lugansk vẫn bị chia cách bởi điểm nóng xung đột Debaltseve.
    Như vậy, nhìn lại toàn bộ “ván cờ” Ukraine từ khi bắt đầu đến nay, Tổng thống Putin luôn ở thế trên cơ khi ông liên tục buộc phương Tây phải xoay vần theo các bước đi chiến thuật của mình. Đầu tiên là việc ông đã sáp nhập thành công bán đảo Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga. Tiếp đó, Nga đã hậu thuẫn thành công cho lực lượng ly khai ngày càng lớn mạnh ở miền Đông và liên tục đẩy giới tuyến giao tranh lui dần về phía Kiev. Ngoài ra, thông qua lá bài năng lượng, Nga cũng đang thành công trong việc gây chia rẽ nội bộ phương Tây với 3 luồng ý kiến đang tồn tại là phản đối trừng phạt Nga (Hungary và Hy Lạp), phản đối giải pháp quân sự (Đức, Pháp) và ủng hộ giải pháp quân sự (Mỹ, Anh).
    Do đó, không quá khi nói rằng một thế trận có lợi cho Nga đã được sắp sẵn trên cả bàn đàm phán lẫn thực địa, báo hiệu tình hình tại quốc gia Đông Âu Ukraine sẽ tiếp tục có thêm những diễn biến khó lường trong thời gian tới.
    Việc Mỹ đã đứng ra nhận mình là tác giả của biến cố Ucraina đã làm mỹ bị mất uy tín và bẽ bàng ôm lấy uất hận vì thua Putin trong cuộc chiến này. Ông OBama thật bé nhỏ so như hòn sỏi bên cạnh là trái núi là ông Putin dù nước Nga phải mất 100 tỷ đô-la nhưng đã có tất cả trong tay mình.

    • Tien Ngu says:

      Tiếc quá xá tiếc…

      Giá như Mỹ…chơi với Cộng láo sơm sớm, thì đâu có cái that bại…chua cay này.

      Đảng VN Cộng…láo sẽ chỉ đạo cò mồi dìu dắt MỸ, thì chỉ có nước thua…VC, sao thua Nga Putin được?

      Âu đó cũng nà….định mệnh.

      Mỹ đã thua Cộng láo, nhất định phải thua Nga, không chạy đi đâu được cả.

      Cò mồi Cộng láo, phân tích tình hình thế giới, là vô cùng…chính xác

      ( chỉ có thua Tàu Cộng có tí xíu thôi hè…)

  6. Ông OBama nay không muốn nhắc đến bản thông điệp của mình đã tuyên thuyết vừa qua nữa vì tất cả là sự thất bại thảm hại. Ở trong nước ông định ký đạo luật cho dân nhập cư bất hợp pháp có quốc tịch Mỹ đã bị tòa án Mỹ chặn, tình hình quan hệ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ căng như dây đàn và đang đến điểm đỉnh là bất hợp tác và chống trái nhau như kẻ thù. Với đối ngoại thì Mỹ đã thất bại khi bị châu Âu gạt ra bên lề trong giải quyết hòa bình ở Ucraina, dù đã cấp tiền bạc và cả vũ khí vào đây mà quân Ucraina vẫn thất bại thảm hại.
    Xin các bạn đọc bài báo mới nhất hôm nay thì thấy rõ sự thất bại cay đắng của Mỹ.
    Putin: Phương Tây hỗ trợ vũ khí, Kiev vẫn thất bại ở Debaltseve
    Thứ tư, 18/02/2015, 07:55 (GMT+7)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin tin rằng các nước phương Tây đã hỗ trợ vũ khí cho Ukraine.
    Phát biểu trong khuôn khổ chuyến thăm Hungary ngày 17/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tin rằng các nước phương Tây đã hỗ trợ vũ khí cho Ukraine.
    Quân đội Ukraine, Ảnh Rian.
    Theo RIA Novosti, khi được hỏi về việc liệu chính phủ Kiev có thể đã nhận được hỗ trợ vũ khí từ các nước hay chưa, nhà lãnh đạo Nga nói rằng theo các thông tin mà Moscow thu thập được thì hoạt động này đã diễn ra.
    Khi nhận xét về tình hình ở khu vực Debaltseve, Tổng thống Putin cho rằng nơi này giống như một “nồi hơi” và việc các nước phương Tây có hỗ trợ Kiev vũ khí hay không thì cũng đi đến kết cục là thất bại và số nạn nhân gia tăng.
    Theo ông Putin, kết quả trên có được là do phần lớn các binh sĩ Ukraine hiện nay không muốn tham gia vào cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” và lực lượng ly khai đang có động lực lớn để bảo vệ gia đình họ.
    Ông Putin cũng nhắc lại lập trường của mình rằng không có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột ở Ukraine. Ông lưu ý, tình hình ở Debaltseve tiếp tục xấu đi là điều không thể tránh khỏi.
    “Những người trong vòng vây sẽ cố gắng thoát ra ngoài, trong khi lực lượng dân quân sẽ cố giữ họ trong vòng này. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến thực tế là theo cách này hay cách khác, cuộc đụng độ sẽ tiếp tục gia tăng”, ông nói.
    Người ta cho rằng trong đấm quân đội của Ucraina đang chiến đấu ở đây có cả cố vấn Mỹ và lính Grunia. Bởi thế, quân ly khai không cho 8 ngàn quân ở đây rút ra ngoại biện pháp buông súng ra hàng. Nếu chỉ cần có mấy cố vấn Mỹ bị bắt thì thật nhục nhã cho Hoa kỳ.

    • Tien Ngu says:

      Đúng đúng…

      Mỹ và O ba Má, lúc nào cũng that bại…thãm hại, Nga Putin thì luôn luôn…thắng lớn…

      Tình hình thế giới, ta cứ nghe theo lời…cò mồi Cộng láo phân tích, thì sẽ không trật vào đâu được.

      Mỹ và O ba Má, phát minh ra ipaq, iphone, Wifi…để cò mồi Cộng láo mang thông tin ưu vẹt, í quên, ưu việt, của các chiến thắng đến thật nhanh, mà…phục vụ con người…

      Công đức của Putin, đến với…nhân loại, phần lớn là nhờ cò mồi Cộng láo thông tin…kịp thời.

      Thua cái gì nữa chớ?

    • Chúc Mừng ! says:

      Giấc mộng xoay trục về Châu Á của Mỹ tan tành !

      “Nếu chỉ cần có mấy cố vấn Mỹ bị bắt thì…”, thế là Mỹ càng lún sâu vào vũng lày Ukraine, muốn rút chân ra cũng không được

      Mỹ phải bị “sa lầy” ở Ukraine, để Trung Quốc không còn lo Mỹ “xoay trục về Châu Á” mà quậy phá Trung Quốc ở Biển Đông nữa .

      Trung Quốc chiến thắng Mỹ ở Biển Đông mà không cần tốn một binh, một chốt là vì ngày xưa đã có Hồ Chí Minh, ngày nay thì có Putin .

      Chúc mừng năm mới, thắng lợi mới ! Nhân dân Nga đoàn kết với nhân dân VN anh hùng nhất định thắng ! Bao nhiêu lợi quyền sẽ về tay….ta !

  7. Trận Pháp Putin says:

    Theo một chuyên gia nghiên cứu về Trận Pháp Putin thì Nga đang thành công trong việc giúp TQ cột chân Mỹ ở Ukraine .

    Trước khi xẩy ra “khủng hoảng” Ukraine, cả TQ lẫn Nga đã hợp đồng tác chiến, cố gài cho Mỹ rơi vào “trận pháp Putin” ở Syria; thế nhưng vì Obama đã quá cẩn thận, không muốn mạo hiểm tại một nơi mà “quyền lợi của Mỹ” không được coi là bị “đe dọa sống còn”, nên Mỹ đã không lún sâu vào việc lật đổ Bashar al-Assad, vì vậy mà TQ đã mượn tay Nga cầm chân Mỹ ở ngay sát lãnh thổ Nga .

    Việc Nga đang khuấy động ở Ukraine đã làm cho Mỹ (có thể- nhiều phần) phải bỏ kế hoạch “xoay trục về Châu Á” , và nếu điều này xảy ra thì “trận thế Putin” được coi như là đã thành công hoàn toàn, và TQ sẽ không còn e ngại Mỹ cản trở việc độc chiếm Biển Đông và biển Hoa Đông nữa .

    Việc Tập Cận Bình cho mời TBT Nguyễn Phú Trong sang Bắc Kinh không ngoài mục đích giải thích với nhà lãnh đạo cao cấp nhất của VN rằng : Hãy chấp nhận thực trang, và Đừng mong chờ gì ở Mỹ , vì chính Mỹ cũng chưa chắc đã thoát ra khỏi Trận Thế của Putin ở Châu Âu (Ukraine)

    Người Mỹ cũng đã biết tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” của mình, nên Nhà Trắng cũng đã ngỏ lời mời TBT Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ (một động thái Ngoại giao chưa từng xảy ra trong quá khứ đối với đảng trưởng của một đảng chính trị nước ngoài) .

    Động thái này của Mỹ không ngoài mục đích là làm một nỗ lực gượng gạo, cuối cùng, nhằm “trấn an” VN , cầu may rằng VN sẽ vì muốn bảo vệ tài nguyên trong lãnh hải và lãnh thổ mà khoan vội chấp nhận việc TQ độc chiếm Biển Đông theo ý muốn của Tập Cận Bình.

    Nhưng chắc nhà lãnh đạo cao cấp nhất VN cũng sẽ nhận ra rằng : trong tình thế hiện tại thì nên bám chặt Bắc Kinh bằng mọi giá, chứ không thể mong chờ (một cách phù phiếm) từ phía Mỹ .

    Trận Pháp Putin ở Ukraine đã làm cuộc tranh chấp chủ quyền ở South China Sea thành ĐỊNH CUỘC ! .

    • Tien Ngu says:

      Rồi, phen này có cái…trận pháp của Putin, nhân dân Mỹ nhất định sẽ thành…ăn mày…

      Bo bo, rau muống, móc bọc…mà lây lất.

      Các Việt gian phãn động đang ở Mỹ phải…liệu hồn…

      Một là tìm đường qua các xứ Nga đang bảo bọc mà sinh song, hai là…vượt biên ngược, trở về bái các cò mồi Cộng láo mần sư phụ, học láo mà…sinh tồn.

      Ở Mỹ, nhất định sẽ thành…ăn mày…

  8. Trần Sâm says:

    Thực tế Mỹ đã cung cấp vũ khí cho Ukraine nhưng không cứu vãn được tình thế thua trận của Ucraina.
    15/02/2015 21:03
    Lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine bắt đầu có hiệu lực từ 0 giờ ngày 15-2 giờ địa phương (tức 5 giờ cùng ngày, giờ Việt Nam). Tuy nhiên, cả 2 bên xung đột – chính quyền Kiev và phe ly khai – đều đã đổ lỗi cho nhau trong những vụ vi phạm riêng rẽ.
    Một quan chức TP Popasna tại vùng Lugansk nói 2 thường dân thiệt mạng do rốc-két của phe ly khai khoảng 20 phút sau khi ngừng bắn có hiệu lực. Cùng ngày, nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) Alexander Zakharchenko đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp liên quan đến vấn đề này.
    Một ngày trước khi ngừng bắn có hiệu lực, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố nếu không xác lập được hòa bình thì cả nước này sẽ tuyên bố tình trạng chiến tranh. “Trong trường hợp không có được hòa bình, chúng ta phải đưa ra một quyết định rất nặng nề nhưng cần thiết là tuyên bố tình trạng chiến tranh” – hãng tin Interfax trích dẫn khẳng định của Tổng thống Poroshenko.
    Ngoài ra, theo cổng thông tin Obozrevatel ngày 15-2, cố vấn tổng thống Ukraine, ông Yury Biryukov, đang soạn thảo các biện pháp động viên người tình nguyện gia nhập các lực lượng thực hiện chiến dịch “chống khủng bố”. Theo ông, Kiev đã thông qua các văn kiện thích hợp và đang chuẩn bị thêm nhiều sáng kiến hợp pháp khuyến khích người tình nguyện.
    Cư dân TP Donetsk mang thi thể một người chết do đạn pháo đi chôn Ảnh: REUTERS
    Trong khi đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền dành cho trang tin Sputnik News, nhà phân tích chính trị Stephen Lendman, thuộc Trung tâm Nghiên cứu về toàn cầu hóa (Canada), nhận định Tổng thống Mỹ Barack Obama “nói dối” khi tuyên bố Washington chỉ xem xét vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine trong trường hợp lệnh ngừng bắn mới nhất bị vi phạm. Ông khẳng định Mỹ đã cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev ngay từ khi khởi đầu chiến dịch quân sự ở Đông Ukraine từ tháng 4-2014.
    Ông Lendman nhấn mạnh: “Tôi đã viết về điều này mấy lần rồi. Đó là một trong những lời nói dối mạnh miệng của ông Obama. Vũ khí hạng nặng đã được cung cấp để tấn công chứ không phải phòng thủ”. Thêm vào đó, theo ông, hàng trăm binh sĩ Mỹ sẽ đến Ukraine với cớ huấn luyện cho quân đội nước này trong khi hàng trăm binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ đã hiện diện ở đó.
    Nhà phân tích chính trị này kết luận: “Tôi tin rằng nếu phe ly khai tiếp tục đánh bại quân chính phủ Kiev, Tổng thống Obama sẽ tiếp tục triển khai lực lượng Mỹ đến Donbass” nhưng Mỹ đã thua hiệp này một cách cay đắng và nhục nhã.
    Lục San

    • Tien Ngu says:

      Xin lỗi…

      Anh cò mồi…cắt dán cố…cắt dán cở nào, thiên hạ chỉ…cười ruồi…

      Thầy thương quá. Thay nick lia lịa, tính chuyện …xí gạt cả diễn đàn hả cha nội?

  9. Putin đã nhận được tất cả những gì ông ta muốn? Mỹ đã thất bại không chỉ mất tiền khủng cung cấp cho Ucraina mà còn mất hết uy tín trước châu Âu và thế giới. [15.02.2015 15:49]
    Xem hình
    Cựu cố vấn của tổng thống Nga Putin, ông Illaryonov tuyên bố rằng: “Trong những thứ còn lại ông Putin thực tế là đã nhận tất cả những gì mình muốn. Đồng thời ông ta không nhận về mình một nghĩa vụ nào. Tất cả các nghĩa vụ Ukraina đã nhận về mình. Thêm vào đó, những nghĩa vụ của Ukraina bây giờ lại được củng cố bởi các nghĩa vụ của Pháp và Đức”. Báo ZN.ua dẫn lời ông Illaryonov đưa tin.
    Người ta không còn nghe thấy tiếng nói dư âm nào còn lại của bản thông điệp đầu năm mà ông OBama đã cất lên. Tất cả đã chìm vào lãng quyên.

  10. Thế Phong says:

    Putin giành thế thượng phong trong thỏa thuận ngừng bắn Ukraine. Đó là nhận định của báo chí Pháp, Đức và Anh.
    Kết quả đạt được từ cuộc đàm phán 4 bên về khủng hoảng Ukraine có thể là chiến thắng của Tổng thống Putin, do các điều kiện dường như có lợi cho phe ly khai và vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng.
    Các bên được gì trong thỏa thuận ngừng bắn mới ở Ukraine / Hội đàm bốn bên đạt thỏa thuận ngừng bắn ở đông Ukraine
    2015-02-11T195558Z-700716241-G-3885-5934
    Tổng thống Putin trong cuộc đàm phán 4 bên tìm hướng giải quyết khủng hoảng Ukraine hôm 11/2 tại Minsk, Belarus. Ảnh: Reuters
    Dù Tổng thống Nga nổi tiếng với thói quen bắt mọi người chờ đợi, ông Putin hôm 11/2 đến sớm trong cuộc họp đàm phán 4 bên tìm hướng giải quyết khủng hoảng Ukraine tại Belarus. Ông cũng là người đầu tiên ra khỏi phòng khi kết thúc cuộc họp. Trông ông hơi xanh xao và mệt mỏi nhưng về tổng thể, ông có vẻ khá hài lòng. “Đó không phải là đêm tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi”, tổng thống Nga nhận xét với một nụ cười khi ông xuất hiện trước camera của các phóng viên. “Nhưng buổi sáng thì tốt”, ông nói.
    Không giống như đối tác Ukraine trong các cuộc đàm phán, Putin chịu ít rủi ro trong cuộc đàm phán. Các vấn đề trọng tâm trong thỏa thuận ngừng bắn còn khá mơ hồ. Putin cẩn thận nhấn mạnh khi thông báo với truyền thông rằng ông không ký bất kỳ thỏa thuận nào mà việc đó sẽ để cho lãnh đạo phe ly khai ở Ukraine thực hiện. “Ông Putin vẫn nắm lá bài quyết định trong cuộc đàm phán này”, cây bút Andrew Higgins của New York Times viết.
    Theo Time, thỏa thuận mới rõ ràng có lợi cho phe ly khai thân Nga. Kiev không lấy lại được “toàn quyền kiểm soát” hàng trăm km biên giới với Nga cho đến sau cuộc bầu cử tại vùng Donetsk và Luhansk. Phiến quân sẽ chỉ từ bỏ quyền kiểm soát biên giới nếu Ukraine sửa đổi hiến pháp để cấp thêm nhiều quyền hạn hơn cho phe ly khai, trong đó bao gồm cả quyền thành lập lực lượng cảnh sát riêng và tự do thương mại với Nga. Không chỉ vậy, Kiev còn phải chi trả tiền trợ cấp và phúc lợi xã hội cho miền đông. Những điều kiện này phải được thực hiện trước khi hết năm 2015.
    Người dân Ukraine có thể sẽ thấy các điều khoản này đáng xấu hổ và trách cứ Tổng thống Petro Poroshenko, người ngồi đối diện với Putin ở Minsk. Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 6 với hứa hẹn gây dựng hòa bình với Nga, Poroshenko phải đối mặt với chỉ trích từ cả các đồng minh và đối thủ chính trị, cũng như những người biểu tình trên đường phố Kiev vì ông đã để cho phe ly khai kiểm soát quá nhiều khu vực. Để sửa đổi hiến pháp theo yêu cầu nói trên, ông Poroshenko phải có được sự ủng hộ từ quốc hội, điều ông không thể dễ dàng đạt được. Ngoài ra, việc phải thanh toán phúc lợi cho miền đông Ukraine sẽ khiến ông Poroshenko có nguy cơ đối mặt một cuộc nổi dậy. Ông ngồi lên chiếc ghế quyền lực một năm trước đây nhờ một cuộc đảo chính, và lịch sử có thể lặp lại một lần nữa.
    Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite, nước ở vùng Baltic rất lo ngại về tình hình Ukraine cho rằng đây là một thỏa thuận yếu kém. “Không hề đạt được thỏa thuận cụ thể về kiểm soát biên giới và đây là điều yếu nhất”, bà nói với các phóng viên tại Brussels trong một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu. “Đây là một giải pháp chưa đến nơi đến chốn”, bà nói thêm. “Chúng ta đã từng không thực hiện được thỏa thuận Minsk lần thứ nhất, hãy chờ xem Minsk lần thứ hai có làm được gì không”.
    Ông Poroshenk có biểu cảm nghiêm nghị hơn người đồng cấp Nga khi ông trả lời báo chí. Trong phát biểu của mình, tổng thống Ukraine chọn cách nhấn mạnh những tác động trực tiếp nhất của thỏa thuận ngừng bắn. Giao tranh phải ngừng trước nửa đêm 15/2 và vũ khí hạng nặng phải được rút khỏi tiền tuyến. Tất cả tù binh chiến tranh sẽ được thả hoặc trao đổi với bên kia. Tất cả “nhóm bất hợp pháp” phải giải trừ vũ khí. Toàn bộ chiến binh và lính đánh thuê nước ngoài phải rời khỏi Ukraine.
    Câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh này nhóm bất hợp pháp chính xác là gì? Lính đánh thuê và chiến binh nước ngoài là ai? Ukraine và các nước phương Tây cáo buộc Nga điều động trái phép hàng nghìn binh sĩ để giúp phe ly khai chiến đấu chống lại quân đội Ukraine. Trong khi đó Nga bác bỏ cáo buộc này và tuyên bố rằng quân đội Ukraine trong thực tế là một “quân đoàn nước ngoài” của phương Tây. Vì vậy, khó có thể mong đợi rằng các phe sẽ sớm đạt được đồng thuận về định nghĩa như thế nào là chiến binh nước ngoài hoặc lính đánh thuê trong cuộc xung đột này.
    Theo New York Times, đó tiếp tục là lợi thế cho ông Putin. Điều quan trọng với ông là duy trì được cái nhìn từ bên ngoài rằng ông sẵn sàng và có khả năng thỏa hiệp. “Putin khiến mọi người chao đảo, ông ấy đang chơi một ván bài dài”, Fiona Hill, cựu quan chức tình báo hàng đầu về Nga của Mỹ nói. “Ông ấy đang đấu trên nhiều mặt trận. Khi chúng ta bắt đầu nói về một phản ứng quân sự, thì ông ấy sẽ bắt đầu nói về biện pháp ngoại giao”.

Leave a Reply to Tien Ngu