WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài suy nghĩ từ chuyện hôn nhân đồng giới

pobrane

Những ngày gần đây, thế giới mạng xôn xao vì việc Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua luật chấp nhận Hôn nhân đồng tính. Động thái này ở Hoa Kỳ đã tác động đến nhiều cộng đồng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Hôm nay người viết xin nhấn mạnh nhu cầu phân biệt rõ ràng nhất có thể vài khái niệm sau đây để những cuộc tranh luận về vấn đề này không đi vào nguỵ biện:

1/ Đạo đức và Luân lý

Hai khái niệm này không phải là MỘT, như người nhiều người vẫn nghĩ. Chúng đều được dùng để chỉ các quy tắc hành xử của con người dựa trên sự phân biệt đúng/sai, nhưng ngoại diên lẫn nội hàm của chúng hoàn toàn khác biệt. Đạo đức mang tính nhân loại phổ quát dựa trên “common sense”, bền vững theo thời gian và không gian, được chấp nhận bởi hầu như tất cả loài người. Còn Luân lý thì thay đổi theo văn hoá, tôn giáo và thời đại. Sau đây là vài ví dụ. Nói đến lòng Nhân ái, hầu như tất cả mọi người bình thường, vượt qua mọi biên giới quốc gia, tôn giáo, và thời đại lịch sử, đều chấp nhận đó là đức tính tốt đẹp của con người, vì đó chính là đạo đức. Nói đến “tam tòng tứ đức” ta nghĩ ngay đến chuẩn mực cho nữ giới Á Đông thời xưa; thời đại ngày nay, người ta không chấp nhận điều này nữa; thứ quy tắc thay đổi theo thời gian đó chính là Luân lý. Thời các bộ tộc dã man hoặc bán khai, loạn luân được chấp nhận bình thường, nhưng trong thế giới văn minh hôm nay, đó điều đáng ghê tởm. Như thế, chúng ta mới thấy được sự đúng sai về luân lý là vô cùng tương đối.

Nhiều người Công giáo cho rằng việc luật hoá chấp nhận Hôn nhân đồng tính là trái với Luân lý. Xin thưa, đó là Luân lý của riêng người Công giáo. Chúng ta chỉ có thể dùng luân lý của tôn giáo mình để răn dạy người trong đạo mình, còn khi đưa ra những phát biểu mang tính quốc gia hoặc quốc tế, chúng ta không thể cố chấp vào luân lý tôn giáo. Vì sao như thế? Thế giới đa dạng, chứa nhiều nền văn hoá, nhiều tôn giáo khác biệt, vì thế cũng có nhiều hệ thống luân lý khác nhau, mà đôi khi phủ nhận nhau. Nếu chúng ta cố chấp vào luân lý của mình và cho rằng chỉ có nó mới là tốt đẹp, duy nhất đúng và cần áp dụng phổ quát khắp nhân loại; thì mặc nhiên chúng ta sẽ đẩy mình đến chỗ bất dung tôn giáo. Và kiểu bất dung tôn giáo này sẽ đẩy đến nhiều hệ luỵ khủng khiếp như nó đã từng xảy ra trong lịch sử và vẫn đang từng ngày dày xéo nhân loại trong những góc xa xôi của thế giới ngày nay.

Khi nói đến Luân lý, chúng ta ngay lập tức phải đặt cho nó giới hạn văn hoá, tôn giáo và thời đại; vì vậy, không có lý do gì để chúng ta đưa nó lên tầm vóc quốc gia hay nhân loại. Cần nhận thức rằng, những giá trị chúng ta tin và tuân thủ là những điều của riêng lương tâm mình và của cộng đồng tôn giáo mà mình đang góp mặt, chứ không phải là giá trị chung cần tất cả mọi người tuân thủ. Trong các lễ nghi tôn giáo và sinh hoạt của cộng đồng tôn giáo, chúng ta có thể mang các chuẩn mực luân lý tôn giáo ra để nói với nhau. Nhưng khi tham gia đời sống xã hội rộng lớn hơn, chúng ta phải để chỗ cho đạo đức phổ quát, cho tiếng nói bao dung được phát ra. Thật nguy hiểm nếu một người mang vai trò xã hội hoặc trọng trách quốc gia lại đi tuyên xưng niềm tin luân lý của mình trong một không gian chính trị xã hội chứa nhiều hệ thống luân lý khác biệt. Ví dụ, với tư cách cá nhân, một ông Tổng thống có thể nói về niềm tin luân lý của mình trong nhà thờ, nhà chùa…; nhưng với tư cách một nguyên thủ quốc gia, ông không nên cổ xuý cho bất cứ giá trị tôn giáo, văn hoá hay sắc tộc nào vì ông không quyền được đứng trên cái nền móng luân lý riêng khi thực hiện một nhiệm vụ chung. Một nguyên thủ mà lại muốn áp đặt luân lý tôn giáo của mình toàn khắp đất nước thì cái mà ông ta đạt được không gì hơn ngoài sự tan vỡ hoàn toàn các lực lượng gắn kết quốc gia.

Nhiều người trong chúng ta dường như luôn nhập nhằng giữa con người cá nhân và con người cộng đồng, giữa luân lý cá nhân và đạo đức phổ quát. Chúng ta có thể tin và luôn tâm niệm rằng Hôn nhân là thiết chế do Thiên Chúa tạo dựng, nhưng chúng ta không có quyền đứng trong không gian chính trị xã hội đa nguyên để khẳng định nó; vì khi bạn bắt xã hội, nhà nước và luật pháp phải thể hiện luân lý của mình, thì ta phải đặt những hệ thống luân lý khác ở đâu? Một người Tây Tạng, Bhutan hay Nepal sẽ không thể nào hiểu được tại sao Hôn nhân lại là một định chế của Thiên Chúa, vì rõ ràng họ đã lấy nhau, sinh con đẻ cái hàng ngàn năm nay mà không hề tin có sự tồn tại hay nhận thấy sự can thiệp của Thiên Chúa. Cũng tương tự như vậy, một người châu Âu Tin Lành hay Công giáo không thể nào chấp nhận được niềm tin của người Phật giáo rằng sau khi bạn chết bạn sẽ đầu thai trong một kiếp sống mới. Khi đặt mình vào vị trí của những người khác tôn giáo, chúng ta mới thấy rõ sự vô lý của việc áp đặt luân lý. Rõ ràng, để con người sống chung trong thịnh vượng, tiến bộ và giảm thiểu mâu thuẫn, phải khoan dung tôn giáo. Khoan dung không phải là không ghét bỏ, mà là không khẳng định luân lý của mình mang tính duy nhất đúng trong không gian công cộng. Với tư cách cá nhân, chúng ta có quyền tuyên xưng niềm tin của mình nơi công cộng, nhưng không có quyền buộc không gian công cộng phải mang dáng dấp luân lý của mình.

2/Luật pháp và Luân lý

Như đã nói ở trên, thế giới tồn tại nhiều nền văn hoá và tôn giáo, do đó, có nhiều hệ thống luân lý khác nhau. Sự khác biệt này cũng tương tự trong một quốc gia. Bởi vậy, con người văn minh không chọn cách bất cứ chuẩn mực luân lý nào làm nền móng cho sự chung sống cộng đồng; vì điều này sẽ dẫn đến những va chạm và thậm chí là sự đổ máu không có hồi kết. Chủ nghĩa tự do, hệ thống dân chủ và nền pháp trị cho thấy sự nhận thức sâu sắc về điều đó; vì vậy luật pháp quốc gia mới là chuẩn mực chung cho mọi người trong quốc gia. Luật pháp không hoàn hảo, cũng như bất cứ sản phẩm nào của con người (kể cả Luân lý), nhưng ít nhất nó tạo điều kiện cho sự chung sống hoà bình và bao dung, vì nó được đặt trên nền tảng đạo đức nhân loại phổ quát chứ không phải một hệ thống luân lý riêng biệt nào. Mỗi người có quyền giữ niềm tin tôn giáo của mình, nhưng các vấn đề quốc gia và sự hợp tác dân sự phải được đặt trên một bình diện có thể bao dung mọi tôn giáo, văn hoá và lợi ích, đó là luật pháp.

Con người phải chung sống và hợp tác để thăng tiến, nhưng lại quá khác biệt về văn hoá và tôn giáo; bởi vậy, tất cả sẽ đi đến ngõ cụt của sự tan vỡ nếu để luân lý của bất cứ văn hoá hay tôn giáo nào chiếm thế thượng phong. Luật pháp trong một nền pháp trị công minh là trọng tài để điều hoà các mâu thuẫn tôn giáo, va chạm văn hoá, và sự sai khác về quyền lợi của các cộng đồng người. Khi nói đến luật pháp, chúng ta không xem xét nó có phù hợp với luân lý mà chúng ta đang nắm giữ hay không, mà là, nó có bảo vệ cho tự do cá nhân hay không. Nhà nước và luật pháp không đại diện cho bất cứ ai, bất cứ cộng đồng nào để phán xét đúng sai về luân lý, công việc của nó là tạo ra rào cản hợp lý để bảo vệ tự do cá nhân khỏi sự đàn áp của tập thể. Nguyên tắc của dân chủ là đa số nhưng bản chất của nó sẽ bị tha hoá nếu nó không bảo vệ được quyền của thiểu số.

Đối với một vài tôn giáo, chuyện đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng giới là không chấp nhận được, nhưng đó là chuyện của luân lý tôn giáo. Nhà nước không dùng luân lý mà dùng luật pháp; mà đối với luật pháp, vấn đề đồng tính luyến ái, cũng tương tự như việc uống rượu và hút thuốc. Nhà nước của đa số không có quyền cấm, không phải vì nó tốt đẹp và có lợi ích; mà chỉ bởi, nếu chúng ta ủng hộ để Nhà nước được trao quyền phán xét cái gì tốt/xấu để cho phép/ không cho phép thiểu số làm/không làm, nghĩa là các công dân tự do đang nỗ lực để đẩy lùi nền dân chủ tự do. Nhà nước không có quyền tước bỏ tự do cá nhân nhân danh điều tốt cho chính người ấy, vì nếu hôm nay nhà nước làm được như thế, việc cấm đoán sẽ không dừng lại ở đó. Chúng ta có thể cho rằng: cho phép hôn nhân đồng giới là tự do quá trớn, là không tốt, nhưng đến một lúc nào đó, một nhà nước độc tài xuất hiện sẽ ném chính câu đó vào mặt chúng ta.

Thứ nữa, nếu chúng ta nghĩ rằng, điều gì trái với luân lý cần bị cấm, thì xin hỏi, ai là kẻ được trao cho cái quyền phán xét đúng/sai đó? Nhà nước, nhà thờ hay nhà chùa? Khi nhà nước giữ thêm vai trò phán xét luân lý, nó đích thị là nhà nước thần quyền mà lịch sử đã lên án và loại bỏ trên phần lớn bề mặt địa cầu. Nhà nước kết hợp thế – thần quyền của Iran áp dụng luật Hồi giáo trên đất nước họ, cho phép luật pháp được giải thích dưới cái nhìn luân lý Hồi giáo, đã khiến Iran trở thành cái ổ khủng bố Nhân quyền khét tiếng. Nhìn lại quá khứ châu Âu thời trung cổ, khi Nhà thờ và Nhà nước là một khối thực thể cộng sinh, khi đó Nhà thờ có quyền phán xét cái gì đúng/sai, họ đại diện Thiên Chúa để trở thành người giữ độc quyền chân lý, họ can thiệp vào vai trò quản lý xã hội của Nhà nước, điều đó khiến lịch sử châu Âu đầy những trang đẫm máu với toà án dị giáo và chiến tranh tôn giáo. Ngày nay, Miến Điện với Phật giáo gần như quốc giáo, các tăng lữ Phật giáo được chính quyền quân phiệt hỗ trợ đã thể hiện sự bất dung của họ đối với cộng đồng Hồi giáo, một số tăng lữ còn đẩy sự bất dung thành những tuyên bố mang tính kích động bạo lực, điều này đã đẩy hàng ngàn người Hồi giáo ra biển tìm nơi dung thân. Chúng ta có biết rằng để thế giới có diện mạo như hôm nay, nhiều thế hệ con người đã đổ máu để đấu tranh cho tinh thần khoan dung tôn giáo và Nhà nước thế tục? Bởi vậy, xin đừng lấy luân lý tôn giáo mà phán xét luật pháp, đơn giản luật pháp và luân lý không cùng chung vai trò xã hội.

Tạm kết

Nền dân chủ có những khiếm khuyết, luật pháp tự do có những bất toàn, nhưng đó là điều phải chấp nhận, vì nếu không dựa vào chúng thì chúng ta dựa vào đâu để xây dựng một đất nước tự do và thịnh vượng. Có con đường nào khác sao? Cuộc tranh luận về luật hôn nhân đồng tính cho thấy không ít những lỗ hổng về tư tưởng của người Việt chúng ta khi mà chúng ta tự cho mình là người đấu tranh cho tự do và nhân quyền. Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ lâu đời, dù Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nói gì, phản đối như thế nào, đó hoàn toàn là quyền tự do ngôn luận của họ, không ảnh hưởng đến chính sách và luật pháp nước này. Trong khi đó, Toà án tối cao Hoa Kỳ mới là thành trì bảo vệ một Hiến pháp tôn trọng nhân quyền, bảo vệ tự do cá nhân và giới hạn quyền lực Nhà nước. Tôi treo cờ sáu màu cầu vồng trên facebook của mình không phải vì tôi cho rằng hai người đồng giới yêu nhau và kết hôn là tốt đẹp, mà vì tôi tin rằng luật pháp có trách nhiệm bảo vệ tự do cá nhân cho người thiểu số. Và những ai cho rằng tự do cá nhân cần bị kiềm chế để không trở nên thái quá, xin thận trọng, vì lý luận này không khác những luận điệu của chính quyền độc tài mà chúng ta đang chán ghét.

Buôn Hô, 3/7/2015

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

27 Phản hồi cho “Vài suy nghĩ từ chuyện hôn nhân đồng giới”

  1. Trực Ngôn says:

    Huỳnh Thục Vy là một người trẻ năng động và có tinh thần yêu nước, một số việc làm và hành động của cô rất đáng trân trọng và khích lệ.

    Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Thục Vy đừng quá ôm đồm, bài viết này đã nằm ngoài khả năng của Thục Vy rồi đó!

    Hãy để cho những nhà xã hội, phân tâm, và luân lý học nghiên cứu và phân tích “hiện tượng kết hôn ngược đời và quái đản” này!

    Tôi chỉ nhấn mạnh hai chữ “Kết hôn đồng tính”, không bàn về Nhân quyền, luật pháp hay bình đẳng. Còn nếu họ xin ghi vào sổ bộ, “đăng ký” (register) để sống chung với nhau là chuyện khác, không có gì để bàn cãi.

  2. Dong Ong Co says:

    Đồng tính, dù có nói quanh co gì đi nữa thì rốt cục lại cũng là “không bình thường” và đi ngược lại “tự nhiên”, mà không cần dựa dẫm vào luân lý, đạo dức, truyền thống hay tôn giáo nào .Người đồng tính họ muốn “kết hôn đồng tính” thì cứ việc kết hôn, đâu cần ồn ào hô to lên cho mọi người biết !!! Nhưng đừng đòi hỏi hay bắt buộc người khác phải đồng ý với mình.
    Dong Ong Co

    • Thích Nói Thật says:

      Tôi đồng tình với nhận định của bác.
      “Đồng tiìh luyến ái” hay hai người khác phái ở với nhau (concubinage) thì cũng là chuyện bình thường, kể cả về mặt Nhân quyền và luật pháp.

      Thế nhưng dùng chữ “kết hôn” cho những người “đồng tình luyến ái” thì nghe sao dị hợm và trái ngược với tự nhiên và thiên nhiên quá!

  3. Người Quan Sát says:

    Ngoài những lình xình mới đây về phân biệt chủng tộc, màu da, kỳ thị giới tính, thì xã hội an bình quá, nên xin độc giả cho phép gây nên “một trận bão trong tách trà”!

    Sống trong một xã hội văn minh như xã hội Mỹ, con người luôn phải sẵn sàng đón nhận những bất ngờ. Không loại trừ những bất ngờ giữa NGƯỜI và VẬT!

    Thời chiến tranh, trong một số đơn vị quân khuyển, hay ngay lúc này ở những đơn vị Cảnh Sát, An Ninh, mấy chú Khuyển được vinh danh vì công trạng cứu nguy, “bắt sống” tội phạm…được nhận bằng Tưởng Lục, đeo Mề Đay, được thăng chức, lên lương…chuyện đó hầu như đã bình thường.

    Một số “cô, chú” còn được những người sống chung để lại gia tài hàng triệu đô la khi họ qua đời. Không rõ vì yêu mến người bạn trung thành, tận tụy với mình hay có ý “nhạo báng” CON NGƯỜI ( còn thua con vật)!

    Dù nghèo nàn về trí tưởng tượng, nhưng người có ý kiến này đôi khi cũng có những ý nghĩ “đột xuất” khi hình dung ra một ngày đẹp trời nào đó, một người dẫn chú khuyển cưng cuả mình tới toà Thị Chính cuả thành phố để xin làm thủ tục KẾT HÔN.
    Why not? Tại sao không? Khi mà hôn nhân chưa hoặc không có những chỉ dẫn rõ ràng hay cấm Người kết hôn với Khuyển. Mà dù có, chẳng phải người ta mới hôm trước còn ấn định hôn nhân là kết hợp giữa một người Nam và một người Nữ,mà ngay hôm sau đã ném những quy định kia vào thùng rác!
    Nếu xét về tiêu chuẩn để sống chung hay trở nên một gia đình hạnh phúc, đôi khi giữa người và khuyển còn hơn hẳn giữa người với người trong một số trường hợp.
    - Yêu thương nhau
    - Trung thành với nhau
    - Bảo vệ nhau
    - Sống cùng dưới một mái nhà, và..v.v..!
    Khi có hành động như vậy, không hiểu vì yêu quý thú cưng, vì biểu lộ tinh thần tự do, phóng khoáng, cấp tiến hay chỉ để ” CHƠI KHĂM” đồng loại?( Này thì hôn nhân này!!!)

    Chưa hết, những mẫu gia đình như thế có thể xin nuôi con nuôi. Tại sao không? Nếu được huấn luyện và được phân công rõ ràng, điều này có thể được chấp nhận.
    Này nhé, Người thì lo “kinh tế”, chăm sóc sức khoẻ, nấu ăn…Khuyển thì có thể “chăm sóc” cho baby như ru ngủ, đẩy xe cho em bé đi chơi lòng vòng, “giải trí” cho cháu bằng cách lăn lộn, nhảy nhót, quay vòng tròn cắn đuôi, hay thậm chí chơi banh hoặc một vài trò khác như …rên, ngoẹo đầu, ngoẹo cổ …và quan trọng nhất là bảo vệ cháu bé không bị…bắt cóc!

    Vấn đề “lợi hại” nhất trong những “gia đình” loại này, là khi có em bé, sẽ tránh được một mối lo “gan ruột” là đứa trẻ lớn lên sẽ không sợ bị ảnh hưởng môi trường sống, hết lo ngại là sống trong gia đình đồng giới, các cháu sẽ “tập thành” khuynh hướng…đồng tính từ “cha, mẹ” mà thời gian lâu dài bị ảnh hưởng sẽ để lại những “dấu ấn” không thể tránh khỏi. (vì chẳng lẽ…người sống cùng Khuyển sẽ cư sử như…Khuyển?).

    Bảo đảm cho quyền bình đẳng cho mọi người, bất kể màu da, sắc tộc, giới tính…Hoàn toàn đúng!
    Nhưng ai bảo vệ cho các cháu quyền sống trong một môi trường “bình thường” và phát triển Tự Nhiên?

    Nếu lấy lý do là những người sống chung đồng giới cần được hưởng những tiện ích xã hội như những cặp đôi di giới, xã hội không còn giải pháp nào, qua pháp luật, quy định từ danh xưng tới những QUYỀN HẠN, trách nhiệm hay sao mà cứ nhất định phải được gọi là “hôn nhân” thì mới “bình đẳng” và tôn trọng nhân quyền?

  4. Nguyễn Thanh says:

    Hiện nay, trên thế giới cũng chỉ mới có khoảng 20 quốc gia cho phép hôn nhân đồng tính – Anh, Pháp, Gia Nã Đại, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đan Mạch, Na uy v…v…

    Ở Hoa kỳ, con gái Mary Cheney của cựu phó tổng thống Dick Cheney- thuộc đảng Cộng Hòa- lập gia đình với người bạn gái Heather Poe năm 2012.

    Mary tuy thụôc cánh chính trị bảo thủ nhưng lại ủng hộ hôn nhân đồng tính. Mary đã có hai đứa con trước khi lấy cô bạn gái .

    Có lẽ cần xác định rõ ràng sự chệch hướng về tình dục là do bẩm sinh hay là sa đọa. Tỷ lệ do bẩm sinh ? Tỷ lệ do sa đọa ?

    Chớ còn một trong những bổn phận của người lãnh đạo một nước là thấy dân làm điều gì sai trái thì phải khiến dân sửa đổi . Tỷ dụ như tục lệ lễ hội giết lợn lâu đời ở thôn Ném Thượng (Bắc Ninh ).

  5. Chiêu Dương says:

    Hảy hình dung, khi tình trạng đồng tính luyến ái trở nên phổ cập trong nhân loại thì “sinh sản” là một vấn nạn, nhân loại có số sinh thấp hơn nhiều số tử; => nhân loại diệt vong. Đứng trước hiểm họa như thế, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ không tiếc lời mắng chửi những con người ở vào đầu thế kỷ 21, một giai đoạn đã biết cách chuyển đổi giới tính mà vẫn còn tung hê cho việc chấp nhận “hôn nhân không sinh sản” tức là “hôn nhân đồng tính”.

    Việc chấp nhận “hôn nhân đồng tính” chỉ nên được xem là một biện pháp “đáp ứng tức thời”, không nên xem đó là một “luân thường đạo lý”. Khi mặc nhiên chấp nhận đó là một vấn đề phù hợp với đạo đức thì không còn ai phải xét lại hậu quả nguy hiểm của “hôn nhân đồng tính” là loại “hôn nhân không sinh sản” sẽ dẫn nhân loại đến chổ “diệt vong”.

    Nếu hiểu được nguyên nhân của “đồng tính” chỉ đơn giản là sự khác thường trong tỷ lệ kích thích tố nam nử có trong mỗi con người, người ta sẽ nhìn “đồng tính” dưới góc độ y học và việc “điều trị” để đưa một người “bất thường” ( bệnh hoạn ) trở về lại trạng thái “bình thường” là điều trong tầm tay của nhân loại ngày nay. Đó là việc làm hoàn toàn đạo đức để giúp nhân loại trường tồn.

    Không nên tỏ vẻ là người phóng khoáng từ một ý thức bao che “bệnh hoạn” để trở nên một “con người bệnh hoạn” trước tiền đồ của nhân loại.

    • Thích Nói Thật says:

      Tôi nghĩ, “hôn nhân không sinh sản” khác hẳn với “hôn nhân đồng tính”!

      Dù không ủng hộ, nhưng tôi tôn trọng sự sống chung của những người đồng tính luyến ái. Về mặt nhân quyền và luật pháp thì họ cũng là con người và vì thế mà được bình đẳng với mọi người.

      Tuy nhiên dùng chữ “hôn nhân” cho những người “đồng tình luyến ái” tôi thấy nó dị hợm làm sao ấy, không nói về luân lý, đạo đức, thì nó cũng trái ngược hẳn với lẽ tự nhiên và sự “kết hôn” bình thường giữa một người NAM và một người NỮ.

      Hôn nhân “không sinh sản” người ta vẫn hiểu là hôn nhân bình thường, nhưng không có con.

      Còn “hôn nhân” (?) đồng tính luyến ái là sự kết hợp giữa hai người đồng tính chỉ là để thoả mãn dục tính (với chủ đích không sinh sản).

  6. Người Quan Sát says:

    Tôi đã định không viết ý kiến này, vì trong một bài viết gần đây cuả cô HT Vi, tôi đã đưa ra những nhầm lẫn mà cô Vi mắc phải. Sợ “mang tiếng” rằng ỷ già ăn hiếp trẻ( hehehe), hơn nữa, lại cùng đứng chung hàng ngũ “chống Cộng” ( cứ tạm thời cho đến khi cô Vi lên tiếng đồng ý hay phản bác), không nên đả kích nhau. Nhưng có một ý kiến cuả một ông “NẶNG NHƯ ĐÁ”, cho rằng độc giả nhiều vị còn phải học hỏi nhiều mới nên đọc cô Vi, (dù đã được khai trí rồi mà vẫn…ngu lâu), khi viết:” RẤT NHIỀU NGƯỜI SAU KHI ĐỌC BÀI VẪN CÒN LẦM LẪN GIỮA LUÂN LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC…”.

    ” Đạo đức mang tính nhân loại phổ quát dựa trên “common sense”, bền vững theo thời gian và không gian. Còn luân lý thì thay đổi theo văn hoá, tôn giáo và thời đại” (trích).

    Vì nghe nói cô Vi là tín đồ Công Giáo, nên xin đưa Thập Giới (răn) ( Mười điều răn) cuả Thiên Chuá Giáo, trong đó CG là một “nhánh” chính ra làm ví dụ. Hãy gác lại những điều nói về việc các tín đồ cuả TCG phải KÍNH, YÊU, THỜ PHƯỢNG đấng Thượng Đế Tối Cao, thì những điều còn lại là Luân Lý hay Đạo Đức?
    * Khi nói rằng (phải) “Thảo Kính Cha Mẹ” thì đây đúng là thuộc về “phạm trù” luân lý. Có tôn giáo nào, thậm chí cả những người không theo một tôn giáo nào, thời đại nào văn hoá nào khuyên con người đi ngược lại điều này? Có nghĩa là nó phù hợp với “định nghiã’ về đạo đức cuả cô Vi.
    * Không (được) giết người, trôm cắp, thề gian nói dối, không (được) thấy vợ người khác “ngon” quá rồi tìm mọi cách “sớt”..cho được, thì những điều khuyên bảo, hay bó buộc tín đồ phải theo ở trên là luân lý đấy. Có nền văn hoá nào, thời đại nào, tôn giáo nào cho phép người ta làm những điều ngược lại? Vậy thì nó cũng lại là những “giá trị đạo đức phổ quát” đó.

    Kết luận: luân lý, và đạo đức KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG ..có “ngoại diện lẫn nội hàm”(chữ cuả cô Vi)… khác biệt! Có những trường hợp nó là…hai, nhưng nhiều khi vẫn được dùng lẫn lộn.

    Đã mang tiếng ‘ăn hiếp” thì …tới luôn một thể.
    1) Trong sự kiện công nhận Hôn Nhân Đồng Tính tại HK vừa qua, Thượng Viện chả đóng vai trò gì. Có lẽ cô Vi nhầm giữa các “ông Thượng, bà Thượng” với chín (9) ông bà …”Tối Cao”! (có nên nhầm lẫn một việc mà một người chỉ biết đọc cũng có thể tránh?)
    2)”Nhiều người Công Giáo cho rằng việc luật hoá chấp nhận HNĐT là trái với Luân Lý. Xin thưa rằng ĐÓ LÀ LUÂN LÝ RIÊNG CUẢ NGƯỜI CÔNG GIÁO” (trích) .
    Có đúng là LUÂN LÝ RIÊNG cuả người CG không?
    Thiên Chuá Giáo, nói chung, trừ một nhánh Anh Giáo(?) chấp nhận và một vài vị lãnh đạo (Giám Mục) còn làm gương nưã, thì hầu như tuyệt đại đa số các nhánh còn lại, CG, Tin Lành (chữ được dùng phổ biến), Chính Thống giáo, Công giáo theo nghi lễ Đông Phương….đều không chấp nhận HNĐT. Hồi giáo, Ấn Độ Giáo càng chống dữ dội, thậm chí Phật Giáo mà đại diện là Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một tuyên bố tại San Fransico ngày 11tháng 6 năm 1997 ngài nói đại ý:” From a Budhist point of view, men-to-men and women-to-women is generally considered sexsual misconduct” ( nếu hành vi giữa đàn ông với đàn ông, đàn bà với đàn bà còn bị “chê” thì chuyện HNĐT được chấp nhận CHO NHỮNG PHẬT TỬ ư? Dù Đức Phật hay kinh sách Phật không đề cập đến “đồng tính”, nhưng Luân Hồi lại phải tùy thuộc vào sự “tái sinh”. HNĐT không “sinh sản” nên có thể nói HNĐT “CẢN TRỞ’ tái sinh, cản trở Luân Hồi, không cho con người có cơ hội “tu tập” để ngộ nhập Niết Bàn!
    Năm 2013, toà Tối Cao Ấn Độ tuyên bố áp dụng điều 377 phạt những hành vi “thú dâm’ và đồng tính lên tới 10 năm tù giam. Lãnh đạo Ấn Độ Giáo ( Hindu) phát biểu:” Đây là một quyết định sáng suốt- ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI CHỐNG LẠI NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ”!

    Có đúng như cô Vi cho rằng đây là “luân lý RIÊNG cuả người Công giáo”? “Lỗ hổng” về sự hiểu biết này là vô tình hay cố ý?

    3) “Nói đến “tam tòng, tứ đức”, ta nghĩ ngay đến chuẩn mực cho nữ giới Á Đông thời xưa; Thời đại ngày nay, người ta KHÔNG CÔNG NHẬN điều này nữa. Thứ quy tắc thay đổi theo theo thời gian đó chính là luân lý” (trích).
    Đúng là bây giờ chả ai còn ‘khùng” để áp dụng tiêu chuẩn cho “tam tòng” cho các vị nữ lưu nữa, NHƯNG “tứ đức” cũng là thứ lỗi thời? Quý vị độc giả “liền ông” ở đây có muốn vợ mình, con gái mình trau đồi nghề nghiệp (công) không?, Có muốn họ có những lời nói dịu dàng, có khuôn phép (ngôn) không? Có muốn những người thân yêu có những cư xử đúng mực với cha, chồng….trong gia đình và ngoài xã hội…(hạnh) không? Và có muốn “cục cưng” chăm chút nhan sắc cho tưới tắn thay vì như …mẹ Mốc(dung) không? Lần tới, hy vọng cô Vi không còn cho “tứ đức” là thứ “luân lý lỗi thời” cần…phế bỏ!!!

    Mới “gõ phím” vài ý mà đã …oải, cho nên rất thông cảm với tác giả, cô đã phải cố gắng hết sức, vừa “kiễng chân”, vừa “vươn tay” để đạt tới …TẦM CAO MỚI!
    Hy vọng đừng bỏ cuộc giữa chừng vì…quá sức!!!

    • Thạch Đạt Lang says:

      Trong tranh luận không phân biệt già, trẻ, chiến tuyến chống cộng…, chỉ có kiến thức, lý luận, lòng khoan dung và biết lắng nghe mới quan trọng.

      Nếu Huỳnh Thục Vy sai, hãy chỉ ra những chỗ sai của cô ấy. Chê bai, chỉ trích người khác không làm cho mình cao lớn hơn mà chỉ lộ ra cái tâm địa ghen tức nhỏ nhen.

      Thạch Đạt Lang

      • Người Quan Sát says:

        Thưa ông Thạch Đạt Lang.

        Nhỏ nhen, thiếu khoan dung ư? Xin nhận!
        Ghen tức, ganh tài ư? Chẳng lẽ một người lành mạnh ghen tức, ganh tị..với người bị bệnh? Bệnh gì ư ? MỤC HẠ VÔ NHÂN!

        Ai tự cho mình “lớn” hơn người khác khi “đứng trên cao” mà phán:” ĐỌC RỒI, (ĐƯỢC KHAI TRÍ RỒI) MÀ VẪN KHÔNG PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĐÂU LÀ ĐẠO ĐỨC, ĐÂU LÀ LUÂN LÝ”?

        Chỉ có những người “đồng bệnh tương lân” mới chạm nọc, rồi cho là ghen tức, ganh tài!

      • Trực Ngôn says:

        Câu sau của ông Thạch Đạt Lang “chửi” câu trước của chính ông rồi đấy!

        Đồng ý câu trên rằng “Trong tranh luận không phân biệt già, trẻ, chiến tuyến chống cộng…, chỉ có kiến thức, lý luận, lòng khoan dung và biết lắng nghe mới quan trọng

        Ông TĐL không đọc hết thì làm sao thấy được “Người Quan Sát” chỉ ra những điểm sai của cô Thục Vy?

        Có đúng là; “chỉ trích người khác không làm cho mình cao lớn hơn mà chỉ lộ ra cái tâm địa ghen tức nhỏ nhen” ?

        Áo thụng vái nhau là cùng nhau đi lên hoặc đi xuống (tùy theo trường hợp)! Có câu rằng, người chỉ trích phê bình đúng thì người ấy là “Thầy” ta. Áo thụng vái nhau khi ta làm sai thì kẻ ấy “hại” ta!

        Tuy nhiên, câu này thì không nên có: “ rất thông cảm với tác giả, cô đã phải cố gắng hết sức, vừa “kiễng chân”, vừa “vươn tay” để đạt tới …TẦM CAO MỚI!“.

        Phần tôi cũng thấy, bài này của cô Thục Vy đã đi xa quá tầm tay (như đã góp ý ở trên)!

    • Sigma says:

      Dù Đức Phật hay kinh sách Phật không đề cập đến “đồng tính”, nhưng Luân Hồi lại phải tùy thuộc vào sự “tái sinh”
      ***
      Cứu cánh của Phật giáo là chấm dứt luân hồi thưa bác.
      (Không sinh Không diệt)

      • Người Quan Sát says:

        Thưa đúng, cứu cánh cuả Phật Giáo là…chấm dứt luân hồi, nhưng nếu chưa làm được, chưa ‘tu thành chánh quả’ vẫn còn vướng nghiệp …thì luân hồi là phương tiện để …thoát nghiệp trong những kiếp kế tiếp qua việc tu tập. Phải không ạ?
        Nếu không đúng xin được chỉ giáo.

        Xin cám ơn trước.

  7. Nguyễn Văn says:

    lequan says: “Hôn nhân là sự kết hợp giữa người nam và người nữ , luật pháp Mỹ định nghĩa như thế . Bây giờ cho phép hôn nhân đồng tính , được thôi nhưng phải gọi đó là hôn nhân đồng tính

    Trích bài chủ: “Khi nói đến luật pháp, chúng ta không xem xét nó có phù hợp với luân lý mà chúng ta đang nắm giữ hay không, mà là, nó có bảo vệ cho (quyền) tự do cá nhân hay không…” (Huỳnh Thục Vy)

    Ối chà, tính không góp ý vì nói về hôn nhân đồng tính quả là một khó khăn vì sẽ không đến hồi kết mà phán xét của tòa tối cao cũng không đem lại thỏa mãn cho nhiều người. Phải có thời gian.

    Bài viết hay nhưng xin bổ túc thêm là luật pháp không chỉ bảo vệ quyền tự do cá nhân mà ở đây (ý nghĩa bài viết và qua phán xét của tòa) là phải tôn trọng và bảo vệ quyền bình đảng dù khác biệt chính kiến, luân lý, tôn giáo, giống, phái… hay đạo đức.

    Tại sao chống và chống cái gì? Tại sao ủng hộ, ủng hộ vì cái gì?
    Nếu nói về luân thường đạo lý hoặc tôn giáo hay xã hội thì chống không có chi lạ. Nhưng khi nói tới quyền bình đảng giữa con người với nhau theo hiến pháp mà luật pháp cho phép hôn nhân truyền thống một nam và một nữ mà không cho phép hôn nhân đồng tính thì một số người cho là bất công và tranh đấu cho quyền lợi của họ. Đây chỉ thuần túy về mặt pháp luật đối với quyền bình đảng con người, không phân biệt nam, nữ, hay đồng tính vì thể hiện tất cả đều bình đảng ngang nhau.

    Trích: “… mà vì tôi tin rằng luật pháp có trách nhiệm bảo vệ (quyền) tự do cá nhân cho người thiểu số. Và những ai cho rằng (quyền) tự do cá nhân cần bị kiềm chế để không trở nên thái quá, xin thận trọng, vì lý luận này không khác những luận điệu của chính quyền độc tài mà chúng ta đang chán ghét.” (Huỳnh Thục Vy)

    Luật pháp (Mỹ) không kiềm chế quyền tự do cá nhân nhưng có giới hạn để hợp với luân lý, đạo đức, hay xã hội. Tôi không dám sửa câu văn của tác giả nhưng xin mạn phép góp ý là thêm chữ “quyền” để khẳng định và dùng chữ “giới hạn” đúng hơn là “kiềm chế”. Chỉ có luật rừng của Vietcong mới có “kiềm chê” – không cho, dù Hiến Pháp quy định. Không biết cô Vy có đồng ý và đoạn văn trên có cần sửa đổi?

    nv

Leave a Reply to Người Quan Sát