WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Định mệnh xoắn lấy hai gia đình Ngô Đình Diệm và Võ Nguyên Giáp

Giám mục Giuse Võ Đức Minh

Giám mục Giuse Võ Đức Minh

Bố của ông Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Nghiễm chịu nhiều ơn của gia đình cụ Ngô Đình Khả, bố của ông Ngô Đình Diệm.

Ít ai để ý là cháu ruột của ông Võ Nguyên Giáp (kêu ông Giáp bằng chú) là đương kim giám mục Công giáo ở Nha Trang, là giám mục Giuse Võ Đức Minh. Thân phụ của giám mục Võ Đức Minh là anh ruột của ông Võ Nguyên Giáp, bố mẹ của giám mục Võ Đức Minh đều theo Công giáo và cư ngụ ở miền Nam sau 1954. Không rõ là giám mục Võ Đức Minh có về Hà nội viếng tang chú mình là ông Võ Nguyên Giáp vừa qua hay không?

Cô ruột của giám mục Giuse Võ Đức Minh là vợ của trung tướng VNCH là ông Nguyễn Ngọc Lễ. Bà theo Công giáo và sống tại miền Nam trước 1975, qua đời tại Mỹ (bà và chồng rời Việt Nam trong biến cố 30/4/1975). Bà cô ruột này là em gái của ông Giáp lẫn bố của giám mục Giuse Võ Đức Minh.

Kể ra thì gia đình ông Võ Nguyên Giáp chịu ơn gia đình ông Ngô Đình Diệm nhiều. Bố ông Giáp là cụ Võ Nghiễm khi bị Pháp bắt trong tù thì được ông Ngô Đình Cẩn (em trai út của cụ Diệm) giúp thăm nuôi, khi cụ Võ Nghiễm qua đời thì cũng do ông Ngô Đình Cẩn đứng ra lo việc an táng. Lúc cụ Võ Nghiễm còn sống thì được gia đình cụ Ngô Đình Khả mua ruộng vườn giao cho ông Võ Nghiễm trông coi, canh tác và nộp tô.

Nếu tổng thống Ngô Đình Diệm có cháu ruột (kêu bằng cậu) làm đến chức hồng y bên Công giáo là hồng y Nguyễn Văn Thuận, thì ông Võ Nguyên Giáp cũng có cháu ruột (kêu bằng chú) làm tới chức giám mục bên Công giáo là giám mục Võ Đức Minh (đang ở Nha Trang) đã nói bên trên. Ông Giáp và ông Diệm đều có tuổi xấp xỉ nhau, đều ở cùng làng cùng huyện tại Quảng Bình. Cả 2 đều nắm chức vụ cao phía Cộng sản và phía Quốc gia Cộng hòa.

Chuyện éo le là giám mục Giuse Võ Đức Minh (cháu ông Giáp) cũng chính là người qua Vatican để làm chứng việc phong thánh cho hồng y Nguyễn Văn Thuận (cháu ông Diệm) ngày 5/7/2013 vừa qua.

© Nguyệt Đồng Xoài

Theo vietwebradio

32 Phản hồi cho “Định mệnh xoắn lấy hai gia đình Ngô Đình Diệm và Võ Nguyên Giáp”

  1. Vua David says:

    Bởi vậy nên mới BỎ MẸ đất nước Việt Nam. Toàn là một lũ ngu ngốc phản quốc,nô lệ,tay sai
    ngoại bang nô lệ Vatican tay sai Cộng sản nắm quyền sinh sát phá hoại đất nước gần một thế kỷ
    nay tang thương giống nòi tanh banh đất nước . Thật quá xui xẻo cho dân VN.

  2. vybui says:

    Việc tìm ra sự liên hệ giữa GM Võ Đức Minh và ông chú ruột (?) Võ Nguyên Giáp …không dễ. Đó là hậu quả của cuộc chiến tương tàn giữa người Việt với nhau. Rất nhiều gia đình có người ở hai bên chiến tuyến, càng có những chức vụ cao, chính họ hay những người thân từ phía bên kia càng tìm cách xóa dấu vết vì gây bất lợi cho họ.

    GM Võ trước đó đã đổi thành Vũ (dù Võ cũng chỉ là Vũ).
    Cụ thân sinh ra GM Võ vì cưới người vợ theo đạo Công Giáo, nên di chuyển đến một làng khác Tam Toà (?) để sinh sống, nhất là khi gia đình ly tán, ông bố bị bắt vì có ông con theo CS, rồi chết trong tù nên cũng mai danh ẩn tích.
    Cùng một người (thân sinh ra cả hai ông Võ CS và Võ theo CG) nhưng tên tuổi đã bị “chính trị hoá” nên gây lấn cấn cho những người muốn tìm hiểu. Với phe Võ Cộng Sản thì cụ là Võ Quang Nghiêm hay Võ Nguyên Thân, với phe quốc gia không có lý do gì để cải tên thì vẫn “thân mật” gọi cụ là Võ Nghiễm. Người trong cuộc cô em gái của cả hai ông Võ CS và Võ QG theo một số nguồn tin thì sau đó kết hôn với quan ba Nguyễn Ngọc Lễ, khi cụ Diệm về chấp chánh, trong việc dành lại quyền kiểm soát ngành Công An, Cảnh Sát đã bổ nhiệm ông, lúc này đã là quan sáu(Đại Tá) làm TGĐ CS QG thay tên Bình Xuyên Lại Văn Sang, thì đã ra người thiên cổ, nghe đâu bà chết đã lâu tại San Jose xứ Cờ Hoa.
    Một nguồn tin khác từ TS Nguyễn Phúc Liên, người sống gần gũi cùng thày Vũ Đức Minh(lúc đó chưa là LM, phải đến năm 1971, thày mới được chính Gm Hiền làm thủ tục thụ phong tại Thụy Sĩ) người đang được GM Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền gửi đi du học (Triết và thần học tại Fribourg, Thụy Sĩ) kể lại thì chính thày Vũ xác nhận ông là cháu cuả Võ đại tướng.

    Thôi thì xin hiến quý độc gỉa một bài viết về gia đình này cuả tác giả Hà Nhân Văn đăng trên “Tạp Chí Thế giới Mới ngày 8/10/2013 mà tôi tin rằng nếu Nguyệt Đồng Xoài không phải là ‘bút hiệu” củ Hà Nhân Văn thì Nguyệt Đồng Xoải có tội to lắm “đạo văn” hay gọi nôm na là “thuổng”.

    Xin độc giả vào ‘địa chỉ ‘sau để thưởng lãm:
    www. tapchithegioimoi.com/tm.php?record ID=4732.

  3. Peccatóri says:

    Cháu của ông Võ nguyên Giáp là Gm Võ đức Minh có bộ mặt …cầu tài!

  4. le dinh phong says:

    vay dau la su that
    o bai bao petrotimes cung viet mot bai
    Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Tỉnh đội Bình Trị Thiên vô cùng cảm động khi đọc báo cáo của Đảng ủy, UBND xã Lộc Thủy gửi vào, tường trình về quãng thời gian hoạt động cách mạng của cụ Võ Quang Nghiêm. Theo đó, mọi người biết rằng, cụ Võ Quang Nghiêm, thân sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cố Thứ trưởng Bộ Giáo dục Vũ Thuần Nho, quê làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, lúc sinh thời là một nhà Nho yêu nước. Cụ dạy chữ Hán và làm nghề bốc thuốc Bắc cứu chữa cho những người nghèo. Thời kỳ 1930-1931, nhà cụ là nơi nhóm họp và lui tới ca hát, học tập của nhóm học sinh tiến bộ ở làng An Xá như Võ Nguyên Giáp, Đào Viết Doãn, Võ Hoàng, Võ Chương Hiến, Hoàng Hựu, Võ Thuần Nho. Sau đó, phong trào ảnh hưởng đến một số thanh niên ở hai làng Thạch Bàn, Phú Thọ của huyện Lệ Thủy. Năm 1931, tổ chức Đảng ở An Xá, Thạch Bàn, Phú Thọ ra đời. Địa điểm liên lạc tại chùa An Xá.

    Trong lúc hoạt động của tổ chức Đảng trên đà phát triển và ảnh hưởng lan rộng trong quần chúng thì bọn mật thám đánh hơi được nên ráo riết truy lùng. Chúng bắt giam một số đồng chí chủ chốt như Nguyễn Hữu Chuyên, Đào Viết Doãn. Cụ Võ Quang Nghiêm tuy lúc bấy giờ chưa đứng trong tổ chức Đảng nhưng đã hết lòng ủng hộ hoạt động của nhóm. Là người có tuổi, từng trải, cụ luôn theo dõi hoạt động của kẻ địch để bảo vệ cho các đồng chí hoạt động. Có lần các đồng chí đang in truyền đơn tại chùa An Xá, phát hiện có người lạ đến, cụ Nghiêm đã làm tín hiệu để các đồng chí kịp thời cất giấu tài liệu và sơ tán.

    Ảnh hưởng rất lớn từ những hoạt động của hai chiến sĩ cách mạng: Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho nên tháng 5 năm 1947, bọn lính Pháp từ Đồng Hới, Mỹ Trung kéo lên, từ Thượng Phong tràn sang, đằng đằng sát khí, bao vây làng An Xá. Chúng đốt nhà, cướp của, bắn giết nhiều người dân vô tội và bắt đi một số người, trong đó có cụ Võ Quang Nghiêm. Những người từng bị bắt với cụ, sau khi trở về, kể chuyện lại, tại nhà lao Đồng Hới, bọn mật thám đánh đập cụ rất dã man. Các câu hỏi của chúng chỉ là: “Hiện nay tên Giáp có liên lạc với mày không? Nó đang ở đâu?”. Cụ Võ Quang Nghiêm nén mọi đau đớn, tức giận, trả lời với chúng: “Con tôi tự đi làm cách mạng. Hiện nó đang ở đâu, làm gì, các ông biết rõ hơn tôi. Tôi đâu có biết”.

    Ba ngày sau, chúng chuyển cụ vào nhà lao Thừa Phủ ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên. Tại đây, cụ Võ Quang Nghiêm chịu nhiều ngón đòn tra tấn vô cùng dã man. Ông Phạm Trọng Lại người ở Hương Phú, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (nay đã mất) lúc bấy giờ là người hoạt động hai mang. Một mặt ông giả làm trưởng tề cho chính quyền ngụy, một mặt ông lại tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Bị lộ, ông bị giặc bắt. Chúng giam chung với cụ Võ Quang Nghiêm. Sau này, khi thoát khỏi tù, ông Phạm Trọng Lại đã thuật chuyện lại với mọi người sự việc mình đã chứng kiến. Hôm đó, sau khi bạo hành cụ, bọn mật thám đã hỏi: “Tại sao mày không biết dạy con để con lộng hành, hoạt động chống lại chính quyền quốc gia?”. Cụ Võ Quang Nghiêm bình thản trả lời: “Tôi chưa kịp dạy con thì nó đã bỏ nhà ra đi. Bây chừ, tôi muốn dạy nó lắm, vậy nhờ các ông bắt giùm đưa nó về đây cho tôi”. Câu trả lời là một sự mỉa mai thách thức lũ giặc. Chúng giận dữ và trút phẫn nộ xuống cụ. Cụ bị chúng trói giật cánh khuỷu, dẫn đi nhiều tuyến đường của thành phố Huế để thị uy nhân dân và tiếp tục lung lạc tinh thần cụ. Trước tinh thần bất khuất, kiên trung của cụ, chúng đưa cụ nhốt vào ca sô âm phủ, nơi giam hãm tù chính trị nguy hiểm. Biệt giam này vừa chật chội, hôi hám, vừa tăm tối. Vì thế chỉ trong thời gian ngắn, cụ bị ốm nặng nhưng chẳng hề được chăm sóc. Trước sự đấu tranh quyết liệt của những tù nhân, chúng buộc lòng chuyển cụ sang Bệnh viện Huế để cứu chữa rồi mất tích ở đây.

    Đọc tường trình trên, Bộ Chỉ huy Quân sự kết hợp với Ban Chính sách chế độ của Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Trị Thiên đã tiến hành làm thủ tục, đề nghị Nhà nước suy tôn danh hiệu liệt sĩ chống Pháp và tặng bằng Tổ quốc ghi công cho cụ Võ Quang Nghiêm.

    Mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm đang ở đâu? Một câu hỏi lớn đặt ra với mọi người lúc này.

    Một chuyên ban được thành lập do Đại tá Thái Bá Nhiệm, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên làm Trưởng ban.

    Đại tướng và gia đình trong một lần về viếng mộ song thân

    Đại tướng và gia đình trong một lần về viếng mộ song thân

    Sau thời gian tìm hiểu, Ban Điều tra đã tiếp cận được với cụ Đồng ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc và cụ Thiền, cụ Xuân ở xã Thủy Trường, thành phố Huế. Họ là những người từng phụ trách công việc chôn cất tử thi trong Bệnh viện Huế trước đây. Những nhân chứng này cho biết: Một ngày giữa trưa tháng 6 năm 1949, cụ Võ Quang Nghiêm đã trút hơi thở cuối cùng. Chúng đã tống cụ vào nhà xác nằm chung với những người chết không có thân nhân. Biết cụ Võ Quang Nghiêm là thân sinh của Võ Nguyên Giáp nên họ đã nghĩ ra cách ghi nhớ đặc biệt khi tiến hành công việc. Tất cả mong một ngày nào đó báo lại với gia đình người đã khuất. Những người trực tiếp khâm liệm cho biết: Cụ Võ Quang Nghiêm có hàm răng đen, tứ chi dài và to. Họ đã bí mật đặt cụ trong một quan tài gỗ, trong lúc nhiều tử thi không có thân nhân khác thì chỉ chôn bằng chiếu hoặc vải xô. Địa điểm chôn cất cụ Võ Quang Nghiêm thuộc nghĩa địa xã Trường Thủy, thành phố Huế. Các cụ còn cho biết, mộ cụ Võ Quang Nghiêm đặt chếch về phía núi Kim Phụng, phía ngoài cùng, trong một dãy gồm 4 mộ. Ba mộ kia không có quan tài, một huyệt đặt chung hai tử thi.

    Sau đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên đã tiến hành thành lập Hội đồng cất bốc và xác minh hài cốt cụ Võ Quang Nghiêm. Hội đồng gồm các đồng chí Thái Bá Nhiệm, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên; Phan Thanh Thảo, Bí thư Đảng ủy; Võ Đăng Quế, Chủ tịch UBND; Nguyễn Văn Đặng, Chủ nhiệm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Trường Thủy; Trần Xuân Tế, Phó ban Chính sách và Võ Thanh Chu, cán bộ Ban Chính sách thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên; Nguyễn Văn Tanh, cán bộ Phòng Chính sách Cục Chính trị Quân khu 4. Ngày 12 tháng 1 năm 1977, theo hướng dẫn của ba cụ Đồng, Xuân, Thiều – những người trước đây ở trong ban từ thiện đã chôn cất cụ Võ Quang Nghiêm và các tử thi, bệnh nhân vô chủ, các đồng chí vệ binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên đã tiến hành làm nhiệm vụ cất bốc và cải táng cụm mộ. Tập thể hội đồng và những người có mặt vô cùng xúc động, vui mừng khi tìm thấy hài cốt cụ Võ Quang Nghiêm ở ngôi mộ số 1 đúng như đặc điểm lời những nhân chứng lịch sử.

    Chiều 12 tháng 1 năm 1977, từ thành phố Huế, Đại tá Thái Bá Nhiệm, Trưởng ban Tìm kiếm cất bốc mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm, điện về Hà Nội báo tin cho Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Từ đầu dây nối bên kia, tiếng Đại tướng vui mừng, xúc động, nghẹn ngào: “Cảm ơn nhân dân Huế, cảm ơn các đồng chí đã tìm được cha tôi…”.

    Việc tìm ra mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm được gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đảng bộ, chính quyền các cấp của tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Bình vô cùng sung sướng. Một chuyến xe đò kết hoa, cắm cờ đưa hài cốt cụ Võ Quang Nghiêm từ Huế về Lệ Thủy, Quảng Bình ngay chiều hôm đó. Thế là sau hơn 28 năm, kể từ khi bị giặc bắt, cụ Võ Quang Nghiêm lại về nằm nghỉ ở ngôi nhà xưa của mình trong sự viếng thăm nồng hậu của bà con, làng xóm và chính quyền các cấp. Ba ngày sau, hài cốt cụ Võ Quang Nghiêm được đưa xuống một chiếc đò kết, có đủ cờ hoa, theo con sông Kiến Giang để về mai táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy đặt tại xã Mai Thủy, sát nhánh Đông Đại lộ Hồ Chí Minh. Vì quá bận việc nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó chưa vào được để dự buổi lễ long trọng này. Ông đã cử con trai cả thay mặt mình, cùng những người trong gia đình vào Quảng Bình chịu tang theo mọi thủ tục hiện hữu của địa phương.

    Sau đó, cứ mỗi lần vào Quảng Bình công tác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại về viếng nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy và mộ thân sinh, cụ Võ Quang Nghiêm trong nỗi xúc động khôn tả. Và tại đây, gia đình, nhân dân Lệ Thủy vẫn thường xuyên đến thắp hương, tỏ lòng tôn kính, biết ơn người đã sinh thành ra một vị tướng tài của Việt Nam, góp phần quan trọng cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do và phồn thịnh

    • lethan says:

      Đi theo chủ nghĩa Cộng sản phản quốc, Hồ chí Minh bị bố từ :

      Sử gia Trần Gia Phụng – HCM đã bị chính phụ thân là ông Nguyễn Sinh Sắc rất bực mình “không muốn nghe nói đến “đứa con hư” của mình [...] mà các chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá luôn cả uy quyền của người gia trưởng.” (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ‘ Indochine au Vietnam, Nxb. Gallimard, Paris, 1990, tr. 134.) .

  5. tien võ says:

    SỰ THẬT VỀ VỤ THẢM SÁT Ở HUẾ NĂM 1968
    Bùi Tín
    Bùi Tín, một người bất đồng chính kiến, trong hồi ký về giai đoạn còn ở Việt Nam, ông kể rằng mình đã hỏi nhiều sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào trận đánh ở Huế. Ông đi đến kết luận:
    “Khi kiểm tra lại thì không một ai, không cấp nào có ra lệnh thủ tiêu tù binh cả. Không có chỉ thị, chủ trương tàn sát tù binh. Trong bản qui định về kỷ luật chiến trường còn có ghi: Không được đánh đập tù binh; chỉ các cán bộ chỉ huy và chuyên môn (là quân báo và địch vận) mới được hỏi cung tù binh… Trên lại chỉ thị nghiêm không được để xổng tù binh, vì sẽ lộ bí mật quân sự, rất nguy hiểm. Đến khi chiến sự khẩn trương, quân Mỹ đổ bộ, ứng cứu, máy bay, pháo binh, pháo từ biển bắn dữ dội, bộ đội di chuyển, rồi lệnh rút lên núi, phải mang cả tù binh theo…
    Giữa cảnh hỗn loạn khi có lệnh rút, quân đối phương lại có những mũi vu hồi chặn hậu. Phía sau, phía trước, ngay trong khu vực hành quân đều bị bom và hỏa lực pháo… Quân hai bên và tù binh chết hoặc bị thương lẫn lộn. Cuối cùng cũng còn một số ít tù binh giải về căn cứ, được dùng để đào hầm hố, khuân vác… một số về sau được thả về. Hai nữa là có trường hợp xảy ra những trận ném bom rất lớn của máy bay Mỹ khi quân Mỹ phản công, bom Mỹ giết hại người của cả 2 bên (quân Giải phóng cùng với những tù binh họ giải đi). Thi hài quân Giải phóng thì được chôn và đánh dấu, có khi được đưa về gần căn cứ, còn thi hài tù binh thì phải vùi nhanh.”
    GARETH PORTER
    Về sau có khảo cứu của Gareth Porter về vụ thảm sát Huế, trong đó, ông chỉ trích những phóng đại tuyên truyền từ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Ông nói các thông tin về cái gọi là đàn áp tôn giáo là thiếu chính xác. Porter cũng nêu là tại khu Gia Hội, nơi quân Giải phóng đã kiểm soát trong 26 ngày, một linh mục Công giáo nói với Len Ackland rằng không có một ai trong số các giáo dân của ông bị hại.
    Ông đã nêu ra các nguồn gốc không xác thực của những thông tin về vụ “thảm sát”: sự không rõ ràng trong việc điều tra tại thực địa các ngôi mộ tập thể; những mâu thuẫn trong các báo cáo về số lượng tử thi tìm thấy; những mâu thuẫn với kết quả tìm hiểu của một bác sỹ y khoa làm việc tại Huế lúc đó; một số chi tiết đáng chú ý xung quanh các cuộc khai quật vào năm 1969; những mâu thuẫn giữa bài viết của Douglas Pike với các nguồn thông tin khác, rằng “Bộ trưởng Y tế Trần Lưu Y, sau khi đi thăm các địa điểm chôn cất vào tháng Tư năm 1969, đã thông báo với Phó Tỉnh trưởng Thừa Thiên rằng các tử thi có thể là của những người lính Mặt trận Dân tộc Giải phóng bị chết trong các trận giao tranh”; những mâu thuẫn trong các lời khai của “người làm chứng” cho vụ thảm sát; và thêm vào đó là kết quả của những trận bom Mỹ tại Huế đã khiến nhiều thường dân thiệt mạng.
    Gareth Porter cho biết rằng một người bác sỹ có mặt tại Huế vào thời điểm tìm thấy các mộ chôn, Alje Vennema, viết rằng đối với các địa điểm trong khu lăng vua, hầu hết các tử thi có dấu vết của quân phục. Vennema đã hỏi chuyện các dân làng gần đó, họ nói rằng trong các ngày 21 đến 26 tháng 2 khu vực trung gian đã bị bom và pháo dữ dội. Và, trái với các tuyên bố của chính phủ rằng nhiều nạn nhân đã bị chôn sống tại đó, Vennema nói rằng tất cả các tử thi đều có các vết thương.
    Trong kết luận của bài viết, Gareth Porter đồng ý rằng có những vụ xử tử, giết người tại Huế trong giai đoạn đóng quân; tuy nhiên không có bằng chứng cụ thể về nguyên nhân của những cái chết.
    “Các bằng chứng có được — không phải từ nguồn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, mà từ nguồn chính thức của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa và từ các quan sát viên độc lập — cho thấy rằng câu chuyện chính thức về một cuộc tàn sát bừa bãi đối với những người được cho là không thích hợp với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là hoàn toàn bịa đặt. Không chỉ số lượng các thi thể được tìm thấy trong và xung quanh Huế đáng nghi vấn, mà quan trọng hơn, nguyên do của các cái chết có vẻ như là bị chuyển từ chính các trận đánh quân sự sang việc xử tử của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Và tường trình chi tiết nhất “có thẩm quyền” mà các chính phủ Mỹ hay Việt Nam Cộng hòa đưa ra về sự việc được cho là vụ thảm sát này đã không đứng vững trước các thẩm định.”
    NOAM CHOMSKY VÀ EDWARD S. HERMAN
    Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học người Mỹ, và Edward S. Herman, nhà kinh tế học người Mỹ, trong “Tài liệu về Kinh tế và Nhân quyền” tập 1, cho rằng vụ việc đã bị mô tả một cách sai lệch, bị thổi phồng, bị tô vẽ nhằm mục đích tuyên truyền. “Đó là những thường dân bị chết do những trận bom pháo Mỹ san bằng TP Huế. Rồi sau đó khi Mỹ và VNCH phản kích trả thù lại thời kỳ hậu Mậu Thân cũng giết chóc rất nhiều. Thứ nữa là lực lượng quân Giải phóng đã tử trận trong lúc chiến đấu. Tất cả đều là người Việt với nhau và Mỹ gộp vô hết. Tất cả những điều đó được Mỹ dựng thành một vụ thảm sát tưởng tượng” Các căn cứ được nêu ra có thể tóm lược như sau:
    Những tài liệu căn bản cho câu chuyện này gồm một bản báo cáo do chính phủ Sài Gòn đưa ra vào tháng 4/1968, một “tài liệu bắt được” và đã phổ biến trong công chúng của phái đoàn Hoa Kỳ vào tháng 11/1969, và một bài phân tích dài xuất bản năm 1970 của một nhân viên Phòng Thông tin “USIS” (Tâm lý chiến) là Douglas Pike. Cả hai bản báo cáo của Sài gòn và của Pike đã gây nên một sự nghi ngờ về nguồn tin, giọng điệu và vai trò của chúng trong một chiến dịch tuyên truyền mở rộng nhằm làm giảm đi ảnh hưởng của vụ thảm sát Mỹ Lai. Trong một phân tích cẩn thận về “tài liệu bắt được”, Gareth Porter cho thấy bộ máy tuyên truyền của Mỹ đã cố tình nhập nhằng từ ngữ để đánh lừa. Cụm từ “loại bỏ” đã bị diễn giải thành “giết chết”, mặc dù trong tiếng Việt từ này mang ý nghĩa rất rộng (giết chết, bị thương, bắt sống, đầu hàng hoặc bỏ trốn). Nhưng quan trọng hơn là những tài liệu này không được viết ngay khi sự việc diễn ra mà chỉ được viết ra nhiều tháng sau đó, và đã không có sự điều tra hay nghiên cứu tỉ mỉ để xác thực. Porter báo cáo rằng: không có tài liệu nào cho thấy rằng quân Giải phóng có ý định tàn sát dân thường hoặc ngay cả các chỉ huy của đối phương ở Huế. Chiến lược chung của quân Giải phóng chuyển tải trong các tài liệu đã bị bóp méo bởi Douglas Pike và cộng sự của mình.
    Bằng chứng về các ngôi mộ tập thể cũng rất mơ hồ. Các con số này nhằm che lấp thực tế là đã có rất nhiều thường dân bị thiệt mạng khi quân Mỹ chiếm lại thành phố Huế bởi việc sử dụng hỏa lực mạnh một cách bừa bãi. Sau trận đánh 25 ngày, trong số 17.134 nhà thì 9.776 ngôi nhà đã hoàn toàn bị phá hủy và 3.169 ngôi nhà bị thiệt hại khá trầm trọng bởi bom đạn của Mỹ. David Douglas Duncan, phóng viên chiến trường, mô tả đó là “một sự nỗ lực dốc hết sức để loại bỏ bất cứ một kẻ địch nào. Tâm trí tôi bấn loạn trước cuộc tàn sát.” Robert Shaplen viết về khi đó “Không có gì trong cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam khi nói về sự tàn phá, mà tôi thấy kinh hoàng bằng những điều tôi thấy được ở Huế năm ấy”. Townsend Hoopes, người có quyền truy cập đặc biệt thông tin mật Bộ Quốc phòng, nói rằng các nỗ lực tái chiếm Huế đã khiến 80% các tòa nhà trở thành đống đổ nát, và rằng “trong đống đổ nát, khoảng 2.000 dân thường đã chết…”. Quân Giải phóng cũng cho biết họ đã chôn cất khoảng 2000 nạn nhân bị oanh tạc trong các ngôi mộ tập thể cùng binh sĩ tử trận của chính họ.
    Một thông tin thú vị là việc các nhà báo độc lập không bao giờ được phép có mặt tại những cuộc khai quật mộ tập thể. Sự ước lượng về những nạn nhân của thảm sát tại Huế đã tăng vọt lên một cách đáng kể để đáp ứng lại với những nhu cầu chính trị bất ngờ đột xuất của chính quyền Nixon. Không có nhà báo phương Tây nào đã được dẫn đến những mồ chôn tập thể khi các hố chôn đó được khai quật cả. Ngược lại một nhà nhiếp ảnh người Pháp, Marc Riboud, đã nhiều lần bị từ chối yêu cầu muốn đi xem một trong số địa điểm nơi mà ông tỉnh trưởng tuyên bố “có 300 cán bộ chính phủ đã bị Việt cộng giết”. Người tổ chức AFSC tại Huế cũng không thể khẳng định bản báo cáo về những hố chôn tập thể, những nhà báo độc lập không hề được phép có mặt tại hiện trường và họ rất khó xác định chỗ chính xác nơi những hố chôn tập thể mặc dù đã nhiều lần yêu cầu được đến xem.
    Một giả thuyết khác ít được nhắc tới, rằng những nạn nhân ở Huế là do quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trả thù khi tái chiếm thành phố. Nhiều người ủng hộ Mặt trận dân tộc đã lộ dạng trong suốt cuộc tổng tấn công, và đã hợp tác với chính quyền địa phương của những người cách mạng ở Huế, hoặc bầy tỏ sự ủng hộ của họ đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Khi quân giải phóng rút đi, nhiều cán bộ và những người ủng hộ quân Giải phóng kẹt lại và họ trở thành nạn nhân của những sự trả thù. Trong một bài mô tả, một nhà báo người Ý Oriana Fallaci, trích dẫn lời một linh mục Pháp ở Huế đã kết luận rằng: “Tất cả có khoảng 1100 người bị giết (sau ngày quân Mỹ tái chiếm thành phố). Hầu hết là sinh viên, giảng viên, giáo sĩ. Những trí thức và người dân Huế đã không bao giờ che giấu cảm tình của họ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng”.
    Hai ông kết luận: Trong bất kỳ trường hợp nào, tình trạng rất lộn xộn về các sự kiện và bằng chứng, cộng với các “bằng chứng” không thuyết phục, ít ra cũng có thể nói rằng việc “tắm máu” tại Huế hiển nhiên đã được phóng đại. Nó có vẻ khá rõ ràng rằng bom đạn Mỹ nhằm “bảo vệ” Việt Nam đã giết nhiều thường dân hơn là do quân Giải phóng. Những ví dụ này, tất nhiên, không chỉ gợi lên một thực tế rằng các báo cáo chính thức của chính quyền Sài Gòn là dối trá và lừa bịp, và trong một số trường hợp đã được chuyển thành những câu chuyện hoang đường không có bằng chứng xác thực.
    MARILYN B. YOUNG
    Marilyn B. Young trong sách tựa đề The Vietnam Wars, 1945-1990
    “Trong những ngày đầu của cuộc chiếm đóng quả thực có những vụ xử tử công khai tại chỗ … khi trận chiến gần kết thúc bởi cuộc công pháo, lính miền Bắc trên đường rút lui xử tử những người họ đang giam giữ thay vì thả họ ra hay bắt theo làm tù binh – với con số người chết không nhiều như chính phủ Sài gòn và Washington công bố, nhưng nhiều đủ để tạo những câu hỏi tang thương cho những người sống sót ở Huế…”
    CÁC NGUỒN KHÁC
    Philip W. Manhard, một cố vấn cao cấp Hoa Kỳ tại Huế bị bắt đem ra trại tù binh ở miền Bắc Việt Nam (được thả năm 1973). Ông tuyên bố rằng mình còn nhớ rõ những vụ bắn giết tại chỗ những người già yếu không đủ sức đi theo cuộc di tản tù nhân.
    Năm 1969, phóng viên Don Oberdorfer sang ở Huế 5 ngày với Paul Vogle, giáo sư dạy Anh Văn người Mỹ tại Đại học Huế, và phỏng vấn nhiều nhân chứng trong thời gian Huế bị quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đóng giữ. Theo Oberdorfer, các vụ giết người chia làm hai loại:
    Một nhân chứng người Việt ở Huế, chị Nguyễn Thị Hoa, thì cho biết: “Bắt đầu là chúng nó (quân Mỹ) dùng phi pháo. Chúng dội pháo vào khu vực chúng tôi sinh sống, san bằng nhà cửa, cây cối. Chúng bắn pháo vào nhà những khu vực quanh đó. Những nhà này bán xăng dầu nên khi pháo bắn thì cháy trụi. Tất cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ lánh nạn ở đây đều bị thiêu sống.”

    • ABC says:

      Cuộc thảm sát tại Huế
      Báo TIME xuất bản ngày 31-10-1969

      “Lúc đầu thì họ không dám bước xuống giòng suối”, một trong những người thuộc toán tìm kiếm kể lại. “Nhưng mặt trời đang lặn và cuối cùng thì chúng tôi bước xuống nước, cầu nguyện cùng những người chết xin hãy thông cảm cho chúng tôi”. Những người thuộc toán tìm kiếm, khảo sát giòng suối cạn trong một khe núi ở phía nam thành phố Huế đã cầu nguyện cho sự thông cảm vì những người chết nằm ở đây đã không được chôn cất suốt 19 tháng trời, mà theo tín ngưỡng Việt Nam thì linh hồn của họ bị trừng phạt phải vất vưởng ở thế gian do hậu quả đó. Trong dòng suối, toán tìm kiếm đã tìm thấy những gì mà họ đang tìm kiếm – khoảng 250 xương sọ và một đống xương người. “Các tròng mắt thì sâu và đen, và nước suối chảy tràn qua các xương sườn”, một người Mỹ có mặt tại hiện trường cho biết.

      Sự khám phá kinh khiếp này vào hồi cuối tháng trước đã nâng tổng số lên khoảng 2,300 xác của đàn ông, đàn bà và trẻ con được đào lên chung quanh thành phố Huế. Tất cả đã bị cộng sản hành quyết vào khoảng thời gian 25 ngày Việt cộng tấn công mãnh liệt vào thành phố, trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968. Những xác chết trong dòng suối ở Nam Hòa thuộc về 398 người đàn ông ở quận Phủ Cam một khu vực của thành phố Huế. Vào ngày thứ 5 của cuộc tấn công, bộ đội Cộng sản xuất hiện tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam, nơi những người đàn ông này trú ẩn cùng gia đình họ, và dẫn họ đi. Bộ đội Cộng sản nói rằng những người đàn ông sẽ được tuyên truyền học tập và cho phép trở về, nhưng gia đình họ đã không bao giờ nghe gì về họ nữa. Tại chân núi Nam Hòa, cách mười dặm từ nhà thờ chính tòa, những người bị bắt đã bị bắn hoặc đập cho đến chết.

      Những ngôi mộ tập thể lộ thiên.

      Khi cuộc tấn công vào Huế chấm dứt ngày 24-02-1968, khoảng 3,500 thường dân bị mất tích. Một số rõ ràng là bị chết trong lúc loạn lạc và nằm chôn vùi dưới những đống gạch đổ nát. Nhưng khi dân chúng và quân đội chính quyền bắt đầu việc dọn dẹp, thì họ gặp phải nhiều ngôi mộ tập thể được chôn vội vàng ở phía tây Thành Nội, là một cổ thành bao bọc hoàng cung cũ của Huế. Khoảng 150 xác người được đào lên từ nấm mồ tập thể đầu tiên, nhiều xác bị cột lại với nhau bằng dây kẽm và bằng dây lạt tre. Một số bị bắn, còn số khác thì rõ ràng là đã bị chôn sống. Hầu hết các nạn nhân là viên chức chính phủ hoặc những người làm việc cho Mỹ, bị bắt đi trong một cuộc lục soát từng cửa nhà người dân do cán binh Cộng sản có cầm theo những danh sách đen với đầy đủ chi tiết. Nhiều ngôi mộ tương tự đã tìm thấy bên trong thành phố và ở phía tây nam, gần khu vực lăng tẩm của các hoàng đế Việt Nam. Trong số các xác được đào lên có thi hài của 3 vị bác sĩ người Ðức làm việc tại Viện Ðại học Huế.

      Chiến dịch tìm kiếm.

      Trong suốt năm đầu tiên sau biến cố Tết Mậu Thân, có nhiều tin đồn dai dẳng cho rằng có nhiều sự kinh khiếp đã xảy ra trong những đụn cát ở phía tây nam thành phố. Hồi tháng 3 năm ngoái, một nông dân đã vướng chân vào một sợi dây kẽm, khi ông ta lôi kéo sợi dây kẽm thì một mảnh xương tay lòi lên khỏi đống cát. Chính quyền lập tức phát động một chiến dịch tìm kiếm. “Có một số dải đất nơi mà cỏ mọc dài và rất xanh tươi một cách bất bình thường”, phóng viên thường trực William Marmon của tạp chí TIME tường trình hồi tuần trước tại Huế. “Bên dưới những chùm cỏ dại tươi tốt một cách bí hiểm này là những nấm mồ tập thể, cứ 20 đến 40 xác vào một mộ. Khi tin tức về sự khám phá này trở nên rõ ràng, thì công việc làm ăn được tạm ngưng và từng đoàn người kéo ra Phú Thứ để tìm kiếm thân nhân mất tích đã lâu, sàng lọc qua từng mớ quần áo giầy dép và vật dụng cá nhân. Hình như họ hy vọng rằng họ sẽ tìm được ai đó và đồng thời cũng hy vọng rằng họ sẽ không tìm được người nào”, theo một viên chức Hoa Kỳ cho biết. Cuối cùng thì 24 địa điểm đã được đào lên và thi hài của 809 người đã được tìm thấy.

      Vụ khám phá ở giòng suối thuộc quận Nam Hòa không xảy ra cho đến hồi tháng trước – sau một lời khai báo của một cán binh cộng sản về hồi chánh. Giòng suối và cái bí mật khủng khiếp đã được giấu kín dưới tàn cây rừng rất rậm rạp cho đến nỗi các bãi đáp phải được dọn dẹp bằng chất nổ trước khi trực thăng có thể đáp xuống để thả các toán tìm kiếm. Trong 3 tuần lễ, thi hài của các nạn nhân được để trên các kệ dài trong một trường học gần đó, và hàng trăm người dân Huế đã đến để nhận diện thân nhân mất tích của họ.

      Sự tuyên truyền lơ là.

      Ðiều gì đã khiến cộng sản gây ra cuộc thảm sát? Nhiều người dân Huế cho rằng lệnh hành quyết được đưa thẳng xuống từ Hồ Chí Minh. Nhưng có lẽ một cách chắc chắn, đơn giản hơn là cộng sản đã mất tinh thần. Họ đã bị nhồi sọ để tin tưởng rằng nhiều người dân miền Nam sẽ xuống đường tranh đấu cùng với họ trong cuộc tổng tấn công vào dịp Tết. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và khi trận chiến ở Huế phần thắng bắt đầu nghiêng về phía quân đồng minh, thì rõ ràng là Việt cộng đã hoảng sợ và giết sạch các tù nhân để rảnh tay tẩu thoát.

      Chính quyền VNCH, cho rằng Việt cộng đã giết chết 25,000 thường dân từ năm 1957 và bắt cóc thêm 46,000 người khác, đã lơ là trong việc dùng vụ thảm sát để tuyên truyền. Tại Huế thì không phải cần đến chuyện đó. Theo Ðại tá Lê Văn Thân, tỉnh trưởng địa phương, thì “Sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, mọi người đều biết rằng Việt cộng sẽ giết họ, không cần biết đến lập trường chính trị”. Nỗi suy nghĩ sợ hãi đó đã ám ảnh nhiều người dân miền Nam, nhất là những người làm việc cho chính phủ của họ hoặc cho người Mỹ. Với sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ đang bắt đầu, vụ thảm sát tại Huế có lẽ đã đưa ra một thí dụ rùng rợn của những gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai”.

      • lethan says:

        quang phan says:
        30/11/2012 at 19:11

        Tết Mậu Thân 1968 kinh hoàng trong ký ức của Việt tộc. Khoảng trên dưới 6000 người đã bị bè lũ Cộng sản khát máu thảm sát:

        Trong Tết Mậu Thân năm 1968, theo tác giả David T. Zabecki trong quyển “The Vietcong Massacre at Hue” ấn hành năm 1976, thì số hài cốt tìm được do cộng sản Việt Nam đã bắt giết trong 21 ngày chiếm giữ một phần thành phố Huế và chôn tập thể trong các hầm là 2810 người trong tổng số dân ghi mất tích hơn 5000 người .

        Theo sử gia Trần Gia Phụng thì số người tìm được trong 22 mồ chôn tập thể là 2326 xác trong tổng số dân bị giết là 5800 người.

        Theo thiếu tá Liên Thành- phó ty cảnh sát đặc biệt Thừa Thiên, Huế- thì bọn Việt cộng đã giết chết 5327 người và bắt đi mất tích 1200 người.

        Nhà văn Nhã Ca, tác giả cuốn ” Giải Khăn Sô Cho Huế”, là diễn giả trong buổi lễ kỷ niệm Tết Mậu Thân 1968 tháng 2 năm 2008 có kể thêm rằng:

        ” Những thường dân Huế bị Cộng quân trói bằng dây điện, dính nhau xếp thành hàng trên hố, một vài người bị đập đầu, cả một dây người đang sống bị đạp xuống hố, đè lên nhau, những đầu nào ngóc lên là bị đập chết bằng cuốc.
        Chính con cháu những người bị chôn gồm toàn những thiếu niên 14, 15 tuổi- học trò trường Nguyễn Du- bị buộc phải đào hố. Rồi bằng súng AK và lưỡi lê, Cộng quân buộc các thiếu niên này phải lấp đất chôn sống cha, anh của họ. Mười mấy em trong đám thiếu niên đó sau này bị giết chết, chỉ có 3 em trốn thoát. Một trong ba thiếu nhiên này tên là Tuấn, năm nay 56 tuổi, đang sống tại Úc”.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Huynh đài làm sao mà mò ra được tờ báo Times này hay quá vậy?

        Có nhớ mài mại là TIMES có đăng vu Mậu Thân mà không biết cách gì moi ra

        Vụ tàn sát Huế Mậu Thân là một bằng chứng của tội ác diệt chủng của Cộng Sản Việt Nam

        Merci ABC

      • Austin Pham says:

        Anh Dân,
        Ngoài ra anh có thể vào đây để xem phần tài liệu được soạn, có trích dẫn quotes của nhiều nhân vật liên quan, Trương Như Tãng là một trong số đó. Ông Bùi Tín đã từng có lên tiếng về vấn đề này, tôi hoàn toàn phản đối việc ông ta sử dụng danh từ “Tù Binh” bởi lẽ đại đa số các nạn nhân không phải là những nguời đã có cơ hội cầm súng mặt đối mặt với lính cộng sản vào những ngày tháng này. Họ là các viên chức hành chánh, binh sĩ ăn tết với gia đình trong thời điểm “Hưu Chiến”, dân thường không theo cộng sản, chưa kể các chức sắc tôn giáo, nhân viên ý tế và xã hội của trong và ngoài nước.
        http://en.wikipedia.org/wiki/Massacre_at_Hu%E1%BA%BF

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Merci Pham huynh .

    • Mẹ Đốp says:

      tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29
      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

      ***Tổng thống Nga Putin – cựu trùm tình báo Liên xô KGB – phát biểu: Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.

      ***Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Mr. Gorbachev nói : “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

      ***Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS, viết trong “Đi tìm cái tôi đã mất”: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

      ***Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến- trong quyển “Đồng bằng Gai Góc” viết : Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .

    • Austin Pham says:

      Anh Trọng Dân,
      Anh có thể theo link phía dưới để vào đọc:
      http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,839103,00.html
      Tựa đề của nó là: The Massacre Of Hue
      Anh có thể subscribe để đọc tiếp.

  6. t says:

    dc Minh có họ voi o Giáp nhưng họ xa , ko phải cháu ruột , hoi o dalat may cong an cũng hơi nể cháu ông Giáp mot chút

Phản hồi