WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Thức: GS Nguyễn ngọc Bích từ trần, một thư viện vưà cháy

00
Tin anh Nguyễn Ngọc Bích từ trần khiến bạn bè của anh- rất đông- sững sờ. Một người gần 80 tuổi thọ (anh sinh năm 1937 ) ra đi là chuyện thường tình, một tin buồn, nhưng một tin buồn đến hàng tuần, hàng tháng. Sinh, bệnh, lão tử là lẽ trời. Nhưng tin anh Bích ra đi khiến người ta bàng hoàng, bởi vì anh là người lúc nào cũng hăng say hoạt động, lúc nào cũng tươi cười, lúc nào cũng lạc quan, lúc nào cũng ân cần, khiến người ta nghĩ anh sẽ không bao giờ ra đi, hay sẽ là người cuối cùng ra đi. Người ta không tin chuyện anh ra đi, bởi vì không muốn tin, bởi vì hy vọng đó chỉ là tin đồn vô căn cứ.

Anh Bích ra đi thảnh thơi như anh đã đến, đã sống. Trên máy bay từ Washington D.C đi họp về biển Đông ở Phi Luật Tân, ngày 03 tháng Ba, anh thấy mệt, nằm nghỉ, 15 phút sau ra đi, vĩnh viễn. Một người bạn nói nghe tin anh mất thật buồn, nhưng nghĩ lại, thấy cũng an ủi, anh ra đi không đau đớn, bên cạnh chị Bích, người vợ cũng là người bạn đồng hành, đồng chí  , là một cái chết rất thảnh thơi . Cũng như Molière chết trên sân khấu, anh Bích ra đi trên đường hoạt động. ( Sự thực, chuyện Molière chết trên sân khấu chỉ là huyền thoại , ông ta chết trên giường, ngon lành.) Anh Bích ra đi trên đường hoạt động, chắc anh cũng không mong một cách ra đi đẹp hơn. Tôi vẫn nói giỡn: anh là ‘’người cứu nước full time ‘’. Một người ăn cơm nhà, vác ngà voi không ngừng, không nghỉ, không biết mệt. Có những người Việt chỉ túi bụi làm giầu, hỳ hục đuổi dollars, chuyện đất nước phó mặc thiên hạ  ; có những người cứu nước cuối tuần, có người tham gia việc nước năm thì mười họa, cho khỏi áy náy; anh thuộc thiểu số những người suốt ngày, suốt năm chỉ lo chuyện chung. Có người hoạt động vì háo danh, ham quyền, anh hoạt động vì là chuyện phải làm, không thể chắp tay đứng nhìn. Không chờ đơị gì, không trông mong gì . Có người gọi anh là ‘’Mister Yes ‘’, anh nghe, cười xoà, vui vẻ. Mister Yes vì anh không biết từ chối, ai nhờ làm gì anh cũng nhận, công việc gì khó khăn người ta đổ lên vai, anh cũng vác. Chữ NO không có trong tự điển của giáo sư Bích. Mấy năm trước, một nhóm anh em muốn giúp một nữ sinh trong nước, nổi tiếng vì bị nhà nước đày đọa chỉ vì có lòng với đất nước. Chuyện đầu tiên là giúp cô học Anh ngữ qua điện thoại. Ai lo được chuyện đó? Tiện nhất là trao cho một ông đã bận bù đầu là ông Bích. Anh và chị  vui vẻ nhận, lo chu đáo, thỉnh thoảng báo cáo anh em về kết quả của việc làm.

Anh Bích là một người ôm đồm nhiều chuyện, vì anh thiện chí cùng mình, nhưng cũng vì anh có nhiều tài. Anh là trí thức, nhà ngoại giao, nhà giáo, nhà báo, nhà nghiên cứu và học giả. Nhà báo, anh là Tổng Giám Đốc cuối cùng của Việt Nam Thông Tấn Xã của Việt Nam Cộng Hoà, cựu giám đốc chương trình Việt ngữ của đài RFA ở Hoa Kỳ. Nhà giáo, anh đã cùng chị Hợi, người bạn đời của anh, về VN mở Viện Đại học Cửu Long ( 1972 ). Trí thức, anh tốt nghiệp Princeton, thông thạo Pháp ngữ ( học trường Pháp Chasseloup Laubat ), Anh ngữ  ; biết nói tiếng Nhật. Một lần, đi gặp dân biểu Đức ở Berlin để vận động cho dân quyền ở VN, Anh đứng dậy phát biểu. Tôi nghĩ anh sẽ nói tiếng Anh, hay tiếng Việt để anh em địa phương dịch , nhưng anh nói tiếng Đức. Anh có trình độ cao về chữ Hán chữ Nôm. Anh học tiếng Tây ban Nha ở Madrid, học tiếng Nga, tiếng Tầu. Ngôn ngữ nào anh cũng thông thạo. Nhất là ngôn ngữ , văn hoá Việt. Đó không phải là chuyện đương nhiên, vì có nhiều vị thông thạo văn hoá Tây, Tầu nhưng văn hoá dân tộc thì mù tịt. Thỉnh thoảng nhận được cái mails của anh, nói câu thơ đó cậu chép sai, chữ đó phải viết g, không phải d, y thay vì i.. Anh là một cuốn tự điển biết đi , cái gì cũng biết . Và biết tới nơi tới chốn. Théc méc chuyện gì, chỉ việc tra tự điển sống là ông Bích. Ngạn ngữ Phi Châu  : ‘’ mỗi lần một người già từ trần là một thư viện bị cháy ‘’. Trên chuyến máy bay TK086 Washington DC-Manila, hai ba cái thư viện  , trong 15 phút, trở thành tro bụi.

Một chiến sĩ văn hóa

Là học giả, anh đã nghiên cứu, viết báo, viết sách, thuyết trình về đủ mọi đề tài. Anh là học giả thứ thiệt, cuả lạ ở VN, bên cạnh những học giả giả, trí thức cà chớn, nhan nhản trong xã hội Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại. Với người Việt, trở thành học giả dễ hơn trở thành thợ hớt tóc, hay đầu bếp biết nấu sườn xào chua ngọt. Chỉ cần thuổng vài trang nơi này, cầm nhầm vài đoạn nơi kia, in một cuốn sách tào lao, vô thưởng vô phạt là một sớm một chiều vỗ ngực trở thành học giả.

Anh là tác giả nhiều cuốn sách bằng Anh ngữ, Việt ngữ    . Anh , chị chủ trương nhà xuất bản miền Đông Hoa kỳ cùng với chị Trương Anh Thụy, in sách của tác giả trong cũng như ngoài nước. Anh dịch thơ Việt Nam ( thí dụ thơ Nguyễn Chí Thiện ) ra Anh Ngữ, dịch thơ ngoại quốc, kể cả một kho tàng văn hoá xa lạ với người VN là thơ Iran sang Việt Ngữ. Anh là cái cầu bắc giưã những dòng văn hoá. Anh viết North VN  : Backtracking on socialism ( 1975 ) để người ngoại quốc hiểu thực chất chiến tranh VN. Anh viết A Thousand years of Vietnamese Poetry ( Knopf.NY 1975 )  , xuất bản War and Exil  : A Vietnamese Anthology ( 1969 ), in sách về văn hoá Việt, kiến trúc Việt, hội hoạ Thái Tuấn, nghệ thuật chụp hình Trần Cao Lĩnh, về chữ Nôm, để người ngoại quốc và giới trẻ Việt sinh ở hải ngoại thấy VN không phải chỉ là một bãi chiến trường. VN không phải chỉ là phở và chả giò. Anh dịch sách báo ngoại quốc ,muốn người Việt mở mang kiến thức, đón nhận tinh hoa văn hoá của thế giới. Vì ý thức rằng muốn xây dựng đất nước, phải nâng cao dân trí. Phát triển văn hoá là bám vào rễ để vươn ra.

Anh Bích là một người hoạt động chính trị, vì đó là bổn phận một người dân trong một giai đoạn cực kỳ đen tối của đất nước, nhưng ý thức được vai trò vô cùng quan trọng của văn hoá . Một người như vậy cực hiếm, và rất cần cho VN. Vì thường thường, những người hoạt động ít có ý thức văn hoá, những người làm văn hoá có thói quen ngồi trong tháp ngà, nhiều khi vì lười, hay vì nhát. André Malraux nói ông ta đã gặp nhiều lãnh tụ, nhưng hai người ông ta nể nhất là Chu Ân Lai và Nerhu, vì họ là những nhà chính trị nhưng có văn hoá . Nói chuyện chính trị với họ khác hẳn nói với những người khác. Khác với những người chỉ hùng hổ chống Cộng bằng miệng, quá khích, thiển cận ( những người càng chống, Cộng Sản càng mạnh ) hay những người chỉ lo chuyện xa vời, nhắm mắt trước thực tế, anh Bích hoạt động tích cực, tả xung hữu đột, nhiều khi đơn thương độc mã, nhưng luôn luôn đóng góp vào việc xây dựng nền móng cho một xã hội lành mạnh, bởi vì không thể nào có một đất nước phú cường nếu không có một văn hoá tốt đẹp. Anh tổ chức hội nghi về biển Đông với nhóm Voice và Họp mặt Dân Chủ, gõ cửa báo chí và chính trị gia Hoa kỳ , báo động về vi phạm nhân quyền ở VN, tiếp tay với nhóm Lao Động Việt, để giúp nhân công Việt Nam bị bán ra ngoài hay bị đàn áp ở VN. Ai cần tiếp tay, ới một tiếng, có ông Bích .

Anh muốn bắc cầu, lấp hố. Giữa người Việt và người ngoại quốc là những cái hố, không ai hiểu ai. Giưã người VN với nhau , cái hố còn sâu hơn nưã, giuã người già người trẻ, người CS người quốc gia, người Nam người Bắc. Anh sẵn sang cộng tác với bất cứ ai, già trẻ, Nam Bắc, Công giáo, Phật Giáo. Gặp anh năm phút, có cảm tưởng như đã quen anh từ lâu. Anh gia nhập Hội Nhà Báo Độc Lập để bắc cầu với anh em trong nước. Những người tranh đấu cho dân chủ từ trong nước ra, từ các nơi về Mỹ, ai cũng được anh tiếp đón tận tình. Một người bạn nói anh Bích có tâm Phật. Anh không biết đố kỵ, ghen ghét, hận thù, ai cũng là bạn. Anh bất đồng ý kiến với nhiều người, nhưng không nói xấu ai, không đả kích người khác. Năm ngoái, ngồi nói chuyện với vài anh em tới dự cuộc họp mặt về biển Đông lần đầu ở Manila, Phi luật Tân, tôi nói đuà “ chỉ cần nhìn anh Bích cũng biết tại sao Cộng Sản nó thắng, mình thua dài dài “. Anh hỏi tại sao ? “ Bởi vì CS nó gian ác, mà anh thì hiền lành quá, ai cũng tin, ai cũng cho là người tốt. Thua là phải ’’. Anh cười xòa, vui vẻ. Quả thực, anh chỉ thấy cái tốt ở những người khác. Chỉ thấy cái khía cạnh tích cực, lạc quan của người và việc. Không có vấn đè, chỉ có giải pháp. Anh không thù oán ai. Kể cả những người đã xuyên tạc, đả kích anh trên Internet. Một người bạn than phiền vì bị thiên hạ đánh, bịa chuyện bôi xấu, tôi nói : để ý làm gì ba cái vặt ấy, đến như ông Bích mà người ta cũng không tha. Nếu không, nước mình đã khá từ lâu rồi. Tôi tiếc đã không nói với anh Bích một điều mà tôi nghĩ, từ lâu : cái nước VN nó lận đận, thê thảm như vậy, bởi vì những người như anh, ít quá.

Sayonara

Người Pháp nói, chua chát : C’est toujours les meilleurs qui partent en premier. Bao giờ những người tốt vẫn ra đi trước thiên hạ. Anh ra đi, trong khi nhiều tên ăn hại, bán nước vẫn sống nhăn , làm khổ dân, làm tiêu tan đất nước. Anh ra đi, bỏ lại ngổn ngang bao nhiêu dự án, chắc sẽ không có ai cáng đáng. Ít có ai làm việc nước full time, ít có người trước những vấn đề mênh mông mà không có lúc nản lòng. Người như vậy hiếm quá, anh Bích ạ. Bây giờ, anh đi rồi mới thấy rõ điều đó.

Adieu, anh Bích. Chào anh vĩnh biệt. Hay đúng ra Sayonara, chỉ là một lời tạm biệt. Tạm biệt, bởi vì nơi anh đến, sớm muộn gì anh em cũng gặp lại. Ở đó, chắc anh đã gặp lại những người bạn đồng hành đã cùng anh vác ngà voi, những Nguyễn Tự Cừờng, Ngô Vương Toại, Nguyễn Minh Diễm, Nguyễn Xuân Phước..những người bạn tốt, những công dân mà nước Việt có thể hãnh diện, đã ra đi trước anh. Tạm biệt, bởi vì anh vẫn sống mãi trong lòng những người ở lại. Không ai quên mái tóc bạc, nụ cười thường trực, những cái vỗ vai thân thiện , tiếng hát và gịọng ngâm thơ sang sảng của anh, những buổi tranh luận sôi nổi nhưng thân thiện, những cuộc trao đổi với anh sau đó người ta thấy mình thông minh hơn . Sayonara, anh Bích.

Paris, tháng 3/2016 

© Từ Thức

© Đàn Chim Việt

21 Phản hồi cho “Từ Thức: GS Nguyễn ngọc Bích từ trần, một thư viện vưà cháy”

  1. dan danh ca says:

    Tuyet vong qua , bi dung tim.

  2. Trung Kiên says:

    Trích;…”Anh sẵn sang cộng tác với bất cứ ai, già trẻ, Nam Bắc, Công giáo, Phật Giáo. Gặp anh năm phút, có cảm tưởng như đã quen anh từ lâu. Anh gia nhập Hội Nhà Báo Độc Lập để bắc cầu với anh em trong nước. Những người tranh đấu cho dân chủ từ trong nước ra, từ các nơi về Mỹ, ai cũng được anh tiếp đón tận tình. Một người bạn nói anh Bích có tâm Phật. Anh không biết đố kỵ, ghen ghét, hận thù, ai cũng là bạn. Anh bất đồng ý kiến với nhiều người, nhưng không nói xấu ai, không đả kích người khác” (ngưng trích)

    Cám ơn tác giả Từ Thức đã cho biết về bản tính hiền hậu, nhiệt tâm và nhiệt tình yêu nước của GS Nguyễn Ngọc Bích.

    • Son Tung says:

      Một người tử tế không chụp mũ một ni cô là sư quốc doanh, là cộng sản, không chửi một tu sĩ là hỗn láo, không vào chùa giành dựt micrô, la lối trong khi chùa làm lễ, không in ấn sách của người khác bán lấy tiền mà không xin phép (trường hợp sách của nhà báo Nga Irina/

  3. Dương văn Chánh says:

    Nên phê bình một cách đứng đắn để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Mặc áo thụng vái nhau làm gì mất thời giờ.

  4. Minh Tran says:

    Viết theo kiểu “mặc áo thụng vái nhau” thất là nhàm chán.

  5. Nam Tran says:

    Ô. Từ Thức nhắc đến cái chết của ô. Nguyễn Tự Cường khi đi họp ở Bangkok vào đầu năm 2009. Cái chết của ông này thật là bi thảm (hoàn toàn cánh tay phải bị chặt đứt từ vai trở xuống và không tìm thấy, chân phải bị cắt đứt từ dưới đầu gối, lưng bị đâm lòi ruột ra phía sau, ba răng cửa bị gẫy, ba nốt xương sau gáy bị bể nát.) Ô. Cường bị thủ tiêu. Ô. Nguyễn Ngọc Bích và cả Ô. Đoàn Viết Hoạt dự trù có mặt tại buổi họp mặt này, vội vàng quay về Mỹ, bỏ mặc ô. Nguyễn Tự Cường nằm trong nhà xác ở Bệnh Viện Cảnh Sát Bangkok.

    Thí dụ trên cho thấy ô. NNB không là thần thánh như ô. Từ Thức mô tả. Kế đến là vụ tranh chấp chức vụ chủ tịch Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ kéo dài 10 năm khiến ô. Bích và đối thủ là ô. Sơn Tùng bị Văn Bút Quốc Tế trục xuất ra khỏi tổ chức này vĩnh viễn. Rồi tới việc thành lập chính phủ lưu vong vào 2010 và ô. Bích làm quốc trưởng kiêm thủ tướng. Dưới trướng này, Ô. Bích phát động phong trào đòi phục hồi Hiệp Định Paris để đòi CSVN trả lại miền Nam nhằm tái lập lại VNCH. Đó là hai chuyện khó tin nhưng có thật. Gần đây ông Bích tham dự vào vụ tranh chấp ảnh hưởng và địa vị trong Ban Quản Trị của chùa Giác Hoàng và liên lụy vào một vụ kiện về vu không, phỉ báng và lừa bịp. Ô. Từ Thức phải biết những vụ này. Là một người thân của ô. Bích mà không can ngăn bạn bè làm những việc sai trái như vậy, ông cũng có trách nhiệm về cái chết của bạn ông. Nguyễn Ngọc Bích là một người tốt về một phương diện nào đó, nhân vô thập toàn, nhưng ô. Bích không là một thánh nhân như ô. Từ Thức mô tả.

    • hoàngdung says:

      Theo thiễn ý cá nhân Ông Bich dù gì cũng đã ra người thiên cổ . Nhưng vụ việc nêu trên tôi cũng “nghe” vài vụ.Thật ra thì đôi vói người nằm xuống ,họ không làm gì quá đáng có hại chi CĐTNCS cũng như đã sinh tiền , có chút nào đóng góp ,ít nhất cho nền văn hóa Việt hơn nhiêu trí thức khác(trí thức “chồn…”hay trí thức “Mao”)thì cũng đáng ngã mũ kinh chào: kính trọng hay lich sự (ra đường thấy đám ma ,dùng bước ,ngã mũ kinh chào (CDGD )”….
      Còn Từ Thức (có phải họ Đinh,kẻ đóng đinh VT không ?) và ĐVHoạt,người chống VNCH dai dẳng ,nấp trong PG.(Vạn Hạnh)..năm 75 không xơ múi gì lại tranh đấu…và qua Mỹ .Người đông chí của NCK ,người Anh đã bỏ di theo Mỹ thì Em NCK dược gài ở lại ,cũng lạnh cẳng và cũng thấy bị xữ ức (anh uống X.O em uông rượu Hà Úc thì cũng đáng buồn . Có lẻ vậy ,NCK qua Mỹ và thanh minh thanh nga ,,,là sao không ở VN tranh đâu (nội công (NCK) ngoại hợp (ĐVH)…và người TNCS bật cười :bao năm nghe và tin té ra đồ dỏm !)
      Cho nên không hơi đâu mà đọc ba cái bài VINH DANH NGƯỜI CHẾT ĐẺ (chi là )TỰ VINH DANH MÌNH.Bấy lâu im tiếng .Nay “TA còn SỐNG” đây !” Có lẻ còn có bài viết của NCK vv và vv…
      “Nguyễn Ngọc Bích là một người tốt về một phương diện nào đó, nhân vô thập toàn, nhưng ô. Bích không là một thánh nhân như ô. Từ Thức mô tả.
      Thật ra cung nên nhìn “Nguyễn Ngọc Bích là một người tốt về một phương diện nào đó,” là đủ rồi .Xua nay có ai viết về người chết lại nêu cái xấu xa bỉ ổi của người đó ra trừ TH là kẻ THÙ…
      Hơn nữa nếu ĐVH hay (Đ)TT có bài vinh danh Ông Bích đã quá cố như một thánh nhân thì cũng chĩ vói lý do là “ta” bạn vói Thánh nhân “ta” cũng là Thánh (sống) hay là Á Thanh !(vinh danh người là vinh danh mình đó thôi!)
      Vạch ra làm chi cho buồn lòng người chết,hổ ngươi người sống !
      (hd)

    • Trung Kiên says:

      Nam Tran says: “Ô. Từ Thức nhắc đến cái chết của ô. Nguyễn Tự Cường khi đi họp ở Bangkok vào đầu năm 2009. Cái chết của ông này thật là bi thảm (hoàn toàn cánh tay phải bị chặt đứt từ vai trở xuống và không tìm thấy, chân phải bị cắt đứt từ dưới đầu gối, lưng bị đâm lòi ruột ra phía sau, ba răng cửa bị gẫy, ba nốt xương sau gáy bị bể nát.) Ô. Cường bị thủ tiêu. Ô. Nguyễn Ngọc Bích và cả Ô. Đoàn Viết Hoạt dự trù có mặt tại buổi họp mặt này, vội vàng quay về Mỹ, bỏ mặc ô. Nguyễn Tự Cường nằm trong nhà xác ở Bệnh Viện Cảnh Sát Bangkok. ” (ngưng trích)

      Không biết ông Nam Tran lấy tin tức “ông cường bị thủ tiêu” với những chi tiết như trên từ đâu ra?

      Nói thì phải có sách, mách thì phải có chứng. Rất mong ông Nam Tran đưa chứng cớ, bài viết hoặc link hướng dẫn để bạn đọc tham khảo. Cám ơn trước…

      Vì theo bài viết dưới đây thì…

      “Anh Nguyễn Tự Cường tử nạn trong một chuyến đi vãn cảnh ở Bangkok, bị té xuống sông và chết đuối khi chuyến đò máy đã về đến gần bến.”

      • Nam Tran says:

        Có ít nhất 4 người đã được xem xác hay hồ sơ hình ảnh của ô. Nguyễn Tự Cường ở bệnh viện Cảnh Sát Bangkok: hai người em ruột của ô. Cường là Nguyễn Tự Tín và Nguyễn Tự Trọng, Cô Nhã Trân, phóng viên của RFA/văn phòng Bangkok, và ký giả Nguyễn Quốc Khải.

        Bản tin về ô. Cường té xuống sông rồi bị cánh quạt nghiền nát là do ô. Nguyễn Ngọc Bích và Đoàn Viết Hoạt tung ra. Nhưng chi tiết mâu thuẫn với nhau. Họ kéo nhau đến Bangkok họp với một số người ở VN qua. VC giết Ô. Cường. Những người còn lại vội bỏ chốn hết. Từ đó, nhóm này quay qua Mả Lai. Bị chính phủ Mã Lai cấm cửa, từ đó nhóm này đổi qua Manila.

        Vì vấn đề bảo hiểm, gia đình chấp nhận ô. Cường chết vì tai nạn. Các ông trong HMDC cũng chấp nhận như thế để trốn tránh trách nhiệm. Ô. Cường đáng lý phải được đối sử như một chiến sĩ hi sinh vì tranh đấu cho tự do. Cái chết của ô. Bích là một cái chết vì tranh giành địa vị trong HĐQT ở chùa Giác Hoàng làm chia rẽ cộng đồng.

      • Người Buôn Mộng says:

        Tôi yêu cầu ‘Nam Tran’ đưa ra bằng chứng về 2 phát biểu sau đây của mình:
        1. “VC giết Ô. Cường”.
        2. “Bản tin về ô. Cường té xuống sông rồi bị cánh quạt nghiền nát là do ô. Nguyễn Ngọc Bích và Đoàn Viết Hoạt tung ra.”

        Nếu không trả lời: ‘Nam Tran’ là 1 loại “ăn ốc nói mò”.

        Nguyễn Tự Cường là bạn thân cùng lớp ở trung học Chu Văn An, đồng thời là 1 activist đồng hành của tôi.

        San Diego, Hoa Kỳ

    • HDH says:

      Xin Ông Từ Thức cho biết bao giờ Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời VNCH bầu lại Quốc Trưởng và Thủ Tướng? Phó Thủ Tướng Hồ Văn Sinh sẽ lên kế vị Ô. Bích?

    • Ban Mai says:

      Thưa bác Nam Tran,

      Cụ NNB ko phải là kẻ làm mất nước nhưng tìm mọi cách để cứu nước thì cho dù có sai trật cũng là lẽ thường, nếu những sai trật đó ko gây nguy hại cho đại cuộc! Bây giờ cụ đã yên nghỉ, buông bỏ lại đời tất cả, cho nên chỉ có người còn cưu mang sân si mới là nạn nhân. Nạn nhân của chính mình! Ngồi trước một cây bông hồng có nhiều hoa đẹp mà không biết thưởng thức lại đi mày mò tìm sâu trong kẻ lá để bị gai đâm? Tại sao? Gai ở đây ko đâm vào da thịt nhưng là thứ gai từ căn cốt trầm luân một đời. Học Phật có Ngộ và Giác. Ở đây, ngay trước mắt, mà ko Ngộ thì biết bao giờ mới Giác? Ca ngợi thái quá hay bới móc tận tình đều vô tình phục vụ cho cái tôi! Cái tôi của “cát bụi phận người”!

  6. Vũ duy Giang says:

    Tác giả Từ Thức(từ Paris)có lẽ cũng biết 6,7 thứ tiếng như ông NNB,mà tiếng Pháp chỉ nói:”Les meilleurs s’en vont”(người tốt ra đi (trước),chớ không”dài dòng văn tự”như tiếng Pháp của Từ Thức (C’est toujours les meilleurs qui partent en premiers),cũng như tiếng Pháp cũng có chữ”Au revoir”(chào tạm biệt,Sayonara),khác với chữ”Adieu”(vĩnh biệt,hay gửi Trời= A Dieu).

    Đúng với câu:”Biết thì thưa,thì thốt.Nếu biết vài chữ,thì dựa cột mà nghe”,chớ bập bẹ vài câu(như du khách!)mà đã thống kê là biết 6,7 tiếng thì nên Từ chức trí Thức,hay thế bằng chức Học …giả,vì
    “học rất nhiều,mà chỉ được…Bachelor”of Princeton University?!.

    Học giả tiếng VN khi được phỏng vấn về lễ Nguyên Tiêu(đang quảng cáo trên DLB)thì dẫn chứng bằng câu”Lễ quanh năm,không bằng ngày rằm tháng Giêng”,mà đúng ra là:”Đi lễ quanh năm,không bằng ngày rằm tháng Giêng”,cho thấy rằng học giả ở trung học Pháp,nên cũng”đại khái chủ nghĩa” khi nói 6,7 tiếng khác?!

    Vậy đúng là:”Ăn cơm nhà,vác ngà voi”…theo tin Vịt…Tiềm?!!

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Adieu, anh Bích. Chào anh vĩnh biệt. Hay đúng ra Sayonara, chỉ là một lời tạm biệt. (sic)

      Tôi nghĩ Từ Thức (TT) cũng hiểu nghĩa tiếng Pháp và Nhật như bác Vũ Duy Giang giải thích.

      Ban đầu TT chào vĩnh biệt (adieu); nhưng đổi ý chào tạm biệt (sayonara = au revoir), bởi TT lý giải trước sau gì thì tất cả sẽ gặp lại nhau trên … thiên đàng !

  7. QDNB says:

    Tác giả Từ Thức ca tụng ông Nguyễn Ngọc Bích quá đáng, ông là nhà học giả thượng hạng, biết 6, 7 thứ tiếng…..
    Ca ngợi ông Bích xong lại xỉ vả rất nhiều người, vô lễ với độc giả, tại sao đang không lại phải chửi bới đồng hương của mình bằng những lời lẽ thiếu văn hóa sỗ sàng như dưới đây?

    Xin trích một vài đoạn:

    bên cạnh những học giả giả, trí thức cà chớn, nhan nhản trong xã hội Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại. Với người Việt, trở thành học giả dễ hơn trở thành thợ hớt tóc, hay đầu bếp biết nấu sườn xào chua ngọt. Chỉ cần thuổng vài trang nơi này, cầm nhầm vài đoạn nơi kia, in một cuốn sách tào lao, vô thưởng vô phạt là một sớm một chiều vỗ ngực trở thành học giả.
    ………
    Có những người Việt chỉ túi bụi làm giầu, hỳ hục đuổi dollars, chuyện đất nước phó mặc thiên hạ ; có những người cứu nước cuối tuần, có người tham gia việc nước năm thì mười họa, cho khỏi áy náy; anh thuộc thiểu số những người suốt ngày, suốt năm chỉ lo chuyện chung. Có người hoạt động vì háo danh, ham quyền, anh hoạt động vì là chuyện phải làm, không thể chắp tay đứng nhìn. Không chờ đơị gì, không trông mong gì .
    ……….
    Vì thường thường, những người hoạt động ít có ý thức văn hoá, những người làm văn hoá có thói quen ngồi trong tháp ngà, nhiều khi vì lười, hay vì nhát. André Malraux nói ông ta đã gặp nhiều lãnh tụ, nhưng hai người ông ta nể nhất là Chu Ân Lai và Nerhu, vì họ là những nhà chính trị nhưng có văn hoá . Nói chuyện chính trị với họ khác hẳn nói với những người khác. Khác với những người chỉ hùng hổ chống Cộng bằng miệng, quá khích, thiển cận ( những người càng chống, Cộng Sản càng mạnh )

    • Người Buôn Mộng says:

      Câu ngạn ngữ Phi Châu,

      “Mỗi lần một người già từ trần là một thư viện bị cháy”

      lỗi thời rồi,
      từ khi có Internet ra đời cho nhân loại sử dụng.

      San Diego, Hoa Kỳ

  8. TTNV: says:

    TẠI SAO LẠI BẢO ÔNG NN Bích và các bạn đồng hành VÁC NGÀ VOI ?
    Câu tục ngữ “Ăn cơm nhà, vác ngà voi.”ngày nay không thấy được giải nghiã trên các trang mạng ở trong nước nữa có lẽ vì người ta sợ đụng chạm… người lạ ! Nó được sử dụng khá thông thường khi nói tới sinh hoạt trong cộng đồng người Việt hải ngoại và thường là dùng sai, riêng về trường hợp của ông NN Bích, nó lại càng không đúng.
    1/ Theo Tục ngữ lược giải (http://xuanha.net/Cadao-Tucngu…) “Ăn cơm nhà, vác ngà voi” phát xuất khi nhà Minh sang cai trị nước ta, bắt dân lên rừng tìm ngà voi, xuống biền mò ngọc trai… trong khi cơm nước thì dân phải tự lo lấy.
    2/ Tác giả chuvuongmien trên http://www.thatsonchaudoc.com giải thích khi nước ta còn phải sang triều cống Trung Hoa thì cống vật (trong đó có vàng bạc, ngà voi, sừng tê giác v.v…) do trai tráng từng vùng phải thay nhau khiêng, đổi từ tỉnh này qua tỉnh khác suốt lộ trình. Qua khỏi ải Nam Quan thì dân Quảng Tây khiêng tiếp.
    Tóm lại, có 2 yếu tố trong thành ngữ này:
    1/ Làm không công, không có lương cho người khác
    2/ Bị bắt buộc, áp chế (không làm thì bị trừng phạt)
    Ông NN Bích và những người đồng hành với ông tự nguyện làm việc, đóng góp cho cộng đồng vì tấm lòng của họ đối với đất nước, không lương bổng và không ai bắt họ làm điều đó cả. Đó là cái gương hy sinh, tận tuỵ vì lý tưởng, rất đáng được kính ngưỡng và học hỏi; vậy tốt hơn là đừng dùng chữ “vác ngà voi” với cái hàm ý tiêu cực của nó.

    • Từ Thức says:

      Cụm từ “vác ngà voi ” ở đây dùng theo nghiã rất phổ thông : làm không công, ăn cơm nhà lo chuyện chung. Không có ý gì khác. Những người hoạt động xã hội, sinh viên đi cứu lụt, giúp đồng bào nghèo, trước 1975 ở miền Nam, thích dùng cụm từ này để nói về mình vì nó rất gợi hình

      • Lại Mạnh Cường says:

        bài viết rất hay

        cám ơn nhiều :-)

      • Lại Mạnh Cường says:

        Xin rút lại còm trên

      • BaTon says:

        Anh nào cũng muốn vang danh
        Anh nào cũng muốn ta thành thánh nhân!?
        Có anh nào chịu gánh phân?!
        Thế mà ham muốn hóa cùlần lắm khi!!!

        TB. Tay này từng dịch ”Canh gà ThọXương thành ra ”chicken soup of ThọXương”’ đây mà! Rùi nay thì làm cái chuyện ruồi bu là muốn chơi kiểu niệm bùa niệm chú kêu hú tùmlum cho cái xác chết thành cươngthi vùng sống lại???!!! Thế mà gọi là ”vác ngà voi” đó hả? Ko phải đâu là ko phải đâu!!! Chẳng kwa bị theo tàđạo ham danh nhiều nên tẩuhỏa nhập ma mà chết đấy!

Leave a Reply to Son Tung