WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một lần thăm quê

pobrane

Đây là câu chuyện người thật, việc thật của tôi, một người VN ở cộng hòa Séc về thăm quê hương. Kể ra đây như một tâm sự cùng mọi người về những trải nghiệm khi bị công an VN hạch hỏi và đe dọa bắt bớ.

Tôi là Nguyễn Tiến Nam, sinh sống ở Plzen cộng hòa Séc. Tôi sang Séc đã hơn 30 năm, thuộc diện học nghề, sau làm phiên dich cho các đội lao động VN ở Séc, và ở lại làm ăn cho tới bây giờ. Tôi vẫn mang quốc tich VN. Mấy năm trước tôi có tham gia một vài hội thảo của người VN tại Séc về tự do dân chủ cho VN, và có mặt trong lần biểu tình của anh Đỗ Xuân Cang, trước cổng lãnh sự quán VN tại Praha, để đòi quyền được gia hạn hộ chiếu phổ thông của công dân, cùng phát tờ rơi vạch mặt lãnh sự quán VN lạm thu lệ phí, thu tiền không cấp hóa đơn. Trong thời gian hơn 15 năm trở lại đây ở Séc tôi cũng không mạo hiểm về VN thăm gia đình và người thân, phần vì công việc đang dang dở, phần vì biết tin có thể sẽ bị công an VN câu giữ.

Lần này tôi về VN với nhiệm vụ của các bạn học giao phó, là đưa các thày cô giáo người Séc cùng đi du lịch. Mặc dù với lý do đơn giản như vậy, nhưng tôi vẫn sắp sẵn cùng vợ con trường hợp tôi bị công an VN bắt giữ.

Việc nhập cảnh qua cửa hàng không TSN đều diễn ra bình thường. Thời gian gần hai tuần tôi đưa các thày cô giáo đi thăm thú mọi nơi không bị công an VN gây khó dễ gì. Có lẽ là họ không muốn cho những người khách ngoại quốc chứng kiến những màn quấy nhiểu, đe dọa bắt bớ của công an VN với công dân của mình. Nhưng tôi biết công an đã ráo riết theo dõi mọi động tĩnh của tôi.

Một hôm tôi cùng mọi người đi Cần Thơ, rời khỏi địa bàn nơi đăng ký tạm trú. Có thể vì gián đoạn thông tin về tôi nên công an cuống cuồng phái người xuống tổ dân phố điều tra, nhưng họ không biết tôi đi đâu. Tới nhà mẹ tôi dò xét, thì gặp bà già tôi điếc nặng, nên mạnh ai nấy nói, chẳng ăn nhằm gì. Cuối cùng công an đành giở trò mèo, nhắn tin cho tôi qua người bạn của tôi, rằng tôi đang mất tích, nhận được tin phải đến trình diện ngay.

Vì sợ ảnh hưởng đến chuyến đi, tôi đành để mọi người ở lại Cần Thơ, trở lại nhà một mình, nhưng không ai ra mặt gặp tôi cả.

Trong buổi liên hoan chia tay chuẩn bị sang Séc, công an Bình Dương nhắn qua người bạn của tôi, nói tôi phải đến gặp họ để làm việc, nhưng không nói rõ làm gì, nếu không đừng mong được xuất cảnh bình thường. Tôi thấy bất bình vì việc làm này của công an, tại sao họ không trực tiếp gặp tôi, hoặc chí ít gửi giấy mời cho tôi?.Rõ là công an làm việc không đúng trình tự pháp luật và không tôn trọng tôi, muốn nắn gân tôi theo kiểu rung cây dọa khỉ. Vì thế tôi không đi gặp họ.

Hết 2 tuần, tôi cùng các thầy cô trở lại Séc theo lịch định. Khi đang làm các thủ tục xuất cảnh vào phòng đợi lên máy bay. Nhân viên anh ninh cửa khẩu  nói, trường hợp của tôi có vấn đề. Một viên an ninh khác đưa tôi vào phòng riêng, ở đó một thượng tá an ninh đọc lệnh tạm dừng xuất cảnh của tôi vì lý do an ninh quốc gia. Tôi không bất ngờ, nhưng vẫn bị bàng hoàng một lúc. Trong phút chốc mình trở thành nghi phạm quốc gia, tôi chợt nghĩ, lớn lao quá, ghê gớm quá. Cái cụm từ an ninh quốc gia dưới chế độ cộng sản, được công an gắn thêm các tiếp đầu ngữ như vì lý do… hay vi phạm…vv, vậy là muốn bắt giữ ai cũng được. Họ lập biên bản sự việc tạm dừng xuất cảnh của tôi, cái biên bản như vầy!.

Biên bản ghi rằng (Công an cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sân Nhất phát hiện ông Nguyễn Tiến Nam là người thuộc diện chưa được xuất cảnh vì lý do an ninh). Có nghĩa là quyết định dừng xuất cảnh của tôi đã có từ trước, mà công an không thông báo cho đương sự, lại bố trí người đón sẵn ở sân bay chờ tôi đến để bắt cho thêm phần quan trọng, và cũng để đánh đòn tâm lý vào người thân của tôi. Cách hành xử sặc mùi cường quyền này chỉ có ở công an của chế độ cộng sản độc quyền VN. Nếu là đàng hoàng họ có thể triệu tập tôi đến cơ quan công an, để xác minh những gì họ cần khi điều tra về tôi, tôi sẵn sàng làm việc. Tôi yêu cầu an ninh giải thích rõ cho tôi vi phạm điều gì của pháp luật VN. Nhưng viên an ninh nói rằng, không có trách nhiệm giải thích.

Biên bản cũng ghi (Yêu cầu đương sự liên hệ cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa chỉ 254 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố HCM để giải quyết). Tôi nói rằng, yêu cầu các anh ghi rõ ngày giờ, liên hệ như thế nào, gặp ai vào mặt sau biên bản. Nhưng thượng tá Ái nói là không được, vì đây là văn bản. Viên thượng úy Học xé một mẩu giấy nhỏ xíu, ghi vào số ĐT, đưa cho tôi  rồi đưa tôi ra khỏi sân bay, tôi phải tự gọi taxi về lại khách sạn. Ra khỏi sân bay đã gần 12h đêm.

Trước lúc vào sân bay, dự trù tình huống xấu xảy ra tôi đã dặn một bà giáo rằng, khi máy bay chuẩn bị cất cánh mà chưa thấy tôi lên thì bấm vào số ĐT của bạn tôi hai chữ Nam není (Nam không ở đây). Bà giáo đã làm đúng như vậy, nên bọn bạn tôi đã biết tôi bị giữ, tôi không mang điện thoại theo mình nên cũng không thông tin được cho họ tôi đang ở đâu. Sau cùng họ tìm hỏi biết tôi đã trở lại khách sạn thì mừng lắm. Phần tôi đang suy nghĩ, tội phạm thì tôi không phải, vi phạm pháp luật VN cũng không, họ giữ tôi chắc là vì những hoạt động dân chủ của tôi tại Séc. Những hoạt động đó cũng không trái với luật pháp VN, càng không trái với luật pháp nước sở tại nơi tôi cư trú. Chẳng qua nó không đúng với đường lối và không chịu sự lãnh đạo của đảng CSVN, nên họ tìm cách gây khó dễ cho tôi, nhằm khủng bố tinh thần của tôi và người thân.

Xác định như vậy nên tôi chẳng có gì phải lo lắng. Đánh một giấc dài. Nhưng đến ngày hôm sau không thấy tôi liên lạc, an ninh đã gọi đến khách sạn. Ban đầu họ giả làm công ty du lịch gọi tới nói tôi cần đến gặp để làm visa. Lễ tân khách sạn báo lại tôi, tôi nói là không có nhu cầu. Tới chiều thì họ gọi tới nói thẳng với lễ tân là an ninh muốn gặp tôi để làm việc. Cô lễ tân hớt hải tìm tôi đến nghe điện thoại. Tôi cầm điện thoại: Alo! tôi là an ninh bộ công an, chi nhánh phía Nam, suốt buổi sáng nay tôi chờ điện thoại liên lạc của anh.

- Tôi thấy biên bản không ghi lúc nào phải đến gặp các anh, nên cũng chưa sắp xếp thời gian.

Thế anh định khi nào thì đến gặp chúng tôi?

- Chắc là cuối tuần!

Không được, ngay ngày mai 8h30, anh phải lên gặp chúng tôi ở địa chỉ trên để làm việc!

Biết có chối cũng không được, họ bắt mình ở sân bay, thả mình về đây, giờ như con chim trong lồng. Họ chưa tàn bạo với mình, bởi mức nguy hiểm của mình với chế độ chưa nhiều, chứ không phải họ vị nể gì mình.  Cũng nói thêm rằng họ không có giấy triêu tập, lệnh bắt hay giấy mời, tôi có quyền không đi. Nhưng biết rằng họ sẽ tìm mọi cách bắt tôi phải đến, mà ra vẻ không phạm luật, nên tôi đành chấp nhận gặp họ.

Tiếp tôi là hai nhân viên an ninh, một người tên Minh, người kia tên Vũ, họ mặc thường phục, không giới thiệu cấp bậc, chức vụ.

Sau màn dạo đầu, họ bắt đầu thẩm vấn. Viên an ninh tên Minh vừa hỏi vừa ghi, còn viên an ninh tên Vũ có vẽ là cấp trên, anh ta nóng tính hơn, thỉnh thoảng cắt ngang hoặc nói chen vào. Cứ như vậy kẻ đấm người xoa.

- Ở Séc anh làm gì?

Tôi làm công nhân xây dựng tự do. (Ý tôi là hoạt động cho tự do)

-Anh có biết, anh bị giữ lại vì lý do gì không?

- Ở sân bay, trong biên bản dừng xuất cảnh của tôi thấy nói vì lý do an ninh quốc gia. Tôi có yêu cầu nhưng không được giải thích.

- Anh đã vi phạm pháp luật VN!

- Tôi đã vi phạm điều gì,

- Anh đã tham gia ký kiến nghị này nọ trên mạng.

- Tôi ký nhiều lắm , không nhớ hết, đề nghị anh nói cụ thể.

-  Anh đã tham gia ký các kiến nghị, như đòi xóa bỏ điều 4 hiến pháp, phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng.

- Đúng! tôi đã ký đòi xóa bỏ điều 4 hiến pháp.

- Ở VN làm như vậy là vi phạm pháp luật. Vì luật VN quy định chỉ có đảng mới có quyền lãnh đạo toàn diện đất nước, điều đó là bất di bất dịch.

- Đấy là các anh tự quy định với nhau vậy thôi. Rút quyển hộ chiếu VN ra chỉ cho họ. Tôi 100% là công dân Việt Nam, tôi có quyền không đồng ý với điều 4 hiến pháp. Và  yêu cầu phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang. Theo các anh là vi phạm pháp luật VN, nhưng theo nhận thức của tôi thì những kiến nghị đó đúng đắn, và rất hợp ý tôi nên tôi ký.

-Tại sao anh không kiến nghị một mình mà lại ký cùng với những thành phần này nọ?

- Tôi dốt , không tự viết được những điều mình muốn nói , nên khi thấy người khác viết đúng ý mình thì đồng ý ký liền.
- Chúng tôi được biết, ở cộng hòa Séc anh có quan hệ với các tổ chức, cá nhân, chống phá đảng và nhà nước.

- Đề nghị anh nói cụ thể hơn.

- Trước hết là Tập hợp dân chủ đa nguyên (THDCDN), và ông Nguyễn Gia Kiểng?

-  Tôi có tham dự hội thảo của THDCDN ở Praha, và có gặp ông Nguyễn Gia Kiểng. Theo tôi ông Nguyễn Gia Kiểng là một trí thức yêu nước. Cương lĩnh hành động của THDCDN hoàn toàn không làm tổn hại cho đất nước.

- Anh quan hệ như thế nào với Ủy ban bảo vệ người lao động (UBBVNLD) và ông Trần Ngọc Thành?

- Ông Trần Ngoc Thành cũng là một người rất tốt, là người yêu nước. Chương trình hoạt động của UBBVNLD theo tôi rất có lợi cho người lao động.

- Anh có phải là thành viên của UBBVNLD.

- Tôi không phải là thành viên.

- Tại sao anh lại có mặt ở đại hội của UBBVNLD?

-  Tôi được mời, lần đó đại hội tổ chức trong hội trường của quốc hội Ba Lan.

- Anh quan hệ thế nào với nhóm Văn lang?. Anh có biết nhóm Văn lang có những hoạt động chống phá nhà nước hay không?

- Như tôi được biết, nhóm Văn lang (VL)gồm toàn những sinh viên ưu tú được cử đi học ở cộng hòa Séc. Ông Phạm Hữu Uyễn là đại diện về dân tộc thiểu số của VN ở trong chính phủ Séc. Theo tôi những người đó là những người tốt.

- Anh có biết nhiều về ông Phạm Hữu Uyễn và bà Nguyễn thanh Mai của nhóm VL?

Tôi tham gia hoạt động cùng VL nhiều, nhưng quan hệ cá nhân với ông PHU và bà NTM không nhiều, chỉ đôi lần gặp nhau khi tham gia các sự kiện như biểu tình đưa kiến nghị về việc cá chết tại biển miền trung, trước đại sứ quán VN ở Praha vừa qua, nên không biết tường tận về họ. Theo cảm nhận của tôi, họ là những người có học, tử tế, và rất có lòng với quê hương đất nước. Mấy người này thường xuyên bỏ việc nhà đi làm những công việc không ai trả công, để nhận về mình rắc rối chỉ vì mong muốn VN tốt đẹp hơn, dân chủ tự do hơn.

-Anh có là thành viên của Văn lang không?

- Tôi không là thành viên của Văn lang.

- Tại sao anh tham gia các hoạt động của Văn lang?

Ô đúng! tôi có tham gia các hoạt động của Văn lang như tổ chức chiếu phim Hoàng sa nỗi đau mất mát, của tác giả Andre Menras Hồ Cương Quyết. Hay hội thảo về Biển đông của tiến sĩ Nguyễn Nhã ở Plzen. Phim Hoàng sa nỗi đau mất mát được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ủng hộ và đài truyền hình thành phố HCM quay. Nếu nói đây là những hoạt động chống phá nhà nước, thì hóa ra những người này cũng chống phá à. Theo tôi những người cản phá chiếu cuốn phim này mới là kẻ chống phá đất nước.

- Anh quan hệ với ông Đỗ Xuân Cang thế nào?

- Chúng tôi là quan hệ bạn bè.

- Ông Cang có phải thành viên của THDCDN không?

- Chuyện đó tôi không biết.

- Tại sao hôm ông Đỗ Xuân Cang biểu tình trước lãnh sự quán anh lại có mặt?

Tôi phát tờ rơi cho người VN đến lãnh sự quán làm việc, vạch mặt những việc làm mờ ám của lảnh sự quán, như lạm thu các loại lệ phí, không thông báo minh bạch giá cả các loại phí như quy định, thu tiền không cấp hóa đơn chứng từ…vv

- Tại sao anh lại phát vào ngày anh Cang biểu tình, mà không phải ngày khác?

- Ngày anh Cang biểu tình có cảnh sát Séc bảo vệ. Nếu tôi phát vào ngày khác sứ quán sẽ gọi bộ đội Sapa (bảo vệ chợ Sapa) đến , có thể xảy ra va chạm bất lợi cho tôi.

- Quan hệ của anh thế nào với nhóm Đàn Chim Việt (ĐCV).

- Chúng tôi cũng là quan hệ bạn bè, họ là con cái của những cán bộ ra đi từ miền bắc xã hội chủ nghĩa.

- Tại sao anh lại gửi những bài viết của anh cho Đàn Chim Việt?

- Không lẽ tôi lại gửi cho báo trong nước. Thực tình tôi cũng gửi cho một vài tạp chí, nhưng họ không đăng.

Thú thật khi mới bị thẩm vấn tôi cũng bị chút bối rối, nhưng càng về sau tôi càng tự tin hơn, nhiều câu trả lời tôi như được trút niềm bức xúc và giang giải thêm cho họ, những người an ninh chỉ biết trung thành.
- Anh đừng nên tham gia hoạt động cùng các tổ chức cá nhân chống phá đảng và nhà nước nữa.

- Các anh thần hồn nát thần tính, nhìn chỗ nào cũng thấy thù địch, nhìn chỗ nào cũng thấy phản động. Các anh cố tạo ra trong xã hội, mà ở đó người dân phải sợ các anh. Tôi nói thật chính các anh mới là người đang sợ. An ninh Vũ đứng bật dậy.

- Việc gì chúng tôi phải sợ.

- Tôi cười lớn và nói. Có thể các anh nghĩ rằng mình có súng và dùi cui nên không sợ. Tôi lấy ví dụ cho các anh nghe. Một đất nước loạn lạc mà trộm cắp luôn rình rập, dù có bảo vệ thế nào, tường cao hào sâu tên trộm vẫn đột nhập được, và ông chủ luôn là người sợ trộm. Còn đất nước an bình, ông chủ nhà có để cửa mở cũng không sợ gì.

- Dưới sự lãnh đạo của đâng VN vẫn phát triển tốt đấy chứ.

- Tốt ở chỗ nào, đảng và nhà nước đang bằng mọi giá làm kinh tế, nhưng vì cơ chế độc quyền, tham nhũng nên càng làm càng sa lầy. Chấp nhận tất cả cá nhà thầu kém khả năng và đạo đức, các dự án tưởng là rẻ hóa ra đắt, vì kém chất lượng, kéo dài thời gian, và nhất là tàn phá môi trường, điển hình như Formosa các anh thấy rồi đấy. Đất đai nông nghiệp bị lấn lướt cho các công trường, nhiều nơi thành vùng đất trắng, tôi đồ rằng chỉ nay mai thôi con cháu chúng ta sẽ không có chổ mà ở. Những dòng sông bị bức tử, như sông Sài Gòn đây, hồi nào còn trong xanh chúng tôi còn bơi lội ở đó. Bây giờ thú thật có thò ngón chân xuống tôi cũng không dám.

Bấy giờ thì tôi đã chủ động nói ra ý nghĩ của mình, mà không lệ thuộc vào các câu hỏi của họ nữa.

Ngày thứ hai, an ninh yêu cầu tôi viết bản tường trình. Tất cả những gì các anh cần biết tôi đã nói đầy đủ từ hôm qua tới giờ, cần gì phải ghi lại nữa!

- Chúng tôi muốn tự anh viết lại những sự việc đó, đây là nguyên tắc.

Lời qua lại rồi tôi cũng phải viết bản tường trình theo như họ muốn.

Hồ sơ về tôi chắc họ đã nắm tường tận từ mạng lưới dày đặc của họ ở trong nước và hải ngoại. Chẳng là họ muốn dằn mặt tôi, và những người tự do, nên bầy trò bắt bớ thẩm cung như vậy. Để mọi người thấy đó làm sợ, hoặc chí ít cũng thấy phiền toái mà từ bỏ công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ.

Ngày thứ ba, hai viên anh ninh bắt tôi viết bản cam kết, không tham gia các tổ chức hoặc làm gì , chống phá  nhà nước. Biết có chối cũng không được, cuối cùng rồi bản cam kết cũng được viết xong. Thay vì viết nguyên văn như họ mớm lời, tôi viết rằng , không tham gia các tổ chức hoặc làm gì tổn hại đến tổ quốc VN.

Không tranh cãi với an ninh, nhưng tôi nghĩ rằng, các tổ chức, cá nhân mà minh biết đều là những tổ chức hoạt động công khai, minh bạch và đấu tranh cho công lý, lẽ phải, tự do dân chủ ở VN. Chỉ là không nằm trong sự chi phối của đảng CSVN.

Tôi yêu cầu họ photo lại cho tôi bản tường trình cùng bản cam kết của tôi, nhưng họ từ chối và nói đây là tài liệu nôi bộ.

Viên an ninh Vũ hỏi tôi.

- Thời gian trước mắt anh định làm gì?

Nếu ngắn thì tôi đi Tây Ninh thăm bà con họ hàng, nếu dài thì tôi đi Phan Rang , Đà Nẵng, dài nữa thì tôi ở nhà chăm sóc mẹ tôi.

- Khi nào anh định trở lại Tiệp?

Ơ hay! các anh dừng xuất cảnh của tôi, giờ lại hỏi vậy tôi làm sao biết được.

Viên an ninh tỏ vẻ quan tâm hỏi anh.

- Sự việc thế này có làm ảnh hưởng công việc của anh bên Séc không?

Công việc chưa làm thì nó còn đó, chứ có đi đâu.

- Gia đình anh bên đó thế nào?

Con gái lớn của tôi tốt nghiệp đại học đã đi làm, con trai nhỏ còn đi học phổ thông.

- Anh không phải đưa đón cháu đến trường à?

Nhà cách trường 6km, nó tự đi xe buýt tới trường. Trẻ con bên đó tự lập lắm, xã hội lại an toàn, không lo tai nạn hay bắt cóc bán qua Trung quốc như ở VN, nên chẳng lo gì cả.

Sẵn đang bức xúc, tôi tuôn xối xả vào viên an ninh những bất cập của giáo dục VN. Câu chuyện chuyển qua nhiều đề tài, lĩnh vực nào tôi cũng nêu ra những sự thật phũ phàng của xã hội VN đương đại, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN. Ngay những sự thay đổi tiến bộ của VN mà đảng cho là nhờ vào sự sáng suốt của mình, cũng là mạo nhận, sự đổi mới mà đảng vẫn rêu rao chẳng qua là trả lại những giá trị ban đầu vốn có, tự do dân chủ của xã hội, mà đảng đã kìm giữ.

Viên an ninh ngồi nghe chẳng tỏ ra đồng tình, cũng không tỏ ra phản đối, có lẽ sự việc buộc anh ta phải nghe tôi nói. Đến bây giờ tôi lại mong cho họ gọi làm việc nữa, để được tranh luận với họ, những công bộc của chế độ. Dẫu biết rằng sẽ chưa thay đổi được gì, nhưng tôi tin rang họ cũng là nhũng con người Việt nam. Khi mọi người mạnh dạn nói lên những bức xúc chính đáng của mình, trước những bất công của xã hội, tất nhiên xã hội phải thay đổi.

- Chúng tôi sẽ gửi hồ sơ của anh lên lãnh đạo. Anh đừng đi chơi xa và giữ liên lạc với chúng tôi, có thể thứ hai tới lãnh đạo sẽ gặp anh.

Thế rồi thứ ba, tôi nhận được ĐT từ an ninh Minh, rằng lãnh đạo bận họp, không gặp anh được. Đồng thời thông báo lệnh dừng xuất cảnh của tôi đã được gỡ bỏ.

Anh cho biết khi nào tôi có thể gặp các anh để nhận quyết định đó?

- Những việc nội bộ, thông báo thế là được rồi, anh cứ ra sân bay có việc gì thì liên lạc trực tiếp với tôi!

Chẳng lẽ lại chửi bậy, đm  làm ăn như con c… Lúc dừng bay của người ta thì biên bản hẳn hoi, giờ thả người thì nói suông. Như vậy nhằm ý đồ gì?Chắc chắn là muốn rũ bỏ trách nhiệm khi câu giữ tôi.

Tôi ra phòng vé đặt vé, cô nhân viên hỏi. Chú có lệnh được xuất cảnh chưa? cháu hỏi là lo cho chú, sợ lấy vé rồi mà không được bay thì mất tiền oan.

Tôi bấm ĐT liên lạc với Minh. Alo! anh Minh à, tôi đang ở phòng vé, nhân viên họ hỏi tôi là có lệnh xuất cảnh chưa?

- Anh cứ an tâm đặt ngày bay đi, sẽ chẳng có việc gì xảy ra đâu!, Chúng tôi muốn gặp anh một lần nữa.

Tôi sẽ đặt ngày bay vào chủ nhật này, từ nay tới đó các anh muốn gặp tôi vào lúc nào?

- Được rồi, tôi sẽ gặp anh ở sân bay vào ngày chủ nhật. Mấy giờ anh bay?

11h giờ đêm!

- Vậy thì 8h chiều ta gặp nhau!

Chiều chủ nhật anh ta đến thật đúng giờ. Ngồi kafe trong sảnh đợi sân bay.

Minh nói với tôi, lãnh đạo gửi lời thăm hỏi và chúc anh đi may mắn.

Tôi hỏi lãnh đạo tên gì để còn cám ơn.

- Anh biết thế là được rồi.

Tôi bị các anh dừng xuất cảnh, bây giờ chứng minh tôi không có tội gì, lỗi bị phạt do đổi vé bay không phải tôi gây ra, các anh định xử lý thế nào?

Có vẻ như đã sẵn sàng câu trả lời, an ninh Minh không tỏ ra khẩn trương, chậm rãi nói.

-Thật ra anh cũng không hoàn toàn vô tội đâu!

Câu trả lời vừa có tinh thách đố vừa thể hiện bản chất cù nhầy của an ninh VN. Biết có tranh cãi với họ cũng vô ích, lối nào mình muốn bay thì cũng phải bỏ tiền túi ra, đừng mong gì bọn này làm theo lẽ phải. Có khiếu nại thì rồi mất công mất việc.

- Anh trở lại Séc nếu biết cá nhân hay tổ chức nào chống phá nhà nước thì liên hệ với chúng tôi.

- Nếu  tổ chức, cá nhân nào chống phá Tổ quốc VN, thì tôi còn chống lại họ trước khi báo cho các anh.

Tôi trở lại Séc trong niềm tâm tư bộn rộn, đối với quê hương xứ sở của mình. Tổ quôc VIỆT NAM.

© Nguyễn Tiến Nam

© Đàn Chim Việt

38 Phản hồi cho “Một lần thăm quê”

  1. noileo says:

    @tonydo says: 05/09/2016 at 00:01

    “Em có ở thiệt mà Thầy!
    Cái số em nó kỵ phú lít”

    Cách đây ít lâu chị Lê Khả Phiêu sang Mỹ, bị chất vấn về hành vi tham những của chồng, chị nói bừa “ở đâu cũng có tham nhũng”!

    “Ở đâu cũng có tham những”, đúng vậy, nhưng ở những quốc gia & thể chế chính trị dân chủ pháp trị, có báo chí tư nhân, có quyền tự do ngôn luận, thì tham nhũng dễ bị phát hiện, dễ bị trừng trị hơn, hơn là tham những dưới chế độ cộng sản hồ chí minh độc tàn tàn bạo, ác on côn đồ đangcai trị Việt nam.

    Chưa kể rằng tham nhũng ở Việt nam cộng sản là tham nhũng hệ thống, tham nhũng “có ba tăng”, ngang nhiên, trắng trợn, từ tòa án đến bệnh viện, từ công sở đến trường học.

    Từ tổng bí cộng sản & ủy viên chính trị & chủ tịch nước & thủ tướng & bộ trưởng, giám đốc…, ở Hà nội đỏ cho đến bí thư & chủ tịch xã ấp phường xa xôi.., đều là thành viên chính thức của hệ thống, thúc đẩy hệ thống, từ tòa án đến bệnh viện, từ công sở đến trường học…, hoạt động rất nhịp nhàng, hữu hiệu, đem lại lợi nhuận vô cùng vô kể cho đảng viên cộng sản có chức có quyền to nhỏ

    Cái luận điệu của tonydo về cảnh sát thì cũng chỉ là tonydo học mót chị Phiêu nói về tham nhũng, “ở đâu cũng có tham nhũng”, “ở đâu cũng có cảnh sát dữ dằn, vi phạm, sử dụng vũ lực quá đáng” …

  2. tonydo says:

    Thưa Quan Đốc cùng qúi Còm Sỹ!
    Để khỏi đi qúa xa ý của bài chủ, em xin ngắn gọn như vầy:

    -Nếu là công dân tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ, hy sinh đời bố củng cố đời con, giữ cháu lon ton, cho đời sau tươi sáng, khi về VN nên “ngậm miệng ăn tiền”.

    Người Việt trong nước, ngay cả lớp người “trên răng dưới lựu đạn” cũng mang cái “tự hào dân tộc” cố hữu.
    Đó là cái văn hóa; (Đẹp tốt khoe ra, xấu xa đậy lại).

    Nói tốt quá cho xứ mình đang cư ngụ, người ta cho là “bốc phét’, mất gốc..v.v. “Kinh nghiệm thời VNCH, những bà lấy Mỹ trở về chê nhà cầu chồm hổm, bị khinh khi, dè bửu…v.v. chắc cánh lớn tuổi chúng ta chưa quên.

    -Còn nếu là người có bước một chân vào tranh đấu (hành động, tổ chức, viết lách, biểu tình..v.v.) thì cũng phải chuẩn bị cho kỹ lưỡng khi đối diện với đàn em đồng chí Tô Lâm.

    Chẳng hạn:
    -Sao anh lại đi biểu tình?

    Báo cáo đồng chí, Tàu nó chiếm đảo, giết ngư phủ, chẳng lẽ chúng tôi ngồi im như Chó hay sao!
    -Thế nhưng anh lại mang Cờ Vàng?

    Tôi sanh trong Nam, chiến đấu dưới lá cờ đó, nay chúng tôi thua, dzọt được ra nước ngoài, chẳng lẽ tôi cầm Cờ Đỏ? Chỉ có Chó mới làm được việc đó!

    -Cờ Đỏ được Quốc Tế công nhận, Cờ Vàng không còn nữa, các anh mang Cờ Vàng đi biểu tình, làm sao tìm được sự ủng hộ?

    Đúng một phần.
    Cờ Vàng chỉ là Di Sản Lịch Sử mà chúng tôi mang theo, nhưng chẳng lẽ chúng tôi mang Cờ Đỏ của qúi ông? Chỉ có Chó mới làm thế được!

    Cũng thưa luôn với các đồng chí, trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, còn rất nhiều người biết và nhớ Cờ Vàng Việt Nam Cộng Hòa!
    Kính!

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear tonydo,

      1/
      Đã bảo rõ rồi: VÌ LÝ DO NÀO ĐÓ KHÓ NÓI, NÊN LÀM THINH !
      Nhưng nếu cần phải nói, tốt nhất nên TÔN TRỌNG SỰ THẬT !
      Yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét …. là như thế đấy :-) !

      Không cần phải nói tốt xứ người, đồng thời chê xứ mình thậm tệ …
      Ai cũng rõ xí bệt hơn xí chồm hổm, hơn hẳn xí hai ngăn, xí đổ thùng …
      Đi xe con sướng hơn xe công cộng, xe đạp, xe lô-ca-chân … nhất là trời nóng và đi xa …
      Nhà gạch nhà lầu ở sướng hơn nhà lá lụp xụp, nhà tôn về mùa hè hay mùa mưa dông bão.
      Euro, dollar sài sướng và tiện hơn tiền Boác; mang hộ chiếu xã nghĩa là bị coi thường ngay !

      Tượng tự không cần “ní nuận” khen thời VNCH, cờ vàng ba sọc đỏ chi cho mệt xác !

      Túm gọn, CỨ ĐỂ THỰC TẾ NÓI LÊN SỰ THẬT, KO CẦN PHẢI PHÁT NGÔN LOẠN XẠ !

      2/
      Khi nghe con cháu Boác ca cải lương đến chối tai, khiến mình phải “bược cười”, hay bực cái (cửa) mình, cần phải ngôn một chút thì nên thận trọng, kẻo chúng “nổi nóng” hành cho lên bờ xuống ruộng.

      Dân thường hay dân “đánh trâu” CS cũng đều cẩn thận ở khoảng này. Dĩ nhiên người có “thành tích” chống Cộng lại càng giữ mình hơn bao giờ hết. Bởi chắc chắn sẽ bị công an mời lên “làm việc” theo như khuôn phép của chúng đề ra xưa nay.
      Mục đích chính là răn đe, phụ là chiêu dụ hay phủ dụ, nhằm ngăn chặn ko cho làm phiền chúng phải ra tay ứng phó ! Giờ đây chúng rất cần thời giờ để chơi bời và kiếm tiền làm giầu.

  3. tonydo says:

    Tiếp thư gửi quan bác Lại Mạnh Cường!
    Cái mà chúng ta nên làm và người trong nước có thể “tiếp thu”, “học tập” và từ đó chúng ta có thể “khai sáng” họ để làm bàn đạp cho sự “giải thể” chế độ độc tài đảng trị là:

    Nói thật ít, lắng nghe thật nhiều!
    Và nếu phải mở miệng, nên hết sức nhỏ nhẹ!
    Cư sử thật văn minh! Vào khách sạn luôn cám ơn và đừng quên để tiền Tip hậu hĩnh giúp người lao động.

    Ra chợ, nếu đứng ở hàng người ta qúa lâu, ngoài cái nhìn tìm hiểu, nên mua một chút gì đó và đừng ngại khen đẹp, tốt, và cũng đừng quên cám ơn họ. (nhớ đừng trả giá).

    Phải luôn khen đất nước ta giàu đẹp. Tuyệt đối không nói xấu quê hương.

    Khi bị công an gọi làm việc, phải nhã nhặn và tìm mọi cách cho họ biết là mình chỉ muốn về thăm quê hương, bản quán chứ không có ý định mang làn gió văn minh Dân Chủ về dạy dỗ con dân.

    Và cố nhấn mạnh cho họ biết rằng thì là, chính quyền hiện tại được dân xây lên, và nếu đảng cộng sản có tan thành mây khói thì cũng phải do những người đã dựng lên họ đạp đổ. Không phải chúng tôi!

    Mao Trạch Đông phán:
    Con cá nó chết vì mở miệng!
    Người Mỹ cũng hát:
    (Why does a fish get caught? Because he opens his mouth).

    Kính Quan Đốc!

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear tonydo,

      Trời đất ui ai lột lưỡi cho tonydo mà phát ngôn “bừa bãi” như rứa :-( !
      Phùng Quán bảo: Yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét.
      Dù ai ngon ngọt nuông chiều cũng ko nói yêu thành ghét
      Dù ai cầm dao doạ giết cũng không nói ghét thành yêu …

      Mình không nói thì thôi, nhưng nói ra phải là sự thật.
      Có những điều tế nhị, chưa tiện nói ra, bởi nói là bị vạ miệng !
      Thí dụ vạch trần sự thật về các ông kẹ CS, về cái đảng mắc dich mắc toi …

      Nếu báo chí lề phải tố cáo tham nhũng, thì mình ko thể bảo là ko có tham nhũng !
      Nều cần mình khéo léo nói thêm: đó là bản chất (lỗi hệ thống), ko phải hiện tượng !

      Mình khen động Phong Nha đẹp, nhưng nói thêm: Đừng quên vụ Formosa ở Vũng Áng !
      Biển đảo mình đẹp nhưng không quên vụ Hoàng và Trường Sa, dân mình ko được đánh cá
      Cứ thế vừa đánh vừa xoa thật khéo léo, sao cho “người ta” thấm đòn “tay sắt bọc nhung” !!!

      Nếu nói đảng CS là của dân, do dân, vì dân bla bla bla, thì cũng đừng quên nói thêm đôi câu:
      ĐÁNG là THUYỀN mà DÂN là NƯỚC ! CHỞ THUYỀN LÀ NƯỚC MÀ LẬT THUYẾN CŨNG LÀ NƯỚC

Leave a Reply to tonydo