WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một số suy nghĩ về thi tập “Nghịch lưu của tuổi”

Nguyễn Hàn Chung vừa cho ra đời một tập thơ, có tên là “Nghịch Lưu Của Tuổi“. Đó là đứa con tinh thần anh đã cưu mang, chắt chiu từ những năm gần đây, khi đời sống anh đã ổn định trên đất Mỹ.

Sự hiện hữu của tập thơ  mà chúng ta đang cầm trên tay, nội dung  của  nó xứng đáng là một tập thơ hay, cấu tạo nên thành tố trong giới thưởng ngoạn thơ  Việt ở hải ngoại.

Trên diễn đàn thi ca Việt Nam ở hải ngoại, nhà thơ Nguyễn Hàn Chung là một tên tuổi không xa lạ gì với những người yêu chuộng văn chương. Anh đã cộng tác  và có  thơ đăng trên các Tạp chí Văn học có uy tín như:  Tạp chí Văn Nghệ, Tạp chí Thơ, Hợp Lưu và các trang website như: Da Màu, Gió –o. v.v .

Trước khi sang Hoa Kỳ định cư theo diện ODP, lúc còn cắp sách đến trường, anh đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm và là một Giáo viên Trung hoc. Anh hiện đang sinh sống tại Thành phố Houston, tiểu bang Texas Hoa Kỳ.

Tập thơ “Nghịch Lưu Của Tuổi “ là tác phẩm thứ 3 của Nguyễn Hàn Chung, dầy hơn 126 trang, gồm 66  bài thơ. Hầu hết là thơ Tự do, thơ phá thể và một  số ít  thơ lục bát.

Cái tên “Nghịch Lưu Của Tuổi“ lấy làm đầu đề cho quyển sách được trích từ tên của một bài thơ ở trang số 66. Nội cái đầu đề này đã là cách chơi chữ của tác giả, khiến người đọc phải cố gắng suy nghĩ  tìm ra hàm ý  nội dung mà anh muốn gửi gấm.

Nguyễn Hàn Chung thuộc nhóm những người chủ trương  canh tân đổi mới thi ca, từ  hình thức đến nội dung. Nhất là trên lãnh vực ngôn ngữ, anh dùng chữ một cách rất là cẩn trọng và cân nhắc chi li. Nên trong  suốt cả tập thơ của anh, người đọc không tìm ra được một câu thơ, hay một từ nào gọi là sáo ngữ, mượt  mà, bóng bảy,  lê thê, sướt mướt. Ngôn ngữ trong thơ của Chung nó đi song hành với đời sống ý tưởng gồ ghề mà anh đã thể hiện.

Tập thơ bao gồm 66 bài tuần tự  không chia ra từng chương hay từng phần như thông lệ. Nhưng ở phân nửa quyển đầu, người đọc dễ nhận ra, một số bài trước đây anh đã làm ở trong nước. Nó chất chứa những kỷ niệm thời niên thiếu, lúc anh còn đi học. Số bài ở nửa quyển  sau còn lại, đa số được làm ở Hoa Kỳ.

Thơ của Nguyễn Hàn Chung trong suốt tập, có thể nói là những ray rức suy tư  của anh về đời sống của con người. Thí dụ: như  hồi anh còn dạy học ở trong nước và lúc sau này khi anh đã ra định cư ở hải ngoại. Cái khắc nghiệt trong cuộc sống mới lam lũ  trong công việc sinh nhai hằng ngày, không phù hợp với khả năng chuyên môn của anh trước đây, đã làm cho anh thống khổ và cay nghiệt hơn khi  anh thốt lên những câu thơ.

Ngày quê nhà đùm tiếng tre reo
Còn một khắc đến chai sần cơn bếp núc
Lao nếp nhăn gom góp bụi đường.

“À Ơi Điệu Cũ“

Những dằn vặt của kiếp nhân sinh cũng là những những đề tài tạo cảm hứng để anh làm ra được những bài thơ gây xúc động cho người đọc. Cũng trong bài “ À ơi Điệu Cũ “
Nhỏ chăn đồng cuối tóc phải chăn côi
Ngoai ngoái lại mồ cha xanh nếp trán
Nâng chai cạn mà không đành nốc cạn
Giọt rơi tràn con mắt nhướng sa mi
. . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tiếng à ơi kĩu kịt rát cơn mê
Miễn là em cơm nếp dẻo anh về.

Hình như trong quyền thơ này, chúng ta ít đọc được bài thơ tình  nào hay của Nguyễn Hàn Chung. Không phải anh không làm thơ tình, hay không có thơ tình hay, mà anh có lý do nào đó không đưa thơ tình vào  trong thi tập. Chúng ta thấy trên trang web / nguyenhanchung.com, thơ tình của anh đã làm nhiều người hâm mộ.

Trong khuynh hướng đổi mới thơ văn. Trên các tạp chí Văn chương ở hải ngoại mấy thập niên qua , người ta thấy các nhà thơ không ngừng tìm tòi nghiên cứu các thể thơ và văn phong bút pháp. Họ luôn đổi mới, cầu tiến, mong sao đuổi kịp với thẩm mỹ thưởng ngoạn văn chương  thời đại. Nguyễn Hàn Chung cũng là một người trong những số đó.

Những câu thơ  mượt mà bóng bẩy sáo mòn ít thấy xuất hiện trên các tờ báo văn học có uy tín. Tính nghệ  thuật trên những trang thơ, của những tùy bút, truyện ngắn , truyện dài được chọn lọc kỹ lưỡng của các tác giả. Đó cũng là nhờ công lao của những nhà phê bình nghiên cứu nhà thơ, nhà văn có tài năng, mang nặng tâm huyết với  nền văn học  dân tộc.

Trên lãnh vực thi ca. Người  làm thơ có tinh thần đổi mới, dù là làm thơ mới Tiền chiến 4 chữ hay 7 , 8 chữ trong mỗi câu thơ hoặc là thơ lục bát cũng vẫn có thể dổi mối cách làm được. Đổi mới ở đây là đổi mới tứ thơ, đổi mới chữ nghĩa, đổi mới bút pháp văn phong chứ không cần  là phải làm thơ tự do hay Tân Hình Thức hay thơ Cụ Thể .v.v.  mới được gọi là đổi mới.

Tuy nhiên dù là canh tân đổi mới đến đâu chăng nữa, câu thơ phải gây được xúc động lòng người. Khi ta đọc lên, ý nghĩa của thơ phải ăm ắp, dạt dào khiến ta phải suy tư tìm kiếm ý tưởng mà tác giả muốn gửi gấm, thì bài thơ đó mới gọi được là thành công. Có không ít những bài thơ nói là đổi mới nhưng ngôn từ  thiếu sức truyền cảm, cố tình lập dị  làm dáng mà chính người viết ra nó cũng chẳng hiểu là họ đang nói về cái gì hay ý nghĩa của câu thơ là gì. Chưa kể những ngôn từ được dùng đôi khi sống sượng và tục tĩu, nó lại gây phản cảm hay khó chịu cho người đọc. Chứ không còn làm cho người đọc  mặn nồng hào hứng để thưởng thức văn chương.

Trong tập “Nghịch Lưu Của Tuổi “. Hầu hết những bài thơ của Nguyễn Hàn Chung là thơ mới phá thể, có câu 7 chữ, 8 chữ  và một số bài thơ lục bát. Rải rác một số bài trong  tập thơ là thơ Tự do  đúng nghĩa.

Thơ của Nguyễn Hàn Chung thường dùng nhiều ẩn dụ. Như bài thơ  “Canh Giấc Cánh Đồng“

Cánh đồng xanh mơ ở đâu
Gai cào ngực anh tướm máu
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cánh đồng cánh đồng cánh đồng
Anh canh giấc mơ tràn mộng mị
Có đôi cánh chuồn chuồn
Rụng kín cầu ao . . .
Cánh đồng xanh mơ ở đâu
Anh mải mốt chạy marathon tìm em mệt nhoài ký ức.

Những điều anh muốn nói tiềm ẩn trong ý của những câu thơ . Thí dụ như bài “Đánh cờ một mình“. Người ta đọc được  những câu như:

Chơi cờ
Ít nhất phải chơi tay đôi
Anh chơi một mình
Cũng lạ.

Thực ra thì Chung đang chơi  cờ tay đôi với ai đấy chứ! Đâu phải anh chơi một mình ru?

Có thể đối thủ của Chung là một địch thủ vô hình nào đó, rất là nguy hiểm, lại  “cao cờ“ hơn Chung, mà chúng ta không rõ mặt. Nên trong bài thơ  “Đánh Cờ Một Mình“ còn có câu:

Mỗi lần anh vượt sông
Anh đều chia quân cản phá
Quay về thủ thành
Anh thí mã
Anh rụng pháo
Anh rơi xe
Cuộc cờ
Tan rã cả .
Nhưng cuối cùng thì ta nghe giọng ngậm ngùi của Chung :
Cái giá phải trả
Cho lối chơi cờ một mình
Địch thủ cũng là anh

Có lẽ bài “Đánh Cờ Một Mình“ là bài thơ anh ưng ý nhất. Vì  có thời gian trước  đây khi còn ở trong nước, bài thơ đã gây một lụy phiền làm anh sốt vó, suýt nữa  anh bị khốn khổ vì nó  nên anh có ý định lấy làm tên cho  cả tập thơ để là kỷ niệm, nhưng rồi không hiểu sao anh lại đổi ý!

Hay bài “Bí Mật Tháng Giêng“, có những câu như:

“Bí ẩn của tháng Giêng cũng là bí ẩn của những điều không thể nói ra“.
Hay “Mặc những cơn gió ganh tỵ chỉ chực len vào cội hoa ức hiếp“.

Trong câu thơ trên, chúng ta thấy  Chung dùng nhóm chữ  “Những cơn gió ganh tỵ“ một cách tài tình . Chẳng rõ “cơn gió ganh tỵ“ là cơn gió gì, nhưng đó là một ám chỉ mà người đọc có thể hiểu được anh muốn dùng câu thơ đó, để nói lên khía cạnh nào mà anh muốn nói tới. Có phải đó là hàm chỉ cho đầu đề “Bí Mật Tháng Giêng“ không?

Trong bài “Bí Mật Tháng Giêng“ còn có câu thơ hay nữa như:

“Con bướm khấp khởi đôi cánh mỏng – nương nhờ chiếc lá khô chờ hơi xuân hé“.
Chiếc lá khô là của mùa Đông mà con bướm nương nhờ mùa Đông lúc nó còn nằm trong cái kén cơ! Thật là thâm thúy. Đó cũng là phong cách dùng chữ để diễn tả ý tưởng  riêng biệt của Thơ Nguyễn Hàn Chung vậy.

Chúng ta đọc thêm một số hồi tưởng thí dụ: như trong bài “ Đêm Vỡ“

Đêm vỡ ra từ gốc tre làng
Em không nhặt hỏi ai còn nhặt nữa
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .. . . . .
Khi nhìn lại thân phận mình :
Đừng hốt hoảng khi nếp nhăn đòi nó
Gốc ao xưa lòng đã tới rồi.

Rồi khi anh mới tới  sinh sống ở một đất nước xa lạ, lúc đầu còn nhiều khó khăn. Nhất là khi ngày hết Tết đến, Trong bài “Bài Tha Phương Không Chín“ có những câu:

Xuân xứ sở cao bồi xa tít viễn Đông
Sắm Tết bằng không gian ảo .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .
Ngày chăm bẳm  lò cò trẻ nít
Gồng gánh bưng biền rơm rác đã xa.

Kết thúc bài viết khái quát này về thi tập. Đây là tập thơ hay và xúc tích . Tôi rất hân hạnh được Nguyễn Hàn Chung  gửi cho đọc,  trước khi tập thơ được  phổ biến rộng rãi. Xin được giới thiệu với quí bạn đọc.

© Quỳnh Thi

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Một số suy nghĩ về thi tập “Nghịch lưu của tuổi””

  1. an says:

    ve Trong Kim Truong Trong Trac. Ngày Nay. Houston,TX.USA

Leave a Reply to an