WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trí thông minh người Việt so với thế giới

Lý thuyết giỏi nhưng làm… không giỏi

Tôi xin kể lại một câu chuyện như một kỷ niệm nhỏ của mình. Cách đây hơn 40 năm, tôi được cử đi làm thực tập sinh khoa học (sau đại học) ở Tiệp khắc. Do “ăn theo” ông thầy, tôi được “ghé tên” vào mấy bản báo cáo ở Hội nghị quốc tế chuyên ngành đôi ba lần và được đi dự cùng ông. ĐSQ biết chuyện này, và trong một Hội nghị các sinh viên tiên tiến, tôi được ông Bí thư thứ nhất (đã mất từ lâu) báo tin tôi được báo cáo điển hình tại “Hội nghị những lưu học sinh tiến tiến” tại Tiệp.

Giỏi lý thuyết nhưng không giỏi thực hành

Song bản báo cáo phải viết trước để ông thông qua (hồi đó cẩn thận lắm, không được phát biểu tự do). Trong báo cáo tôi có kể lại chuyện của mình và rút kinh nghiệm, đại khái là chúng ta có thể học giỏi nhưng sau khi ra trường làm không giỏi như họ. Cùng một công việc, họ thường có suy nghĩ và cách giải quyết “sáng” hơn mình, độc đáo hơn mình. Có thể mình “bí” nhưng họ vẫn tìm được lối ra.

Lúc tôi sắp lên đường đến hội nghị (cách khoảng 500 km) thì nhận được hồi âm “Quan điểm sai, đầy tinh thần tự ti dân tộc. Cậu không phải đi họp nữa”. Tôi bị ám ảnh khá lâu vì “quan điểm sai lầm” của minh…

Sau khi hết hạn thực tập, tôi về nước (năm 1971), lúc qua Matxcơva may mắn được ở cùng phòng với nhà thơ Lưu Trọng Lư, trên chuyến tàu hoả từ Liên Xô về Việt Nam. Những ngày trên đường, 2 bác cháu nói chuyện với nhau khá nhiều. Khi tôi mang chuyện này ra hỏi, ông hoàn toàn đồng ý. Ông bảo đó cũng là điều ông rút ra từ bản thân mình và các bạn bè thời Pháp.

Chẳng có gì lạ vì cái học của mình, ngày xưa thì tầm chương trích cú, sau này thì học “gạo”, lấy chăm chỉ, cần cù làm chính nên học “giỏi” là đương nhiên. Sự học là như vậy. Khi ra làm việc, phải chủ động, sáng tạo, phải quyết đoán, cái “yếu” của mình mới thể hiện. Ý kiến đó sau này tôi cũng được giáo sư Nguyễn Thạc Cát (đã mất năm 2002) chia sẻ.

Tôi có thể nêu một thí dụ nữa. Anh N.M.N bạn tôi làm ở ngành Địa chất. Một buổi ngồi chuyện trò với nhau, anh tâm sự: Hồi học ở Liên Xô những năm 60, mình học cùng nhóm với thằng S.V – người Nga – và thường xuyên phải giúp nó học và làm bài tập. Tốt nghiệp mình bằng đỏ, nó bằng thường.

Hơn 10 năm sau, nó sang Việt Nam làm chuyên gia, mình được phân công làm việc cùng với nó. Lúc đầu, cũng bực: “Chuyên gia gì mày. Mày còn nhớ những lúc tao làm bài hộ mày chứ !”. Nhưng dần dần, mình ngày càng “sợ” nó. Nó nhận định và giải quyết những chuyện chuyên môn ở mức mình không phải người tranh cãi với nó nữa mà chỉ đóng vai trò… phiên dịch cho nó mà thôi. Chuyện! Nó ra công tác với đầy đủ điều kiện làm việc, lại bám được một “sư phụ” cực giỏi, kinh nghiệm đầy mình để học hỏi, trong khi ở cái đội thăm dò của mình, mình là… trùm.

Biết bao nhiêu lý do để có hiện tượng “học giỏi nhưng làm không giỏi của “ta” và “tây”. Từ cách dạy, cách học ở trường phổ thông, không gợi mở, không khuyến khích sáng tạo đến thiếu điều kiện làm việc khi ra trường để phát triển… Việc học giỏi nhưng làm không giỏi lắm khiến người Việt mình dường như đến một lúc nào đó không “bật” được nữa, có muôn ngàn lý do…

“Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”

Một dân tộc không thông minh không thể tồn tại và phát triển trải qua 4000 năm với biết bao nhiêu sức ép mãnh liệt từ bên ngoài. Một dân tộc đã thắng được ba cường quốc mạnh hơn mình và trình độ phát triển cao hơn mình là một sự thông minh tuyệt vời. Song nội dung của bài này chỉ giới hạn sự thông minh trong những sáng tạo khoa học công nghệ như chúng ta thường quan niệm.

Có ý kiến cho rằng các nhà khoa học công nghệ Việt Nam ít công trình được công bố chỉ vì không gửi đăng. Vì quá “biết mình biết người”? Vì những sự e ngại, rơi rớt từ thời đóng cửa? Vì ngoại ngữ yếu? Vì các thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu nên số đo không được chấp nhận? Vì thành kiến của người nước ngoài đối với khoa học công nghệ VN? Vì chính sách của nhà nước, của ngành chưa thích hợp? Kinh phí nghèo nàn, đời sống quá khó khăn? Rất có thể có nhiều lý do làm “trí tuệ VN” chưa phát huy được, nhưng cũng có nhiều lý do mà các nhà khoa học VN không thể biện minh.
 
Nói thông minh nhiều hay ít cứ phải có dẫn chứng cụ thể. “Sản phẩm của sự thông minh” đối với những người lao động trí óc là những công trình nghiên cứu và hiệu quả của chúng mang lại. Điều quan trọng nữa là cần có sự so sánh để hiểu chúng ta có bao nhiêu “sản phẩm” loại này và những nước xung quanh có bao nhiêu.

Sản phẩm đầu tiên là số công trình nghiên cứu và triển khai – nói lên bức tranh về sự thông minh của nhân loại – lên tới hàng triệu bài báo mỗi năm, được công bố trên khoảng 9.000 tạp chí chuyên môn có uy tín quốc tế. Tôi xin nhắc lại các số liệu mà tôi ghi lại cách đây nhiều năm (Trần Minh Tiến, trên tờ Tia Sáng 2-2004).

Không dám dẫn ra bất cứ một nước trung bình nào, tác giả chỉ so sánh 3 nước vào thời điểm năm 1973 có điểm xuất phát gần như nhau là Thái Lan, Singapore và Việt Nam, thì đến năm 2000, số công trình được đăng trên các tạp chí khoa học của ta chỉ bằng của Thái Lan và Singapore năm 1980. Còn hiện nay, Thái nhiều hơn ta đến 5 lần, Singapore nhiều hơn ta 12,5 lần.

Một số liệu khác còn “gây sốc” hơn: Trong 30 năm qua, số lượng các bài báo về y- sinh học của VN được công bố trên các tạp chí quốc tế trên dưới 300 bài, thì của Malaysia – 2.100 bài (gấp 7 lần), Thái Lan- 5.210 bài (gấp 14 lần), Singapore khoảng 7.000 bài (gấp 23 lần).

Nếu kết hợp cả số công trình đã được đăng với số người làm công tác khoa học- công nghệ (ta đông hơn Thái 5 lần) thì “sản phẩm trí tuệ” tính theo đầu người của ta bằng 1/25 của Thái (nói nôm na, một nhà khoa học của Thái tạo ra “sản phẩm trí tuệ bằng 25 nhà khoa học Việt). Một con số thật nghiệt ngã!!!. Số liệu này là của trước đây 5 năm. Hiện nay, khoảng cách về các số liệu trên ngắn lại, giữ nguyên hay dài hơn, tôi chưa có thời gian tìm hiểu, song dù sao thì sự chênh lệch cũng vẫn quá lớn.

Có ý kiến cho rằng các nhà khoa học công nghệ Việt Nam ít công trình được công bố chỉ vì không gửi đăng. Vì quá “biết mình biết người”? Vì những sự e ngại, rơi rớt từ thời đóng cửa? Vì ngoại ngữ yếu? Vì các thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu nên số đo không được chấp nhận? Vì thành kiến của người nước ngoài đối với khoa học công nghệ VN? Vì chính sách của nhà nước, của ngành chưa thích hợp? Kinh phí nghèo nàn, đời sống quá khó khăn? Rất có thể có nhiều lý do làm “trí tuệ VN” chưa phát huy được, nhưng cũng có nhiều lý do mà các nhà khoa học VN không thể biện minh.

Tiêu chuẩn thứ 2 mang tính thực dụng hơn, là các bằng sáng chế phát minh đăng ký trên trường quốc tế. Đây là những con số tổng kết của năm 2009 của Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO, mà VN là thành viên, thậm chí còn được khen ngợi là “thành viên hoạt động hiệu quả”, và cũng xin được chỉ trích những nước trong khu vực.

Kết quả có thể khiến một người tự trọng “đỏ bừng mặt”: Năm 2009, Singapore đăng ký 493 bằng phát minh, trong tổng số bằng của họ trong kho tàng phát minh của nhân loại (cũng tính đến hết năm 2009) là 4.959 bằng, của Malaysia tương ứng là 181 và 1.298, của Thái Lan là 39 và 519, của Philippin là 25 và 379, của Indonesia là 18 và 253, của Việt Nam là…2 và 14. Đọc những con số ấy, người Việt nào chẳng thấy rưng rưng, “cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”.

Tại sao sản phẩm trí tuệ của Việt Nam ít như vậy? Một đội ngũ hùng hậu với gần 2 triệu người làm KHCN, hàng vạn thạc sĩ, hàng vạn tiến sĩ, gần 2.000 GS, gần 6.000 Phó GS và hàng triệu cử nhân, kỹ sư, trung cấp kỹ thuật mà trong một năm chỉ đăng ký được có 2 phát minh được quốc tế chấp nhận thôi sao?

Bản báo về phát minh sáng chế của Canada có ghi chú: Số phát minh sáng chế hàng năm tuy phản ảnh một chỉ số sáng tạo nhưng đôi khi có thể không chính xác (đọc đến đây, tôi hy vọng có “lý do chính đáng” để yên tâm). Họ cho biết đó là những phát minh lớn, giá trị kinh tế cao song người ta không đăng ký, sợ bị lộ một bí quyết sản xuất lớn, làm nên sản phẩm đặc trưng chỉ mình mới có, các nước khác phải phụ thuộc vào mình.

Rất có thể như vậy, nhưng tôi chưa nghĩ ra là “bí quyết” gì khiến ta không đăng ký ?

Cũng có thể mình có những phát minh gì còn “giữ lại để dùng” mà chưa công bố với thế giới chăng?

Những quan điểm trên đây có thể nông cạn, chủ quan, “tự ti dân tộc” và đồng thời nguồn thông tin tiếp cận chắc chắn còn hạn chế. Rất mong được sự phản biện, trao đổi lại của bạn đọc, để từ việc tìm ra nguyên nhân của những yếu kém, chúng ta có những giải pháp khẳng định có tính thuyết phục về trí thông minh của người Việt?

Nguyễn Quốc Tín, tuanvn

17 Phản hồi cho “Trí thông minh người Việt so với thế giới”

  1. Nguyễn Nghĩa says:

    Nếu nói đánh thắng 3 cường quốc mạnh là thông minh thì hơi quá đáng.Hãy xem Thái lan , họ không phải đánh với Pháp, Nhật Mỹ mà vẫn giữ được độc lập, thì mới gọi là thông minh.Hay cứ xem Chí Phèo. Chí Phèo chửi cả làng Vũ đại mà có ai dám gây sự với nó đâu. Không lẽ nói Chí Phèo là thông minh vì mọi người sợ nó?Người Việt đứng trước giặc xâm lăng, nhìn thấy cảnh đốt phá thì uất hận ,anh dũng tiến lên.Nhưng đó chỉ là cái dũng của kẻ thất phu.Cái dũng của người quân tử là phải biết ai có dã tâm với mình mà có kế phản lại.TQ giúp VN súng đạn để đánh Pháp, Hoa kỳ, là dùng máu người việt giữ yên biên giới TQ.Tức là CS TQ đánh Đế quốc, Thực dân đến người Việt cuối cùng mà thôi.Thế mà sau đó CSVN lại cám ơn TQ và tặng luôn Hoàng sa, Trường sa cho TQ. Đây gọi là trí thông minh ư?Đây gọi là sự ngu xuẩn thì đúng hơn.Lẫn lộn bạn và thù.Theo cái chủ nghĩa CS mà 2 ông có râu xồm, một ông không râu đề ra , còn tự hào là trung thành với cái lí thuyết quái dị ấy. Đây là thông minh ư?
    Thôi không nói chuyện trìu tượng nữa. Hãy nói luật đi đường. Chỉ đơn giản là thấy đèn đỏ thì đứng lại.Đèn xanh thì được đi.Đèn vàng thì đi tiếp hay dừng lại tùy vị trí, thế nhưng cả dân tộc VN không thể học được dù đã 35 năm sau chiến tranh.Kém cả những nước chậm tiến ở Phi châu.
    Còn tác giả hỏi tại sao 2 triệu người Việt làm khoa học lại có hiệu quả tồi tệ như vậy? Xin trả lời là: Họ còn bận nghĩ cách làm” Dự án “để có phong bao phong bì mang về cho vợ con .
    Moi người cứ đi tìm nguồn gốc của sự kém cỏi của người Việt đi.Còn tôi, thì tôi đã biết rồi. Đó là CNCS ở VN. Khi xây dựng lí thuyết về CNCS ,người ta chỉ nói đến tính kỉ luật, cách mạng của giai cấp vô sản, mà không nói đến các đặc tính xấu của giai cấp này.Đó là lòng nghen tị cố hữu của người nghèo với người giầu, của người làm công với ông chủ, của ngừoi thất bại với người thành công…Chính vì lòng nghen tị này mà Hitle đã đuổi người Do thái khỏi nước Đức mặc dù người Do thái định cư ở Đức 6-7 trăm năm đem lai cho nước Đức hàng chục giải Nobel…
    Muốn cho khoa học VN phát triển phải đem lại cho VN chế độ tư hữu phát minh sáng kiến thực sự.Ai có phát minh, người đó được hưởng trước tiên. Có như vậy mới thúc đẩy nỗ lực của con người.Nói chung thì người Việt ta cũng chỉ thường thường mà thôi.Có chăng là láu cá vặt, thì hơn người.

    • Rất đồng ý với những nhận định của Nguyễn Nghĩa . Tôi sống ở Úc hơn 20 năm , chưa bao giờ thấy một bài báo hay một người Úc nào cho rằng dân Úc thông minh . Nhưng người Việt thì luôn luôn cho mình là thông minh , là tài giỏi , là hơn người ….người Việt là dân tộc tuyệt vời . Lý do tại sao ??? Có lẻ ảnh hưởng nặng nề cái văn hóa của dân Chệt tự cho mình là cái rốn cũa vũ trụ . khách quan mà nhận xét như Đại văn hào Lỗ Tấn : ” Xã hội Trung Hoa là một xã hội người ăn thịt người ” , ” Người TH tàn ác như con cọp , xảo trá như con cáo , hèn nhát như con thỏ ” .
      Biết bao giờ dân tộc VN thực sự trưởng thành ??? . Bất hạnh !!!

  2. BaWa says:

    Thongmanh mà tưởng thôngminh
    Đậy lại, che bớt, kẻo thối ình giàng ui!!!

  3. D.Nhật Lệ says:

    Công bình mà nói,người VN.chúng ta thông minh hơn nhiều dân tộc khác,có lẽ chỉ thua DoThái,Đức,
    Anh,Pháp và Nhật,Tàu,Hàn ở Á châu.Chúng ta không có óc sáng tạo vì xã hội phong kiến Á đông có
    vẻ tiểu nhân vừa thích kềm kẹp người dân vừa bắt người dân phải tuân phục nên dân trở thành thụ
    động,bảo thủ,sợ thay đổi suốt 1 thời gian qúa dài thành ra ý chí vươn lên bị thui chột,nói gì đến phát
    minh hay sáng tạo.Ngoài ra,chúng ta còn không biết cả cách áp dụng khoa học vào thực tế,do đó cái
    gì cũng dở dở ương ương.không học hỏi đến nơi đến chốn,cứ a dua bắt chước theo Nga,theo Tàu
    như lịch sử VN.hiện đại đã cho thấy.Thay vì học hỏi cái hay về chính trị học của tây phương như dân
    chủ,tự do,pháp luật v.v. thì bọn chóp bu lại tập thói xấu độc tài đảng trị CS.,coi dân như cỏ rác.Ấy thế mà nhân dân đòi dân chủ thì lại ngoác mồm nói nhăng nói cuội…rằng…thì…là đó là dân chủ theo Tây phương,không dân chủ gấp triệu lần như dân chủ “chuyên chính vô sản” v.v.và v.v. từ tổ sư người Đức là Mác,từ tổ sư người Nga là Lênin,Stalin v.v.Chẳng lẽ họ không phải là người Tây hay sao ? Chính chủ nghĩa CS.chứ không phải ai khác đã góp phần làm ngu dân ta vốn thông minh có
    hạng so với nhiều dân tộc khác.
    Suy cho cùng,người thông minh thường là người tử tế,quân tử do đó họ luôn luôn bị những kẻ ma
    lanh,khôn vặt,tiểu nhân lợi dụng và đè đầu cỡi cổ bằng cái gọi là “bạo lực cách mạng” với công an
    và quân đội chỉ biết còn đảng còn mình ! Trong nền chính trị mafia này thì thông minh cũng vất đi hay
    “không bằng cục phân” như bạo chúa Mao từng phán như…thánh phán.

  4. Bac Pham says:

    Đừng hỏi tại sao như thế nữa? Thông minh thì chắc chúng ta có đấy, nhưng nếu sự thông minh chỉ được dùng, được áp đặt bởi cả một lũ đầu trâu, mặt ngựa, óc cứt, thì có lẽ có được 2 bằng sáng chế đã là 1 điều nên hãnh diện lắm rồi. Nói để thương, để buồn, để tội nghiệp cho cái đất nước lắm bằng cấp nhất thế giới (theo đầu người) của tôi. Người Việt thông minh lắm, nhưng những anh thông minh thật thì sẽ chẳng có cơ hội để được chỉ huy bao giờ. Người chỉ huy của đất nước tôi bây giờ cần duy nhất hai điều thôi: CÔNG TRÌNH SẮP TỚI SẼ ĐƯỢC ĂN CHIA THẾ NÀO? PHẢI BIẾT PHÁT MINH, BIẾT SÁNG CHẾ RA CÀNG NHIỀU CÔNG TRÌNH, NHIỀU LỄ HỘI THÌ CÀNG MAU LÊN CHỨC. BIẾT KHÔNG?

  5. Ngô Dư says:

    Không bài “Bằng phát minh”, cũng không phải “Bằng sáng chế phát minh”, mà là “Bằng sáng chế” hoặc tiếng Việt ngày nay cũng gọi là “Patent”

  6. Tay Bac says:

    Quan Tâm says thật là trúng phóc, người gì gì đi nữa mà có diễm phúc sống trong thiên đàng cộng sản thì cũng rứa mà thôi.
    Đi từ đông sang tây, xuống đến nam bán cầu, hay lã lướt trên google suốt mấy ngày đêm, chỉ thấy có đám cộng là tối ngày cứ mình là IQ cao, thông minh, hay đỉnh cao trí tuệ.
    Tôi thì thấy khác, người nào, nước nào, mà nghe tới cái nạn cộng là sợ, là ngăn chận, là tránh xa, là bỏ chạy mất dép, thì khỏi nói người đó, nước đó, dù có thông minh hay không, thì sẽ có một đời sống vừa no và vừa ấm.

  7. Người con đất Việt says:

    Trí thông minh người Việt so với thế giới.

    Dân tộc ta mà cũng tự hào là thông minh ư?! Có lẻ nào trong một đất nước nổi cộm lên một vài nhân vật xuất sắc là ta có thể vơ vào_Đó là cả một dân tộc???
    Thông minh sao được khi cái mà ta gọi là bốn ngàn năm văn hiến đó thì một ngàn năm ta phải sống làm kẻ nô lệ dưới ách của giặc Tàu, một trăm năm bị giặc Tây đô hộ, gần ba ngàn năm thì bị cai trị dưới chế độ độc tài của vua quan phong kiến và gần đây nhất là chế độ độc tài của cs.
    Nói đến thông minh thì ta phải nói đến nước Mỹ, họ cũng bị phân hóa chiến tranh nam bắc như chúng ta ( nội chiến), nhưng họ biết hòa giải dân tộc biết tôn trọng kẻ chiến bại để cùng nhau xây dựng đất nước. Có một tầm nhìn viễn kiến, tạo ra một bộ luật thông minh bình đẳng giữa mọi chủng tộc đưa đất nước lên thành một siêu cường trong thế giới nhân loại.
    Thứ hai là Nhật, mặc dầu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa của Trung Quốc nhưng họ có thừa thông minh để chối bỏ một nền văn hóa nô dịch đó, biết tìm tòi học hỏi nền khoa học tiến bộ của phương tây, không ngừng nâng cao dân trí và đặt nền giáo dục lên hàng đầu. Họ chưa bao giờ khoe là rừng vàng biển bạc, luôn cho mình là nghèo khó vì thế họ luôn đặt tiêu chí để vượt lên.
    Thứ ba là Đức, họ cũng phân chia hai miền nam bắc như ta nhưng họ thông minh hơn đã biết đánh đổ bức tường ô nhục xóa bỏ hận thù hòa hợp dân tộc cùng bắt tay xây dựng lại một đất nước hùng cường mà không đổ một giọt máu.
    Còn đất nước chúng ta thì sao?! Khi mà cuộc chiến nồi da xáo thịt là một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm, chúng ta chỉ là những kẻ tay sai gây nên cảnh huynh đệ tương tàn vì ý thức hệ của ngoại bang rồi sẵn sàng đốt cả Trường Sơn cùng nhân dân quyết sinh tử _Để làm cái gì? Đó là một dân tộc thông minh ư? Hay còn gọi là đỉnh cao của trí tuệ ?!
    Sau khi thống nhất đất nước thay vì ổn định để cùng nhân dân xây dựng một nền tảng tươi đẹp thì chúng ta đã quay sang làm những việc vô bổ không mang lại một hiệu quả tích cực nào, bắt bớ cải tạo những người anh em bị bại trận coi họ như những kẻ thù không đội trời chung, gây nên cảnh hận thù giai cấp khiến hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Chúng ta đã không có được cái tinh thần mã thượng trong cách hành xử nhân đạo đầy tình người, trong nhận thức biết tự chế cảm xúc của niềm tự hào chiến thắng để tỏ lòng thông cảm trân trọng nỗi đau của người thua cuộc.
    Cải tạo công thương nghiệp, cải tạo tư sản… khiến nền kinh tế miền nam một thời hưng thịnh được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông bị sụp đổ, đi đến phá sản đưa đất nước rơi vào cảnh trì trệ lầm than đói rách. Phá vỡ cả một nền văn hóa và khoa học mà miền nam đã đắc thủ có được làm băng hoại cả một nền đạo đức. Từ kinh tế thị trường chuyển qua nền kinh tế tập trung và bao cấp hay còn gọi là một nền kinh tế không tưởng.
    Thông minh sao được khi mà chỉ trong hơn ba mươi lăm năm, mà chúng ta đã phá hoại cả một tài nguyên rộng lớn của đất nước, đem rừng đem biển dâng cho kẻ ngoại bang…nợ nần thì ngập cao cả cổ!
    Theo tôi dân tộc nào cũng có thể thông minh nếu đất nước đó có một nền giáo dục tốt, tính nhân bản cao biết hợp quần gây sức mạnh. Và những nhà lãnh đạo tốt là những nhà lãnh đạo có tầm nhìn sáng suốt thấy xa trông rộng thì dân tộc đó dẫu có dốt nát cũng trở thành thông minh!!!
    Người con đất Việt.

  8. Lữ Út says:

    Tại sao không dám nói thẳng là vì vẫn áp dụng cách thức của TROJIM LYSENKO ( LYSENKOISM ) ?
    Học thuộc lòng text book để làm bài lấy điểm cao thì có gì mà hãnh diện. Text book được viết cô đọng nhưng không có thầy chỉ ra key words thì cũng như không, không thể nào áp dụng được.
    Nếu VŨ NHƯ CẨN ( cẩn) thỉ vài chục thập niên nữa cũng không khá được.

  9. Pham Lãi says:

    Cũng như tác giả nói, có rất nhiều lý do để “trí tuệ VN” chưa phát huy hết khả năng, đó là một sự thật:
    - Khi hàng ngàn con người có năng lực có thể nhận được các đề tài cấp sở, cấp bộ, nhưng không có Đảng viên, không có quan hệ “ăn chia”, không có thân thế… đã không nhận được những công trình đó. Thay vào đó là những nhà khoa học bằng “giấy”, bằng thật nhưng học giả có đầy đủ những điều kiện trên nên đã nhận được những công trình đó. Kết quả của các công trình đó như thế nào thì không cần phải nói chắc quý độc giả cũng đã biết và khi báo cáo nghiệm thu thì cũng … “ậm ừ” cho qua (thậm chí người ngồi nghe phản biện có khi cũng là bằng giấy) vì anh này “biết điều” có làm thủ tục “đầu tiên” (tiền đâu). Rồi những công trình đó “xếp góc” cuối cùng cũng để lũng đoạn ngân sách từ Nhà nước rót xuống. Kết quả là các nhân tài thực sự sẽ không có đất dụng võ, dần mai một đi, buồn, chán nản, làm cho có, cho xong những công việc không muốn (bị giao những việc không đâu nhằm triệt hạ nhân tài là mối nguy cho họ).
    - Rồi những vị lãnh đạo “cao quý” nhưng không “cao trí” (nhưng có Đảng) dần được thay thế vào các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, các sở – bộ khoa học công nghệ… làm hư đi biết bao thế hệ trong nền giáo dục, lũng đoạn ngân sách đầu tư, thu chi…, đưa ra hết cải cách này đến thí điểm khác và ban hành những chính sách giáo dục (mà chưa một ngày làm giáo dục) đưa nền giáo dục nước nhà đến vực thẳm ngu đốt của nhân loại, đi ngược lại với đà phát triển của thế giới. Thử hỏi như thế thì “sự thông minh của người Việt” ở đâu?
    - Đảng đã quá sợ mất đi vai trò lãnh đạo của mình, nên đã đưa chính trị “nhồi nhét” vào giáo dục. Ngay cả 1 đứa bé lớp 1 (6 tuổi) về nhà hỏi “Ba ơi Bác Hồ đã cứu dân tộc hả ba? Việt Nam đã đánh thắng Mỹ hả ba?…” Trong khi không đưa vào môi trường giáo dục những phương pháp sư phạm mang tính nhân bản: như tính tự chủ, độc lập, dân chủ, sáng tạo… mà cứ nhồi “sọ” tư tưởng chính trị, áp đặt phương pháp dạy học đi ngược với tiến trình lịch sử của nhân loại: Thầy đọ trò chép, Thầy luôn luôn đúng, trò không được quyền tranh luận với Thầy, Thầy đã dạy PP nào thì làm theo y như PP đó thì mới đạt điểm cao, trò không có quyền nói lên điều các em suy nghĩ… nói chung là máy móc, thiếu dân chủ, thiếu thực tế. Kết quả là các em thiếu tính tự chủ, sáng tạo khi trưởng thành, giám nghĩ nhưng không giám làm… và đã làm cho người học nhút nhát, không giám phát huy năng lực của bản thân thì nói gì đến sáng tạo trong khoa học kỹ thuật, thì lấy đâu ra bằng sáng chế.
    Giải pháp của mọi giải pháp là:
    - Xóa bỏ chính trị trong trường học. Giáo dục phải độc lập với chính trị.
    - Rà soát lại các vị lãnh đạo từ cao xuống thấp trong hệ thống giáo dục và khoa học – công nghệ để thanh lọc lại những kẻ bất tài vô dụng, thay vào đó là những người có tài, có đức bằng hình thức bầu cử dân chủ ở mỗi cơ quan, các đơn vị.
    - Năng lực được đánh giá bằng công việc cụ thể và được trả lương xứng đáng với năng lực của họ. Xóa bỏ hình thức “cào bằng” trong chế độ lương bổng.
    - Xóa bỏ các hình tập quyền, quyền lợi phải gắn liền với trách nhiệm theo đúng với chuyên môn.
    - Xóa bỏ “thói quen” xấu đưa người thân, quen biết vào các cơ quan gây nhũng nhiễu trong công tác.
    Trên đây là một số suy tư nhất thời xin gửi đến bạn đọc.
    Chúc dân tộc ta một tương lai tươi sáng!

  10. Quan Tâm says:

    Cùng là hạt giống tốt nhưng đem gieo trồng ở mảnh đất tự do dân chủ nó sẻ nẩy mầm và vươn lên tươi tốt, còn đem cắm ở miến đất “thiêng đường CS” thì sẻ bị nghẹt ngòi .

Leave a Reply to Pham Lãi