WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Góp ý: Cuộc chiến nhìn từ nhiều phía

Ông Daniel Ellsberg bên bích chương phim The Most Dangerous Man in America. Nguồn: quickblogcast.com

LTS. Cuộc chiến tương tàn nồi da sao thịt đã kết thúc gần 35 năm nay, tuy nhiên nhiều người Việt Nam vẫn muốn bày tỏ về ý nghĩa cũng như mục đích của cuộc chiến đó. Trong nguyện vọng được lắng nghe ý kiến của nhiều người, đến từ nhiều quan điểm, nhiều phía, trước tiên chúng tôi xin đăng tải dưới đây một số các góp ý về cuộc chiến “Nhìn từ nhiều phía”.

Sau đó trong tinh thần tìm hiểu ôn hòa chúng tôi cũng rất mong mỏi được thu nhận các ý kiến của nhiều người — nhất là những người bên kia chiến tuyến, bên kia Thái bình Dương. Xin quý đọc giả gởi đóng góp mình về cho BBT Đàn Chim Việt dưới tựa đề là:

“Cuộc chiến nhìn từ nhiều phía.”

Ngoài việc quý vị có thể dựa bài viết mình qua những bài đã đăng, sau đây là những gợi ý:

* Nguyên do cuộc chiến

* Cuộc chiến Việt Nam đó có tránh được (bất khả kháng) không?

* Miền Nam nhất định phải thua, không tránh được phần số này?

* Ý nghĩa cũng như sự vô nghĩa của cuộc chiến

* Ai đã gây ra cuộc chiến hay đó chỉ là lẽ tất nhiên của tư thế lịch sử?

* Ai là thủ phạm, ai là nạn nhân của cuộc chiến?

* Làm thế nào để vứt bỏ và vượt qua những hậu quả quái ác do cuộc chiến gây nên?

* Bài học cho người Việt?

Xin giới hạn bài viết mình từ 500 đến 2,000 chữ. Yêu cầu quý vị sử dụng những văn từ ôn hoà và từ tốn. Đàn Chim Việt sẽ lần lượt cho phổ biến những bài góp ý này cho đến ngày 30 tháng 4.

Sau đây là một số những góp ý tiên khởi:

“Về nguyên nhân VNCH bị mất nước, cần xem xét trước hết từ phía quân dân và chính quyền VNCH, sau đó mới quy lỗi cho người khác.

Một khi người Mỹ đã muốn rút lui, thì họ dàn dựng đủ trò để làm cho công luận Mỹ chán ngán như: phe Nam Việt Nam là bất lực, tham nhũng,; tiếp theo là hiệp định Paris quy định rõ ràng việc rút quân của Mỹ, có chữ ký của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, thế là Mỹ đường hoàng và thơ thới hân hoan đem quân về nước, nhẹ như phủi bụi. Nếu không có Daniel Ellsberg này, thì sẽ có một anh Ellsberg khác. Cá nhân Ellsberg có thể hành động vì lương tâm khi tiết lộ tài liệu mật của Ngũ Giác Đài, từ đó chứng minh việc tham chiến của Mỹ là sai lầm (mặt khác, cũng là chứng minh việc rút quân là đúng). Nhưng gốc rễ của vấn đề là không phải vì hành động của Ellsberg làm cho chính quyền Mỹ phải quyết định rút quân, mà quyết định đó đã có từ trước.

Vậy trở lại với câu hỏi: do đâu mà chính trường Mỹ quyết định rời bỏ chiến tranh Việt Nam? Một phần là do phong trào phản chiến Mỹ, phong trào này có nguồn gốc từ những biến động văn hóa tư tưởng trong xã hội Mỹ sau thế chiến thứ Hai: giới trẻ Mỹ thao thức đi tìm một lý tưởng sống mới, một hệ tư tưởng mới bù đắp cho nỗi khủng hoảng trống trải sinh ra từ cuộc đại chiến, trong đó các hệ tư tưởng truyền thống của Tây phương bị coi là thất bại trong sứ mệnh kiến thiết một xã hội thái bình.

Phong trào phản chiến Mỹ có đặc điểm thường thấy của tuổi trẻ nông nổi là đòi hỏi nhiều hơn làm việc, phê phán đả kích nhiều hơn xây dựng, chống đối một chiều mà không cần biết đến những ràng buộc của thực tế. Trong trào lưu chung của thời đại, giới truyền thông Mỹ cũng chịu ảnh hưởng khá nặng của phong trào này, đã làm cho công luận Mỹ nhiều khi trở nên mù quáng và thiên lệch khi phê phán chế độ Nam Việt Nam, thậm chí họ còn tưởng rằng phía cộng sản miền Bắc là những người yêu nước thực sự, có lý tưởng cao cả.

Dù sao, sự lầm lẫn của họ (hiện nay đang được nhiều nhóm hải ngoại khai thác say sưa) không che lấp được sự thật là: quốc gia Việt Nam Công Hòa, trước hết là giới cầm quyền lãnh đạo chính trị và quân sự, không có khả năng đấu tranh chính trị trước cộng sản nên đã bị Mỹ bỏ rơi. Đấu tranh chính trị nghĩa là gì? Đó là khả năng vận động và tổ chức quần chúng, mà đông đảo nhất là quần chúng nông thôn chiếm 80 phần trăm dân số.

Hồi ký của cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn vạch rõ: các chính quyền miền Nam, từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn văn Thiệu, đều không làm nổi việc tổ chức, đoàn ngũ hóa người dân nông thôn để làm cho họ đứng về phía chống cộng. Đây là nguyên nhân căn bản nhất làm cho Cộng sản có cơ hội lôi kéo nông dân, xây dựng lực lượng chặt chẽ, từng bước võ trang bao vây thành thị theo chiến lược “lấy nông thôn bao vây thành thị” của Trung cộng. Ông Nguyễn Bá Cẩn viết đại ý: “Khi quân đội cộng hòa đi hành quân thì dân chúng báo cho Việt cộng trốn mất hết, đến đêm quân ta rút về đồn thì Việt cộng đến xã ấp tuyên truyền lập cơ sở”.

Vì thiếu khả năng đấu tranh chính trị nên không có chỗ dựa trong quần chúng, không có tầm nhìn lâu dài và nghị lực cương quyết theo đuổi cuộc chiến bởi tự sức mình, mà chỉ trông chờ vào trợ giúp của Mỹ. Khi có dấu hiệu Mỹ rút chân thì giới lãnh đạo VNCH (cụ thế là Thiệu, Khiêm) mất tinh thần, hoang mang phạm vào rất nhiều sai lầm nối tiếp nhau. Lệnh rút quân bỏ rơi quân khu Hai mở đầu cho cơn hoảng loạn đi từ trên xuống: Ông Cẩn viết về cuộc bỏ chạy: ” tướng chạy trước, tá chạy sau, sĩ quan cấp dưới và binh sĩ không có người chỉ huy cũng đành bỏ chạy”. (Cần nói thêm rằng: hai kẻ cầm đầu các tướng tá là Thiệu, Khiêm đã chuẩn bị bỏ chạy từ lâu rồi, đã chuyển hết tài sản sang ngoại quốc để đến gần ngày cuối thì nhanh nhẹn lên máy bay, không mất một sợi lông chân nào).

Sự việc đã rõ: vì những kẻ có trách nhiệm lãnh đạo chỉ huy đã không làm tròn bổn phận nên toàn bộ guồng máy chính quyền quốc gia rơi vào khủng hoảng từ bên trong và sụp đổ chỉ trong vòng hai ba tháng.

Bài học lịch sử rút ra từ thất bại năm 1975 là: nếu muốn thắng cộng sản thì cần xây dựng lực lượng có tổ chức chặt chẽ, có tinh thần và ý chí tranh đấu bền bỉ để làm việc mỗi ngày, mỗi giờ, luôn luôn nhắm vào mục tiêu vận động quần chúng để tạo ra phong trào xã hội rộng lớn đòi hỏi những chuyển động lớn lao để kiến thiết vận hội lịch sử mới, để quốc gia có đủ nội lực đi lên và đối phó với mưu toan xâm lăng đang hiện rõ trước mắt.

Cuộc đấu tranh chống cộng sản độc tài phải gắn chặt với vận động nâng cao dân tộc về mọi mặt: chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục. Nghĩa là người Việt phải tự xây dựng bản thân mình, bằng sức của chính mình. Không nên trông chờ hay trách móc chính quyền Mỹ hay nước nào khác, mà hãy tự xét bản thân mình.”

T. Đ.

_____________

Theo tôi cả TA lẫn anh T. (mà tôi chưa được hân hạnh quen biết) đều có lý cả.

Tuy nhiên có một điểm mà tôi cho là then chốt trong cuộc chiến vừa qua mà vì thế người quốc gia (hay nói chung cả hệ thống các quốc gia không CS) không thể nào thắng CS được đó là sự dối trá, xảo quyệt của người CS, trừ trường hợp chính người “CS tiến bộ” muốn thay đổi để tự cứu họ ra khỏi sự bế tắc của hệ thống triết lý CS (nếu có thể gọi đó là triết lý!).

Tất cả bắt nguồn từ cái mà ta thường gọi là “cái bá đạo” cao đến mức thượng thừa mà trong cái “logique ” bình thường theo những chuẩn mực nhân sinh quan bình thường như chúng ta không thể nào hiểu nổi hay chấp nhận được. Chính vì chúng ta không ở cùng cái logique của họ nên chúng ta đã xét đoán sai về họ, đánh giá hoàn toàn sai về họ và chúng ta đã thua từ trong căn bản suy nghĩ của mình, chúng ta đã thua ngay từ khi chưa đi vào cuộc chiến!

Tiền của, mạng sống của người dân VNCH hay của Hoa kỳ và của các nước đồng minh chỉ giúp chúng ta cầm cự để cái thua kéo dài hơn, người dân của một nửa nước VIỆT NAM được sống một cuộc sống bình thường lâu hơn được vài mươi năm chứ nghĩ cho cùng thì chúng ta đã phải thua từ khi ông Hồ Chí Minh bàn bạc và nhận chỉ thị từ các cấp trên của ông ấy tại Nga, tại Tàu, với các thuộc hạ của ông ta để lừa nhân dân VIỆT NAM và lừa cả thế giới ! Từ khì người dân Việt Nam chúng ta chưa hề biết CS là gì!

Chính vì thế đứng trước sự thua trận vừa qua chúng ta không nên trách cứ người Mỹ hay quân lực VNCH và ngay cả những trí thức của Miền Nam huống gì người dân nông thôn làm việc cho CS!

Tôi sợ rằng và nghĩ rằng những người chống Cộng ở hải ngoại và cả trong nước hiện nay cũng đang thua đấy vì chúng ta vẫn không biết rằng chúng ta đang thua một khi chúng ta tiếp tục suy nghĩ theo logique của chúng ta mà không đứng trên logique của CS để chống lại họ.

Việc “nâng cao dân tộc (dân trí (?) về mọi mặt: chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục. Nghĩa là người Việt phải tự xây dựng bản thân mình, bằng sức của chính mình. ” theo tôi là việc phải làm để dân tộc không rơi vào vực thẳm của sa đoạ (như chiều hướng hiện nay) nhưng có lẽ không phải để chống lại người CS, nghĩa là thay thế guồng máy này bằng một guồng máy khác nhân bản hơn, tử tế hơn (không dối trá lừa đảo!), người dân được sống bình thường, không cần phải sống “hai mặt “ mà vẫn được tồn tại.

Quản Mỹ Lan

_____________

Thưa chị QML,
 Tôi thấy chị hơi bi quan. Theo cái lôgíc này thi cái ÁC sẽ thắng cái THIỆN, kẻ GIAN sẽ thắng người CHíNH TRỰC, BÁ ĐẠO sẽ thắng VƯƠNG ĐẠO. Cho dù chúng ta co thể tìm được nhiều thi dụ để minh chứng logic này nhưng tôi không muốn tin điều này. Vì tin như vậy thì ngày tận thế không còn xa nữa.
Ngược lại chúng ta  nên tìm những thí dụ về thế tất thắng của Chân Thiện Mỹ. Tôi xin nêu thí dụ về sự thống nhất của nước Đức, một quốc gia có hoàn cảnh khá giống Việt Nam, để minh chứng. Thí dụ này cho thấy nước Đức có những giai doạn mà cái Xấu chiếm được thế thượng phong nhưng nếu xét toàn cục và trong 1 giai đoạn đủ dài thì tình hình đã được cái thiện dần dần, cuối cùng đã đến được một kết quả tốt. Xin gửi chị một bài viết về đề tài này để tham khảo. Có lẽ chúng ta nên tìm những thí dụ tích cực tương tự ở các nước độc tài khác ở Phi Châu, Nam Mỹ và Á Châu.
DVQ

“Tôi đã sống qua (ở Mỹ) suốt thời phản-chiến Mỹ bắt đầu “sit-in” (biểu tình bằng cách ngồi lì một chỗ) ở Columbia University (ở New York), chứ không phải bắt đầu ở Berkeley như người ta kể lại sau này.  Tôi xin nhận ngay là dù học nhiều năm ở Mỹ, tôi vẫn ngây thơ cho rằng có thể thuyết phục những thành-phần phản chiến bằng cách đưa ra sự thật, đưa ra những dữ-kiện lịch-sử chắc chắn v.v.  Trong mọi cuộc tranh-luận (tay đôi) với các thành-phần phản chiến, tôi bao giờ cũng thắng vì lý lẽ và hiểu biết của tôi gấp 10 lần họ.  Nhưng cuối cùng, trong cuộc chiến mình vẫn thua.  Tại sao?

Tôi cho rằng mình gặp phải một số vấn-đề mà như người Việt miền Nam, người Việt QG, mình không thể giải-quyết được cho họ:

1/  Tính nóng nảy, thiếu kiên nhẫn của người Mỹ.  Đây là một nét dân-tộc mình không dễ gì thay đổi của họ.  Mỹ vào hai thế-chiến cũng không ở đâu quá 4 năm.  Chiến-tranh Cao-ly, họ ở 3 năm đã mệt mỏi, sẵn sàng thương lượng.  Vậy thì người Việt miền Nam SAI khi cho rằng Mỹ có thể ở VN 7 năm (1965-1972) mà không sốt ruột, không muốn rút chân ra!

2/  Họ thiếu tin tưởng ở đồng-minh, điển-hình là ngay khi Ô. Diệm về, lúc đầu họ cũng tính dẹp Ô. Diệm (chứ không phải đợi đến 1963).  Họ chỉ đổi ý khi thấy Ô. Diệm đã thắng Nguyễn Văn Hinh, thắng trên các giáo-phái v.v.  Đến khi không lo lấy được, họ mới nghĩ đến “Vietnamization” (Việt Nam hóa cuộc chiến) mà đến đó thì đã bắt đầu muộn rồi.

3/  Họ hay thay đổi chính-sách, chiến-lược nên nhiều khi mình không còn biết đâu mà mò.  Họ thử cái này cái nọ, được hay không được, cứ một chính-quyền mới lên, hay một người tướng mới đến là có thể thay ngay.  Thành thử cái dở thì đã đành thay là tốt, nhưng nhiều khi cái tốt cũng thay luôn thành hết tốt.

4/  Cộng Sản có nhiều đồng-minh trong chiến-tranh Việt-Nam, kể cả Trung-Cộng có lúc gửi sang tới 320 nghìn quân.  Khi tôi được tin này (qua mấy anh chiêu hồi như Đoàn Chính, Bùi Thiện, Nguyễn Cao Huỳnh, v.v. vào khoảng cuối năm 1966-đầu năm 1967), với tư-cách là trưởng phòng thông tin Sứ-quán VNCH ở Washington, tôi lập-tức thông-báo cho thế-giới biết nhưng CIA lập-tức tìm cách cho dìm (squash) cái tin này đi.  Thế thì làm sao mà mình còn “chính-nghĩa” được?  Khi mà đồng-minh mình thì chình ình, ai cũng trông thấy, và làm đảo lộn cả xã-hội miền Nam.

5/  Khi đồng-minh lớn muốn hại mình thì một nước nhỏ khó làm gì được để cưỡng lại.  Bằng-chứng: Nga-Tàu ép Hồ Chí Minh nhận chia đôi đất nước ở vĩ-tuyến 17.  Ô. Thiệu phải chấp nhận sự phản-bội của Kissinger (và cả Nixon) khi bằng lòng để cho quân ngoại-nhập (tức quân Bắc Việt) ở lại miền Nam sau tháng 1/1973.

6/  Song dù muốn nhận phần lỗi về mình (“Tôi làm tôi mất nước”: tiên trách kỷ, hậu trách nhân) thì cũng vẫn phải khách-quan đủ để mà nói là có những chuyện “chôn” miền Nam mà người dân miền Nam hay chính-phủ miền Nam không có phần nào đóng góp vào đó.  Như vụ Watergate và sự sụp đổ của chính-quyền Nixon.

Do đó, trong chiến-tranh VN, chúng ta có rất nhiều điều không may!  Tôi cũng không thể đồng-ý được với những lập-luận như của Ô. Nguyễn Bá Cẩn.  Nếu CS đã được lòng dân (hay đã hoàn-toàn ép được dân) như Ô. Cẩn mô-tả thì tại sao, khi chạy loạn, kể cả vào những ngày cuối của miền Nam, người dân vẫn chạy về phía Quốc gia mà không chạy về phía CS (lúc bấy giờ an-toàn hơn)?  Thảm-kịch rút lui khỏi miền Trung chính là do người dân đi với quân-đội VNCH, chấp nhận tất cả để không phải ở lại với CS!

Thành ra, trong những phát biểu của các anh chị, tôi thấy ai cũng có phần đúng cả–nhưng hoàn-toàn chưa đủ để giải thích hết.  Vì vậy nên Anh Ngàn Cánh Hạc cho chúng ta đọc mấy chuyện Mỹ nói với Pháp, với Anh… quả là một hơi gió mát.  Đừng đổ tội hết cho Mỹ!  Và đặc-biệt đừng nhận hết  tội về mình.

Xin góp ý với Chị Quản Mỹ Lan, chẳng hạn.  Đúng là Hồ Chí Minh gian dối, xảo quyệt, nhưng không lẽ ta lại muốn gian dối, xảo quyệt hơn Cộng Sản– nhất là khi nó có cả thế-giới Cộng Sản đứng đằng sau, tiếp tay gian dối.  Cuối cùng, Cộng Sản thắng ở Việt-Nam mà thua trên thế-giới.  Cũng như người ta nói: Miền Nam thua về mặt chính-trị nhưng đang thắng trên mọi mặt ở ngay Việt-Nam (về kinh tế, tài-chánh, hay về mặt văn-hóa từ nhạc vàng đến thời-trang, đến “tiên học lễ, hậu học văn,” v.v.).  Vậy thì trên một bàn cân lớn, đã chắc ai thua, ai thắng?

Tôi thấy Cộng Sản Quốc Tế như một thứ dịch.  Nó đến thì ta nhuốm bịnh, có thể chết dễ dàng.  Nhưng ai đã thoát (chết đi sống lại) thì không còn có thể bị được nữa.  Và đó là hy-vọng cuối cùng của một nhân-loại tỉnh thức.  (Như người Đức, người Ý không còn bị bệnh phát-xít nữa, hay người Nhật xem chừng đã khỏi bệnh quân-phiệt.  Ngay Trung-quốc và VN giờ đây cũng đã khỏi bệnh CS nhiều rồi, chúng biến thành lưu manh nhưng không còn bao nhiêu tính CS nữa.)

Không hiểu tôi có quá nhiều lời hay nói đụng chạm ai không?  Nếu có thì tôi xin lỗi các bạn (đọc giả) trước.”

Nguyễn Ngọc Bích

_____________

“Xin đóng góp thêm 2 điều đặc biệt quan trọng về cuộc chiến VN

1- Cuộc chiến đầu tiên mà truyền thông TV Mỹ và phương Tây được theo dõi sát. Dân chúng Mỹ xem TV và thấy đánh nhau hàng ngày trong vòng nhiều năm. Yếu tố tâm lý quần chúng qua mass media rất quan trọng.

2- Đánh giặc lâu dài nhiều năm mà tính toán kiểu cost/benefit analysis và chú ý vào các con số (đô la, nhân mạng,…..) quá nhiều , đến lúc nào đó thì thấy benefit không đáng nữa thi rút, nhất là sau khi Nixon gặp Mao.”

Tuấn.

____________

10 Phản hồi cho “Góp ý: Cuộc chiến nhìn từ nhiều phía”

  1. Hi x Pham says:

    Noi dung ra su mat nuoc nhu vay la dung roi : “chi co chi Ngo ba Thanh, Huynh Lien (dau mat trong vo
    boc ni su) khong dep duoc thi lam sao dep duoc giac Cong. Chi vi thang dan ngu qua lon (ngai Tan da
    phan) chu khong phai toi nhe. Dan chu bay nhay, tu do bay nhay. Khong hieu, khong biet hay khong
    muon hieu, hay khong muon biet dan chu, tu do cua nguoi nay bi gioi han boi tu do cua nguoi ben canh,
    bi gioi han boi quyen loi cua cong dong, bi gioi han boi quyen loi cua dan cua nuoc. Nhung ke do khong bi trung tri xung dang.

  2. lotxac says:

    tiếptheo…KHÔNG TRẢ THÙ; DÙ CÂY KIM SỌI CHỈ CỦa ĐỒNG BÀO KHÔNG CHO CŨNG KHÔNG LẤY…
    Nhu+ng nguọc lại tất cả cái gì nó muốn lấy dù đồng bào ta không cho. Vụ xảy ra ỏ HUẾ xả ra TẾT MẬU THÂN lại hiện lên trong đầu óc tôi và mọi nguoi Miền Nam là VIET-CONG DO HO CHI MINH LANH ĐẠO LÀ MỘT BỌN GẠT truoc sau nhu một. Dù cho cái anh ĐẤT VIỆT có muốn nói gì nói; có kêu tên HCM bằng gì đi chăng nũa; thì cái tân TÀ-TẶC, CON DÂM HOANG; Cái thú không cha; không mẹ; cái thú tha phuong cầu thục; cái thú ăn lông, ỏ lỗ (hang Pác-pó); cái thú làm bồi cho Tây; cái thú rủa chén bát cho Taây;cái thú cuop vọ nguoi ta; lấy Tăng T.Minh; kêu Mao bằng bố thì ắt có và đủ để thâý anh đất-Việt đã đi theo con đùong của BÁT rồi.
    Riêng tôi thì không cỏ tên ngoại Quốc nào có cái lòng quảng-đại nhu PHẬT và CHÚA thuong tất cả chúng sanh nhu con đỏ của mình. Nguoc lại nhũng phía NGA+TÀU đem HCM về VIETNAM không ngoài cái ảnh huỏng của vùng Đông-Duong. Nguoi Mỹ cũng vì muốn giũ cái Đông duong mà đã hy-sinh quá nhiều binh-sĩ 65,000 tủ-vong,và 200,000 thuong vong; số binh-sĩ Mỹ đã chết và mất tích ỏ VN còn cao gấp 3 lần so vói thế chiến thú II; mà số binh-sĩ Mỹ bị chết ỏ VN là do tên khủng-bố HCM là thầy của hậu khủng bố Bin Laden sát hại.
    Cuối cùng Mỹ họ đã nói vói tôi rằng: cái món nọ trên không phải là của VNCH gây ra; mà do Viet-Cộng gây ra đó thôi; và lòi nói cuối cùng là Mỹ họ không quên món nọ đó đâu.

  3. lotxac says:

    Tôi đã cỏ dịp ngồi trong cuộc họp voỉ GS Nguyễn ngọc Bích tại vùng Hoa thịnh Đốn năm1985;nguoi có tiếng nói ôn-hòa và khiêm tốn;nguoi đã biết nhiều về mẫu chuyện Mỹ bỏ miền Nam để đổi lấy một mối lọi nào đó cho Mỹ voi Quoc-tế dù để mất miền Nam Vietnam. Trong bài gỏp ỷ kiến trên của GS Nguyen ngoc Bích quả ít ỏi so vói cái mà GS Nguyen ngoc Bích trình bày trên.
    Riêng cá nhân tôi; ngày mà Cộng-sản miền Bắc tiến vào Saigon: 30/041975 thì trong đầu tôi chia ra làm hai phần:
    1/ Nhìn lại cái TẾT MẬU-THÂN 1968; sau ngày chiếm một số địa-điểm của HUE; Viet-Cong kêu gọi đồng-bào,quân;dân,cán,chính tập trung hoc tập cho rõ đuong-lối của MTGPMNVN, Nhung cái thảm cảnh xảy ra sau đó là: Nhũng ai nghe lòi Viet-Cong tập-trung học tập đều bị trói và bị bắn tập thể ngay trong ngày thiêng-liêng nhất của truyền thống;của dân-tộc Vietnam tù ngàn xúa.
    ĐÊM NGHE PHÁO NỔ ĐÌ ĐÙNG
    TUỎNG ĐÂU TIẾNG PHÁO ĐÓN XUÂN GIAO THÚA
    NGÓ ĐÂU VIET-CONG ĐÁNH LÙA
    ĐUA QUÂN VÀO HUẾ ĐỐT CHÙa,GIẾT DÂN
    ĐÙNG QUÊN CÁI TẾT MẬU THÂN;
    VIỆT-CỘNG VÀO HUẾ GIẾT DÂN,ĐÔT CHÙA.
    Trong cái nghi ngó thú nhất của tôi đã thành sú thật; mà trong nhũng anh em Quân,dân,cán chính,tu-sĩ,và tú-sản mại bản trong đó có tôi:
    CÓ TÔI TRONG NHŨNG NGUOI TU ẤY
    NỦA KIẾP THẦY TU,NỦA KIẾP TÙ.
    2/ Cái nhìn thú hai: đất nuóc đã không còn bóng quân xâm-lụoc (Mỹ); và tôi nghĩ có thành phần thú ba nhu các Dân-Biểu, Nghị-Sĩ, Vũ văn Mẫu Giáo-Su, Bà Ngô bá Thành, Ngô công Đúc, Hồ ngọc Nhuận; về tôn-giáo thì có mẹ NI-CÔ HUYNH-LIÊN, THICH THIỆN HÀO v.v. thì Việt-Cộng họ cũng có thể thục hiện một phần nào họ húa vói nhân-dân:

  4. Đất Việt says:

    Tôi muốn trao đổi ý kiến với ông Lâm Vũ, và tất nhiên với nhiều người khác nữa về Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM). Tôi biết đây là một vấn đề rất nhạy cảm với cộng đồng người Việt hải ngoại, và cả trong nước nữa, nhưng chúng ta hãy cùng bình tĩnh nhìn nhận trước tiên là từ các bằng chứng, sau đó rồi hãy suy luận. Với tôi còn cần rất nhiều giấy mực để tranh luận về vấn đề này, nhưng nhìn lại những gì ông đã làm, tôi tin rằng ông Hồ thiên về đường lối dân tộc chủ nghĩa hơn là đường lối cộng sản, bên cạnh đó ông cũng đã làm hết sức nỗ lực cho mối bang giao hoà bình giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhưng đáng tiếc là không thành công. Dưới đây là một số lập luận của tôi:
    - Ông Hồ Chí Minh không được quốc tế cộng sản sủng ái (welcome), hay ít nhất là HCM không có uy tín ở quốc tế cộng sản, bởi vì quan điểm của Hồ Chí Minh khác biệt với quan điểm của Quốc tế cộng sản. Ông Hồ Chí Minh chủ yếu quan tâm đến vấn đề dân tộc (tức là vấn đề thuộc địa) và giải quyết vấn đề nông dân (người cày có ruộng). Quan điểm này không phù hợp với quan điểm của quốc tế cộng sản, vì quan điểm của những người cộng sản là không có sở hữu tư nhân, và cách mạng vô sản phải được ưu tiên ở cac nước tư bản phát triển. Điều đó có nghĩa là quan điểm thuộc địa của HCM không được chấp nhận, và Quốc tế cộng sản không quan tâm đến HCM. Mặc dù ông không bị khai trừ, nhưng không được chào đón như các nhân khác đến từ Việt Nam. Quan điểm của HCM và Quốc tế cộng sản cũng khác biệt khi thành lập Đảng cộng sản Đông Dương. (Xin được trao đổi ở một dịp khác). Vì ông HCM theo quan điểm dân tộc và không được quốc tế cộng sản đánh giá cao như vậy, nên khi Cách mạng tháng 8 thành công, Nga không công nhận chính phủ của ông HCM cho đến tận 1950 khi tình hình đã khác biệt (đây là suy luận của tôi).
    - Sự thất sủng ở quốc tế cộng sản có thể đã làm HCM có những thay đổi. Ông đã hỗ trợ rất tích cực cho quân Đồng Minh trên chiến trường Việt Nam và Trung Quốc trong chiến tranh thế giới thứ hai. Thời điểm có thể khẳng định 100% rằng HCM thay đổi tư tưởng và muốn bang giao với Hoa Kỳ chính là lúc ông viết bản Tuyên Ngôn độc lập. Xin lưu ý rằng HCM đã trích một câu trong Tuyên Ngôn độc lập nước Mỹ mà quý vị đều biết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ”. Có hai điều đáng lưu ý trong đoạn văn này: 1) Có phải NGẪU NHIÊN mà ông HCM lại trích một câu trong bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ đưa vào tuyên ngôn độc lập của VN hay không, và tại sao đó không phải là một câu trong các tác phẩm của Marx hay Lenin? Và 2) Tại sao ông HCM gọi đó là “LỜI BẤT HỦ”? Tôi không cho đó là là ngẫu nhiên. Nếu là một người cộng sản và không có ý định thân Mỹ, ông Hồ có thể dễ dàng trích những câu đầy “hào hùng” trong Tuyên Ngôn Cộng sản, hoặc ở bất kỳ một văn bản nào khác của Mác, Lê Nin. Ông Hồ đã không làm như vậy, và cả bản tuyên ngôn cũng không có một lời lẽ nào có tính chất cộng sản. Đầu tiên tôi nghĩ rằng có thể có các cố vấn Mỹ giúp ông làm chuyện này, nhưng gần đây khi xem cuốn băng “Vietnam: A Television History” thi không phải như vậy, tôi đoán rằng ông Hồ đã tự làm điều đó. Còn khi gọi đó là “LỜI BẤT HỦ” thì có thể nói hoàn toàn có mục đích chính trị nhằm ca ngợi Mỹ, thuyết phục Mỹ. Với việc trích dẫn như vậy, với lời ca ngợi đẹp đẽ như vậy trong một văn bản quan trọng như vậy, với những bức thư viết thể hiện sự nhún nhường và cầu cạnh với tổng thống Truman như vậy, và với việc Mỹ đã tỏ thái độ lạnh nhạt như vậy, ông Hồ không còn con đường nào khác là quay trở lại tìm cách bang giao với Nga và Trung Quốc. Tôi rất tiếc là ông Hồ chỉ viết thư cho tổng thống Truman, đáng ra ông phải cử một vài người giỏi ngoại giao sang Washington để thuyết phục nước Mỹ, nhưng dù sao ông cũng đã làm vô cùng nỗ lực cho vấn đề này.

  5. Rong Do Sao vang says:

    Ban Cai voi da so nguoi Viet chong cong o Hai Ngoai mot cach logic rat kho khan. No giong nhu ban cai voi nguoi My Confederate o Mien Nam nuoc My . Ho se khong bao gio nhan thay nhung van de sai lam cua ho. Ho khong hieu la tai sau Bac Viet hay Union thang cuoc chien do !!. Nhung lo cho VN, day la mot cuoc chien giua nguoi mien Bac danh voi nguoi My & Dong Minh. Luc luong cua VNCH chua bao gio la luc luong co kha nang dung len dau tranh nhu luc luong cua mien bac.
    Rat dong y la chinh phu VC o VN can co nhung thay doi. Va nguoi Viet o Hai Ngoai trong tu duy cung can thay doi. Neu khong, cho co gi de ban cai vi khi chinh phu Au My khong giup cho nguoi Viet chong chong hai ngoai thi ho cha co suc manh gi ca. Chuyen nay giong nhu chuyen China va Taiwan thoi. Thanh that ma noi, 20 nam nua thi the he gia con lai tu cuoc chien se chet het. Luc do se khong co gi de noi ngoai van de reform va giu gin doc lap cua Vietnam :-)

    • Lâm Vũ says:

      1.
      Lô-gích của bạn Rong Do Sao Vang quả là khác với đa số người Việt hải ngoại đấy.

      Một đàng bạn ví cuộc chiến vừa qua với cuộc nội chiến Nam Bắc ở Mỹ ngày xưa, đàng khác thì bạn lại bảo rằng đây là cuộc chiến “giữa người miền Bắc đánh với người Mỹ” – nhưng đúng quan điểm cuộc chiến đó là cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” của đảng CSVN.

      2.
      Bạn nói khơi khơi là “Chính phủ VC cần có những thay đổi”. Nhưng bạn thử nói xem nhà nước CSVN đã thay đổi được những gì?

      “Thay đổi” chăng là ngày càng lệ thuộc TQ nhiều hơn. Hoặc “thay đổi” từ cách gọi người Việt tị nạn cộng sản là “bọn phản động bám đít đế quốc Mỹ” thành ra “khúc ruột xa ngàn dặm” khi thấy những người “bỏ của chạy lấy thân” nay đã trở nên “hàng họ” giàu có!

      3.
      Đúng là 20 năm nữa những người đã có mặt trong nội chiến Nam Bắc (Quốc Gia v/s Cộng Sản) sẽ không còn nữa. Thế hệ đi sau có thể không còn nhắc nhở đến cuộc chiến đó nữa.

      Nhưng “vấn đề reform và giữ gìn độc lập” không phải là chuyện tương lai mà cần thiết ngay bây giờ và cấp bách. Bạn chịu khó mở mắt thật to sẽ thấy nguy cơ mất nước hoàn toàn vào tay TQ chính là điều mà đa số người Việt hải ngoại đang bàn tới nhiều nhất, chứ không phải là cuộc chiến vừa qua, hay tại sao miền Nam thua, miền Bắc thắng. Trong khi mối lo của chính bạn lại là “chính nghĩa sáng ngời” của cộng sản “miền Bắc”.

      Tôi không nghĩ là bạn quá trẻ để không biết đến anh (luật sư) Lê Chí Quang, đã bị bắt vào tù nhiều năm chỉ vì viết bài “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” (tức Bắc Kinh). Hay mới đây thôi cô Thanh Nghiên, cũng người miền Bắc, cũng bị bắt bỏ tù vì dám dương biểu ngữ ở trước cửa nhà mình: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.

      Tóm lại, bạn nên dùng khả năng suy tư của mình để biết đâu là lẽ phải và đâu là mối nguy cho tiền đồ dân tộc.

      Thân mến

  6. Đất Việt says:

    Tôi là người thuộc phe cộng sản cùng tham gia diễn đàn với quý vị (xin được vắn tắt vì không có nhiều thời gian):
    Phe cộng sản chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam có hai nguyên nhân cơ bản:
    - Phe cộng sản có ông Hồ Chí Minh (xin quý vị bình tĩnh đọc hết bài viết của tôi, ông Hồ không phải là thánh nhưng có nhiều điểm rất đáng lưu ý). Ông Hồ Chí Minh là một người theo quan điểm dân tộc, mục tiêu cao nhất của ông là giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của nước ngoài. Ngoài ra ông là một lãnh tụ của nhân dân, ông rất gần gũi nhân dân, giản dị và vì vậy, tiếng nói của ông được đại đa số người dân (chủ yếu là nông dân) ủng hộ. Ông Hồ cũng có những sai lầm (như trong cải cách ruộng đất), nhưng sai lầm đó không phải là với đông đảo nhân dân, và vì vậy điều đó không ảnh hưởng nhiều đến uy tín của ông. Ông Hồ dứt khoát không phải là người cộng sản, và người dân đi theo ông Hồ hoàn toàn không phải vì ý tưởng cộng sản, vì người ta không hiều gì về cộng sản. Mục tiêu của ông Hồ rất đơn giản: giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của ngoại bang, ruộng đất cho nông dân. Mục tiêu đơn giản, dễ hiểu và vì vậy mọi người sẵn sàng đi theo ông.
    - Sai lầm chết người của chế độ Cộng hoà miền Nam Việt Nam là đã đồng ý cho việc Mỹ triển khai quân ở Việt Nam. Việc Mỹ triển khai quân đội ở Miền Nam đã động chạm đến tình cảm sâu đậm nhất của người Việt, và tiếng nói chống ngoại bang luôn luôn thu hút được sự quan tâm của người dân Việt. Phía cộng sản cũng có sai lầm là cho lính Trung Quốc vào miền Bắc, nhưng họ đã nhận ra đây là một sai lầm, và đã nhanh chóng giải quyết vấn đề này. Tôi nghĩ là phía Việt Nam cộng hoà không có được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều tầng lớp dân cư bắt nguồn từ sự đồng ý cho Mỹ triển khai quân tại Việt Nam. Chiến tranh bao giờ cũng vậy, sẽ là tàn phá, chết choc và gây nên hận thù, và vì vậy phía Việt Nam cộng hoà hợp tác với Mỹ thì càng không được sự ủng hộ của đại đa số người dân. Thật ra phía Việt Nam cộng hoà cũng có thể thu hút được sự ủng hộ của người dân nếu họ không đồng ý cho Mỹ triển khai quân, mà chỉ cần viện trợ. Nếu là thế, kết cục của cuộc chiến sẽ có thể khác. Nhưng vào thời điểm đó, dường như Mỹ không tin cậy vào các chính quyền miền Nam Việt Nam và vì vậy họ buộc phải đưa quân vào chiến trường Miền Nam. Cuộc chiến thật thảm khốc! Tôi là người thuộc phe cộng sản, dù cho phía cộng sản thắng, tôi cũng thấy buồn khi nói về cuộc chiến này, chẳng có gì để tự hào khi mà quá nhiều người dân Việt đã ngã xuống và cho đến hiện nay cũng còn đầy những chia rẽ.
    - Thật ra chúng ta đã có thể tránh được cuộc chiến tranh này nếu như người Mỹ tôn trọng hơn tiếng nói của các quốc gia nhỏ bé. Chúng ta nên nhớ rằng vào năm 1945 ông Hồ đã viết thư (không phải dưới một lần) cho tổng thống Mỹ Truman đề nghị công nhận độc lập cho Việt Nam và mở rộng bang giao hai nước (ông Hồ viết: điều đó có lợi cho đồng vốn của Mỹ và doanh nghiệp Mỹ). Ông Hồ không làm đều này với Trung quốc, và cũng chẳng làm điều đó với Nga, và lúc đó Trung Quốc đang ở trong giai đoạn nội chiến, còn Nga thì cũng coi Việt Nam chẳng có gì đáng quan tâm, và Nga cũng chẳng hồ hởi công nhận chính phủ của ông Hồ Chí Minh. Mãi đến tận năm 1950 Nga mới công nhận nền chính phủ của ông Hồ. Điều đó có thể khẳng định 100% rằng ông Hồ không có sự ủng hộ của Nga, của Cộng sản, và ông Hồ chỉ là một người theo chủ nghĩa dân tộc mà thôi. (Hiện nay đang có rất nhiều nghiên cứu về điều này, quý vị có thể tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau). Tiếc rằng nước Mỹ, và tổng thống Truman đã sai lầm trong vấn đề này, không có một phản ứng tích cực gì đối với ông Hồ (mặc dù một số cố vấn của ông đã đề nghị). Nếu như Mỹ bỏ qua quyền lợi của người đồng minh (Cộng Hoà Pháp) và công nhận chính phủ của ông Hồ Chí Minh thì nước Mỹ cũng sẽ không phải mất quá nhiều tiền của, nhân mạng cho cuộc chiến tại Việt Nam, và chắc chắn quan hệ bang giao giữa hai nước thật sự tốt đẹp. Thật sự là rất tiếc, và tôi chỉ biết viết với quý vị rằng:
    RẤT ĐÁNG TIẾC, THẬT SỰ ĐÁNG TIẾC – MỘT SAI LẦM QUÁ LỚN CỦA LỊCH SỬ BANG GIAO VIỆT – MỸ

    (Có thể quan điểm của tôi không thật sự khách quan, xin quý vị hãy cùng bình tĩnh trao đổi)

    Đất Việt

    • Đất Việt says:

      Chac la khong the dang tai?

    • Nguyễn-Khoa Thái Anh says:

      Cám ơn ông Đất Việt đã hưởng ứng lời kêu gọi của anh em chúng tôi (kẻ Bắc người Nam, tuy mọi chúng ta đều là con dân Việt). Chắc chắn, chúng tôi sẽ đăng tải bài của ông.

      Góp ý của ông đã đạt đúng tiêu chuẩn của một người hiểu biết, lịch sự và hoà nhã, chưa kể những điều có lý của ông. Riêng cá nhân tôi có thể không đồng quan điểm với ông về một số dữ kiện về Hồ chí Minh (và hy vọng sẽ viết một bài riêng về ông Hồ trong một thời gian rất gần) nhưng rõ ràng là hình ảnh ‘cha già dân tộc’ đã thuyết phục được nhiều người Việt. Và rất tiếc Mỹ đã cho liệt trừ hai ông Diệm Nhu để tham chiến ở Việt Nam, mọi sự sau đó đã trở thành lịch sử và giống như bác Bùi Tín đã nói: “Lịch sử không phải là một ván bài mà chúng ta có thể xóa đi và đánh lại.”

      Tuy không bao giờ tin vào chủ thuyết Cộng sản, tôi tiếc rằng Đảng Cộng sản không đi đúng con đường dân tộc mà họ đã rêu rao. Ngay cả sau 30 tháng Tư 75, khi họ thắng trận và “giải phóng” miền Nam, những chuyện tàn ác và sai lầm vẫn có thể chữa (sửa đổi) được. Nhưng thay vì kết hợp sức mạnh dân tộc để xây dựng lại đất nước để đi tới, Đảng Cộng sản vẫn tiếp tục đào hố sâu tội lỗi, giam hãm, đày đọa người miền Nam với học tập cải tạo, kể cả những thành phần trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã lót đường cho họ thôn tính miền đất hứa. Chưa kể đến chuyện tịch thu, trưng thu tài sản của người dân, v.v. và v.v..

      Ông nói đúng dân tộc chúng ta đã trả một giá quá đắt cho cuộc chiến … để ngày nay con dân, đất nước Việt Nam được gì, ngoại trừ những chuyện tham nhũng, bách hại tiếng nói chân chính và mối hiểm họa Bắc thuộc lần cuối cùng?

      Tôi chỉ hy vọng hồn thiêng sông núi, các đấng anh linh sẽ mau mau phù hộ cho VN, cảnh tỉnh các người lãnh tụ giữ trọng trách con thuyền đất nước trước khi quá muộn…

      • Đất Việt says:

        Xin cám ơn lời phản hồi của ông Nguyễn-Khoa Thái Anh. Rất may là ý kiến của tôi cũng được quý vị lưu tâm và hy vọng sẽ được trao đổi sâu hơn sau khi nghe ý kiến của ông, và của các quý vị khác nữa. Tôi có cảm giác là chúng ta có thể có chung nhiều quan điểm. Hy vọng cuộc trao đổi của chúng ta có thể tiếp tục.

Leave a Reply to Lâm Vũ