Trung Quốc tiếp tục phát huy sức mạnh quân sự
Bản tin trên tuần san hàng đầu về hàng không không gian Aviation Week ngày 30-12-2010 cho đăng hình chụp của một phản lực cơ khó bị tìm dò (stealth) đang thử máy trên sân bay của Trung Quốc[1]
Phi cơ này mang tên J-20 thuộc cùng thế hệ nhưng lớn hơn so với hai kiểu máy bay hiện đại nhất của Mỹ là F-22 và F-35, nên các nhà quan sát Tây Phương nhận xét đây sẽ là loại chiến đấu – oanh tạc cơ (fighter-bomber) tầm xa. Các chuyên gia cũng đánh giá rằng không quân Trung Quốc sẽ được trang bị loại máy bay trước năm 2020 nghĩa là sớm hơn dự kiến trước đây của Bộ Quốc Phòng Mỹ, và sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đến cán cân quân sự tại vùng biển Hoa Đông, Đài Loan và khu vực biển Đông.
Như vậy Bắc Kinh đang canh tân quốc phòng song song trên nhiều mũi nhọn chiến lược:
- Không quân: với loại máy bay khó tìm dò J-20 nói trên (dự trù vào năm 2017-19).
- Phát huy loại hoả tiễn tầm xa Đông Phong 21D (chu vi 2000 km – dự trù vào năm 2012) chống hàng không mẫu hạm để răn đe hạm đội Hoa Kỳ trong trường hợp có tranh chấp tại Đông Á.
- Xây căn cứ trên đảo Hải Nam và tăng cường hạm đội tàu ngầm (từ 60 chiếc năm 2009, dự trù 75 chiếc năm 2025)[2]
- Tăng cường lực lượng thủy quân lục chiến và các tàu đổ bộ tối tân loại 071 từ năm 2006.
- Ngoài ra còn có những dự đoán chưa được xác nhận là Hoa Lục c ó chương trình xây cát hàng không mẫu hạm.
© Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt
[1] Aviation Week: China’s J-20 Stealth Fighter In Taxi Tests (Dec 30-2010)
[2] The Heritage Foundation: Submarine Arms Race in the Pacific: The Chinese Challenge to U.S. Undersea Supremacy (Feb 02-2010)
Trong số 11 tiêu chuẩn để đánh giá chiến đấu cơ ma ông Richard Aboulafia, một chuyên viên về vũ khí, đưa ra, thì máy bay J-20 chỉ đạt được tiêu chuẩn số 7, nghĩa là khó phát hiện vì thân làm theo kiểu giống như F-22.
Ông Richard Aboulafia xác định khả năng của các máy bay chiến đấu này theo các tiêu chí sau.
1. Máy bay tiêm kích phải có khả năng phối hợp với các hệ thống phát hiện trên vũ trụ, trên không và mặt đất, cụ thể là các máy bay chỉ huy/báo động sớm với các tổ lái được huấn luyện thành thục và có các kệnh truyền dữ liệu tin cậy.
2. Kết hợp hiệu quả các sensor để sử dụng tất cả những thông tin này, cũng như các hệ thống phát hiện trên khoang.
3. Hệ thống tác chiến điện tử tổ hợp.
4. Radar anten mạng pha chủ động trên khoang có độ tin cậy cao.
5. Công tác huấn luyện và học thuyết cần thiết để sử dụng hiệu quả những thông tin và trang thiết bị này. Phi công phải có giờ bay cao.
6. Cần có các động cơ mạnh, lý tưởng là có thể đạt tốc độ bay hành trình siêu âm, dự trữ công tác giữa các lần sửa chữa cao.
7. Khung thân máy bay có các tham số gây bộc lộ thấp.
8. Hệ thống tiếp dầu trên không tin cậy (trang thiết bị, mức độ sẵn sàng, trình độ huấn luyện).
9. Vũ khí chính xác cao tối tân và tin cậy.
10. Có lộ trình tin cậy nâng cấp phần mềm và phần cứng để duy trì hiệu quả trong 5, 10 và 30 năm nữa.
11. Công tác bảo dưỡng tại chỗ để duy trì hoạt động với tần suất xuất kích cao. Trang thiết bị dễ tiếp cận để bảo dưỡng và dễ tiếp cận đói với các phương tiện chẩn đoán điện tử, và lý tưởng là có hệ thống giám sát tình trạng máy bay (HUMS) tiên tiến.
Nhìn chiếc này không khác gì F22 Raptor của Mỹ, 100% ba tàu ăn cắp kỹ thuật quân sự của Mỹ. 3 tàu ăn cắp khoa học kỹ thuật mỹ và phương tây cũng không gì gọi là lạ cả, tụi nó phát minh ra mới là chuyện lạ thôi.
Bài này dịch thiếu. Sau khi mẫu YF22 được chọn để sản xuất F22 thì bộ Super computer mà hãng Northrop-Grumman dùng để vẽ YF23 ( bị Bộ Quốc Phòng Mỹ loại ) đã được bán ngay cho Trung Cộng. Hãy bàn luận chuyện này chơi đi.