WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [2]

Hoàng Tiến viết:

“… Chân dung Tố Hữu được nhà thơ Xuân Sách khắc họa bằng mấy câu thần tình:

‘Từ ấy…trong tim ngừng tiếng hát
Trông về…Việt Bắc…tít mù mây
Nhà càng…lộng gió…thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường hoa ở đây…
Vân vân …và … vân vân

Nhà thơ Hữu Loan. Nguồn: wikipedia

Nhà thơ Hữu Loan về quê làm ruộng, thồ mía, thồ đá nung vôi, sau 30 năm mới trở ra Hà nội đã thành một ông già râu tóc bạc trắng. Hỏi ông đánh giá về thơ Tố Hữu như thế nào? Ông suy nghĩ một lát, rồi trả lời “Một nhà thơ trung bình”.

Tôi cho đánh giá cuả nhà thơ Hữu Loan là đúng mực.

Vì đã là một thần tượng thi ca, thì ngoài nội dung tư tưởng, còn phải có đóng góp về phương thức biểu cảm. Thơ Tố Hữu được phần nội dung tư tưởng cách mạng, nhưng phần hình thức biểu hiện không có đóng góp mới. Ông sử dụng những hình thức biểu hiện sẵn có như thể lục bát, hoặc thất ngôn trường thiên hay ngũ ngôn trường thiên cuả thể cổ phong. Mà lục bát thì ông không thể hơn được Nguyễn Du, cũng chưa hơn được Nguyễn Bính. Các cách thức biểu hiện khác (gọi là thể tự do), thì đã có cả trong phong trào thơ mới giai đoạn 1930- 1945. Họ (những nhà thơ lãng mạn) là những người đóng góp, chứ ông Tố Hữu là người lặp lại:

Câu thơ cuả Phạm huy Thông
Sở bá vương ngồi yên trên mình ngựa
Đưa mắt buồn lặng ngắm chân trời xa
Trong sương thu nhẹ đượm ánh dương tà
Quân Lưu Bang đang tưng bừng hạ trại

(Tiếng địch sông Lô – 1935)

Âm cuối câu thứ nhất Phạm huy Thông gieo vần trắc, gợi hình một võ tướng gắn chặt với chiến mã, còn chiến mã bám chắc xuống mặt đất, giống như một khối tượng.

Âm cuối câu hai và câu ba gieo vần bằng, làm câu thơ thoát ra, ngân dài, như không gian bát ngát bao la trước mặt Hạng Võ.

Âm cuối câu thứ tư hai vần trắc liền nhau (hạ trại), nghe như thây tiếng đóng cọc dựng lều của quân sĩ Lưu Bang đang bao vây Hạng Võ ở vùng Cai Hạ, dẫn đến tiêu diệt đối thủ dũng mãnh này.

Câu thơ của Tố Hữu:

Mã Chiêm Sơn buông cương và ngẫm nghĩ
Ngựa rung đầu hý mạnh giữa tàn quân
Đồi non xa thấp thoáng đỉnh non gần
Đã khuất phục dưới lá cờ binh Nhật

(Mã Chiêm Sơn – In trong tập “Từ Ấy” xuất bản năm 1946)

Âm cuối câu 1 và câu 4, Tố Hữu cũng gieo vần trắc; âm cuối câu 2 câu 3 cũng gieo vần bằng, y hệt Phạm huy Thông. Nhưng câu thơ của Phạm huy Thông ăn nhập chặt chẽ giữa nội dung và hình thức biết bao! Một thành công trong nghệ thuật biểu cảm của lối thơ 8 âm tiết được sáng tạo trong phong trào thơ mới. Còn hình tượng Mã Chiêm Sơn của Tố Hữu chỉ là một phiên bản vụng về. Ngay câu đầu, hai từ “buông cương” và “ngẫm nghĩ” làm cấu trúc câu thơ lỏng lẻo hẳn đi, rã rời hình ảnh một chiến tướng , đâu còn có thể “đánh tan xương quân Nhật một sư đoàn”. Bạn hãy đọc to lên, ngâm lên nữa càng hay, sẽ nhận ra rất rõ sự hơn kém về tứ, về âm của cả khổ thơ, của từng câu thơ, của từng lời thơ.

Các nhà phê bình thường lớn tiếng khen ngợi cái nhạc điệu vui vẻ, lách chách của chú bé liên lạc Lượm như một sáng tạo nhạc điệu trong thơ Tố Hữu:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca – lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đưòng vàng

Cũng nên biết trước đó, thơ mới đã miêu tả đối tượng bằng nhạc điệu, như bài “Sương rơi” của Nguyễn Vỹ có trước bài “Lượm” gần 15 năm:

Rơi sương
Cành dương
Liễu ngả
Gió mưa
Tơi tả
Từng giọt
Thánh thót
Từng giọt
Tơi bời
Mưa rơi
Gió rơi
Lá rơi
Em ơi..

(Sương rơi – 1935)

Hơn nữa thơ Tố Hữu có khá nhiều hạt sạn. Lấy như bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” (1954), ông viết :

Chúng bay chỉ một đường ra
Một là tử điạ hai là tù binh

Có lời bình rằng:

Đã một mà lại hoá hai
Một hai, hai một, khổ tai bực mình

Trong bài “Ta đi tới” (1954), ông cũng viết :

Đường ta rộng thêng thang tám thước

Nghe buồn cười. Thênh thang mà lại có 8 thước. Vả lại thơ không nên bám sát lấy con số thực tế quá. Thơ cần khái quát bản chất để có thể bốc lên, bay lên. Vì câu thơ trên nên thành một giai thoại văn học. Giai thoại kể rằng nhà thơ Trần đăng Khoa hồi còn là một chú thiếu nhi đã xin phép bác Tố Hữu cho cháu được chữa :

Đường ta rộng thênh thang ta bước

Như thế câu thơ mới thơ hơn

Thơ Tố Hữu có nhiều câu sáo ngữ. Khi nghe Xít -ta- lin mất , Tố Hữu viết:

Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười

(Đời đời nhớ ông – 1953)

Lại nữa:

Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng, con gọi Xít – ta – lin

(Đời đời nhớ ông – 1953)

Hỡi ôi! con mình dứt ruột đẻ ra, tiếng đầu lòng phải là gọi mẹ, gọi bố, gọi bà, vừa dễ phát âm vừa biết bao tình cảm thiêng liêng huyết thống. Đằng này nó lại gọi tên một con ngườ xa lạ nước ngoài, vả lại rất khó phát âm với con trẻ Việt Nam. Câu thơ chỉ có thể là giả dối, nếu không tác giả là người đã để mất linh hồn dân tộc.

Lại câu :

Chân dép lốp mà bay vào vũ trụ

Mới nghe tưởng rất tự hào. Suy nghĩ một chút thì thấy lố. Xét nghĩa đen, vào vũ trụ không đi dép lốp được, phải có một loại giày đặc biệt. Xét nghĩa bóng, nó giống chuyện một anh ngố, đi nhờ xe người ta lại nghĩ mình cũng oai như người ta.

Pages: 1 2 3

8 Phản hồi cho “Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [2]”

  1. uyenminh says:

    Theo loi don dai cua cac nha van Ha Noi, cho biet truoc khi chet To Huu co lam hai cau tho de goi goi cuoc doi va su nghiep cua minh la:
    Song cung la cho..chet cung cho (offer for life even after death )
    Cac nha van Ha Noi doi 2 cau tren chu “Cho” la “con Moc Ton”

  2. Hennry says:

    Anh n v y dm ơi :
    Phải.
    Tiếng đầu lòng Dê Xu Ma hay Ma Ri A khó thế mà trẻ con Việt Nam theo đạo Va Ti vẫn nói được ngon lành ….Xá gì cái danh chuá trùm ….Sít Ta Lin

    Nước Nga.
    - Ồ nước ấy.

    Và há mồm khoan khoái
    Lão ngồi mơ nước Nga.

    • nvydm says:

      Tôi cảm thấy “ngài” chỉ đùa cho vui thôi. Giống người Việt mình lạ lắm đấy. Sống ở Mỹ nhưng hàng ngày vẫn chê cười, thậm chí khinh bỉ người Mỹ. Cá nhân tôi, không gần gũi giới tu sĩ chút nào. Chỉ chú ý khía cạnh xã hội của họ thôi.
      Sao mình lại phải lấy một ông tây bà đầm nào đó để dọa dẫm đồng bào mình? Dân mình khổ vậy chưa đủ sao? Chết bao nhiêu triệu người rồi, giờ thì một lớp đang đóng thuế nuôi bọn mọi lười biếng bầy hầy ở ngoại quốc, một lớp khác phải sống bên dưới một loại người có quyền gây tội ác ngay trên đất mẹ của mình. “Ngài” thấy vậy là đúng sao? Không nên, không cần thay đổi gì sao? “Ngài” nên biết, rất nhiều người Mỹ gốc Việt, dù thành công, dù hả hê về con cái của mình ở Mỹ, nhưng chỉ muốn bỏ quốc tịch Mỹ. Chỉ có điều cộng sản là quá tồi bại, tồi bại hơn cả Mỹ, biết làm sao hơn!

  3. kinh kha says:

    TO HUU VIET;CHAN DEP LOP BUOC LEN TAU VU TRU, MIENG OAN OAN TA DAY LA MOT PHI HANH.;KINH KHA TANG LAI TO HUU;CHAN DEP LOP BUOC THEO TAU VU TRU, MIENG KHOE KHOANG TA DAY LA KE PHI HANH

  4. nvydm says:

    Vậy là “ngài” Hennry đã nói tiếng đầu lòng Xít-ta-lin rồi !

  5. Hennry says:

    Gửi anh Vu Hung Trương:
    Khán giả không biết hát, nhưng phải biết nhạc thì khen chê mới tạm gọi là chuẩn xác. Còn chê bai bông phèng theo cảm tính thì kể làm chi. Huống thơ văn cách mạng cuả Tố Hữu người đọc cần gửi cái hồn vào đó. Những kẻ hồn phách bông phèng thì hiểu sao nổi sự thâm sâu cuả bậc thánh thi mà dám khen chê ?

  6. Vu Hung Truong says:

    Ong Hennnnri oi,
    Thoi di ong.
    Noi nhu ong thi khan’ gia (khong biet hat’) khong duoc quyen` che ca si a`?.
    Chan’ ong qua’ .

  7. Hennry says:

    LỜI BÌNH

    Hoàng Tiến có biết làm thơ đâu mà chê thơ Tố Hữu ?
    Tỷ như anh đánh cá chê anh làm ruộng cày không sâu, bừa không kỹ… Nhưng, cày sâu, bừa kỹ thì thuộc loại ruộng nào mới đem áp dụng. Tỷ như ruộng phèn hay ruộng cát thì cày sâu bừa kỹ cuối mùa chỉ ăn cám mà thôi !
    Với tôi, Tố Hữu là một đại thi hào đất Việt. Thơ ông vượt cả không gian, thờI gian mà sống mãi.
    Những kẻ châm chọc thơ ông ngày nay thường có ý ăn theo. Chê người nổi tiềng để cũng có phần hơi hướng.
    ” Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời ” là những kẻ bất tài, bất đắc chí tranh luận với người đã khuất rồi sao ?
    Thôi đi anh. Chán mớ đời,

Leave a Reply to uyenminh