WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thềm Biển Đông – Chiếc nôi của người Việt

Cho đến nay, có lẽ ít người để ý rằng, tiến trình hình thành dân cư Việt Nam có khoảng trống lớn. Từ giữa thế kỷ XX, khảo cổ học xác nhận, người Khôn ngoan (Homo sapiens) có mặt đầu tiên trên đất nước ta tại di chỉ Sơn Vi 32000 năm trước. Nhưng những khám phá di truyền học gần đây cho thấy, người tiền sử đã từ châu Phi theo bờ biển Ấn Độ tới Việt Nam khoảng 70.000 năm trước.  Khám phá của các nhà di truyền học là đáng tin vì khảo cổ học cũng đã phát hiện bộ xương người Mongoloid tại Lưu Giang, Quảng Tây 68000 năm tuổi, một sọ người Australoid 60000 năm trước tại sa mạc Mungo nước Úc. Như vậy, di truyền học đã đẩy thời gian người tiền sử xuất hiện trên đất nước ta xa thêm 40.000 năm. 40000 năm ấy là khoảng trống vô tận của khảo cổ học, chắc chắn đã vô tăm tích nếu không được ghi dấu trong bộ gen của chúng ta!

Vấn đề đặt ra là, trong thời gian thăm thẳm ấy, tổ tiên chúng ta sống ở đâu và hoạt động như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu thì vào thời Băng Hà, mực nước biển thấp hơn hôm nay 130 mét, Thái Bình Dương bị thu hẹp thành những biển nhỏ. Giữa chúng nổi lên lục địa Sundaland nối từ Đài Loan xuống Indonesia và Hainanland ở phía nam đảo Hải Nam, là thềm lục địa Biển Đông của Việt Nam. Về cấu tạo địa chất, thềm Biển Đông là nối dài của kiến tạo địa chất Trường Sơn vươn ra biển.

Chưa có nghiên cứu nào về khi hậu Đông Nam Á thời Băng Hà, nhưng dựa trên khí hậu chung Trái đất thời đó, có phần chắc rằng, Đông Nam Á không nóng và ẩm như bây giờ mà có lẽ khô và mát. Trong điều kiện lúc đó thì khi hậu như vậy là thuận lợi nhất cho động, thực vật và con người sinh sống.

Từ châu Phi, vượt qua cửa Hồng Hải, đoàn người di cư tới đất Yemen. Một bộ phận dừng lại ở đây vì bị bức thành băng phía bắc chặn đứng. Một bộ phận đi về hướng mặt trời mọc. Từ bờ Ấn Độ dương, họ băng qua eo biển rộng 120 hải lý, tới đảo Mã Lai, sau đó tới quần đảo Indonesia. Một số đi tiếp tới các đảo khác ở Thái Bình dương và châu Úc. Một bộ phận từ mạn tây Borneo đi lên phía bắc, tiến vào đồng bằng Hainanland và Sundaland (1). Gặp môi trường thuận lợi, họ hòa huyết, sinh sôi cho bốn chủng người mà sau nay khoa học đặt tên là Indonesian. Melanesin, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc loại hình Australoid. Trong đó, chủng Indonesian chiếm đa số (2).

Khoảng 50.000 năm cách nay, người từ Hainanland và Sundaland đã đông đúc. Một bộ phận di cư về phía đông, tới các hải đảo Thái Bình Dương và châu Úc. Một bộ phận băng qua đất liền Việt Nam, Mianmar vào chiếm lĩnh Ấn Độ. Có thể một nhóm người khi tiến về phía Tây, đã dừng lại tại khu vực Phú Thọ, trở thành chủ nhân văn hóa Sơn Vi 32000 năm trước và để lại di cốt sớm nhất của người tiền sử trên đất liền Việt Nam. Không hiểu vì sao, chúng ta không phát hiện được đi cốt người tiền sử ở Việt Nam sớm hơn niên đại 32000 năm cách nay, mặc dù di truyền học cho thấy 50000 năm trước, người xưa đã băng qua Việt Nam tới Ấn Độ.

Khoảng 40000 năm trước, khi khí hậu phía bắc được cải thiện, người từ Hainanland và Sundaland đi lên khai phá đất Trung Quốc.

Khoảng 20000 năm trước, tại Hainanland, người cổ thuần hóa được cây kê và cây lúa khô (lúa nương, lúa lốc). Nhờ tự túc được một phần lương thực, đời sống được cải thiện, nhân số tăng nhanh, phân công lao động xuất hiện. Tại đây con người nảy sáng kiến mài đá cuội thành búa, rìu, giúp vỡ đất đề cấy trồng.

Từ 18000 năm trước, khí hậu trở nên ấm nóng, băng hà bắt đầu tan, mưa nhiều hơn, nước biển dâng lên mỗi năm một cm. Một số nương trồng kê ngập nước, diện tích kê bị thu hẹp. Tuy nhiên, cũng lúc này, một số chủng lúa khô lại phát triển tốt hơn trong môi trường nước. Con người chuyển sang chăm sóc những ruộng lúa nước. Nông nghiệp lúa nước ra đời cùng với thuần dưỡng gà và chó.

Khoảng 15000 năm trước, nước biển dâng cao, ngang với mức hiện nay. Đồng bằng Hainanland, Sundaland bị chìm trong nước. Do nước lên từ từ nên người cổ đã di chuyển lên vùng đất cao xung quanh: các đảo của Mã Lai, Indonesia, miền nam sông Dương Tử, đất Việt Nam… Khoảng 18000 năm trước, tổ tiên ta định cư ở Hòa Bình và sáng tạo nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng (3).

Một điều khiến giới khảo cổ đau đầu là trong khi nhiều đoán định cho rằng, khoảng 15000 năm trước, lúa nước đã được trồng ở nơi nào đó tại Đông Nam Á nhưng trên thực tế, những di chỉ khảo cổ có dấu vết lúa nước trong vùng tuổi lại khá muộn!

Nay có thể giải thích là, cái nôi của lúa nước là tại đồng bằng Hainanland. Cả bào tử phấn hoa từ cây lúa trồng đầu tiên cũng như di cốt chủ nhân của chúng đã bị chìm trong lòng nước.

Ngày nay, nhiều khảo sát ADN cho thấy, trong dân cư Đông Á, người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất, có nghĩa, người Việt Nam là dân cư cổ nhất ở khu vực. Điều này có thể được giải thích là đồng bằng Hainanland, hay thềm Biển Đông chính là cái nôi của dân cư Đông Á mà phần lõi của khối dân cư ấy, khi nước dâng đã di cư lên đất Việt Nam. Do khoảng di chuyển quá ngắn, kiểu như từ chân lên lưng chừng đồi nên các nghiên cứu ADN kết luận: “Người tiền sử từ châu Phi theo đường Nam Á đến Việt Nam 60-70000 năm trước.” Đến Việt Nam nhưng không phải là đất liền Việt Nam hiện tại mà là thềm biển Đông của Việt Nam.

Kết luận được rút ra ở đây là: thềm Biển Đông là cái nôi của người Việt. Tại đây, tổ tiên chúng ta đã gặp gỡ, yêu đương, lao động và sáng tạo ra nền văn minh nông nghiệp đầu tiên của nhân loại. Cũng từ đây, nhiều thế hệ người Việt lên đường mở đất, gieo văn minh trên khắp châu Á, châu Âu và cả châu Mỹ.

Hy vọng rằng, sau này, nhờ tiến bộ khoa học, cùng với khai thác tài nguyên thềm lục địa, chúng ta sẽ xây dựng khoa khảo cổ hải dương học, tìm lại vết tích của tổ tiên xưa.

Bảo vệ Biển Đông cùng Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ giữ gìn lãnh hãi mà còn bảo vệ cái nôi thiêng liêng, nơi tổ tiên chúng ta lần đầu đặt chân lên đất châu Á, 70000 năm trước.

Tham khảo:

1- Stephen Oppenheimer. Địa đàng ở phương Đông. NXB Lao Động, H, 2004
2- Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB ĐH&THCN. H, 1983
3- Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.

© Hà văn Thùy

3 Phản hồi cho “Thềm Biển Đông – Chiếc nôi của người Việt”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    GIẤC MƠ THIÊNG LIÊNG

    Người một gốc sinh ra
    Nhưng đi cùng thế giới
    Tới đâu là thích nghi
    Tới đâu đều biến hóa !

    Quy luật chung cuộc đời
    Cuộc đời là thực tại
    Người lớn lên không ngừng
    Sinh ra nhiều con cái !

    Giống như cây cổ thụ
    Vạn cành được sinh ra
    Vạn nhánh cũng từ đó
    Đầy lá và đầy hoa !

    Hoa là hoa văn minh
    Trái tinh anh văn hóa
    Lá là lá cuộc đời
    Khoa học ra từ đó !

    Nhân loại càng trưởng thành
    Cuộc đời càng ổn định
    Nhiều dị biệt tan đi
    Hành tinh thành thống nhất !

    Sự đời chỉ đơn giản
    Vẫn có thế mà thôi
    Chỉ riêng ông Các Mác
    Nói toàn chuyện xa xôi !

    Dùng đấu tranh giai cấp
    Để tiến tới đại đồng
    Đại đồng đâu không thấy
    Chỉ địa ngục mênh mông !

    Cảm thương thay nhân loại
    Chuyện nhảm nhí sao tin
    Qua một thời lửa đạn
    Thế kỷ rồi chưa êm !

    Mới hay hình ảnh ảo
    Khiến mù quáng lòng người
    Ham thả mồi bắt bóng
    Đời như chuyện đười ươi !

    Biết bao giờ tỉnh lại
    Khối người còn nằm mơ
    Mơ giữa đời thực tại
    Thật là quá dại khờ !

    ĐẠI HẢI
    (26/8/11)

  2. khaymouk says:

    neu nguoi vietnam de mat cai noi thi khong the phat trien ma khong lon len noi,
    nhung nguoi viet chua doan ket ,anh em do ky,tranh gianh giua nguoi duoc(co) va nguoi khong
    coi re nhau ma khong nuong dua ,dum boc va nuoi duong de cung phat trien
    mot gia dinh khong hoa hop thi gia dinh khong hanh phuc,va gia dinh do se bi nguoi ngoai hiep dap.
    chi co gia dinh doan vien hoa hop thi khong so mot ai.

  3. Thanh Lam says:

    “Đừng chia lià Bắc Tổ Nam Tông,
    Chỉ biết giống Lạc Hồng THƯỢNG CỔ”.

Leave a Reply to Thanh Lam