Đàm phán Việt-Trung về tranh chấp Biển Đông sẽ đi theo hướng nào?
Việt Nam và Trung Quốc vừa tiến hành đàm phán vòng 7, cấp chuyên viên về “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” (từ ngày 29/7 đến 1/8/2011) tại Hà Nội. Chiều ngày 3/8/11, phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho hay, hai bên đã sơ bộ nhất trí với nhau về một số nguyên tắc.
“Các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, hai bên thống nhất cần nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Không tiến hành bất cứ hành động nào nhằm mở rộng, phức tạp hóa tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
“Những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam và Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì cần trao đổi giữa các bên liên quan.
Hai bên cũng thỏa thuận sẽ tổ chức vòng đàm phán tiếp theo trong năm nay. Thời gian cụ thể sẽ thỏa thuận qua đường ngoại giao”. /Theo VietNamNet ngày 3/8/11/.
Như vậy Việt Nam và Trung Quốc đã 7 lần họp về Biển Đông. Nội dung 6 cuộc họp trước phủ kín trong màn bí mật bằng các thông báo nội dung chung chung như thông báo vừa dẫn trên.
Không nêu những điểm đang đàm phán, cũng như luận cứ các bên…
Bài viết nhằm giải mã chiến lược đàm phán của Trung Quốc. Đề nghị một chiến lược đàm phán cho Việt Nam. Phỏng đoán tương lai tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc khi yếu tố Hoa Kỳ trở nên nổi bật. Cải cách dân chủ vẫn được tích cực đề nghị, và một chút bình luận về lịch sử Hợp-Tan của Trung Quốc.
1. Đảng cộng sản Việt Nam đã thất bại trong chính sách quị lụy Trung Quốc, nhận viện trợ Trung Quốc để đoạt quyền lãnh đạo dân tộc Việt Nam. Thất bại trong đấu tranh với Trung Quốc về lãnh địa, lãnh hải.
Trong lịch sử cận đại , Việt Nam cộng sản và Trung Quốc cộng sản đã 2 lần ký các hiệp ước, hiệp định về lãnh thổ biên giới và chủ quyền vịnh Bắc Bộ.
Các thỏa thuận của Chính phủ Việt Nam với Trung Quốc về biên giới “Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc” ký ngày 30/12/1999, về hải phận vịnh Bắc Bộ “Hiệp định Vịnh Bắc Bộ” được Việt Nam và Trung Quốc ký kết ngày 25/12/2000, đều mang lại thiệt thòi cho Việt Nam.
Trên biên giới phía bắc, Việt Nam đã để mất 1500 km2 đất, bằng diện tích tỉnh Thái Bình cùng với các địa danh lịch sử như Ải Nam Quan, thác Bản Giốc… hay các cao điểm có tính chiến lược quốc phòng như điểm cao 1509 Vị Xuyên, Hà Giang…
Trên vịnh Bắc Bộ, lãnh hải của Việt Nam bị co lại so với Công ước Pháp-Thanh 1887.
Hiệp định Vịnh Bắc Bộ bao gồm 21 điểm phân định, cách xác định 21 điểm này là mập mờ và gây thiệt hại cho Việt Nam./ xem Dương Danh Huy, BBC 22 tháng 1, 2011/.
Đây là những hậu quả mà các thế hệ Việt Nam tương lai lại phải tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc, nhằm xét lại những bất bình đẳng trong 2 hiệp định, hiệp ước trên.
Tại sao lại xẩy ra tình trạng này?
Đó là do nội dung của các thảo luận bị chính phủ Việt Nam giấu kín, không công khai thảo luận trong quốc hội Việt Nam trước khi ký kết. Như vậy là không có phản biện xã hội, phản biện nhân dân.
Riêng Đảng cộng sản Việt Nam, thì từ lâu, các đảng viên của đảng này đã thấm nhuần tinh thần :
“Mối tình hữu nghị Việt-Hoa,
Vừa là đồng chí vừa là anh em.” Hồ Chí Minh.
Đây là nguồn gốc những thất bại trong các hiệp định, hiệp ước về biên giới đất liền và vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có hơn 3200 km bờ biển. Thế kỷ 21 này là kỷ nguyên của các quốc gia biển. Kỷ nguyên của khai thác tài nguyên biển. Trong chiến lược phát triển Việt Nam tương lai, Hoàng Sa, Trường Sa sẽ đóng một vai trò đặc biệt. Vị trí chiến lược đặc biệt của 2 quần đảo này đem lại cho Việt Nam an toàn lãnh hải, lãnh địa bờ biển quốc gia, ngăn chặn tấn công của mọi xâm lược từ khơi xa. Trữ lượng dầu hỏa cùng các khoáng sản khác của Hoàng Sa, Trường Sa sẽ đem lại cho Việt Nam nguồn ngoại tệ to lớn để phát triển thành một quốc gia hiện đại văn minh. Trên một số đảo của Hoàng Sa, Trường Sa có thể xây dựng thành những bến tầu, cảng sửa chữa, cấp cứu các tầu bị nạn, các cứ điểm quân sự theo dõi các hoạt động hàng hải trên Biển Đông… Hàng triệu ngư dân Việt Nam ven Biển Đông có an toàn mưu sinh hay không, phụ thuộc vào chính trị biển của Việt Nam.
Ích lợi của Hoàng Sa, Trường Sa đối với dân tộc Việt Nam là không kể xiết.
Việt Nam do bị bịt mắt bởi quan điểm quốc tế vô sản và viện trợ Trung Quốc nhỏ nhoi so với lợi ích đem lại của Hoàng Sa, Trường Sa, mà đã không nhận ra sự thèm muốn của Trung Quốc đối với hai quần đảo này. Chính phủ cộng sản Việt Nam từ Phạm Văn Đồng tới nay luôn lùi bước, tạo cho Trung Quốc các cớ để chúng bành trướng ra Biển Đông , chiếm đoạt của Việt Nam Hoàng Sa, Trường Sa.
Chính phủ Việt Nam đã bán Boxit Tây Nguyên cho Trung Quốc với giá hữu nghị Việt-Trung, để hệ lụy an ninh lãnh thổ cho chính thế hệ chúng ta, để hệ lụy môi trường cho con cháu Việt Nam.
Đây không chỉ một lần họ bán tài nguyên Việt Nam giá rẻ. Những ngày hôm nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn lẫn lộn bạn và thù :“Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
2. Luận chứng và cách thức của Trung Quốc trong kế hoạch tiến ra Biển Đông.
Cho tới nay, theo những tin tức của truyền thông Trung Quốc, cũng như truyền thông thế giới, Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ ở Hoàng Sa, Trường Sa bằng những luận cứ sau đây.
21. Trung Quốc chạy xa về quá khứ : Trung Quốc có chủ quyền từ lâu đời đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Người Trung Quốc bành trướng tự cho rằng họ có chủ quyền từ đời Hán với Hoàng Sa, Trường Sa. Thực ra đây chỉ là hồ dán được vã nên từ nước lã xuông. Có thể người Trung Quốc cổ xưa đã biết đến Trường Sa, Hoàng Sa…nhưng những điều này không khẳng định được chủ quyền của Trung Quốc tại 2 quần đảo này. Muốn có chủ quyền, phải thiết lập hành chính, phải cai quản, khai thác 2 quần đảo. Chủ quyền theo nghĩa này thuộc về Việt Nam.
Trung Quốc không đưa ra được một bằng chứng lịch sử nào minh họa cho điều này.
Năm 1943, trong khi Thế Chiến II còn đang tiếp diễn, ba cường quốc đồng minh đại diện bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt, Thủ Tướng Anh Churchill và Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã hội nghị tại Cairo (Ai Cập), và đã ký Tuyên Cáo Cairo ngày 27-11-1943 trong đó chủ quyền về Hoàng Sa, Trường Sa không được họ nhắc tới. Điều này chứng tỏ Hoàng Sa, Trường Sa mới chỉ xuất hiện trong tư duy chiến lược của Trung Quốc sau này./ xem Nguyễn Hữu Thống Hoàng Sa, Trường Sa theo Trung Quốc sử, DCV.info ngày 3/7/10.
22. Công hàm của Chu Ân Lai khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa ngày 4/9/1958. Công hàm của Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc.
Trung Quốc chưa bao giờ có chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa. Tại San Francisco năm 1951, Thủ tướng Việt Nam Trần Văn Hữu dõng dạc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa trước cộng đồng thế giới gồm 51 quốc gia đồng minh chống Phát Xít. Chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông đã được thế giới công nhận. Khi công bố công hàm ngày 4/9/1958, Chu Ân Lai phải biết tuyên bố này của Thủ tướng Việt Nam. Việc Chu Ân Lai kèm chủ quyền của họ tại Hoàng Sa, Trường Sa vào công hàm lãnh hải 12 hải lý là mẹo vặt, không xứng đáng với địa vị cường quốc của họ. Muốn tuyên bố chủ quyền, phải có bằng chứng lịch sử, bằng chứng pháp lý. Trung Quốc không có gì hết.
Vậy công hàm của Chu Ân Lai không có giá trị như một tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Còn công hàm của Phạm Văn Đồng không có giá trị công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa. Đơn giản chỉ vì Hoàng Sa, Trường Sa tại thời điểm 14/9/58 không nằm trong cai quản của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
23. Dùng viện trợ quốc tế vô sản cho Việt Nam, mê hoặc ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam bằng chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Lợi dụng sự ấu trĩ cả ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Trung Quốc khuyến khích Việt Nam nhấn sâu vào cuộc chiến với Hoa Kỳ quên đi sự rình dập của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
24. Dùng chiến tranh để chiến Hoàng Sa, Trường Sa năm 1974, năm 1988, họ muốn dùng luật “la possession fait droit”/chiếm đóng là luật/. Dùng chiến tranh để uy hiếp uy hiếp Việt Nam khi Việt Nam có xu hướng xa rời Trung Quốc năm 1979.
Tóm lại luận chứng của Trung Quốc về chủ quyền của họ ở Hoàng Sa, Trường Sa là luận chứng mơ hồ, luận chứng giả.
Sự thật là Trung Quốc không có tí chủ quyền nào trên Hoàng Sa, Trường Sa trong quá khứ. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam từ lâu đời.
Sự thật là Trung Quốc đã dùng vũ lực cướp của Việt Nam Hoàng Sa 1974 và một số đảo tại Trường Sa 1988.
3. Không có tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa tại Biển Đông, mà chỉ có Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự chiếm của Việt Nam Hoàng Sa 1974, chiếm của Việt Nam một số đảo tại Trường Sa 1988.
Chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
Đây là mệnh đề cơ bản trong đấu tranh hội nghị với Trung Quốc. Đảng cộng sản Việt Nam phải khẳng định rõ ràng điều này trong các đàm phán với Trung Quốc về tình hình Biển Đông.
Như vậy, để tiến hành các đàm phán song phương với Trung Quốc có kết quả, điều kiện đầu tiên mà Việt Nam phải đưa ra và đòi Trung Quốc thực hiện, trước khi chuyển sang các điểm khác, là Trung Quốc phải trở lại các tình trạng trước năm 1974 và trước 1988 tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Nếu Trung Quốc còn có ý định tuân thủ luật quốc tế, nếu Trung Quốc thực sự có ý định tin tưởng vào giải quyết căng thẳng Biển Đông bằng DOC như họ tuyên bố, thì việc họ trở lại tình trạng trước 1974 và 1988 là thành ý đầu tiên.
Cho đến 1943, Trung Hoa Dân Quốc tại hội nghị Cairo vẫn chưa coi Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc. Ngày 4-12-1950, Chu Ân Lai, lúc này là ngoại trưởng, tuyên bố tán thành Bản Tuyên Cáo Cairo 1943 là văn kiện lịch sử quốc tế mà Hoa Kỳ, Anh Quốc và Trung Quốc đã ký kết để làm căn bản cho Hòa Ước ký với Nhật Bản (Hòa Ước San Francisco ngày 8-9-1951). (Chou En Lai’s Statement on the Peace Treaty with Japan. People’s China, 12-16-1950)/ trích Nguyễn Hữu Thống “Hoàng Sa, Trường Sa theo Trung Quốc sử”, DCV.info ngày 3/7/10.
Tại San Francisco năm 1951, Thủ tướng Việt Nam Trần Văn Hữu dõng dạc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa trước cộng đồng thế giới gồm 51 quốc gia đồng minh chống Phát Xít. Chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông đã được thế giới công nhận. Công hàm của Chu Ân Lai ngày 4/9/1958 trên nền của hội nghị San Francisco chỉ là một mưu kế lợi dụng việc Việt Nam đang nhận viện trợ của Trung Quốc, lợi dụng thế của người đang cung cấp viện trợ để bịt tiếng phản đối của Việt Nam. Đây chỉ là mưu mẹo, không phải là bằng chứng chủ quyền.
Hoàng Sa, Trường Sa đã được người Việt Nam biến đến từ lâu đời và coi đây là lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam.
“Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn – một sử liệu quý viết về Hoàng Sa và Trường Sa soạn vào năm năm 1776 đã mô tả kỹ càng cách thức khai thác Hoàng Sa, Trường Sa của hai đội thuyền Bác Hải và đội Hoàng Sa.
Các bản đồ cổ của phương tây như Tài liệu do Hà Lan xuất bản năm 1606, được in lại năm 1613 trong tập địa dư “Atlas Mercator Hondius”, có thể được xem là một bằng chứng lịch sử về chủ quyền Việt Nam trên vùng quần đảo Hoàng Sa, được ghi trong bản đồ là “Parcel”/ xem 02 Tháng Bẩy 2011. RFI. “Thêm một bản đồ cổ xác định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa”/ Tấm bản đồ Đông Nam Á Hondius đầu thế kỷ 17. Nguyễn Xuân Nghĩa / Trọng Nghĩa.
Các bản đồ cổ của Việt Nam, các lệnh của các vua chúa Việt Nam về việt sát nhập địa lý Hoàng Sa, Trường Sa vào lãnh thổ Việt Nam như Vua Lê Thánh Tông đã sai vẽ bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa, như 1816, Hoàng Sa và Trường Sa chính thức sát nhập vào Việt Nam, khoảng thời Vua Gia Long,…là các bằng chứng chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, mà Trung Quốc không hề có.
4. Chiến lược đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông.
Những tranh chấp này hoàn toàn do Trung Quốc tạo nên từ sự yếu kém về nhận thức Chủ nghĩa cộng sản đến yếu kém về nhận thức chủ quyền lãnh hải, lãnh địa của Việt Nam..
Năm 1939, Phát-xit Nhật chiến Hoàng Sa, Trường Sa từ chính phủ Pháp-Việt.
Sau khi thua trận 1945, Nhật Bản tuyên bố từ chối chủ quyền tại Hoàng Sa, Trương Sa.
Hiển nhiên là Hoàng Sa, Trương Sa phải trở về với chủ cũ là Việt Nam.
Lợi dụng khi Việt Nam và và Cộng Hòa Pháp đang chiến tranh, 1946 Trung Quốc chiếm vài đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy có chiếm đóng vài đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa, chủ quyền của các đảo này không thuộc về Trung Quốc. Cũng giống như Nhật Bản, sớm hay muộn, Trung Quốc cũng phải trả nó về với Việt Nam.
Tuy vậy, Trung Quốc không đi theo con đường luật pháp quốc tế.
Sau các cuộc chiến 1974, 1988, họ liên tục đưa ra những tuyên bố gây hấn như sát nhập hành chính Hoàng Sa, Trường Sa vào đảo Hải Nam, đệ trình lên LHQ đường lưỡi bò trung quốc, tuyên bố Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, tuyên bố hải phận 200 hải lý của Việt Nam tại điểm cắt cáp tầu Bình Minh 2, VIKINH II là thuộc chủ quyền Trung Quốc…
Nguồn gốc các căng thẳng trên Biển Đông là những tuyên bố chủ quyền không có cơ sở lịch sử, cơ sở pháp lý, bất chấp luật pháp quốc tế về biển của Trung Quốc.
Chính nghĩa thuộc Việt Nam.
Không có chủ quyền trên Hoàng Sa, trên Trường Sa, Trung Quốc phải bằng lòng lui về lãnh hải của mình với đường viền chạy song song với bờ biển Trung Quốc.
Biển Đông sẽ an toàn và thôi nổi sóng.
Như vậy chiến lược của Việt Nam phải xuất phát từ những phi nghĩa của Trung Quốc và nêu cao chính nghĩa của mình.
Đầu tiên là Trung Quốc phải quay về tình trạng trước 1974 và 1988.
Tiếp theo là đấu tranh thu hồi hoàn toàn Hoàng Sa, Trường Sa, trước 1939 khi bị Nhật Bản xâm chiếm.
Đàm phán có thể kéo dài, không nhất thiết có kết quả, nếu kết quả là nhân nhượng cho Trung Quốc.
Cũng không thể để Trung Quốc hút một li dầu hỏa Trường Sa, Hoàng Sa lên được. Những đồng đô la mà họ thu được từ dầu hỏa này, sẽ mua vũ khi bắn ngay vào Việt Nam ta.
Để đàm phán có kết quả, Việt Nam phải cải cách dân chủ cho nội lực mạnh lên.
Việt Nam không có quyền nhân nhượng Trung Quốc một li nhỏ nào. Nhân nhượng là để chiến tranh cho con cháu Việt Nam, để họa chiến tranh cho chính chúng ta.
Nếu trước đây Đảng cộng sản Việt Nam có nợ tiền Đảng cộng sản Trung Quốc thì họ cứ việc trả nợ bằng đảng phí của các đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Ai nhựơng biển đảo của Việt Nam cho Trung Quốc là kẻ bán nước.
Là việt gian.
5. Tương lai của đàm phán Việt-Trung về tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc từ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đến Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào đều quyết tâm bành trướng ra Biển Đông.
Một trong các tiêu chuẩn chọn lãnh đạo tương lai của Trung Quốc là có quyết tâm bành trướng hay không có quyết tâm bành trướng.
Đối với Việt Nam, với người dân Việt Nam thì Hoàng Sa, Trường Sa đã là máu thịt của Tổ Quốc Việt Nam tự lâu đời. Nếu một cách rừng không tên trên biên giới có thể không đánh động vào trí tượng tượng trung bình của người dân việt, thì hai từ Hoàng Sa, Trường Sa, đã đi sâu vào tâm khảm người Việt Nam.
Sự nhân nhượng cho Trung Quốc dù một li đảo nhỏ của Hoàng Sa, Trường Sa sẽ đồng nghĩa với bán nước.
51. Khả năng đầu tiên là đàm phán bế tắc.
Trung quốc muốn đàm phán nhanh, để nhanh chóng khai thác.
Kẻ ăn cướp thì thường không cần câu nệ ít hay nhiều.
Tuy vậy, sự ăn cướp này của Trung Quốc đã được mưu tính và thực hiện qua nhiều đời lãnh tụ cộng sản. Từ Chu Ân Lai tươi cười ôm hôn Hồ Chí Minh, nhưng tay trái vẫn dúi cho Phạm Văn Đồng công hàm 4/9/1958, đến Đặng Tiểu Bình một tay ký các viện trợ cho Việt Nam, tay kia hoạch định kế hoạch đánh chiếm Hoàng Sa 1974, đánh sang biên giới Việt Nam 1979, đến Hồ Cẩm Đào hôm nay cười nói về 16 chữ và 4 tốt, mà vừa ký xong lệnh cắt cáp tầu Bình Minh 2 trong lãnh hải Việt Nam.
Quyết tâm chiếm đoạt Hoàng Sa, Trường Sa của bành trướng Trung Quốc là cao.
Về phía Việt Nam, lãnh đạo cộng sản Việt Nam chắc chưa muốn lộ trước dân Việt Nam bộ mặt bán nước giữa thanh thiên, bạch nhật nên còn chưa dám ký một thỏa ước nào.
Nhưng nếu Nguyễn Tấn Dũng bất chấp tất cả để bán rẻ Tây Nguyên, bất chấp tất cả để phung phí của nhân dân Việt Nam 4-5 tỷ đô la Vinashin. Nếu Nguyễn Sinh Hùng ăn ngon, ngủ yên khi Việt Nam có thể nợ è cổ, để cho tầu cao tốc Trung Quốc chạy vù vù ở Việt Nam. Nếu Nguyễn Phú Trọng không nhìn thấy tầu ngư chính Trung Quốc đang làm chủ Biển Đông, đâm đắm thuyền ngư dân Việt Nam…Thì Dân tộc Việt Nam phải cảnh giác với những đàm phán trong bí mật của Đảng cộng sản Việt Nam.
52. Một cú hích của Hoa kỳ.
Tình hình quay trở lại Đông Nam Á của Hoa Kỳ diễn biến nhanh chóng.
Từ tháng 7/2010 sau tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hà Nội về sự quay trở lại Đông Nam Á, đến nay, Hoa Kỳ đã ý thức được việc bảo vệ vị trí số 1 của họ trên thế giới bắt đầu từ Biển Đông này.
Hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á Shangri-La đánh dấu quan điểm của Hoa Kỳ từ đứng ngoài vòng các tranh chấp đến phân biệt các đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông là vô lý, không có bằng chứng pháp lý, lịch sử.
Hoa Kỳ sẽ hiện diện rõ ràng hơn trong các tranh chấp trên Biển Đông.
Điều này hoàn toàn nằm ngoài tính toán trước đây của Trung Quốc.
Sự có mặt của Hoa Kỳ sẽ làm Trung Quốc cẩn thận hơn trong các yêu cầu lãnh hải.
Có thể họ sẽ nhượng bộ Việt Nam vài điểm nhằm tránh xô Việt Nam sang phía Hoa Kỳ.
Trong cuộc quay trở lại Đông Nam Á của Hoa Kỳ, nếu có đường lối chính trị tốt, được nhân dân ủng hộ, Việt Nam có thể nhân cơ hội này mà đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, để trở thành một quốc gia biển hùng mạnh của thế kỷ 21.
6. Cải cách dân chủ ở Việt Nam.
Việt Nam có lịch sử 4000 nghìn năm. Nhưng 4000 nghìn năm ấy là của chế độ phong kiến.
Chế độ phong kiến Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó: xây dựng một nhà nước riêng biệt của dân tộc Việt Nam. Khẳng định đóng góp của nhà nước Việt Nam, một thành viên của cộng đồng thế giới.
Sự kéo dài quá lâu các quan hệ phong kiến đã trở thành một cản trở cho dân tộc Việt Nam trên con đường phát triển của mình.
Đảng cộng sản Việt Nam khi nắm quyền lãnh đạo đã hứa hẹn phản phong kiến, thay đổi các quan hệ phong kiến kìm hãm dân tộc Việt Nam phát triển.
Đây chỉ là lời hứa suông.
Sau khi nắm quyền họ vẫn duy trì quyền lực theo qui luật phong kiến:
“Được làm vua, thua làm giặc.”
Làm vua thì hưởng hết, dân chúng chỉ là nô lệ, có nhiệm vụ làm của cải xã hội phục vụ các mưu tính của Đảng cộng sản Việt Nam.
Các chính đảng khác không có quyền lực bị giải thể. Ai có ý kiến khác với chủ chương, đường lối của Đảng cộng sản thì bị qui kết là phản đảng, phản giai cấp, là “giặc”.
Từ quan hệ quyền lực phong kiến này, thực tế Đảng cộng sản Việt Nam qua Bộ chính trị của nó vẫn là vua theo định nghĩa phong kiến.
Từ quan hệ quyền lực cơ bản này, các hủ tục phong kiến quay trở lại xã hội Việt Nam, cản trở sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam. Tham nhũng, hối lộ, mê tín dị đoan, cha truyền, con nối…cản trở tiến bộ, đổi mới…là các ung nhọt mà không cắt bỏ, Việt Nam sẽ bị thối rữa từ bên trong.
Quan hệ “được làm vua, thua làm giặc” có nội dung bạo lực. Muốn có thay đổi xã hội, phải khởi nghĩa, phải cướp chính quyền, phải mạnh , phải “được” để làm vua. Quan hệ này gây chiến tranh tương tàn, phá hoại các thành quả xây dựng của các thế hệ người Việt đi trước. Cần thay đổi quan hệ phong kiến này bằng quan hệ văn minh hơn, tôn trọng và phát triển các thành quả của các thế hệ trước. Làm cho Việt Nam ngày một giầu đẹp hơn.
Nhu cầu nội tại của dân tộc Việt Nam là vươn lên mạnh mẽ để đứng vào hàng các quốc gia văn minh thế giới. Đầu tiên, ta phải thay đổi quan hệ quyền lực phong kiến “Được làm vua, thua làm giặc” bằng quan hệ dân làm chủ thể hiện qua : chính đảng nào có đa số trong quốc hội thì nắm quyền lãnh đạo. Chính đảng nào thu được thiểu số thì đóng vai trò phản biện trong quốc hội.
Sẽ không có vua và giặc nữa.
Ai cũng phục vụ cho quốc gia Việt Nam.
Vai trò này sẽ được toàn dân đánh giá trong các chu kỳ bầu cử.
Cải cách dân chủ là nhu cầu nội tại của tiến bộ xã hội Việt Nam.
Nó không phải là cải cách để làm hài lòng Hoa Kỳ, hay là cải cách để chọc giận Trung Quốc.
Cải cách dân chủ khiến mọi người dân việt nam đều có quyền đóng góp sức lực, trí tuệ cho Tổ Quốc Việt Nam.
Cải cách dân chủ làm xã hội Việt Nam phát triển tốt hơn, bình đẳng hơn, công bằng hơn.
7. Hoàng Sa, Trường Sa là tối cần thiết cho an ninh quốc gia Việt Nam, cho phồn thịnh Việt Nam.
71. Trung Quốc sẽ không vì sự khúm núm sợ hãi của Việt Nam mà trả lại cho Việt Nam Hoàng Sa, Trường Sa.
Bên cạnh những nước cờ chính trị cần thiết, bên cạnh những cải cách xã hội cần thiết để Việt Nam có được một chính phủ mạnh, có lòng tin của toàn dân, Việt Nam còn phải xây dựng cho mình một quân đội hùng mạnh.
Ta sẽ nhấn mạnh về hải quân.
Trên biển, tác dụng của vũ khí thể hiện mạnh mẽ hơn, quyết định hơn trên đất liền. Trên đất liền, để tạm tránh pháo kích của quân địch, bộ đội của ta có thể bảo toàn lực lượng, tạm trú dưới các công sự.
Không có công sự trên biển cả.
Trên biển, tầu to, trang bị tối tân sẽ quyết định trận đánh.
Việt Nam cần phát triển loại vũ khí tự vệ, kèm ngăn chặn từ xa.
Ngân quĩ cho hải quân cần lấy từ :
7.1. Ngân sách nhà nước.
7.2. Trái phiếu quốc phòng Hoàng Sa, Trường Sa từ nhân dân. Sự ủng hộ này của nhân dân Việt Nam sẽ mạnh mẽ nếu chính phủ có đước lòng tin của nhân dân, nếu chính phủ không tham nhũng.
7.3. Trái phiếu chính phủ Việt Nam cho các quốc gia trên thế giới tin vào chính nghĩa Việt Nam, tin vào việc Hoàng Sa, Trường Sa sẽ trở về với Việt Nam.
Không thể để cho nước lớn Trung Quốc cướp không biển đảo của bất cứ quốc gia nhỏ nào trên thế giới.
72. Viết thêm về Trung Quốc.
Mở đầu Tam Quốc Chí, La Quán Trung viết :” Thế lớn trong thiên hạ/ Trung Quốc/ cứ tan lâu lại hợp, hợp lâu lại tan”.
Quốc gia to lớn này được tạo nên từ các cuộc chinh phạt, cướp bóc, thôn tính.., từ sự cưỡng ép, từ sự tàn bạo…, thì làm sao mà hợp được lâu.
Sau Hợp là Tan, là khởi nghĩa, là chia thành 5 xẻ thành 7, thành các quốc gia nhỏ. Một Trung Quốc chia xẻ, một Trung Quốc mà Tây Tạng tự do, Tân Cương tự do, dân tộc Mông cổ tự do, dân tộc Choang tự do… sẽ an toàn cho lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
Hiện nay, chính sách chọn lãnh đạo thừa kế của Trung Quốc vẫn còn tìm được lãnh tụ bành trướng như Mao chọn Đặng, Giang Trạch Dân chọn Hồ Cẩm Đào hay Hồ Cẩm Đào đang chọn Tập Cẩm Bình.
Nhưng nếu nhìn vào lịch sử hàng trăm vị vua các triều đại phong kiến Trung Quốc, trải dài trên hàng nghìn năm lịch sử, thì số lượng các minh quân là đếm được trên đầu ngón tay. Số đông các vua Trung Quốc cũng chỉ là bất tài, háo sắc, tham hưởng thụ, tâm thần phân liệt…
Quan hệ phong kiến do Đảng cộng sản Trung Quốc duy trì đang gây bức bối trong xã hội Trung Quốc.
Thế thì ngày Tan của quốc gia này, ta đoán và mong là không xa nữa trong tương lai.
8. Kết luận.
Sắp tới, tình hình Biển Đông sẽ phát triển nhanh chóng do quyết tâm quay trở lại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Số phận các quốc gia nhỏ được tạo nên bởi chính trị các cường quốc.
Có thể Việt Nam sẽ được tọa sơn quan hổ đấu.
Quan tâm của chúng ta là đòi lại bằng được Hoàng Sa, Trường Sa.
Trước khi đòi lại hoàn toàn Trường Sa, Hoàng Sa, phải làm tất cả để Trung Quốc không khai thác được 2 quần đảo này. Chính những đồng đô-la do Trung Quốc khai thác Hoàng Sa, Trường Sa đem lại này, sẽ bắn ngược trở lại chúng ta.
Quan tâm của chúng ta là Việt Nam dân chủ. Việt Nam của tất cả các dân tộc sinh sống trên dải đất chữ S này.
Quan tâm của chúng ta là bình đẳng xã hội, công bằng xã hội mà chế độ dân chủ đem lại.
© Nguyễn Nghĩa
© Đàn Chim Việt
*Sông núi nước Nam Dân Nam ở ,dành dành định phận cõi trời Nam,
Lòng tham qủy đói luôn nhòm ngó,bờ cõi non sông đất Việt Nam,
******
*Cớ sao chúng ta ngồi yên được? đứng dậy lên đi cứu nước nhà,
Phủ Đổng Thiên Vương quy tụ lại ,sức mạnh Rồng Tiên bốn Nghìn năm,
*******
*Sĩ phu trong nước và ngoài nước, đoàn kết một lòng cứu non sông,
Tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất,tất cả vì,
“Tự do,dân chủ ,độc lập và toàn vẹn lãnh thổ +lãnh hải ” nước Việt Nam…..
********
Tôi yêu Tổ Quốc Tôi…..
Kính dâng !
Cám ơn Nguyễn Nghĩa có bài viết rất công phu, rất có giá trị.
Không nói xa xôi, ngay trước mắt là ta đã mắc mưu CSTQ rồi đấy. Chúng muốn đánh lạc hướng dân VN và Quốc tế về việc chúng cướp Hoàng Sa bằng vũ lực, chúng bày ra đường lưỡi bò 9 đoạn làm xôn xao dư luận Quốc Tế, thế là Mỹ và Quốc tế chú trọng vào việc dẹp đường lưỡi bò và âm mưu thâm độc làm chủ biển Đông Nam Á mà quên đi việc chúng chiếm Hoàng Sa của VN. Chuyện để lâu hoá bùn đấy.
Cá nhân Phu mỗ tôi (cũng như 90 triệu đồng bào VN) lớn tiếng cảnh cáo đảng vc rằng các anh cũng chỉ là một bộ phận của Tổ Quốc VN, các anh không có quyền đứng trên Tổ Quốc VN được, những sách lược, đường lối, chính sách liên quan đến vận mệnh Tổ Quốc VN phài thông qua Quốc hội, còn nếu Quốc hội bù nhìn (thực tế là như vậy) thì phải Trưng cầu Dân Ý.
Những hành động cho khai thác bô-xít ở Tây nguyên, cho thuê đất rừng Tây nguyên … đều là những hành động đứng trên đầu Tổ quốc và Nhân dân VN.
Không công khai và báo cáo trước toàn dân những kết quả trong các cuộc đàm phán với CSTQ cũng là hành động xem thường Tổ quốc và Nhân dân VN.
Lịch sử sẽ phán xét các anh.
vietnam ma de mat cai noi bien dong thi khong the phat trien duoc ve mat kinh te cung nhu chien luoc
vi he luy tu duy quoc te vo san,vi mang on vi quyen loi nho nao do ma da mac muu su thon tinh lau dai
cua ba quyen,mot ben ho co truong ky chien thuat, sach luoc thau tom bien dong han hoi,va ho co suc manh de dat duoc sach luoc do,con vietnam thi cu up mo khong co mot dinh huong ro ret de bao ve,tham te hon la mat su doan ket giua chinh phu va dan,su bat binh dang ve moi mat thi dam phan song phuong thi vietnam thua thiet la cai chac,chi co doan ket dan toc de bao ve ,ket noi nhung quoc gia co quyen loi kinh te va chien luoc chung de cung chung tu ve thi may ra,con trung quoc thi mem nan ran buong nhung khong bao gio tu bo viec tho tinh,dung bao gio tin la trung quoc nhuong bo.
Bất chấp các thỏa thuận ban đầu, Bắc Kinh vẫn chưa đồng ý thảo luận về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Greg Torode.
Các quan chức Trung Quốc chưa đưa ra bình luận chi tiết về các cuộc đàm phán, hiện đang ở vòng thứ tám.
Mời đọc giả tham khảo thêm “Việt Nam thất bại trong việc đưa Trung Quốc
vào đàm phán vấn đề Hoàng Sa” trong BS, Posted by basamnews on 25.08.2011.
Nguyễn Nghĩa.
THẾ NGƯ ÔNG.
“Khương Tử Nha sông Vị còn phiền,
Câu không ngạnh chờ non phụng gáy”.
Sự có mặt đúng lúc kịp thời cuả Hoa Kỳ trong khu vực Biển Đông Á-Thái Bình Dương, đã làm dịu bớt sự hung hãn kiêu căng cuả bá quyền bành trướng Đại Hán Trung Quốc. Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc sẽ mãi mãi khi thò khi thụt, cố nuốt chửng lấy toàn bộ Biển Đông Nam Á, mà đây lại là vùng biển đã bao thời, luôn được xem gần như toàn phần là Biển Đông Việt Nam.
Bao chứng liệu xuyên suốt lịch sử, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn là cuả Việt Nam, Trung Quốc chắc chắn chỉ là con số không, đối với chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông Việt Nam. KHÔNG CÓ SỰ TRANH CHẤP Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông Việt Nam, mà CHỈ CÓ SỰ CƯỚP ĐOẠT từ phiá CSTQ đối với toàn dân Việt, một sự thâu tóm bằng võ lực thô bỉ và đê tiện có tính toán, thông qua Bàn Tay Nối Dài rất có hiệu quả chính là ĐCSVN.
Qua sự tranh chấp giửa hai miền Nam Bắc Việt Nam, ĐCSTQ lấy tư cách đàn anh đã viện trợ từ cây kim đến sợi chỉ cho CSBV đàn em, đem bộ đội từ Bắc xâm nhập vào Nam để bắn giết chính đồng bào đồng chủng mình. ĐCSTQ luôn giử thế “Ngư Ông Đắc Lợi”, đứng sau lưng thúc đẩy CSBV xua quân tàn hại và cướp bằng được Miền Nam Việt Nam, vưà làm phân hoá dân tộc Việt Nam, vưà hưởng lợi là lấn lảnh thổ cướp biển đảo cuả Dân Việt. Mãi cho đến ngày hôm nay, phân ranh Quốc Cộng bên trong bên ngoài, Miền Nam Miền Bắc, cũng vẫn luôn là lá bài phân hoá triệt để cộng đồng dân Việt. Trường kỳ đấu tranh dân chủ ôn hoà, cũng nhiều phần từ việc để tránh giảm bớt sự tàn hại độc hiểm, từ cái sách lược phân hoá đáng nguyền ruả phỉ nhổ mà Trung Quốc luôn luôn nhắm vào.
Đối với dân Việt yêu nước trong ngoài, sự gắn kết dường như chưa đạt được như ý mong muốn, không vận dụng hết được tiềm năng tiềm lực dân tộc đã có được trong tầm tay. Phần lổi ở cả hai phiá mà không thể chỉ có kết luận gán ép cho một phiá nào, bởi vì phải hiểu là một bàn tay thì không thể nào vổ thành tiếng kêu cho được. Nếu đảng cầm quyền CSVN chưa có được sự chuyển hoá rộng rãi, thì bên ngoài cũng chỉ mạnh về đấu tranh dân chủ, mà lại có phần hờ hửng với ngăn chận bá quyền bành trướng. Chủ nghiã MẶC KỆ NÓ cả trong lẫn ngoài vẫn còn hiện hữu, mà không ít thì nhiều đều từ sự phân hoá dân Việt từ phiá Bàn Tay Lạ chính là CSTQ.
Những động thái gần đây cuả nhà cầm quyền CSVN về mặt ngoại giao mở rộng, phần nào đó cho thấy đã có chiều hướng thuận lợi cho sự chuyển hoá từ bên trong, để có thể từ đó bước đến một bước cần yếu, đáp ứng được cho một thay đổi chính thể, nhắm hướng về tương lai dân chủ cho Việt Nam. Một bước tiến gần đến dân chủ, lại gần hơn với các nước trong khối tự do, nhất là với Hoa Kỳ, lại chính là một bước tách rời xa vòng quỷ đạo hấp lực từ phiá ĐCSTQ, mà ĐCSVN đã từ lâu luôn luôn được TỰ đặt vào trong vòng tay đó không hơn không kém.
Dân Việt yêu nước trong ngoài, phải hiệp tâm hiệp lực trợ sức thúc đẩy cho nền ngoại giao mở rộng nầy hơn nưã, bởi vì tách rời CSVN và CSTQ cũng chính là thông lộ tiến nhanh đến dân chủ hoá đất nước, một phương thức khá hữu hiệu để chận ngưng bớt sự hung hăng cuả bá quyền bành trướng Đại Hán Trung Quốc. Bá quyền bành trướng chẳng khác gì con bạch tuột rất nhiều cái vòi, ĐCSVN là một cái vòi chính yếu cuả CSTQ để cuốn lấy Biển Đông Á hay Biển Đông Việt Nam. Tách rời nó ra cũng đồng nghiã là chặt đi bớt cái vòi bá quyền bành trướng, vô cùng nguy hiểm cuả con bạch tuột đáng sợ đó.
Ngư ông đắc lợi, ngồi trên núi xem hổ đấu, hay thả câu không ngạnh, đứng về mặt thời cơ thì cũng như nhau. Mưu sách ngồi chờ sung rụng, lững lơ con cá vàng chờ đợi đón mồi thì cũng chẳng khác. Ai cũng có thể biết và ai cũng có thể hiểu được, nhưng vấn đề là thực hiên nó được hay không vào trong thực tế thì lại là một chuyện khác hơn. Cái thế câu không ngạnh thì tất phải củng cố tiềm năng tiềm lực tự chủ bên trong, nếu không có sức mạnh đó, chuyện ngồi trên núi xem hổ đấu hay chờ sung rụng thì cũng được xem như trò ảo mộng không khác.
Hoa Kỳ sẽ luôn giử cái thế mèo vờn chuột đối với Trung Quốc, bởi vì ai ai cũng có thể thấy cái thế tự tan rã cuả CSTQ chỉ là vấn đề thời gian. Tiềm năng tài lực nhân lực Hoa Kỳ hoàn toàn đứng đầu thế giới, cho dù có bán công trái phiếu để đủ chi tiêu ngân sách khổng lồ cuả họ, nhưng sự phát triển trên mặt khoa học kỹ thuật quân sự khó có nước nào trên thế giới có được. Lượng và phẩm chất cuả tất cả các trường đại học trong Liên Bang Hoa Kỳ là một thành tố tối ưu trên thế gìới, sự thu hút chất xám trên toàn cầu với tất cả sắc dân quy tụ, một tiềm lực nhân sự mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Chỉ riêng điều đó thôi, Trung Quốc không thể nào so sánh với Hoa Kỳ được về hướng về lâu về dài, cho dù Trung Quốc được ví von là như con ếch muốn phình to như một con bò mộng, thì cũng đến một lúc nào đó nó cũng phải bị nổ tung như Liên Xô trước đây mà thôi.
Về dân số và các mặt hàng hoá, Trung Quốc phần nào đã nói lên chỉ có số lượng, mà chắc chắn không có phẩm chất. Sự kết họp mọi sắc dân trên khắp thế giới trong đất nước Hoa Kỳ, thấy như khá rời rạt nhưng lại được gắn kết từ chất keo có hiệu quả nhất, đó chính là nền tự do dân chủ khá hoàn thiện hoàn mỹ, đã luôn không ngừng cải tiến để thực hiện ngày một đổi mới thêm nưã. Trong khi sự hình thành đất nước Trung Quốc có được như ngày nay, chẳng qua từ bạo lực và cướp đoạt mà cấu thành, sự bất mãn rất nghiêm trọng trong các sắc dân bị cướp đoạt và bị thống trị, sẽ vẫn còn tồn tại cho đến một ngày nào đó, phải bùng nổ rất bất ngờ khó mà lường biết trước. Ngày đó sẽ phải đến cho đất nước Trung Quốc, nó cũng chính là sự chấm dứt các thể chế Mác Lê Cộng Sản bạo tàn độc hại cho cả nhơn loại.
Mượn Gió Đông luôn là sách lược thù thắng nhất cho Việt Nam, giử lại Hoàng Trường trong an toàn nguyên vẹn mọi mặt không ngoài kế sách đó. Phục hồi tiềm năng tiềm lực dân tộc, lại có lợi là chấm dứt thể chế độc tài toàn trị trong ôn hoà là tự chuyển hoá, một lối thoát sau cùng giành cho ĐCSVN. Bởi vì chắc chắn không thể nào thương lượng trong hoà bình với Trung Quốc, mà nếu có như hiện nay, chẳng qua chỉ là một bước lùi cuả ĐCSTQ, để họp thức hoá các phần đảo và lảnh hải đã cướp đoạt cuả dân Việt. Một đường lối khi thò lúc thụt, mà Trung Quốc chỉ với hiểm ý duy nhất là chiếm lấy Biển Đông Á, đúng theo sự mong muốn từ bấy lâu nay đã được CSTQ từng hoạch định sẵn.
Dân Việt yêu nước trong ngoài trong giai đoạn nầy, CHỈ TẬP TRUNG vào việc ngăn chận chống bành trướng bá quyền Đại Hán Trung Quốc, làm được điều đó cũng là mở rộng con đường dân chủ hoá cho Việt Nam. Đó là bước khôn ngoan linh hoạt, mà không ai có thể cưỡng lại được tiến trình dân chủ hoá đó, vì trong lúc tiếp diễn cuộc chống bành trướng, đảng CSVN sẽ phải tự chuyển hoá TỪ BÊN TRONG với thế bắt buộc theo gió đổi cờ, đó là điều chắc chắn sẽ phải xảy ra.
Nếu cứ muốn đi ngược lại lộ trình đó, thay đổi hoàn toàn thể chế hiện nay cho bằng được, e rằng lại rơi vào kế hiểm độc cuả CSTQ, tạo hận thù và phân hoá dân Việt ta mãi mãi không có cơ chấm dứt. Lúc đó, CSTQ sẽ là ngư ông, tương tranh quốc cộng tiếp diễn sẽ là ngao cò đều vào rọ cuả kẻ ác đó cả. Những sai lầm trong lịch sử sẽ tiếp diễn, cảnh nồi da xáo thịt không bao giờ chấm dứt được, đúng theo ý đồ tàn độc cuả kẻ bành trướng Bắc Kinh.
Câu không ngạnh là muốn ám chỉ là luôn luôn phải NHẬM HÀNH đúng theo cơ vận, không bất cập mà cũng không thái quá.
Xin trân trọng.
Chuong trinh de nghi giu nuoc va cuu nuoc cua ong Nguyen Nghia nghe rat hay, nhung thi hanh the nao duoc. Xin hoi ong Nghia chac ong da ro ban chat cua tui lanh dao buon dan ban nuoc Bac Bo Phu chu? Chung chi nghi den quyen luc va loi nhuan, dat nuoc va dan chung la nhung thu khong dang quan tam, co dang chang la lu be phai Mafia dau trom duoi cuop ma thoi. Dieu quan trong dau tien la vuc lai tinh than cua dan trong nuoc chung con chang quan tam, huong chi la mot goi va troi lap bien cua ong Nguyen Nghia. Chi co mot cach duy nhat la dan ta phai hoan ho chung nhu dan Lybia hoan ho Khadafi ma thoi, may ra moi cuu van duoc. Dang han thay ten luu manh chua Ho Chi MInh.
MA CHA THANG NGUYEN PHU TRONG;MA ME THANG NONG DUC MANH.CHUNG MAY LA BON BAN NUOC.