WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hành xử hợp lý khi ký công ước 1958

LTS: Trên diễn đàn này, đã có rất nhiều bài viết, ở các mức độ khác nhau, phê phán công hàm 1958 do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký kết. Nay chúng tôi xin đăng tải một bài khác với những phản biện của một luật sư, bênh vực cho vị cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hy vọng, sự mổ xẻ từ những góc cạnh khác nhau, sẽ đem tới một cái nhìn đúng đắn về một sự việc diễn ra hơn nửa thế kỷ trước.

——————————————————

Thời gian qua, có nhiều giải thích khác nhau chung quanh Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi Quốc vụ viện Trung Quốc liên quan đến lãnh hải Trung Quốc vào năm 1958, khiến nhiều người hiểu không đúng bản chất vấn đề. Qua nghiên cứu tài liệu, bước đầu chúng tôi xin có một số ý kiến giải thích sau đây:

1. Tuyên bố 1958 của Trung Quốc vi phạm Luật quốc tế:

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Ban thường trực quốc hội Trung Quốc thông qua tuyên bố về lãnh hải Trung Quốc. Tuyên bố có 4 vấn đề nhưng có 1 vấn đề tối quan trọng là định nghĩa về “đường cơ sở” (còn gọi là đường căn bản) như sau:

“Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi”.

Từ định nghĩa về đường cơ sở này, phía nước bạn Trung Quốc đã xác định tiếp ranh giới nội thủy và lãnh hải của họ một cách sai lầm trong bản tuyên bố như sau:

Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.”.

Tuyên bố của nước bạn sai lầm và vi phạm Luật quốc tế ở chỗ nào?

Trước hết xin nói qua về đường cơ sở. Khi ta đọc định nghĩa trong văn bản, do văn bản pháp luật đòi hỏi sự diễn đạt súc tích cô đọng nên thành ra khó hiểu với một số người, nên xin “diễn nôm” ra cho dễ hiểu. Theo đó, thì đường cơ sở chính là một cái “ranh đất liền”. Tương tự như khi làm nhà thì ta xác định ranh đất của ta tới đâu để xây nhà khỏi phạm lộ giới vậy.

Lẽ ra “ranh đất liền” của một nước là phải lấy đường bờ biển của nước ấy. Nhưng đường này trên thực tế đôi lúc quá quanh co khúc khuỷu, dẫn tới việc xác định bề rộng lãnh hải phức tạp, nên các nhà lập pháp quốc tế phải đưa ra một khái niệm gọn gàng, dễ xác định hơn, là đường cơ sở. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, thì đường cơ sở là một đường gần gũi với đường bờ biển. Người ta xác định đường này để từ đây đo ra ngoài khơi nhằm xác định lãnh hải của nước mình.

Nhưng với Trung Quốc, “ranh đất liền” mà họ xác định vào năm 1958 ấy hoàn toàn không gần gũi với đường bờ biển của họ chút nào, mà họ kéo tuốt nó ra ngoài khơi, quàng vào các đảo xa xôi, trong đó có những đảo họ mới “giành lấy” chủ quyền ngay trong bản tuyên bố này. Như vậy vấn đề căn bản đầu tiên là xác định “ranh đất liền”, họ đã quá sai. Xác định tiền đề sai, dẫn theo hàng loạt cái sai khác. Rõ ràng đường cơ sở của nước bạn Trung Quốc là một khái niệm không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 mà chính họ đã phê chuẩn. Có thể nói đây là một đường cơ sở “không giống ai”. Lẽ ra sau khi tham gia Công ước 1982, họ phải điều chỉnh lại đường này mới đúng nhưng họ đã không làm thế.

2. Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 là đúng vai trò:

Một số người thắc mắc vì sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại có thể tự mình ký công hàm 1958 mà không được sự ủy nhiệm của chủ tịch nước đương nhiệm khi ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc được sự ủy nhiệm của Quốc hội. Từ đó họ cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký sai vai trò.

Chúng ta cần biết, thủ tướng, trong vai trò người đứng đầu chính phủ, hoàn toàn đủ tư cách ký công hàm nêu rõ quan điểm của chính phủ mình đối với một vấn đề quốc tế mà không cần bất kỳ sự ủy nhiệm nào (một số chức danh có thể ký những điều ước quốc tế liên quan mà không cần ủy nhiệm thư như nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, trưởng phái đoàn tại hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế..).

 3. Công hàm 1958 không có giá trị “thỏa thuận lãnh thổ biên giới”.

Quan điểm cho rằng công hàm 1958 mặc nhiên thỏa thuận về một số vùng đảo và biển thuộc Trung Quốc như tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là sai lầm. Theo Luật quốc tế, giá trị của công hàm chỉ là nêu quan điểm của chính phủ một nước về một vấn đề quốc tế, nói nôm na giống như là một tiếng vỗ tay đồng thuần hay một lời la ó phản đối. Chỉ khi nào Việt Nam ký hiệp định với Trung Quốc trong đó nêu rõ những vùng biển và đảo nào đó thuộc Trung Quốc thì khi đó mới có giá trị thực thi.

Chúng tôi lấy ví dụ, với Tuyên bố 1958 của Trung Quốc, Thủ tướng Canada hoặc Thủ tướng Ý chẳng hạn, nếu muốn thì họ cũng có thể ra công hàm ủng hộ Trung Quốc như công hàm 1958 của chúng ta, mặc đầu họ không có chung biên giới với Trung Quốc. Có nghĩa là, công hàm không có giá trị thỏa thuận.

 4. Sự khéo léo của Công hàm 1958:

Vào thời kỳ 1958, bề rộng lãnh hải của các nước tiếp giáp biển chưa thống nhất. Trước đó đa phần đều lấy bề rộng 3 hải lý tính từ đất liền. Cho đến năm 1958, một số nước đã tăng bề rộng lãnh hải lên 12 hải lý. Và Trung Quốc cũng tăng lên như thế trong Tuyên bố 1958. Điều này chẳng có gì đáng nói nếu như họ xác định đường cơ sở đúng như thông lệ quốc tế khi đó.

Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang quan hệ với Trung Quốc, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là không thể không làm. Khổ nổi tuyên bố của nước bạn quá ngạo ngược về cái “ranh đất không giống ai” đó. Như vậy thì công hàm phải viết thế nào đây?

Nghiên cứu Tuyên bố 1958 của Trung Quốc chúng tôi thấy, tuyên bố đề cập đến 4 vấn đề như sau:

Bề rộng lãnh hải là 12 hải lý tính từ đường cơ sở (đường căn bản).

Kéo đường căn bản quàng lên các đảo thuộc và chưa thuộc chủ quyền của Trung Quốc tít ngoài khơi.

Xác lập chủ quyền lãnh hải và không phận của Trung Quốc nêu trong Tuyên bố 1958.

Nêu vấn đề Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác.

Tuy nhiên, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khéo léo công nhận chỉ 1 vấn đề là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà thôi. Công hàm viết: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.

Công nhận hải phận 12 hải lý là phù hợp thông lệ quốc tế khi đó và phù hợp Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 về sau. Nhưng cũng chỉ là vấn đề hải phận 12 hải lý. Công hàm không hề nhắc đến 3 vấn đề còn lại. Chúng ta lưu ý, vấn đề thuộc luật pháp cần được hiểu, cái gì được nói ra thì chỉ là cái đó. Nếu như công hàm 1958 viết rõ: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ toàn bộ nội dung của Tuyên bố…” thì mới bao hàm cả 4 vấn đề.

Từ đó chúng tôi kết luận: Công hàm 1958 không thể là nguyên nhân dẫn đến các rắc rối về sau liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và nước bạn Trung Quốc. Việc nước bạn Trung Quốc có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ.

TP.HCM ngày 11/12/2011

Luật gia Trần Đình Thu

Nguồn: Quechoa.info

 

 

100 Phản hồi cho “Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hành xử hợp lý khi ký công ước 1958”

  1. Thiến Heo says:

    Công hàm 1958 không có giá trị thỏa thuận lãnh thổ biên giới (TĐT)

    Câu này hay nhứt trên lý thuyết.

    Công hàm 1958 không có giá trị thỏa thuận lãnh thổ biên giới (TĐT)

    Câu này hay nhứt trên lý thuyết.
    Tuy nhiên, chỉ cần một chút suy nghĩ cũng thấy ra sự giả tạo và ngụy biện.
    Về mặt nhà nước, nhà nước VNCS có DÁM đứng trước mặt TQ mà tuyên bố như trên hay không? Hay đơn giản hơn, VC có bao giờ ra một thông cáo chính thức phủ nhận công hàm 1958 theo nội dung như tác giả viết hay không?

    Luật pháp, văn kiện ngoại giao chẳng là gì cả nếu nó không được một thể chế tư pháp CÓ TRÁCH NHIỆM hoặc chính quyền đương thời bảo vệ và giải thích (Protect and Interpreter). Thậm chí phủ nhận và làm ra luật mới cũng còn được.
    Dễ lắm, lấy công hàm “ta” chơi lại công hàm. Gởi một công hàm tới Bắc Kinh nhằm giải thích và khẳng định chủ quyền của “ta”? Gởi một công hàm tới LHQ nhằm dương cao chủ quyền của “ta”. Ra một thông cáo cho toàn dân chúng biết là công hàm 1958 không có giá trị xác nhận chủ quyền của TQ v.v…

    Dễ ẹc tại sao “ta” né né “ta” không làm? Để gây hoang mang trong dân chúng?
    Nói chung chung ai nói không được? Dân thiến heo như tớ nói cũng được. Hello!

  2. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ;…

    2. Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 là đúng vai trò:

    Một số người thắc mắc vì sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại có thể tự mình ký công hàm 1958 mà không được sự ủy nhiệm của chủ tịch nước đương nhiệm khi ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc được sự ủy nhiệm của Quốc hội. Từ đó họ cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký sai vai trò….“.

    Kính thưa tác giả Luật gia Trần Đình Thu

    Thiển nghĩ không nên bàn ở đây là Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 có đúng “vai trò của vị Thủ tướng” (?)…Mà là có nên gởi công hàm xác nhận tuyên bố của TQ hay không?

    Theo tôi thì không chỉ ông Phạm Văn Đồng, mà ngay cả ông HCM và lãnh đạo csvn đều xớn xác…làm chuyện bao đồng để nịnh bợ TQ! Chính họ cũng không ngờ là TQ sẽ dùng công hàm này để khai thác về sau…Cho dù nó chẳng hợp pháp, hợp hiến, vì không phải là một Hiệp ước, hiệp định!

    Nếu ông Hồ không đồng ý thì ông Phạm Văn Đồng có ba đầu sáu tay cũng không dám đơn phương biết công hàm thừa nhân tuyên bố của TQ, Ung Văn Kiêm cũng đã từng tuyên bố tương tự như thế, có nghĩa là họ đã bàn bạc thảo luân với nhau chuyện này rồi?

    Tôi không đồng tình với tác giả khi viết rằng…”Chúng ta cần biết, thủ tướng, trong vai trò người đứng đầu chính phủ, hoàn toàn đủ tư cách ký công hàm nêu rõ quan điểm của chính phủ mình đối với một vấn đề quốc tế mà không cần bất kỳ sự ủy nhiệm nào (một số chức danh có thể ký những điều ước quốc tế liên quan mà không cần ủy nhiệm thư như nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, trưởng phái đoàn tại hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế“.

    Tùy theo từng trường hợp, nếu chỉ là giao tế, ngoại giao như chúc mừng quốc khánh, đại lễ…hoặc những chuyện không mang hệ lụy cho dân tộc và đất nước thì OK!

    Còn những chuyện liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải và sự tồn vong của đất nước, dân tộc…thì không một cá nhân nào có quyền đơn phương ký kết, mà phải có sự bàn thảo kỹ lưỡng với chính phủ, sau khi đã được chính phủ và quốc hội thông qua, người đại diện sẽ nhận sự ủy quyền để ký kết!

    Nếu kẻ nào đó lạm dụng danh nghĩa thủ tướng, chủ tịch nước, bộ trưởng ngoại giao làm ẩu, ký bậy gây tai hại cho cho đất nước…thì những người có trách nhiệm liên đới (cả Quốc hội) phải lên tiếng bác bỏ. Nếu không sẽ là đồng phạm và phải bị truy tố ra toà và bị xử án theo hiến pháp và luật pháp quốc gia!

    • Chao anh Trung Kien
      xin anh cho toi ke vao them y, lau lam roi toi co doc dau do (quen roi)khi hop BCT cong san ong HCM co noi voi BCT rang hai dao HS va TS nho xiu do cha co gi ngoai cut chim,gio Trung Quoc can thi ta nen de cho TQ giu gium ta,khi nao ta can thi ta lay lai,nhu vay la PVD truoc khi ky cong ham da thong qua BCT cong san Viet Nam,day la mot bang chung cu the 100% cac nguoi cong san khong nen choi quanh co ma nen thuc te xac nhan truoc toan dan VN v/v lam sai trai va ngu mui cua DCSVN, xin loi ban doc toi chua biet cach bo dau.

  3. quang phan says:

    Chẳng ai rỗi hơi ngồi đọc những bài viết vớ vẩn nhằm biện hộ cho bè lũ Cộng sản phản quốc, dối trá, gian manh, lọc lừa. Ngay Hồ chí Minh và Phạm văn Đồng cho dù bây giờ có động mồ sống lại giải thích cũng chẳng ai tin.
    Tổng thống Nga Putin – Kẻ nào tin vào lời nói của người Cộng sản, kẻ đó sẽ phải trả giá cho sự ngây thơ của mình
    Và rằng: Ai tin lời Cộng sản nói là người không có trí tuệ. Ai làm việc Cộng sản sai làm là người không có trái tim.
    Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Sô Mikhial Gobachev- Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.
    Nguyễn Khải, đại tá CS, đại biểu Quốc Hội, phó tổng thư ký Hội Nhà Văn CS- Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ.
    Có lời nhắn với luật gia Trần đình Thu hoặc một nhóm luật gia vớ vẩn nào đó rằng hãy đi mà ăn nói phải, quấy với “nước bạn” Trung quốc. Thế nhá.

  4. Tuấn says:

    Nếu mà tính từ đất liền và các đảo của Trung Quốc 12 hải lý thì điều này là hiển nhiên và tự nó đã hợp lý rồi. Trung Quốc nó đâu có ngu đến độ cần phải có cái Công Hàm của ông Đồng nói cho nó hiểu điều dư thừa này. Trừ trường hợp tất cả cán bộ của Trung Cộng lúc đó không học hết lớp 2 và họ không hiểu chút gì về địa lý thì cái Công Hàm này là có lý. Sao mà ngu ngơ đến độ như vậy nhỉ

  5. Trúc Bạch says:

    Không thể tưởng được đây là bài viết của một “luật gia” …Luận cứ thì ngay ngô, ngay cả không thèm đính kèm hay dẫn nguồn đến hai văn bản quan trọng liên quan đến bài viết của minh là : Tuyên bố của Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày 4/9/1958 và công hàm ngày 14/9/1958 của chính phủ VNDCCH v/v “Ghi nhận và Tán thành” cùng “tôn trọng quyết định ấy” của CHNDTH…

    Mà cũng phải, một “luật gia” của nhà nước XHCN thì có thể viết bất cứ điều gì – dù phi lý đến đâu, dù phải cắt chỗ này, đắp chỗ khác, thò chỗ này, thụt chỗ kia, dối tra, lật lọng…. – miễn là bài viết phải có “tính đảng” mới được .

    Xin hỏi “luật gia” Trần Đình Thu :

    - Có phải Công Hàm của chính phủ VNDCCH ký ngày 14/9/1958 đã ghi rõ ràng (nguyên văn) là “công nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của CHNDTH về hải phận của Trung Quốc”, có nghĩa là chính phủ VNDCCH “tán thành” TOÀN BỘ chứ không phải từng phần bản tuyên bố về hải phận của TQ không ?

    - Có phải trong bản tuyên bố của TQ về hải phận mà VNDCCH “tán thành” toàn bộ đó – tại điều 1 (mở đầu) và điều 4 (kết luận) – đều có ghi rõ ràng (nguyên văn) : “….quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác” (Tây Sa, Nam Sa tức Hoàng Sa và Trường Sa của VN) là thuộc TQ không ?

    - Nếu Hoàng Sa và Trường Sa là của VN, nhưng trong bản tuyên bố của TQ ngày 4/9/1958 lại sai trái ghi rằng(tại điều “1″ và điều “4″) là “thuộc lãnh thổ TQ” thì tại sao công hàm ngày 14/9/1958 lại chỉ “Công nhận” Tán Thành” và “tôn trọng” mà không hề có bất cứ một lời lẽ phản đối nào ?

    - Đã không những không phản đối điểm “sai trái” được nhắc đi, nhắc lại rằng “Tây Sa và Nam Sa” (Hoàng Sa và Trường Sa) là thuộc lãnh thổ TQ – tại các điều chính yếu của bản truyên bố – thì có phải (theo luật) là VNDCCH đã mặc nhiên công nhận các quần đảo có tên ghi trong tuyên bố của TQ là thuộc chủ quyền của TQ rồi không !

    Xin “luật gia” Trần Đình Thu và các “con tương cận” hãy cố nặn óc mà suy nghĩ để tìm ra những lý lẽ khác hầu thuyết phục “quan tòa” chứ đừng lập luận quanh co, ấu trĩ, nói lấy được (kiểu tòa án nhân dân bần cố nông thời 1950′ s) như các ông đang diễn, vừa chẳng những không giúp gì cho việc giành lại Biển Đảo mà còn làm trò hề cho bọn học trò (cấp hai) của Trung Quốc mà thôi .

    Hay là “luật gia” Trần Đình Thu Cố Ý lập luận thật ấu trĩ để làm trò hề cho bọn bành trướng cười “pể pụng” mà…xỉu ?

    Bản chụp Tuyên bố ngày 4/9/1958 của CHNDTH và Công Hàm Bán Nước ngày 14/9/1958 của Việt Nam Dân Chủ Công Hòa

  6. Việt says:

    Thằng tàu là kẻ thù không đội trời chung của dân tộc Việt ngàn đời nay. Có bao giờ nó từ bỏ ý định nuốt chửng VN đâu. Ngay cả trong thời bình nó cũng luôn đòi hỏi cống nộp (thực chất là một hình thức ăn cướp trấn lột) thì VN mới được yên thân, mà sở dĩ vậy là vì nó nuốt VN không nổi nên phải nhả ra và dọa dẫm đòi $ cho thỏa lòng tham. Đúng là cái thứ vô liêm sỉ, đã bị VN đánh bại lại còn đòi $. Bao đời nay là vậy. Thế mà bây giờ lại có cái thằng đảng cộng sản và hochiminh gọi kẻ thù là bạn. Vậy thì chúng nó cũng là kẻ thù muôn đời của dân tộc Việt. Tên Việt gian trần đình thu cũng trong đám ngụy cộng nô bán nước – chó săn tàu cộng mà thôi.

  7. nguyenha says:

    Thưa “Luật-gia”Trần dình Thu,
    Ông bảo”ranh dất liền”của một nước là phải lấy dường bờ-biển của nước ấy,nhưng trên thực tế dường bờ biển cong queo,phức tạp dẩn tới khó khăn khi dịnh bề rộng lãnh hải,nên các Luật-gia quốc tế(không biết có Ông không?)dưa ra một khái niệm gọn gàng ,dễ xác dịnh hơn dó là” dường cơ-sở”. Từ “ranh dất liền”cho dến”dường cơ-sở”người ta cũng chưa biết cái giới-hạn của lãnh-hải là như thế nào?Vậy thì “dường cơ-sở”
    có còn cong queo không?Hay chỉ thay dổi “khái niệm”là bờ-biển trở thành thẳng-tắp??Cái “lẩm-cẩm” của
    ông là ở chổ dó! Rối Ông còn viện dẩn Luật biển dể:”dường cơ-sở là dường gần gủi với bờ-biển nhất..”
    Xin phép ông,tôi xin trích dẩn diều nói về dường Cơ-sở(base-line)trong Luật biển dể rộng dường dư-luận:
    “the low-water(low tide)line on that elevation,may be used as the base line for mesuring the breađth of the
    territorial sea”. Như thế, tất cả những hiểu biết của ông về “biển cả”cần phải xét lại??Mặc khác dể biện minh cho cái “công hàm bán nước”của PVD,ông cho rằng với chức vụ Thủ tướng,ông Dồng có quyền ký mà không
    cần thông qua ÔngHCM chủ tịch nước.Nói như thiệt!! ông quên rối sao,chế dộ mà ông dang sống là”chế
    dộ làm chủ tập thể”mọi việc làm dều phải thông qua BCT!Chuyện rành-rành mà ông còn bênh-vực,thầy
    kiện như Ông chỉ làm cho phạm nhân thêm tội mà thôi!!

  8. Long Bùi says:

    Chúng ta không thể đồng hoá vai trò của Chủ tịch nước,Thủ tướng, Quốc hội trong chế độ cs với hệ thống
    chính trị tự do dân chủ được. Những quyền hạn trong hai hệ thống này hoàn toàn khác nhau. Trong hệ thống chính trị cs thì mọi quyết định đối nội, đối ngoại đều do bộ chính trị.

  9. maison says:

    Nhận nợ phải trả lời.

    Nếu Tầu không có lợi chẳng dại gì giúp đỡ hồ chí minh và phạm văn đồng.

  10. diet tau says:

    Bài viết này không đủ tính thuyết phục vì từ quốc nội đến hải ngoại mọi người cũng biết về tội “bán nước buôn dân” của tập đoàn Cộng Sản Việt Nam .
    Nếu Phạm văn Đông đúng thì tại sao chính quyền Cộng Sản Việt Nam dấu nhẹm công hàm này, không công bố cho dân chúng biết nhỉ ?
    Luật gia Trần Đình Thu nên động nảo viết bài phân tích tại sao Việt cộng sách nhiểu dân chúng, bắt vào tù khi họ cầm biểu ngữ hay giấy ghi giòng chữ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam !!!
    Trần Đình Thu nên chịu khó viết thêm bài lý giải “Tại sao ông Hồ Cương Quyết (người Việt gốc Pháp) chiếu phim phóng sự sinh hoạt của ngư dân Lý Sơn có phần tin tức liên hệ đến đảo Hoàng Sa thì bị chánh quyền Việt Cộng “phá thối bằng cách cúp điện, giải tán”"
    Mong chờ đọc bài viết của ông Thu.
    Việt Công và việt gian toàn là lũ mọi rợ !

Phản hồi