WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân nói chuyện về hiệu lực pháp lý của các bản đồ

Dư luận VN hiện nay đang xôn xao về tấm bản đồ nước Trung Hoa xuất bản năm 1904, dưới thời nhà Thanh, mang tên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. Bản đồ này vẽ lãnh thổ của Trung Quốc năm 1904 không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi người vui mừng cho rằng đó là một bằng chứng rõ rệt chứng minh các quần đảo HS và TS không thuộc TQ.

Theo tôi, không có điều gì chắc chắn để vui mừng hết. Giả sử phía TQ đưa ra các bản đồ sau đây:

1/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. “Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc.”

2/ Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp.”

Tài liệu trên đây dẫn từ nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110803_china_viet_islands.shtml
http://www.bjreview.com.cn/world/txt/2011-08/01/content_380478.htm
Nếu hai tấm bản đồ này có thật, lúc đó phản ứng mọi người sẽ ra sao? Không lẽ bó tay chấp nhận HS và TS thuộc TQ?

Nếu không lầm, bản đồ 1904 của Trung Hoa, lãnh thổ nước này bao gồm nước Mông Cổ hiện nay. Nếu ta đi ngược thời gian xa hơn, các bản đồ nước Trung Hoa cũng không hề chú dẫn hai quần đảo HS và TS, nhưng trong vài bản đồ lãnh thổ nước này bao gồm nước VN. Không lẽ phía TQ trưng tấm bản đồ này thì phải công nhận VN thuộc TQ?

Điều may là các tấm bản đồ thường không có giá trị quyết định trên quan điểm pháp lý.

Thật vậy, theo thông lệ công pháp quốc tế, «bản đồ» tự nó thường không được nhìn nhận như là một «bằng chứng» mà chỉ được xem như là một «tài liệu – information», để bổ túc thêm cho một «lý lẽ – argument», hay để khẳng định một «thái độ » nào đó của một bên tranh chấp.

Tấm bản đồ do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960 và tấm do Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972 tự nó không có giá trị pháp lý, (cũng như tấm bản đồ 1904 của nhà Thanh), nhưng nếu vấn đề tranh chấp HS và TS được đưa ra một tòa án quốc tế để phân giải, chắc chắn các tấm bản đồ này sẽ được phía TQ sử dụng nhằm vào việc làm rõ ý kiến của phía VN (nhìn nhận HS và TS thuộc TS) qua tuyên bố đơn phương 1958 (thể hiện qua tấm công hàm của ông Phạm Văn Đồng).

Nhiều vụ án về tranh chấp lãnh thổ do Tòa Án Công lý Quốc Tế (CIJ) phân xử, đa số các trường hợp các bản đồ được các bên trưng dẫn thì không được xem như là «bằng chứng » vì chúng không có tác động trực tiếp đến quyết định của các quan tòa. Yếu tố quyết định cho phán quyết của tòa luôn là «thái độ» của nhà nước đối với vùng lãnh thổ tranh chấp.

Một tấm bản đồ có giá trị pháp lý chỉ khi nó được đính kèm với các văn bản của một hiệp định phân định biên giới. Dĩ nhiên hiệp ước này phải còn hiệu lực (do việc không có hiệp ước nào khác ký kết sau này thay thế). Tuy vậy, nhiều trường hợp lịch sử cho thấy nhiều tấm bản đồ phân định biên giới đã không phù hợp với nội dung của công ước. Trong trường hợp này, theo thông lệ quốc tế, văn bản có hiệu lực «cao» hơn bản đồ. Một số trường hợp khác, bản đồ phân định, cũng như nội dung văn bản, cả hai đều không phù hợp với địa hình trên thực địa. Như trường hợp phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh biên giới giữa Bắc Kỳ và các tỉnh Hoa nam năm 1887, hầu hết nội dung các biên bản phân định cũng như các bản đồ đính kèm đều không phù hợp với địa hình trên thực tế (xem thêm phần tham khảo).

Trường hợp này, các công trình phân giới sau này (1888-1897) cùng với bộ bản đồ vẽ trên kết quả cắm mốc, mới có giá trị thực sự. Tuy vậy, trong các hồ sơ chính thức hiện nay được lưu trữ trong các thư viện thế giới, đường biên giới Việt Trung 1887 chỉ thể hiện qua 3 trang mô tả sơ sài cùng với các bản đồ (hoàn toàn sai) đính kèm. Vì thế nhiều học giả trên thế giới đã có nhận định sai trong các công trình nghiên cứu vì chỉ dựa trên nội dung của công ước mà không tham khảo tài liệu giai đoạn phân giới.

Trường hợp đặc biệt cũng nên nói lại sau đây, là tranh chấp hai nước Thái Lan và Kampuchia về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear. Nguyên nhân tranh chấp là tấm bản đồ đính kèm công ước vẽ không đúng với nội dung công ước. Theo tấm bản đồ (vẽ sai) này, ngôi đền thuộc về lãnh thổ Kampuchia trong khi nội dung văn bản xác định đường biên giới là đường phân thủy của một rặng núi. Trên tinh thần đó ngôi đền phải nằm trên lãnh thổ Thái Lan. Nội vụ tranh chấp được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ). Lý ra, hiệu lực nội dung văn bản có giá trị cao hơn bản đồ, tức ngôi đền phải thuộc về Thái Lan, nhưng vì thái độ của nhà nước Thái Lan (về ngôi đền) trong nhiều thời kỳ đã khiến quan tòa phán quyết chủ quyền ngôi đền Preah Vihear thuộc về Kampuchia. Xét thấy trường hợp này (thái độ của nhà nước Thái) khá trùng hợp với thái độ của nhà nước VNDCCH và CHXHCNVN về chủ quyền của VN tại HS và TS, người viết dẫn ra đây vài đoạn để mọi người cùng suy nghĩ cho tình trạng tranh chấp lãnh thổ giữa đất nước mình với Trung Quốc hầu kịp thời tìm kiếm một phương án giải quyết.

Tranh chấp hai bên Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear được đưa ra Tòa án Quốc tế ngày 6 tháng 10 năm 1959. Vụ án có mã số CIJ 65.

Vụ xử ngôi đền Preah Vihear xảy ra ngày 15 tháng 6 năm 1962. Những đoạn quan trọng được ghi lại như sau (nguồn CIJ):

Ngôi đền cổ Preah Vihear ở trong tình trạng hoang phế, tọa lạc trên một mỏm núi thuộc rặng Dangrek. Rặng núi này là biên giới giữa hai nước Thái Lan và Cambodge. Tranh chấp có nguyên nhân từ việc phân định biên giới bắt đầu từ năm 1904 đến năm 1908 giữa nước Pháp, đại diện Đông Dương, và nước Xiêm. Việc phân định này dựa lên công ước ngày 13 tháng 2 năm 1904. Công ước này đã thiết lập một cách tổng quát hướng đi đường biên giới. Đường này được xác định cụ thể bởi một ủy ban phân định hỗn hợp Pháp-Thái.

Ở khu vực có ngôi đền Preah Vihear, (theo nội dung công ước) đường biên giới phải theo đường phân thủy. Ngày 2 tháng 12 năm 1906, một ủy ban hỗn hợp ra thực địa xác định đường phân thủy. Từ tháng giêng – tháng hai năm 1907, ủy ban Pháp đã báo cáo lên chính phủ của họ rằng đường biên giới đã hoàn toàn được phân định.

Việc cuối cùng của công trình phân định là vẽ bản đồ đính kèm. Nhà nước Xiêm, vì không có phương tiện kỹ thuật, đã yêu cầu nhân sự phía Pháp để thành lập các bản đồ vùng biên giới. Các bản đồ đã được một ê kíp người Pháp hoàn tất vào mùa xuân năm 1907. Một tấm bản đồ của công trình này được giao cho nhà nước Xiêm, theo đó đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Khmer.

Tấm bản đồ đính kèm nói trên chưa bao giờ được công nhận bởi ủy ban hỗn hợp. Vì Ủy ban này đã ngừng hoạt động trước khi bản đồ được thiết lập. Tòa cho rằng, nguyên thủy, tấm bản đồ này không có tính bắt buộc. Nhưng trong hồ sơ phân định, bộ bản đồ đã chuyển lên chính phủ Thái như là kết quả của công trình phân định biên giới. Nhà cầm quyền Thái đã không có phản ứng nào (về các tấm bản đồ này) từ thời kỳ đó, cũng không có phản ứng nào trong nhiều năm sau. Do đó phải kết luận rằng nó đã được sự chấp nhận chính phủ Thái. Nếu phía Thái đã chấp nhận tấm bản đồ đính kèm mà không làm các cuộc nghiên cứu, thì bây giờ họ không thể vịn vào lỗi lầm này để làm vô hiệu điều mà họ đã chấp thuận.

Nhà nước Xiêm, sau đó là Thái Lan, chưa bao giờ đặt vấn đề về bản đồ đính kèm trước năm 1958, là lúc hai bên Thái và Cambodge đã mở những cuộc thuơng thảo về chủ quyền ngôi đền. Trong khi đó, vào các năm 1934-1934, một cuộc trắc địa đã cho thấy có sự khác biệt giữa đường phân thủy trên thực tế và đồ tuyến biên giới trên bản đồ. Một số bản đồ khác đã được thiết lập, trong đó đặt ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái Lan. Nhưng phía Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng, thậm chí in ra, những tấm bản đồ theo đó ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Cambodge. Mặt khác, trong khoảng thời gian thuơng thuyết về hiệp ước Pháp-Xiêm 1925 và 1937, mà các hiệp ước này khẳng định hiệu lực của đường biên giới. Hay là vào năm 1947, trước ủy ban hòa giải Pháp-Xiêm tại Washington, đáng lẽ phía Thái đã đặt lại vấn đề chủ quyền ngôi đền, thì họ đã không làm gì cả.

Kết luận lại, như thế Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới như đã vẽ trong bản đồ, cho dầu nó có phù hợp hay không phù hợp với đường phân thủy của rặng Dangrek.
Vì vậy, Tòa cho rằng, trong vùng tranh chấp, đường biên giới là đường xác định trên bản đồ và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.

Trở lại trường hợp VN. Ở đây ta thử so sánh thái độ của nhà nước Thái về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear đã được tòa CIJ phân tích ở trên với thái độ của nhà nước VNDCCH (và các nhà nước kế thừa) về chủ quyền của hai quần đảo HS và TS.

Ta thấy nhà nước VNDCCH đã mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại hai quần đảo HS và TS qua các động thái:

1/ Tuyên bố đơn phương qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Tuyên bố này ủng hộ «tuyên bố về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc», trong đó mặc nhiên nhìn nhận việc «ủng hộ» hải phận 12 hải lý của các đảo thuộc HS và TS. Tức mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền HS và TS thuộc TQ.

2/ Các bài báo trên Nhân Dân khẳng định chủ quyền của TQ tại HS và TS. Các bản đồ của các cơ quan trực thuộc nhà nước VNDCCH (như hai tấm bản đồ dẫn trên) xác định chủ quyền của TQ tại HS và TS.

Trên phương diện pháp lý, các bài báo trên Nhân Dân hay các bản đồ của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam hay của Cục Bản đồ của Việt Nam đều không có giá trị pháp lý. Nhưng ở đây chúng có giá trị của « tài liệu – information » nhằm làm sáng tỏ nội dung tuyên bố đơn phương 1958 của Phạm Văn Đồng. Đối với công pháp quốc tế, các tuyên bố đơn phương có giá trị ràng buộc.

Mặt khác, nhà nước VNDCCH đã «im lặng» trước tuyên bố «chủ quyền không thể tranh cãi của TQ tại HS» vào tháng giêng năm 1974, vài ngày trước khi dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa. Nhà nước VNDCCH cũng im lặng sau đó khi TQ dùng vũ lực xâm chiếm HS. Theo thông lệ quốc tế, hành động (xâm lăng HS của TQ) đòi hỏi hai miền VN phải có một thái độ. VNCH đã lần lượt biểu lộ nhiều động thái quan trọng nhằm phản đối hành động của TQ đồng thời khẳng định chủ quyền của VN tại HS trước các diễn đàn quốc tế. Thái độ im lặng của nhà nước VNDCCH có thể so sánh với sự «im lặng» lâu dài của nhà nước Thái về tấm bản đồ vẽ sai. Đó là sự im lặng «mặc nhiên đồng thuận».

Ta thấy vấn đề chủ quyền của VN tại HS và TS phức tạp và khó khăn hơn trường hợp của Thái về ngôi đền Preah Vihear. CHXHCNVN, nhà nước kế thừa của nhà nước VNDCCH, phải đối diện cùng lúc hai yếu tố pháp lý: 1/ tuyên bố đơn phương và 2/ mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại HS và TS.

Chỉ cần một trong hai yếu tố này đủ để VN mất chủ quyền tại HS và TS.

Bộ Luật Biển 2012 của VN vừa công bố xác nhận chủ quyền của VN tại hai quần đảo HS và TS là một điều đúng và cần thiết. Bộ Luật này cũng xác nhận hiệu lực hải phận các đảo của VN đúng theo tinh thần Luật Quốc tế về Biển, cũng là một điều đúng và cần thiết. Đúng vì nó phù hợp với thực tế và lịch sử. Cần thiết vì nó làm gạch nối cho thế hệ tương lai. Nhưng nó chỉ có hiệu lực thực sự khi mà TQ từ bỏ chủ quyền ở HS và TS (qua một trọng tài phân xử).

Với một hồ sơ như thế người ta không ngạc nhiên khi nhà nước CSVN không dám đề nghị đưa tranh chấp HS và TS ra trước một trọng tài phân giải. Trong khi đó, với khả năng về quốc phòng đang lên, TQ có thể chiếm các đảo TS còn lại đang ở trong tay VN đồng thời dành phần lớn thềm lục địa và vùng biển VN theo bản đồ chữ U. Việc «ngư dân » TQ hiện nay một lúc 30 chiếc thuyền, cùng với các tàu hộ vệ của hải quân TQ, đang hoành hành đánh bắt hải sản ở các đảo thuộc TS làm người ta liên tưởng đến những ngày tháng giêng năm 1974, lúc sắp đánh HS. Ở đây, trước khi đánh, «ngư dân» TQ đổ bộ lên các đảo. Khi hải quân VNCH can thiệp thì hải quân TQ ra tay «bảo vệ». Rất cỏ thể TQ sẽ lập lại phương pháp cũ.

Lúc đó, với một hồ sơ như thế, VN vô phương đòi lại TS (chứ đừng nói HS). Với sức mạnh và nhiều tiền trong tay, TQ muốn hoạch định biển với VN thế nào lại không được?

Vấn đề vì thế, cấp bách, là phải làm các thủ tục để kế thừa di sản VNCH để có một thế đứng chính thống trước quốc tế. Hiện nay chưa có nước nào chính thức công nhận chủ quyền của VN tại HS và TS (kể cả Pháp). Với một hồ sơ như thế thì ai mà công nhận?

© Trương Nhân Tuấn

© Đàn Chim Việt

——————————————

Xem thêm:

- Tìm hiểu nguyên nhân mất đất Tụ Long vào tay Trung Quốc qua các hiệp định Pháp-Thanh về biên giới 1887 và 1895:  http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235436/index
- Biên giới tỉnh Hải Ninh. Nguyên nhân Việt Nam mất huyện Giang Bình và đất thuộc hai tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Hải Ninh. http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235425/index
- Thử tìm hiểu tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235391/index
- Lịch sử tranh chấp chủ quyền « l’enclave Pak-lung » cùng các đảo Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu trong vịnh Vạn Xuân : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235331/index
- Tìm hiểu đường biên giới Việt-Trung: Lào Cai : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235329/index

17 Phản hồi cho “Nhân nói chuyện về hiệu lực pháp lý của các bản đồ”

  1. Bến Tre says:

    Ôi thôi ! Lo bò trắng răng.

    Việt Nam còn nhiều đảo mà. Hết tiền tiêu thì bán tiếp mà ăn . Đảng CSVN đâu có lo chết đói. !

    Với thàng tích ” cướp chính quyền ” , chiếm miền Nam ; đất đai cả đống
    Hết tiền thì cứ bán chiến lợi phẩm thu được ở miền Nam ; cả ngàn năm sau cũng không hết tài lộc.

    HS-TS trước mắt kể như xong ! Chỉ sợ rằng dảy đất chữ S sẽ không còn luôn.
    Đảng CSVN sẽ cống tiếp !

  2. Dân Việt says:

    Chiến thắng thường nghiêng về kẻ mạnh là phần nhiều trong lịch sử . VN đang há miệng mắc quai về vấn đề TS , HS mà Chú Đồng , Chú Hồ đã hiến tặng cho người anh em phương Bắc lâu rồi . HS , TS sẽ thuộc về chủ quyền của TQ .

  3. tranquay2008 says:

    Ông Vỏ Hưng Thanh đặt vấn đè sao TQ không dám đưa tranh chấp ra Tòa Án Quôs Tế có vẽ hơi ngớ ngẩn,đáng lý ra phải hỏi tại sao VN không dám mới đúng vì chính VN là nước bị xâm lấn.TQ có mất mát gì đâu mà phải khiếu nại.
    Ông Trương Nhân Tuấn có đề cao VNCH gì đâu mà có người muốn chụp mũ ông,tôi chỉ thấy ông ấy chỉ nói lên sự thực mà thôi.Bất kể ý kiền đóng góp nào cũng quý,chỉ những kẻ thiếu bản lĩnh mới không dám nhìn vào sự thực.

    • NON NGÀN says:

      ĐỪNG DÙNG ÓC MÌNH ĐO ÓC NGƯỜI

      Võ Hưng Thanh không hề đặt vấn đề tại sao Trung Quốc không dám đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa án quốc tế. Võ Hưng Thanh không bao giờ có kiểu suy nghĩ ngớ ngẩn như vậy. Bởi
      võ Hưng Thanh luôn cho TQ là kẻ xâm lược thì đặt vấn đề như vậy phỏng có ích gì ?
      Võ Hưng Thanh cũng chẳng cần đặt câu hỏi tại sao VN ngày nay không đưa vấn đề xâm lấn của TQ ra Tòa án quốc tế. Bởi VN có vô số các chuyên gia đủ sức làm vấn đề đó. Song VN có thấy kẹt vấn đề gì hay không lại là chuyện khác.
      Võ Hưng Thanh không đến nỗi người thiếu bản lĩnh mà không dám nhìn vào sự thật như ý kiến của ông Trần Quay nào đó phát biểu.
      Bởi ông Trần Quay thì chỉ biết có quay 2008 độ, đâu có biết gì việc đời, nên chỉ luôn luôn dùng đầu óc nhỏ hẹp, cái tiên kiến nào đó của mình để đo lường óc người khác, dè bỉu người khác một cách bất chính như tâm lý thường tình của những người đời thế thôi !

      ĐẠI NGÀN
      (01/8/12)

  4. Văn Minh says:

    Trương Nhân Tuấn cuối cùng cũng chỉ nhằm đề cao VNCH và hạ thấp VNCS. Nhiều bạn đọc ở đây cũng tỏ ra hỉ hả vì cuối cùng, có vẻ dẹp bỏ chế độ “bán nước” hiện hành là giải pháp duy nhất để cứu vãn tình hình, bảo toàn được lãnh thổ quốc gia.

    Nhưng câu hỏi là liệu Trương Nhân Tuấn đã sử dụng hết dữ kiện chưa? hay ông ta mới chỉ dùng một số hạn chế dữ liệu (có thể không muốn hoặc chưa biết) chỉ để nhằm hạ thấp uy tín chế độ hiện hành và đề cao chế độ VNCH đã quy tiên từ lâu?

    Tôi không đủ kiến thức để biết trong câu chuyện tranh chấp HS-TS, đang còn những dữ kiện nào chưa được sử dụng hết. Dù vậy, tôi biết chắc rằng TQ không chiếm thế thượng phong như những gì Trương Nhân Tuấn cố làm chúng ta tin qua bài viết trên. Nếu TQ thực sự chiếm thế thượng phong, vì lẽ gì họ cứ trì hoãn không dám đưa chuyện biển đảo ra phân xử ở tòa án quốc tế?

    Vì lý do gì đó, TQ không nắm thế thượng phong so với VN. Và việc tìm ra các bản đồ cổ chứng nhận việc TQ cách đây 100 năm vẫn chưa coi HS-TS là lãnh thổ của mình – dĩ nhiên tạo thêm lợi thế cho VN chứ không phải đẩy VN vào bế tắc, như những gì Trương Nhân Tuấn trình bày.

    • Dat La says:

      Đưa ra tòa án quốc tế làm chi cho… rách việc? khi Tam Sa mình vừa thành lập công khai, khi biển nó mình đang rao đấu thầu khai thác (cũng công khai luôn), khi dân đánh cá nó mình vẫn… giết lai rai (à cái này thì mình làm lén nhưng nó thương mình nên giấu hộ bảo là “tầu lạ” giết!), khi dân nó không dám biểu tình, mà thằng thống tướng quốc phòng nó còn làm tiệc đãi mình để… cám ơn.

      Đấỵ… Tôn Tử nó mách nước đấy, không phải tớ theo Tầu đâu nha.

    • Đ. M. Bọn Nó says:

      @Văn Minh:
      Không biết bác phân tích kiểu này có hợp lô gíc không.

      1/ Bác bảo là bác Tuấn đề cao VNCH thì theo tui nghĩ trong hành động này bác Tuấn cũng có lý và lẽ vì chỉ có chính quyền VNCH mới dám cho tàu chiến ra “chơi tay đôi” với thằng Tàu trong khi bên hông vẫn bị cái lưởi lê của Cọng sản miền Bắc dí vào chờ dịp “chơi” cho lút cán….Nếu so 2 chính quyền quốc gia (theo bác Văn Minh nói là đã ngỏm củ tòi) và chính quyền CS miền Bắc thì chính quyền miền Nam quốc gia cũng đã cố gắng để bảo vệ đất nước. Và điều này đã chứng minh tính dân tộc cuả một chính quyền.Trong khi CS Bắc việt dâng cho Tàu từng miếng đất từng km biển rừng. Thí dụ tiêu biểu nhất là Aỉ Nam quan (nơi Nguyễn Trải tiển cha qua Tàu làm tù binh) sau ngày CS Bắc Việt chiếm xong miền Nam đã thuộc Tàu….Và đó chỉ là 1 trong trăm ngàn thí dụ khác…

      2- Bác bảo sao Tàu không đưa chuyện biển đảo biên giới ra toà án quốc tế? Bác ơi, đơn giản lắm vì bọn Tàu đâu cần làm thế. Nguyên một đám tay sai ngồi ở Ba Đình tự động dâng hiến một cách dể dàng (như gái già ế độ) thì việc gi làm rùm beng lên cho ồn ào? Đâu cần phải đưa đi đâu làm gì cho rách việc?

      Mấy cái bản đồ cổ đó thì ăn thua mẹ gì hả bác Văn minh? Vấn đề ở chổ là phía Vn cũng không dám ồn ào hay có động thái mạnh ngoài 2 từ phản đối hay 3 từ không đồng ý???

      Hơn nữa là cứ cho la thế giới sẳn sàng giúp Vn tự vệ để bênh vực lẻ phải công lý thì chính bản thân mình phải biết tự bảo vệ mình trước đã.

      Tui có đọc một bài viết của một bloger về câu chuyện người campuchia. Người ta bảo rằng…Ai sẽ lên tiếng bênh vực hay bảo vệ Vn khi chính chính quyền Vn bắt bớ đánh đập người dân VN biểu tình chống Tàu?. Vấn đề là ở chổ đó

      Tàu có ở thế thượng phong hay hạ phong cũng quan trọng mẹ gì?

      Cơ bản và rõ ràng ai cũng thấy là Vn đang mất từng phần từng phần sông nuí như kẻ ho lao chết dần chết mòn. Hay là bác Văn Minh vẫn không nhận thấy đất nước đang mất từ từ và rất êm đềm vào tay bọn Tàu? Nếu bác trả lời Không Nhận THấy thì…bó tay….

      Trân trọng chào bác

      • Văn Minh says:

        Bác nhìn vấn đề theo kiểu mặc định rằng: chính quyền hiện nay đầu hàng làm tay sai cho TQ, sẵn sàng hiến biển đảo cho TQ, và sẵn sàng đàn áp những người nói lên tiếng nói chống sự xâm lược của TQ. Đó là cách nhìn phổ biến của phe đối lập với nhà nước VN hiện nay, nhưng liệu có phải là sự thật không?

        Trong số những mặc định trên, chỉ có chuyện đàn áp biểu tình TQ là có bằng chứng khá rõ ràng. Tất cả những phản ứng khác của chính phủ VN, trong bối cảnh hiện nay, trước đối thủ lớn như TQ, trước các mối quan hệ lợi ích quốc gia đều nói lên rằng: chính phủ VN đang hành xử khá bình thường. Chính phủ VN không thể có cách hành xử gì khác hơn được nữa, bởi VN không muốn chiến tranh, đối đầu với TQ, và chuyện bài Tàu như những năm 1975-1985 không thể lặp lại. Bản thân nhiều nhà quan sát chính trị bên ngoài cũng phải công nhận rằng VN đã ứng xử khôn ngoan.

        Về chuyện biểu tình chống Tàu xâm lược gần đây: chẳng lẽ chỉ có một vài trăm người, quanh đi quẩn lại chỉ một vài vị, biểu tình chống Tàu thôi hay sao? lòng yêu nước của dân VN lại tệ hại thế à?

        Nói thẳng ra những người đi biểu tình chống Tàu vừa qua thì phát động tinh thần biểu tình là chính, chống Tàu chỉ là cái cớ thôi. Cái họ muốn nhất là xách động tinh thần và phong trào cách mạng, nhân danh yêu nước, chống xâm lược, nhưng mục đích sâu xa là để làm cách mạng kiểu Bắc Phi, lật đổ chế độ. Bản thân họ bất mãn chế độ, không muốn cùng đi theo chính quyền để chống Tàu xâm lược theo những sự hiệu triệu chính thống. Hiển nhiên chính quyền VN biết rõ mục đích của phong trào biểu tình và kiểm soát, đàn áp chính là để ngăn chặn sự tan rã tổ chức trong nội bộ xã hội, chống lại mầm mống loạn lạc.

        Vì thế, không có nhiều người theo các phong trào biểu tình, từ dân thường cho đến giới trí thức. Nhìn tiêu cực thì bảo là phong trào yêu nước bị thui chột. Nhìn theo cách khác thì đó là chỉ số cho thấy xã hội vẫn có thể còn trông chờ và các lời hiệu triệu chính thức, là chỉ số thể hiện sức mạnh tổ chức của xã hội. Dĩ nhiên phải khi nào lời hiệu triệu này được đưa ra thì chúng ta mới có thể biết được thực sự sức mạnh của nó đến đâu.

        Khi các lãnh đạo nhà nước vẫn đề cao tinh thần yêu nước, vẫn tuyên bố bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân; khi báo chí trong nước vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ khẳng định niềm tin vào chủ quyền – thì không thể nói chính sách nhà nước là đàn áp tinh thần chống TQ xâm lược được. Thực tế cho thấy tất cả những người biểu tình chống TQ bị bắt đều chỉ là những người lợi dụng chuyện chống Tàu để làm loạn tình hình mà thôi. Có rất ít người như vậy, và có rất ít cảm thông từ xã hội VN với những người như vậy.

      • Đ. M. Bọn Nó says:

        Cám ơn cái còm men trả lời của bác Văn Minh. Nhưng lý luận của bác không chuẩn và có quá nhiều sơ hở khập khểnh. Đó là tại một lý do duy nhất: Danh không chính thì ngôn không thuận.

        Tui xin trả lời và cũng như chỉ cho bác thấy những cái sai của bác nhá:

        1- Tui không hề mặc định rằng chính quyền CS hiện tại là tay sai của Tàu Cọng. Chính những động thái và cách hành xử của cái chính quyền này đã chứng minh điều mà bác gọi là mặc định này. Trên thế giới này không có cái chính quyền nào để cho ngoại bang chiếm đất chiếm biển và bắn giết dân mình. (cái này thì chắc không cần đưa dẩn chứng).
        Về quân sự thì chắc Vn thua xa Tàu. Nhưng không phải mạnh là thắng. Vn chưa bao giờ mạnh về quân sự nếu không dựa dẩm vào ai đó. Vn cũng sẽ không bao giờ mạnh đến nổi thách đấu với Tàu. Điều này không có nghĩa là phải làm nô lệ hay bị bọn nó ăn hiếp dể dàng. Lịch sử đã chứng minh.

        2- Bác bảo những người đi biểu tình chỉ vài trăm người và đa số là những khuôn mặt quen thuộc. Điều này đúng. Và lý do đơn giản và ai cũng thấy là hể có biểu tình thì hôm trước đó rất nhiều người (khá nổi tiếng) đã bị Còn Đảng Còn Mình sách nhiểu, tìm mọi cách để cách ly hay ngăn chặn không cho ra khỏi nhà. Còn riêng với người dân (ít nổi tiếng và không nổi tiếng) thì xin nói thẳng rằng họ không dám vì nhiều lý do khác như sợ trù dập sợ bị đánh đập mà không ai có thể can thiệp. Điều này chứng minh một điều là chính quyền CS đã quá thành công trong việc làm người dân SỢ HẢI. Không ai dám đi khi mọi guồng máy tổ chức an ninh của chính quyền quá tuyệt vời. Hãy để cho mọi người có quyền kêu gọi nhau đi biểu tình và đừng ĐÀN ÁP thì bác sẽ thấy bao nhiêu người có lòng với đất nước. Nhưng ở Vn thì khác hẳn (có lẻ ở Vn dân chủ vạn lần hơn các nước tư bản chăng?) Cứ có biểu tình chống Tàu là cứ như trăm lần như một là có người bị đánh bị đá. Ở đây lại dính líu đến câu hỏi: Ai có lý và ai có lực. Về mặt lý và lực này tui xin miển bàn.

        Bác bảo người đi biểu tình chỉ muốn lợi dụng để lật đổ chính quyền? Xin trả lời bác rằng nước Vn KHÔNG PHẢI của cải riêng tư của Đảng CS hay những người CS. Chuyện công và tội của Đảng và những người CS thì lịch sử sẽ phán xét khi thời điểm đến.
        Ở đây tui chỉ muốn nói rằng nếu chính quyền thật sự VÌ DÂN và DO DÂN thì ai ngu mà lật đổ. Chỉ có những chế độ độc tài như ở Lybien hay Syrien thì người ta mới lật đổ để đòi công bằng lẻ phải.

        Chế độ CS Việt Nam đã quá tuyệt vời quá siêu việt thì sợ ai lật đổ???.

        Bác là người có ăn học (tui cho là thế qua giọng văn của bác vì văn là người). Lẽ ra những người như bác nên cổ vủ cho người xuống đường chống Tàu. Dù không dám đi biểu tình thì cũng ủng hộ bằng cái miệng hoặc im lặng để cho người khác làm.
        Hành xử như bác thì hầu như rất nhiều người ở Vn (đa số vì miếng ăn miếng ở, vì công danh vì lợi lộc). Và câu hỏi là: Có phải vì những người có suy nghĩ như bác nên Vn trong quá khứ mất aỉ Nam quan. mất thác Bản giốc, trong hiện tại thì mất biển mất đảo, mất rừng núi Tây Nguyên và ngư dân Vn bị bắn giết bị hành hạ????

        Câu cuối cùng nhờ bác trả lời giúp: Ngoại giao kiểu Vn (bác bảo là thế giới khen) thì bao giờ lấy lại được những gì đã bị cướp? Và khi thằng ăn cướp vào nhà hiếp vợ bác, giết con bác, cướp của cải cuả bác thì bác có mềm dẻo được chăng?

        Chính quyền CS phải bị đào thải vì những sai trái lịch sử của nó. Vấn đề chỉ là thời gian….

        Riêng bác thì nên đọc và tìm hiểu thêm về tình hình thế giới để suy nghĩ về hiện tại của Vn. Bác sẽ hiểu những người trí thức ở vn đi biểu tình không vì danh lợi mà họ đang vì đất nước.

        Trân trọng

      • Đ. M. Bọn Nó says:

        Bác Văn Minh im hơi lặng tiếng quá vậy? Đuối lý cạn lẽ rồi sao?

        Tui nghĩ là bác im lặng thì coi như bác đã chào thua.

        Nhưng thưa bác Văn Minh, tui muốn tham khảo thêm bác về cái vụ bọn Tàu chệch chỉ trong vài ngày đã đưa 2 lần tổng cộng gần 30 ngàn (30.000) tàu đánh cá lớn nhỏ ra TS HS.
        Chuyện gì sẽ xảy ra thưa bác? Liệu các tàu này chỉ dùng để đánh cá hay tàu hải quân trá hình?

        Biển mà Tàu chệch vào tung hoành là biển của Vn hay cuả Tàu chệch vậy thưa bác

        Chính quyền Vn ngoài ăn hiếp dân đen thì vẫn “rất ngoan rất hiền” như những con cừu mà trời sinh ra chỉ để cho người ta…cạo lông…

        NHỤC ƠI LÀ NHỤC
        NHỤC ƠI LÀ NHỤC

    • NON NGÀN says:

      CÓ BAO GIỜ KẺ TỘI PHẠM LẠI DÁM ĐƯA VẤN ĐỀ RA TÒA ÁN ?

      Hoàng Sa, Trường Sa khách quan là của VN.
      Biển Đông, ngoài khu vực Hoàng Sa và Trường Sa của VN vốn đã có từ thời xưa ra, ngoài thềm lục địa và lãnh hải của VN ra, là khu vực thuộc biển quốc tế nói chung.
      Trung quốc xâm chiếm hải đảo Hoàng Sa của VN, đe dọa tiếp tục xâm chiếm thềm lục địa VN, như vừa rồi họ lếu láo lập nên cái gọi là thành phố Tam Sa trên lãnh thổ biển của VN, thế thì họ là kẻ đi xâm lăng, là tên tội phạm rõ ràng, lý gì họ phải đưa vấn đề này ra Tòa án quốc tế ? Một kẻ tội đồ, một kẻ bị truy tố, hay đang bị truy nã trong xã hội, hỏi liệu nó có vác hồ sơ tự lên án mình để nộp vào Tòa án hay không, là điều rõ ràng mà ai cũng biết. Kẻ phạm pháp thì chỉ có thể dùng vũ khí, vũ lực, đe nẹt, không chế người khác, có lúc nào mà lại dùng chứng cứ để biện bạch, dùng lý lẽ để thuyết phuc. Hành vi, thái độ của TQ ngày nay chính là kiểu như thế. Không những vậy, dã tâm xâm lăng của họ sẽ còn nhiều điều còn khó lường hơn nữa. Bởi thế VN hiện tại chỉ có thể cảnh giác bằng vũ lực, không thể còn trong đợi hão huyền, khờ khạo, ngây thơ về 16 chữ vàng hay 4 tốt giả tạo hay hoàn toàn giả ảo gì nữa.
      Còn VN lại khác, VN bất kỳ lúc nào đều có thể đưa vấn đề này ra Tòa án quốc tế, bởi vì VN có chính nghĩa, cho dầu có còn vướng một điều gì đó nhỏ, vẫn có thể biện minh, vẫn có thể tự bào chữa và bảo vệ được. Vân đề có đưa ra hay không là việc làm của chính phủ VN hiện tại. Tôi nghĩ rằng VN đủ dữ liệu và khôn ngoan về việc này. Chỉ có vấn đề ý chí chống TQ và chiến lược được hữu hiệu tới đâu, điều đó chưa thấy chính phủ VN hiện giờ đẩy mạnh đến cùng và cũng chưa thể hiện công khai gì lắm trước nhân dân khi mức độ cần thiết đang đòi hỏi. Đó mới chính là điều mà nhiều người VN ngày nay hay có thể nói được là toàn dân VN đang ưu tư nhất.

      Võ Hưng Thanh
      (01/8/12)

  5. ĐẠI NGÀN says:

    CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ VÀ THỰC THỂ ĐẤT NƯỚC

    Đất nước là thực tại lâu dài, trường cửu. Đất nước gắn liền với không gian địa lý, với thời gian lịch sử, với dân tộc tồn tại và chiếm lĩnh toàn thể đất nước đó. Như thế đất nước chính là cái nền khách quan, bao quát, thường xuyên nhất mà không phải là chế độ chính trị. Có nghĩa chế độ chính trị có thể đổi thay, biến chuyển, mất đi và xuất hiện mới, nhưng đất nước vẫn chỉ luôn thống nhất là một, dân tộc chỉ luôn hiện diện là một.
    Từ trên ý nghĩa đó, có thể thấy rằng bài viết của tác giả Trương Nhân Tuấn “Nhân chuyện nói về hiệu lực pháp lý của các bản đồ” rất hay, rất quan trọng và rất ý nghĩa.
    Bản đồ tất yếu chỉ gắn với yếu tố địa lý, lịch sử khách quan, mang tính bao quát nhất của lãnh thổ một đất nước, vượt lên các ý nghĩa chính trị hay thể chế nhất thời nào đó, mặc dầu trong thời điểm nhất định nào đó, nó có thể thể hiện một ảnh hưởng hay tác dụng nhất thời nào đó do hiện tại quyết định, cho dầu không hoàn toàn đi ngược hay thay thế hẳn mọi tính cách bao quát, khách quan khác đã từng có ngay trước đó.
    Có nghĩa bản đồ mang tính cách quá trình lịch sử trong quá khứ, hơn là yếu tố chính trị nhất thời trong hiện tại. Tính chất pháp lý của ý nghĩa bản đồ như vậy là tính chất pháp lý của chân lý khách quan mà một đất nước biểu hiện, không phải ý nghĩa chủ quan, chuyển biến, đột xuất do chính trị hay thể chế hiện tại chi phối. Có nghĩa bản đồ có liên quan tới pháp lý lãnh thổ, tới ý nghĩa toàn dân, không liên quan tới yếu tố cá nhân, phe nhóm về mặt chính trị đơn lẽ, nhất thời quyết định.
    Trên cơ sở như vậy, phải nhận thức các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vốn đã gắn với quá khứ lịch sử, địa lý của đất nước, dân tộc VN từ xa xưa, hay ít ra cũng đã có từ trước, không phải chỉ quyết định do yếu tố chính trị giai đoạn, tạm thời, trước mắt nào đó quyết định. Có nghĩa công hàm của chính phủ Phạm Văn Đồng của miền Bắc VN vào năm 1958 không thể quyết định ý nghĩa khách quan của bản đồ VN, của lãnh thổ VN, của đất nước VN, của dân tộc VN, mà chỉ là một động thái thuần túy mang tính chính trị hình thức của chính phủ đó khi nó đưa ra công hàm mang tính bề ngoài, tức tính chất thời sự nhất thời khi đó. Bởi vì đây chỉ là quan điểm tạm bợ, không căn cứ khách quan, không được quyết định tối hậu về mặt giá trị pháp lý theo tính cách quy định long trọng mà các thủ tục về hiệp nghị quốc tế nói chung quan trọng đều cần phải có trong đời sống lịch sử lâu dài của một đất nước, một quốc gia, một dân tộc.
    Cũng từ đó, có thể phân ra hai ý nghĩa :
    1/ tấm bản đồ nước Trung Hoa xuất bản năm 1904, dưới thời nhà Thanh, mang tên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. Bản đồ này vẽ lãnh thổ của Trung Quốc năm 1904 không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một dữ liệu lịch sử, địa lý khách quan, bởi nó được kéo dài trong thời gian kể từ đó cho tới năm 1858 khi có cái gọi là Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.
    2/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. “Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc.” Và Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp.” Cả hai yếu tố này nếu quả thật có xảy ra như thế, nó chỉ gắn kết theo với Công hàm 1958 trước đó như đã nói mà không mang bất kỳ ý nghĩa gì khác. Có nghĩa đó chỉ là một dữ liệu hay yếu tố nhất thời về chính trị, chỉ mang tính cách chính trị bề ngoài, chưa thể gọi được đã có cơ sở chiều sâu về mặt khách quan lịch sử lãnh thổ mang tính pháp lý bó buộc và đúng quy củ như trên kia đã phân tích.
    Như vậy kết luận rằng yếu tố chính trị ý hệ hay các quan điểm chính trị mang tính chất lý thuyết nhất thời, đó chỉ mới là hiện tượng cảm tính giai đoạn, không nhất thiết đã là cơ sở lịch sử, địa lý hằng cửu để có thể làm biến động hoặc thay thế hẳn cho các ý nghĩa lãnh thổ đã từng có trước đó về mặt pháp lý trường cửu hoặc căn cơ lâu dài, nhất quán.
    Nói một cách xác đáng hơn, đảng Cộng sản và chính phủ miền Bắc lúc đó, tức chính phủ Hổ Chí Minh với ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cũng mới chỉ dừng lại ở một mô hình chính chính trị, một mô thức ý thức hệ mang tính lý thuyết chính trị tạm thời, giai đoạn lúc dó, hoàn toàn chưa hội đủ về các mặt lịch sử hay địa lý lâu dài liên quan tới cả một đất nước và một dân tộc được nhìn một cách bao quát nhất.
    Chính vì thế mà hiện nay Quốc hội VN đã ra luật biển, xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ VN là hoàn toàn hợp pháp, chính đáng. Vả lẽ trước đó, cũng chính nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay đã công khai phản bác mọi yêu sách của Trung Quốc về hai đảo này của Việt Nam. Bởi hiển nhiên, động thái của Phạm Văn Đồng năm 1958 với công hàm do ông ta đưa ra, nó phản lại chân lý lịch sử của đất nước và dân tộc VN về mặt lãnh thổ địa lý và thực tế khách quan đã có trước đó. Dồng thời thực chất nó cũng không hề có ý nghĩa pháp lý mang tính quy thức thực sự nào vốn được tập tục quốc tế thừa nhận và đòi hỏi phải có. Có nghĩa nó chỉ là một ý kiến qua công hàm, chưa thành một hiệp nghị, một nghị định, một đạo luật nào có tính cách thay đổi về mặt lãnh thổ hay thực tế địa lý khách quan nào đó.
    Cho nên, nói chung lại vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay hoàn toàn không phải sự vướng bận gì về mặt pháp lý khách quan, nhưng chỉ vướng bận về mặt di lụy chủ quan mà ý nghĩa chính trị ý thức hệ mù quáng nhất thời đã từng đưa tới một cách hoàn toàn đáng tiếc và đáng ra không nên có. Đây chính là một phản ý nghĩa về giá trị của một cá nhân, nhóm cá nhân, một thực thể chính trị cụ thể nhất định, nhưng hoàn toàn không phải ý nghĩa tối hậu về mặt trách nhiệm, mặt nghĩa vụ, mặt quyền lợi nói chung trong ý nghĩa của lãnh thổ về mặt đất nước, quốc gia, dân tộc được nhìn chung nhất, thống nhất nhất, tối hậu nhất, tuyệt đối nhất, cũng như có tính cách toàn diện, trường cửu, lâu dài, đầy đủ và bao quát nhất.

    Võ Hưng Thanh
    (30/7/12)

  6. Gs Nguyễn Hữu Chi says:

    Một bài phân tích tài liệu lịch sử và án lệ rất hay.

    Lỗi tại chú Phạm văn Đồng.

    Nhân tiện đây xin bạn Tuấn bàn thêm về vụ tranh chấp giữa Pháp và Đức về vùng Alsace và Lorraine. Tôi có cảm tưởng mọi tranh chấp đất đai giữa 2 nước, kẻ mạnh luôn luôn thằng.

  7. Trúc Bach says:

    Một trăm hay một ngàn bản đồ cũng không chọi lại chỉ một “bức công hàm 1958″ mà Trung Công đang nắm trong tay !

    Muốn vô hiệu hóa Công Hàm Bán nước 1958 thì trước hết phải phủ nhận kẻ đã ký nó, mà muốn phủ nhận kẻ đã ký công Hàm, tức Phạm Văn Đồng, thì phải phủ nhận cái kẻ đã ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ký nó, đó là : Hồ Chí Minh và đảng csVN !

    Hãy mang thủ phạm bán HS-TS ra tòa trước khi đòi lại HS-TS từ tay kẻ mua đồ ăn cắp .

    Bắc thang lên hỏi ông trời,
    Biển đảo bán rồi, lấy lại được không ?
    Trời rằng: Hỏi chuyện viễn vông,
    Thằng Tàu đã nuốt, khó lòng moi ra
    Muốn lấy thì nghe lời ta
    Việt Nam Công Hòa phải dựng dậy ngay
    Việc này càng sớm càng hay
    Chớ để lâu ngày thì tội bán nước
    Của chúng mày… càng to !

  8. Dat La says:

    Tác giả viết một bài rất hay, rất cần thiết!

    Nhưng tôi nghĩ các đ/c Ba Đình cũng thưà biết những điều ông Tuấn vừa nêu ra. Nhưng chẳng lẽ bây giờ lại nhận là đã bán nước và còn đang tiếp tục bán nước để tạo dựng và giữ ngôi báu nhà Sản? Thành ra chỉ là để câu giờ lừa gạt dân. Lâu dần năm này qua năm khác mọi sự sẽ trở thành chuyện đã rồi.

  9. Sergei says:

    Theo báo Thanh Niên thì các phuơng tiện truyền thông phía Trung quốc cũng đưa ra bàn bạc tấm bản đồ nhà Thanh nêu trên. Thiển nghĩ, chắc là họ có chứng cứ, lập luận vững lắm nên mới rất tự tin cho phép các phương tiện truyền thông làm như vậy mà không sợ bị phản bác. Cứ theo như những dữ kiện tác giả Trương Nhân Tuấn nêu ra ở trên thì quả là TQ đang nắm phần chắc rồi. Mỵ Châu đã ngu ngơ, trót dại giao lãnh hải cho Trong Thủy rồi!

    Thật kỳ lạ, không biết cái thứ chủ nghĩa đó có sức mê hoặc như thế nào mà khiến người ta u mê đến mức giao hết linh hồn cho kẻ ngoại tộc, trong khi đối với những kẻ cùng máu mủ thì kết án là kẻ thù không đội trời chung, hừng hực khí thế căm thù, ra tay tàn sát không thương tiếc ?

    Đã tuyên bố là HS-TS là của TQ rồi, bây giờ lại tuyên bố là của mình, cho là TQ ngang ngược xâm chiếm. Thói ngang ngược lật lọng đó khi đối xử với ngưòi dân chân yếu tay mềm thì quả là hiệu quả thật, “tài trí” cao đấy. Nhưng bây giờ lại đối đầu với TQ là tổ sư của ngang ngược lật lọng thì làm sao đây? Ôi, sao mà luật nhân quả lại éo le thế này !

    Việc cần làm ngay bây giờ- theo tác giả Trương nhân Tuấn – là phải làm các thủ tục thừa kế di sản Việt nam Cộng hồa ngay. Nhưng thủ tục thừa kế này cụ thể là làm như thế nào đây khi mà, ngày 30-4 năm 1975, tồng thống Dương văn Minh khi gặp ngưòi đại diện quân đội Bắc Việt đã xin được bàn giao lại cho chính quyền mới thì bị mắng như tát vào mặt : “Các ông là kẻ thua trận, các ông có gì để mà bàn giao?”

    Ôi thôi, một thời cuồng si, một thời ngu muội !

  10. Ngụy Quân Tử - Hồ Bác Cụ says:

    Trước tiên tôi xin tác giả Trương Nhân Tuấn minh định câu sau đây trong đoạn thứ ba từ dưới cuối bài này cho rõ nghĩa: “Với một hồ sơ như thế người ta KHÔNG ngạc nhiên khi nhà nước CSVN không dám đề nghị đưa tranh chấp HS và TS ra trước một trọng tài phân giải…” Người đọc nên hiểu là “đã KHÔNG ngạc nhiên” hay “KHÔNG khỏi ngạc nhiên”. Sau nữa là cám ơn tác giả về những bài viết về biển Đông và đã vạch mặt bọn CSVN hiện nay chỉ là bọn ngu xuẩn, tay sai và bán nước cho Tàu, nối tiếp theo bước của “lãnh tụ kính yêu” của chúng là tên phản quốc Hồ chí minh!!!!

    Theo tôi, thì tôi “đã KHÔNG ngạc nhiên” khi bọn CSVN hiện nay đã cố tình lấp liếm, lén lút, đi vòng vèo trong việc bảo vệ chủ quyền Độc Lập của đất nước, mặc dù VN có đầy đủ chính nghĩa, nhưng bọn CSVN chúng thà mất nước còn hơn mất quyền, y hệt như tên giặc già Hồ chí minh đã làm trong những ngày VN ta mới thu hồi Độc Lập từ tay người Pháp.

Leave a Reply to Gs Nguyễn Hữu Chi