WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hơn 100 máy bay Trung Quốc nhằm biển Đông thẳng tiến

Một bản tin đăng trên nhiều trang quốc phòng của Trung Quốc nói hơn 100 máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ tấn công tầm xa từ nhiều hướng vào biển Đông….

May bay Trung Quốc đang tiếp dầu trên biển Đông

Bản tin tường thuật cuộc phỏng vấn của Đài Truyền hình Trung Quốc (CNTV) với sĩ quan hải quân Trương Vỹ, Phó chỉ huy một hạm đội lớn vừa có cuộc tập trận ở vùng biển xa phía Nam Trung Quốc nhưng không nêu tên hạm đội lớn này là gì và cuộc tập trận được tiến hành ở vùng biển nào thuộc biển Đông

Lược dịch đoạn phỏng vấn này của CNTV: Trong những năm gần đây, Không quân Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc và có những thành công không thể chối cãi. Trung Quốc đã tự sản xuất mà không phải nhập khẩu máy bay cũng như trang bị quân sự cho Không quân như trước kia.

Ngày nay, chúng tôi đã sản xuất được rất nhiều loại máy bay mới, như các máy bay cảnh báo sớm, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom chiến thuật… Chính điều này đã làm cả thế giới phải chú ý hơn đến lực lượng Không quân Trung Quốc nói riêng và PLA nói chung.

Bên cạnh tự sản xuất được máy bay, Không quân Trung Quốc còn có sự phát triển mạnh trong việc chế tạo công nghệ. Sự thành công trong thử nghiệm tác chiến điện tử, cũng như việc phát triển mạnh cho công nghệ thông tin đã làm vũ khí của Không quân Trung Quốc có độ chính xác hơn rất nhiều, không gian cũng được mở rộng hơn… Không quân Trung Quốc có thể tác chiến ở các vùng lãnh thổ xa hơn xưa rất nhiều.

Bên cạnh việc phát triển mạnh công nghệ sản xuất và chế tạo máy bay, Không quân Trung Quốc còn nghiên cứu nhiều loại tên lửa mới trang bị cho không quân. Trong 10 năm trở lại đây Trung Quốc đã tự sản xuất được khá nhiều loại tên lửa: Tên lửa không đối không, Không đối đất,…

Tên lửa của Trung Quốc đã đứng vào hàng các loại tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới. Bên cạnh công nghệ về tên lửa thì Không quân Trung Quốc có đẩy mạnh sản xuất các hệ thống Rada, nhất là hệ thống Rada cảnh báo sớm tạo thành một mạng lưới dày đặc. Hệ thống Ra da thụ động cũng như chủ động của Trung Quốc có hiệu quả rất cao trong việc phát hiện mục tiêu hơn trước rất nhiều.

Bên cạnh tên lửa thì các loại bom cũng được phát triển hàng loạt với nhiều chủng loại khác nhau… tháng 6 năm 20XX Không quân Trung Quốc đã có cuộc diễn tập ở cực Nam Trung Quốc thuộc vùng biển Nam Trung Hoa.

Máy bay Trung Quốc chuẩn bị cất cánh nhằm hướng biển Đông thẳng tiến

Đây là một vùng biển xa, lần đầu tiên Trung Quốc đã huy động 100 máy bay các loại nhắm hướng vùng biển cực Nam Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc. Thành công của cuộc tập trận này sẽ nâng tầm của Không quân Trung Quốc lên một bước mới, kể từ đây Trung Quốc sẽ có nhiều hơn các cuộc tập trận như vậy để bảo vệ chủ quyền của vùng biển phía Nam Tổ quốc (Biển Đông)…..

Bản tin còn cho biết, các máy bay chiến đấu tầm xa tiếp nhiêu liệu trên không lần đầu tiên bay xuống mũi cực nam để bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.

Rõ ràng đây là một diễn biến mới vô cùng nguy hiểm trong tình thế căng thẳng ở biển Đông. Đưa hàng trăm tàu chiến xuống vùng biển này, mang 23.000 tàu cá xuống vơ vét tài nguyên tại đây và bây giờ là hàng trăm máy bay chiến đấu Trung Quốc sẽ coi biển Đông là nơi diễn tập để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc thường xuyên, không biết Trung Quốc còn muốn làm gì tiếp theo nữa để khẳng định sức mạnh bá quyền mà không thèm màng đến dư luận quốc tế hiện tại….

Phú nguyễn (theo báo Trung Quốc/ Phunutoday)

44 Phản hồi cho “Hơn 100 máy bay Trung Quốc nhằm biển Đông thẳng tiến”

  1. Tân says:

    Chuyên gia Hoa kiều so sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc
    Chủ nhật 08/04/2012 20:26 .
    Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.
    Trên đây là nhận định của ông Andrei Chang, một chuyên gia quân sự gốc Hoa mang quốc tịch Canada. Ông là một cây bút kỳ cựu của Tạp chí quân sự Khán Hòa có trụ sở tại Canada, từng có nhiều bài viết về dòng máy bay Sukhoi có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc của ông Andrei Chang:
    Trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.
    Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.
    Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển.
    Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.
    Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.
    Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại.
    Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.
    Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.
    Theo một nguồn tin chưa được xác nhận từ Nga, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.
    Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có.
    Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn, ông Chang nhận định.
    Ông Chang lưu ý thêm, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.
    Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012.
    Vấn đề được ông Chang lưu tâm là có sự khác biệt lớn nào giữa các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc hay không? >> Video: Su-30 của Việt Nam trình diễn trên không
    Những cải tiến nhỏ trong Su-30MK2 của Việt Nam là gì đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các chuyên gia quân sự nước ngoài.
    Reply

    • Minh Đức says:

      Khả năng xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc thật ra rất thấp vì những người lãnh đạo đảng CSVN ngày nay chỉ lo lắng về diễn biến hòa bình nghĩa là chỉ sợ người dân đòi dân chủ. Vì thế mà bộ trưởng quốc phòng Việt Nam nói là quân đội hai nước phải đoàn kết để chống diễn biến hòa bình. Quân đội hai nước đã đoàn kết thì đâu xảy ra đánh nhau. So sánh lực lượng quân sự cũng chỉ là để nói cho dân Việt Nam nghe mà thôi.

      Nếu lực lượng quân sự Việt Nam rất mạnh sao lại cứ để cho Trung Quốc lấn áp ngoài biển Đông? Chẳng qua là những người lãnh đạo CSVN sợ diễn biến hòa bình. Khi Việt Nam có Cách Mạng Hòa Nhài thì Trung Quốc sẽ dùng quyền phủ quyết ở Liên Hiệp Quốc để bảo vệ chế độ VN như họ làm với Syria. Và Trung Quốc có thể đem quân sang Việt Nam để tiêu diệt phe đòi dân chủ. Bộ trưởng Quốc Phòng VN nói quân đội hai nước phải đoàn kết chống diễn biến hòa bình là ý nói quân đội Trung Quốc có thể sang Việt Nam để chống lại phe đòi dân chủ.

      • Tuấn Anh says:

        Minh Đức đọc lại ý kiến của ông Trần Đình Lập:

        Trần Đình Lập says:
        17/08/2012 at 02:40 Bài này mà là của CSVN nói thì tôi không tin nhưng nếu quả đúng là các chuyên gia Q S của TQ nói thì tôi tin.

        Ngoài ra khi đọc kỹ cũng thấy có lý. Ông cha ta xưa cũng yếu hơn giặc ngoại xâm nhưng vẫn thắng vì ta đánh trên đất của ta, địch mạnh nhưng từ xa đến bị hạn chế nhiều. Cho dù là chiến tranh hiện đại ngay nay vẫn cần đến ‘địa lợi” cơ mà. Xem báo Hongkong nói có lý.
        Rõ ràng máy bay TQ từ xa đến thì phải tiếp dầu, rất hạn chế. Đang tiếp dầu thì chỉ cần cai Mic 21 cũ của VN thôi cũng đủ cho đi đời cái J hiện đại của TQ, đấy là chưa kế VN còn có SU30KN tuyệt chiêu.

        Tôi khoái nhất là ông vietnamnew viết là “Tàu chiến TQ lênh đênh giữa Biển Đông đọ sao được tên lửa VN nằm sâu trong dải Trường Sơn? Quá đúng. VN nghèo hơn TQ nhiều nhưng VN không cần quá nhiều Tàu Chiến, máy bay…chỉ cân ít thôi vi nó ngốn nhiều tiền.
        VN chỉ tập trung mua thật nhiều tên lửa hiện đại ( có thể có một vài loại còn hơn cả Mỹ như Bramoh chẳng hạn, nhanh gấp 3- 4 lần tomahoc của Mỹ…) Hơn nữa VN lại là một Hàng không Mẫu hạm không lồ không thể bị đánh chìm.Một anh trên bờ có bảo hiểm kiên cố rõ ràng có lợi thế gấp nhiều nhiều lần với cái anh tàu lênh đênh ngoài khơi chứ.
        Tuyệt chiêu!

        Lúc đầu tôi cũng thắc mắc, VN đã chuẩn bị tốt thế tại sao là còn vẫn sợ thằng Tàu? Sau được nhóm của vietnamnew lí giải tôi mới thấy yên lòng. Đúng là đánh nhau dù có thắng nhưng cũng máu chảy đầu rơi nhà của tan nát. Tránh được vẫn tốt hơn. Nhịn một tý, để Mỹ nhảy vào …tối khoái nhất là câu’ Trai cò đánh nhau – Ngư ông đắc lợi. Quá hay….

        À mà còn môt “bảo bối” của VN nhưng lại là “gót chân A sin” của TQ, đó chính là cái eo biển Malaska….(việc này mấy vị kia đã phân tích rồi, tôi khỏi cần nói thêm

    • Trúc Bạch says:

      Các anh Tân, Tuấn Anh …..đang “sướng” hay đang “Tự Sướng” ?

      Đọc mấy cái “còm men” của các anh là biết mắt các anh đang lờ đờ, mặt các anh đang lơ tơ mơ như con các kè say thuốc lào ….

      Thảo nào mà cứ nick này viết thì nick khác lại “phê” ngay là …Hay !

      He he he….

  2. Tân says:

    Home TIN QUỐC TẾ TỔNG HỢP Báo Trung Quốc: Nga đang có ý đồ can dự Biển Đông
    Báo Trung Quốc: Nga đang có ý đồ can dự Biển Đông
    Thứ ba, 14 Tháng 8 2012 00:00 .
    Gần đây, hải quân Nga có kế hoạch trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam. Hành động này cho thấy Nga đang xúc tiến chuẩn bị chiến lược can dự vấn đề Biển Đông, trong đó chiến lược sâu xa là nhằm kiềm chế Trung Quốc.

    Vịnh Cam Ranh nằm ở con đường giao thông huyết mạch nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí địa lý rất quan trọng, trong thời gian chiến tranh Việt Nam từng trở thành căn cứ không quân chủ yếu của Mỹ. Năm 1979, Liên Xô và Việt Nam đã ký một hiệp định liên quan tới vịnh Cam Ranh với thời gian thuê là 25 năm, từ đó, vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài.

    Ở Cam Ranh, Liên Xô đã cho xây dựng cơ sở trinh sát vệ tinh, thông tin và tên lửa phòng không cỡ lớn. Tàu sân bay của Liên Xô từng đến vịnh Cam Ranh để tiến hành bổ sung hậu cần. Tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược và tàu mặt nước lớn cũng như lực lượng hải quân lục chiến của Liên Xô đều từng đến Cam Ranh thường trú. Nhưng vào năm 2002, sau thời gian dài sử dụng, Nga (nước thừa kế chính sau khi Liên Xô tan rã) đã rút khỏi Cam Ranh. Tuy nhiên mới đây, cơ quan tham mưu hải quân Nga đã nói một cách rõ ràng rằng nước này cần quay trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam và sẽ khởi động trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh trong 3 năm.

    Tháng 7/2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sang thăm Nga và có cuộc hội đàm cấp cao với Tổng thống Nga V. Putin tại khu nghỉ mát Sochi, ngỏ ý Việt Nam cho phép Nga xây dựng căn cứ tu bổ tàu thuyền ở vịnh Cam Ranh. Phía Nga cam kết cho Việt Nam vay 10 tỷ USD, trong đó khoảng 8 tỷ USD dùng để xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, phát triển quan hệ đối tác toàn diện Nga-Việt trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, quốc phòng và an ninh.

    Trở lại vịnh Cam Ranh không những đảm bảo hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương, mà còn giúp hải quân Nga tấn công cướp biển ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhưng quan trọng hơn là Nga có thể lợi dụng việc trở lại căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh để “thọc” sâu sức mạnh quân sự của mình vào khu vực Biển Đông. Trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang nổi lên, hành động này của Nga sẽ làm cho vấn đề Biển Đông trở nên phức tạp hơn.

    Tác giả cho biết mấy năm lại đây, Nga tích cực phát triển quan hệ hợp tác hữu hảo với các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, Nga đã tích cực chủ động phát triển quan hệ với các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Việt Nam, Malaixia. Cụ thể, tháng 3/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga thăm Việt Nam, nói rằng hải quân Nga sẽ giúp hải quân Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm. Tháng 8/2012, Nga bàn giao cho Việt Nam chiếc tàu hộ tống lớp Gepard thứ hai sau khi bàn giao chiếc đầu tiên cách đó 1 tháng. Đây là loại tàu chiến hiện đại thế hệ mới, dù là về mặt kỹ thuật hay về trang bị đều đạt mức cao nhất ở tầm quốc tế.

    Tháng 10/2010, Tổng thống Nga khi đó là ông D.Medvedev thăm Việt Nam. Tháng 11/2010, Việt Nam và Nga ký hiệp định liên quan tới nhà máy điện hạt nhân trị giá 5,6 tỷ USD. Qua so sánh, cân nhắc, Việt Nam đã quyết định sử dụng công nghệ tiên tiến lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ của Nga cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình. Ngoài Việt Nam, Nga còn cung cấp những gói trang bị quân sự hiện đại giá trị không nhỏ cho các nước Đông Nam Á khác. Ví dụ, tháng 11/2011, Nga bán cho Malaixia 18 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKM với tổng giá trị hợp đồng là 900 triệu USD. Loại máy bay chiến đấu này có thể được lắp đặt tên lửa hành trình BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển, có thể tấn công tàu mặt nước và mục tiêu trên mặt đất.

    Theo tác giả, hải quân Nga tiến vào vịnh Cam Ranh sẽ giúp Việt Nam tăng sức mạnh trong tranh chấp Biển Đông. Sau khi Mỹ, Nhật Bản và Ôxtrâylia can dự Biển Đông, giờ đây đang có dấu hiệu Nga cũng sẽ can dự.. Về phía Nga, việc nước này cung cấp các loại vũ khí tiến công hiện đại nhất cho các nước xung quanh Trung Quốc như Ấn Độ, Việt Nam… rõ ràng là phục vụ ý đồ chiến lược ngăn chặn và răn đe Trung Quốc.

    Tác giả cho rằng căng thẳng Biển Đông hiện nay tiếp tục tăng nhiệt là do các nước như Việt Nam và Philíppin không ngừng khiêu khích Trung Quốc. Việc Nga liên tục ký hợp đồng bán vũ khí số lượng lớn cho Việt Nam, cung cấp cho Việt Nam nhiều máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tàu chiến và hệ thống chống tên lửa tiên tiến đã giúp Việt Nam tăng cường mạnh mẽ thực lực quân sự. Việc Nga bán vũ khí cho nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ẩn chứa mục đích chiến lược địa duyên lớn.

    Trên thực tế, sở dĩ tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng một phần là do hành động bán trang thiết bị vũ khí tiên tiến của Nga cho các nước liên quan ở Đông Nam Á. Các nước có tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc đều là những nước nhập khẩu vũ khí của Nga. Nga làm như vậy một là nhằm nâng cao và tăng cường thực lực quân sự và sức mạnh đối kháng của các nước này đối với Trung Quốc, không ngừng khiêu khích Trung Quốc; hai là gây tổn hại cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc, giảm nhẹ sự uy hiếp của Trung Quốc ở phía Bắc và vùng Trung Á đối với Nga.

    Tác giả kết luận sự trỗi dậy của Trung Quốc đang phải đối mặt ngày càng nhiều thách thức. Lo lắng và bất an của Nga về sự trỗi dậy của Trung Quốc lớn hơn nhiều Mỹ và Nhật Bản. Dù Trung Quốc và Nga đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược song phương, nhưng Nga không muốn Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo thực sự của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nga càng không hy vọng Trung Quốc tiếp tục thẩm thấu vào khu vực Trung Á. Trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải Biển Đông, biển Hoa Đông, Nga lúc nào cũng có thể thay đổi quan hệ đối tác với Trung Quốc, bắt tay với Mỹ – nước đang thực thi chiến lược trở lại châu Á – để ngăn chặn Trung Quốc, gây trở ngại cho sự trỗi dậy của Trung Quốc hoặc tạo ra thêm nhiều phiền phức để Trung Quốc phải từ bỏ trỗi dậy giữa chừng. Đây có thể cũng chính là ý đồ chiến lược thực sự của Nga trong việc tích cực phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á liên quan.

    Theo Bình luận Trung Quốc (Hồng Công)

    • Minh Đức says:

      Người Nga không có ý định sử dụng Cam Ranh cũng như không có ý định cản trở Trung Quốc tại biển Đông. Chính người Nga đã nói điều này. Báo Hongkong chỉ bàn lăng nhăng mà thôi. Người Nga bán hàng cho Trung Quốc nhiều hơn cho Việt Nam và họ không muốn bênh Việt Nam để làm phật ý Trung Quốc. Họ muốn giao hảo với cả hai nước để bán hàng. Hiện nay Nga không có ý định bành trướng ở Đông Nam Á như thời Liên Xô vì CSVN không còn làm đội quân xung kích cho CS Nga tại Đông Nam Á nữa.

      • Tuấn Anh says:

        Sự hợp tác của Nga và TQ là sự hợp tác của con gấu Bắc Cực với con rồng Á Đông. Bề ngoài thơn thớt nói cười thế thồi. Nga đang cảnh giác TQ nhòm ngó vùng Viễn Đông đất rộng người thưa của Nga. Minh Đức đọc kỹ sự phân tích có lý lẽ của báo HK rồi hãy phát biểu. Minh Đức có giỏi thì viết hẳn một bài đả phá lại cái lập luân của báo HK xem sao. Nói vo vậy sao được?

  3. Minh Đức says:

    100 chiếc phi cơ của Trung Quốc trong đó vét thêm cả phi cơ cánh quạt cho đủ số một trăm thì có nhằm nhò gì so với 130 chiếc KF-16 của Đài Loan. Giả sử Việt Nam có 130 chiếc Su-30 thì cái trò 100 chiếc phi cơ của Trung Quốc chẳng dọa được ai. Việt Nam chỉ cầm mở cuộc tập trận với 130 chiến đấu cơ hỗ trợ bộ binh trên đảo thì Trung Quốc hiểu tương quan lực lượng của 2 bên. Nhưng Việt Nam lấy đâu ra 130 chiếc Su-30?

    • Tuấn Anh says:

      Minh Đức đọc ký bài các học giả TQ do ông Tân đưa ra dưới đây đi đã, phát biểu suông mà chẳng có phân tích lí luận gì thì ai mà tin được. Ông có giỏi làm một bài đả phá lại bài dưới đây đi, nhưng nhớ là phải có lập luân hẳn hoi, đừng có mà nói voddaays./.?

      Tân says:

      1)BÁO HONGKÔNG * CUỘC CHIẾN HOA VIỆT
      Nếu khai chiến trên biển Đông,
      khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam

      ( Xem ở phía dưới )

      • Lamson72 says:

        “Nếu khai chiến trên biển Đông, khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam….” Trích từ báo mẹ rượt nào đó

        Giống như thời chiến tranh với đế quốc Mỹ

        ” Chị em du kích giỏi thay
        ” Móc máy bay Mỹ rớt ngay cửa mình”

        Giống như đồng choé phạm tuân lái Mig21 lên mây tắt máy hút thuốc nào chờ B52 của Mỹ tới bắn hạ

        Nín cười không được. Đúng là đỉnh cao trí Tệ

      • Havu says:

        Hí hí bố già này đang bị thần kinh thương nhớ thuốc lào hành hạ “nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đáo điếu lên” nên đổ cho PT, à mà trước kia lão có rít thuốc lào không vậy, có chuyện gì trước kia đoánh nhau hay hay kể nghe đi!

Leave a Reply to Minh Đức