WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975

NVT-PVPSau ngày ký Hiệp định Paris, miền Nam Việt Nam mạnh hơn miền Bắc. Tháng 11 năm 1972 TT Nixon vội cho chuyên chở tới VNCH gần 600 máy bay các loại gồm:  208 máy bay phản lực gồm chiến đấu và oanh tạc cơ loại nhẹ và khoảng 360 trực thăng các loại, 23 phi cơ thám thính, ba tiểu đoàn pháo binh 175mm, hai tiểu đoàn thiết  giáp M-48 (Nixon, No More Vietnams trang 170-171).

Trong khi ấy BV bị thiệt hại nặng và thảm bại trong trận muà hè đỏ lửa, tính tới tháng 9/1972 có vào khoảng từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh CS bị giết, khoảng 700 chiến xa bị phá hủy (Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 587), ngoài ra trận oanh tạc dữ dội Giáng sinh 1972 bằng B-52 đã gây thiệt hại rất nặng cho hạ tầng cơ sở BV như kho hàng, đường xe lửa, nhà máy điện, phi trường….

Mặc dù mạnh hơn miền Bắc rất nhiều nhưng miền Nam không được phép đánh ra Bắc mà chỉ được ở yên trong thế tự vệ chờ địch tới, điều này ai cũng biết cả. Khoảng gần một năm sau tình hình bắt đầu thay đổi, cán cân quân sự  nghiêng về phía BV. Ngay sau khi ký Hiệp định Paris, CSBV vẫn tiếp tục vi phạm Hiệp định, chiến tranh vẫn tiếp diễn, trong khi miền Nam VN bị cắt quân viện dần dần, miền Bắc vẫn được CS quốc tế tiếp viện dồi dào, về chi tiết tôi sẽ nói sau. Cuộc chiến tranh giữa hai miền là một cuộc chiến viện trợ  tiếp liệu, cả hai bên đều không tự sản xuất được vũ khí đạn dược mà phải tùy thuộc vào quân viện bên ngoài, bên nào nhiều tiếp liệu, vũ khí đạn dược thì bên đó thắng.

Tình hình chung hai bên

Năm 1973 có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ Hiệp Định Ba Lê 28/1 cho tới tháng 10/1973 và giai đoạn bạo lực cách mạng sau tháng 10/1973.

Từ sau ngày ký Hiệp Định Ba Lê đến tháng 10/1973 tình hình tương đối yên tĩnh. Tháng 6/1973 Quốc hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự Mỹ tại Đông Dương Việt, Miên, Lào. Ngày 1/7/1973 Nixon ký thành đạo luật áp dụng từ giữa tháng 8/1973 cấm hoạt động quân sự trên toàn cõi Đông Dương. Tháng 10/1973 Quốc Hội ra đạo luật hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh (War Powers Act), Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến.

Thấy thời cơ thuận lợi đã tới, Bắc Việt bèn thay đổi đường lối đấu tranh từ chính trị sang quân sự bạo lực. Đại Hội 21 của Bộ Chính Trị tại Hà Nội trong tháng 10 quyết định đấu tranh quân sự, trước hết tiến đánh các đồn bót lẻ tẻ, phát triển tuyến đường xa lộ Đông Trường Sơn.

Theo Henry Kissinger (Years of Renewal trang 478) sau khi ký Hiệp định Paris, BV bắt đầu cho xây hệ thống đường xâm nhập tiếp liệu chằng chịt dài tổng cộng 20 ngàn km từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, rộng 8m, hàng ngàn km ông dẫn dầu cung cấp cho hàng chục ngàn xe vận tải.

Sau Hiệp định khoảng gần một năm, Quốc hội Mỹ cắt giảm quân viện xương tủy VNCH mỗi năm 50%, từ 2,1 tỷ tài khóa  1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471). Dưới thời TT Nixon, chính phủ đã đề nghị Quốc hội cấp 1 tỷ 4 viện trợ quân sự cho miền nam VN năm 1975, Ủy ban quốc phòng Thượng viện do Nghị sĩ  John Stennis làm chủ tịch cắt bớt còn 1 tỷ, nay dưới thời TT Ford Ủy ban chuẩn chi Thượng viện do Nghị sĩ John McClellan làm chủ tịch cắt 300 triệu còn 700 triệu (Years of Renewal trang 472).

Theo bản tin của BBC.com ngày 10/5/2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15/4/2006. Trong số các bài đọc ở hội thảo, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch sử Quân sự Cộng sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến. Giai đoạn 1969-1972 BV được Nga, Trung Cộng viện trợ 684,666 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Giai đoạn 1972-1975 họ nhận được 649,246 tấn hàng vũ khí. Như vậy số lượng hàng viện trợ của hai giai đoạn tương đương nhau.

Theo Kissinger (Years of Renewal trang 481) Hà nội đã xin được viện trợ của Sô Viết tăng gấp bội. Tháng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn.

Đánh hơi thấy Mỹ quẳng miếng xương Đông Dương, CS quốc tế và CSVN nhanh tay vồ ngay lấy. Cuối tháng 10/1974 Bộ Chính Trị Hà Nội quyết định kế hoạch tác chiến năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tấn công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích. Trong giai đoạn 1969-1972 sự vận chuyển súng đạn của CS vào Nam gặp nhiều khó khăn  vì bị không quân Việt-Mỹ ném bom, bắn phá nhưng kể từ sau ngày ký Hiệp Định Paris 1/1973, BV đã dùng 16 ngàn xe vận tải chở súng đạn qua xa lộ Đông trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh một cách tự do thoải mái nên  giai đoạn 1973-1975,  Hà Nội  đã đem được nhiều vũ khí đạn dược vào Nam gấp mấy lần giai đoạn trước ( 1969-1972).

Trong khi ấy Tổng Thống Thiệu không có một nhận định nào rõ ràng về lực lượng cũng như kế hoạch sắp tới của CS. Ngày 9/12/1974, khoảng một tuần trước khi BV tấn công Phước Long, tại dinh Độc Lập trong một phiên họp cao cấp quân sự gồm Hội đồng Tướng lãnh và các vị Tư lệnh Quân khu, ông Thiệu cho biết trong năm 1975 BV có thể đánh với qui mô lớn nhưng không bằng năm 1968 và 1972,  địch chưa có đủ khả năng đánh vào các thị xã lớn, dù đánh cũng không giữ được! BV chỉ đánh các thị xã nhỏ như Phước Long, Gia Nghĩa. Về điểm này Frank Snepp,  trong Decent Interval, Tướng BV Văn Tiến Dũng và ông Cao Văn Viên đã ghi nhận gần giống nhau như vậy, ông Thiệu lạc quan cho rằng BV chưa phục hồi sau trận mùa hè đỏ lửa 1973.

Từ tháng 10 năm 1974 Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt đã trình bày kế hoạch tác chiến lên Bộ Chính Trị và Quân uỷ Trung ương, họ đã chọn chiến trường Cao Nguyên làm chủ yếu, Văn Tiến Dũng đã ghi nhận trong hồi ký.

Tháng 10 năm 1974, trời cuối thu bắt đầu lạnh, gợi cho các cán bộ quân sự chúng tôi nhớ đến mùa chiến dịch sắp đến. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp nghe Bộ Tổng tham mưu trình bày kế hoạch tác chiến chiến lược. . . . …

.    .    .   .   .                 .    .    .     .

Hội nghị nhất trí thông qua phương án của Bộ Tổng tham mưu, chọn chiến trường Tây nguyên làm hướng chiến trường chủ yếu trong cuộc tổng tiến công lớn và rộng khắp năm 1975

(Đại thắng mùa xuân trang 24).

BV  cho rằng TT Thiệu đã bố trí lực lượng mạnh ở hai đầu, tại Quân khu 1 và 3 thì bố trí nhiều đơn vị chủ lực, nhiều chiến xa, đại bác và  máy bay chiến đấu, còn tại Quân khu II ta chỉ để 2 Sư đoàn 22 BB và 23 BB. Quân khu II rộng nhất toàn quốc gồm 12 tỉnh, VNCH phải trải quân giữ đất nhiều nên khả năng phòng thủ yếu. Bộ chính trị CSBV đã đồng ý kế hoạch nêu trên và chọn Tây nguyên để làm hướng chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công năm 1975. Hà Nội đã chọn chiến trường Tây Nguyên (Quân khu II) làm chủ yếu vì tại đây lực lượng VNCH yếu hơn ba quân khu I, II, IV.

Đại tá Phạm Bá Hoa nói hồi ông học tại trường Đại Học Quân Sự năm 1960 có được đọc một tài liệu nói “Trong chiến tranh Việt Nam, ai chiếm được cao nguyên miền Trung thì người đó sẽ nắm phần chiến thắng”, Cộng Sản cũng nói ai làm chủ Tây Nguyên thì làm chủ chiến trường. Bắc Việt chủ trương tấn công Quân khu II trước, phần vì VNCH phòng thủ yếu tại đây vả nó là vị trí yết hầu. Một phần vì ông Thiệu không chủ trương giữ Quân khu II, một vùng cao nguyên cằn cỗi mà trong thâm tâm đã có ý tưởng bỏ vùng núi rừng miền Trung rút quân về vùng đất mầu mỡ Quân khu III và IV, trên thực tế  lãnh thổ quá rộng, không đủ lực lượng trừ bị để tăng cường.

Sau khi lựa chọn chiến trường Tây Nguyên, Bắc Việt lựa chọn địa điểm tấn công, tại buổi họp của Quân Uỷ Trung Ương Bắc Việt ngày 9/11/1974  Lê Đức Thọ tay trùm CSBV tham dự để nâng cao quyết tâm chiếm cho được Ban Mê Thuột, Thọ nói:

“Phải đăt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?”

(Sách đã dẫn Trang 31).

Bắc Việt đã chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột từ bốn tháng trước ngày tấn công trong khi ta chưa có tin tức tình báo rõ rệt. Chiến dịch Tây nguyên được mang mật danh 275.

Ngày 13/12/1974 Bắc Việt đưa gần ba Sư đoàn tấn công Phước Long, đến ngày 7/1 tỉnh này hoàn toàn lọt vào tay địch. Tổng số 4,500 binh sĩ, sĩ quan chỉ còn 850 người sống sót. Tỉnh trưởng Phước Long. Quận trưởng Phước Bình mất tích, 3,000 trong số 30 ngàn  dân trốn thoát, một số viên chức hành chánh bị CS hành quyết, thất bại tại Phước Long là đương nhiên vì một Tiểu đoàn bộ binh và 5 Tiểu đoàn địa phương quân không thể chống lại 3 Sư đoàn CS.

Chính phủ VNCH không tăng viện cho Phước Long vì không đủ khả năng thực hiện tiếp tế, cứu viện bằng trực thăng vận từ Biên Hoà. Nói về mặt kinh tế chính trị Phước Long kém quan trọng hơn Tây Ninh, Pleiku, Huế… Hà Nội cho đánh Phước Long để thăm dò Mỹ, khi thấy Mỹ chỉ phản đối xuông thì họ làm tới.

Sau trận Phước Long TT Thiệu biết chắc Cộng Sản sẽ đánh lớn tại Cao Nguyên đầu năm 1975 nhưng chưa biết chắc chỗ nào vì địch nghi binh tối đa. Phía VNCH không đoán được ý định của họ, theo Tướng Hoàng Lạc trước khi Văn Tiến Dũng vào Nam, Giáp đã dặn dò Dũng phải nghi binh tối đa để đánh lạc hướng Nguỵ.

Tình hình chính trị quân sự VNCH năm 1975 rất là bi đát. Năm 1967 quân phí tại Việt Nam là 20 tỷ Mỹ Kim, năm 1968 lên 26 tỷ, năm 1969 lên 29 tỷ, hai năm 1970, 1971 rút xuống còn 12 tỷ mỗi năm vì Mỹ đang rút quân. Khi nửa triệu quân đồng minh đã rút đi, VNCH phải một mình gánh vác tất cả chiến trường với tiền viện trợ bị cắt giảm từ cuối 1973 mỗi năm 50%.

Việc cắt giảm đưa tới tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của cựu Đại tướng Cao Văn Viên, trong cuốn Những Ngày Cuối Của VNCH (NNCCVNCH)  trang 86, 87. Hậu quả là năm 1974 không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm số giờ bay yểm trợ, huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%.  Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ .

Đạn dược chỉ còn đủ đánh tới tháng 4 /1975, năm 1972 ta sử dụng trên 69 ngàn tấn đạn một tháng, từ tháng 7/1974 đến tháng 3/1975 ta chỉ còn sử dụng khoảng 19 ngàn tấn, một tháng hoả lực giảm 70%. Tháng 2/1975 chỉ còn đủ đạn tất cả các loại súng cho 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh trong khoảng hai tuần (Sách đã dẫn trang 92).

Theo sử gia Bill Laurie, cấp số đạn súng lớn như đại bác 105 ly, 155 ly, 175 ly… năm 1975 đã bị cắt giảm trên 90% . Theo Tướng Cao Văn Viên vì thiếu cơ phận thay thế, xe tăng, giang thuyền, máy bay … nằm  ụ chờ rỉ sét. Thiếu thuốc men, số tử vong tăng cao, tinh thần xuống thấp.

Không quân VNCH năm 1975 có  2,075 máy bay các  loại, đứng thứ tư trên thế giới về số lượng. Binh chủng Thiết giáp có 2,200 chiến xa và thiết xa các loại. Pháo binh có khoảng 1,500 khẩu đại bác . Hải quân có 1,600 tầu chiến và giang thuyền các loại. Đây chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế nhiều máy bay, xe tang… hư hỏng thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ.  Lục quân VNCH có hơn một triệu quân trong đó 40% là chủ lực quân vào khoảng 400 ngàn người gồm những lực lượng tác chiến và yểm trợ,  50% là ĐPQ , Không quân, Hải quân, Cảnh sát. Quân đội VNCH được tổ chức theo lối Mỹ, một người lính tác chiến có năm người yểm trợ như hành chánh tài chánh, quân y, quân trang, quân dụng. Trên thực tế lực lượng chiến đấu chỉ vào khoảng từ 170 cho tới 180 ngàn người. Lính nhà nghề chỉ có 13 Sư đoàn chủ lực và 17 Liên đoàn Biệt động quân tương đương khoảng hơn 2 Sư đoàn (trên thực tế một Liên đoàn có hơn 1000 người). Tổng cộng ta có vào khoảng 15 Sư đoàn chính qui (nếu kể cả BĐQ). Lực lượng được bố trí toàn quốc như sau.

Quân khu Một: 5 Sư đoàn (1, 2, 3, Nhẩy Dù, TQLC), 4 Liên đoàn BĐQ.

Quân khu Hai: 2 Sư đoàn (22, 23), 7 Liên đoàn BĐQ

Quân khu Ba: 3 Sư đoàn (5, 18, 25), 4 Liên đoàn BĐQ

Quân khu Bốn: 3 Sư đoàn (7, 9, 21)

Địa phương quân VNCH năm 1975 có khoảng 325 ngàn người.

Tổng cộng VNCH có 15 Sư đoàn chủ lực (nếu kể cả BĐQ) tức 45 trung đoàn, đem chia cho 44 tỉnh toàn quốc thì trung bình mỗi tỉnh chỉ có một Trung đoàn chính qui bảo vệ trong khi BV có khả năng tập trung hằng chục Trung đoàn để tấn công một địa điểm vì họ không phải trải quân giữ đất như Miền Nam. Theo ông Cao Văn Viên trên thực tế quân số VNCH thiếu hụt do nạn đào ngũ, mỗi năm mất khoảng một phần tư (1/4) quân số, ngoài ra ta cũng phải kể nạn lính ma lính kiểng. (NNCVNCH trang 79).

Lực lương chính qui Bắc Việt năm 1975 gồm 4 Quân đoàn và Đoàn 232 (tương đương một Quân đoàn). Mỗi quân đoàn gồm 3 sư đoàn và các lữ đoàn phòng không, pháo binh, thiết giáp, công binh… Tổng cộng họ có 15 sư đoàn bộ binh, khoảng 6 trung đoàn đặc công và hơn 10 trung đoàn độc lập. Toàn bộ lực lượng tương đương với 20 Sư đoàn bộ binh chưa kể các đơn vị cơ giới, yểm trợ.

So về lực lượng chính qui, nhân lực thì quân đội BV đã nhiều hơn quân đội VNCH, họ không phải phòng thủ, mỗi khi tấn công họ dồn lại tạo một mũi dùi mạnh. Trong khi đó Quân đội chủ lực VNCH đã ít hơn lại phải trải rộng từ Cà Mâu ra Bến Hải để giữ đất. Như đã nói trên ta có 13 sư đoàn, kể cả 15 liên đoàn Biệt động quân thì có tương đương 15 sư đoàn hay 45 trung đoàn, miền nam có 44 tỉnh, trung bình một tỉnh chỉ có một trung đoàn bảo vệ. Theo hồi ký Văn Tiến Dũng, tại Cao nguyên về bộ binh BV đông hơn VNCH 5 lần, pháo binh gấp 2 VNCH (sách đã dẫn trang 49) vì họ tập trung

Khoảng 80% chủ lực quân CSBV đã có mặt tại miền Nam đầu năm 1975, họ để lại Quân đoàn 1 (gồm 3 Sư đoàn) tại miền Bắc làm lực lượng tổng trừ bị. Sau khi Quân khu II và I của VNCH sụp đổ, Bắc Việt đưa hết cả 3 Sư đoàn trừ bị vào Nam. Trong giai đoạn 1973-1975 Hà Nội cho chuyên chở vũ khí vào Nam thoải mái vì không bị oanh kích nên số lượng vũ khí đạn dược năm 1975 của họ tại miền Nam nhiều gấp hai hoặc gấp ba lần năm 1972.

Pháo binh và Thiết giáp BV đưa vào Nam được ước lượng không chính xác khoảng hơn 500 khẩu trọng pháo và hơn 500 xe tăng.

So sánh với tình hình năm 1972 ta thấy năm 1975 quả là bi đát, năm        Quân khu II gồm 12 tỉnh, diện tích rộng lớn nhất, bằng nửa Việt Nam Cộng Hoà mà chỉ có 2 Sư đoàn bộ binh (22 và 23) và 7 Liên đoàn Biệt động quân bảo vệ, toàn bộ lực lượng chưa tới ba Sư đoàn là nơi yếu thế nhất đã được BV chiếu cố tấn công. Quân khu II dân số trên 3 triệu gồm các tỉnh Cao nguyên Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Lâm Đồng, Quảng Đức, Phú Bổn, Tuyên Đức, phía Đông là các tỉnh duyên hải gồm Bình định, Khánh Hoà, Bình Thuận… có 3 thành phố chính là Nha Trang, Qui Nhơn, Tuy Hòa, dân số tại đây thưa thớt hơn các quân khu khác. Sư đoàn 23 BB bảo vệ Cao nguyên, sư đoàn 22BB chịu trách nhiệm các tỉnh duyên hải.

Diễn tiến trận đánh

Tư Lệnh Quân đoàn II Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh phó Quân đoàn Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, Tư Lệnh phó Quân khu Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Tham mưu trưởng Đại tá Lê Khắc Lý. Tại Ban Mê Thuột chủ lực quân của VNCH gồm 2 Tiểu đoàn (1, 3) thuộc Trung đoàn 53 đóng tại phi trường Phụng Dực (có nhân chứng nói  chỉ có một tiểu đoàn) và ba Tiểu đoàn Địa phương quân. Theo Bút ký của Nguyễn Định, Ban Mê Thuột như một thành phố bỏ hoang, các đơn vị chủ lực đã được đưa tăng cường cho Pleiku và các nơi khác. Cũng theo ông này lực lượng của ta tại đây kể cả Nghĩa quân, Cán bộ xây dựng nông thôn, Nhân dân tự vệ cũng không quá 2,000 người. Con số Nguyễn Định đưa ra có lẽ quá thấp vì quân số tại các tỉnh nhỏ như Phước Long, Bình Long đã vào khoảng trên dưới 3,000 người, lực lượng VNCH tại Ban Mê Thuột chắc hẳn không dưới 3,000 hoặc 4,000  người vì đó là một tỉnh lớn.

Lực Lượng CS tại Quân khu II theo tài liệu Bắc Việt như sau:

“Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm: 5 sư đoàn (10, 320A, 316, 968, 3) và 4 trung đoàn bộ binh (25, 271, 95A, 95B), trung đoàn đặc công (14, 27), trung đoàn xe tăng- thiết giáp 273, 2 trung đoàn pháo binh (40, 675), 3 trung đoàn phòng không (232, 234, 593), 2 trung đoàn công binh (7, 575), trung đoàn thông tin 29, 6 tiểu đoàn vận tải, nhiều đơn vị bảo đảm của Bộ và  lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh diễn ra chiến dịch. Riêng lực lượng Mặt trận Tây Nguyên tham gia chiến dịch gồm 36 tiểu đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn đặc công, 13 tiểu đoàn pháo mặt đất, 18 tiểu đoàn phòng không, 3 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp với tổng số quân 44.900 người.

Về vũ khí trang bị: có 88 pháo lớn, 1.561 súng chống tăng và hàng vạn súng bộ binh, 6 cơ cấu bắn B-72, 343 súng phòng không, 32 xe tăng, 25 xe bọc thép, 679 xe ô tô các loại. Ngoài ra còn có 21.800 cán bộ chiến sĩ làm lực lượng dự bị ở phía sau và hoạt động ở các hướng khác.

Bộ tư lệnh chiến dịch gồm: Hoàng Minh Thảo (Tư lệnh), Đặng Vũ Hiệp (Chính uỷ).

(Trich trong: Dương Đình Lập, Trần Minh Cao, Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, trang 90, 91).

Như thế lực lượng CS tại Cao nguyên gồm 5 Sư đoàn BB và 4 Trung đoàn độc lập tương đương với 6 Sư đoàn, gấp hơn hai lần chủ lực quân VNCH, tổng số nhân lực kể cả lực lượng dự bị là 66,700 người. Bắc Việt đã được Nga, Tầu viện trợ cho nhiều vũ khí tối tân, ngoài ra họ còn được trang bị nhiều hoả tiễn tầm nhiệt hiện đại. Theo nhận định của phía CS, họ  tập trung lực lượng tại khu vực chủ yếu nên tại đây bộ binh BV đông hơn VNCH gấp 5 lần, xe tăng coi như ngang nhau, pháo binh gấp 2. (Hồi ký ĐTMX Văn tiến Dũng trang 49).

Ngày 5/2/1975 Văn Tiến Dũng từ phi trường Gia Lâm đáp máy bay xuống  Đồng Hới rồi vào Quảng Trị, tới sông  Bến Hải, y đi xuồng máy tới Bộ chỉ huy chiến dịch tại phía Tây Gio Linh để chỉ đạo toàn bộ chiến dịch.

Ban Mê Thuột là tỉnh lỵ của Darlac, dân số 250,000 người gồm Kinh, thượng, Tầu và các chủ đồn điền Pháp và Ý (cũng có tài liệu nói dân số 150,000 người), thị xã gồm 60,000 người. Tỉnh có nhiều đồn điền cà phê, cao su, nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều gỗ quí, dân chúng đa số sống bằng nghề trồng trọt, làm đồn điền. Ban Mê Thuột có vị trí chiến lược quan trọng, phía bắc nối liền Pleiku, Kontum, Phú Bổn… phía Nam đi Quảng Đức, Phước Long, phía Đông nối liền Nha Trang.

Trước khi mặt trận diễn ra, theo Nguyễn Trọng Luật, tỉnh trưởng Ban Mê Thuột, BV đưa những tin tức giả qua điện thoại để nghi binh,  kế đó tấn công bất ngờ, đông đảo, nghi binh tối đa, họ vờ đánh Pleiku để nhử quân đội VNCH lên giải toả rồi cắt các đường dẫn đến Ban Mê Thuột, chiếm phi trường sau cùng ba mặt giáp công. Các Trung đoàn, Sư đoàn BV cắt các đường giao thông 19, 14, 21 nghi binh thu hút quân đội VNCH về phía Bắc (tức Pleiku) sau đó ồ ạt tấn công thị xã Ban Mê Thuột.

Theo hồi ký Văn tiến Dũng BV không đóng quân sẵn ở vị trí xuất phát tấn công mà tập kết từ xa vận động đến, chuyển quân bằng xe molotova, đây là lần đầu tiên BV đánh trận bằng xe hơi. BV bỏ qua vòng ngoài bất ngờ thọc sâu vào thị xã phối hợp với lực lượng đặc công đã có sẵn trong thị xã, rồi từ đó đánh ra ngoài, họ không đánh theo lối bóc vỏ. (Sách đã dẫn trang 69).

Ngày 1/3/1975 Sư đoàn 968 Bắc Việt chiếm đồn bót gần Thanh An, pháo kích phi trường Cù Hanh, Pleiku. Ngày 3/3 Trung đoàn 95 và Sư đoàn 3 CS ngăn chận quốc lộ 19 tại An Khê. Ngày 5/3 Trung đoàn 25 CS cắt Quốc Lộ 21 giữa Phước An và Khánh Dương, cắt đường Nha Trang-Ban Mê Thuột. Tướng Phú cho tăng cường Trung đoàn 45 tại Thanh An và cho 2 Tiểu đoàn BĐQ và thiết giáp giải toả quốc lộ 19. Ngày 7/3 Sư đoàn 320 CS chiếm Thuần Mẫn, ngày 9/3 Sư đoàn 10 CSBV tấn công Đức Lập, Quảng Đức, căn cứ núi lửa bị tràn ngập.

BV cô lập Ban Mê Thuột cả Bắc và Nam mà Tướng Phú vẫn cho là địch sẽ đánh Pleiku, ông lại nghĩ chúng nghi binh vờ đánh Ban Mê Thuột. Tuy nhiên theo đề nghị của Bộ tư lệnh Quân đoàn ông đã cho trực thăng vận 2 tiểu đoàn BĐQ thuộc Liên đoàn 21 từ Kontum đến Buôn Hô cách 30 km ở phía Bắc Ban Mê Thuột. Sự sai lầm của Tướng Phú đã được CS khai thác triệt để, họ nghi binh tối đa để đánh lừa ông và gọi đây là cuộc chiến tranh cân não.

Ngày 9/3 Tỉnh trưởng Ban Mê Thuột đã triệu phiên họp khẩn cấp tại toà hành chánh và báo động đỏ, cắm trại 100%. Hai giờ sáng ngày 10/3 đặc công Việt cộng trong thị xã đột nhập phi trường phá huỷ một máy bay, 3 Sư đoàn CS 316, 10, 320 với ba mũi tấn công thị xã phối hợp với đặc công đã nằm bên trong. CS pháo kích ầm ầm như phong ba bão táp vào các vị trí của quân trú phòng rồi đưa xe tăng, xe kéo pháo, phòng không, quân xa… ồ ạt tiến về thị xã từ xa, lần đầu tiên BV đánh trận bằng xe hơi.

Trận bão lửa đã được Nguyễn Định ghi nhận .

“…Tiếng rít của hoả tiễn và đạn đạo 130 ly khủng khiếp như xé cả không gian mà người ta thực sự chưa từng nghe thấy một lần trong đời. Những tiếng nổ cứ liên tục như những dây pháo đại không ngừng, làm vỡ tung hết các cửa kiếng và rung chuyển cả thành phố như cảnh tượng động đất được thấy trên màn bạc. . . . .  . . .

.  .  .  . Thành phố đã như con tầu chao nghiêng trong bão tố.”

(Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, bút ký).

Theo hồi ký Văn Tiến Dũng (trang 69), trong một đêm BV đã đưa được một lực lượng đông đảo 12 Trung đoàn gồm bộ binh và các đơn vị xe tăng, pháo binh, phòng không… khoảng ba Sư đoàn vào trận địa đúng thời gian. Họ bỏ qua các đồn bót dọc đường, tiến về thị xã, bắc phà cho cả đoàn xe vượt sông Serepok, các mũi tiến công đã tiến vào đúng thời gian. Địch chia làm 3 mũi tấn công, mũi thứ nhất đánh trại Mai Hắc Đế, cánh thứ hai đánh phi trường Phụng Dực (có 2 Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 53) tại đây 4 xe tăng bị bắn cháy, 200 tên địch bị hạ, cánh thứ ba đánh phi trường L19 để tiến vào thị xã tấn công tiểu khu, khi vào thị xã 10 xe tăng đã bị ĐPQ bắn cháy.

Vào buổi chiều Cộng quân chiếm được một nửa thành phố, ĐPQ, nghĩa quân, cảnh sát vẫn chiến đấu anh dũng tại nhiều nơi. Tướng Phú cho trực thăng vận Liên đoàn 21 BĐQ xuống Buôn Hô từ đó hành quân vào thị xã tiến chiếm Tiểu khu Ban Mê Thuột nhưng Liên đoàn không đạt được mục tiêu vì sự điều quân vị kỷ của Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 BB. Nhiều tài liệu và nhân chứng cho thấy ông điều động Liên đoàn 21 đưa gia đình, vợ con ông về Trung tâm huấn luyện cách Ban Mê Thuột vài cây số để ông đưa trực thăng xuống bốc đi.

Cảnh hoang tàn ghê rợn của thành phố đã được Nguyễn Định mô tả như sau.

“Mười sáu giờ ngày thứ hai 10 tháng 3 năm 1975, Cộng quân hoàn toàn làm chủ tình hình tại thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ.

Trong thành phố tiếng súng nổ đã im, nhưng cảnh hoang tàn của thị xã thật không cách nào tả cho xiết. Những khu phố bị cháy không ai dập tắt. Đóm lửa, tro tàn, và bụi khói bao phủ khung trời thị xã như một màn sương đục. Mặt đường lỗ loang những dấu đạn cầy. . . . . .

.  . .  Rải rác trên các khu phố những vũng máu và thây người, kẻ bị thương, bị chết không ai săn sóc. Thị xã không hẳn là bãi tha ma, mà là hỗn độn của một thế giới nửa sống nửa chết.”

(Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, bút ký).

Và dưới đây lúc sáu giờ chiều.

“Trong nội vi thị xã, cho đến 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến được coi như kết thúc. Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”.

(Nguyễn Định, BMTNĐCC).

Sáng 11/3 không quân oanh tạc lầm vào Bộ Chỉ Huy của Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột cắt đứt liên lạc với Quân đoàn II. Bắc Việt cho tăng cường Sư đoàn 320 tiếp tục tấn công phi trường Phụng Dực, Trung đoàn 53 cầm cự đến ngày 17/3 thì chấm dứt. Phạm Huấn cho biết họ chiến đấu quả cảm tới người cuối cùng, nhưng cũng có tài liệu nói một số ít thoát ra khỏi vòng vây chạy vào rừng. Nguyễn Định nói các lực lượng trú phòng như ĐPQ, nghĩa quân, Cảnh sát đã chiến đấu hết sức mình nhưng phải chịu thua trước số đông áp đảo của địch.

Ngày 11/3 Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 lập kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột.

-Trung đoàn 45 được trực thăng vận từ đèo Tử Sĩ đến quận Phước An để tiến vào hướng Đông thị xã.

- Liên đoàn 7 BĐQ được không vận từ Sài Gòn ra thay trung đoàn 44, Trung đoàn này sẽ được trực thăng vận tới Phước An.

Ngày 13/3 Trung đoàn 45 tiến về Ban Mê Thuột bị chận đánh cầm chân tại vòng đai thị xã, Liên đoàn 21 Biệt động quân bị đánh rút ra khỏi phi trường L19, cuộc trực thăng vận Trung đoàn 44 bị hủy bỏ, pháo binh chỉ còn hai khẩu 105 ở Phước An, không quân gặp nhiều khó khăn vì BV xử dụng hoả tiễn tầm nhiệt SA-7. Ngày 15/3 Tổng thống Thiệu hủy bỏ kế hoạch tái chiếm và cho lệnh rút khỏi Phước An. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 thất vọng nói “ không có một tia hy vọng nào giải cứu Ban Mê Thuột”. Cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột thất bại vì ta không đủ lực lượng vả lại các đường dẫn vào Ban Mê Thuột đã bị cắt hết.

Nguyên nhân, hậu quả

BV lấy được nhiều chiến lợi phẩm củaVNCH, Cục trưởng hậu cần BV khoe là họ đã lấy được nhiều lương thực, xe cộ, nhiều đạn trong kho Mai Hắc Đế, Ban Mê Thuột. Tác giả Nguyễn Đức Phương  đã nhận xét về diễn tiến trận đánh chiếm Ban Mê Thuột của Cộng quân như sau.

“Do những thất lợi về phương tiện vận chuyển và yếu tố quân số của QLVNCH, kế hoạch tấn công Ban Mê Thuột của Tướng Văn Tiến Dũng khá đơn giản, bao gồm hai yếu tố  bí mật bất ngờ và tập trung đông quân số để áp đảo địch quân. Đầu tiên đánh vào một số diện tại quân khu 2 để lôi cuốn các đơn vị QLVNCH có nhiệm vụ giải toả. Sau đó cắt đứt các trục lộ giao thông chính dẫn đến mục tiêu đồng thời chiếm các phi trường để ngăn chận tiếp viện bằng đường hàng không để sau cùng cường tập tiêu diệt điểm với chiến thuật ba mũi giáp công”

(Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 716).

Hậu quả của trận Ban Mê Thuột không thể lường trước được.  Một ngày sau khi BV tấn công Ban Mê Thuột, Tổng Thống Thịêu mở phiên họp tại Dinh Độc Lập ngày 11/3 gồm Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Quang, Phụ tá an ninh Quốc Gia. Nội dung nói về kế hoạch di tản Quân khu I và II về giữ Quân khu III và IV và chỉ giữ một phần duyên hải Vùng II vì lãnh thổ quá rộng không đủ lực lượng bảo vệ. Ngày 14/3 trong một phiên họp tại Cam ranh với Hội Đồng Tướng Lãnh ông Thiệu quyết định di tản toàn bộ chủ lực thuộc Quân đoàn II về duyên hải qua tỉnh lộ 7.

Trận Ban Mê Thuột mở đầu cho giai đoạn chót của cuộc chiến tranh Việt Nam. BV có yếu tố bất ngờ, bảo mật, Ban Mê Thuột không thuận lợi cho việc phòng thủ. Từ tháng 2/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn II đã báo cáo tin tức cho thấy BV chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột do tù binh, hồi chánh viên khai báo kế hoạch của địch. Các cuộc hành quân Phượng Hoàng của Cảnh sát, nghĩa quân, những người khai thác lâm sản… đã báo cáo cho chính quyền Ban Mê Thuột biết tin tức về địch xuất hiện gần thị xã.

Khi Tồng thống Thiệu đến ăn Tết với Trung đoàn 44, Trung tá Trưởng phòng 2 Sư đoàn 23 đã trình lên Tổng thống, ông bèn lệnh cho Tướng Phú điều Sư đoàn 23 trở lại Ban Mê Thuột nhưng Tướng Phú tin Cộng  quân sẽ đánh Pleiku, chúng giả vờ nghi binh tại Ban Mê Thuột. Tướng Nguyễn cao Kỳ sau này cho biết chúng ta không bị bất ngờ khi CS tấn công Ban Mê Thuột, ông Cao Văn Viên đã được thông báo cho biết kế hoạch đánh Ban Mê Thuột. Theo ông Kỳ, Tướng Viên đã bàn với Tướng Thiệu, Phú về kế hoạch phòng thủ Ban Mê Thuột. Tướng Phú cứ nhất quyết ông nắm vững tình hình, địch sẽ đánh Pleiku, sự thực ông đã mắc kế nghi binh của CS, không ai cản được ông ấy. Bộ TTM của QĐVNCH đã cảnh báo Tướng Phú coi chừng BV đánh Ban Mê Thuột nhưng ông vẫn khăng khăng địch sẽ đánh Pleiku.

Theo Đại tá Nguyễn Trọng Luật, CS biết phía VNCH hay nghe lén truyền tin của họ và họ đã đưa những tin giả để đánh lừa ta. Tướng Phú đã mắc lừa kế nghi binh của CS, theo Tướng Hoàng  Lạc trước ngày Văn Tiến Dũng lên đường vào Nam, Võ Nguyên Giáp đã dặn Dũng phải nghi binh tối đa để đánh hoả mù. Yếu tố bất ngờ của Ban Mê Thuột cũng như Tết Mậu Thân ở chỗ không ai tiên đoán được tầm mức rộng lớn của nó. Bộ Tư lệnh Quân đoàn II không thể ngờ được Bắc Việt đã đưa vào Quân Khu II đến 6 Sư đoàn vì thiếu tin tình báo, không đánh giá đúng mức lực lượng địch.

Yếu tố địa hình Ban Mê Thuột không có chướng ngại thiên nhiên như Kontum để trì hoãn sự tiến quân của CSBV, diện tích rộng hơn Kontum Pleiku nhiều. Ban Mê Thuột trên thực tế không có vòng đai phòng thủ liên tục, quá nhiều đồn điền san sát nhau, địch có thể lợi dụng ngụy trang. Những cánh rừng già phía Tây Bắc đã được công binh CS chuẩn bị sẵn.

Tại Ban Mê Thuột tấn công bằng chiến xa rất khó, Pleiku với những đồi thoai thoải dễ hơn nhưng BV đã cho công binh dọn đường trước, họ cưa 2 phần 3 các gốc cây lớn, cây không bị đổ, máy bay thám thính ở trên cao nhìn xuống không thấy dấu hiệu gì, CS ngụy trang rất khéo ngay từ thời chiến tranh Việt Pháp 1946-1954 cũng vậy. Khi mặt trời lặn chiến xa cứ việc ủi sập cây mà tiến vào thị xã dễ dàng. Hai giờ sáng Cộng quân pháo ầm ầm vào thị xã như vũ bão để che lấp tiếng động cơ xe chạy, đến 7 giờ xe tăng địch đã vào trong thành phố.

Tướng Phú mới lên nhậm chức Tư lệnh quân đoàn có vài tháng nên không nắm vững tình hình cho lắm, không có uy tín với Bộ Tổng tham mưu. Ông nhậm chức Tư lệnh quân khu ngày 5/11/1974 do Phó Tổng thống Trần Văn Hương đề nghị thay thế Tướng Nguyễn Văn Toàn bị kết án tham nhũng, không do Tổng Tham mưu trưởng đề nghị nên trước khi ra đơn vị, lên trình diện Bộ Tổng Tham mưu đã không được Tướng Cao Văn Viên tiếp đón. Theo Phạm Huấn,  Quân đoàn II lủng củng nội bộ, nhiều sĩ quan cao cấp tại Quân đoàn vô kỷ luật, bất mãn không hợp tác với Tướng Phú, ông mới nhậm chức chưa đủ thời gian nắm vững tình hình. Ngoài ra 2 tháng trước khi xẩy ra trận Ban Mê Thuột, theo Nguyễn Đức Phương quân số Quân đoàn II không tới 70%, thiếu tiểu đội trưởng. Tham mưu trưởng với Bộ tham mưu bất hợp tác, hai Tướng phó tư lệnh hữu danh vô thực, các đơn vị chỉ phòng ngự mà không có một cuộc hành quân thăm dò nào để tìm diệt địch.

Nhiều người qui trách nhiệm cho Tướng Phú đã để mất Ban Mê Thuột, Phạm Huấn cho rằng ông không đủ khả năng nắm giữ một Quân đoàn. Mặc dù đã có tin tức tình báo cho hay Việt Cộng sẽ đánh Ban Mê Thuột, ngay cả Tướng Viên và ông Thiệu đã nhắc nhở Tướng Phú coi chừng Việt Cộng tấn công Ban Mê Thuột nhưng ông vẫn nói mình nắm vững tình hình, vẫn một mực tin rằng địch sẽ đánh Pleiku, không ai cản được ông vì đã bị mắc lừa kế nghi binh của CS.

Dư luận chung của giới chức cao cấp quân sự và các ký giả, sử gia… đều cho rằng Tướng Phú là người không đủ khả năng để chỉ huy một đại đơn vị nên đã để mất Ban Mê Thuột. Ông Cao Văn Viên cho rằng việc thay đổi chức vụ Tư Lệnh Quân khu II là một trong những nguyên do đưa tới sự thất thủ Ban Mê Thuột, ý ông nói cựu Tư lệnh Quân khu II Nguyễn Văn Toàn có nhiều kinh nghiệm và khả năng hơn Tướng Phú.

Ngoài ra tại Quân khu II lực lượng BV rất mạnh, họ đã đưa vào chiến dịch Tây nguyên tới gần 6 Sư đoàn trong khi ta chỉ để 2 Sư đoàn chủ lực và 7 Liên đoàn Biệt động quân lại phải trải ra phòng thủ nhiều nơi trong Quân khu. Theo Nguyễn Đức Phương dù biết trước Ban Mê Thuột bị tấn công để tăng cường yểm trợ cũng khó mà giữ được, VNCH chỉ có thể  đưa tới mặt trận  một, hai Trung đoàn hoặc  một vài Liên đoàn biệt động quân vì không còn quân trừ bị, cái khó nó bó cái khôn.  Nguyễn Đức Phương cho rằng qua kinh nghiệm Mùa hè đỏ lửa 1972, mặc dù đã tập trung Sư đoàn 23 BB tại Kontum nhưng việc phòng thủ khó có thể thành công nếu không có yểm trợ của máy bay chiến lược B-52. Mặt trận Ban Mê Thuột chỉ có sự yểm trợ của không quân chiến lược B-52 mới có thể cứu vãn tình thế, nhưng từ nay yểm trợ của B-52 không bao giờ có được.

Như đã nói ở trên lực lượng hai bên đã rất chênh lệch CS lại đánh lén, thì họ phải thắng. Theo Nguyễn Đức Phương  nếu biết trước và tăng cường yểm trợ để gây tổn thất nặng nề cho BV thì có thể giảm bớt áp lực địch tại các mặt trận khác hy vọng không đưa tới tình trạng hốt hoảng hỗn loạn dây chuyền đưa tới sụp đổ.

Chúng ta có thể kết luận Ban Mê Thuột thất thủ vì:

-Lực lượng và hỏa lực hai bên quá chênh lệch, BV đã đưa vào trận địa khoảng 3 Sư đoàn, gấp mười lần quân trú phòng trong khi VNCH chỉ có hai tiểu đoàn (1, 3) thuộc Trung đoàn BB 53, còn lại là phụ lực quân, cảnh sát. Trận dội bão lửa được Văn tiến Dũng kể lại trong hồi ký (trang 68) và Nguyễn Định trong bút ký cho thấy hỏa lực địch áp đảo.

- Sự sai lầm của Tướng Phú khi cho rằng CSBV tấn công Pleiku trước, ông đã mắc lừa kế nghi binh của đối phương.

-Lãnh thổ rộng thu hút gần hết chủ lực quân, lực lượng tổng trừ bị không còn.

-Chủ lực quân VNCH tại quân khu II thiếu hụt không đủ để chống lại áp lực mạnh của BV.

-Thiếu tin tức tình báo.

Nhưng phải nói rằng yếu tố chính là VNCH đã bị cắt giảm hỏa lực tới xương tủy. Trước đó vài tháng, tại  Phước Long, quân đội VNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ đạn dược. Mấy tuần sau khi Phước Long mất, ngày 24 và 25/1/1975 TT Thiệu gửi hai bức thư cho TT Ford phản đối CSBV tấn công chiếm Phước Long vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris. Kissinger trong Years of Renewal trang 490 nói TT Thiệu diễn tả cuộc tấn công này của địch rất qui mô hùng hậu bằng hỏa lực mạnh và thiết giáp. Trái lại quân đội miền nam VN đã phải đếm từng viên đạn pháo để tiết kiệm hầu còn đạn sử dụng.

Trận Ban Mê Thuột đã đưa tới sụp đổ Quân đoàn II và những sụp đổ kế tiếp lớn lao hơn thế, đó là một khúc quanh  bi thảm trong cuộc chiến tranh dài nhất của thế Kỷ.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

——————————————

Tài Liệu tham khảo:

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam.

Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography, 2003

Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.

Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới, Texas 1990

Trần Đông Phong: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối Cùng , Nam Việt 2006.

Văn Tiến Dũng: Đại thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2005.

Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005.

Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999

Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985

Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing.

Stanley Karnow: Viet Nam, A History, A Penguin Books 1991.

Marilyn B. Yuong, John J. Fitzgerald, A. Tom Grunfeld: The Viet Nam War, A history in documents, Oxford University Press 2002.

Nguyễn Định: Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, doanket.orgfree.com

Nguyễn Trọng Luật: Nhìn Lại Trận Đánh Ban Mê Thuột, doanket.orgfree.com

Trần Gia Lương: Một Cái Nhìn Về Tướng Phạm Văn Phú, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2004

Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ, Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas số 7-10-2005.

Nguyễn Kỳ Phong: Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam: Người Việt Dallas 21-6-2006

Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas số 26-4-2006.

 

142 Phản hồi cho “Trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975”

  1. Dân Việt says:

    Chuyện xứ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Romania, mời quí vị xem qua. Việt Nam cũng sắp đến lúc mang xử bắn những tên lảnh đạo buôn dân bán nước cho Hán gian và tẩu tán tài sản bạc tỷ Dollars ra hải ngoại.
    Vào năm 1947, vua Michael I bị những người Xã hội Chủ nghĩa bắt phải từ bỏ quyền lực và rời khỏi đất nước. Sau đó, Romania tuyên bố là một nhà nước Cộng hòa và đặt dưới sự quản trị của quân đội Liên Xô cùng nền kinh tế phụ thuộc Liên Xô cho đến thập niên 50 của thế kỉ XX. Trong thời gian đó, phần lớn nguồn tài nguyên của Romania đã bị khai thác gần như cạn kiệt do sự thỏa thuận của Liên Xô và Romania trong hiệp định Xô-Romania. Sau cuộc thương thảo về việc rút lui của Liên Xô tại đây vào năm 1958, Romania, dưới sự lãnh đạo của Gheorghe Dej sau đó là Nicolae Ceauşescu, bắt đầu theo đuổi những chính sách độc lập hơn với Liên Xô như việc chỉ trích Khối Warsaw can thiệp quân sự vào Tiệp Khắc, tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao với Israel sau Cuộc chiến 6 ngày năm 1967, thiết lập các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao với Cộng hòa Liên bang Đức. Ngoài ra, sự hợp tác chặt chẽ với các quốc gia Ả Rập cho phép Romania đóng vai trò chủ chốt trong tiến trình đối thoại Israel-Ai Cập và Israel-PLO. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của Romania gia tăng không ngừng, từ năm 1977-1981, nợ nước ngoài tăng từ 3 lên 10 tỷ USD, ảnh hưởng của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF và Ngân hàng thế giới tăng lên, mâu thuẫn với đường lối chính trị của Nicolae Ceauşescu. Ông đề xướng một dự án cuối cùng để hoàn trả nợ nước ngoài của Romania bởi các đường lối chính trị trên đã làm nghèo và kiệt quệ Romania, trong khi mở rộng quyền lực của công an và tệ sùng bái cá nhân. Việc đó đã làm giảm uy tín của Nicolae Ceauşescu và dẫn đến việc ông bị tử hình trong cuộc Cách mạng Romania năm 1989.

  2. AMa Pôl - Cựu Bộ Trưởng các sắc tộc Tây Nguyên thời VNCH says:

    CỘNG SẢN giải phóng và tiếp quản Sài Gòn , gần như là TIẾP THU NGUYÊN VẸN . Không có chuyện tắm máu hoặc là tàn sát như mấy kẻ hận thù , ăn tục nói láo thường hóng hớt ở diễn đàn này .
    Sau những đại bại và VNCH phải nhốn nháo tháo chạy khỏi Buôn Mê Thuột , Gia Lai …cùng khắp các vùng đất đỏ trung phần . Đồng bào Tây Nguyên được cách mạng giải phóng , đã quyết tâm xây dựng cuộc sống mới , ngày một tốt đẹp hơn . Có dám về Việt Nam , lên hẳn đây – trực diện với chúng tôi trên vùng đất Ban Mê , thì quý vị mới thực sự thấy mắt mình như được sáng hẳn ra , chứ không phải như mấy kẻ mù rờ đít mà đòi tả voi kia .

    • Tien Ngu says:

      VC không tàn sát, tắm máu công khai khi cướp được miền Nam, nhưng nó:

      * Kê súng vô đầu các thương bệnh binh miền Nam đang sống dở chết dở, có người mới cưa giò, có người ruột còn để ngoài lòng thòng, bắt tất cả phải…tự bò về nhà…
      Cái này là còn ác hơn bị bắn tại chổ nghen. Bỡi, đại đa số, ra khõi nhà thương là…đi đứt. Đói, đau đớn, oằn oại trước khi chết…

      * Đào mồ cuốc mả người chết, sỉ nhục người sống tới bến. Ai dám …ho lên, VC cum liền tức khác, mang ra toà án…nhân dân, cái hòm nó đã cho người khiên đến trước, chờ sẵn…

      * Cán bộ xã ấp miền Nam, VC dẫn đi, rồi…biến mất luôn. Vài bửa, nữa tháng, thân nhân mới biết cái giếng nào có…chứa xác của họ…

      Ôi cha, những cái đòn ngầm trã thù của VC, còn độc hơn là chúng…tắm máu nhiều. Tắm máu, thì chỉ có chịu…đau một lần thui, không tắm máu, để làm con tin, hành hạ, thiên hạ mới chịu đau nhiều, nhiều đời…

      Cần gì về…đối mặt với cò mồi VC mới thấy…sự thật, bây giờ báo chí của VC cũng đăng tin các em bé Tây Nguyên…lội sông đi học vì không tiền qua…cầu tre, thiếu cha gì…

      Cò mồi VC, quả là cái tật…láo, không bỏ được. Cứ nà…hát tỉnh rụi, nhân nghĩa bà tú để.

    • CHÁNH says:

      Tra cứu trên mạng Pắc pó , thì thấy có 1 cựu bộ trưởng Tây nguyên thời VNCH tên Ama – pol, nhưng vị này bị … mù – nòa bẩm sinh, kèm điếc nên khi nghe tiếng súng Cộng pháo kích mà cứ ngỡ là tiếng 2 cây đủa bếp đang …. đập vào nhau.
      NĐD vĩ đại, thương người, xử dụng cả người dị tật nàm … bộ troảng !

      • H` Lanh M Lô - SV VN says:

        NĐD vĩ đại – đuôi to , đầu bẹp – chết thảm hại dưới chân giày lính xưa , nay lại bị moi ra để sầu não nhìn lũ đệ tử : T. Ngu đã tâm thần lẩm cẩm , lại thêm thằng ngọng cụt lưỡi , đến chính tả viết cũng sai như tên CHÁNH mất gốc kia ! – Chị mày đây , người Ê Đê cũng còn phải cười khẩy , kéo váy muốn trùm …!

      • HẢI says:

        Cò – cơm hộp mà cứ giả đò Ama pol – bộ trưởng sắc tộc Tây Nguyên; Hlanh sinh viên ! Tui thấy nghề cam cũng vinh quang ,sao mà cứ thay hình đổi dạng như cắc kè ?

      • MAI says:

        H` Lanh M Lô – SV VN
        Tự nhận mình là SV sao không hiểu câu nói dí dỏm của người khác, mà vẫn trương bảng hiệu SV à ?
        Mời bà ra Bắc xem họ nói ngọng, rồi chửi họ viết sai chính tả, họ khệnh lên đầu bà !
        Bọn CSVN có bị bà TRÙM VÁY vào đầu chưa mà sao chúng NGU đến đi BÁN NƯỚC từ thằng cha đến thằng con ? Hay bà muốn nhắc khéo cho mọi người biết bọn nãnh đạo CS VN đều TRÙM VÁY bà tất ?
        2 tên cam amapol, Hlanh hãy sang bài : ” sổ tay thượng dân K Tiên- lớp học Phùm Gi” mà ý kiến,thay vì bốc phét :” Đồng bào Tây Nguyên được cách mạng giải phóng , đã quyết tâm xây dựng cuộc sống mới , ngày một tốt đẹp hơn . Có dám về Việt Nam , lên hẳn đây – trực diện với chúng tôi trên vùng đất Ban Mê , thì quý vị mới thực sự thấy mắt mình như được sáng hẳn ra , chứ không phải như mấy kẻ mù rờ đít mà đòi tả voi kia” thì bọn bây chỉ nên nói ngắn gọn : ” Nhờ được CM giai phóng, trẻ em Tây Nguyên đói đến phải ăn … thịt chuột ” nghe thiết thực hơn !

      • ĐĂNG says:

        Ô. Chánh đây chắc phải hui nhị tì. Thà ông được phụ nữ Âu Châu trùm váy thì còn nghe thơm tho ! khổ nỗi đây là váy của 1 mụ Ê đê ! Chắc chết ngạt …. mà té giếng quá ! hê, hê v.v…

      • SƠN says:

        Tại VN, nhân cách con người chênh lệch thảm hại, Đã sanh ra 1 cô giáo Amai B Lan – Nguyễn Thị Trung Thu sáng ngời , sao lại còn sanh ra những tên cam Ama Pol, H` Lanh M Lô vô nhân cách như thế. Lại côn đồ muốn đập cái váy bẩn vào kẻ khác ! Một câu viết ngắn gọn của anh bạn Chánh đọc vẫn không hiểu, thế mà cũng đòi làm người VN ?

    • HOÀNG HÀ says:

      Thưa ngài Ama Pol, cựu bộ trưởng BBC ( BỘ BỌ CHÉT) thời Pắc Pó ! Thần dân nhí Tây Nguyên của ngài nhờ áng sáng “kách mệnh” của Bác và Đảng mà nay (2013), các cháu được nhậu … thịt chuột thả ga ! Nhờ ngài chụp vài kiểu hình khoe cho thế giới xem chơi ! Đúng ra Đảng ta đâu có làm điều gì sai, nhờ các cháu … diệt chuột dùm, nhà nước ta đở tốn khoảng chi phí mua thuốc diệt chuột !

    • ABC says:

      Chẳng có ông Ama Pol nào là bộ trưởng các sắc tộc tây nguyên thời VNCH hết con ạ !
      (Thời VNCH không dùng chử Tây Nguyên mà là Cao nguyên,như cao nguyên trung phần hay là cao nguyên nam phần,con dùng chử tây nguyên thì nó lòi cái đuôi vẹm của con ra ngay!)

  3. Lê Hoàng says:

    Nếu mấy người chống cộng xấu xí kia về thăm BMT, thăm Playcu sẽ thấy các thành phố Tây nguyên giờ nay đẹp thế nào, có những dãy phố san sát quán cafe, đẹp, rộng rãi với nhiều cảnh độc đáo của núi rừng, lịch sự chẳng khác mấy nước phát triển, các bạn trẻ dập dìu thưởng ngoạn ly cafe banme, những con đường rộng loáng thoáng xe cộ, thật yên tĩnh và hấp dẫn lữ khách, nhất là những người như tôi, ở các nơi đất chật người đông, xe cộ đông đặc, ồn ào. Mọi người sẽ thấy yêu hoà bình, trân trọng thành quả lao động bao nhiêu năm của người dân Việt mới có được hiện trạng như vậy, để mà đừng có những ý nghĩ xấu xa mang lửa đạn về quê hương yêu dấu nữa!

    • Tien Ngu says:

      Đi đâu chi cho xa, nhãy qua cái bài…trường tiểu học Nậm kè, hay trẽ em Tây Nguyên lội sông…chào thầy, đăng trên DVC, là thấy hết liền…

      Quên quên, thêm cái bài…thưa thủ tướng, các em đã…ăn thế đấy. Thịt chuột…

      Chổ nào ngon lành, cán Cộng, thân nhân cán Cộng, cò mồi VC, chúng nó hưỡng, mang ra khoe om sòm không hè. Còn ba cái vụ…ăn thịt chuột, trường học như…chuồng heo…, chúng dấu biến…

  4. nhân dân says:

    @ Ban Mê Thuột ,
    Bây giờ ông giàu có mỗi năm mỡ hội càfé, hội trà, hội đú đởn là vì trận Ban Mê Thuộc 38 năm trước bọn xâm lăng Bắc Việt đánh chiếm và đưa con cháu chúng nó vào lập nghiệp chiếm đất vườn của kẻ bị giết, bỏ bỏ nước ra đi. Bọn sát nhân ấy mà làm gì còn biết xót thương ai, bán dân bán nước rồi mở hội lễ mừng giàu có . Rồi sẽ có ngày trả quả thôi chờ xem. Bây giờ nói không ai muốn đất nước giàu trên máu và nước mắt của đồng bào miền Nam đó ông ơi .

  5. Dân Vui says:

    Sau khi miền Nam rút quân và liên tiếp lui binh khắp nơi và dừng quân đánh một trận chót trước khi rút về Sàigòn, sau đó biết kéo dài thêm chiến tranh thì dân sẽ chết thê thảm vì bọn xâm lăng sẽ không nương tay ràn sát bằng trọng pháo vào đô thị cho nên thua kẻ dử ra lệnh toàn quân buông súng tiếp theo là dân còn chết dài dài trên kinh tế mới và vượt biển vài trăm nghìn nữa và thời gian phôi pha tuy nổi đau buồn còn đó nhưng cũng tạm nguôi ngoai và để giaỉ khuyây văn hóa miền Nam là đùa cợt để quên đau khổ .
    Xin mời bà con click vào Web dưới đây nghe chút chuyện cười .

    http://youtu.be/9yvdW9Kn6MI

  6. Thợ cày thuê says:

    CĂN BỆNH TRUYỀN KIẾP

    Khi xem các chương trình truyền hình, hoặc trên mạng Internet dân cày tui thường thấy một số hình ảnh người ta đánh hội đồng đối thủ của mình, kể cả lúc đối thủ đã chấp nhận thua cuộc mà không cần công lý xét xử.

    Điển hình gần đây nhất là vụ người ta đánh đập hội đồng, làm nhục ông Garaphi cho đến chết. Lẽ ra theo luật pháp quốc tế ông ta phải được xét xử một cách công bằng…

    Phải chăng đó cũng là căn bệnh truyền kiếp từ thời xa xưa để lại. Không biết xuất phát từ Tàu hay Tây, chỉ biết khắp nơi trên thế giới từ kẻ tự cho mình là văn minh đến người bị cái nền “văn minh” kia kìm kẹp đều bị nhiễm căn bệnh bất trị này.

    Vào thời ăn lông ở lỗ người ta đánh hội đồng bằng tay chân gạch đá thậm chí đánh đến chết. Sau này nền văn minh khá hơn người ta đánh bằng súng đạn. Đánh kiểu này đối thủ chết mau, không bị dày vò đau đớn. Con quái thú khủng khiếp nhất hành tinh chợt một ngày cái não nó to ra, nó nghĩ đến một kiểu đánh khác làm cho đối thủ chết từ từ, chết trong đau đớn không phải bằng thể xác mà bằng tinh thần. Cái chết ấy mới khủng khiếp làm sao !

    Khi ghét một người nào đó, người ta có thể không cần đến nhà đánh nhau nữa vì thường như thế là phạm pháp. Thế là người ta dùng ngay một số công cụ rất “văn minh và hiện đại” để hại nhau. Và thường thì hiệu quả chậm nhưng thâmđộc vô cùng vì hậu quả rất khôn lường. Biết bao nhiêu kẻ đã tàn gia bại sản, thậm chí uất quá mà tự hủy đời mình. Cái thâm của thời đại văn minh là thế đó.

    Ngẫm lại chuyện cũ, thời VNCH qua một số trang báo (thời đó trừ báo thân Cộng chống lại VNCH còn lại thì tự do chửi bới) đã lợi dụng cái tự do đào mồ bới mả kẻ khác mà làm bao nhiêu người từ người thành đạt về kẻ ăn mày, thậm chí nhảy lầu mà chết. Và biết bao cô gái thành danh bổng qua mấy bài báo của mấy kẻngậm màu phun người trở thành kẻ điếm.

    Chuyện chính trường thì than ôi! khỏi nói, mấy ông nghị kéo bè kéo cánh tranh ăn của viện trợ Mẽo mà lên báo chửi nhau như hát hay. Làm cho độc giả mù mắt, không biết theo ai, chọn ai… trong cái xã hội điên loạn này.

    Hậu quả đã rõ mười rồi – Không ai tin ai thành ra không ai chịu nghe ai nên thua trận đến nỗi gần bốn chục năm sau không dám ngẩng đầu xem lại quá khứ của mình !

    Cho đến tận bây giờ căn bệnh ấy vẫn không chữa khỏi.

    Lợi dụng cái công nghệ thông tin mà tiếp tục chửi nhau. Một kẻ chửi kéo theo mấy kẻ a dua. Căn bệnh truyền kiếp !

    Kẻ thua cuộc ra nước ngoài chửi người trong nước bất kể là ai, chửi chán quay lại chửi lộn lẫn nhau, ghép nhau đủ tội, giở đủ các kiểu côn đồ du đảng để hại nhau, mãi mà chẳng đem lại ích lợi gì thế là lại tự chửi mình… đến mòn hơi tắt tiếng.

    Con gà tức nhau tiếng gáy, con người tức nhau tiếng nói, lại nói xấu nhau. Hồi đầu nói thật, góp ý rồi không tế nhị nên chạm tự ái người khác, và thế là bôi xấu lẫn nhau.

    Một người viết, thấy hay hay, tranh nhau xem, tranh nhau viết, vài ba người viết năm bảy người a dua1 theo viết và cuối cùng căn bệnh cũ tái phát.

    Than ôi ! căn bệnh ngàn đời.

    Người ta quên rằng kẻ xấu rình rập khắp nơi !

    Thợ cày thuê

    • Tien Ngu says:

      “Kẻ thua cuộc ra nước ngoài chửi người trong nước bất kể là ai, chửi chán quay lại chửi lộn lẫn nhau,…”

      Nghe…hát, là biết ngay cái loại….khôn liền…
      Thường thì…khôn liền, rất nà khoái….dạy đời, triết lý, khoe ta…đỉnh cao.

      Thế thì…lạy ông con ở….bụi này rồi…

      Theo như lời dạy của…ngu trời gầm, ý quên khôn luền, csVN nà kẽ…chiến thắng, giãi phóng dân tộc, nàm cho dân tộc cùng…sướng. Còn VNCH nà kẽ…thua, láu cá, tức nên chạy ra nước ngoài chửi…đổng, rồi lại…quay ra chửi nhau…

      Anh cò phán nghe hay hết phãn. Thế thì bà con nên nghe lời anh cò, không nên…chửi kẽ thằng cuộc nửa, chúng có nà cộng sản, thì chúng cũng….giãi phóng nhân dân, làm cho nhân dân cùng….sướng.

      Chớ nên theo…kẽ thua cuộc mà chửi…nhau…

      Hết ý.

    • Nhân Dân Việt Nam - says:

      Có vậy , bọn xấu ngoại bang cùng Hán gian và Việt gian biến chất , muốn hưởng lợi vì sự chọc phá sự Đoàn Kết của dân Việt mình . Lũ ấy chỉ muốn khuấy nước đục , để hòng béo loài Chim Cò đang hau háu đây thôi !

      • Nguyen Trong Dan says:

        HOÀN TOÀN ĐÚNG !
        Mười lăm thằng trong bộ chính trị ĐẢNG CỘNG SẢN CU`NG VÀI TRIỆU ĐẢNG VIÊN , cố tình dùng hai chữ phản động chụp lên đầu người ngay kẽ phải , “chọc phá sự Đoàn Kết của dân Việt mình ” , miêng thì ca ngợi Tàu Bành Trướng hết cở thợ mộc , đời đời nhớ ơn… LÒI MẶT HÁN GIAN , THAM NHŨNG THẲNG TAY , VIỆT GIAN MỘT LŨ… ” chỉ muốn khuấy nước đục , DUY TRÌ QUYỀN HÀNH để hòng BÉO DA BÉO THỊT mà thôi !

  7. Dân BMT says:

    đọc ĐCV thấy rõ người Việt có mấy kẻ cứ muốn cho đất nước suy tàn, đời sống dân Việt kiệt quệ, chúng là người hay là loại gì ha bà con, nếu ai còn không thấy thì hãy đọc lại còm của mấy kẻ khi nghe tin VN làm Lễ Hội Cà Phê Tây Nguyên tại Đắc Lắc sẽ rõ!

    • Tien Ngu says:

      Dân BMT?

      Lạ he, nghe hát thì biết giọng…cò, ấy thế mà nại nà…dân…, không biết phải dân thiệt hôn đây?

      Dân gì lại hát…y chang như kiểu các cò mồi VC, thiên hạ là muốn cho Cộng láo nó suy tàn, đảng Cộng kiệt quệ, dân nại…dịch ra rằng thiên hạ muốn cho dân VN suy tàn, kiệt quệ…

      Dân này chắc nà dân…mắt hí quá?

      Thay vì cái tiền ăn mừng lễ hội, khoe láo gạt…dân, để cái tiền đó đi xây trường học cho các em thiếu nhi ở Nậm Kè coi bộ có ní hơn không?
      Hay khỏi đi đâu cho xa, dùng cái tiền đó, bao cho mấy em học sinh ở Tây Nguyên, qua cầu đi học khỏi phải trả tiền…qua cầu…

      Vậy nó mới…có cái đức. Còn dân đang….te như cái mền rách, mà cán bộ cứ….lể hội ăn mừng, có phải là…chửi cha dân không?

      Suy nghỉ đi cò BMT. (Gớm, cứ hết nick này đến nick khác, làm như thiên hạ ai cũng…ngu)

  8. Dâm Tiên says:

    Trọng Đạt xin năn nỉ, thì

    Dâm Tiên sẽ kể chuyện Bụi Mù Trời cho mà nghe, viết;

    chứ đừng tham khảo tài liệu nhằm đánh lừa mà chi.

    • Dân Việt says:

      @ Dâm Tiên,
      Cái lảo Dâm CAM nham nhở này ấm ớ hội tế bỏ mẹ đi . Cút đi cha nội.

      • DâM Tiên says:

        Bạn nhà binh của tớ lại là bạn của Tướng PHÚ.

        Nhờ đó, tớ biết đến 99 phần trăm sự thật,

        v/v ông Thẹo Ve ” ra lệnh” chòng chéo thế nào
        để làm mất Cao nguyên VN, theo lệnh…ai?

        (Buồn lắm! Không lẽ ông Thẹo Ve là dân Chàm
        đầu thai?)–

    • thịnở says:

      Biết thì viết .Đọc Trọng Đạt thấy sai thì sửa.Còn không thì im đi cho người ta nhờ.Năn nỉ một lần ,năn nỉ hai lần để cho người ta thấy mính “gớm”lắm,nhưng hình như chẳng ai thèm để ý .. Cả Trọng Đạt củng vậy.!Tội Thật.
      “Ta”chỉ muốn nói “DÓC” một phát,tự vái mình ,tự coi mình “người vừa “dâm”.vừa “làm” ,trênvừa kể chuyện maquỉ trên núi cao ,rừng sâu,cho thỏa chí “dươngcao,thọc sâu” hằng mong ước.!
      không cần tài liệu ,vì ta là “đỉnh cao trí tệ” rồi !
      Trọng Đạt và bạn trẻ ,ai không biết thì nên ngồi ngay ngắn,NĂN NỈ nghe “cụ” HÁT dâm ca …
      (tn)

  9. Dao Cong Khai says:

    Qua những điều ĐCK học hỏi và kinh nghiệm từ lịch sử, xã hội và thời sự thì nhận thấy tinh thần chiến đấu của cả 2 bên đều rất hăng. Dĩ nhiên bên VC nếu không hăng thì làm sao họ thắng nổi. Họ phải hiểu rằng, mặc dù VNCH lúc đó thất thế thê thảm về chính trị ở trong và ngoài nước, về quân sự thì bị cắt giảm hầu hết nguồn viện trợ làm họ mất tinh thần tột độ; nhưng binh sĩ họ ý thức được rằng chiến đấu chống cộng là điều bắt buộc phải làm vì không còn đường nào khác để sinh tồn, và lịch sử ở đó sau 75 đã trả lời cho họ rằng ý thức như thế là chính xác.

    Mỹ họ nhảy vào chiến tranh VN theo kiểu tự kiêu, chảnh choẹ, đánh nhau theo kiểu dùng chén kiểng để chọi chén sành; họ thua cũng đáng đời. Oanh tạc BV mà cấm không cho phi công ném bom vào những giàn hoả tiễn phòng không của Nga đang xây dựng; mỗi phi công phải oanh tạc đủ mấy chục phi vụ là được giải ngũ về Mỹ lấy vợ… Không cho phép quân đội VNCH đổ bộ lên lãnh thổ Bắc Việt để tiêu diệt tận gốc bên đó. Không cho lính Mỹ đuổi theo VC sâu trong đất Miên. Không cho lính Mỹ bắn vào những nhà dân nuôi chứa VC…. Vì thế VC nó núp trong nhà dân bắn sẻ chết lính Mỹ nhiều, khiến trung uý Calley nó khùng lên, nó dắt lính Mỹ vào làng Mỹ Lai, ở miền Trung, giết sạch cả làng.

    Người Mỹ đã xen vào nội bộ VNCN, lèo lái cuộc chiến đó vào thế nguy nan cho VNCH rồi bỏ chạy một mình. Ôn lại những biến cố cũ chúng ta thấy, năm 1962 khi tổng thống Kenedy đưa ra giải pháp Trung Lập Hoá nước Lào thì tổng thống Ngô Đình Diệm đã cực lực phản đối vì hiểu rằng Mỹ không thể nào kiểm soát được quân sự ở Lào khi CSVN lập những căn cứ quân sự ở đó, nhất là khi Lào đã trở thành nước trung lập. Cuối cùng vì cần phải giữ liên hệ ngoại giao với Mỹ nên VNCH cũng phải ký vào đó vì dù biết mình không ký thì Mỹ cũng vẫn làm chuyện đó. Nhưng chính vì thái độ phản đối lúc đầu của VNCH nên TT Diệm đã trở thành mục tiêu mà một số viên chức quân phiệt trong bộ quốc phòng và Thái Bình Dưong cục trong chính phủ Mỹ nhắm tới để triệt hạ.

    Không phải chỉ đến năm 1962, mới có những bất đồng giữa chính phủ VNCH và Mỹ về vấn đề quân sự ở VN nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Khi người Mỹ giúp TT về nước thì việc nước làm tổng thống thì ý đồ của họ là giành lấy vai trò của Pháp ở Đông Dương. Nói theo kiểu của VC thì là giành lấy thuộc địa của pháp ở VN. Đúng thế, trên một ý nghĩa nào đó, VC tuyên truyền đúng. Ý đồ của Mỹ là muốn biến VNCH thành chư hầu, một loại thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Điều đó không có nghĩa là nó đúng hết nơi những viên chức trong chính phủ Mỹ, bởi thế có những viên chức Mỹ giúp TT Diệm xây dựng VNCH rất thật tình, có những viên chức khác không thuyết phục và lợi dụng được TT Diệm làm theo đường lối của Mỹ thì họ tìm cách phá hoại chính quyền TT Diệm, nhiều tướng lãnh VNCH cũng bị đối diện với Mỹ tương tự như vậy, gây ra những tai nạn trực thăng rất khó hiểu trong cái chết của một số tướng lãnh quan trọng của VNCH.

    Cách phá hoại thuận tiện nhất của Mỹ đối với VNCH là tung tiền vào nội bộ trong chính quyền VNCH để mua chuộc những tướng lãnh cao cấp và các phe nhóm, đảng phái đối lập. Và Mỹ đã dùng việc này để lật đổ TT Diệm, và làm suy yếu sự đoàn kết QG, suy thoái tinh thần chống cộng của nhân dân và quân đội VNCH. Khác biệt giữa TT Diệm và chính phủ Mỹ là vấn đề chiến thuật và chiến lược chống cộng ở VN. Người Mỹ họ dùng chiến tranh VN như một phần trong chiến lược Thái Bình Dương của Mỹ. Họ dùng VNCH làm thí điểm để thí nghiệm chiến thuật chống chiến tranh du kích theo kiểu của họ, và dùng VNCH làm căn cứ quân sự cho toàn vùng Á Châu. Vì muốn đặt căn cứ quân sự ở VNCH, nên họ đòi đem quân vào VNCH để bảo vệ những căn cứ quân sự mà họ sẽ thành lập. Đó là đối nghịch với chiến thuật và chiến lược của TT Diệm, dùng chính trị phối hợp với quân sự để nâng cao dân trí, đoàn ngũ hoá nông thôn chống lại VC nằm vùng; quan trọng là quốc sách Ấp Chiến Lược.

    Chiến lược của Mỹ thuần tuý là quân sự, nhưng đưa ra những phê phán chính trị và đổ lỗi cho TT Diệm tạo ra suy thoái chính trị; những suy thoái do chính người Mỹ gây ra để phân hoá hàng ngũ QG hầu lèo lái họ vào quỹ đạo chiến tranh của Mỹ. Sau khi họ đạt được điều đó, chúng ta thấy chính người Mỹ họ chủ động chiến tranh ở VN. Họ gây chiến với Bắc Việt, rồi tt Jonhson ban hành tình trạng khẩn cấp, đổ quân vào VN, oanh tạc Bắc Việt, tuyên chiến với Bắc Việt. Chính sử sách Mỹ gọi cuộc chiến đó là của Mỹ đánh nhau với VN. Khi TT Jônhson ban bố tình trạng chiến tranh và đưa quân vào VN thì 85% dân Mỹ ủng hộ, chính ông ta đắc cử nhờ tháo cáy với đảng Cộng Hoà về chiến tranh VN. Hồi đó chính phủ Mỹ hăng hái lắm, đưa ra nghi quyết Vịnh Bắc Việt, trên 90% các dân biểu nghị sĩ Mỹ ủng hộ. Mấy điều đó, bây giờ chính phủ Mỹ họ muốn tránh, không thích nói ra nữa; nhưng họ có khuynh hướng nói những sự kiện ngược lại, có lợi chính trị cho phía VC.

    Trong nền tảng ban đầu đó, rõ ràng Mỹ đã phá hoại nền chính trị của VNCH từ trong nước đến dư luận quốc tế. Trong nước thì nội bộ VNCH chia rẽ, suy giảm tinh thần chống cộng, một số trí thức bỏ hàng ngũ QG chui vào bưng theo VC, trí thức ở thành phố thì bị VC tuyên truyền làm tay sai cho chúng. Dân chúng ở nông thôn thì khá đông ngả theo VC… Trên dư luận quốc tế thì VNCH thất bại thê thảm, vì thế giới coi cuộc chiến tranh tự vệ của VNCH là cuộc chiến của Mỹ xâm lăng VN.

    Dành lấy chủ động để lèo lái cuộc chiến. Thế nhưng hồi Tết Mậu Thân, lúc đầu lính Mỹ họ án binh bất động, cho tới khi đạn VC lạc vào những đồn Mỹ thì họ mới có lệnh chiến đấu, ở SG VC đã tấn công vào tận toà đại sứ Mỹ. Một sự kiện cần chú ý, là ngay trước Tết Mậu Thân, VC tuyên bố ngưng chiến 3 ngày để 2 bên ăn tết, và lúc đó thì Mỹ và VC đang hứa hẹn với nhau ngồi vào bàn hội nghị Paris. Đây là lý do tôi lý giải tại sao lính Mỹ lúc đầu không có lệnh chiến đấu với VC trong Tết Mậu Thân.

    Hiểu chiến tranh VN không phải là thuần tuý quân sự như thế thì mới dễ hiểu hơn những biến cố quân sự lớn trong đó, như trận Bình Giả, Đức Cơ, Đồng Xoài, Pleime, Khe Sanh, hay trận B52 ở Hà Nội năm 72, trận Hạ Lào,… Mỹ đã chọn chiến tranh bằng thuần tuý quân sự và gây hấn với Bắc Việt nhưng không dám tấn công Bắc Việt mà chỉ phòng thủ miền Nam VN. Khi rơi vào quỹ đạo chiến tranh kiểu Mỹ đó, quân đội VNCH đã nhanh chóng trưởng thành về quân sự, nhưng quân sự theo kiểu Mỹ luôn. Nghĩa là chiến thuật tiêu hao vũ khí, tốn kém bom đạn; nên khi Mỹ cắt giảm khoản đó thì VNCH lủng củng ngay (mặc dù những cuộc hành quân của VNCH không tiêu hao nhiều bom đạn như những cuộc hành quân của Mỹ).

    Khi Mỹ nó đổ quân sang VN, nó ấn định là đánh 2 năm thì diệt sạch VC và rút về; nó hứa với dân Mỹ là đưa thanh niên của họ ra làm bia đỡ đạn chỉ 2 năm thôi, sau đó các anh hùng đó sẽ trở về vẻ vang. Nào ngờ toàn thấy chở quan tài về nước mà sau 2 năm vẫn chưa hy vọng mấy; và bắt đầu năm 1967 là quốc hội Mỹ nó bàn ngang nhiều, biểu tình phản chiến, tự thiêu và ủng hộ Băc Việt, đòi rút quân về thì xẩy ra sau khi Mỹ mang quân qua VN không lâu. Khi thấy quan tài chở về thì dân Mỹ mới thấy…”khiếp”. Hồi đó ủng hộ TT 85%, dần dần chỉ còn dưới 60 rồi giảm xuống dưới 50%. Cho nên tới Tết Mậu Thân là dư luận Mỹ nó không nhìn thấy chiến thắng của quân đội VNCH và thất bại của CSBV nữa, mà chỉ nhìn thấy xác chết Mỹ và hình ảnh toà đại sứ Mỹ bị VC tấn công.

    Tới đó chúng tôi ở miền Nam thì thấy VC thua, nhưng ở ngoài VN người ta chỉ thấy Mỹ thua và phải hoà đàm với VC. Người Mỹ họ đã tính xong ngay từ lúc đó rồi. Còn chuyện họ phải giải quyết với VNCH thì không bao giờ xong trừ phi họ thay đổi chiến thuật, chiến lược (như kế hoạch cũ của TT Diệm). Nhưng nếu đi theo chiến lược đó thì không phù hợp với quyền lợi của nước Mỹ, do đó họ đã chọn đường bỏ rơi VN.

    Thực tế như thế, chính quyền VC nó biết thế yếu của Mỹ trong chiến tranh VN nên nó đẩy mạnh chiến tranh chính trị ở ngay trên đất Mỹ. Nó biết Mỹ chỉ dự trù chi phí cho 1 cuộc chiến tranh ngắn hạn, nên nó trường kỳ kháng chiến, gây tiêu hao và thương vong cho quân đội và ám sát khủng bố các viên chức Mỹ. Còn lính và dân ở 2 bên thì chẳng biết gì cả, chỉ biết chiến đấu; và ở miền Nam thì lính VNCH chỉ biết nếu không chiến đấu nữa thì sẽ bị VC vào cướp hết, rồi bị lưu đày lên rừng, lên kinh tế mới, mất hết tương lai và hạnh phúc.

    • Lưu Vong cờ vàng - says:

      Giở giọng ra là toàn lươn lẹo , lập lờ lý luận cùn …Không ai chịu nổi . Thật đúng là Đào cống Khai …sặc mùi xác chết từ 38 năm xưa !

      • Việt ANH says:

        Mùi nào thối cho bằng mùi bốc từ xác … Ba Đình.
        Cống nào hôi bằng cái cống hang Păc Pó, 1 thời con Hồ ly ẩn núp !

  10. Nhân Dân Việt Nam Chiến Thắng ! - says:

    Mừng Kỷ niệm 38 năm -Trận Thắng Buôn Mê Thuột lịch sử ( 10- 03 -1973 ) , cùng thưởng thức hương vị Cà Phê Việt Nam …cho đượm giọng ấm tình khi bàn luận nơi đây – Mời tất cả các vị khách cùng đồng bào Việt Nam ở nước ngoài ,về chung vui dự Lễ Hội Cà Phê Tây Nguyên tại Đắc Lắc ( Có truyền hình trực tiếp trên VTV4 tối ngày 9-3-1973 )…XIN MỜI !

    • Phan BA says:

      Tôi thấy thanh niên Việt bây giờ nhỏ con và ốm, ít khôn ngoan, còn lãnh đạo thì hơi khùng khùng.. có lẽ họ uống quá nhiều cà phê, cà phê việt nam bị nhiễm chất độc da cam nhiều lắm.

      • Diễn Đàn - says:

        Ê , Hê ê, Đây là nhận xét của 1 kẻ Khùng đối với những Người Khôn !

      • Hồng Vân - Hồng Đào - says:

        Cả thế giới đều sái cổ khi đặt hàng Xuất Khẩu để uống Cà Phê Việt Nam , không lẽ Phan Ba lạc loài mất gốc , cứ lảng vảng mà chê đặc sản quê mình …? Hi , Síc !

    • Tien Ngu says:

      Lễ hội cà phe Tây Nguyên? Ăn mừng?
      Đúng là cò mồi…mắt hí, ham vui, tự sướng…

      Cả nước đang lo…són đái mấy cái vụ ngân hàng sụm bà chè vì bong bóng bất động sản nổ cái bụp. Vàng…cạn láng, ngoại tệ…bốc hơi, nơ Vinashin chúng chửi như chửi…con…

      Ấy thế mà cò mồi vẫn…ăn mừng tỉnh rụi, Đúng là cái thứ…bất nhơn mà.

      Nhờ ngoại tệ kiều bào, tình cho không biếu không, lây lất mấy năm qua. Tính dụ riết hay sao đây, cò?

    • T Lan says:

      Thôi đợi vài năm nửa,khi đảng dắt nhân dân VN nhập về đất mẹ Tung Cuốc,lúc đó tha hồ vợ chồng con cái các đồng chí uống cà phê không đường ! sướng nhé !

    • Dân Đắc Lắc says:

      Nhân Dân Việt Nam Chiến Thắng ! – says:

      Xin viết lại cho đúng:. . . . .CS Chiến Thắng Nhân Dân Việt Nam !

      Bởi tôi là người trồng Cà Phê ở Đắc Lắc còn Chủ đồn điền là Quan Chức, Anh Em dòng họ
      của họ. Thật ra ai làm Chủ thì không quan trọng đối với tôi, nhưng điều tôi muốn nói là nghề nầy rất cực khổ mà làm không đủ ăn,bệnh hoạn không tiền mua thuốc, còn con tôi thì thất học vì trường lớp xa xôi. Tôi cố dạy con tôi vào ban đêm nhưng không được mấy chữ vì phải lao động suốt ngày.
      Cha tôi kể lại thời Pháp thuộc còn no ấm hơn bây giờ nước nhà độc lập! Tôi không biết phải làm nô lệ đến bao giờ, có lẻ tới đời con cháu cũng chưa hết. Vậy tôi xin nói: Đảng CSVN chiến thắng Vẻ Vang nhân dân Việt Nam!

      • Ngũ Nhạc -Thanh Trì - Hoàng Mai - www.arts.uwaterloo.ca says:

        Tất nhiên rồi – Chỉ con cháu bọn tay sai việt gian , mới NO THÂN ẤM CẬT thời Thực Dân , Đế Quốc thôi – Trong lúc đó cả dân tộc Việt đang rên xiết trong nô lệ , với hơn 2 triệu đồng bào mình phải chết đói !

        Hí hửng gì mà khoe mẽ , để lòi cái đuôi và bản mặt việt gian ấy ra ???

      • Lê Dân Việt says:

        Này cháu Ngũ Nhạc Thanh Trì Hoàng Mai,

        Sao hết học ở bên Mỹ rồi hay sao mà lại chui qua học ở Canada vậy? Có học đến đâu đi chăng nữa mà đầu óc ngu si, tăm tối như cháu thì cũng chỉ phí tiến nhân dân cho cháu đi du học mà thôi. Thật là vô phúc cho cha mẹ cháu sinh ra cháu, đến thời này mà còn những suy nghĩ và nhận xét ngu si như thế này.

        VNCS bây giờ có gì là tốt đẹp mà cháu vẫn nhắm mắt chó lại để xủa kiểu này đây. Đồ súc sinh!

      • hoàngdung says:

        Thì có no cơm ấm cật nên bọn cs đói meo đói móc mới pháỉ phát động cuôc chiến để giết bớt thanh niên trai tráng kẻo chúng đói quá trong một cái chuồng rắn đôc thú dử bbp và để chiếm miền Nam dân chủ tự do ,kinh tế trù phú(thắngthì có cái để đút miệng ,không thì chết mất xác).Tội cho nhửng chú nhóc cs đả chết. Chúng hi sinh xương trắng máuđỏ cho cái bon chó đẻ nay hưởng lạc ,sống sung sướng quyền lực mà không nén nhang cho họ ,không một lời an ủi cho thân nhân giađình họ. Có người dâng con cho đảng làmuổng tửnay đi ăn xin ,lê lếch ,không nhà,không đất và phải nhờ đến MS Bảo ra tay cứu trợ…
        À thì ra thời”đế quốc thưc dân mới no cơm ấm cật .thời cộng san của hồ ly đói “meo râu” (thực dân đế quốc còn có tự do dân chủ hơn vạn lấn vc là vậy).Trong lúc cả dân tôc đang rên siết vi kềm kẹp,vì CA,vì họng súng của con cháu hồly ,tay sai phản quốc chệt,và thiếu ăn ,thiếu mặc,con số 2 triệu người chết đói hay hơn nửa trng thời đại đồ đểu HCM ,phải không
        Hí hửng gì mà khoe mẻ rằng ta là dỉnh cao trí tuệ ,để lòi cái đuôi đỏ,để ló cái mặt mải quốc cầu vinh.việt gian cộng sản ra?
        (hd)
        (#Hảy vào dânlàmbáo hay báo viêtnam.net để coi kỷ và nghiền ngẩm bài viết của thanh niên dặngchíhùng,người trẻ ở trong nướcviết về:”nhửng láo khoét ,thủ đoạn bẩn thỉu của CSBV đ/v VNCH…Chắc sẻ thây đảng “mình” LƯUMANH đên “dỉnh” tột cùng nào của sự LƯU MANH.
        (hd)

    • danoan says:

      Hi cò mồi vc.

Leave a Reply to CHÁNH