Trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975
Sau ngày ký Hiệp định Paris, miền Nam Việt Nam mạnh hơn miền Bắc. Tháng 11 năm 1972 TT Nixon vội cho chuyên chở tới VNCH gần 600 máy bay các loại gồm: 208 máy bay phản lực gồm chiến đấu và oanh tạc cơ loại nhẹ và khoảng 360 trực thăng các loại, 23 phi cơ thám thính, ba tiểu đoàn pháo binh 175mm, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48 (Nixon, No More Vietnams trang 170-171).
Trong khi ấy BV bị thiệt hại nặng và thảm bại trong trận muà hè đỏ lửa, tính tới tháng 9/1972 có vào khoảng từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh CS bị giết, khoảng 700 chiến xa bị phá hủy (Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 587), ngoài ra trận oanh tạc dữ dội Giáng sinh 1972 bằng B-52 đã gây thiệt hại rất nặng cho hạ tầng cơ sở BV như kho hàng, đường xe lửa, nhà máy điện, phi trường….
Mặc dù mạnh hơn miền Bắc rất nhiều nhưng miền Nam không được phép đánh ra Bắc mà chỉ được ở yên trong thế tự vệ chờ địch tới, điều này ai cũng biết cả. Khoảng gần một năm sau tình hình bắt đầu thay đổi, cán cân quân sự nghiêng về phía BV. Ngay sau khi ký Hiệp định Paris, CSBV vẫn tiếp tục vi phạm Hiệp định, chiến tranh vẫn tiếp diễn, trong khi miền Nam VN bị cắt quân viện dần dần, miền Bắc vẫn được CS quốc tế tiếp viện dồi dào, về chi tiết tôi sẽ nói sau. Cuộc chiến tranh giữa hai miền là một cuộc chiến viện trợ tiếp liệu, cả hai bên đều không tự sản xuất được vũ khí đạn dược mà phải tùy thuộc vào quân viện bên ngoài, bên nào nhiều tiếp liệu, vũ khí đạn dược thì bên đó thắng.
Tình hình chung hai bên
Năm 1973 có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ Hiệp Định Ba Lê 28/1 cho tới tháng 10/1973 và giai đoạn bạo lực cách mạng sau tháng 10/1973.
Từ sau ngày ký Hiệp Định Ba Lê đến tháng 10/1973 tình hình tương đối yên tĩnh. Tháng 6/1973 Quốc hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự Mỹ tại Đông Dương Việt, Miên, Lào. Ngày 1/7/1973 Nixon ký thành đạo luật áp dụng từ giữa tháng 8/1973 cấm hoạt động quân sự trên toàn cõi Đông Dương. Tháng 10/1973 Quốc Hội ra đạo luật hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh (War Powers Act), Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến.
Thấy thời cơ thuận lợi đã tới, Bắc Việt bèn thay đổi đường lối đấu tranh từ chính trị sang quân sự bạo lực. Đại Hội 21 của Bộ Chính Trị tại Hà Nội trong tháng 10 quyết định đấu tranh quân sự, trước hết tiến đánh các đồn bót lẻ tẻ, phát triển tuyến đường xa lộ Đông Trường Sơn.
Theo Henry Kissinger (Years of Renewal trang 478) sau khi ký Hiệp định Paris, BV bắt đầu cho xây hệ thống đường xâm nhập tiếp liệu chằng chịt dài tổng cộng 20 ngàn km từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, rộng 8m, hàng ngàn km ông dẫn dầu cung cấp cho hàng chục ngàn xe vận tải.
Sau Hiệp định khoảng gần một năm, Quốc hội Mỹ cắt giảm quân viện xương tủy VNCH mỗi năm 50%, từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471). Dưới thời TT Nixon, chính phủ đã đề nghị Quốc hội cấp 1 tỷ 4 viện trợ quân sự cho miền nam VN năm 1975, Ủy ban quốc phòng Thượng viện do Nghị sĩ John Stennis làm chủ tịch cắt bớt còn 1 tỷ, nay dưới thời TT Ford Ủy ban chuẩn chi Thượng viện do Nghị sĩ John McClellan làm chủ tịch cắt 300 triệu còn 700 triệu (Years of Renewal trang 472).
Theo bản tin của BBC.com ngày 10/5/2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15/4/2006. Trong số các bài đọc ở hội thảo, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch sử Quân sự Cộng sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến. Giai đoạn 1969-1972 BV được Nga, Trung Cộng viện trợ 684,666 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Giai đoạn 1972-1975 họ nhận được 649,246 tấn hàng vũ khí. Như vậy số lượng hàng viện trợ của hai giai đoạn tương đương nhau.
Theo Kissinger (Years of Renewal trang 481) Hà nội đã xin được viện trợ của Sô Viết tăng gấp bội. Tháng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn.
Đánh hơi thấy Mỹ quẳng miếng xương Đông Dương, CS quốc tế và CSVN nhanh tay vồ ngay lấy. Cuối tháng 10/1974 Bộ Chính Trị Hà Nội quyết định kế hoạch tác chiến năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tấn công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích. Trong giai đoạn 1969-1972 sự vận chuyển súng đạn của CS vào Nam gặp nhiều khó khăn vì bị không quân Việt-Mỹ ném bom, bắn phá nhưng kể từ sau ngày ký Hiệp Định Paris 1/1973, BV đã dùng 16 ngàn xe vận tải chở súng đạn qua xa lộ Đông trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh một cách tự do thoải mái nên giai đoạn 1973-1975, Hà Nội đã đem được nhiều vũ khí đạn dược vào Nam gấp mấy lần giai đoạn trước ( 1969-1972).
Trong khi ấy Tổng Thống Thiệu không có một nhận định nào rõ ràng về lực lượng cũng như kế hoạch sắp tới của CS. Ngày 9/12/1974, khoảng một tuần trước khi BV tấn công Phước Long, tại dinh Độc Lập trong một phiên họp cao cấp quân sự gồm Hội đồng Tướng lãnh và các vị Tư lệnh Quân khu, ông Thiệu cho biết trong năm 1975 BV có thể đánh với qui mô lớn nhưng không bằng năm 1968 và 1972, địch chưa có đủ khả năng đánh vào các thị xã lớn, dù đánh cũng không giữ được! BV chỉ đánh các thị xã nhỏ như Phước Long, Gia Nghĩa. Về điểm này Frank Snepp, trong Decent Interval, Tướng BV Văn Tiến Dũng và ông Cao Văn Viên đã ghi nhận gần giống nhau như vậy, ông Thiệu lạc quan cho rằng BV chưa phục hồi sau trận mùa hè đỏ lửa 1973.
Từ tháng 10 năm 1974 Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt đã trình bày kế hoạch tác chiến lên Bộ Chính Trị và Quân uỷ Trung ương, họ đã chọn chiến trường Cao Nguyên làm chủ yếu, Văn Tiến Dũng đã ghi nhận trong hồi ký.
“Tháng 10 năm 1974, trời cuối thu bắt đầu lạnh, gợi cho các cán bộ quân sự chúng tôi nhớ đến mùa chiến dịch sắp đến. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp nghe Bộ Tổng tham mưu trình bày kế hoạch tác chiến chiến lược. . . . …
. . . . . . . . .
Hội nghị nhất trí thông qua phương án của Bộ Tổng tham mưu, chọn chiến trường Tây nguyên làm hướng chiến trường chủ yếu trong cuộc tổng tiến công lớn và rộng khắp năm 1975”
(Đại thắng mùa xuân trang 24).
BV cho rằng TT Thiệu đã bố trí lực lượng mạnh ở hai đầu, tại Quân khu 1 và 3 thì bố trí nhiều đơn vị chủ lực, nhiều chiến xa, đại bác và máy bay chiến đấu, còn tại Quân khu II ta chỉ để 2 Sư đoàn 22 BB và 23 BB. Quân khu II rộng nhất toàn quốc gồm 12 tỉnh, VNCH phải trải quân giữ đất nhiều nên khả năng phòng thủ yếu. Bộ chính trị CSBV đã đồng ý kế hoạch nêu trên và chọn Tây nguyên để làm hướng chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công năm 1975. Hà Nội đã chọn chiến trường Tây Nguyên (Quân khu II) làm chủ yếu vì tại đây lực lượng VNCH yếu hơn ba quân khu I, II, IV.
Đại tá Phạm Bá Hoa nói hồi ông học tại trường Đại Học Quân Sự năm 1960 có được đọc một tài liệu nói “Trong chiến tranh Việt Nam, ai chiếm được cao nguyên miền Trung thì người đó sẽ nắm phần chiến thắng”, Cộng Sản cũng nói ai làm chủ Tây Nguyên thì làm chủ chiến trường. Bắc Việt chủ trương tấn công Quân khu II trước, phần vì VNCH phòng thủ yếu tại đây vả nó là vị trí yết hầu. Một phần vì ông Thiệu không chủ trương giữ Quân khu II, một vùng cao nguyên cằn cỗi mà trong thâm tâm đã có ý tưởng bỏ vùng núi rừng miền Trung rút quân về vùng đất mầu mỡ Quân khu III và IV, trên thực tế lãnh thổ quá rộng, không đủ lực lượng trừ bị để tăng cường.
Sau khi lựa chọn chiến trường Tây Nguyên, Bắc Việt lựa chọn địa điểm tấn công, tại buổi họp của Quân Uỷ Trung Ương Bắc Việt ngày 9/11/1974 Lê Đức Thọ tay trùm CSBV tham dự để nâng cao quyết tâm chiếm cho được Ban Mê Thuột, Thọ nói:
“Phải đăt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?”
(Sách đã dẫn Trang 31).
Bắc Việt đã chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột từ bốn tháng trước ngày tấn công trong khi ta chưa có tin tức tình báo rõ rệt. Chiến dịch Tây nguyên được mang mật danh 275.
Ngày 13/12/1974 Bắc Việt đưa gần ba Sư đoàn tấn công Phước Long, đến ngày 7/1 tỉnh này hoàn toàn lọt vào tay địch. Tổng số 4,500 binh sĩ, sĩ quan chỉ còn 850 người sống sót. Tỉnh trưởng Phước Long. Quận trưởng Phước Bình mất tích, 3,000 trong số 30 ngàn dân trốn thoát, một số viên chức hành chánh bị CS hành quyết, thất bại tại Phước Long là đương nhiên vì một Tiểu đoàn bộ binh và 5 Tiểu đoàn địa phương quân không thể chống lại 3 Sư đoàn CS.
Chính phủ VNCH không tăng viện cho Phước Long vì không đủ khả năng thực hiện tiếp tế, cứu viện bằng trực thăng vận từ Biên Hoà. Nói về mặt kinh tế chính trị Phước Long kém quan trọng hơn Tây Ninh, Pleiku, Huế… Hà Nội cho đánh Phước Long để thăm dò Mỹ, khi thấy Mỹ chỉ phản đối xuông thì họ làm tới.
Sau trận Phước Long TT Thiệu biết chắc Cộng Sản sẽ đánh lớn tại Cao Nguyên đầu năm 1975 nhưng chưa biết chắc chỗ nào vì địch nghi binh tối đa. Phía VNCH không đoán được ý định của họ, theo Tướng Hoàng Lạc trước khi Văn Tiến Dũng vào Nam, Giáp đã dặn dò Dũng phải nghi binh tối đa để đánh lạc hướng Nguỵ.
Tình hình chính trị quân sự VNCH năm 1975 rất là bi đát. Năm 1967 quân phí tại Việt Nam là 20 tỷ Mỹ Kim, năm 1968 lên 26 tỷ, năm 1969 lên 29 tỷ, hai năm 1970, 1971 rút xuống còn 12 tỷ mỗi năm vì Mỹ đang rút quân. Khi nửa triệu quân đồng minh đã rút đi, VNCH phải một mình gánh vác tất cả chiến trường với tiền viện trợ bị cắt giảm từ cuối 1973 mỗi năm 50%.
Việc cắt giảm đưa tới tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của cựu Đại tướng Cao Văn Viên, trong cuốn Những Ngày Cuối Của VNCH (NNCCVNCH) trang 86, 87. Hậu quả là năm 1974 không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm số giờ bay yểm trợ, huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%. Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ .
Đạn dược chỉ còn đủ đánh tới tháng 4 /1975, năm 1972 ta sử dụng trên 69 ngàn tấn đạn một tháng, từ tháng 7/1974 đến tháng 3/1975 ta chỉ còn sử dụng khoảng 19 ngàn tấn, một tháng hoả lực giảm 70%. Tháng 2/1975 chỉ còn đủ đạn tất cả các loại súng cho 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh trong khoảng hai tuần (Sách đã dẫn trang 92).
Theo sử gia Bill Laurie, cấp số đạn súng lớn như đại bác 105 ly, 155 ly, 175 ly… năm 1975 đã bị cắt giảm trên 90% . Theo Tướng Cao Văn Viên vì thiếu cơ phận thay thế, xe tăng, giang thuyền, máy bay … nằm ụ chờ rỉ sét. Thiếu thuốc men, số tử vong tăng cao, tinh thần xuống thấp.
Không quân VNCH năm 1975 có 2,075 máy bay các loại, đứng thứ tư trên thế giới về số lượng. Binh chủng Thiết giáp có 2,200 chiến xa và thiết xa các loại. Pháo binh có khoảng 1,500 khẩu đại bác . Hải quân có 1,600 tầu chiến và giang thuyền các loại. Đây chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế nhiều máy bay, xe tang… hư hỏng thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ. Lục quân VNCH có hơn một triệu quân trong đó 40% là chủ lực quân vào khoảng 400 ngàn người gồm những lực lượng tác chiến và yểm trợ, 50% là ĐPQ , Không quân, Hải quân, Cảnh sát. Quân đội VNCH được tổ chức theo lối Mỹ, một người lính tác chiến có năm người yểm trợ như hành chánh tài chánh, quân y, quân trang, quân dụng. Trên thực tế lực lượng chiến đấu chỉ vào khoảng từ 170 cho tới 180 ngàn người. Lính nhà nghề chỉ có 13 Sư đoàn chủ lực và 17 Liên đoàn Biệt động quân tương đương khoảng hơn 2 Sư đoàn (trên thực tế một Liên đoàn có hơn 1000 người). Tổng cộng ta có vào khoảng 15 Sư đoàn chính qui (nếu kể cả BĐQ). Lực lượng được bố trí toàn quốc như sau.
Quân khu Một: 5 Sư đoàn (1, 2, 3, Nhẩy Dù, TQLC), 4 Liên đoàn BĐQ.
Quân khu Hai: 2 Sư đoàn (22, 23), 7 Liên đoàn BĐQ
Quân khu Ba: 3 Sư đoàn (5, 18, 25), 4 Liên đoàn BĐQ
Quân khu Bốn: 3 Sư đoàn (7, 9, 21)
Địa phương quân VNCH năm 1975 có khoảng 325 ngàn người.
Tổng cộng VNCH có 15 Sư đoàn chủ lực (nếu kể cả BĐQ) tức 45 trung đoàn, đem chia cho 44 tỉnh toàn quốc thì trung bình mỗi tỉnh chỉ có một Trung đoàn chính qui bảo vệ trong khi BV có khả năng tập trung hằng chục Trung đoàn để tấn công một địa điểm vì họ không phải trải quân giữ đất như Miền Nam. Theo ông Cao Văn Viên trên thực tế quân số VNCH thiếu hụt do nạn đào ngũ, mỗi năm mất khoảng một phần tư (1/4) quân số, ngoài ra ta cũng phải kể nạn lính ma lính kiểng. (NNCVNCH trang 79).
Lực lương chính qui Bắc Việt năm 1975 gồm 4 Quân đoàn và Đoàn 232 (tương đương một Quân đoàn). Mỗi quân đoàn gồm 3 sư đoàn và các lữ đoàn phòng không, pháo binh, thiết giáp, công binh… Tổng cộng họ có 15 sư đoàn bộ binh, khoảng 6 trung đoàn đặc công và hơn 10 trung đoàn độc lập. Toàn bộ lực lượng tương đương với 20 Sư đoàn bộ binh chưa kể các đơn vị cơ giới, yểm trợ.
So về lực lượng chính qui, nhân lực thì quân đội BV đã nhiều hơn quân đội VNCH, họ không phải phòng thủ, mỗi khi tấn công họ dồn lại tạo một mũi dùi mạnh. Trong khi đó Quân đội chủ lực VNCH đã ít hơn lại phải trải rộng từ Cà Mâu ra Bến Hải để giữ đất. Như đã nói trên ta có 13 sư đoàn, kể cả 15 liên đoàn Biệt động quân thì có tương đương 15 sư đoàn hay 45 trung đoàn, miền nam có 44 tỉnh, trung bình một tỉnh chỉ có một trung đoàn bảo vệ. Theo hồi ký Văn Tiến Dũng, tại Cao nguyên về bộ binh BV đông hơn VNCH 5 lần, pháo binh gấp 2 VNCH (sách đã dẫn trang 49) vì họ tập trung
Khoảng 80% chủ lực quân CSBV đã có mặt tại miền Nam đầu năm 1975, họ để lại Quân đoàn 1 (gồm 3 Sư đoàn) tại miền Bắc làm lực lượng tổng trừ bị. Sau khi Quân khu II và I của VNCH sụp đổ, Bắc Việt đưa hết cả 3 Sư đoàn trừ bị vào Nam. Trong giai đoạn 1973-1975 Hà Nội cho chuyên chở vũ khí vào Nam thoải mái vì không bị oanh kích nên số lượng vũ khí đạn dược năm 1975 của họ tại miền Nam nhiều gấp hai hoặc gấp ba lần năm 1972.
Pháo binh và Thiết giáp BV đưa vào Nam được ước lượng không chính xác khoảng hơn 500 khẩu trọng pháo và hơn 500 xe tăng.
So sánh với tình hình năm 1972 ta thấy năm 1975 quả là bi đát, năm Quân khu II gồm 12 tỉnh, diện tích rộng lớn nhất, bằng nửa Việt Nam Cộng Hoà mà chỉ có 2 Sư đoàn bộ binh (22 và 23) và 7 Liên đoàn Biệt động quân bảo vệ, toàn bộ lực lượng chưa tới ba Sư đoàn là nơi yếu thế nhất đã được BV chiếu cố tấn công. Quân khu II dân số trên 3 triệu gồm các tỉnh Cao nguyên Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Lâm Đồng, Quảng Đức, Phú Bổn, Tuyên Đức, phía Đông là các tỉnh duyên hải gồm Bình định, Khánh Hoà, Bình Thuận… có 3 thành phố chính là Nha Trang, Qui Nhơn, Tuy Hòa, dân số tại đây thưa thớt hơn các quân khu khác. Sư đoàn 23 BB bảo vệ Cao nguyên, sư đoàn 22BB chịu trách nhiệm các tỉnh duyên hải.
Diễn tiến trận đánh
Tư Lệnh Quân đoàn II Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh phó Quân đoàn Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, Tư Lệnh phó Quân khu Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Tham mưu trưởng Đại tá Lê Khắc Lý. Tại Ban Mê Thuột chủ lực quân của VNCH gồm 2 Tiểu đoàn (1, 3) thuộc Trung đoàn 53 đóng tại phi trường Phụng Dực (có nhân chứng nói chỉ có một tiểu đoàn) và ba Tiểu đoàn Địa phương quân. Theo Bút ký của Nguyễn Định, Ban Mê Thuột như một thành phố bỏ hoang, các đơn vị chủ lực đã được đưa tăng cường cho Pleiku và các nơi khác. Cũng theo ông này lực lượng của ta tại đây kể cả Nghĩa quân, Cán bộ xây dựng nông thôn, Nhân dân tự vệ cũng không quá 2,000 người. Con số Nguyễn Định đưa ra có lẽ quá thấp vì quân số tại các tỉnh nhỏ như Phước Long, Bình Long đã vào khoảng trên dưới 3,000 người, lực lượng VNCH tại Ban Mê Thuột chắc hẳn không dưới 3,000 hoặc 4,000 người vì đó là một tỉnh lớn.
Lực Lượng CS tại Quân khu II theo tài liệu Bắc Việt như sau:
“Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm: 5 sư đoàn (10, 320A, 316, 968, 3) và 4 trung đoàn bộ binh (25, 271, 95A, 95B), trung đoàn đặc công (14, 27), trung đoàn xe tăng- thiết giáp 273, 2 trung đoàn pháo binh (40, 675), 3 trung đoàn phòng không (232, 234, 593), 2 trung đoàn công binh (7, 575), trung đoàn thông tin 29, 6 tiểu đoàn vận tải, nhiều đơn vị bảo đảm của Bộ và lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh diễn ra chiến dịch. Riêng lực lượng Mặt trận Tây Nguyên tham gia chiến dịch gồm 36 tiểu đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn đặc công, 13 tiểu đoàn pháo mặt đất, 18 tiểu đoàn phòng không, 3 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp với tổng số quân 44.900 người.
Về vũ khí trang bị: có 88 pháo lớn, 1.561 súng chống tăng và hàng vạn súng bộ binh, 6 cơ cấu bắn B-72, 343 súng phòng không, 32 xe tăng, 25 xe bọc thép, 679 xe ô tô các loại. Ngoài ra còn có 21.800 cán bộ chiến sĩ làm lực lượng dự bị ở phía sau và hoạt động ở các hướng khác.
Bộ tư lệnh chiến dịch gồm: Hoàng Minh Thảo (Tư lệnh), Đặng Vũ Hiệp (Chính uỷ).
(Trich trong: Dương Đình Lập, Trần Minh Cao, Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, trang 90, 91).
Như thế lực lượng CS tại Cao nguyên gồm 5 Sư đoàn BB và 4 Trung đoàn độc lập tương đương với 6 Sư đoàn, gấp hơn hai lần chủ lực quân VNCH, tổng số nhân lực kể cả lực lượng dự bị là 66,700 người. Bắc Việt đã được Nga, Tầu viện trợ cho nhiều vũ khí tối tân, ngoài ra họ còn được trang bị nhiều hoả tiễn tầm nhiệt hiện đại. Theo nhận định của phía CS, họ tập trung lực lượng tại khu vực chủ yếu nên tại đây bộ binh BV đông hơn VNCH gấp 5 lần, xe tăng coi như ngang nhau, pháo binh gấp 2. (Hồi ký ĐTMX Văn tiến Dũng trang 49).
Ngày 5/2/1975 Văn Tiến Dũng từ phi trường Gia Lâm đáp máy bay xuống Đồng Hới rồi vào Quảng Trị, tới sông Bến Hải, y đi xuồng máy tới Bộ chỉ huy chiến dịch tại phía Tây Gio Linh để chỉ đạo toàn bộ chiến dịch.
Ban Mê Thuột là tỉnh lỵ của Darlac, dân số 250,000 người gồm Kinh, thượng, Tầu và các chủ đồn điền Pháp và Ý (cũng có tài liệu nói dân số 150,000 người), thị xã gồm 60,000 người. Tỉnh có nhiều đồn điền cà phê, cao su, nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều gỗ quí, dân chúng đa số sống bằng nghề trồng trọt, làm đồn điền. Ban Mê Thuột có vị trí chiến lược quan trọng, phía bắc nối liền Pleiku, Kontum, Phú Bổn… phía Nam đi Quảng Đức, Phước Long, phía Đông nối liền Nha Trang.
Trước khi mặt trận diễn ra, theo Nguyễn Trọng Luật, tỉnh trưởng Ban Mê Thuột, BV đưa những tin tức giả qua điện thoại để nghi binh, kế đó tấn công bất ngờ, đông đảo, nghi binh tối đa, họ vờ đánh Pleiku để nhử quân đội VNCH lên giải toả rồi cắt các đường dẫn đến Ban Mê Thuột, chiếm phi trường sau cùng ba mặt giáp công. Các Trung đoàn, Sư đoàn BV cắt các đường giao thông 19, 14, 21 nghi binh thu hút quân đội VNCH về phía Bắc (tức Pleiku) sau đó ồ ạt tấn công thị xã Ban Mê Thuột.
Theo hồi ký Văn tiến Dũng BV không đóng quân sẵn ở vị trí xuất phát tấn công mà tập kết từ xa vận động đến, chuyển quân bằng xe molotova, đây là lần đầu tiên BV đánh trận bằng xe hơi. BV bỏ qua vòng ngoài bất ngờ thọc sâu vào thị xã phối hợp với lực lượng đặc công đã có sẵn trong thị xã, rồi từ đó đánh ra ngoài, họ không đánh theo lối bóc vỏ. (Sách đã dẫn trang 69).
Ngày 1/3/1975 Sư đoàn 968 Bắc Việt chiếm đồn bót gần Thanh An, pháo kích phi trường Cù Hanh, Pleiku. Ngày 3/3 Trung đoàn 95 và Sư đoàn 3 CS ngăn chận quốc lộ 19 tại An Khê. Ngày 5/3 Trung đoàn 25 CS cắt Quốc Lộ 21 giữa Phước An và Khánh Dương, cắt đường Nha Trang-Ban Mê Thuột. Tướng Phú cho tăng cường Trung đoàn 45 tại Thanh An và cho 2 Tiểu đoàn BĐQ và thiết giáp giải toả quốc lộ 19. Ngày 7/3 Sư đoàn 320 CS chiếm Thuần Mẫn, ngày 9/3 Sư đoàn 10 CSBV tấn công Đức Lập, Quảng Đức, căn cứ núi lửa bị tràn ngập.
BV cô lập Ban Mê Thuột cả Bắc và Nam mà Tướng Phú vẫn cho là địch sẽ đánh Pleiku, ông lại nghĩ chúng nghi binh vờ đánh Ban Mê Thuột. Tuy nhiên theo đề nghị của Bộ tư lệnh Quân đoàn ông đã cho trực thăng vận 2 tiểu đoàn BĐQ thuộc Liên đoàn 21 từ Kontum đến Buôn Hô cách 30 km ở phía Bắc Ban Mê Thuột. Sự sai lầm của Tướng Phú đã được CS khai thác triệt để, họ nghi binh tối đa để đánh lừa ông và gọi đây là cuộc chiến tranh cân não.
Ngày 9/3 Tỉnh trưởng Ban Mê Thuột đã triệu phiên họp khẩn cấp tại toà hành chánh và báo động đỏ, cắm trại 100%. Hai giờ sáng ngày 10/3 đặc công Việt cộng trong thị xã đột nhập phi trường phá huỷ một máy bay, 3 Sư đoàn CS 316, 10, 320 với ba mũi tấn công thị xã phối hợp với đặc công đã nằm bên trong. CS pháo kích ầm ầm như phong ba bão táp vào các vị trí của quân trú phòng rồi đưa xe tăng, xe kéo pháo, phòng không, quân xa… ồ ạt tiến về thị xã từ xa, lần đầu tiên BV đánh trận bằng xe hơi.
Trận bão lửa đã được Nguyễn Định ghi nhận .
“…Tiếng rít của hoả tiễn và đạn đạo 130 ly khủng khiếp như xé cả không gian mà người ta thực sự chưa từng nghe thấy một lần trong đời. Những tiếng nổ cứ liên tục như những dây pháo đại không ngừng, làm vỡ tung hết các cửa kiếng và rung chuyển cả thành phố như cảnh tượng động đất được thấy trên màn bạc. . . . . . . .
. . . . Thành phố đã như con tầu chao nghiêng trong bão tố.”
(Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, bút ký).
Theo hồi ký Văn Tiến Dũng (trang 69), trong một đêm BV đã đưa được một lực lượng đông đảo 12 Trung đoàn gồm bộ binh và các đơn vị xe tăng, pháo binh, phòng không… khoảng ba Sư đoàn vào trận địa đúng thời gian. Họ bỏ qua các đồn bót dọc đường, tiến về thị xã, bắc phà cho cả đoàn xe vượt sông Serepok, các mũi tiến công đã tiến vào đúng thời gian. Địch chia làm 3 mũi tấn công, mũi thứ nhất đánh trại Mai Hắc Đế, cánh thứ hai đánh phi trường Phụng Dực (có 2 Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 53) tại đây 4 xe tăng bị bắn cháy, 200 tên địch bị hạ, cánh thứ ba đánh phi trường L19 để tiến vào thị xã tấn công tiểu khu, khi vào thị xã 10 xe tăng đã bị ĐPQ bắn cháy.
Vào buổi chiều Cộng quân chiếm được một nửa thành phố, ĐPQ, nghĩa quân, cảnh sát vẫn chiến đấu anh dũng tại nhiều nơi. Tướng Phú cho trực thăng vận Liên đoàn 21 BĐQ xuống Buôn Hô từ đó hành quân vào thị xã tiến chiếm Tiểu khu Ban Mê Thuột nhưng Liên đoàn không đạt được mục tiêu vì sự điều quân vị kỷ của Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23 BB. Nhiều tài liệu và nhân chứng cho thấy ông điều động Liên đoàn 21 đưa gia đình, vợ con ông về Trung tâm huấn luyện cách Ban Mê Thuột vài cây số để ông đưa trực thăng xuống bốc đi.
Cảnh hoang tàn ghê rợn của thành phố đã được Nguyễn Định mô tả như sau.
“Mười sáu giờ ngày thứ hai 10 tháng 3 năm 1975, Cộng quân hoàn toàn làm chủ tình hình tại thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ.
Trong thành phố tiếng súng nổ đã im, nhưng cảnh hoang tàn của thị xã thật không cách nào tả cho xiết. Những khu phố bị cháy không ai dập tắt. Đóm lửa, tro tàn, và bụi khói bao phủ khung trời thị xã như một màn sương đục. Mặt đường lỗ loang những dấu đạn cầy. . . . . .
. . . Rải rác trên các khu phố những vũng máu và thây người, kẻ bị thương, bị chết không ai săn sóc. Thị xã không hẳn là bãi tha ma, mà là hỗn độn của một thế giới nửa sống nửa chết.”
(Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, bút ký).
Và dưới đây lúc sáu giờ chiều.
“Trong nội vi thị xã, cho đến 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến được coi như kết thúc. Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”.
(Nguyễn Định, BMTNĐCC).
Sáng 11/3 không quân oanh tạc lầm vào Bộ Chỉ Huy của Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột cắt đứt liên lạc với Quân đoàn II. Bắc Việt cho tăng cường Sư đoàn 320 tiếp tục tấn công phi trường Phụng Dực, Trung đoàn 53 cầm cự đến ngày 17/3 thì chấm dứt. Phạm Huấn cho biết họ chiến đấu quả cảm tới người cuối cùng, nhưng cũng có tài liệu nói một số ít thoát ra khỏi vòng vây chạy vào rừng. Nguyễn Định nói các lực lượng trú phòng như ĐPQ, nghĩa quân, Cảnh sát đã chiến đấu hết sức mình nhưng phải chịu thua trước số đông áp đảo của địch.
Ngày 11/3 Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 lập kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột.
-Trung đoàn 45 được trực thăng vận từ đèo Tử Sĩ đến quận Phước An để tiến vào hướng Đông thị xã.
- Liên đoàn 7 BĐQ được không vận từ Sài Gòn ra thay trung đoàn 44, Trung đoàn này sẽ được trực thăng vận tới Phước An.
Ngày 13/3 Trung đoàn 45 tiến về Ban Mê Thuột bị chận đánh cầm chân tại vòng đai thị xã, Liên đoàn 21 Biệt động quân bị đánh rút ra khỏi phi trường L19, cuộc trực thăng vận Trung đoàn 44 bị hủy bỏ, pháo binh chỉ còn hai khẩu 105 ở Phước An, không quân gặp nhiều khó khăn vì BV xử dụng hoả tiễn tầm nhiệt SA-7. Ngày 15/3 Tổng thống Thiệu hủy bỏ kế hoạch tái chiếm và cho lệnh rút khỏi Phước An. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 thất vọng nói “ không có một tia hy vọng nào giải cứu Ban Mê Thuột”. Cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột thất bại vì ta không đủ lực lượng vả lại các đường dẫn vào Ban Mê Thuột đã bị cắt hết.
Nguyên nhân, hậu quả
BV lấy được nhiều chiến lợi phẩm củaVNCH, Cục trưởng hậu cần BV khoe là họ đã lấy được nhiều lương thực, xe cộ, nhiều đạn trong kho Mai Hắc Đế, Ban Mê Thuột. Tác giả Nguyễn Đức Phương đã nhận xét về diễn tiến trận đánh chiếm Ban Mê Thuột của Cộng quân như sau.
“Do những thất lợi về phương tiện vận chuyển và yếu tố quân số của QLVNCH, kế hoạch tấn công Ban Mê Thuột của Tướng Văn Tiến Dũng khá đơn giản, bao gồm hai yếu tố bí mật bất ngờ và tập trung đông quân số để áp đảo địch quân. Đầu tiên đánh vào một số diện tại quân khu 2 để lôi cuốn các đơn vị QLVNCH có nhiệm vụ giải toả. Sau đó cắt đứt các trục lộ giao thông chính dẫn đến mục tiêu đồng thời chiếm các phi trường để ngăn chận tiếp viện bằng đường hàng không để sau cùng cường tập tiêu diệt điểm với chiến thuật ba mũi giáp công”
(Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 716).
Hậu quả của trận Ban Mê Thuột không thể lường trước được. Một ngày sau khi BV tấn công Ban Mê Thuột, Tổng Thống Thịêu mở phiên họp tại Dinh Độc Lập ngày 11/3 gồm Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Quang, Phụ tá an ninh Quốc Gia. Nội dung nói về kế hoạch di tản Quân khu I và II về giữ Quân khu III và IV và chỉ giữ một phần duyên hải Vùng II vì lãnh thổ quá rộng không đủ lực lượng bảo vệ. Ngày 14/3 trong một phiên họp tại Cam ranh với Hội Đồng Tướng Lãnh ông Thiệu quyết định di tản toàn bộ chủ lực thuộc Quân đoàn II về duyên hải qua tỉnh lộ 7.
Trận Ban Mê Thuột mở đầu cho giai đoạn chót của cuộc chiến tranh Việt Nam. BV có yếu tố bất ngờ, bảo mật, Ban Mê Thuột không thuận lợi cho việc phòng thủ. Từ tháng 2/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn II đã báo cáo tin tức cho thấy BV chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột do tù binh, hồi chánh viên khai báo kế hoạch của địch. Các cuộc hành quân Phượng Hoàng của Cảnh sát, nghĩa quân, những người khai thác lâm sản… đã báo cáo cho chính quyền Ban Mê Thuột biết tin tức về địch xuất hiện gần thị xã.
Khi Tồng thống Thiệu đến ăn Tết với Trung đoàn 44, Trung tá Trưởng phòng 2 Sư đoàn 23 đã trình lên Tổng thống, ông bèn lệnh cho Tướng Phú điều Sư đoàn 23 trở lại Ban Mê Thuột nhưng Tướng Phú tin Cộng quân sẽ đánh Pleiku, chúng giả vờ nghi binh tại Ban Mê Thuột. Tướng Nguyễn cao Kỳ sau này cho biết chúng ta không bị bất ngờ khi CS tấn công Ban Mê Thuột, ông Cao Văn Viên đã được thông báo cho biết kế hoạch đánh Ban Mê Thuột. Theo ông Kỳ, Tướng Viên đã bàn với Tướng Thiệu, Phú về kế hoạch phòng thủ Ban Mê Thuột. Tướng Phú cứ nhất quyết ông nắm vững tình hình, địch sẽ đánh Pleiku, sự thực ông đã mắc kế nghi binh của CS, không ai cản được ông ấy. Bộ TTM của QĐVNCH đã cảnh báo Tướng Phú coi chừng BV đánh Ban Mê Thuột nhưng ông vẫn khăng khăng địch sẽ đánh Pleiku.
Theo Đại tá Nguyễn Trọng Luật, CS biết phía VNCH hay nghe lén truyền tin của họ và họ đã đưa những tin giả để đánh lừa ta. Tướng Phú đã mắc lừa kế nghi binh của CS, theo Tướng Hoàng Lạc trước ngày Văn Tiến Dũng lên đường vào Nam, Võ Nguyên Giáp đã dặn Dũng phải nghi binh tối đa để đánh hoả mù. Yếu tố bất ngờ của Ban Mê Thuột cũng như Tết Mậu Thân ở chỗ không ai tiên đoán được tầm mức rộng lớn của nó. Bộ Tư lệnh Quân đoàn II không thể ngờ được Bắc Việt đã đưa vào Quân Khu II đến 6 Sư đoàn vì thiếu tin tình báo, không đánh giá đúng mức lực lượng địch.
Yếu tố địa hình Ban Mê Thuột không có chướng ngại thiên nhiên như Kontum để trì hoãn sự tiến quân của CSBV, diện tích rộng hơn Kontum Pleiku nhiều. Ban Mê Thuột trên thực tế không có vòng đai phòng thủ liên tục, quá nhiều đồn điền san sát nhau, địch có thể lợi dụng ngụy trang. Những cánh rừng già phía Tây Bắc đã được công binh CS chuẩn bị sẵn.
Tại Ban Mê Thuột tấn công bằng chiến xa rất khó, Pleiku với những đồi thoai thoải dễ hơn nhưng BV đã cho công binh dọn đường trước, họ cưa 2 phần 3 các gốc cây lớn, cây không bị đổ, máy bay thám thính ở trên cao nhìn xuống không thấy dấu hiệu gì, CS ngụy trang rất khéo ngay từ thời chiến tranh Việt Pháp 1946-1954 cũng vậy. Khi mặt trời lặn chiến xa cứ việc ủi sập cây mà tiến vào thị xã dễ dàng. Hai giờ sáng Cộng quân pháo ầm ầm vào thị xã như vũ bão để che lấp tiếng động cơ xe chạy, đến 7 giờ xe tăng địch đã vào trong thành phố.
Tướng Phú mới lên nhậm chức Tư lệnh quân đoàn có vài tháng nên không nắm vững tình hình cho lắm, không có uy tín với Bộ Tổng tham mưu. Ông nhậm chức Tư lệnh quân khu ngày 5/11/1974 do Phó Tổng thống Trần Văn Hương đề nghị thay thế Tướng Nguyễn Văn Toàn bị kết án tham nhũng, không do Tổng Tham mưu trưởng đề nghị nên trước khi ra đơn vị, lên trình diện Bộ Tổng Tham mưu đã không được Tướng Cao Văn Viên tiếp đón. Theo Phạm Huấn, Quân đoàn II lủng củng nội bộ, nhiều sĩ quan cao cấp tại Quân đoàn vô kỷ luật, bất mãn không hợp tác với Tướng Phú, ông mới nhậm chức chưa đủ thời gian nắm vững tình hình. Ngoài ra 2 tháng trước khi xẩy ra trận Ban Mê Thuột, theo Nguyễn Đức Phương quân số Quân đoàn II không tới 70%, thiếu tiểu đội trưởng. Tham mưu trưởng với Bộ tham mưu bất hợp tác, hai Tướng phó tư lệnh hữu danh vô thực, các đơn vị chỉ phòng ngự mà không có một cuộc hành quân thăm dò nào để tìm diệt địch.
Nhiều người qui trách nhiệm cho Tướng Phú đã để mất Ban Mê Thuột, Phạm Huấn cho rằng ông không đủ khả năng nắm giữ một Quân đoàn. Mặc dù đã có tin tức tình báo cho hay Việt Cộng sẽ đánh Ban Mê Thuột, ngay cả Tướng Viên và ông Thiệu đã nhắc nhở Tướng Phú coi chừng Việt Cộng tấn công Ban Mê Thuột nhưng ông vẫn nói mình nắm vững tình hình, vẫn một mực tin rằng địch sẽ đánh Pleiku, không ai cản được ông vì đã bị mắc lừa kế nghi binh của CS.
Dư luận chung của giới chức cao cấp quân sự và các ký giả, sử gia… đều cho rằng Tướng Phú là người không đủ khả năng để chỉ huy một đại đơn vị nên đã để mất Ban Mê Thuột. Ông Cao Văn Viên cho rằng việc thay đổi chức vụ Tư Lệnh Quân khu II là một trong những nguyên do đưa tới sự thất thủ Ban Mê Thuột, ý ông nói cựu Tư lệnh Quân khu II Nguyễn Văn Toàn có nhiều kinh nghiệm và khả năng hơn Tướng Phú.
Ngoài ra tại Quân khu II lực lượng BV rất mạnh, họ đã đưa vào chiến dịch Tây nguyên tới gần 6 Sư đoàn trong khi ta chỉ để 2 Sư đoàn chủ lực và 7 Liên đoàn Biệt động quân lại phải trải ra phòng thủ nhiều nơi trong Quân khu. Theo Nguyễn Đức Phương dù biết trước Ban Mê Thuột bị tấn công để tăng cường yểm trợ cũng khó mà giữ được, VNCH chỉ có thể đưa tới mặt trận một, hai Trung đoàn hoặc một vài Liên đoàn biệt động quân vì không còn quân trừ bị, cái khó nó bó cái khôn. Nguyễn Đức Phương cho rằng qua kinh nghiệm Mùa hè đỏ lửa 1972, mặc dù đã tập trung Sư đoàn 23 BB tại Kontum nhưng việc phòng thủ khó có thể thành công nếu không có yểm trợ của máy bay chiến lược B-52. Mặt trận Ban Mê Thuột chỉ có sự yểm trợ của không quân chiến lược B-52 mới có thể cứu vãn tình thế, nhưng từ nay yểm trợ của B-52 không bao giờ có được.
Như đã nói ở trên lực lượng hai bên đã rất chênh lệch CS lại đánh lén, thì họ phải thắng. Theo Nguyễn Đức Phương nếu biết trước và tăng cường yểm trợ để gây tổn thất nặng nề cho BV thì có thể giảm bớt áp lực địch tại các mặt trận khác hy vọng không đưa tới tình trạng hốt hoảng hỗn loạn dây chuyền đưa tới sụp đổ.
Chúng ta có thể kết luận Ban Mê Thuột thất thủ vì:
-Lực lượng và hỏa lực hai bên quá chênh lệch, BV đã đưa vào trận địa khoảng 3 Sư đoàn, gấp mười lần quân trú phòng trong khi VNCH chỉ có hai tiểu đoàn (1, 3) thuộc Trung đoàn BB 53, còn lại là phụ lực quân, cảnh sát. Trận dội bão lửa được Văn tiến Dũng kể lại trong hồi ký (trang 68) và Nguyễn Định trong bút ký cho thấy hỏa lực địch áp đảo.
- Sự sai lầm của Tướng Phú khi cho rằng CSBV tấn công Pleiku trước, ông đã mắc lừa kế nghi binh của đối phương.
-Lãnh thổ rộng thu hút gần hết chủ lực quân, lực lượng tổng trừ bị không còn.
-Chủ lực quân VNCH tại quân khu II thiếu hụt không đủ để chống lại áp lực mạnh của BV.
-Thiếu tin tức tình báo.
Nhưng phải nói rằng yếu tố chính là VNCH đã bị cắt giảm hỏa lực tới xương tủy. Trước đó vài tháng, tại Phước Long, quân đội VNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ đạn dược. Mấy tuần sau khi Phước Long mất, ngày 24 và 25/1/1975 TT Thiệu gửi hai bức thư cho TT Ford phản đối CSBV tấn công chiếm Phước Long vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris. Kissinger trong Years of Renewal trang 490 nói TT Thiệu diễn tả cuộc tấn công này của địch rất qui mô hùng hậu bằng hỏa lực mạnh và thiết giáp. Trái lại quân đội miền nam VN đã phải đếm từng viên đạn pháo để tiết kiệm hầu còn đạn sử dụng.
Trận Ban Mê Thuột đã đưa tới sụp đổ Quân đoàn II và những sụp đổ kế tiếp lớn lao hơn thế, đó là một khúc quanh bi thảm trong cuộc chiến tranh dài nhất của thế Kỷ.
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
——————————————
Tài Liệu tham khảo:
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam.
Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography, 2003
Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.
Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.
Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới, Texas 1990
Trần Đông Phong: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối Cùng , Nam Việt 2006.
Văn Tiến Dũng: Đại thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2005.
Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005.
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Viet Nam, 1986, Sphinx Publishing.
Stanley Karnow: Viet Nam, A History, A Penguin Books 1991.
Marilyn B. Yuong, John J. Fitzgerald, A. Tom Grunfeld: The Viet Nam War, A history in documents, Oxford University Press 2002.
Nguyễn Định: Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, doanket.orgfree.com
Nguyễn Trọng Luật: Nhìn Lại Trận Đánh Ban Mê Thuột, doanket.orgfree.com
Trần Gia Lương: Một Cái Nhìn Về Tướng Phạm Văn Phú, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2004
Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ, Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas số 7-10-2005.
Nguyễn Kỳ Phong: Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam: Người Việt Dallas 21-6-2006
Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas số 26-4-2006.
Những người Mỹ hàn gắn nỗi đau vụ thảm sát Mỹ Lai
Tháng 3 hàng năm, những “người bạn Mỹ” yêu chuộng hòa bình lại về Việt Nam mang theo ước nguyện hàn gắn vết thương chiến tranh ở vùng quê Sơn Mỹ, nơi xảy ra vụ thảm sát 504 thường dân vô tội năm 1968.
25 năm qua, ông Roy Mike Boehm đều đặn trở lại Quảng Ngãi mỗi dịp tháng 3 về. Đứng dưới chân tượng đài chứng tích Sơn Mỹ, người lính Mỹ kéo vĩ cầm cầu nguyện cho linh hồn 504 thường dân vô tội trong vụ thảm sát được siêu thoát. Từ lâu ông đã trở thành người bạn thân thiết với phụ nữ, học sinh nghèo, cựu binh, nạn nhân chất độc da cam ở nhiều vùng quê khó khăn của địa phương này.
Mike không chỉ tình nguyện làm “cầu nối” kêu gọi bạn bè quốc tế giúp xây dựng trường học, quyên góp thiết bị dạy học cho học sinh vùng quê Sơn Mỹ mà còn hỗ trợ vốn vay lưu động, xây nhà tình thương cho hàng nghìn phụ nữ, cựu binh vùng nông thôn, miền núi Quảng Ngãi.
“Mỗi lần trở lại Tịnh Khê, những trò chơi con trẻ nơi đây đã gợi cho tôi cảm xúc yêu thương thật khó tả. Không biết tự bao giờ, vùng đất này đã trở thành máu thịt, quê hương của tôi. Hy vọng trên thế giới đừng nơi nào lặp lại nỗi đau như Mỹ Lai”, ông Mike thổ lộ.
Lần đầu đặt chân đến Việt Nam cùng người bạn Roy Mike Boehm, bác sỹ Giorgi Gary đã về các vùng quê xa xôi, thăm những phụ nữ nghèo, nạn nhân chất độc da cam. Gary bảo, ông đã thấu hiểu những công việc giàu ý nghĩa nhân văn của bạn thân mình dành cho Quảng Ngãi. Trong chuyến đi này, người bạn Mỹ muốn khảo sát thực trạng nghèo khổ và chất độc da cam để cùng với Mike và bạn bè quốc tế giúp Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh.
“Trong chuyến đi này tôi sẽ dự lễ tưởng niệm 45 năm vụ thảm sát 504 thường dân vô tội, nỗi đau lớn do lính Mỹ gây ra ở chiến tranh Việt Nam. Nếu chúng ta quên lịch sử thì sẽ dễ mắc lại lỗi lầm trong tương lai gần”, Gary tâm sự.
Trở lại Việt Nam, nhiều người bạn Mỹ tỏ lòng thán phục sức sống mãnh liệt của người dân Sơn Mỹ đã vươn lên từ mảnh đất đau thương. Lần thứ hai trở về Sơn Mỹ, GS Richards Burnson (ĐH Wisconsin Madison, Mỹ) bất ngờ trước những đổi thay, phát triển của miền quê này.
Thời gian tới, tâm nguyện của GS Burnson là trở thành giảng viên dạy tiếng Anh cho học sinh, sinh viên; đồng thời giúp Quảng Ngãi xây dựng trung tâm đào tạo ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế. Burnson chia sẻ: “Tiếng Anh sẽ là cầu nối hòa bình giúp thế hệ trẻ Việt Nam gần gũi hơn với bạn bè quốc tế; có nhiều cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại các nước trên thế giới”.
Nghe các anh Cộng nhỏ…nước mắt cá sấu, ra vẽ nhân hậu, thương dân ngu, mà RTiên Ngu cũng muốn…bịnh…
Các oan hồn của dân Huế Mậu Thân, dân chạy nạn trên đại lộ kinh hoàng Quãng Trị 1972, dân Bình Lonh ăn một ngày 8 ngàn đạn pháo VC, nhi đồng tiểu học Cai Lậy, Vĩnh Long…
Chắc phải…khóc thét…
Những năm đó chắc Việt Cộng bắn…nhầm, Thực ra VC rất nà trọng mạng dân, không có coi mạng dân mạng bộ đội như mạng…chó. VC nhân đạo nắm nắm…
Ở cái làng Sơn Mỹ, VC cho du kích cố ghẹo Mỹ, núp trong dân bắn sẽ tĩa từng tên lính Mỹ. Mỹ nó…điên lên là phải. Có lợi cho tuyên truyền cs, có hại cho Mỹ và VNCH. Chỉ tội cho dân làng…
VC chớp cái…vụ việc này, hát nhân đạo tới bến. Khóc thương dân ngu như…thiệt.
VC không tạo nên cuộc chiến….giải phóng miền Nam, làm gì mà thường dân miền Nam phải bị bom đạn, chết chóc?
Miền Nam tự do có cần Cộng láo vào…giải phóng không?
Trích: Ở cái làng Sơn Mỹ, VC cho du kích cố ghẹo Mỹ, núp trong dân bắn sẽ tĩa từng tên lính Mỹ. Mỹ nó…điên lên là phải. Có lợi cho tuyên truyền cs, có hại cho Mỹ và VNCH. Chỉ tội cho dân làng…
Thằng tui dân quảng ngãi chính gốc ( cho đến 30.4.1975) chì khen Tiên Khôn 1 câu: CHÍNH XÁC & CHÍ LÝ
“Vì họ quá anh dũng.”
Thế mới biết! Cái ngu xuẩn của con người CS nó không có đáy.
Chết để cho Hùng Dũng Sang Trọng và Tầu phù hưởng à? Để cho con gái Dũng lấy ngụy à? Để cho con trai Dũng sang Mỹ du học à? Để cho mẹ mình nhận được tờ giấy “tổ quốc ghi ơn” à?
Đánh để làm cái gì? Đánh cho ai?
đất nước mình đã được hòa bình thống nhất 38 năm rồi , những vết thương đã đang và sẽ lành , vậy mà có những người vô ý thức cứ thích cào cấu mãi.
Ai tổ chức những tiệc Máu ăn mừng Chiến Thắng hằng năm trong 38 năm qua và chiến dịch Tết Mậu Thân để kỷ niệm Sát Nhân ?
Hảy hỏi những kẻ làm việc đó Ý Thức hay Vô Ý Thức khi ăn Mừng trên nổi đau khổ của Đồng Bào ?
Hảy hỏi, hảy hỏi, hảy hỏi họ !
Nếu, Họ không Dám trả lời
Nếu, Họ không Muốn trả lời
Họ không phải con người mà là súc vật Múa La quanh Xác Chết!
1. Vết thuơng xưa cứ bị cào cấu hoài LỖI NẶNG ĐẦU TIÊN là lỗi ở thằng EVN đấy !
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta mà thằng EVN chống phá Đảng, CHƠI BỈ CỨ CÚP ĐIỆN làm cho tối thui hoài !
38 năm rồi …Vẫn tối thui….khiến bọn phản động KHÔNG THẤY ĐƯỢC ÁNH SÁNG CỦA ĐẢNG MÀ QUAY VỀ …!
2. Vết thuơng xưa cứ bị cào cấu hoài LỖI NẶNG THỨ NHÌ là TƯ DUY DIỄN TIẾN HÒA BÌNH CHỐNG PHÁ ĐẢNG CỦA BỘ GIAO THÔNG !
Có nhiều thằng PHẢN ĐỘNG ĐANG TRÊN ĐƯỜNG QUAY VỀ VỚI ĐẢNG bị….LỌT VÀO Ổ VOI …phải nhờ đế quốc MỸ đem về chữa trị …
38 năm rồi đường xá về trụ sở Đảng sửa mãi vẫn chưa xong…CÀNG SỬA CÀNG LẦY LỘI… KHIẾN MỌI NGƯỜI HỎI : ” ĐƯỜNG LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THẾ NÀY À !” HAY ” đường này là để dẫn Vào tư tưởng Hồ Chí Minh…?”
3. Vết thuơng xưa cứ bị cào cấu hoài , LỖI NẶNG THỨ BA là Bộ Công An mất tính Đảng chỉ còn tính NGU.
THỦ HỎI COI 38 NĂM RỒI , MUỐN GÌ ĐƯỢC NẤY , CHỈ CÓ MỖI MỘT VIỆC LÀ BẮT BỌN PHẢN ĐỘNG DÙM CHO ĐẢNG TA…
38 NĂM RỒI LÀM ĂN CÁI ĐẾCH GÌ MÀ BẮT HOÀI VẪN KHÔNG HẾT PHẢN ĐỘNG !
ĐÚNG LÀ TỐN TIỀN MÀ VÔ DỤNG !
CHỈ CẦN KHẮC PHỤC BA ĐIỀU BÌNH THUỜNG TREN LÀ VẾT THUƠNG XƯA CŨNG ĐŨ LÀNH , KHÔNG AI CÓ KHẢ NĂNG CÀO CẤU…
THAN OI …. 38 NĂM RỒI VẪN CHƯA XONG….
Quân đội nhân dân chiến đấu anh dũng vì không chiến đấu cũng chết, nó xích chân các chiến sĩ cách mạng vào xe tăng và súng thượng liên hồi Mậu thân 68 tại Huế, bạn biết chưa? Nó đấy thanh niên vào chỗ chết mà vẫn phải tiến vào, đứa nào bỏ chạy hoặc lùi là nó bắn bỏ mẹ.
Quân đội nhân dân anh hùng phơi xương trắng cả dẫy trường sơn để chiếm miền nam VN cho bọn Ủy viên trung ương nó hưởng, nó ở biệt thự , rượu ngon gái đẹp , con cái nó đi du học về làm giám đốc.. đi xe triệu đô, chúng nó hưởng đủ tứ khoái trên xác chết các chiến sĩ anh dũng đó bạn ơi
ha ha
Trả lời @ Refugees-California-USA
Chiến đấu “anh dũng” hả? anh dũng cầm cuốc đập bể đầu trên bảy ngàn dân Huế Tết Mậu Thân ? lấy cái chết để phục vụ cho mục đích của một nhóm độc đảng không phải vì tổ quốc? những cái chết thì đều anh dũng nhưng có điều bị đảng lờ đi không nhớ đến là anh dũng ngu muội thí dụ như trận đánh Lạng Sơn năm 1979 hay trận Gạc Ma 1984 lính chết vì đảng sai lầm ( chọn thờ Staline bỏ Mao ) là chết cho đảng ấy thế mà mấy chục năm sau không vinh danh các liệt sĩ vì biết họ là đám ngu muội , vì sợ Tàu đàn anh bạt tai thêm lần nữa? thật hổ thẹn với tổ tiên Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Thà làm tôi tớ cho Tàu hơn làm bạn với (Ngụy Văn Thà ) người hạm trưởng dám bắn soái hạm Tàu khi Tàu xâm lăng Hoàng Sa năm 1974 .
Kẻ chết thì nằm im dưới mồ uất nghẹn, bộ đội và quan ngu sống cũng im re chẳng ai dám ho he kêu gào làm lễ tưởng niệm liệt sĩ để các nấm mồ cỏ mọc hoang trong lúc quân của người anh em Tàu giết dân và bộ đội thì Tàu vinh danh mỗi năm, thế mà không biết nhục vẫn giữ cái đảng giết người và tham nhũng bóc lột dân tận xương.
“Anh dũng” của liệt sĩ là thế hả ? Ối giời ơi giúp kẻ ác cai trị toàn dân : gái đem bán làm vợ, làm gái bán dâm khắp Đông Á, trai thì cuối đầu không biết nhục đi làm lao nô khắp thế giới để nuôi mập mấy tên viên chức tham nhũng. Vậy mà còn khen “anh dũng” thì kẻ này chắc là VC nòi hay là kẻ mất trí .
Các anh “quân đội nhăn răng” ( giống sọ người ) được kẻ mất trí khen “anh dũng” sướng nhé . Kẻ mất trí khôn biết gì mà viết ra làm chi thật phí lời nhưng có kẻ khác khôn ra đọc sẽ hiểu ( bộ đổi già còn sống nhục). Thật tội nghiệp cho họ. Còn anh refugees này sao không về Việt Nam mà sống với đảng như Trần Trường hả ?
Gần 40 năm rồi, thua thắng thì cũng an bài từng đó năm, mời mọi người về thăm BMT, thăm bản Đôn, thăm rừng cà phê, rừng cao su, bây giờ trên cao nguyên trồng cả Sầu riêng nữa chứ, nói chung cảnh vật và cuộc sống người dân thay đổi nhiều, mấy chú Phun Rô mất tích cũng 3 chục năm nay vậy mà vẫn có người đầu óc hoang tưởng muốn dụ dỗ gây thù hận chuyển lửa về quê nhà nữa, mấy người cứ lải nhải mãi cái giọng điệu cũ rích như trước đây làm gì, thời đại thông tin mà sao có thể lừa được ai cơ chứ?
Xin mời đọc ” Nước mắt của rừng” của 1 người dân VN tên Nguyễn THị Trung Thu! Để dân Tây Nguyên đói khát sống lầm than mà cứ rộng họng “đất nước ta văn minh – phát triển” ! Nghe nhục làm sao. Các người thua 1 nũ nhi biết viết 1 sự thật ?
@ Refugees – California – USA says
” Những người lính CS họ chiến đấu như thế nào các vị có thể đánh giá giùm ? ”
**************************
Lính Cộng sản , họ chiến đấu như thế này :
1. Cái chân của họ bị còng tại chổ thành thử không chạy được.
2. Tuổi của họ là mười lăm trở lên.
3. Họ tới làng mạc thì chặt đầu những ai có lÝ lịch chống Cộng Sản để trên cái nón lá , khiến những người còn lại phải sợ hải mà giúp họ, làm bia đở đạn cho họ
4. Mỗi ngày , mỗi giờ họ được tuyên truyền ” giữ Vững lập trường …” giết_giết nữa bàn tay không ngừng nghĩ…
5. Họ nhận vũ khí của Liên Xô , TàU bành trướng như Xe tăng T54, AK bắn vào những người Việt Nam không khuất phục chủ nghĩa cộng sản , để biến Việt Nam thành…” Tiền Đồn Xã Hội Chủ Nghĩa ” , ” đánh đây là đánh cho Liên Xô ,…” là vậy
6. HỌ “THỜ MAO CHỦ TỊCH , THỜ STALINE BẤT DIỆT”….( Biết Staline , Mao Trạch Đông là ai chứ , có cần ” giới thiệu sản phẫm ” cho biết tỏ tường thêm không ? Đại khái một thằng sát hại khoảng hai mươi triệu thuờng dân , còn thằng kia… sát hại khoảng 60 triệu… )
7. Họ tấn công ngay lúc dân Việt ta đang CÚNG ÔNG BÀ ĂN TẾT VUI VẼ TÌNH TỰ DÂN TỘC.
8. HỌ MẤT TÍNH VIỆT CHỈ CÒN TÍNH “ĐẢNG” , KHÔNG THẤY VIỆC BẮN GIẾT
DÂN VIỆT TA VÀO DỊP TẾT TÌNH TỰ LÀ KHỐN NẠN TỘT CÙNG CHO NÊN HỌ RẤT TỰ HÀO
9. Họ lập ra mặt trận GP miền Nam để chối bai bải công khai là miền Bắc không hề tiến chiếm miền Nam bằng Vũ lực ( binh bất yếm trá )
HỌ CHIẾN ĐẤU VÌ MÙ QUÁNG , KHÔNG PHẢI VÌ ANH DŨNG !
” Cái ” con đĩ ” làm phá Đảng ” , nhà Văn Dương thu Huơng đã từng nói ” mình lầm …
Đại tá , lính Cộng Sản Bùi Tín thì….”Ré phu chi ” bên Anh thì phải
Bố Tướng Trần Độ thì …chưởi Đảng như chưởi…
ĐIẾU CÀY THÌ ĐANG NGỒI TÙ …
Còn thằng… ÚY Cộng Sản trước ở sư đoàn ” ba khiêng hai ” ( tức 302 ) , bây giờ già quá rồi đi bán chợ trời lai rai kiếm sống ở Sài Gòn , niệm Phật ( không niệm… Mác Lê nửa..) đi chùa , tu chúc chúc cho bớt ăn ăn , thỉnh thoảng nhân lúc lai rai… rồi đột nhiên bật khóc , “CHÚNG TÔI ĐÚNG LÀ MỘT LŨ CHÓ ĐẼ ANH À, NẶN LÀM CHI CÁI CHẾ ĐỘ NÀY…”
THÔI , VIỆC ĐÃ LỠ…
BUÔN ĐAO THÌ THÀNH PHẬT , BỎ ĐẢNG THÌ THÀNH DÂN VẬY.. !
Quân Đội Nhân Dân anh hung`mà bảo vệ đảng độc tài thật là hổ thẹn , sử sách sẽ ghi chép muôn đời ô nhục.
VC
kêu gọi của Khối 8406:
Đấu tranh đòi Nhà cầm quyền cộng sản phải tổ chức tại Việt Nam một cuộc Trưng Cầu Dân Ý có quốc tế giám sát.
Kính gửi:
- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.
Ngày 23 tháng 11 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa 13 (2011-2016), kỳ họp thứ 4 đã thông qua Nghị quyết số 38/2012/QH13, về việc “Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”. Trong đó có đoạn: “Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý kiến để Hiến pháp thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”.
Điều 4 của Nghị quyết trên quy định: “Lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…”. Thời gian thực hiện là 3 tháng, từ 2/1/2013 đến 31/3/2013. (Nay vừa được kéo dài tới 30/9/2013).
Nhận thức rõ bản chất của vấn đề, ngày 31/12/2012, Khối 8406 đã ra một bản Tuyên bố vạch trần thủ đoạn lừa mị này của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (NCQ CSVN). Đồng thời khẳng định: Trong suốt hơn 67 năm qua, kể từ ngày 2/9/1945 đến nay, Quyền phúc quyết của nhân dân tức là Quyền dân tộc tự quyết thông qua một cuộc Trưng Cầu Dân Ý đã bị ông Hồ Chí Minh và các đồng chí cộng sản của ông thủ tiêu hoàn toàn!
Tiếp theo là những diễn biến khác:
– Ngày 19/1/2013, 72 công dân trong nước đã cùng ký tên trong một Bản kiến nghị 7 điểm về việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong đó, kiến nghị thứ 6 nói rằng: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua Trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới”. Bản dự thảo Hiến pháp mới đính kèm kiến nghị trên, do các chuyên gia luật viết, đã đề cập đến một chính trường đa đảng ở Việt Nam: “Các đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ. Quyền đối lập chính trị được tôn trọng và Pháp luật bảo đảm sự bình đẳng giữa các đảng phái chính trị” (Điều 9). Bản kiến nghị cùng với dự thảo Hiến pháp này đã nhanh chóng được hàng ngàn chữ ký của đồng bào Việt Nam cả trong và ngoài nước ủng hộ.
– Như bao lần diễn trò dân chủ giả xưa nay, lần này NCQ CSVN cũng đã sớm lộ mặt thật của họ. Bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam tối ngày 25/2/2013 dẫn lời ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư ĐCSVN, nói tại Vĩnh Phúc rằng: “Đó là các luồng ý kiến có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống”… Phụ họa với ông Trọng, các nhà “lý luận” của đảng cộng sản Việt Nam cũng nhao nhao ngụy biện: “Hệ thống chính trị một Đảng và lợi ích của Đảng thống nhất với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Tính giai cấp của Đảng cũng gắn liền với tính nhân dân. Ngoài mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và Tổ quốc, Đảng ta không có mục đích nào khác” (!?!)
– Phản ứng nhanh với những điều ông Trọng nói, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên trong nước đã viết trong một “vài lời” gởi ông ta: “Đầu tiên cần phải xác định ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách”. Tiếp đó anh Kiên trân trọng tuyên bố 5 điều khẳng định những đòi hỏi cơ bản của toàn dân hiện nay về dân chủ. Và cũng nhanh không kém: ngay hôm sau, anh Kiên mất việc ở báo Gia Đình & Xã Hội!
– Thế nhưng, tình hình nay đã khác xưa: một bản “Tuyên Bố Của Các Công Dân Tự Do” (lấy lại phần hai “vài lời” của anh Kiên) được công bố rộng rãi trên Internet, có hàng ngàn chữ ký ủng hộ, với lời mở đầu như sau: “Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà còn muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành”….
– Ủng hộ mạnh mẽ những người đấu tranh dân chủ Việt Nam trong bài báo có tựa đề “Việt Nam: quá khứ là sự khởi đầu”, tác giả Robert Helvey đã khẳng định: Người Việt Nam không chấp nhận làm nô lệ. Họ là những người phản kháng không hề nao núng. Bản Tuyên Bố Của Các Công Dân Tự Do là tiếng nói của người dân, nêu lên rõ ràng rằng: sự độc tài sẽ không trụ lại ở Việt Nam được nữa. Đã đủ rồi!”
– Bức thư ngày 1/3/2013 của Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp cũng phân tích rõ sự mâu thuẫn: “Một mặt, Điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; mặt khác, Điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?”
– Lời Tuyên bố ngày 5/3/2013 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất -“Dân chủ là nền tảng phát triển kinh tế, đem lại no cơm ấm áo, hạnh phúc và tự do cho toàn dân”- cũng nói rõ: “Nhân danh Hội đồng Lưỡng viện GHPGVNTN, tôi ngỏ lời tán thán sự can đảm và cấp thời của hai văn kiện nói trên, đại biểu qua trên mười nghìn chữ ký, đang rửa sạch dư luận xấu của những nền chính trị gian tà củng cố đặc quyền đặc lợi cho bè nhóm, đồng thời lấy trách nhiệm người công dân biểu tỏ hành động chính trị thân dân và hộ quốc”.
Từ những sự kiện và văn bản trên, Khối 8406 chúng tôi tuyên bố:
1) Cảm phục và hoàn toàn ủng hộ sự bày tỏ chính kiến rất chí tình, chí lý trên đây của các nhân sĩ, trí thức, ký giả, văn nghệ sĩ, của mọi tầng lớp đồng bào Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước, cũng như của Hội đồng Giám mục Công giáo và của Đức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
2) Cảnh báo toàn thể Đồng bào Việt Nam trong nước hãy cẩn thận đề phòng những phản ứng điên cuồng và trả thù tàn bạo mà đảng và NCQ CSVN có thể sẽ tung ra trong thời gian tới bằng cách sử dụng lực lượng công an, quân đội, côn đồ để hăm dọa, giam cầm, thủ tiêu những công dân ái quốc đang nỗ lực thay đổi vận mệnh đất nước cách bất bạo động theo chiều hướng dân chủ.
3) Đòi hỏi bản Hiến pháp hiện hành phải được thay thế hoàn toàn và triệt để bởi một bản Hiến pháp mới của toàn dân, chứ không phải cần được tu sửa vặt vãnh theo ý đồ xấu xa và ngang ngược của NCQ CSVN. Điều họ luôn khẳng định “Chế độ chính trị độc đảng ở Việt Nam hiện nay là sự lựa chọn của nhân dân và của lịch sử” là hoàn toàn dối trá và ngụy biện, không thể nào được Dân tộc Việt Nam hôm nay chấp nhận!
4) Thiết tha kêu gọi đồng bào Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước, các chức sắc và tín đồ mọi tôn giáo cùng cộng đồng thế giới tiến bộ tiếp tục ký tên ủng hộ 4 văn kiện nói trên (Kiến nghị 7 điểm, Tuyên bố của các Công dân tự do, Thư của Hội đồng Giám mục VN, Lời tuyên bố của HT Thích Quảng Độ), đồng thời ký tên ủng hộ việc mở một chiến dịch đấu tranh dân chủ, đòi NCQ CSVN tổ chức một cuộc Trưng Cầu Dân Ý có quốc tế giám sát, với nội dung: Việt Nam nên hay không nên thiết lập một chế độ chính trị dân chủ đa đảng?
Làm tại Việt Nam, ngày 07 tháng 3 năm 2013.
Ban điều hành Khối 8406:
1- Linh mục Phan Văn Lợi – Huế – Việt Nam.
2- Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Sài Gòn – Việt Nam.
3- Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Houston – Hoa Kỳ.
4- Bà Lư Thị Thu Duyên – Boston – Hoa Kỳ.
Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù cộng sản
Refugees – California – USA
War is a crime. Những người chống cộng bên cali này có đủ can đảm xem tập phim tư liệu này không ? Những người lính CS họ chiến đấu như thế nào các vị có thể đánh giá giùm ? Trong đầu tôi đã có câu trả lời cho câu hỏi tại sao CS thắng ? Vì họ quá anh dũng.
War is crime?
VC attacked the south VN, made war there for more than 20 years. Therefore, VC is a crime.
( millions of people died during and after the war…, stupid war caused by the VC)