WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cộng sản, hiến pháp và dân tộc Việt Nam

Sửa Đổi Hiến PhápSau 38 năm nắm quyền cai trị cả đất nước, tất cả những luận điệu tuyên truyền lường láo và bịp bợm của đảng cộng sản về chủ nghĩa cộng sản, về thiên đường XHCN đều đã được phơi bày ra ánh sáng. Cả dân tộc Việt Nam từ các học giả, trí thức, sinh viên học sinh cho đến giới thợ thuyền, nông dân và cả những người lao động tự do, đều hiểu rõ bản chất của chế độ cộng sản, nhất là sau hàng loạt những chứng cứ về con người thật của Hồ Chí Minh và những tội ác của đảng CSVN đối với đồng bào Việt Nam được bạch hóa trên các phương tiện truyền thông, cũng như sau hàng loạt các biểu hiện suy thoái đạo đức nghiêm trọng của các lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam trong thời gian qua càng khiến cho người dân Việt Nam cùng đi đến một quyết tâm phải giải thể chế độ cộng sản, để xây dựng một nhà nước dân chủ pháp quyền, đa nguyên chính trị mới có thể khả dĩ chấn hưng được giống nòi, quang phục được quê hương và tránh cho dân tộc được nỗi nhục vong quốc, bởi những gì đã và đang diễn ra trên quê hương trong mối bang giao của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam với Trung cộng, cho thấy rằng Việt Nam đang đứng thật gần trước một đại họa mất nước.

Để xoa dịu làn sóng phản kháng của dân chúng đối với nhà nước, với chế độ, vào đầu tháng 01 vừa qua, nhà nước cộng sản Việt Nam đã phát động toàn dân góp ý cho dự thảo  sửa đổi Hiến pháp 1992 của cái gọi là nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với những hứa hẹn rằng “Để phát huy tinh thần dân chủ trong dân thì Nhà nước kêu gọi theo khả năng và nhận thức của mình mà góp ý hiến pháp để các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Không có vấn đề gì là cấm kỵ nhằm để cho dân thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình. Đây là một điều mới và đáng phấn khởi. Tôi thấy cử tri cũng rất phấn khởi và đồng tình.” Và “Theo quan điểm của tôi thì không quan ngại cái này vì tình hình Việt Nam bây giờ cũng rất khác với trước đây. Bây giờ người ta muốn hòa hợp, đoàn kết dân tộc. Người dân được thể hiện quan điểm chính kiến của mình để Đảng và Nhà nước biết được mà có những quyết sách để phục vụ nhân dân tốt hơn chứ không có những phân biệt đối xử với những ý kiến bất đồng hay nhạy cảm. Muốn như thế thì phải lắng nghe ý kiến của cử tri, nhân dân. Ngay cả người dân đóng góp về điều 4 HP thì cũng rất tốt chứ cũng không có cấm kỵ về điều đó”. (Sic)

Nhưng thực tế đã hoàn toàn không như những gì những quan chức của cộng sản đã nói, đã hứa hẹn với dân chúng: Khi 72 nhân sỹ trí thức đệ trình bản góp ý đến Ủy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 của Quốc hội,  người đứng đầu đảng CSVN là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã  cáo buộc những nhân sỹ, trí thức có tâm huyết với vận mệnh của đất nước, của dân tộc, mà tham gia góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992, là thành phần phản động, và đòi phải xử lý họ bằng những ngôn từ hết sức trịch thượng: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó”. Rồi đến hôm 27 tháng 02 vừa qua, chủ tịch Quốc Hội, trưởng ban chỉ đạo sửa đổi Hiến Pháp 1992, Nguyễn Sinh Hùng cũng lên tiếng cảnh cáo “không được chống phá Đảng, Nhà nước trong quá trình góp ý Dự thảo Hiến pháp”. Có thể những người tham gia ký tên góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp với tiếng nói khác tiếng nói của đảng, rồi sẽ bị trả thù bằng hình thức này hay hình thức khác, và ít nhất hiện đã có một nhà báo bị buộc phải thôi việc tại một tòa báo, sau khi dám viết bài chỉ trích những phát ngôn quá bừa bãi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

sửa đổi hiến pháp 1992Rồi gần đây nhất, ông Hoàng Chí Bảo, Giáo sư Tiến Sỹ Triết Học Mác-Lê Nin, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương  cũng nặng lời mạt sát giới nhân sỹ trí thức rằng: “… Quan trọng là xuất phát từ động cơ chính trị, động cơ đạo đức gì, vì xây dựng, kiến tạo hay phá hoại. Có hai nguyên nhân, một là do không hiểu biết, chưa đủ thông tin hoặc do nhận thức chưa đầy đủ nên đưa ra những kiến nghị không chính xác. Nhưng cũng không loại trừ sự phủ nhận một cách có ý thức.

Tuy nhiên, Đảng với nhân dân là thống nhất, với nhà nước là thống nhất. Phủ nhận vai trò của Đảng tức là phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phương hại đến nền độc lập tự do của Tổ quốc. Phương hại đến quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân dân. Vì bảo vệ dân mà phải bảo vệ Đảng. Vì bảo vệ dân mà phải hiến định nó. Không những thế, Đảng còn có đầy đủ phẩm chất đạo đức xứng đáng cho lực lượng cầm quyền thông qua đánh giá của nhân dân và lịch sử. Sự tồn tại của Đảng là sự tồn tại hợp hiến, hợp pháp” (Sic)

Thực tế dưới chế độ cộng sản, tất cả những gì diễn ra trong đời sống xã hội dân sự và chính trị của người dân Việt Nam là hoàn toàn trái ngược với những phát ngôn của các lãnh tụ cộng sản, cũng như của ông Hoàng Chí Bảo, bởi ý chí và nguyện vọng của nhân dân là được sống trong một xã hội thực sự tự do, dân chủ, được thực hành trọn vẹn các quyền làm người, như các dân tộc ở các nước tự do trên thế giới. Trong khi đó chính sách của đảng cộng sản là hạn chế đến mức thấp nhất những quyền tự do, dân chủ của người dân, để đảng dễ dàng cai trị. Mà không riêng ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia theo chế độ cộng sản, mọi người dân đều tìm mọi cách để vượt tuyến, vượt biên đi tìm tự do, thì đừng bao giờ mở mồm mở miệng để rêu rao rằng “Đảng với nhân dân là thống nhất, với nhà nước là thống nhất. Phủ nhận vai trò của Đảng tức là phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân”. Ý chí và nguyện vọng của nhân dân là được sống trong một thể chế chính trị tự do, đa nguyên, đa đảng và phi cộng sản. Ý chí và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp, giải thể chế độ cộng sản và xóa bỏ mọi vai trò chính trị của đảng cộng sản trong xã hội Việt Nam thì cớ gì những người cộng sản lại mạnh mồm tuyên bố rằng: “Vì bảo vệ dân mà phải bảo vệ Đảng. Vì bảo vệ dân mà phải hiến định nó. Không những thế, Đảng còn có đầy đủ phẩm chất đạo đức xứng đáng cho lực lượng cầm quyền thông qua đánh giá của nhân dân và lịch sử. Sự tồn tại của Đảng là sự tồn tại hợp hiến, hợp pháp” (Sic). Xin được thưa với những người cộng sản rằng từ cải cách ruộng đất 1949-1956 đến Nhân Văn Giai Phẩm 1956-1957, đến Mậu Thân 1969, đến quốc nhục 30 tháng 4 năm 1975, đến tù cải tạo những sỹ quan hạ sỹ quan cùng thân hào nhân sỹ của Việt Nam Cộng Hòa cho đến cải tạo công thương nghiệp ở Miền Nam đã khiến cho hơn 10.000.000 người Việt Nam đã phải chết vì sự cai trị bạo tàn và trừng phạt của đảng cộng sản thì sao lại dám nói rằng “Đảng với nhân dân là thống nhất”?

Còn về cái gọi là Hiến Pháp Của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cũng cần phải minh định lại: Bởi theo định nghĩa của Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư thì: “HIẾN PHÁP là đạo luật CƠ BẢN nhất của một NHÀ NƯỚC, nó thể hiện ý chí và NGUYỆN VỌNG của tuyệt đại đa số dân chúng tồn tại ở trong hoặc ngoài NHÀ NƯỚC ĐÓ, nhưng vẫn là DÂN THUỘC NHÀ NƯỚC ĐÓ”.

Ấy thế mà trong tất cả các giai đoạn lịch sử của dân tộc dưới sự cai trị của đảng và nhà nước cộng sản, tất cả đường lối chính sách của đảng và nhà nước đều đi ngược lại với ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Cái gọi là Hiến Pháp Của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thực chất chỉ là những quy định của đảng cầm quyền, thể hiện nguyện vọng và ý chí của giai cấp thống trị, như là một công cụ để cai trị người dân, chứ chưa bao giờ  thể hiện ý chí và NGUYỆN VỌNG của tuyệt đại đa số dân chúng tồn tại ở trong hoặc ngoài NHÀ NƯỚC ĐÓ, nhưng vẫn là DÂN THUỘC NHÀ NƯỚC ĐÓ thì không thể nào xem đó là Hiến Pháp được. Từ đó, có thể nhận định rằng từ khi cướp chính quyền từ chính phủ Quốc Gia vào tháng 8 năm 1945 cho đến nay cộng sản Việt Nam chưa hề bao giờ có Hiến Pháp, mà chỉ có một cái gì đó thôi và rằng nếu chế độ cộng sản vẫn còn tiếp tục tồn tại thì Việt Nam sẽ không bao giờ có Hiến Pháp, bởi tất cả những đường lối và chính sách cai trị của chế độ cộng sản không những không bao giờ thể hiện được ý chí và nguyện vọng của đại đa số người dân, mà còn đi ngược lại với ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số người dân nữa.

Rõ ràng khi người dân Việt Nam, khi các nhân sỹ trí thức hăng hái tham gia góp ý dự thảo Hiến Pháp là họ đã thể hiện khát vọng của họ, ý chí của họ nguyện vọng của họ về một bản Hiến Pháp hoàn chỉnh cho đất nước, để thay thế cho “cái gì đó” mà từ trước đến nay đảng và nhà nước Việt Nam áp đặt cho đó là Hiến Pháp. Mà một bản Hiến Pháp chỉ thực sự ra đời khi đất nước và con người không còn đặt dưới sự cai trị của chế độ cộng sản, khi đảng cộng sản không còn vai trò cai trị đất nước, hoặc thậm chí là khi đảng cộng sản, chế độ cộng sản bị giải thể hoàn toàn bởi đó chính là ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

© Nguyễn Thu Trâm

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Cộng sản, hiến pháp và dân tộc Việt Nam”

  1. danden says:

    ý kiến của bác lão làng quá hay, đồng ý!

  2. LG says:

    Khi nào còn chế độ cộng sản thì sẽ không có hiến pháp theo ý Dân . Tại sao ?
    Từ ngày cướp được chính quyền năm 1945 đến nay, Đảng CSVN đã có 4 hiến pháp, đó là các hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992.
    Trong 4 hiếp pháp nói trên, Hiến Pháp 1946 là bản hiến pháp tiến bộ nhất, rập khuông theo hiến pháp của các nước Tây phương. Nhưng nó là “sản phẩm của tư bản”, được dàn dựng ra để gài các đảng phái quốc gia vào bẩy rồi diệt. Sau đó không xài nữa.
    Năm 1954, nhờ sự chỉ đạo và viện trợ vô giới hạn của Trung Quốc, Đảng CSVN đã chiếm được miền Bắc, nhưng sau đó phải áp dụng chế độ Maoist, đưa miền Bắc vào những ngày đen tối. Để giải cứu miền Bắc, năm 1958 Đảng CSVN phải bán Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc để đổi lấy viện trợ đánh chiếm miền Nam. Năm 1959, Đảng CSVN cho ban hành hiếp pháp mới “đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội” và “thống nhất nước nhà”.
    Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Đảng CSVN không theo chủ nghĩa Maoist nữa mà theo chủ nghĩa Stalinist. Muốn theo Stalinism thì phải theo mô hình Hiếp Pháp Liên Sô năm 1977. Điều 8 của Hiến Pháp Liên Sô quy định:
    “Lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Sô Viết và hạt nhân của hệ thống chính trị, của tất cả các tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội, là Đảng Cộng sản Liên Sô. Đảng là của dân, và vì dân.”
    Dựa vào điều này, Đảng CSVN đã viết điều 4 của Hiến Pháp 1980 như sau:
    “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.”
    Việc Lê Duẩn dẫn Việt Nam đi theo Stalinism cũng đã đưa Việt Nam vào những ngày đen tối và bị Trung Quốc “dạy cho một bài học” toé lửa. Nhưng vận của Đảng CSVN chưa hết. Đầu thập niên 1990, chế độ cộng sản Liên Sô sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của các chế độ cộng sản Đông Âu. Đảng CSVN và Đảng CSTQ phải làm hoà với nhau để cùng tồn tại.
    Bị hai đòn quá đau, Đảng CSVN không đứng hẵn về phía Trung Quốc như Hồ Chí Minh hay về phía Liên Sô như Lê Duẩn. Đảng chơi trò đu dây. Năm 1993, Liên Bang Nga ban hành hiến pháp mới, bỏ hẵn chế độ cộng sản và đi theo kinh tế thị trường, nhưng Đảng CSVN không theo hoàn toàn. Đảng vẫn tiếp tục duy trì chính quyền theo mô thức cộng sản để bảo vệ quyền bính, nhưng phát triển theo “kinh tế thị trường” để không bị bỏ lại đàng sau. Vì thế, Hiến Pháp 1992 vẫn ghi vào điều 4 vai trò “đảng lãnh đạo” và nay sửa đổi cũng ghi như vậy.
    Nhìn chung, từ trước đến nay hiến pháp nào của Đảng CSVN cũng có hai điểm căn bản:
    (1) Tổ chức chính quyền theo mô thức “đảng lãnh đạo” để bảo vệ chế độ.
    (2) Quy định đất đai thuộc “sở hữu toàn dân” để một mặt tùy tiện thực hiện các kế hoạch đảng muốn, và mặt khác củng cố và mở rộng giai cấp tư bản đỏ, một giai cấp nền tảng của chế độ.
    Các điều khoản khác trong hiến pháp chỉ là hư văn. Vậy Đảng CSVN tổ chức hỏi ý kiến để làm gì?
    MỤC TIÊU CỦA VIỆC HỎI Ý KIẾN
    Điều chắc chắn là Đảng CSVN không bao giờ sửa đổi hiến pháp để nới rộng dân chủ, vì mở rộng dân chủ đồng nghĩa với đi tới sụp đổ. Không ai tự đào hố để chôn mình, trừ khi người khác có sức mạnh hơn đánh đổ và chôn xuống.
    Cứ xem các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ thì rõ: Mặc dầu đang sống trên một đất nước có chế độ dân chủ nhất thế giới, người Việt chống cộng vẫn cố gắng rập khuôn theo chế độ ở trong nước, không muốn ai có suy nghĩ, lời nói hay hành động khác mình. Nếu ở trong nước Công An coi những người có suy nghĩ, lời nói hay hành động khác họ là phản động thì ở Mỹ những ai có suy nghĩ, lời nói hay hành động khác với những người mệnh danh là “chống cộng” đều bi coi là tay sai cộng sản hay đặc công cộng sản nằm vùng. Nếu không có cảnh sát Mỹ họ cũng đã đưa những người bất đồng chính kiến ra “tùng xẻo”. Nói chung, trong hay ngoài nước đều không chấp nhận sự khác biệt, tức không chấp nhận dân chủ, mặc dầu cả hai bên đều tuyên bố đang tranh đấu cho dân chủ.
    Như chúng tôi đã trình bày trong bài “Nói toạc móng heo”, trong cuộc nói chuyện với các cán bộ lãnh đạo giáo dục vào tháng 12/2012, Đại Tá Trần Công Thanh nói thẳng ra rằng “Mỹ đang thực hiện diễn biến hoà bình” để làm thay đổi Việt Nam bằng “chín mũi tiến công” và Đảng CSVN đã có kế hoạch để chận đứng các mũi tiến công đó. Kế hoạch tu chỉnh hiến pháp cũng là một phương cách để chận đứng các mũi tiến công này. Kế hoạch đó nhắm hai ba mục tiêu chính sau đây:
    Mục tiêu thứ nhất là thăm dò xem phản ứng đối kháng của quần chúng và cán bộ đang ở mức nào.
    Mục tiêu thứ hai là nhận diện “phe ta” và “phe địch”. Nhiều kẻ mấy lâu nay “giả điếc qua truông” nay thấy có cơ hội, sẽ xuất đầu lộ diện.
    Mục tiêu thứ ba là xác định những thành phần hay tổ chức bị coi là nguy hiểm cho chế độ để lập kế hoạch loại trừ.
    Khi tầng lớp lãnh đạo bị tiêu diệt, các cuộc nổi dậy sẽ tan rã.
    TƯƠNG KẾ TỰU KẾ
    Khi thấy Đảng CSVN thả cái bong bóng sửa đổi hiến pháp và hỏi ý kiến dân chúng ra, nhiều người và tổ chức thấy đây là cơ hội tốt để nói lên quan điểm của mình về một số vấn đề mà họ muốn nói nhưng không dám nói hay không có cơ hội.
    Dĩ nhiên, các thành phần đối kháng và “các thế lực thù địch” coi đây là cơ hội tốt để “bề hội đồng”. Trong những chiến dịch như thế này, đài Á Châu Tự Do (RFA) của Mỹ bao giờ cũng dẫn đầu. Họ là một tổ chức có phương tiện, hoạt động có chỉ đạo, có phương pháp, có chiến lược và chiến thuật… nên kết quả thường cao. Có điều theo họ thì luôn phải coi chừng vì có thể bị biến thành con bài thí hay đem con bỏ chợ khi hoàn cảnh hay chính sách đổi thay. Vụ Tiên Lãng là một thí dụ điển hình.
    Ngày 3.8.2013, đài RFA đã phát đi bài “Đảng bị tấn công, có phải dấu hiệu đáng mừng?” của phóng viên Mạc Lâm từ Bangkok, nói rằng kể từ khi có lời kêu gọi nhân dân góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 92, đã có ba sự kiện lớn đáng chú ý: Trước nhất là kiến nghị 72, kế đó là thư của Hội Đồng Giám mục Việt Nam và mới nhất là Tuyên bố Công dân Tự do. Tác giả nói rằng cả ba đang tiếp tục gây sóng gió trong nội bộ Đảng Cộng sản cũng như dư luận quần chúng. Tác giả đặt câu hỏi: “Liệu đây có phải là một tín hiệu đáng mừng cho tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam?”
    Chúng tôi không tin ba sự kiện trên “đang tiếp tục gây sóng gió trong nội bộ Đảng Cộng sản”, vì Đảng CSVN đã chuẩn bị đón nhận tất cả những chuyện đó. Ba sự kiện này chỉ có tác dụng mở đường cho một một chiến dịch “bề hội đồng” trong những ngày tiếp theo.
    Điều mà đài RFA quan tâm là làm sao biến khối Công Giáo thành một lực lượng đối kháng có thể thay thế Tin Lành Dega và Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã bị suy tàn. Đài này đã cố gắng thực hiện nhiều lần nhưng không thành công. Nay một cơ hội nữa lại đến. Phóng viên Mạc Lâm đã chụp lấy linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu Thế VN, một tổ chức đứng ngoài HĐGMVN, và hỏi về cảm nghĩ của ông đối với thư ngỏ của HĐGMVN. LM Thoại trả lời ngay:
    “Đối với tôi cũng giống như mọi người cảm thấy rất vui mừng vì có tia hy vọng đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam. Cũng lâu lắm rồi không thấy có một tiếng nói mạnh mẽ từ phía lãnh đạo giáo hội về những vấn đề xã hội… Tôi thấy đây là tín hiệu vui báo hiệu một giai đoạn mới cho thấy sự dấn thân của các vị giám mục trong xã hội Việt Nam.”
    LM Thoại nói thì nói vậy, nhưng HĐGMVN là một tổ chức có lãnh đạo, hoạt động có mục tiêu, có đường lối, có kế hoạch…, đâu phải cứ bị kích động là “nổ” và trở thành con bài thí như Mỹ đã thực hiện đối với các tổ chức tôn giáo khác trước và sau năm 1975?
    Ngày 11.3.2913, đài RFA lại phóng lên bài “Lúc này “cuộc chiến Hiến Pháp” đang nổ lớn. Sửa đổi Hiến pháp theo kịch bản đã dàn dựng?” của phóng viên Thanh Quang. Bài này tóm lược tình hình cuộc chiến đang diễn ra tiếp theo ba sự kiện nói trên như Tuyên bố của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ; “Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng răn đe trong việc sửa Hiến pháp?” của blogger Kami; phản ứng của ông Huỳnh Kim Báu, Chủ tịch Hội Trí thức TPHCM; “Đảng CSVN có nên tiếp tục lãnh đạo không?” của cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, v.v. Tác giả của các bài này đã “oanh tạc” đủ 36 kiểu, không thiếu một kiểu nào.
    ĐẾN CHUYỆN ANH BA SÀM
    Ở trong nước hiện nay có ba nhân vật chống cộng rất thoải mái, chửi cộng sản vung xích chó mà công an chẳng làm gì cả, đó là LM Phan Văn Lợi, J.B. Nguyễn Hữu Vinh, thường được gọi là Vinh Thái Hà, và Nguyễn Hữu Vinh có biệt danh là Anh Ba Sàm. Nhiều người gọi kiểu chống cộng của ba nhân vật này là “chống cộng theo kiểu ông cố nội thằng Việt Cộng”. Chuyện LM Phan Văn Lợi và Vinh Thái Hà sẽ được chúng tôi trình bày vào một dịp khác. Hôm nay chúng tôi chỉ nói qua về Vinh Ba Sàm.
    Chỉ nghe thông tín viên Đinh Ngọc Thu với bút hiệu BTV “không tên” của đài RFA giới thiệu Anh Ba Sàm tức Nguyễn Hữu Vinh, chúng ta cũng đã thấy ớn da gà rồi. Nguyễn Hữu Vinh có biệt danh là Anh Ba Sàm, sinh ngày 15.9.1956, là con út “trong một gia đình có truyền thống cách mạng” của ông Nguyễn Hữu Khiếu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ CSVN tại Liên Xô, có các anh là Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Hữu Thọ, và chị gái là Nguyễn Thị Hữu Thiện.
    Sau khi “ra khỏi” Công An, anh đã lập công ty thám tử VPI, một công ty thám tử tư đầu tiên tại Việt Nam, tại nhà riêng ở địa chỉ số 5/2/4D Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội. Mục tiêu của công ty là “giúp đỡ các cặp vợ chồng bảo vệ hạnh phúc gia đình”. Bà Thu cho biết: “Nay thì anh đang tự do, phóng túng và toàn thân, toàn tâm toàn ý cho việc lãnh đạo blog Anh Ba Sàm và điều hành blog Việt Sử.”
    Bà này mặc dầu có bằng đại học nhưng tay nghề chưa cao lắm, viết lách hơi luộm thuộm nên tôi phải gôm lại đại khái như vậy. Chúng tôi có nhiều tài liệu khác và sẽ viết tiếp.
    Những bài “chống cộng” của Anh Ba Sàm đăng trên Blog anhbasamvn.wordpress.com được những người chống cộng ở hải ngoại thích lắm, hết website này đăng lại đến đài phát thanh nọ đài phát thanh kia đem ra đọc đi đọc lại. Nhưng thỉnh thoảng Anh Ba Sàm lại “dở chứng”. Chính nhờ trò “dở chứng” này, chúng ta biết được “Đảng ta” đang làm gì.
    Về ý kiến sửa đổi Hiến Pháp 1992, hôm 11.3.2013, Anh Ba Sàm cho phóng lên bài “Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Không ai được lợi dụng danh nghĩa nhân dân” đã được đăng trên báo Đại Đoàn Kết của “Đảng ta”. Hôm 13, anh lại cho lên bài “Ai lợi dụng danh nghĩa nhân dân để làm càn?”
    Đến bài phát biểu của Trần Hùng, Gs Tiến sĩ Mác Lê -Luật gia thời XHCN, thì coi như hết biết. Trần Hùng nói:
    “Nói cho Dân Việt biết: Kế hoạch lấy ý kiến bổ xung HP đến tháng 9 này mới kết thúc.
    “Toàn Dân đã nhất trí Cao với Bản dự thảo… Tuy nhiên có một vài điểm nhỏ có các ý kiên lúc đầu còn trái chiều. Nhưng qua Tranh luận Dân chủ Công khai, Toàn Dân đã hoàn toàn nhất trí với Bản Dự thảo Hiến pháp, Giao cho Quôc hội Thông qua.
    “Đây là bản HP Văn minh, Dân chủ nhất của nước VN ta!”

  3. Mít Đặc says:

    Các bác soạn thảo Hiến pháp 1992 cũng mít đặc thật. Nếu còn để Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ thì mới cần qui định đảng nào là đảng lãnh đạo. Các bác copy nguyên si Hiến pháp của Liên xô mà quên rằng vì họ bắt đầu dân chủ, cho thành lập các đảng mới, cho nên mới có điều này. Các bác vừa xóa sổ 2 đảng kia, VN còn mỗi Đảng CS thì qui định Điều 4 HP là điều dở hơi. Y như là thấy nhà người ta có nhiều vợ, nên có bà cả, bà hai … Về nhà mình có mỗi 1 vợ, cũng bắt chước gọi vợ là vợ cả (dù là không có bà hai).

    • nguenha says:

      Lý luận của Bạn xem ra cũng có lý,vì rất “toán học”.Cái gì cũng do Đảng hết,mà cũng bày đặt Quốc hội,chính phủ ,toà án…Chẳng trách trước đây có nhà thơ nói” Chú phỉnh(chính phủ)
      tôi rồi chính phủ ơi” Hảy nói với bọn CS :dẹp cha cái phường tuồng “CHXHCNVN” cho xong!!!!! Tất cả đều do Hồ tặc cả! Đả đảo HCM!

  4. lão làng says:

    Thời đại hiện nay không 1 cường quốc nào hào sảng viện trợ như trong thời kỳ chiến tranh lạnh và nhân dân VN ai cũng muốn có 1 sự thay đổi tận gốc để cứu nguy đất nước nhưng còn kịp hay không là 1 vấn đề ? Nhìn tình hình trong nước kỹ cương không còn , có thể nói xảy ra trong nhiều mặt,chưa kể TQ gây sức ép về mặt kinh tế lẫn chính tri và có thể họ đã hoàn toàn bao vây VN trên biển lẫn trên bộ ( Lào và Kampuchia hoàn toàn bị TQ chi phối) ,không phải nhân dân không thấy mà chính đảng CSVN cũng thấy nhưng……Bây giờ nước tới trôn có cứu nước được chăng ? VN phải có tiền thì Nga hay các nước mới bán vũ khí và tiền đào đâu ra khi tham nhũng hoành hành,tài nguyên cạn kiệt do ai ? Nhìn tổng thể việc cứu nước thật thiên nan vạn nan vì tay chân Hoàng văn Hoan đếm không xuể trong bộ máy chánh quyền đảng CSVN hiện nay.

Leave a Reply to lão làng