WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bắc Hàn & Iran: Cơn nhức đầu của Hoa Kỳ

Ảnh warnewsupdates.blogspot.com

Ảnh warnewsupdates.blogspot.com

Chuyện bom nguyên tử của Bắc Hàn và Iran đang là đề tài quan tâm của thế giới, nhất là Hoa Kỳ. Và hai bức tranh mâu thuẫn gần như khôi hài.

Trong khi Iran khẳng định không có ý định chế tạo bom nguyên tử mà chỉ nghiên cứu và tinh lọc nhiên liệu Uranium để giải quyết vấn đề năng lượng thì Hoa Kỳ và Do Thái quả quyết Iran đang tìm cách chế tạo bom nguyên tử và dọa sẽ đánh Iran trước khi Iran đi vào giai đoạn tinh luyện cuối cùng. Chuyến thăm viếng Do Thái của tổng thống Obama từ 20/3 đến 23/3 thật ra để bàn một giải pháp cho cuộc tranh chấp Do Thái – Palestine và tình hình chiến tranh tại Syria đã bị lu mờ vì chuyện bom nguyên tử của Iran.

Trong khi đó Bắc Hàn có một quá trình công khai chế bom nguyên tử (1) và cho đến hôm nay đã 3 lần thí nghiệm cho nổ bom nguyên tử, và mấy tháng nay nhiều lần công khai sẽ dùng bom nguyên tử đánh Nam Hàn và Hoa Kỳ để trả đũa việc Hoa Kỳ đưa nghị quyết trừng phạt ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và được Hội đồng Bảo an chấp thuận, và việc Hoa Kỳ và Nam Hàn thao dượt quân sự với máy bay B52 của Hoa Kỳ mang bom nguyên tử bay trên ranh giới Nam Bắc Hàn thì phản ứng của Hoa Kỳ chỉ là tuyên bố tăng cường khả năng hỏa tiễn chống hỏa tiễn để ngăn chặn các hỏa tiễn của Bắc Hàn. Thái độ mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ là lời tuyên bố của Trung tướng Jack Miller, phát ngôn nhân của bộ Quốc phòng rằng Hoa Kỳ cam kết và có đủ khả năng bảo vệ hai đồng minh Nhật Bản và Nam Hàn.
Tại sao lại có thái độ bên trọng bên khinh như vậy?

Đối với Bắc Hàn, Hoa Kỳ biết Bắc Hàn chưa có khả năng để biến hiểu biết cho nổ một ngòi nguyên tử thành vũ khí tấn công. Cái quá trình dọa dẫm như trẻ con của Bắc Hàn đã quá quen thuộc với Hoa Kỳ. Tổng thống Clinton, tổng thống Bush (nhỏ) đã có nhiều đối sách và nhận ra rằng Bắc Hàn giống như một chú mèo con càng cho ăn càng đòi thêm. Hơn nữa đối với Bắc Hàn còn có Trung quốc, Nam Hàn và Nhật Bản. Quyền lợi và an ninh của các nước này trực tiếp hơn của Hoa Kỳ. Và ai cũng biết một điều Bắc Hàn không dại đánh Nam Hàn. Vì kết quả là cho dù Hoa Kỳ và Trung quốc đứng ngoài, Nam Hàn cũng sẽ đánh bại Bắc Hàn và thống nhất đất nước. Sự lo ngại của Trung quốc về một nước Đại Hàn thống nhất thân Hoa Kỳ sát biên giới có thể được giải quyết bằng một khu phi quân sự dọc biên giới Đại Hàn – Trung quốc. Với giả thuyết này Hoa Kỳ có thể không lo mà còn mong ước ngầm Bắc Hàn đánh Nam Hàn. Cùng tất biến, biến tất thông.
Bàn cờ Trung đông đối với Iran khác hẳn.

Trước hết là Do Thái. Với đại nạn Holocaut trong Thế chiến thứ hai, 6 triệu người Do Thái bị giết trên khắp Âu châu, người Do Thái không thể chấp nhận để Iran có bom nguyên tử. Tâm lý của Do Thái là chẳng thà cùng chết trong một trận lửa nguyên tử hơn là bị giết như những con bò thịt. Điều này giải thích thái độ cương quyết của Do Thái.

Đối với tổng thống Obama ông có thể nghĩ rằng Iran có bom nguyên tử Do Thái cũng không quá bị đe dọa vì Do Thái cũng có một kho bom và Iran cũng không muốn tự sát bằng cách mang bom đánh Do Thái hay Hoa Kỳ (2). Nhưng với sức vận dụng (lobby) của Do Thái tại quốc hội Hoa Kỳ và ảnh hưởng của Do Thái trên mặt trận truyền thông tổng thống Obama cũng không thể làm gì khác hơn là ủng hộ Do Thái. Hơn nữa, nếu Iran có bom nguyên tử thì Trung đông sẽ đi vào một kỷ nguyên chạy đua sản xuất vũ khí nguyên tử.
Saudi Arabia và các nước trong vùng Vịnh mà đa số tín đồ theo Hồi giáo hệ phái Sunni sẽ lo sợ bom nguyên tử trong tay Iran theo Hồi giáo hệ phái Shitte. Saudi Arabia sẽ không ngồi yên mà không chế bom hay sắm bom nguyên tử . Trong khi đó các nhóm tay chân của Iran như Syria, Hezbollah (ở Lebanon) và Hamas (ở Gaza) được chiếc dù nguyên tử của Iran che chở cũng trở nên bạo dạn hơn.

Đặt Bắc Hàn và Iran lên bàn cân người ta có thể thấy rằng: Mặc dù nhà lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Ân còn “trẻ người non dạ” nhưng “cháu lú có chú khôn”, ông chú Trung quốc sẽ không để cho Kim Chính Ân làm gì thì làm. Hơn nữa tại đó Nhật Bản và Nam Hàn là hai quốc gia có tiềm năng quốc phòng cao và có khả năng tự vệ Hoa Kỳ không cần phải quá bận tâm. Ở Trung đông, trái lại, Hoa Kỳ là lực lượng duy nhất có khả năng hành động. Do Thái có thể thúc bách Hoa Kỳ, nhưng Do Thái cùng biết khả năng giới hạn của mình.

Và tuy tổng thống Obama không bị ràng buộc bởi nhu cầu tranh cử ông có bổn phận tạo thế đứng cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2014 và cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Một chính sách quá dè dặt đối với Iran có thể không có lợi về mặt chính trị nội bộ. Điểm thứ hai là Iran có bom nguyên tử thay đổi sự cân bằng tại Trung đông trong cuộc chiến tranh chống khủng bố và quyền lợi về dầu hỏa của Hoa Kỳ. Thập niên trước chính vì tính toán trên sự cân bằng này mà tổng thống Bush bất chấp dư luận quốc tế đã tấn công Iraq. Cuộc chiến Iraq đã chấm dứt với những hậu quả không lấy gì khích lệ cho Hoa Kỳ nhưng cái khuynh hướng hành động trước khi sự đe dọa tới vẫn là một thứ tâm lý của kẻ mạnh nên việc Hoa Kỳ lâm vào một cuộc chiến Trung đông khác không phải là một giả thuyết hoàn toàn được gạt bỏ.

Điều đáng lo là nếu Hoa Kỳ và Do Thái càng lớn tiếng đe dọa Iran càng làm cho Iran quyết tâm hơn trong nổ lực chế tạo bom nguyên tử. Nhu cầu an ninh và tự ái là hai yếu tố chính. Cho nên nếu thế giới chờ đợi gì thì không nên chờ đợi Iran vì bị đe dọa mà từ bỏ quyết tâm chế tạo bom nguyên tử.

Còn nhớ năm 1949 khi Liên bang Xô viết thí nghiệm bom nguyên tử thế giới Tây phương tưởng như chiến tranh đã gần kề. Sau đó năm 1964 khi Trung quốc thử bom nguyên tử thế giới lại một lần nữa lên cơn sốt. Nhưng rồi nhờ những kho bom nguyên tử đó mà các cường quốc trên thế giới sợ tiêu diệt lẫn nhau mà thế giới đã không xẩy ra trận Thế giới chiến tranh thứ ba trong thế kỷ 20. Trong thế kỷ đó, Ấn Độ, Pakistan công khai chế tạo bom nguyên tử. Sau đó Do Thái không công khai nhưng cũng thủ sẵn một kho bom. Và Nhật Bản, Nam Hàn (có thể cả Đài Loan và Nam Phi) đều chuẩn bị hiểu biết kỹ thuật để sẵn sàng ráp bom nguyên tử trong một thời gian ngắn.
Thủ tướng Do Thái Netanyahu biết tổng thống Obama không muốn đánh Iran, nhưng Netanyahu cũng biết tổng thống Obama bị nhiều áp lực để có thể hành động hay không. Hoa Kỳ vốn là một quốc gia nhiều tự ái, tính toán hướng nội và ông tổng thống Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng có thể hành động theo tính toán của riêng mình. Đó là yếu tố bất định nhất trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Iran.
Tổng thống Obama còn đối diện với một khó khăn khác là cuộc thương thuyết giữa Do Thái và Palestine. Chính sách của Do Thái là lấn đất và làm tới để nếu có một giải pháp nào họ cũng đặt Hoa Kỳ và Palestine trước việc đã rồi (xây tường an ninh gây khó khăn cho sinh hoạt của người Palestine, thành lập các khu định cư trong vùng Tây ngạn sông Jordan là vùng đất của người Palestine đến mức không thể dở bỏ…). Và Do Thái càng đi vào con đường đó thì Palestine càng khó chấp nhận một giải pháp hòa bình vì họ chẳng thể lập quốc trên một mảnh đất bị chia năm xẻ bảy đi lại khó khăn và do đó an ninh quốc gia hoàn toàn bị người Do Thái khống chế.

Chuyến công du Do Thái của tổng thống Obama đã giúp cho quan hệ cá nhân giữa tổng thống và thủ ướng Netanyahu bớt căng thẳng. Trong cuộc họp báo chung thủ tướng Netanyahu tuyên bố “bây giờ” ông tin rằng Hoa Kỳ sẽ “bằng mọi cách” không để cho Iran có bom nguyên tử. Trong khi tổng thống Obama nói ông hiểu “vì nhu cầu an ninh” Do Thái có khuynh hướng dùng biện pháp quân sự mạnh hơn là Hoa Kỳ với hàm ý để Iran hiểu rằng sau cuộc thăm viếng này Hoa Kỳ sẽ không níu chân Do Thái nếu Do Thái quyết định đánh bom Iran để phá hủy các cơ sở sản xuất vũ khí.

Tuy nhiên nếu Do Thái lo an ninh quốc gia, Hoa Kỳ có mối lo về toàn bộ tình hình Trung đông. Đánh, nói thì dễ, nhưng kết thúc nó như thế nào lại là một vấn đề khác. Cuộc chiến Iraq đã chấm dứt, Hoa Kỳ đã rút quân. Cuộc chiến Afghanistan đang xuống thang, nhưng triển vọng tương lai trên cả hai vùng đất không có gì sáng sũa. Có chăng là hai chính quyền thân Tây phương, nhưng gánh nặng còn đè trên vai.
Đánh Iran chưa chắc đã ngăn được Iran hoàn thành bom nguyên tử, nhưng hệ lụy khó lường. Hiện nay tổng thống Obama, dù chủ trương càng ít dùng sức mạnh càng tốt cũng nói mạnh để làm hài lòng Do Thái. Trong khi Do Thái khẳng định sẽ đánh Iran để không cho Iran sản xuất vũ khí nguyên tử, xem như Iran là một đứa bé ngỗ nghịch trừng phạt lúc nào cũng được.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chưa đánh mặt đỏ như vang, đánh rồi mặt vàng như nghệ”. E rằng khi Do Thái và Hoa Kỳ nhận thức được hậu quả của một cuộc chiến mới tại Trung đông thì đã muộn.

Và đừng quên Trung quốc đang ngồi chờ cho tình hình Trung đông bùng nổ. Cũng không phải quá đa nghi để nghĩ rằng thái độ hung hăng của nhà lãnh đạo “con nít” Kim Chính Ân không có bàn tay xúi dục của Trung quốc sau lưng. Trung quốc không phủ quyết biểu quyết của Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc hôm 7/3/2013 trừng phạt Bắc Hàn thí nghiệm nguyên tử chỉ là một cách xóa vết.

Hoa Kỳ càng lúng túng vì tình hình Bắc Hàn và Iran bao nhiêu, Trung quốc càng có lợi bấy nhiêu. Làm mệt mỏi kẻ địch là một trong 13 binh pháp của Tôn Tử để thắng một cuộc tranh hùng.

Mar. 26, 2013

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

—————————————
Ghi chú:

(1) Bắc Hàn và cơn sốt hỏa tiễn:
www.tranbinhnam.com àBình Luận (#200)

http://www.tranbinhnam.com/binhluan/Bac_Han_Va_Hoa_Tien.html

Bắc hàn có giải giới nguyên tử không?:
www.tranbinhnam.com àBình Luận (#248)

http://www.tranbinhnam.com/binhluan/BacHan_GiaiGioi_NguyenTu.html

(2) Nếu Iran có bom nguyên tử:
www.tranbinhnam.com àBình Luận (#252)

http://www.tranbinhnam.com/binhluan/BacHan_GiaiGioi_NguyenTu.html

Iran và bom nguyên tử:
www.tranbinhnam.com àBình Luận (#432)

http://www.tranbinhnam.com/binhluan/Iran_Va_Bom_NguyenTu.html

 

17 Phản hồi cho “Bắc Hàn & Iran: Cơn nhức đầu của Hoa Kỳ”

  1. KHỔNG MINH Sr. says:

    “…Chiến tranh không chính nghĩa mà chỉ để chiếm đóng bành trưóng ( nói trắng ra là thực dân !? ) thì mới bị sa lầy… như các thuộc địa trước đây : Việt Nam 1000 tầu, 100 Pháp, Liên-Sô 10 năm Afghanistan ? ” : TẠI SAO, VÌ TA ĐÃ DẬY ( KHỔNG MINH Sr. ) là chiếm được thành thì dễ ( cá lớn nuốt cá bé ), nhưng chiếm được lòng dân thì khó. Vì sao, vì cái sự chiếm đóng đó có danh chính ngôn thuận, có chính nghĩa không ?
    Chiến tranh để sắp xếp lại lợi ích mới và cũng để giải quyết những bế tắc.
    Để giải quyết mọi cái khó giải quyết khác, cũng như để tàn phá rồi xây dựng phát triển lại thì chiến tranh là đáp số hiệu quả nhất cho mọi đáp số. : NHẬN XÉT : Đúng ! CHIẾN TRANH với HÒA BÌNH là qui luật của Thiên Nhiên như SỐNG với CHẾT. Vậy nếu thấy con bệnh đã ngất ngư nhọt bọc mãi gây nhức nhối đau khổ kéo dài, chi bằng chọc cho nó vỡ mà nặn mủ độc ra thà chịu đau một chút nhưng cơn bệnh qua cơn hiểm nghèo ! :Trong chiến tranh. Kỹ nghệ vũ khí phục vụ chiến tranh không ngừng phát triển làm giầu ( dĩ nhiên !? ) mà quên mất ” kỹ nghệ ” phục vụ con người, Kỹ nghệ này phải sau chiến tranh con người mới lại nghĩ tới, mà một trong những ” kỹ nghệ ” này sau WW2 là ” Baby boomers ” !?

  2. Dao Cong Khai says:

    Nói gì thì nói, trong vụ Bắc Hàn thì rõ ràng Mỹ hiếu chiến, muốn gây hấn. Chỉ có cái vụ chế tạo vũ khí nguyên tử, Mỹ với Nga chế thả dàn, mới đầu thời chiến tranh VN Mỹ cũng đòi cấm Tàu không được chế vũ khí nguyên tử. Sau khi bang giao với Tàu năm 72 thì Mỹ nó im luôn.

    Tất nhiên, tất cả mọi nước CS đầu độc tài, và hiếu chiến; và xưa nay các nước khác họ không thèm gây hấn, đụng độ với những nước CS làm chi, trừ phi những nước này xâm phạm tới quyền lợi và lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, trong vấn đề chế tạo vũ khí nguyên tử, Mỹ vẫn chế tạo vũ khí nguyên tử, chẳng có ai kiểm tra Mỹ cả. Trong khi Mỹ cứ đòi lập ra hội nghị hạn chế vũ khí nguyên tử.

    Vũ khí nguyên tử là cái những nước chế tạo trước không muốn những người khác chế tạo ra nữa, chỉ muốn mình độc quyền. Do đó mới có cái hội nghị hạn chế vũ khí nguyên tử. Dĩ nhiên những nước CS xưa nay đều hiếu chiến, chỉ đến khi khối CS xụp đổ thì họ mới hiền hơn được một chút. Nhưng Mỹ đã chứng tỏ khả năng của họ quá rõ trong chiến tranh VN là khả năng nhu nhược, không giải quyết nổi cuộc chiến tranh đó ngoài trừ chấp nhận dọn cỗ cho phe CS nó xơi.

    Bởi thế, phe CS nó hiểu rõ khả năng của Mỹ, là Mỹ luôn luôn do dự và thua chính bản thân mình. Thế nhưng ngược lại Mỹ lại có cái tính hiếu chiến, muốn làm anh cả, muốn lãnh đạo “thế giới tự do”… Trong chiến tranh VN, Mỹ có thái độ rất bất nhất. Mỹ chỉ muốn lợi dụng VN để làm căn cứ quân sự của riêng mình, vì thế họ dùng tiền để làm mọi cách chia rẽ chính phủ VNCH hầu dễ dàng cho họ xen vào nội bộ VNCH và lèo lái chiến tranh VN theo con đường riêng của họ.

    Mỹ đã đổ dầu vào lửa để làm cho chiến tranh VN lan rộng, họ ngăn cản chủ trương Bắc Tiến của VNCH nhưng chính họ lại tổ chức thả biệt kích ra Bắc, gây hấn với CS Bắc Việt để mở rộng chiến tranh không quân ra miền Bắc. Năm 1964, tổng thống Mỹ Johnson chạy đua với đảng Cộng Hòa trong việc lao đầu vào khiêu khích CS Bắc Việt, và được 85% dân Mỹ ủng hộ. Do đó họ quyết định đổ quân vào VN, tổng thống Mỹ tuyên chiến đánh phá Bắc Việt… Thế nhưng vì họ háo thắng nhưng nhút nhát nên đã không thành công, đối hương đã hiểu giới hạn khả năng của họ, đối phương hiểu rõ rằng họ không bao giờ dám tiêu diệt đối phương mà chỉ phô trương quân sự mà thôi.

    Bắc Hàn họ cũng hiểu rõ bản chất của Mỹ là phô trương, xía vào nội bộ của nước khác; nhưng không bao giờ dám tiêu diệt đối phương; và đó là niềm tin tất thắng của những nước đối đầu với Mỹ bằng quân sự. Câu chuyện Bắc Hàn chẳng qua chỉ là bọn tài phiệt quân sự Mỹ muốn dân chúng Mỹ chú ý để moi tiền thuế của dân Mỹ, đổ vào túi những hãng sản xuất vũ khí của Mỹ.

  3. KHỔNG MINH Jr. says:

    “…Chiến hạm Nga nã pháo ở Biển Đông…” : Đã thấy chưa ông Ba-Ma, đây là một mật hiệu xác đinh, ( confirm ) đồng ý của Putin ( đứng sau lưng Tầu, ) sẵn sàng ” phá thối, quấy rối ” phe ta, vậy còn chần chờ gì nữa mà không ra tay đi Ba-Má ? Đừng để quá trễ !? .

  4. Choi Song Djong says:

    Lợn Ủn đêm qua họp và ra lệnh chuẩn bị tấn công những căn cứ của Mỹ tại Thái Bình Dương cũng như những căn cứ của Nam Hàn.Thường thì đời cha dựng nghiệp đời con cố giữ lấy và đời cháu làm tan hoang,thiết nghĩ đây cũng là cơ hội để dân chúng Bắc Hàn được thật sự sống kiếp người.Khi con Lợn ngu dốt nhưng ham ăn này bị nhốt trong vòng lao lý thì cũng là lúc mà chú Chệt không còn dám ngông ngáo vì những căn cứ của Mỹ và Nam Hàn nằm ngay bên cạnh sườn,Lợn Ủn ơi,hãy ra lệnh tấn công để…cho đồng bào của mày được sống.

  5. Trọc Phú Thời Gian says:

    Như vậy, tóm tắt tình hình quốc tế như sau:

    -Vua thua thằng khùng. Bắc Hàn giống như chó điên, đụng với chó dại không chết cũng phải tiêm thuốc phòng dại. Tại sao Bắc Hàn luôn luôn nhe răng giương vuốt dọa Mỹ? Hầu như trên thế giới chỉ có bắc Hàn dám công khai đe doạ tấm công Mỹ mà thôi, các nước khá vía bố chả dám nói. Bởi vì chúng hiểu, Nga Xô- Trung Cộng không bao giờ muốn Mỹ áp sát quân vào biên giới của họ và nếu chiến tranh xảy ra hàng triệu người Bắc Hàn sẽ chạy sang biên giới 2 nước xin tỵ nạn. Hai nước này không thể nào ngăn cản làn sóng dân chúng tràn qua biên giới. Đó là con bài ngửa mà “Thằng Bé Bắc Triều cùng bộ xậu” của nó biết tỏng ván bài trong tay của Mỹ-Nga-Trung.

    -Bọn tài phiệt Do Thái kiểm soát quốc hội Hoa Kỳ cho nên các đời tổng thống Mỹ, Bush (cha) Bush (con) Bill Clinton hay Obama không thể nào dám “làm ngơ sự đòi hỏi vô lý của Do Thái” mặc dù Obama đang loay hoay bận rộn không biết giải quyết ra sao để vực nền kinh tế và sức mạnh Mỹ trên trường quốc tế.

    Chúng ta thử đặt ngược vấn đề:

    Có phải đây là mưu của các cường quốc buôn & bán súng gây tình hình căng thẳng từng khu vực để bán vũ khí không? Chả thế, ngay Viêt Nam, quan chức đang bận rộn tìm mọi cách tham nhũng, móc túi dân bằng cách sưu cao thuế nặng đặt ra những điều lệ oái oăm trên giời rơi xuống móc túi dân như “phạt xe chính chủ, đóng thuế bảo trì đường bộ, tăng viện phí, tăng học phí…” để làm giàu…ấy thế cũng phải bỏ ra 5-6 tỷ đô-la mua mấy tầu ngầm nhỏ như ghe đánh cá cổ lỗ sĩ, vài chục quả tên lửa tầm ngắn (nếu có đánh nhau với Trung Cộng chỉ bắn 1 ngày là hết tiêu), cùng dăm chiếc tiềm kích nằm rỉ trong kho của Nga để yên lòng dân trong nước.

    Vậy có phải ông lớn đang đánh bài tây?

  6. KHỔNG MINH Jr. says:

    CẢNH BÁO : Mỹ hãy coi chừng chiến lược ” thế giới loạn ta dễ hành động ! ? ” của Mao truyền lại cho đệ tử ! Như vậy ta hãy cứ thử tưởng tượng, bây giờ ” loạn ở Trung Đông” ( Do Thái Iran, Syria …, loạn biển Đông Trung cộng-Nhật ( Senkaku), Bắc-Nam Cao-Ly, VN-T-cộng Philippine ( H.S- T S …) mặc dầu Mỹ thừa sức đối phó, thế nhưng cũng mệt lắm chứ và lại phải cần thời gian ….Thế nhưng … đùng một cái ” Mỹ đang cơn xuất kỳ bất ý, mấy chục cái Sukkhoi-35 mà Trung cộng mua của Nga ” nổ đùng ” cả ra oánh mặt biên TB Dương, đàng sau, HẬU CẦN, lại có thằng Nga nhẩy vào ăn có phóng đi dăm ba quả tên lửa phụ họa, hai đánh một chẳng chột cũng què ( Tập cận Bình mới lên ngôi đã giao ước điểm này với Putin rồi nghe ), được vạ má cũng đã xưng, lại nữa, trong khi Thái bình Dương đang dậy sóng, hàng hàng lớp lớp hàng triệu chú ba được chở sang Úc Châu, Phi Châu, Mỹ tính sao, ông Ba-Ma đừng đánh võ mồm rung cây nhát khỉ tiều nữa, mà hãy mở màn chơi trước đi ( tiên hạ thủ vi cường !? ) ?

  7. DâM TiêN says:

    Quanh đi quẩn lại, không chừng Bắc Hàn cũng đóng vai tuồng
    tựa như Cu ba, Viet Nam vậy thôi.

    Nghĩa là các nước nhỏ này đóng vai trò trung gian, giúp chú
    SAM kiểm soát châu Mỹ La Tinh ( qua Cu Ba), giúp chú Sam
    uýnh vô khối đế quốcCS ( qua VN), và nay Bắc Hàn tí hon, sẽ
    vẫn là con rối chú Sam xử dụng trong vùng Á Châu, đặc biệt
    hướng vào..xé xác anh Tàu ra, sau đó chú Sam mới ngủ yên.

    Nhân vụ Bắc Hàn, anh Tàu coi chừng lần chót. Còn, nếu anh
    Tàu dùng Bắc Hàn để dò xét thực lực và ý đồ Mỹ, thì
    anh Tàu cũng …coi chừng. Chú Sam chuyên trị cái mánh
    Dĩ độc trị độc.

    Bắc Hàn chỉ là con múa rối. ( K ụ DâM 108 xuân thì)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Ra^t ddu’ng : Bắc Hàn chỉ là con (múa) rối
      BH giup My tro? ne^n ca^n thie^t (rendre necessaire) truoc the gioi
      Ba`n co quo^c te^ cang tro n^en rac roi, My (Nga, Tau) thua nuoc duc tha cau !
      My, Nga & Tau tha ho buon ban khi gioi, da’nh bo’ng tam muc cua minh truoc quoc te !
      (Tau san xuat khi gioi high-tech, gia thanh re, ban tum lum o DNA, Pakistan, Phi Chau …)

      Ke^t: nhuoc tie^u chi lam tay sai cho bon to da^u thoi !
      Chung qui tai lanh dao ngu dot, tham quye^n co^ vi

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        VN Express
        18/3/2013, 15:26

        Trung Quốc lần đầu vào top 5 xuất khẩu vũ khí

        Trung Quốc vừa trở thành nhà xuất khẩu vũ khí thông thường lớn thứ 5 thế giới trong giai đoạn từ 2008 – 2012.
        RIA Novosti dẫn một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm nay cho biết, dựa trên những dữ liệu mới về các vụ chuyển giao vũ khí quốc tế, Trung Quốc vượt Anh, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc lọt vào top 5 nhà xuất khẩu vũ khí kể từ cuối Chiến tranh Lạnh.

        Theo SIPRI, 5 nước xuất khẩu vũ khí thông thường lớn nhất trong giai đoạn 2008 – 2012 là Mỹ (chiếm 30% số vũ khí xuất khẩu toàn cầu), Nga (26%), Đức (7%), Pháp (6%) và Trung Quốc (5%). Đây là lần đầu tiên Anh bị loại khỏi top 5 kể từ ít nhất là năm 1950.

        “Sự thay thế của Trung Quốc vào vị trí của Anh là thay đổi đầu tiên trong thành phần tốp 5 nhà xuất khẩu lớn nhất trong vòng 20 năm qua”, báo cáo viết.

        SIPRI cho hay lượng xuất khẩu các vũ khí lớn thông thường của Trung Quốc tăng 162% từ giai đoạn 2003 – 2007 đến 2008 – 2012, và tỷ lệ xuất khẩu vũ khí của nước này so với thế giới tăng từ 2 lên 5%.

        Giáo sư Paul Holtom, giám đốc chương trình về chuyển giao vũ khí SIPRI cho hay đà tăng của Trung Quốc chủ yếu là do “các hợp đồng mua vũ khí quy mô lớn của Pakistan”. Ông nói thêm rằng “một số hợp đồng mới đây cho thấy Trung Quốc đang khẳng định mình là một nguồn cung cấp vũ khí chủ chốt cho ngày càng nhiều những quốc gia quan trọng”.

        Về tổng thể, các hoạt động chuyển giao vũ khí lớn thông thường của thế giới tăng 17%, giữa giai đoạn 2003 – 2007 và 2008 – 2012.

        SIPRI được thành lập năm 1966, là một trung tâm phân tích độc lập, chuyên nghiên cứu về các cuộc xung đột, vũ trang và kiểm soát vũ khí.

  8. Oắt con Bắc Hàn says:

    Oắt con Bắc Hàn nhi nhoe cho vui thôi chứ vuốt râu hùm là khốn nạn cuộc đời ngay
    Nó cho một loạt đầu đạn là đất nước BH thành bình địa, nó không có hiền đâu, nó là nước đầu tiên ném bom nguyên tử

  9. danluan13 says:

    Hai cuộc chiến tranh với Iraq và Afghanistan kéo dài hơn 10 năm làm tiêu hao bao nhiêu tiền bạc dẫn đến nợ nần nay phải cắt chi tiêu, hậu quả là Mỹ không còn đủ sức làm anh cảnh sát quốc tế nữa, và sức mạnh quân sự cũng ngày càng suy yếu trong khi sức mạnh kẻ thù ngày càng nhiều, mạnh, và đa dạng.

    Nhiệm kỳ II của tổng thống Obama không làm cho Mỹ mạnh trở lại mà ngược lại đang trên đà suy yếu thực sự. Thật là thất vọng, chỉ lo đối nội ông ta cũng đã mệt mà vẫn chưa giải quyết được gì. Chuyện bên ngoài thì coi như ông ta không còn sức nữa, ông không có dũng khí như Reagan hay Kennedy.

    Thế giới sẽ không đi vào trật tự nếu Mỹ không còn sức mạnh, và điều này đang xảy ra. Để giải quyết những vấn đề khó giải quyết, chiến tranh cũng có thể là phương án giải quyết được những khó khăn; nhưng Mỹ đã không còn đủ sức.

    kbc

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Chien tranh chi sa la^y the^m !
      Moi la~nh dao bo*’t lo`ng tham lai !
      Rat tiec THAM la ban tinh co^ huu con nguoi !
      Ke^’t: the gioi con nguoi con kho^? dau nhieu !

      • danluan13 says:

        Khổ đau thì ai và lúc nào chẳng có; ngay cả người giầu cũng không thoát khổ đau.

        Chiến tranh chiếm đóng thì mới bị sa lầy.
        Chiến tranh để sắp xếp lại lợi ích mới và cũng để giải quyết những bế tắc.
        Để giải quyết mọi cái khó giải quyết khác, cũng như để tàn phá rồi xây dựng phát triển lại thì chiến tranh là đáp số hiệu quả nhất cho mọi đáp số. Vì thế kỹ nghệ vũ khí phục vụ chiến tranh không ngừng phát triển làm giầu.

        Tình hình hiện nay, kẻ sợ chiến tranh chính là Tàu Tặc. Sự gây chiến của Bắc Hàn là cơ hội cho Mỹ tung hoành Đông-Nam-Bắc- Á Châu, sắp xếp lại trật tự mới nếu Mỹ muốn.

        kbc

  10. Nguyễn Tấn Trung says:

    Tôi thấy tình hình thế giới không sang sủa, Nếu tránh chiến tranh cố giữ nguyên trạng thì sức mạnh quân sự của trung quốc ngày càng lớn mạnh, Kỹ năng hỏa tiển và cũ khí nguyên tử của Iran và Bắc hàn ngày càng thành đạt, Lúc đó Trung quốc, Iran, Bắc hàn cùng mạnh thì Hoa kỳ,Tây phương và đồng minh sẽ lâm nguỵ,
    Lẽ ra phải tấn công Iran và Băc Hàn từ nhiều năm trước, Đông thời phải cô lập Trung quốc ngay từ lúc Trung quốc còn nghèo đói lạc hậu lại đem kỹ năng tân tiến dạy cho hang triệu sinh viên Trung cọng, đem nhà máy, kỹ nghệ, tiền bạc vào Trung quốc chấn hung đất nước, Không tấn công mà chỉ hù dọa khi^’n Bắc hàn và Iran càng nổ lực phát huy vũ khí tối tân đó là cái ngu khủng khiếp của những thằng tư bản vụ lợi, Lẽ ra bây giờ phi sáng mắt, tuy có trể nhưng chưa phải là quá muộn , các nước Mỹ, Tây phương và đồng minh phải tấn công ngay lập tức vào Trung cộng, Iran. Bác hàn ngay lập tức thì có thể cứu vãng được thế giới còn không thì thế giới nầy sẽ cuồn loan nát tan.
    Hiện tại Trung quốc đang dì một nước cờ thâm độc, Vừa ố giữa nguyên trạng để khống chế biển Đông và Nam, vừa để cũng cố cức mạnh quân sự, Vừa sẳn càng tác chiến, vừa lien minh với Nga để chế ngự sức mạnh của Mỹ, Vừa dua vờ độc lập và phản đối Iran Bắc hàn phát triển vũ khí nguyên tử nhưng bí mật giúp hai nước nầy có vũ khí tối tân và gung hai nước nầy để quấy rối và có thể tấn công thật sự chứ không phải đe dọa như bấy lâu nay, Khi Iran, Bắc hàn tấn công thì Trung cọng vừa đứng ra làm trọng tài hòa diải, vừa ngấm ngầm viện trợ vũ khí tối tân để gây thiệt hại tối đa cho phía Mỹ , à sẽ nhảy vào vòng chiến khi thấy chắc ăn, Đó là sách lược của Trung cộng đang đi.
    Việc Mỹ đánh Irak trước đây không phải sai, Đó là chiến lược toàn cần rất đúng chỉ có sai là không thuyết phục được Đức và Pháp tham gia cũng như khi hạ được Sadam xong không rút quân ra ngay nên bị sa lầy.

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      My danh Bac Han, ko le TC không can thiep.
      Tuong tu My danh Iran, Nga & khoi Hoi giao không can thiep.
      Cang ga^y chie^n cang lu’n si`nh !

Phản hồi