WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ Đoàn Văn Vươn- Điểm vỡ của một hệ thống sai

Vụ cưỡng chế đầm nhà ông Vươn (1/2012)

Vụ cưỡng chế đầm nhà ông Vươn (1/2012)

Vụ án của anh Đoàn Văn Vươn sắp được đưa ra xét xử. Phần lớn những nhà tranh đấu dân chủ, bênh vực quyền con người đều ủng hộ anh. Từ những người mang trong mình dòng máu nóng chống bất công áp bức, đến những luật gia kỳ cựu bênh vực dân chủ, đến một số sinh viên luật cũng lên tiếng cho rằng anh Vươn vô tội.

Trong cái dòng thác sôi sục đó, nếu ai đi ngược lại sẽ bị cộng đồng chỉ trích, ném đá. Ý thức được việc này, tuy nhiên tôi cũng sẽ phân tích vụ án dưới một góc nhìn khác. Chúng ta cần đặt vụ việc vào hệ thống mới thấy được tính đúng sai của nó.

Vụ việc bắt đầu từ chính sách đất đai của nhà nước. Nhà nước Việt nam hiện nay do ĐCS lãnh đạo, khởi nguồn từ cách mạng tháng 8.1945. Ngày ấy nước VN rất nghèo nàn, là một nước thuần nông nhưng ruộng đất lại nằm trong tay một nhóm nhỏ người. Nhóm này lũng đoạn ruộng đất, cho nông dân thuê lại với giá cao gây ra nhiều bất công ngang trái, trong đó có nạn chết đói. Khẩu hiệu của ĐCS là người cày có ruộng. Say khi nắm được chính quyền, họ đã thực hiện lý tưởng trên. Tuy quá trình thực hiện có vài vấp váp gây ra oan khiên, đầu rơi, máu chảy nhưng về cơ bản họ thực hiện được. Với qui định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, chính quyền đã đại diện quản lý đất. Họ tiến hành cấp phát hoặc cho thuê. Rất nhiều người đã có đất mà không qua cơ chế thị trường, nghĩa là được chính quyền cho không. Có thể xem chính quyền là chủ nhân ông của đất, họ có thể cho thuê, cấp phát hoặc thu hồi. Tất nhiên là chủ nhân ông theo luật chứ không phải chủ nhân ông sở hữu tư nhân như ta thấy. Đây là điểm mấu chốt chúng ta cần nhớ rõ.

Số đất nuôi tôm của anh Vươn hiện có không phải là của anh, tức là anh mua hoặc được thừa kế. Đây là đất của chính quyền, anh là người thuê trong 14 năm. Theo hợp đồng đến năm 2007 (hoặc 2008 gì đó) anh phải có nghĩa vụ trả lại. Chính quyền đã có thông báo thu hồi nhiều lần nhưng ông Vươn không chấp nhận nên chính quyền có quyền cưỡng chế thu hồi (hết hạn từ 2007-2008 nhưng đến 2012 mới cưỡng chế, chứng tỏ sự chây ỳ quá lâu). Ông Vươn chống lại việc thu hồi là sai. Ông gắn bom, gài mìn, bắn súng là hành động nguy hiểm. (Tôi phân tích trên cái lý tổng thể còn những kỹ thuật như ai ra quyết định cho đúng, ai làm cho đúng, lý lẽ thu hồi là gì cho hợp,….cái đó chỉ mang tính hình thức).

Giới tranh đấu bênh vực ông vì cho rằng ông có công cải tạo A, B, C…là không đúng. Tôi thuê mảnh đất của bạn, tôi đầu tư xây dựng quán café, sang lấp mặt bằng,… rồi vin vào cớ đó để không trả lại đất cho bạn là không được. Về nguyên tắc chính quyền cho thuê thì chính quyền có thể thu hồi để làm chuyện khác hoặc cho người khác thuê. Anh tham gia cuộc chơi này thì anh phải chấp nhận, anh phải tính toán đầu tư làm sao mình có thể thu hồi được vốn gói gọn trong thời gian đó. Anh không thể lấy lý do là đầu tư, cải tạo quá nhiều rồi giữ lại cho mình, không trả lại cho chính quyền đúng hạn cam kết.
Giới tranh đấu đưa các bằng chứng mất mát như con gái anh bị đuối nước, hay hình ảnh anh là một nông dân thấp cổ, bé họng bị ức hiếp,….để bênh vực anh là không đúng. Làm ăn, sinh sống là phải có rủi ro, anh phải chấp nhận. Nông dân cũng phải chấp pháp như tỷ phú, không thể có sự khác biệt.

Nếu ông Vươn được cho là đúng trong vụ này thì sẽ có ba hệ quả xảy ra:

Thứ nhất nhiều đất đai nhà nước cho một số cá nhân thuê sẽ không thể thu hồi được, như vậy là bất công vì đất thuê tự nhiên biến thành đất chủ.
Thứ hai là tạo ra tiền lệ bạo lực chống lại chính quyền, điều này là nguy hiểm cho việc thực thi quốc pháp.

Thứ ba là chi phí đền bù giải tỏa sẽ tăng lên nhanh chóng, toàn dân sẽ phải trả phí cao hơn để có hạ tầng đường xá, nhà cửa trong khi một số ít may mắn thuê đất trước đây là có lợi. Nếu đất của họ thì lợi là chính đáng (thuận mua, vừa bán) nhưng đất được chính quyền cấp thì không chính đáng. Tôi thấy hiện nay nhiều nhà đấu tranh dân chủ cứ bênh vực chằm chằm cho nông dân nhưng họ không thấy nhiều nông dân tự nhiên được đền bù rất hậu hĩnh, cái may của họ là được nhà nước cấp cho đất có dự án mà thôi. Khi đền bù cao có nghĩa là bạn phải trả nhiều tiền hơn mới có nhà (tôi xem tham nhũng như một hệ số).

Giới tranh đấu bênh vực ông Vươn vì cho rằng có một liên minh âm mưu cướp đất của ông. Điều này có thể đúng nhưng luật pháp là phải nói có sách mách có chứng, chúng ta không thể suy diễn cảm tính lung tung được. Vụ Tiên Lãng hoàn toàn khác với vụ Nọc Nạng. Vụ Nọc Nạng là có đối tượng hưởng lợi mua chuộc quan chức còn vụ này thì chưa thể chứng minh được.

Phân tích như trên không nghĩa là tôi ủng hộ chính quyền hoàn toàn. Dưới góc nhìn logic của chính sách đất đai do họ đưa ra, thực thi thì hành động của họ là đúng. Tuy nhiên đây là cái đúng trong một hệ thống sai.

Khởi nguồn cái sai là họ thực hiện chính sách “người cày có ruộng” một cách phi thị trường. Đúng ra chính quyền phải tôn trọng quyền sở hữu ruộng đất tư nhân, tiến hành tái phân bổ sở hữu qua mua bán, định mức hạn điền như cải cách ruộng đất ở Miền Nam. Nếu thực hiện đúng điều này thì sẽ không có hệ quả tiếp theo là cưỡng chế thu hồi, định giá thu hồi quá cao (có những con đường ở HN chỉ gần km mà chi phí giải phóng mặt bằng lên đến hàng nghìn tỷ) hoặc quá thấp để rồi sinh ra nạn kiện cáo, dân oan. Rõ ràng hai lần sai chưa hẳn là đã đúng.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục thực hiện hệ thống sai này thì chắc chắn sẽ sinh ra nhiều dân oan cũng như nhiều tỷ phú trúng đất đền bù cũng như sản sinh ra bầy sâu tham nhũng từ đất cát.

Anh Vươn nếu có công thì công của anh là làm cho hệ thống sai lâu nay âm ỉ, ít người chú ý trở thành nhức nhối. Chỉ khi nào chúng ta sửa được lỗi hệ thống trong chính sách đất đai thì hành động của anh Vươn mới có ý nghĩa. Mọi chuyện xét xử nặng tội hay tha bỏng cũng chỉ làm cho những Đoàn Văn Vươn khác xuất hiện mà thôi, không thể khác hơn được.

Hãy trả lại quyền sở hữu tư nhân đất đai, trả lại tính thị trường cho đất đai. Vận hành nền kinh tế tư nhân để các chủ thể thuận mua vừa bán. Trong hệ thống kinh tế thị trường tự do thì đất cũng chỉ là một nhân tố của nền kinh tế. Nó phải tuân theo qui luật kinh tế thị trường. Vai trò của chính quyền trong hệ thống này chỉ là trọng tài chứ không phải là chủ nhân ông để rồi đi cho thuê hay thu hồi.

Đây chính là hệ thống đúng.

© Nguyễn Văn Thạnh

© Đàn Chim Việt

10 Phản hồi cho “Vụ Đoàn Văn Vươn- Điểm vỡ của một hệ thống sai”

  1. Dân chủ says:

    Xét cho cùng : chế độ Cộng sản là một lạc hậu bịp bợm của thể kỷ . Hô hào vì lợi ích nhân dân nhưng khi chuyển sang kinh tế tư bản ( thị trường ) thì cán bộ vô sản ham muốn có tài sản . Tiếp theo đó điều 4 hiến pháp ( chuyên chính vô sản) hổ trợ cho cán bộ đảng viên buôn bán áp phe đất đai , tài sản Quốc gia để làm giàu . Đó là sự kết hợp nghịch lý của lý thuyết Cộng sản với kinh tế tư bản . Cái chủ nghĩa nầy gọi La chủ nghĩa : xăng pha nhớt .
    Nếu hiến pháp Vn có một điều luật : kiểm tra Tài sản cán Bộ Đảng viên Đảng viên cao cấp Cộng sản Vn , thì nhân dân Vn sẻ tìm thấy 99/100 có nguồn gốc từ THAM NHỦNG . Điều nầy sẻ chứng Minh Chu nghĩa cs đang phá hại đất nước VN . ..chỉ làm lợi cho giới Đảng viên cs cầm quyền Cai tri .
    Đả đến lúc nhân dân Vn yêu nước phải loại bỏ Đảng cs và tiền hành một xã hội mới: Đa nguyên Đa Đảng và Tam quyền phân lập , để nhân dân Việt Nam được quyền làm Chủ thật sự đất nước mình .

  2. Minh Đức says:

    Ý tưởng xóa bỏ tư hữu ruộng đất là từ chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ nghĩa Cộng Sản cho rằng xóa bỏ tư hữu tức là xóa bỏ bóc lột thì người dân sẽ hăng hái hoạt động hơn vì họ thấy mình không còn bị bóc lột. Trái lại, khi xóa bỏ tư hữu thì người dân uể oải làm việc vì không làm cho mình. Phát đất cho dân làm trong khi vẫn không công nhận tư hữu ruộng đất là để tạm chữa cho tình trạng uể oải làm việc do xóa bỏ tư hữu. Đó là tình trạng tư hữu nửa vời, tư hữu giả vờ. Người dân được tạm phát đất có cảm tưởng là đất của mình nên bỏ công ra làm. Nếu là đất của hợp tác xã thì gia đình ông Vươn đâu có cật lực làm việc như vậy. Tình trạng dân oan, lộn xộn tại nông thôn và thành thị trong các vụ nhà đất nguyên do cũng là từ cái chủ nghĩa Mác Lê mà ra. Kác Mác ngồi tưởng tượng là khi xóa bỏ tư hữu thì xã hội sẽ rất là thần tiên. Nhưng các thứ quyền tư hữu được thiết lập là do loài người thấy có các sự bất tiện khi không xác định rõ ràng quyền tư hữu. Vụ Đoàn Văn Vươn này là nhát dao đâm chí tử vào chủ nghĩa Mác Lê.

  3. Trần Thanh Nguyên says:

    Nhà nước ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân” nên đất đai thuộc “sở hữu toàn dân” nhưng do nhà nước quản lí. Cái khúc mắc là ở chổ này từ đó dẩn đến biết bao nhiêu oan ức của người dân Việt Nam. Phiên tòa còn mấy ngày nữa mới kết thúc xong bản tuyên án chắc đã soạn sẳn rồi, mọi người chờ xem.

  4. Cú Vọ says:

    Tôi cũng đồng ý với ý kiến của Nguyễn tấn Trung và thấy rằng: bài viết này của t/g Nguyễn văn Thạnh thiếu hiểu biết cả kiến thức lịch sử và cả pháp luật. Theo tôi bài viết này không có giá trị gì cả, nên ông Thạnh nên rut bài viết này về, đọc lại lịch sử, tham khảo thêm nhiều bài viết của các tác giả khác, sửa bài viết cho đúng rồi cho đăng lại may còn kịp.

    • Lê Dân says:

      Ông Nguyễn Tấn Trung phân tích đầy cảm tính, lí lẽ không thuyết phục, đọc ông tôi chỉ thấy 1 điều rằng ông bênh vực anh Vươn một cách quá lộ liễu, bỏ qua lí luận. Tôi hiểu ông Thạnh viết bài này để nhằm chỉ ra một lỗi sai hệ thống khi chính quyền không công nhận quyền sở hữu nhân về đất đai, từ đó mới có giao đất, thuê đất, cưỡng chế, thu hồi. Ông Thạnh nói chả có gì sai ở đây cả. Nếu có thì đó chính là nói sai ý của những cái đầu nóng nảy, cảm tính không cần lí lẽ thôi. Đặc biệt là Cú Vọ này. Phán như thánh phán. Dẫu có mấy ông như Tiến Trung hay Cú Vọ thì những vấn đề lớn của xã hội không khi nào giải quyết được. Vì mấy ông này dùng ít thích tư duy, chỉ thích dùng miệng nhiều.

      • Bờm says:

        Nguyễn Văn Thạnh xét trên quan điểm pháp lý và lịch sử về sự quản lý đất đai qua sự việc CCRĐ từ 1954 của chính quyền CS đến ngày nay.

        Trên thực tế nhìn lại nghiệm ra rằng: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!” – LS Ngô Bá Thành.

  5. Chuyện phá nhà không nằm trong diện đất quy hoạch, ông Thạnh không nhắc đến. Chuyện đem quân đội đi cưởng chế đất có sai không?Kẻ nào xâm nhập vào nhà tôi, tôi có quyền tự vệ, luật VC có cho phép không?

  6. lão làng says:

    Chuyện Đoàn văn Vương không có gì quan trọng nếu nhà cầm quyền Hải phòng nói riêng hay cả nước nói chung không có vụ “dân oan” khiếu nại đất đai khi chính quyền bồi thường thiệt hại hay công lao người khai phá đúng theo thời giá nhưng rất tiếc chính quyền không làm thế nên mới ra nông nỗi.Đất đai là sở hữu nhà nước ,điều này đúng nhưng chính quyền làm sai là không quan tâm đến đời sống nhân dân.Nhân dân ai cũng thấy chính quyền làm sai nhưng thấp cổ bé miệng nên tự chịu đựng ,còn vụ ĐVV có lẽ tức nước vỡ bờ.

  7. Nguyễn Tấn Trung says:

    Tôi hoàng toàn bất đồng cái lập luân của ông Nguyễn Văn Thanh:
    1 – Ông Thạnh nói: Việc thu hồi đất của ông Vươn là` đúng phát luật, Tôi không ần phân tích pháp luật tôi vẫn thấy sai: Sai ở chổ pháp luật để phục vụ cho lẽ phải chứ không phải phục vụ cho kẻ cướp có quyền lực bất hợp pháp trong tay, Lẽ phải ở đây là công sức của ông Vươn bỏ ra chưa thu về đã bị bọn cướp nhân danh quyền lực cướp trắng công sức của ông Vươn, Cái nữa Nếu việc thu ồi đúng sao ông Nguyễn Tấn Dũng nói sai? Bộ ông Thạnh hiểu biết luật lệ của vc hơn ông Dũng sao ?
    2 – Chính quền của ông Hồ lập ra không phải là chính quyền của dân do dân và vì dân, trong thực tế và trong lý thuyết chính quyền đó là bang đảng lừa dối nhân dân để cướp chính quền của dân thực hiện chủ hoang đường CS ở giai đoạn đầu, khi chủ nghĩa CS sụp đổ đã biến thành đảng cướp: Cướp quyền tự do của mọi người, cướp tài sản của đất nước và của người dân, cướp quyền làm chủ đất nước và điều hành quốc gia của toàn dân … Bộ ông Thạnh không biết điều đó sao ? Không thấy cán bộ từ cấp bé địa phương đến cấp cao trung ương lương ba đồng không đủ chúng ăn sang mà tiền đâu chúng có ô tô nhà lầu, vợ 1. vợ 2 … nó không ăn cướp thì làm sao nó có tền đó ?
    3 – Ông Thạnh nói đất đai thuộc sở hữu toàn dân là sai: Trước đây nó thuộc của đảng CS sau nầy nó thuộc của cán bộ đảng có quyền thế, Bọn nó muốn lấy đất của ai, đất ở đâu là nó lấy, nó muốn ban phát cho ai là nó ban phát, vậy thì sở hữu của toàn dân ở chổ nào ?
    4 – Ông Thạnh nói, Chính quyền CS trước đây đã that sự chia đất cho dân và cho dân làm chủ là sai, Ônmg Thạnh có biết: – khi đảng chia đất cho dân rồi Cs nuốn lấy lại hay phân bổ cácgh nào cũng được thì CS đâu có cho đất cho dân, Vả lại khi dân cầy cấy trên mãnh đất đó bị CS thu hết sản phảm gọi là thuế nghĩa vụ, lấy đến nổi người trồng tỉa không có cái gì ăn phải tự tử! còn đại chúng thì đói khát lầm than, Vậy Cs lấy đất cho dân ở chổ nào vậy ông Thạnh ?

    • Nông Dân Nghèo 54 says:

      Hoàn toàn đồng ý với cách lập luận của ông Nguyễn tấn Trung.
      Đất đai nào của đảng?
      Từ đời ông cha cao tằng cố tổ người ta ăn mắm gặm muối tích cóp mới có được. Giờ đảng bảo khơi khơi thế nghe không thể chấp nhận được.
      Nếu thu hồi đất để dùng vào những kế hoạch ích nước lợi dân thì không có nông dân nào chống đối.

      Vấn đề ở đây là các cán bộ chính quyền dưới danh nghĩa và chiêu bài “ích nước lợi dân” hay “sở hửu toàn dân” đã lợi dụng những sơ hở để cướp trắng của cải tài sản mồ hôi xương máu của nông dân và sau đó bán lại với giá khủng mà nông dân (những người bị cưởng chế đất) không hề được chia một chút lợi nhuận nào.

      Đó cũng là câu trả lời duy nhất cho hiện tượng tại sao cán bộ chính quyền đảng viên lại một sớm một chiều trở thành giàu sụ. Chỉ có ở Vn dưới chính quyền CS thì không có cán bộ, đảng viên nào nghèo…

Leave a Reply to Nguyễn Tấn Trung