‘Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ’
“Trước đây những ai có ý kiến đổi tên nước thường bị quy kết là suy thoái tư tưởng. Theo tôi, cái tên không phải là chỉ dấu cho một sự đổi hướng”, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trao đổi với VnExpress về đề xuất đổi tên nước.
- 30 năm qua, nhiều lần các nhân sĩ, trí thức góp ý về tên nước và bày tỏ mong muốn trở lại với tên do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt năm 1945. Ông nghĩ gì trước đề xuất đổi tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
- Theo tôi, chúng ta nên trở lại với tên đầu tiên đã đặt khi mới giành được độc lập. Tên gọi này thể hiện đúng bản chất của chế độ là Cộng hòa Dân chủ. Thể chế Xã hội chủ nghĩa cũng là một kiểu nhà nước dân chủ, tuy nhiên tên Cộng hòa Dân chủ khái quát và phổ biến hơn. Lúc khối Xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh nhất, trên thế giới cũng chỉ có 5 nước có tên Xã hội chủ nghĩa là Liên Xô, Anbani, Nam Tư, Rumani và Tiệp Khắc; còn các nước Xã hội chủ nghĩa khác lấy tên là Cộng hòa Nhân dân, Cộng hòa Dân chủ hoặc Cộng hòa Dân chủ nhân dân.
Ngoài ra, lúc đó có 2 nước không thuộc khối Xã hội chủ nghĩa cũng có cụm từ Xã hội chủ nghĩa trong tên nước là Myanma (từ năm 1974 đến 1988) và Lybia. Hiện, trên thế giới chỉ còn Việt Nam và Sri Lanka có cụm từ Xã hội chủ nghĩa trong tên nước, nhưng ta biết rằng quan niệm về Xã hội chủ nghĩa của Sri Lanka không giống Việt Nam.
Trở lại với tên gọi đầu tiên, giống như nhiều nền dân chủ khác trên thế giới, Việt Nam sẽ tranh thủ được sự đồng tình, thiện cảm của bạn bè quốc tế hơn. Những ai muốn đến với Việt Nam nhưng cảm thấy xa lạ vì cái tên thì nay sẽ không e dè nữa.
Đối với đông đảo kiều bào nước ngoài, kể cả những người đã ra đi trước năm 1945 thì cái tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn là một tên gọi quen thuộc, gần gũi. Nó cũng sẽ tạo điều kiện để nhiều kiều bào xích lại gần hơn với đất nước.
- Song, có ý kiến cho rằng nếu lấy tên đó thì có nghĩa Việt Nam đang xa rời mục tiêu lên chủ nghĩa xã hội và việc thay đổi cũng sẽ gây phức tạp, tốn kém tiền của?
- Một số người lo ngại sự đổi hướng nhưng tôi cho rằng điều đó không chính đáng. Bởi từ khi giành được chính quyền năm 1945, Việt Nam vẫn xác định con đường xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Điều đó không hề phụ thuộc vào việc tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Cái tên cũng giống như bức tượng Phật trong nhà. Có tượng hay không có tượng, tượng gỗ hay tượng đồng thì thế gian vẫn có Phật. Cái tên không phải là chỉ dấu cho một sự đổi hướng nào. Lấy tên nào thì mục tiêu của chúng ta vẫn là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Đương nhiên, đổi tên nước sẽ dẫn đến việc chi tiêu một khoản tiền nhất định để đổi con dấu, biển hiệu của cơ quan nhà nước, giấy tờ giao dịch… Tốn kém là có, nhưng cũng không lớn đến nỗi không nên làm. Nếu so sánh thì lợi ích đem lại lớn hơn nhiều. Và cũng phải cân nhắc, những gì không nhất thiết phải đổi như đồng tiền chẳng hạn thì không nên đổi.
- Cùng với nhiều đề xuất, việc đưa ra 2 phương án lựa chọn tên nước cho thấy điều gì qua 3 tháng lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp?
- Trước khi có chủ trương sửa đổi Hiến pháp, nhiều đại biểu Quốc hội đã bàn đến việc trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Song, lúc đó những ai nói ra ý kiến ấy thường bị quy kết là suy thoái về mặt tư tưởng. Điều đó làm tôi rất ngạc nhiên vì tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra.
So sánh với những gì chỉ mới diễn ra trong 1 – 2 tuần trước, đã có thể thấy việc đề xuất đổi tên nước đánh dấu bước chuyển trong nhận thức của những người chủ trì sửa đổi Hiến pháp. Điều đó cũng cho thấy Ủy ban Dự thảo Hiến pháp sửa đổi bước đầu đã tiếp thu nghiêm túc ý kiến của người dân và đấy là tín hiệu tốt.
Mấy hôm nay, đọc kiến nghị của Chính phủ về sửa đổi Hiến pháp, tôi cũng thấy rất mừng và rất ủng hộ những kiến nghị này. Ví dụ, Chính phủ kiến nghị những quy định giới hạn quyền công dân thì phải do “luật định” chứ không phải do “pháp luật” (hiểu theo nghĩa rất rộng) quy định. Thứ hai, Chính phủ kiến nghị việc thu hồi, trưng mua đất của dân phải trả ngang với giá thị trường.
Những quan điểm này không mới nhưng khi được cơ quan hành chính cao nhất của đất nước nêu ra thì rất đáng mừng vì nó phù hợp với mong muốn của người dân. Tôi mong những suy nghĩ này được đẩy xa hơn, ví dụ như công nhận chế độ đa sở hữu về đất đai, đặc biệt là đất ở – vốn không phải tư liệu sản xuất nên không thể công hữu hóa. Đất đai chiếm trên 75% các vụ khiếu kiện, nếu giải quyết tốt vấn đề này sẽ tháo gỡ được những khó khăn lớn và góp phần quan trọng ổn định xã hội.
- Tán thành với đề xuất đổi tên nước, ông có góp ý gì thêm?
- Tôi ủng hộ việc trở lại tên nước lúc mới giành độc lập. Song, tên này cần sửa lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt, là “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”. Năm 1945, chúng ta còn chịu nhiều ảnh hưởng tiếng Hán (Trung Quốc) nên cấu trúc của tên nước đặt năm ấy là theo ngữ pháp tiếng Hán. Bây giờ, nên gọi cho đúng hơn.
Tên nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện để những ai còn lấn cấn trong việc xích lại gần với chúng ta sẽ cảm thấy không còn rào cản nữa.
Nguyễn Hưng thực hiện
Nguồn: VnExpress
“…Đương nhiên, đổi tên nước sẽ dẫn đến việc chi tiêu một khoản tiền nhất định để đổi con dấu, biển hiệu của cơ quan nhà nước, giấy tờ giao dịch… Tốn kém là có, nhưng cũng không lớn đến nỗi không nên làm. Nếu so sánh thì lợi ích đem lại lớn hơn nhiều. Và cũng phải cân nhắc, những gì không nhất thiết phải đổi như đồng tiền chẳng hạn thì không nên đổi. ”
TẠỊ SAO KHÔNG ????
Đây không phaỉ là ý kiến cuả tôi – SUY THÓAI
Tôi cũng không phaỉ là kẻ AN NOí HỒ ĐỒ- LẤY ĐƯỢC như Hù hay Lú đâu nhé !
Không tin tôi ! Mời đọc Báo động ĐỎ sẽ tin ! Không đọc thì rồi đừng có hối tiếc !!
XIN PHÉP !
Báo Động Đỏ
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=85847#post85847
Dù muốn dầu không 3 triệu Việt Kiều phải bỏ nước, bỏ quê cha đất Tổ ra đi, đang sống rải rác khắp thế giới, kể cả những người ra đi ” trong vòng trật-tự ” ( ODP ) Mặc nhiên, thẩy đều phải là những người ” chống cộng ” . Vậy yêu cầu Đàn-chim-Việt xác định rõ chủ trương, lập trường là chống cộng ( Con) hay thân cộng ( Pro) . Chống thì không hẳn rồi, vì rằng chống sao lại cho đăng những bài báo tranh cãi nội bộ của cộng sản như thế này, có ích gì cho chúng ta, đây chỉ là ” sinh hoạt, tham luận riêng tư của chúng ” chứ không phải là thông tin, nghị luận của người dân . ĐCV nên xóa đi, đừng lôi kéo những ai nhẹ dạ lạc vào quĩ đạo của chúng ! Nên nhớ trước 1975 vì VN hãy còn chia 2, nên phải dùng VNCH ( miền Nam ) và Việt Nam Dân Chủ cộng hòa để chỉ miền Bắc. Một mai ( không còn cộng sản ) thi tên nước sẽ lại trở lại ( chỉ có) VIỆT-NAM, cũng như các quốc gia khác : Anh Mỹ Nga Pháp Nhật, Đức, Úc v.v… có bao giờ đổi ?
VNDCCH vẫn là chế độ CS trá hình thành công do thủ đoạn mà cướp được chính quyền. Tôi đề nghị đổi tên nuớc thành Việt Nam Cộng Hòa.
Có đúng là…‘Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ’?
Tôi không nghĩ như thế, cho dù có bỏ bình cũ lấy bình mới (tên nước mới) mà rượu cũ (chế độ csvn), rượu đã bị hư rồi, thì cũng sẽ chẳng ích gì!
Cái thứ rượu; lộng quyền, hung ác, tham nhũng, thối nát…thì dù có cho nó vào cái cái bình mới nào, hũ mới nào, thì cũng sẽ không thể nào thay đổi nó được, mà còn làm hư cả bình, hư hũ mới mà thôi!
Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas đã nói rằng: “20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim. 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu.”
Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin thì bảo: “CS không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.”
Còn tiếc nuối gì nữa mà không hất bỏ cái thứ rượu hủ hoá đó đi!… mà còn “miễn cưỡng” cho rằng…”Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ”, thưa tác giả Nguyễn Hưng?
Có đúng là…‘Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ’? : ” EM HỎI TA, EM HỎI TA …XIN TRẢ LỜI : ” : Đúng, sẽ trở về bản chất của chế độ Việt Nam cộng sản man rợ, không còn nhân tính mà chỉ toàn là bản chất thú tính !? “
À ơi, cái tên Cỏng Gòa Xã hụi trủ nghẽ VN là do tên Lê Ruẫn sáng chế ra
năm 1976, khi đã thóng nhát VN một cách trái phép.
Nếu lấy lại là VN Dân Chủ Cộng Hòa( Bắc) thì bên kia sẽ có VNCH( Nam).
Thế mà chẳng ai biết gì sất! CSVN họ đang từ từ mà…lui mà. (DâM)
TÊN VÀ THỰC CHẤT CỦA MỌI SỰ VẬT
Tên gọi là sự biểu thị hình thức nhằm chỉ một sự vật nào đó. Tên tuy là danh xưng bên ngoài, nhưng ý nghĩa hay nguyện vọng của nó là muốn nói lên các thuộc tính hay đặc điểm nào đó bên trong sự vật. Tuy tên gọi chỉ là sự ký danh, nhưng không có nó không được. Không có tên có nghĩa là vô danh, tức không có sự vật. Nhưng gọi tên không đúng sự vật cũng trở thành ma mị, không thật, không chính xác hay không trung thực.
Chính ý nghĩa tên gọi hết sức quan trọng như thế, nên cách đây nhiều ngàn năm, một trong những bậc thầy về nhận thức của nhân loại là Khổng tử đã đưa ra thuyết chính danh. Chính danh có nghĩa phải gọi đúng tên khách quan và chính xác của mọi sự vật. Trái bầu thì gọi trái bầu, bình rượu thì gọi là bình rượu, không thể gọi trại ra thành một tên gì đó khác được. Khổng nói “cô bất cô, cô tai ! cô tai !” (觚不觚,觚哉觚哉) chính là như thế. Bởi tên gọi mà trái ngược hay không phản ánh đúng sự vật khách quan liền trở thành sự mị danh, giả danh, mạo danh hay sự giả danh.
Ngay như tên một đất nước cũng phải vậy. Tên nước phải là tên chung do toàn thể dân chúng nơi đó đặt ra. Có nghĩa Quốc hội phải phản ảnh đúng ý nghĩa dân chúng thì tên nước đó mới thật, mới thật sự mang ý nghĩa. Nếu Quốc hội chỉ biết nói theo một thiểu số cá nhân có quyền nào đó, muốn đặt tên như thế nào đó, tên đó tất nhiên cũng không phải tên khách quan mà là tên theo ý muốn, tức là tên theo chủ quan hay tên theo một ý đồ nào đấy cũng chính là như vậy.
Đối với cá nhân, quyền có tên là quyền của mỗi người. Đó là tên cúng cơm do cha mẹ đặt ra, không ai có thể vì bất kỳ lý do gì có thể tự tiện làm thay đổi nó đi được. Tên của đất nước thì gọi là tên nước. tức quốc hiệu. Tên này thường do một triều đại được lập ra đặt cho, nó phản ảnh tinh thần hay ý nghĩa của triều đại đó, miễn rằng nó phải khách quan và phải trung thực thì mới gọi được là thật sự có ý nghĩa.
Trở về nước VN sau cách mạng tháng 8 năm 1945, có tên là nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đúng ra, tên gọi này, hầu hết mọi người vì rất nhiều lý do khác nhau đều không thấy có một sự trùng lắp về ý nghĩa nội dung nào đó. Bởi vì về mặt ý niệm chính trị, khái niệm cộng hòa đã bao hàm khái niệm dân chủ, hay ngược lại cũng như vậy. Như thế hà tất phải dùng lắp cả hai từ ngữ hay danh từ. Nhất là nếu ý niệm dân chủ này lại chỉ chủ yếu bao hàm ý nghĩa của “dân chủ nhân dân” còn là chuyện khác.
Trong khi đó, miền Nam VN cũ, chỉ dùng một từ ngữ duy nhất “Việt Nam Cộng Hòa” (Republic of VN, Republic VN, hay VN Republic) cũng gọi là tạm ổn rồi. Thế nhưng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, với cái khí thế hay đà thắng xông lên, lực lượng cầm quyền của ông Lê Duẩn khi ấy đã quyết định đổi ngay tên nước VN thống nhất khi ấy thành nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN”. Ở đây ai tinh ý hoặc sáng ý sẽ thấy ngay trong đó hàm chứa hai nội hàm chủ yếu : nội hàm xã hội và nội hàm chủ nghĩa. Ý niệm xã hội ở đây là ý niệm xã hội để tiến lên xã hội cộng sản trong tương lai theo lý thuyết chủ nghĩa Mác. Đấy cụm từ XHCN thực chất là mang tính cách như vậy. Chính cái vế sau hay thuộc từ chủ yếu đó quyết định ý nghĩa của vế trước là “Nước Cộng hòa” mà không là gì khác. Đúng ra trong một xã hội dân chủ thật sự, tất cả mọi công dân đều có quyền nhận xét, nói lên ý kiến riêng về điều này. Nhưng dưới thời chuyên đoán hay chuyên chính của ông Lê Duẩn thì sự việc hay vấn đề lại hoàn toàn khác. Đó là tính cách duy ý chí chủ nghĩa của một nhóm người hay của cả một thế hệ thì cũng vậy.
Ngày nay thì mọi tình huống trên thế giới thực tế đã hoàn toàn khác đi ấy. Cả mọi tình hình và khía cạnh trong nước lẫn mọi tình huống và phương diện của toàn thế giới. Nói trắng ra ngày nay khối Xô Viết hay cả khối XHCN trước kia đã không còn. VN ngày nay đang tích cực từ giả nền kinh tế bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, đã càng ngày càng hội nhập quốc tế, và thực chất dù muốn dù không cũng đã vô hình chung hay ngấm ngầm từ giả ý thức hệ mác xít thứ thiệt, có nghĩa cả rượu và bình đều hoàn toàn không còn như cũ được nữa.
Đây có lẽ là lý do mà từng đã có nhiều người phải lưu tâm hay công khai đưa lên ý nghĩa cần thay đổi tên nước như bài báo trên kia đã nhận định. Đây thực chất chỉ là quyền dân chủ tự nhiên của mọi người. Bởi tên cá nhân do cha sinh mẹ đẻ thì không ai có thể đổi được. Nhưng đất nước không phải là gia đình hay họ tộc mà là sản phẩm lịch sử nói chung của dân tộc, của toàn dân, nên nguyên lý tự do dân chủ của tất cả mọi công dân hoàn toàn là điều chính đáng, khách quan, điều tuyệt đối và hoàn toàn đúng, không ai cũng như không thể nào hoặc vì bất kỳ lý do gì có thể bị phủ nhận được.
Nhưng tên gọi sắp tới hoặc trong tương lai ngắn hạn hoặc dài của nước VN sẽ là tên gì, sẽ như thế nào, điều đó không thể bất kỳ cá nhân nào quyết định được, mà chính là quyền chung của mọi người, của đa số, của toàn dân, của một Quốc hội đúng nghĩa sẽ phải làm điều đó. Quốc hội đúng nghĩa cũng có nghĩa là Quốc hội chính danh, có nghĩa do toàn dân không phân biệt bầu ra một cách đúng nghĩa dân chủ, tự do thật sự. Đó cũng là ý nghĩa khách quan và ý muốn toàn dân luôn luôn khác với ý nghĩa duy ý chí của một nhóm thiểu số quyền lực nào đó. Chính tính cách dân chủ tự do khác với tính cách độc tài chuyên đoán cũng là như vậy. Hay nói chung lại, tính cách chính danh và tính cách không chính danh của mọi vấn đề nào trong đời sống con người và xã hội loài người cũng chỉ đều như thế cả.
Võ Hưng Thanh
(16/4/13)
Chế độ gọi là Dân Chủ Cộng Hòa là chế độ người CS dùng để gọi chế độ chuyển tiếp, tạm thời khi đảng CS chưa nắm trọn quyền lực. Trong chế độ đó đảng CS có một phần quyền lực nhưng vẫn còn các phe khác mà đảng CS chưa đủ sức tiêu diệt. Chế độ Dân Chủ Cộng Hòa chấm dứt khi đảng CS thành công tiêu diệt tất cả các phe khác. Lúc đó sẽ chấm dứt giai đoạn Dân Chủ Cộng Hòa và tiến lên giai đoạn XHCN. Trong bài Diệt Phát Xít của Nguyễn Đình Thi có câu:
Diệt Phát Xít giết bầy chó đê hèn của chúng
Tiến lên nền Dân Chủ Cộng Hòa
Lúc đó Nguyễn Đình Thi đã thấm nhuần chiến thuật của đảng CS nên làm bài Diệt Phát Xít không nói toạc ra là sẽ tiến lên XHCN mà chỉ tiến lên nền Dân Chủ Cộng Hòa. Nguyễn Đình Thi được chỉ đạo viết lời đúng theo cách người CS đã vạch ra, làm việc có lớp lang thứ tự, đúng sách lược của Lê Nin, Stalin.
Còn bây giờ đảng CSVN đổi tên nước thành Dân Chủ Cộng Hòa phải chăng đảng CS dự định cho ra đời vài cái đảng cuội để đóng màn kịch đa đảng? Màn kịch đa đảng đó đảng CSVN đã từng làm từ sau 1954 tại miền Bắc. Lúc đó ngoài đảng Lao Động còn có đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội. Vì có đảng cuội và vì trong Nam vẫn còn phe quốc gia mà đảng CS chưa tiêu diệt được nên đảng CS vẫn giữ tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hai đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội là hai đảng cuội vì người lãnh đạo các đảng này lại là đảng viên của đảng CSVN. Như thế cũng đã lừa được một số người nước khác, họ cho rằng miền Bắc không phải là chế độ độc tài mà là chế độ dân chủ đa đảng. Trung Quốc ngày nay cũng có một số đảng cuội để đảng CS Trung Quốc nói với dân là chúng ta có đa đảng đấy thôi, đừng tranh đấu để có đa đảng làm gì.
Mặt tay nầy trong gian hùng và đểu cáng quá . Nói mấy chuyện không biết để làm gì !
Ông GSTS Thuyết (trí thức ngu trung) đã nói nói dài nói dai nhưng một ý rất quan trọng lại có thể sai, nhưng là ý mà một số người cho rằng: có khi đây là mục tiêu chính của ý kiến thay đổi tên nước.
Đó là đổi tiền.
Vì sao vây?
Vì nếu đổi tiền thì ai sẽ có lợi lớn và lợi rất lớn là đằng khác.
Không ai khác đó là nhà nước, mà nhà nước ở đây là ai thì rõ ràng điều 4 “hiếp pháp” đã khảng định. Không ai khác đó là đảng cs VN, chứ không phải là nhân dân VN. Vậy Ai sẽ là người bị tước đoạt tài sản một cách “văn minh và hợp pháp” nhất, không ai khác đó là nhân dân VN chứ không phải là nhóm lợi ích “cá mập” hay bọn mafia đỏ.
Vậy dân chúng phải chuẩn bị cho tinh thần “đổi tên nước” này ra sao chắc không phải ai cũng biết vì việc tàng trữ vàng và ngoại tệ đã bị coi là phi pháp. Bất động sản đang ở mức đáy xứng đáng để đầu tư, nhưng đất đai vẫn là của công – tức là của đảng (hiếp pháp không đổi), vậy nhà nưóc (thực ra là đảng) muốn lấy thì không có luật sư nào có thể cãi lại được, chứ như anh Vươn thì chỉ có trắng tay mà còn tù đày nữa kia.
Một ma trận không lối thoát mà người bày trận đã tính trước.
Tiên sư anh Tào Tháo gian hùng thật!
Năm 1954 khi Việt Minh về tiếp thu Hà Nội, dân Hà nội có ý kiến về nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như thế này
Nước VNDCCH có rất nhiều trò ngược đời, sưu cao thuế nặng.. nên họ có thơ rằng
“Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Đàn ông nằm dưới, đàn bà nằm trên”
Thêm :
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa….
Của cải bán trước, cửa nhà bán sau
Ăn cơm thì ăn với rau
Chớ ăn với thịt mà đâu dạ dầy .
- Trở lại với tên VNDCCH cũng có nghĩa là trở lại với cái Công Hàm Bán Nước do chính phủ VNDCCH của Hồ Chí Minh – mà đại diện là thủ tướng Phạm Văn Đồng vâng lệnh Hồ Chí Minh đã ký năm 1958 – công nhận Hoàng Sa, Trường Sa và hơn 80% Biển Đông là của Trung Cộng .
- Lầy lại tên nước là VNDCCH cũng có nghĩa là trở lại thời kỳ :
Việt Nam Trung Hoa ,
Sông liên sông, núi liền núi
Chung một ý, chung một lòng
Chung một Biển Đông
Chung một màu cờ (hồng) thằng lợi
Hồ Chí Minh Mao Trạch Đông….
-Trở lại với tên VNDCCH, cũng có nghĩa là tái xác nhận :
Bên kia biên giới là nhà,
Bên ni biên giới cũng là quê hương ! (Chế Lan Viên)
Lấy lại tên VNDCCH cũng có nghĩa là trở về thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu của hàng trăm nghìn người VN vô tội bị giết hại bởi Hồ Chí Minh và đồng đảng .
Giết nữa bàn tay không ngưng nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bên lâu rợp bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít ta lin vĩ đại !
Hay là :
Bác Mao nào ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao ! (cũng của Chế Lan Viên)