WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghĩ về ca nhạc Việt Nam hiện nay và những vấn đề liên hệ

ca nhac1Việt Nam hiện nay không có chiến tranh, nhưng lại có những dấu hiệu  đang ở trong thời loạn. Bởi vì theo nhà xã hội học Tuân Tử thì “một trong những đặc trưng của đời loạn là âm nhạc nhố nhăng, bông lông”[1]. Mà âm nhạc của Việt Nam hiện nay thì quả thật quá nhố nhăng và bông lông. Thị trường âm nhạc ở Việt Nam tràn ngập những bài ca Việt không ra Việt mà Mỹ cũng chẳng ra Mỹ. Đó là thứ âm nhạc lai căng lợn cợn giữa nhạc sến Việt và nhạc sến Mỹ (tức là loại nhạc vỉa hè Rap, Hip-hop, R&B, v.v.).

Đã qua rồi cái thời có những ca khúc hay và đẹp của các nhạc sĩ có thực tài như Trương Quí Hải, Thanh Tùng, Dương Thụ, Trần Tiến, Trịnh Công Sơn, Quốc Dũng, Bảo Chấn, v.v. Ngày nay môi trường âm nhạc bị làm cho ô nhiễm bởi những người cũng được gọi là nhạc sĩ nhưng thực chất chỉ là những người thợ làm nhạc. Những tay thợ nầy làm nhạc rất nhanh và rất nhiều, theo đơn đặt hàng rẻ mạt của các ca sĩ hay các nhà thầu âm nhạc. Họ không cần cảm xúc để sáng tác và cũng chẳng cần tìm kiếm giai điệu hay đẹp, mà chỉ dùng kỹ thuật điện tử để tạo âm thanh cho những câu nói đời thường. Vì thế đã sản sinh những bài ca với giai điệu trúc trắc ngang phè, và lời ca thì thô thiển dung tục [2] [3].

Nhưng tại sao thứ âm nhạc thấp kém như thế mà lại đang được phổ biến rầm rộ hiện nay? Lý giải cho hiện tượng nầy, ta có thể nhận ra một điều rõ nét là hiện nay ở Việt Nam những người thiếu văn hóa chiếm một tỷ lệ cao trong số những người giàu có mới nổi. Những đại gia mới nổi nầy và con cháu họ có trình độ thưởng thức nghệ thuật rất thấp. Người lớn thì chỉ thích nghe nhạc sến Việt với giai điệu lèn phèn và lời ca đơn sơ hợp với cái trí tuệ thô thiển của họ; còn con cái họ thì chỉ đủ sức cảm nhận loại nhạc sến Mỹ ồn ào thô tục. Đám nhà giàu nầy đã tung tiền để bảo trợ những chương trình ca nhạc nhảm nhí trên các sân khấu và đài truyền hình khắp các địa phương. Một đặc tính thường thấy ở những kẻ giàu có mà thiếu văn hóa là tính chơi ngông với tiền bạc, tương tự như công tử Bạc Liêu xưa và Cường Đô La ngày nay. Trong những dịp tiệc tùng như sinh nhật và cưới hỏi, họ dám thuê hàng chục ca sĩ tiếng tăm, với thù lao cả chục ngàn đô la Mỹ mỗi người, để hát những bài ca sến mà họ ưa thích. Cái lối tung tiền để lũng đoạn nghệ thuật ấy đã đẩy ca nhạc Việt Nam vào tình trạng tha hóa, đưa các ca sĩ sến lên ngôi thần tượng, và dìm chết những nghệ  sĩ thật tâm yêu âm nhạc và có tinh thần sáng tác vì nghệ thuật. Nhiều nhạc sĩ có tiếng trước đây nay đã công khai tuyên bố ngừng sáng tác, với lý do là không muốn những đứa con tinh thần của mình lẫn lộn trong đống rác hỗn độn của môi trường ca nhạc hiện nay.

Những năm gần đây, người ta còn mời nhiều ca sĩ sến ở hải ngoại về Việt nam và tổ chức những đêm nhạc “hoành tráng” trên khắp ba miền đất nước để các ca sĩ nầy hát những bài ca rên rỉ nỉ non đã một thời làm bại hoại một thế hệ thanh niên trước 1975 và góp phần làm sụp đổ một chế độ cộng hòa. Các đài truyền hình Việt Nam cũng bắt chước Mỹ lập ra những chương trình Việt Nam Idol, The Voice (Tiếng Hát Việt), v.v. để tuyển chọn ca sĩ mới theo mẫu Lady Gaga, Amy Winehouse, Madona, v.v. với giám khảo là những thần tượng sến mà tên tuổi gắn liền với những vụ tai tiếng như hôn môi nhà sư, tặng đại gia một đứa con, v.v. và kết quả các cuộc thi đã bị tiết lộ là được sắp đặt trước.

Thật là nực cười, sau bao nhiêu năm chửi bới đế quốc Mỹ về mọi phương diện, ngày nay ở Việt Nam cái gì cũng bắt chước Mỹ. Thật ra nước Mỹ có hằng ngàn điều hay và hằng vạn điều dở. Nhưng ở Việt Nam, người ta chỉ bắt chước những điều dở thôi. Chẳng hạn giới trẻ được tự do bắt chước lối sống thác loạn về tình dục, nhưng lại bị ngăn cấm triệt để trong phát biểu và trao đổi tư tưởng; giới doanh nghiệp được cổ võ làm giàu nhưng chỉ phá hại rừng và biển để bán chứ không có một sáng chế nào giá trị để đóng góp cho xã hội; giới quan chức đua nhau khoe bằng cấp và học vị, nhưng phần lớn là bằng giả hoặc bằng mua chứ không có một công trình nghiên cứu giá trị nào. Đặc biệt là giới ca sĩ, chỉ bắt chước lối trang phục hở hang và cách trình diễn quái dị của ca sĩ Mỹ, chứ không có một sáng tạo nào đáng kể.

Chưa bao giờ ở Việt Nam mà âm nhạc và nghệ thuật lại được tận dụng để thỏa mãn thị hiếu thấp kém của giới trẻ như hiện nay. Phải chăng đó là do nhu cầu của thị trường hay còn là phương cách làm cho giới trẻ trở nên yếu hèn, ham hưởng thụ, mà quên đi những vấn nạn của đất nước như chính trị bế tắc, kinh tế suy thoái, tham nhũng tràn lan, giáo dục phá sản, và đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. Những vấn nạn nầy của đất nước hoàn toàn bị giới truyền thông Việt Nam tránh đề cập đến. Báo chí và truyền hình Việt Nam thường chỉ kể chuyện về các đại gia giàu có và các ca sĩ, diễn viên xinh đẹp, chứ hiếm khi đề cập đến những khó khăn của người dân ở nông thôn và những cảnh khốn cùng của công nhân ở thành thị. Dần dần xã hội được trình bày như là của người giàu và người đẹp, còn người nghèo và người thường chỉ đóng vai trò phục vụ cho hai giới trên mà thôi.

Ngày nay nếu vào những nhà hàng và khách sạn sang trọng, ta có thể gặp những cô gái xinh đẹp đi cùng những người đàn ông tóc muối tiêu, mặt mày bặm trợn và thái độ thì dương dương tự đắc. Ca nhạc Việt Nam hiện nay cũng như những cô gái nầy, phải ép mình phục vụ cho những thị hiếu thấp kém nhưng đầy quyền lực.

© Thiện Nhân

________________

Ghi chú:

[1] Tuân Tử (Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê), Bàn Về Nhạc, trang 314.

[2] Âm Nhạc Và Những Nỗi Lo Không Của Riêng Ai (Nguyễn Thị Minh Châu). Tỏ tình: “Em sẽ yêu mỗi anh giống như chuột kia yêu gạo vậy thôi” (Chuột yêu gạo); Yêu đương: “Anh có một sở thích kỳ lạ là ăn thịt thỏ/ Nhưng mà anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi” (Thỏ con chiên bánh); Chia sẻ: “Nói nghe nè, là ngày hôm qua đó tôi nằm mơ thấy con cầy cắn tui, chó nhỏ 11 chiều nay nó sẽ ra, bạn hãy đánh bao lô 11 đi, ôi thôi rồi 11 ra ngay chóc…” (Kiếp đánh đề); Buôn chuyện : “Con trai bây giờ í hả? 100 đứa thì 99 đứa không đàng hoàng, còn một đứa đàng hoàng là gay, à ha” (Con gái thời nay).

[3] Ca từ trong một số bài ca khác: “Mất đi người yêu anh thì sao, Mất đi người yêu thì với anh cũng thế thôi, Người yêu anh trên thế gian còn rất nhiều, Người yêu anh đâu chỉ có riêng mình em” (Không yêu đừng nói lời cay đắng tác giả Nhất Trung); “Con tim một người chỉ chứa một người mà thôi, Thì người ơi làm sao em chọn cả hai, Dù cho em không yêu thương anh nhưng anh vẫn yêu em, Vì quyền yêu thương em là của anh” (Nỗi đau không của riêng ai tác giả Phạm Khánh Hưng); “Em đổ lỗi tất cả tình yêu này cho anh, Vì sao lại như vậy? Em yêu anh như tội lỗi sao vậy em? Em quay lưng bỏ đi, em coi tình yêu của anh như là trò chơi vậy?” (Tình yêu nào phải trò chơi tác giả Thái Hùng).

 

18 Phản hồi cho “Nghĩ về ca nhạc Việt Nam hiện nay và những vấn đề liên hệ”

  1. Loc says:

    Theo cảm nhận của tôi hầu như giống tác giả và các bạn comment về tình trạng âm nhạc hiện nay, nhưng có lẽ cũng có ít khác biệt. Khác biệt của tôi là tôi xem các bản nhạc mà mọi người gọi là sến của các tác giả Trần Thiện Thanh, Trịnh-Lâm-Ngân, Duy Khánh, Lam Phương v.v… là nhạc Vàng với đúng ý nghĩa vàng son. Những bản nhạc thiết tha, chứa chan tình cảm, thực sự là tiếng lòng của con người và quê hương. Hãy nghe một đoạn: “… anh nói rằng anh sẽ về thăm quê miền trung, dù năm tháng dài đường xa lạnh lùng…”, “… tôi sinh ra giữa lòng miền trung, miền thùy dương, ruộng hoang nước mặn đồng chua, thôn xóm tôi sống đời dân cày…”, “… ngày tháng qua dần, tôi đi chính chiến từ khi quê hương thống khổ, gót mòn phong sương…”, “… thăm thẳm chiều trôi, khuya anh đi rồi sao trời đưa lối, khi thương mến nhau hai người hai ngả tránh sao bồi hồi…”, “… người đi khai phá nét kiêu sa, tuy lính chiến xa nhà mà vẫn luôn yêu đời…”. Còn khi nói đến nhạc sến, tôi nghĩ ngay đến các bản nhạc kiểu như Chuyện tình bên ao cá, nó chẳng có chút giá trị gì. Dòng nhạc tiền chiến hay của các nhạc sỹ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên v.v… tôi gọi là nhạc Hồng có giá trị nghệ thuật và ý nghĩa rất cao. Ngoài ra dòng nhạc Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Đức Huy… tôi phân loại là nhạc Xanh đều có giá trị. Sở dĩ các “thợ nhạc” hiện nay không viết được bản nhạc nào hay không hẳn vì nhu cầu xã hội mà lý do chính là không có một nền học vấn căn bản.

  2. vu doan says:

    Võ Hưng Thanh says: “Quả thật trước kia thành phần gọi là sến, dù có sến tới bến chăng nữa cũng không thể bằng nổi với nhạc lai căng, thậm sến của hàng hà sa số những cái được gọi là bản nhạc ngày nay. Đấy nhạc sến hiện tại của VN chính là như thế. Nó thể hiện một thế hệ trẻ kém trí thức, kém văn hóa, không có bất kỳ trình độ thưởng ngoạn nghệ thuật nói chung nào hay nghệ thuật âm nhạc nỏi riêng. Cả nhạc điệu và ca từ không bao giờ là tiết tấu, âm nhạc đúng nghĩa mà chỉ là những tiếng động hổn tạp, nhất là ca từ đầy tính thất học, dốt nát chính là vậy đó “.

    Lý Đảo Chính says:”Hiện nay những bài hát có lời ca thô thiển, chợ búa, nghe hát mà cứ ngỡ hai người đang đổ lỗi hoặc nguyền rủa nhau. Ví như: Chuyện tình bên ao cá, Người đàn ông tham lam…”

    Trùc Bach says:”Ngày nay, cái văn hóa cô đầu, cung đình lại chuyển sang một hướng khác, tuy không còn gân cổ lên ca tụng bác và đảng nhiều như trước kia, nhưng hạ cấp theo kiểu “ăn đong”, ăn cắp, cóp nhặt và bắt chước theo kiểu “Monkey see, monkey do”…rất nhố nhăng, kệch cỡm” .

    Dao Cong Khai says:”Âm nhạc tiền chiến VN, dưới thời Pháp thuộc, nó được kiểm chứng cả qua văn chương và thi ca tiền chiến; chứng tỏ thời Pháp thuộc người VN có nhiều hạnh phúc và tự do hơn thời “độc lập” dưới chế độ VC ngày nay “.

  3. Dao Cong Khai says:

    Nói chữ nhạc sến thì tất nhiên là có miệt thị, bởi vì nó ám chỉ giới bình dân con sen, ở đợ thời xưa, nhưng loại nhạc đó lại được đại đa số quần chúng biết đến và hát; kể cả ở hải ngoại. Loại nhạc đó có cấu trúc âm nhạc đơn giản, dễ hát dễ thuộc, có nhiều bản tôi thấy nó chỉ có vài nốt cứ đổi đi đổi lại hoài. Theo nghĩa đó, thì nhạc Mỹ, nhạc Mễ cũng có nhiều nhạc … rất sến. Đâu phải trình độ âm nhạc của Mỹ là cao hơn của VN, sai lầm lớn. Nếu nói về giòng nhạc nặng tính nghệ thuật (classical) thì quả thật Mỹ có nhiều nhạc đó hơn VN, nhưng nhạc sến của nó cũng không ít hơn VN. Bình thường thôi, nước Mỹ mới có vài trăm năm văn hiến; theo nghĩa nhạc sến là loại nhạc cấu trúc âm nhạc thấp thì nhạc mọi da đỏ của Mỹ cũng là nhạc sến. Sến thì cứ gọi là sến chứ có gì mắc cở. Cái gì mình khoái thì cứ thoải mái thưởng thức, chẳng có gì mắc cở cả.

    Người ta thường nói nền âm nhạc của nhân loại đi tới tuyệt đỉnh vào thế kỷ 18 và 19 với giòng nhạc classical, và tới thế kỷ 20 thì mặc dù thế giới có thêm thể loại nhạc modern, những nhịp điệu kích động và không khí mới trong âm nhạc, nhưng thế giới không có những tác phẩm âm nhạc vĩ đại như hồi thế kỷ 18, 19 nữa. Người ta nói âm nhạc đã đi xuống. Thế kỷ 20, rồi 21 cũng thế phần lớn là những ca khúc, rồi nó lại sản sinh ra những loại nhạc “mì ăn liền” nữa.

    Nói về chủ đề chính là nhạc VC. Trước 75 hầu như VC không có nhạc trữ tình (hiểu là tình cảm đôi lứa), ngay cả nhạc tình cảm gia đình, các loại tình cảm khác thì nhạc VC hầu như rất hiếm. Nó chỉ có loại nhạc chính là tuyên truyền, chiến đấu, cả ngợi chế độ độc tài đảng trị… Bởi vậy người dân miền Nam vẫn mở đài Hà Nội nghe nhưng chúng tôi khinh bỉ nội dung nhạc của VC. Tuy vậy về mặt nghệ thuật thì nhạc VC cũng có 2 loại, loại nghệ thuật cao và nhạc sến. Sến như bài “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn”, và nghệ thuật cao như bài “Sông Lô” của Văn Cao.

    VC hiếm nhạc tình ca thuần tuý nên hồi 75 họ gân cổ lên chê bai nhạc VNCH là uỷ mị, đồi truỵ… Đến khi họ “xây dựng lại” nhạc ở miền Nam thì chính họ bị đồng hoá. Để dễ dàng tuyên truyền, họ sửa lại cách ca hát và hoà âm những bản nhạc đỏ nặng tính nghệ thuật đưa vào hát ở VN. Những bản nhạc đó trước kia nặng tính cổ điển và được VC xử dụng giàn giao hưởng để đệm cho ca sĩ hát, thì sau 75 một thời gian họ đưa cho giàn nhạc trẻ đệm và hát theo kiểu nhạc trẻ, cuối cùng nhạc sĩ VC không còn sáng tác nổi lọai nhạc nghệ thuật cao kia nữa, mà họ chuyển sang sáng tác … sến. Nó được quần chúng miền Nam hưởng nhiều hơn thiệt, nhưng trình độ thưởng thức âm nhạc của quần chúng được chính quyền đưa đi xuống. VC nó thấy được như vậy thì đã quá muộn, và với mục đích tuyên truyền nên nó lỡ phóng lao thì phải theo lao. Xã hội nó như thế, uốn nắn lại thành nghệ thuật cao không nổi nữa. Rồi sau đó, khi VC đổi mới thì nhạc sĩ VC bắt đầu lượm lại những nhạc sến của VNCH, bắt chước y chang nội dung rồi bắt chước cả giai điệu để sáng tác những bài hát trữ tình của họ.

    Bởi vậy nhạc vàng, nhạc trẻ, nhạc trữ tình của VC ngày nay nó biểu lộ rõ bộ mặt của chế độ VC. Những đồng chí chí cốt của họ trước 75 dần dần rời bỏ hàng ngũ họ để chống lại chế độ bởi vì cái bản chất xảo trá, gian manh và phản bội xương máu người VN của VC dần dần lộ ra. Chế độ VC đổi màu từ từ đến độ họ công khai đi ngược lại những điều trước kia, trong thời chiến tranh họ tuyên truyền. Cả âm nhạc cũng vậy, họ chê nhạc VC là đồi truỵ, khiêu dâm… nhưng ngày nay họ sáng tác những ca khúc tình cảm cộc cằn, kém văn chương, đua nhau bắt chước loại nhạc xoàng nhất của thời VNCH.

    Nói tới nhạc VC, thực sự tôi khoái nhạc đỏ của VC chứ không khoái nhạc tình ca của họ; Nhạc đỏ dù sao cũng còn kiếm ra bài hay để nghe (không nói về nội dung). Tình ca của họ ngôn ngữ kỳ cục, đôi khi thô lỗ quá. Lý do thứ 2 là vì mình sống dưới chế độ VC của nhạc đỏ chứ lúc đó không có nhạc yêu đương như ngày nay. Hồi đó nếu họ cho yêu đương thô lỗ như ngày nay, dám tôi cũng khoái thứ nhạc đó quá.

    • tudo says:

      Xin …Dao Cong Khai vui lòng cho biết loại nhạc…” bắc quần ! hay bác quần ! hay tuột quần ! ” là note nhạc,âm điêu,lời…v.v… . Đa tạ.

  4. Lý Đảo Chính says:

    Thế nào là nhạc sến. Những bài hát uỷ mỵ, than thân trách phận, lời ca bạc nhược qúa mức tầm thường có lẽ sẽ bị quy vào nhạc sến. Hiện nay những bài hát có lời ca thô thiển, chợ búa, nghe hát mà cứ ngỡ hai người đang đổ lỗi hoặc nguyền rủa nhau. Ví như: Chuyện tình bên ao cá, Người đàn ông tham lam…
    Còn những bài hát được coi là nhạc vàng như: Đêm trên đỉnh sầu, Cô láng giềng, Tôi chưa có mùa xuân, Xin đừng yêu tôi, Tôi sẽ về… mặc dù một số bài bị CS cấm đoán nhưng nó vẫn sống khỏe trong lòng nhiều người qua mấ chục năm nay.
    Những bài nhạc vàng này nói lên tâm tư tình cảm người lính xa nhà, đôi lúc bị cho là phản chiến làm nhục chí chiến đấu của binh lính nhưng nó được sinh ra từ đáy lòng của những con người thật sự nên nó có hồn và đi vào lòng người. Vì người lính nào cũng có một tuổi thơ, một gia đình, một quê hương để thương,để nhớ.
    Khác hẳn với nhạc vàng là nhạc đỏ của CS. Đó là những bài hát ca ngợi bạo lực cách mạng, khích lệ tinh thần chiến đấu tập thể, hạn chế thể hiện cảm xúc cá nhân. Đây phần lớn là những sáng tác có chủ ý, sáng tác theo yêu cầu, theo chỉ thị.
    Tất cả những tác phẩm nghệ thuật hay phi nghệ thuật sẽ được thời gian sàng lọc. Chẳng hạn như bài Việt nam tôi đâu, Anh là ai?… của Việt Khang dù bị CS cấm đoán nhưng người ta vẫn tìm nghe.
    Một môi trường nghệ thuật mà có qúa nhiều tác phẩm tồi như ngày nay, sáng tác mà bị kiểm duyệt, sáng tác theo ý Đảng thì nhạc Việt nam chỉ còn là ký ức thôi.

  5. Sến hay Sũi ?

    … âm nhạc lai căng lợn cợn giữa nhạc sến Việt và nhạc sến Mỹ (tức là loại nhạc vỉa hè Rap, Hip-hop, R&B, v.v.). (Thiện Nhân)

    Tác giả bài viết này có 2 điều sai lầm rất căn bản:

    1- Rap, Hip-hop, R&B của Mỹ là một thể loại nhạc đàng hoàng. Không có vấn đề sến hay không sến theo kiểu suy nghĩ của VN.

    2- Sến là gì? Ai sống dưới thời VNCH trước 75 thì hiểu rõ. Sến là cô gái bình dân, ít học và đầy tình cảm. Tình cảm và bình dân tự nó không phải là cái gì không tốt. Trái lại, rất đáng trân trọng. Còn, anh không thể làm được nhạc có giá trị sống mãi thì đó là tại anh bất tài vô tướng chứ không phải tại sến hay không sến.

    Nhạc Pop – Popular music thì khác với Folk music hoặc Classic music. Nếu anh thích nghe Classic của Beethoven thì không có nghĩa là người thích nhóm nhạc Pop Lady Antebellium là sến (?).

    Tác giả bài này không biết vô tình hay cố ý bỏ qua một lối nhạc chủ đạo của VC hiện nay: nhạc SŨI. Nhạc của A Sũi Tàu cộng.

    Bảng sắp hạng theo tính giả yêu cầu hàng tuần các loại nhạc, genes, Rap, Hip-hop, R&B của Mỹ
    http://www.billboard.com/

    Nhạc Sũi thống lĩnh thị trường nhạc VC
    http://www.youtube.com/watch?v=wdis6ufF5n0
    http://www.youtube.com/watch?v=wE3FYPKWIVU

  6. Trùc Bach says:

    Sau ngày 30 tháng tư 1975, tất cả các văn hóa phẩm hội nhập của miền Nam đều bị liệt vào “văn hóa đồi trụy” và bị hủy diệt, để thay vào đó là một nền văn hóa nô dịch, rập khuôn “Cách Mạng Tháng 10″ của Nga và từ “Cách Mạng Văn Hóa” của Tầu , mà cả hai cuộc “cách mạng” này thì lại hình thành bằng Giết chóc, bằng máu của hàng 100.000.000 (trăm triệu) người , bằng hận thù, bằng tù tội, bằng chia rẽ, bằng dối trá, lừa lọc, bằng ngu dân (để trị) v.v……

    Tất cả các văn Nghệ sĩ vốn từ miền Bắc di cư vào Nam đều trở thành những nhà văn, những nhạc sĩ có tác phẩm để đời, trong khi những văn nhân, nghệ sĩ tài hoa ở lại miền Bắc thì trở thành “vô dụng” hoặc những nhà văn hóa “Cung Đình”, nhiều người bất đắc dĩ phải hòa nhập vào đám “cô đầu”, văn nô, chuyên nghề nịnh hót đảng để kiếm miếng ăn, có người thì bị vùi dập cho sống dở, chết dở .

    Nói thằng một điều là những nhạc sị tài hoa như Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Từ Công Phụng, Cung Tiến, Ngô Thụy Miên, Văn Phụng..v.v….mà sống ở miền bắc thì ngay nay, chúng ta làm gì có nhưng tác phẩm được liệt vào hàng “Vượt thời gian” và tên tuổi của họ sẽ mãi mãi được nhắc tới một cách trịnh trong, thay vì một cách mia mai, khinh bỉ như Xuân Giao, hay Đỗ Nhuận với bài hát sặc mùi tay sai, bán nước “Việt Nam Trung Hoa Núi liền núi , sông liền sông, chung một ý, chung một lòng, chung một Biển Đông, chung một màu cờ thắng lợi….Hồ Chí Minh Mao, Trạch Đông….”

    Ngày nay, cái văn hóa cô đầu, cung đình lại chuyển sang một hướng khác, tuy không còn gân cổ lên ca tụng bác và đảng nhiều như trước kia, nhưng hạ cấp theo kiểu “ăn đong”, ăn cắp, cóp nhặt và bắt chước theo kiểu “Monkey see, monkey do”…rất nhố nhăng, kệch cỡm .

    Cũng phải thôi ! Đảng đã trồng nên cả một thế hệ mà trình độ “tri thức” ở cấp nào thì trình độ thưởng thức cũng chỉ ở cấp đó …đặc biệt là trong hàng ngũ lãnh đạo đảng, con cháu họ và những kẻ “ăn theo” .

    • vu doan says:

      Trùc Bach says – “Cũng phải thôi ! Đảng đã trồng nên cả một thế hệ mà trình độ “tri thức” ở cấp nào thì trình độ thưởng thức cũng chỉ ở cấp đó “.

      Chính xác .

  7. kim says:

    Nhạc Việt thì nhà em chả dám bàn, nhưng mà nhạc Mỹ, bảo R&B là nhạc vĩa hè thôi hết nước nói. Ông có thể là con người thiện, nhưng mà cái nhìn nhạc Mỹ như vậy quả là… ác. Nhà Trắng từ thời ông Reagan đã có những đêm nhạc R&B. Nói chi nhạc Việt, nhạc Pháp hiện đại, ví dụ, chịu ảnh hưởng R&B nặng. Ông vô coi Eurovision năm nay, xem Amandine Bourgeois hát thì biết.

  8. nguyenlan says:

    Những nhận xét và phê bình của tác giả Thiện Nhân và bạn Võ Hưng Thanh đều chính xác .

  9. Dao Cong Khai says:

    Tôi cũng là người thích ca nhạc, đặc biệt là nhạc VN, rất đồng ý với bài viết và góp ý của Võ Thanh Hưng.

    Một nguyên lý căn bản trong cuộc sống là những nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện như nhau sinh ra những hậu quả như nhau… Nhạc VN hiện nay nó là kết tinh ngẫu nhiên của một thời đại, một xã hội, một chế độ; nó phải như vậy và chỉ như vậy. Muốn phê bình nó, những người nghe nó họ có quyền phê bình, và thực sự khán thính giả ở VN ngày nay họ yêu thích nhạc VN hiện nay lắm chứ. Họ ngưỡng mộ và kiêu hãnh cái cung cách và nội dung âm nhạc hiện tại trong xã hội của họ, không chỉ riêng khán thính giả trong nước, và ngay cả người tị nạn VN ở hải ngoại cũng có nhiều người suy nghĩ tương tự và say mê cái “nghệ thuật” đó.

    Chế độ đó, nó phải sản sinh ra những giai điệu, ca từ, ngôn ngữ và cách biểu lộ tư tưởng như vậy. Và những người trong đó và chung quanh đó đều cảm thấy thích thú, đam mê và hài lòng với những cái có đó của mình. Hồi xưa thời chiến tranh, những người dân trong chế độ đó họ cũng chỉ biết mê nhạc đỏ, nhạc cách mạng của VC thôi. Giờ đây những lớp người sau của chế độ đó họ cảm thấy họ “đổi mới”, văn minh, tiến bộ hơn thế hệ VC Hồ Chí Minh cũ và họ hài lòng với loại nhạc vàng sậm của họ ngày nay, loại nhạc mà chế độ họ chê bai là đồi truỵ, uỷ mị trước đây. Xã hội, chế độ nó như vậy thì con người và thị hiếu, cảm súc ở đó nó phải như vậy. Chúng ta không thể đòi hỏi nó giống như chúng ta được.

    Âm nhạc tiền chiến VN, dưới thời Pháp thuộc, nó được kiểm chứng cả qua văn chương và thi ca tiền chiến; chứng tỏ thời Pháp thuộc người VN có nhiều hạnh phúc và tự do hơn thời “độc lập” dưới chế độ VC ngày nay. Từ mê nhạc, yêu văn chương VN, tôi đã tiến xa hơn đến yêu cả chế độ Thực Dân Pháp. Chúng ta thử kiểm tra lại coi, trong suốt “4000 năm văn hiến”, có thời kỳ nào văn chương và âm nhạc VN rực rỡ bằng thời gian Pháp thuộc hay không? Cộng toàn bộ 4000 năm văn hiến trước đó lại, kho tàng văn hoá VN không đáng so sánh với một góc của văn chương, âm nhạc VN dưới thời cai trị của Pháp.

    Sự thực đó, dù muốn dù không, người VN cũng thấy ngưỡng mộ chế độ Thực Dân. Dù không dám nói ra sự thực, dù vẫn bô bô nguyền rủa chế độ thực dân, nhưng trong thâm tâm ai cũng hiểu, nhờ chế độ thực dân mà người VN được khai hoá…!!!!!! Đó là sự thật và nó đã đi qua rồi, không sửa lại được nữa, ai có chối cãi thì cũng cố để an ủi lòng tự ái của mình thôi. Nhiều sự thật nữa trong lịch sử và quá khứ VN còn chua chát hơn như thế nhiều. Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đó, chống Mỹ như thế; hàng triệu thanh niên VN phải học tập tấm gương chống Mỹ như thế, nhưng hôm nay những tư tưởng chống Mỹ đó của lớp VC thế hệ Hồ Chí Minh đó ngang nhiên bị chính chính quyền VC phản bội. Cái đó thì có lẽ những bộ đội Trường Sơn VC không cảm thấy tự ái, nhưng sự thực khai hoá người VN và văn hoá VN nhờ Thực Dân Pháp thì nó làm rất nhiều người VN tự ái.

    Từ nền tảng chế độ VC nó như thế thì nó chỉ có khả năng tạo nên một nền văn hoá, âm nhạc như thế. Ngay cả ở Mỹ, tôi cũng từng tham gia các chương trình Karaoke của đám trẻ còn nghe nhạc VN ở đây, hầu hết họ cũng hát những bài được sáng tác hoặc dịch từ VN đưa vào karaoke đem qua. Họ có khuyên tôi phải hội nhập và làm quen với loại nhạc mới (bên VN) của họ để… có thể tiếp cận và khỏi bị đào thải. Sự thật lời ca cộc cằn, bộc trực của loại nhạc này khiến nó quá sến, giai điệu thì cứ ré lên và dồn dập hát không kịp… tôi xin “bị đào thải” vì không có cảm xúc gì khi nghe hoặc hát loại nhạc đó. Quả thật thanh niên trẻ bên VN hôm nay giầu cảm xúc thiệt.

    Dù sao tôi cũng thông cảm với họ, nhiều bản nhạc hay thời VNCH trước 75, cho tới bây giờ tôi mới nghe được, có những bản nghe hay nhưng tới giờ này tôi mới hiểu rõ ý nghĩa, có những bản nghe rất hay và rất mê nhưng có lẽ tôi chưa hiểu hết ý nghĩa của nó. Hồi nhỏ, hồi teenager, tôi cũng như những bạn trẻ bên VN hôm nay thôi. Có một số nhạc tiền chiến và nhạc thính phòng tôi thích; nhưng đa số và những bài tình ca tôi tiếp nhận và nghêu ngao hát đầu tiên đều là nhạc sến. Nhạc sến nó bành trướng mạnh cả thời VNCH là vì nó đơn giản, bộc trực, dễ hiểu nên những người không trí thức dễ tiếp nhận. Giai điêu của nó cũng không phức tạp, không quá Tây phương, lại gần gũi với dân ca nên dân miền quê đa số chỉ biết đến những bản nhạc sến.

    Nhạc đỏ VC cũng phải có 2 loại, nhạc của giới ăn học và giới cán bộ bần cố nông khác biệt nhau. “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn…”, hoặc “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng…” đó là nhạc sến. Nhưng “Tình Ca” của Hoàng Việt, hay “Du Kích Sông Thao”, “Sông Lô” của Văn Cao… là nhạc thính phòng có tính chất nghệ thuật cao. Chính tôi cũng rất thích những bài hát đó, mặc dù không thích nội dung và ý nghĩa của nó vì nó sáng tác với mục đích tuyên truyền. Rất tiếc là giòng nhạc thính phòng đó của VC ngày nay đã chấm dứt, lý do vì thời cuộc đã làm họ hết chất liệu sáng tác. Trái lại giòng nhạc sến kia lúc đầu thì nội dung cũ vẫn tiếp tục dùng để tuyên truyền, từ từ nó bị đồng hoá bởi nội dung nhạc sến thời VNCH và bổ xung thêm nhiều hơn nhạc rock, rap, của Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan tạo nên nền âm nhạc man rợ như ở VN hiện nay. Khi người ta được sinh ra và lớn lên trong khung cảnh xã hội đã đặt sẵn như vậy, họ được uốn nắn và say mê với khung cảnh đó; muốn thay đổi họ phải có cơ hội, phải kinh nghiệm và trưởng thành về nghệ thuật.

    Hồi 15 tuổi, khi mới tập nghe những bản tình ca thời VNCH, tôi cũng chỉ biết nghe những nhạc sến. Chỉ đến khi tôi đi cắm trại nhiều, được tiếp xúc với những người học trên đại học, tôi mới tập tẹ nghe những bài sâu lắng hơn của Phạm Duy, rồi sau đó mới biết say mê nhạc của Lê Uyên Phương, rồi tới Cung Tiến, rồi mới tập nghe những bài classical của Tây Phương do Phạm Duy dịch ra lời VN. Cuối cùng tôi mới nghe nổi nhạc của Từ Công Phụng. Kinh nghiệm của tôi, những nhạc khó hiểu và khó nghe, khi nghe được mới thấy thấm thía cái hay của nó. Kể cả ca sĩ cũng vậy, những ca sĩ sến thì hồi nhỏ tôi thích nghe đầu tiên. Có điều nhạc tiền chiến nó vừa nặng tính nghệ thuật mà nội dung lại gần gũi với người nghe hơn cả. Đó chính là cái hay của tâm hồn người VN dưới thời Thực Dân Pháp.

    • nguenha says:

      Không thể xếp những bản nhạc: Trường ca Sông Lô(văn Cao) Tình ca (Hoàng Việt) …hay cả các bản nhạc của Phạm Duy sang tác lúc chưa “dinh tê”,là “nhạc Đỏ’ được.Lý do đó là thời kháng chiến chống Pháp. Đa số người trẻ đi theo kháng chiến vì yêu nước,chứ không yêu
      CS. Do đó “nhạc Đỏ” chỉ có một loại độc nhất ,đó là loại Đỏ-lòm!!

  10. Võ Hưng Thanh says:

    CA NHẠC VIỆT NAM THỜI TIỀN CHIẾN VÀ THỜI HIỆN ĐẠI

    Thời tiền chiến được hiểu là thời chưa có chiến tranh tàn khốc và kéo dài xảy ra. Đó là thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Nhạc tiền chiến được hình thành và phát triển trong thời kỳ nước ta còn thuộc Pháp. Tuy vậy phải công nhận thời Pháp thuộc giới trí thức Tây học được đào tạo khá tự do và bài bản trong môi trường khoa học và học thuật nên chất trí thức, văn hóa của họ khá bảo đảm. Cũng chính trên cơ sở đó mà văn học nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng đều rất phát triển. Nền âm nhạc hay ca nhạc đó về sau được gọi là nhạc tiền chiến. Từ Hoàng Quý cho đến Nguyễn Văn Tý, Lê Thương v.v… đều thuộc về lực lượng những nhạc sĩ gạo cội của thời kỳ vàng son này.
    Sau cách mạng tháng 8, những người trí thức cũ đi theo kháng chiến chỉ bị thu hút vào dòng ca nhạc cách mạng hay nhạc đỏ là chủ yếu. Thời kỳ này của nhạc đỏ kéo dài từ đó cho mãi đến ngày 30/4/75.
    Riêng tại miền Nam VN cũ, tức thời VNCH, nhạc tiền chiến vẫn được tồn tục, nuôi dưỡng và phát triển, cùng với rất nhiều tài năng rất xuất sắc trong đó có Nguyễn Hiền, Lưu Trọng Nguyễn, Hoàng Nguyên v.v… kéo dài từ sau 1945 cho đến 30/4/75 cả trong nước nói chung kể cả sau đó một phần ở hài ngoại, cũng được gọi chung trong khái niệm nhạc tiền chiến, hay nhạc vàng, hay cũng có thể mệnh danh được là nền tân nhạc truyền thống bao trùm nhất của VN.
    Đặc điểm của dòng nhạc truyền thống này nói chung đều mang dáng dấp rất trí thức và hoàn toàn nghệ thuật. Đây chính là giá trị hay tài sản âm nhạc cao nhất mà các nhạc sĩ liên quan đã mang lại cho cả dân tộc và đất nước, có thể nói được là bất tử. Bởi vì nghệ thuật âm nhạc ở đây rất sâu lắng, đạt tới đỉnh cao về phong cách, đặc biệt ca từ luôn luôn đậm nét trí thức nhất là đậm chất thơ. Tính chất bất hủ của những sáng tác âm nhạc đặc sắc trong thời kỳ hay giai đoạn này nói chung là như vậy. Thơ nhạc giao hòa, đó là nét đặc trưng quý giá và nổi bật nhất cùa dòng nhạc tiền chiến trữ tình hay cũng được lạm danh là nhạc vàng. Vàng có nghĩa hoàn toàn không đỏ. Nhưng vàng cũng có thể hiểu được là vàng son, là quý báu của mặt trí tuệ và nghệ thuật trong truyền thống di sản âm nhạc đất nước.
    Thế nhưng ngoài luồng nhạc chính thống đó, có thời gian cũng lẫn lộn không ít một số các tác phẩm âm nhạc hời hợt, rẻ tiền, thấp kém, phản trí thức, được gọi chung là nhạc sến. Đó là thời kỳ nhạc sến nở rộ ở miền Nam VN trước kia trong thời kỳ cuối cùng của nó, những năm tháng gần kề với biến cố lịch sử 1975.
    Tuy nhiên, quả thật trước kia thành phần gọi là sến, dù có sến tới bến chăng nữa cũng không thể bằng nổi với nhạc lai căng, thậm sến của hàng hà sa số những cái được gọi là bản nhạc ngày nay. Đó là kết quả lai tạo giữa nhạc sến Mỹ và nhạc sến Việt hay còn gọi là nhạc ráp, hoàn toàn nhám nhúa và hoàn toàn phi nghệ thuật, phản nghệ thuật.
    Nói chung lại, đã là tác phẩm nghệ thuật luôn bắt buộc phải có giá trị trí thức và giá trị nghệ thuật. Những cái gì không phải như thế thì không thể gọi là tác phẩm nghệ thuật, không thể gọi là âm nhạc mà chỉ là các sản phẩm nhất thời hay cặn bả của một xã hội đang khủng hoảng. Không có giá trị thì không vượt thời gian, không thể tồn tại lâu dài mà chỉ thoáng qua một cách phi lý và tạm bợ. Đấy nhạc sến hiện tại của VN chính là như thế. Nó thể hiện một thế hệ trẻ kém trí thức, kém văn hóa, không có bất kỳ trình độ thưởng ngoạn nghệ thuật nói chung nào hay nghệ thuật âm nhạc nỏi riêng. Cả nhạc điệu và ca từ không bao giờ là tiết tấu, âm nhạc đúng nghĩa mà chỉ là những tiếng động hổn tạp, nhất là ca từ đầy tính thất học, dốt nát chính là vậy đó. Cho nên nếu âm nhạc biểu hiện tâm hồn hay cái thần của xã hội và con người một cách quan trọng như thời cổ người ta đã biết đến (giống Khổng tử đã từng luận về âm nhạc), thì ca nhạc VN hiện thời đúng là phản ảnh một trình trạng xã hội đầy tính hổ lớn và tính phi văn hóa trong sinh hoạt hay hoạt động nghệ thuật. Đây không phải là điều đáng buồn mà còn là điều đáng báo động cho tiền đồ phát triển của toàn thể một xã hội hay đất nước nói chung.

    Võ Hưng Thanh
    (21/4/13)

Phản hồi