WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giải phẫu một cuộc chống khủng bố

Tamerlin Tsarnaev 26 tuổi và Dzhokhar Tsarnaev 19 tuổi.

Tamerlin Tsarnaev 26 tuổi và Dzhokhar Tsarnaev 19 tuổi.

Hôm Thứ Hai 15 tháng 4 thành phố Boston, bang Massachusetts tổ chức chạy bộ để kỷ niệm Patriots’ Day (Ngày của những người yêu nước), ngày khởi đầu cuộc chiến tranh của 13 thuộc địa Hoa Kỳ chống Anh quốc giành độc lập năm 1775 và kết thúc thắng lợi năm 1783. Cuộc chạy bộ năm nay có trên 26.000 người tham dự .

Khi đoàn người chạy bộ về đến đích thì hai trái bom làm bằng hai nồi nấu thức ăn dưới áp lực (pressure cookers) nổ làm chết tại chỗ 3 người gồm một trẻ em và hai phụ nữ trong số hàng ngàn người đang đứng hai bên đường chờ đón cổ vũ đoàn chạy bộ. Hơn 250 người bị thương.

 Vụ nổ được ghi nhận ngay là một hành động khủng bố. Cảnh sát thành phố Boston đã nhanh chóng phối hợp với Sở Cảnh sát Liên bang (FBI), Sở Kiểm soát Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ (ATF) thuộc bộ Tư  Pháp, Bộ An ninh Nội địa (Department of Homeland Security) và Sở Cảnh sát bang Massachusetts để tiến hành cuộc điều tra và tóm bắt thủ phạm.

Bộ máy an ninh của Hoa Kỳ chứng tỏ hết sức hữu hiệu. Chỉ trong một ngày đọc các đoạn video hình do các máy ghi trên đường phố hay của các công sở và cơ sở thương mãi, qua ngày Thứ Ba (16/4) cơ quan an ninh đã nhận ra hình ảnh của hai kẻ khả nghi và họp báo phổ biến rộng rãi yêu cầu dân chúng giúp cơ quan an ninh truy tìm thủ phạm.

Hai thủ phạm là hai anh em Tamerlin Tsarnaev 26 tuổi và Dzhokhar Tsarnaev 19 tuổi, theo đạo Hồi, gốc Chechnya vốn thuộc Liên bang Nga, theo bố mẹ đến tị nạn chiến tranh (1) tại Hoa Kỳ năm 2002 lúc Tamerlin Tsarnaev 15 tuổi và Dzhokhar còn là một cậu bé 8 tuổi. Đến Hoa Kỳ, hai anh em Tsarnaevs  đi học như mọi người tị nạn khác. Tamerlin Tsarnaev bỏ học sớm, làm việc linh tinh kiếm sống và năm 2010 cưới cô Katherine Russel, một thiếu nữ Mỹ ở bang Rhode Island.  Sau khi lấy chồng cô Russell cải đạo theo Hồi giáo. Phần Dzhokhar Tsarnaev  sau khi tốt nghiệp cấp trung học xin được học bổng vào học nội trú tại University of Massachusetts Dartmouth, một trong những đại học thuộc hệ thống đại học tiểu bang Massachusetts. Dzhokhar Tsarnaev trở thành công dân Hoa Kỳ trong một lễ tuyên thệ tháng 11/2012 tại Boston.

Sau hành động khủng bố, Dzhokhar Tsarnaev trở về trường. Một sinh viên nhận diện qua hình ảnh được TV phổ biến đã báo cho FBI. Bị lộ, hôm Thứ Năm 18/4  hai anh em Tsarnaevs bắn chết Sean Collier, một cảnh sát viên thuộc Đại học MIT sau đó cướp xe tư nhân chạy trốn. Đấu súng với cảnh sát Tamerlin bị bắn chết sáng ngày Thứ Sáu 19/4. Dzhokhar Tsarnaev bỏ xe chạy bộ và lén trốn trong một chiếc thuyền du ngoạn tư nhân có bạt che sau vườn nhà ông David Henneberry trong vùng Watertown thuộc Boston. Ông Henneberry tình cờ phát giác báo cảnh sát. Sau nhiều giờ bị vây, Dzhokhar Tsarnaev đầu hàng và được đưa vào bệnh viện điều trị. Khi bị bắt anh bị thương nặng.

Hôm Thứ Ba 22/4,  bà Marianne B. Bowler, một quan tòa liên bang (federal magistrate) đã đến bệnh viện cùng với đại diện công tố và luật sư bào chữa của chính phủ và đọc cho Dzhokhar Tsarnaev nghe lệnh khởi tố về tội dùng vũ khí giết người tập thể khởi đầu thủ tục pháp lý truy tố công dân Dzhokhar Tsarnaev về tội khủng bố. Bà Bowler cho Dzhokhar Tsarnaev biết anh có thể dùng quyền Miranda  (Miranda Rights) (2) không trả lời các câu hỏi của bà nếu chờ có luật sư riêng. Dzhokhar Tsarnaev cho biết anh không thuê luật sư và trả lời các câu hỏi đơn giản theo thủ tục bằng cách gật đầu hay lắc đầu.

Cuộc điều tra cho thấy Tamerlin Tsarnaev có nhiều liên hệ với nhóm Hồi gíáo Chechnya chống Liên bang Nga trước khi di cư sang Hoa Kỳ. Tamerlin tiếp tục các quan hệ này đến mức báo động, và cơ quan an ninh Liên bang Nga đã cảnh báo FBI và CIA yêu cầu theo dõi. Năm 2011 FBI phỏng vấn Tamerlin Tsarnaev tại nhà riêng và xếp hồ sơ nội vụ. Riêng CIA chỉ thông báo cho FBI yêu cầu lên danh sách theo dõi. Có thể FBI nghi cơ quan an ninh Nga muốn mượn tay Hoa Kỳ trị Tamerlin nên không mấy quan tâm đến báo động của Nga.  Năm ngoái (2012) Tamerlin Tsarnaev trở về thăm bố mẹ tại Dagestan (3) trong 6 tháng. Thời gian này có thể là thời gian Tamerlin Tsarnaev làm việc với các thành phần Hồi giáo quá khích và được huấn luyện làm bom khủng bố.  Kỹ thuật làm bom khủng bố bằng nồi nấu ăn dưới áp lực được chỉ vẽ chi tiết trong báo điện tử Inspire online bằng Anh ngữ của nhóm Al Quada ở Yemen, nhưng giới chuyên viên về bom nghĩ  rằng muốn làm bom nổ hữu hiệu và gây thiệt hại nhân mạng nhiều như hai quả bom đã nổ tại Boston Tamerlin Tsarnaev phải được huấn luyện kỹ càng hơn.

Cuộc điều tra tiến hành nhanh chóng và các chi tiết dần dần hiện rõ. Câu hỏi then chốt của FBI là cuộc khủng bố có bàn tay của một nước ngoài không. Câu trả lời là “Không” vì các liên hệ Muslim của Tamerlin chỉ là liên hệ cá nhân.

Vụ khủng bố nếu còn được nói đến chỉ liên quan đến vụ xử Dzhokhar Tsarnaev. Giới luật sư cho rằng với tinh thần dân chủ cố hữu của Hoa Kỳ, với khuôn mặt còn búng ra sữa Dzhokhar Tsarnaev có thể thoát án tử hình để nhận án khổ sai chung thân có hạn khoan hồng.

Nhưng vụ khủng bố còn nhiều hệ lụy. Dù cuộc khủng bố Boston không phải là một âm mưu của một quốc gia thù nghịch, nguyên nhân xuất phát là cuộc đấu tranh của nhóm Hồi giáo quá khích trên thế giới chống Hoa Kỳ. Và chừng nào cuộc đấu tranh này còn tồn tại thì những cuộc khủng bố làm chết người dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn còn có thể xẩy ra.

Cuộc điều tra nhanh chóng cho những kẻ thù nghịch với Hoa Kỳ biết rằng phương tiện điều tra tìm bắt thủ phạm của Hoa Kỳ rất dồi dào và tinh vi. Chúng có thể đánh lén rồi bỏ chạy nhưng chúng không có chỗ trốn dù ở góc trời chân biển nào trên thế giới. Nhưng những phương tiện tinh vi đó cũng không thể giúp Hoa Kỳ chận đứng mọi âm mưu khủng bố. Một xã hội mở, dân chủ, tôn trọng luật lệ làm thế nào để chận trước một hành động âm mưu giữa hai người dùng kỹ thuật đơn sơ như anh em nhàTsarnaev: nồi nấu ăn dưới áp lực mua tại tiệm Macy’s ở Boston, thuốc súng lấy từ pháo bông mua ở bang New Hampshire bên kia ranh giới Massachusetts, mảnh bom bằng đinh mua ở Home Depot hay Lowe …

Điều đáng quan tâm là một vụ khủng bố nhỏ như vụ Boston  do hai tay khủng bố tập tễnh mới vào nghề và yếu tố thúc đẩy có thể do việc Tamerlin Tsarnaev bị từ khước quốc tịch Hoa Kỳ nhưng truyền thông và cơ  quan an ninh Hoa Kỳ đã biến thành một vụ quá lớn ngoài tầm vóc của nó. Các hãng truyền hình Hoa Kỳ ngưng hầu hết các chương trình hằng ngày để làm phóng sự về vụ khủng bố.Và khi Media đã xuống đường thì các cơ quan an ninh cũng đều xuống đường. Trên đường phố và trên màn ảnh nhỏ trong mỗi gia đình không thiếu bóng của nhân viên FBI, nhân viên sở AFT, đại diện Bộ Tư pháp, cảnh sát bang Massachusetts, cảnh sát thành phố Boston … Trong ngày Thứ Sáu 19/4 thành phố Boston bị giới nghiêm, cơ quan an ninh Hoa Kỳ đủ mọi thành phần huy động gần 1000 nhân viên công lực trang bị vũ khí chạy rầm rập trên đường phố, có cả xe bọc sắt xuất hiện như Boston là một trận địa. Và sự triển khai lực lượng đó chỉ để tìm bắt một cậu bé 19 tuổi đã bị thương! Dù Dzhokhar Tsarnaev có vũ khí và sẵn sàng bắn chết ai lại gần hắn, sự phô diễn đó là quá đáng và không cần thiết.  Đành rằng truyền thông có khả năng kéo cơ quan an ninh xuống đường và ngược lại làm thành một vòng tròn luẩn quẩn. Nhưng nếu cơ quan an ninh chỉ làm những gì vừa đủ thì truyền thông cũng sẽ  “top” lại.

Bài học của vụ khủng bố Boston 15/4 là bọn khủng bố đã dùng một tí năng lực, trong khi Hoa Kỳ tiêu dùng quá nhiều thì giờ, năng lực và tiền bạc để chống trả.

Cuộc chiến tranh khủng bố còn dài, sẽ còn những vụ đánh phá khủng bố tương tự dưới hình thức này hay hình thức khác, bộ máy an ninh của Hoa Kỳ cần đo lường và triển khai phương tiện đánh trả đúng mức để không mệt mỏi trước khi bọn khủng bố quốc tế bỏ cuộc.

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

————————————————-

Ghi chú:

(1)             Chiến tranh giành độc lập của người Chechnya chống Liên bang Nga bùng nổ năm 1994, và lan qua bang Dagestan thuộc Nga kế cận suốt hơn một thập niên sau đó.

(2)             Miranda Rights: Quyền do Tối cao Pháp viện phán quyết qua vụ Ernesto Artura Miranda kiện bang Arizona vi phạm quyền hiến định của anh ta quy định bởi Tu chính Hiến pháp số 5 rằng công dân có quyền không bị buộc khai báo để tự kết tội mình (self-incrimination) và có quyền có luật sư biện hộ.

(3)            Dagestan: một bang nhỏ thuộc Liên bang Nga, trung tâm hoạt động của các nhóm Hồi giáo chống Nga gồm gần 3 triệu dân giáp ranh với Chechnya.

5 Phản hồi cho “Giải phẫu một cuộc chống khủng bố”

  1. Khách says:

    Ở đời mọi việc xảy ra đều có nhân có qủa. Trước kia bọn việt cộng, bậc thầy của khủng bố, đặt bom kép khủng bố khắp miền nam giết hại biết bao dân thường, nào là nhà hàng Mỹ Cảnh, rạp Kinh Đô, tòa đại sứ Mỹ đường Hàm Nghi… mỹ đã không gíup chính quyền VN truy lùng tận diệt khủng bố để tạo thành tiển lệ cho bọn khủng bố phá họai nên nay nước Mỹ phải hứng chịu hậu qủa!

  2. Lê Anh Dũng says:

    Số nhân viên công lực huy động theo tôi đọc từ Yahoo là 9000 không phải 1000 như bài viết. Với con số này làm sao có thể bỏ qua không soát chiếc thuyền, đó là điều đáng tiếc.

  3. Lê Anh Dũng says:

    “Dù Dzhokhar Tsarnaev có vũ khí và sẵn sàng bắn chết ai lại gần hắn, sự phô diễn đó là quá đáng và không cần thiết”.

    Thế nào là đủ và không qúa đáng? Tại sao gọi là “phô diễn”? Làm như vậy mà vẫn còn sót cho tới khi chủ nhân của chiếc thuyền nơi tên khủng bố núp báo cảnh sát, chỉ lúc đó mới tìm ra. Trước đó cảnh sát không tìm ra, và ngỡ là khủng bố đã trốn thoát.

    Ta có thể trách là cảnh sát đã bỏ qua việc xét mọi thứ (thuyền, nhà xe, kho dụng cụ v.v…) trong phạm vi lục soát và đã để sót, nhưng không thể nói là qúa đáng và không cần thiết. Không huy động số người lớn như vậy làm sao bao phủ được cả diện tích lục soát, trong khi ở nơi đó hàng chục ngàn người vẫn cư trú? Nói vậy là không logic và sai, nếu suy luận từ kết qủa trở ngược lại.

    Tôi ngạc nhiên về khả năng lý luận của ông Trần Bình Nam: một kỹ sư tốt nghiệp tại Brest (Pháp quốc), một cựu trung tá hải quân, cựu dân biểu, cựu lãnh tụ chính trị, nhà bỉnh bút chính trị. Và đây không phải là lần đầu tôi ngạc nhiên về ông!

    • Người Buôn Mộng says:

      Totally agree with you, especially your last sentence.
      FYI, I jumped in to read your comment, and not TBN’s main writing.
      Suggest that next time, spend your time on other writers’.
      Have a good day!

      • Lê Anh Dũng says:

        Cám ơn Người Buôn Mộng. Tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục theo dõi bài viết của ông Trần Bình Nam vì những lý do sau:

        Trong sinh hoạt chính trị (ngay cả trên mặt bằng thế giới) có một giới đặc biệt “technocrat” (xem thêm
        https://en.wikipedia.org/wiki/Technocracy). Trong định nghĩa dài dằng dặc từ wikipedia, có một câu đáng chú ý “The term technocracy was originally used to designate the application of the scientific method to solving social problems, in counter distinction to the traditional economic, political, or philosophic approaches”. Đôi khi “technocrat” được dùng lẫn lộn với nghĩa “idiot savant”.

        Một điển hình lẫy lừng của “technocrat” là Robert McNamara, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ, đem áp dụng kỹ thuật quản trị chế xe hơi vào việc đánh nhau với VC, bằng phương pháp định lượng “body counts” (“He applied metrics (body counts) to determine how close to success his plan was”, http://en.wikipedia.org/wiki/Robert_McNamara).

        Ở VN, đặc biệt là ở hải ngoại, giới có kiến thức kỹ thuật, kinh tế nhưng sinh hoạt chính trị hoặc viết bài về chính trị một cách bền bỉ, có tiếng tăm không nhiều. Có thể kể Nguyễn Gia Kiểng (Ecole Central, Paris, Nguyễn Xuân Nghĩa (HEC- Paris), Ngô Nhân Dụng (Ph.D Kinh tế Canada), Trần Bình Nam (khoá 4 tại Ecole Navale de Brest với tên thật là Trần Văn Sơn).

        Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười:

        - Ông Kiểng có một số đề nghị, tư tưởng có giá trị, nhưng “basic instinct” của ông qúa mạnh, ông kiêu ngạo, coi thường nguời khác (dù chữ dùng yêu thích trong các bài viết của ông là “khiêm tốn”), xem khiêu khích, chọc phá như một môn thể thao yêu thích không thể tự chế; nên ông làm uổng rất nhiều công sức của ông và các chí hữu của ông. Ông Nguyễn Minh Cần (Russia) có viết một bài nói về chuyện này khi chấm dứt làm việc với ông Kiểng, đăng trên bán nguyệt san Thế Kỷ 21.

        - Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, khôn khéo, viết và làm duyên đôi khi thành điệu đàng. Đúng bài bản economist, sắc sảo nhưng lại trơn lu, không dám mạo hiểm trong trí tuệ như ông Kiểng. Nhiều khi đọc xong bài của ông, tôi có cảm giác “lửng lơ con cá vàng”, nhưng “mua vui cũng được một vài trống canh”.

        - Ông Ngô Nhân Dụng, trên trung bình. Ông làm một việc rất khó là viết bình luận cho nhật báo Người Việt, nên “nhất dạ lục giao không thể nào sinh ngũ tử” vì nhiều nên bị loãng, đây là điều đáng thông cảm. Ông là giáo thọ của Làng Mai (không biết bây giờ còn không), nên có lúc bị tẩu hoả nhập ma, lẩm cẩm khi áp dụng qúa lố việc cảm thông. Lần làm tôi khó chịu là trong một bài viết về vụ Khomeni ra một fatwa đòi giết Salman Rushdie vì ông này viết báng bổ Mohammad, ông Dụng nói là phải thông cảm … Ta có thể hiểu phản ứng, nhưng không thể tự kiểm duyệt, tự kiềm chế suy nghĩ và tự do phát biểu, bởi vì ở đâu cũng có một nhạy cảm nhất định. Và nhân loại sẽ đi về đâu nếu ai cũng tự khoá mồm mình lại vì sợ mất lòng một nhóm người nào đó.

        - Ông Trần Bình Nam, lâu nay ông đi xuống, thỉnh thoảng làm tôi giật nẩy mình, nhất là khi ông nhận xét, lý giải những sự kiện xã hội, chính trị như cách giải phương trình bậc một, gỉải quyết khâu sản xuất của một nhà máy: đối tượng có chừng đó thì cung cấp một lượng tuyến tính (linear) tương đương để giải quyết; mà không nghĩ tới phản ứng của dân chúng với chính quyền nếu chính quyền chỉ huy động một số nhỏ như ông đề nghị và lại bắt hụt tên khủng bố.

        Tóm lại, những nhà “technocrat” của chúng ta có hố, hay qúa đáng thì chúng ta huýt sáo, nhưng không có họ thì cũng không nên.

Phản hồi