WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Bên Thắng Cuộc” được dịch sang tiếng Nhật

5-Sach-eac52

Giáo sư người Nhật Ari Nakano, chuyên ngành chính trị học, đang làm việc tại đại học Daito Bunka tại Nhật Bản. Bà cũng dạy tiếng Việt cho một số Đại học Nhật. Bà đã dịch hai cuốn sách của tác giả Bùi Tín là Hoa Xuyên Tuyết và Mặt Thật, và hiện đang dịch quyển Bên Thắng Cuộc của tác giả Huy Đức sang tiếng Nhật. Tháng hai vừa qua bà có tham gia một hội thảo về chính sách môi trường tại Hà Nội. Bà đã dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn sau đây:

Giúp người Nhật hiểu rõ VN

Kính Hòa: Được biết là giáo sư đang dịch quyển Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức sang tiếng Việt, theo giáo sư thì quyển sách có tầm quan trọng như thế nào đối với Việt Nam hiện đại?

GS Ari Nakano: Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc ba mươi tám năm rồi. Tác giả Huy Đức sinh năm 1961, cùng thế hệ với tôi, thế hệ không có trải nghiệm cuộc chiến đó. Có thể là anh Huy Đức không có bị ảnh hưởng nhiều bởi ý thức hệ chính trị, vì vậy điều đó cho phép anh ấy có cái nhìn khách quan hơn về lịch sử. Tôi cho rằng cuốn sách này quan trọng đối với người Việt Nam. Tôi nghe rằng học sinh Việt Nam không quan tâm đến lịch sử bởi vì lịch sử được giảng dạy ở Việt nam theo ý thức hệ chính trị. Tôi hy vọng thế hệ trẻ Việt nam sẽ quan tâm hơn về lịch sử không phải với ý thức hệ chính trị mà với tầm nhìn khách quan hơn.

Kính Hòa: Giáo sư nghĩ rằng công chúng người Nhật sẽ đón nhận cuốn sách ra sao?

GS Ari Nakano: Trong thời kỳ chiến tranh người Nhật quan tâm đến Việt Nam và sau khi chiến tranh kết thúc, sự quan tâm đó mất đi vì chúng tôi không có thông tin từ trong nước Việt Nam. Chúng tôi không hiểu tại sao lại có thuyền nhân, tại sao lại có chiến tranh giữa Việt Nam với Campuchia và với Trung Quốc. Chúng tôi chưa bao giờ hiểu là thực sự cái gì đã xảy ra bên Việt Nam sau năm 1975. Người Nhật chỉ biết về chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đổi mới, chúng tôi không có thông tin về giai đọan sau 1975 cho đến khi đổi mới bắt đầu. Sách Bên Thắng Cuộc sẽ giúp người Nhật hiểu những điều đó.

Kính Hòa: Giáo sư có gặp khó khăn gì không khi dịch quyển sách này?

GS Ari Nakano: Tôi thường xuyên liên lạc với anh Huy Đức qua email và anh ấy trả lời rất nhanh nên tôi không gặp khó khăn gì dù tôi ít có thì giờ. Tôi chỉ có một lo ngại cho anh ấy sau khi anh ấy về nước, không biết có bị bắt hay không?

Kính Hòa: Xin giáo sư cho biết về cuộc hội thảo ở Hà nội hồi tháng hai mà giáo sư có tham gia.

GS Ari Nakano: Hồi tháng hai vừa qua tôi có một cuộc hội thảo tại Hà Nội về chính sách môi trường tại Việt Nam, kể cả dự án Bauxite ở Tây Nguyên. Rất tiếc là phía Việt nam không muốn đề cập đến vấn đề Bauxite nên chúng tôi đã không thảo luận được gì cả. Tôi cho là hội thảo có rất ít kết quả vì phía cơ quan chính phủ Việt Nam không muốn công khai những gì bất lợi cho họ.

Kính Hòa: Thưa Giáo sư, tôi có nghe nói là do bài viết về cuộc hội thảo đó của Giáo sư trên báo Asahi Shimbun mà công an đã đến văn phòng của báo này ở Hà Nội.

GS Ari Nakano: (cười) Tôi có nghe nói, mà thực ra thì đại diện của Asahi với bài viết có quan hệ gì đâu.

Kính Hòa: Thưa Giáo sư có nghĩ rằng do bài viết ấy mà Giáo sư sẽ gặp khó khi trở lại Việt nam không?

GS Ari Nakano: (cười) Tôi không biết là đối với một giáo viên đưa sinh viên Nhật sang Hà Nội học tiếng Việt hai hay ba tuần thì có gặp khó khăn gì không.

Kính Hòa: Xin cám ơn Giáo sư đã dành thời giờ cho Đài Á Châu Tự Do thực hiện buổi phỏng vấn hôm nay.

Theo RFA

3 Phản hồi cho ““Bên Thắng Cuộc” được dịch sang tiếng Nhật”

  1. T. says:

    Do9c xong 2 cuốn sách của tác giả O-sin và nhìn vào thực tế hiện nay của Việt Nam thì cuốn sách nên có đề tựa là ” BÊN NÔ LỆ” thay vì Bên Thắng cuộc????

  2. Bùi Tường says:

    Cảm ơn bà GS người Nhật đã dũng cảm dịch cuốn Bên thắng cuộc ra tiếng Nhật . Bọn mật vụ muốn tâng công với chủ , bọn dư luận viên ở VN vẫn căm ghét cuốn sách này , chúng cố tạo dư luận để tống Huy Đức vaò tù , nhưng đến lúc này không thành , nên bọn chúng cũng tìm cach làm hại bà bằng cả những thủ đoạn hèn hạ nhất , như ăn cắp cả quần lót của bà. CSVN làm những chuyện mà một người bình thường không thể hiểu nổi .Đưa gái đi làm đĩ ở Hàn quốc, Đài loan , chúng bảo là đi xuất khẩu lao động. Đi xuất khẩu lao động, chúng lại bảo đi tìm đường cứu nước. Đi biểu tình bảo vệ đất nước , chúng lại bảo đi làm đĩ, bắt vào trại cải tạo gái điếm…..Mong bà cẩn thận. Cảm ơn bà.

  3. TRĂNG NGÀN says:

    HẬU THỰC DÂN

    Trăm năm nô lệ Thực dân
    Tưởng mong độc lập vinh quang nước nhà
    Ai ngờ thời thế quỷ ma
    Chiến tranh thảm khốc, đúng là ghê thay
    Cuối cùng, rồi cũng qua đi
    Bên thua bên thắng, tàn phai mấy hồi
    “Bên Thắng Cuộc” quả đây rồi
    Sự tình ghi lại những hồi thâm sâu
    Thật là Huy Đức hàng đầu
    Người tiên phong đó quả hầu it ai
    Cho dù đẻ muộn sinh sau
    Tỏ bày bản lĩnh một người hậu sinh
    Bao năm lịch sử bất bình
    Bởi vì Lê Duẩn, Trường Chinh chặn hầu
    Đến ngay con trẻ phải rầu
    Coi thường sử học quả hầu nhục thay
    Sự tình chưa có xưa nay
    Trẻ em nước Việt “bái bai” sử mình
    Khác chi một tội tày đỉnh
    Đánh đồng lịch sử với điều ngoại lai
    Chỉ toàn “ý hệ” nêu cao
    Vì do dốt nát có nào hiểu sâu
    Tầm tầm thì hẳn biết đâu
    Những gì Các Mác đặt điều nêu ra
    Ngỡ rằng thánh triết cao xa
    Ai ngờ chỉ của thằng cha khật khù
    Nên làm dân tộc ra ngu
    Ngàn năm văn hiến vốn dòng thông minh
    Thương thay nước Việt Nam mình
    Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
    Thôi thì đã biết vậy thay
    Hoan hô Huy Đức những ngày vừa qua !

    NON NGÀN
    (12/7/13)

Phản hồi