WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trương Tấn Sang làm gì ở Mỹ?

 

2-7

Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, tháng 6/2013

Cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang vào ngày 25/07/2013 hứa hẹn một sự đón tiếp “nồng nhiệt” của cộng đồng người Việt tự do ở Mỹ.

Các bang Texas, Georgia, Califonia, Washington DC, Maryland, Virginia, New Jersey, v.v. đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện tại Hoa Kỳ của nhà lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam.

Cuộc biểu tình, tất nhiên là sinh hoạt dân chủ bình thường tại Hoa Kỳ, thế nhưng có lẽ chẳng có nguyên thủ quốc gia nào như của Việt Nam, thăm chính thức Hoa Kỳ, nhưng vào Nhà Trắng bằng… cổng sau. Truờng hợp của Trương Tấn Sang chắc khó tránh được số phận dành cho Thủ tướng Phan Văn Khải hay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Chủ tịch nước của CHXHCN Việt Nam về thực chất chỉ là một chức vị mang tính đạo đức nhiều hơn, ít có thực quyền. Trừ giai đoạn Lê Đức Anh, vì sau lưng có hậu thuẫn của tình báo quân đội, vai trò của Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết trong cán cân quyền lực mờ nhạt. Trương Tấn Sang lên, muốn thay đổi nhưng lực bất tòng tâm. Thất bại thấy rõ trong cuộc xung đột, tranh giành ảnh hưởng với Nguyễn Tấn Dũng, tại Hội nghị 6 và Hội nghị 7 Trung ương Đảng, khiến Tư Sang chùng hẳn. Từ mối quan tâm đối nội, Tư Sang chuyển qua đối ngoại, là nơi còn khoảng trống chút ít cho vai trò của chủ tịch nước.

Tuy nhiên, việc Tư Sang qua thăm Trung Quốc vào tháng 6/2013, cũng chỉ để nhất quán hoá các thoả thuận với Bắc triều trước đó của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 10/2011 và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 4/2010.

Thông báo chung, được nghi ngờ do Trung Quốc soạn thảo và đưa cho phía Việt Nam ký, một văn bản đầu hàng với 29 lần nhất trí, xác định chính sách thống nhất phò Tàu giữ đảng, bất chấp sự khiêu khích không ngừng về lãnh thổ của Trung Quốc, là tất cả những gì ông Tư Sang làm được trong chuyến đi này.

Ngay sau đó, trong tháng 7, Barack Obama chính thức mời Trương Tấn Sang qua Hoa Kỳ và phía Việt Nam nhận lời. Điều này có ý nghĩa gì?

Thông thường, một chuyến công du tới một quốc gia khác của nguyên thủ quốc gia được bàn bạc, sắp xếp qua con đường ngoại giao có khi cả năm hoặc vài năm. Chuyến đi có vẻ gấp gáp cho thấy Hoa Kỳ muốn sự có mặt của Trương Tấn Sang để chuyển giao thông điệp của mình, và qua Hoa Kỳ cũng là mong muốn của Việt Nam.

Thực ra, Tư Sang không có quyền hạn nào trong chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại được chỉ đạo bởi Bộ Chính Trị, nơi mà Tư Sang không có đủ hậu thuẫn cần thiết. Tư Sang chỉ làm công việc giao liên. Cho nên Hoa Kỳ khó có thể hy vọng gì nhiều từ cá nhân Tư Sang.

Việt Nam đang rất cần Hoa Kỳ, đó là điều không thể chối cãi. Trước hết, Hoa Kỳ là một thị trường rất lớn, chỉ kém chút ít so với Liên minh Âu châu và Trung Quốc. Kể từ khi hai nước đã ký kết Hiệp định thương mại vào tháng 12/2001, giao thương buôn bán không ngừng tăng lên từ khoảng 1 tỷ USD tới 26 tỷ USD hiện nay, theo Văn phòng của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ năm 2010 đạt trên 11 tỷ đôla, dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 12,5 tỉ USD trong năm 2013.

Trong khi đó, Trung Quốc trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất, giai đoạn 2002 – 2010, nhập siêu Việt Nam từ Trung Quốc tăng khoảng tám lần và không có dấu hiện suy giảm, ở mức 14,5 tỷ USD năm 2011 và 16,7 tỷ USD năm 2012. Đáng lo ngại là Uỷ ban châu Âu đã cảnh báo có tới 58% sản phẩm đồ chơi, hàng tiêu dùng, hàng dệt may Trung Quốc là hàng nhái và nguy hiểm đến sức khoẻ.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đang lãnh đạo một nền kinh tế suy giảm bởi các công ty thuộc sở hữu nhà nước thua lỗ, một hệ thống ngân hàng với núi nợ xấu, và nạn tham nhũng hoành hành, tăng truởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 1988. Không thể thiếu một đối tác thương mại như Hoa Kỳ trong cuộc chơi kinh tế. Không chỉ là thị trường xuất khẩu, mà còn các khoản tín dụng quốc tế, trong đó tiếng nói của Hoa Kỳ rất quan trọng.

Từ tháng 10/2010 Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP là hiệp định đa phương giữa 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam và Nhật Bản. Khi TPP được ký kết, tổng thu nhập của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 26,2 tỉ USD và sẽ tăng lên 37,5 tỉ USD nếu Nhật Bản tham gia TPP. Do đó, TTP là một ưu tiên của Việt Nam trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ.

Mặc dù trong thế bức bách, cần “có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn ở ngay bên cạnh ủng hộ và hợp tác” (lời của Nguyễn Chí Vịnh) để giữ độc quyền cai quản đất nước, nhưng trong tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không ít người nhìn thấy ý đồ thâm hiểm và bản chất độc ác, lật lọng của Trung Cộng. Đi với Tàu, nhưng trong thâm tâm họ vẫn không muốn bị Tàu đè đầu, cưỡi cổ, nhất là trong bối cảnh lòng yêu nuớc, chống  xâm lược Tàu của dân chúng đã ngấm vào xương tuỷ. Một ngàn năm Bắc thuộc đã không thể đồng hoá được dân tộc Việt. Lịch sử đã sinh ra một Ngô Quyền, năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam.

Cho nên, ngoài  việc hợp tác với các nước trong khối Asean, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, sự hợp tác chặt chẽ với Hoa kỳ, một siêu cường về quân sự và kinh tế, mới có thể chống lại sự quyết đoán ngang ngược đang phát triển của Trung Quốc trong mộng bành trướng bá quyền trên Biển Đông. Chuyến đi của Tư Sang không thể nằm ngoài chủ đề quan trọng này. Nhưng đây là chủ đề khó khăn. Làm thế nào để hợp tác với Hoa Kỳ sâu rộng hơn mà không làm mất lòng Trung Cộng đã bị lệ thuộc? Một mình Tư Sang không thể làm nên điều gì. Hoặc là ông ta học thuộc lòng những nước cờ của Bộ Chính Trị, hoặc khả năng rút giấy ra đọc như Phan Văn Khải là hoàn toàn có thể xảy ra.

Quả đắng trong chuyến công du của Tư Sang là Tổng thống Obama “cũng mong muốn thảo luận về nhân quyền”.

Trong chiến lược di chuyển lợi ích về Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam với thế địa chính trị là con bài không thể bỏ rơi của Hoa Kỳ trong chính sách kìm hãm Trung Quốc, mặc dù điều này rất khó trong mối tương quan hiện tại. Dù vậy, người Mỹ có tầm nhìn xa trông rộng, họ hiểu rất rõ cái thế phải đu giây của Việt Nam và dựa trên lòng yêu nước và chống Tàu truyền thống của dân tộc Việt.

Cho nên trong quan hệ song phương, nhân quyền là nhạy cảm và cần thiết, nhưng không phải là vấn đề trọng tâm. Các nhà lập pháp của quốc hội Hoa Kỳ nhắc nhở, đòi hỏi, buộc tổng thống Barack Obama không thể không đề cập.

Tình trạng nhân quyền của Việt Nam gần đây là thảm hoạ. Gần 40 bloggers bị bắt giữ, nhận các bản án tù giam nặng nề chỉ vì họ có các bài viết phê phán chính phủ, chống Trung Cộng xâm lược một cách ôn hoà. Rất nhiều bloggers khác bị sách nhiểu, trấn áp.  Bắt giam ba bloggers Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy và cáo buộc tội “trốn thuế” để xét xử nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân là những bước lùi nghiêm trọng.

Tuy nhiên, tôi không hy vọng gì một sự nhượng bộ của Tư Sang về nhân quyền. Nếu có chỉ có thể là hứa hẹn, hoặc chống chế “Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có những người vi phạm pháp luật”. Thực chất, trong lĩnh vực này, quyền hạn của Tư Sang cũng chẳng có bao nhiêu.

Tóm lại trong cơ cấu quyền lực hiện hành, chuyến công du của Trương Tấn Sang sẽ chẳng mang lại điều gì đột phá. Ông ta chỉ là người mang đến và mang về thông điệp của đôi bên.

© 2013 Lê Diễn Đức – RFA Blog

244 Phản hồi cho “Trương Tấn Sang làm gì ở Mỹ?”

  1. Tập Làm Văn says:

    Ngày xưa đánh đuổi Mỹ ra
    Bây giờ thảm đỏ đảng mời Mỹ vô
    Rằng xưa đảng quá hồ đồ
    VN mất đất, biển hồ Tầu xơi

    Ông Obama Tổng Thống Mỹ ơi
    Xin mời quá cảnh sang chơi một lần
    Có Ông lực lượng mới cân
    Nếu không, Tầu đểu nuốt dần Việt Nam!

  2. resident evil says:

    Đoàn biểu tình chống chủ tịch nước lần này lèo tèo quá ko đc rầm rộ như mấy năm trc, chắc bà con về VN biết đc sự thật nên ko góp tiền nữa lấy tiền đó đi mua đồ nhậu về nhà liên hoan .

    • Nguyen Langmang says:

      Có thật “Đoàn biểu tình chống chủ tịch nước lần này lèo tèo quá ko đc rầm rộ như mấy năm trước?

      Tôi đã nói với bác Người HN mấy hôm trước là ráng chờ để xem hình ảnh biểu tình rồi cơ mà! Các bác bấm vào đây đọc và xem hình ảnh từ báo Người Việt: ” Biểu tình chống ông Trương Tấn Sang ở Washington DC

      Bản tin: “Hoa Thịnh Đốn (NV) – Vào lúc cao điểm nhất, cuộc biểu tình đòi nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam tại trước sân Tòa Bạch Ốc sáng thứ Năm 25 tháng Bẩy đã thu hút được khoảng gần 1,000 đồng hương người Việt từ khắp nơi kéo về“.

      Ông CTN TTS và Ngoại trưởng J.Kerry không đá động gì đến nhân quyền trong buổi tiệc tiếp đón cũng dễ hiểu, vì ông J.Kerry là nhà ngoại giao, là cương vị chủ nhà nên tế nhị trong việc này, còn CTN TTS thì coi đó là điều cấm kị không dám nhắc đến, việc này hãy còn quá sớm để bình luận, chúng ta hãy chờ đợi cuộc đối thoại giữa ông CTN với TT Mỹ Obama sẽ rõ hơn.

      Nếu nhân quyền được nhà nước VN cam kết tôn trọng thì cả các bác, tôi và nhân dân Việt Nam đều được hưởng mà.

      Bác resident evil nói có lí, có lẽ chúng ta nên góp tiền mua đồ nhậu về liên hoan, chào mừng nhân quyền là vừa.

    • Lý Chính Luận says:

      @resident evil : Cờ vàng cảm thấy đã nói với TTObama những điều cần nói rồi. Cho nên bây giờ họ thinh lặng. Họ để mặc TT Obama rảnh tay mời thằng ăn cướp vào nhà để dạy dỗ cho nó biết lễ độ, việc gì phải la ó ồn ào lên nhỉ?

  3. Người HN says:

    Cả hai bài phát biểu của CTN TTS và Ngoại trưởng J.Kerry đều rất hay, đều mang tính chất cởi mở thẳng thắn thiện chí hợp tác hướng tới tương lai sẽ tốt đẹp hơn,rồi đối tác chiến lược toàn diện trong một thời gian không xa chỉ cần nghe con số 16 nghìn du học sinh thôi cũng đủ hiểu tiềm năng trí thức khoa học VN tương lai thế nào? Những người CCCĐ đeo kính hiển vi mà tìm xem trong lời của ngài ngoại trưởng có từ nào về nhân quyền không?

    http://www.baocalitoday.com/vn/video-truyenhinhvietnamus/toan-canh-cuoc-tiep-don-cua-ngoai-truong-john-kerry-voi-ong-chu-tich-csvn-truong-tan-sang.html

  4. Bùi lễ says:

    Những cụ nào mà có ý nghĩ dùng Mỹ (đu dây)/ dung VN để chống Tàu thì rang ngồi chờ sung rung.
    Mấy thằng việt cộng ngu đã đành vì bọn họ chỉ cao đụng đáy quần chúng mà thôi .

    Chẳng ai thương mình bằng mình cã . Thằng Mỹ cuối năm 74 đã làm ngơ cho Tàu lấy hoàng sa
    vì nó muốn rút chân ra khỏi NVN khi mà đã thỏa thuận xong với Tàu để chờ Nga xập tiệm .
    Nay nó muốn trở lại Á châu chẳng wa vì nguồn lợi cho nước nó . Nó chẳng dại gì đem xướng máu
    của dân nó ra đổ khơi khơi cho thằng việt cộng mà nó chẳng bao giờ tin tưởng . Hơn nữa thằng
    việt co6.ng mà lời nói của bọn nó như lổ đít của trẻ thơ. Thành ra nói Mỹ bỏ tiền và bỏ sức ra
    giúp cho VC thì sorry ! Ngoại trừ chỉ khi nào việt cọng tự nó giúp nó trước .

    Mỹ nó biết rỏ việt cộng muốn dùng Mỹ mà lại vâng lời Tàu sai khiến cho nên bảo Mỹ nó giúp VC đánh Tàu/ngăn Tàu là ngù mơ .

  5. Người HN says:

    Hi, thời tiết ở DC đẹp quá, chẳng thấy mống nào biểu tình để coi, lại thấy có 1 em bé người việt khoác cờ đỏ trên người đứng ngoài đường ngay nơi KS đoàn VN ở, thế mới hay! Để hôm nay lòng vòng coi bằng được tấu hài xem nó ra răng?

    • Lý Chính Luận says:

      Đúng là miệng lưỡi của mấy thằng thọc gậy bánh xe!

      Giường cờ vàng biểu tình thì bị gọi là CCCĐ; Im lặng thì bị chê là “rét”.

      Cờ vàng cảm thấy đã nói với TTObama những điều cần nói rồi. Cho nên bây giờ họ thinh lặng. Họ để mặc TT Obama rảnh tay mời thằng ăn cướp vào nhà để dạy dỗ cho nó biết lễ độ, việc gì phải la ó ồn ào lên nhỉ?

    • Nguyen Langmang says:

      Hôm nay chưa có. Ngày mai thứ năm 25.7. mới có biểu tình “chào đón” chủ tịt nước Trương Tấn Sang!

      Người HN cố gắng chờ, nhớ làm “tường trình” và post hình ảnh biểu tình lên ĐCV nghen!

  6. Tập Làm Văn says:

    Ông Sang qua Mỹ làm gì?
    Để mong tổng thống Hoa Kỳ giúp cho
    Cản Tầu giữ vững cơ đồ (bảo vệ VN)
    Hay ông chỉ muốn chơi trò đu giây?

  7. Nguyen Trong Dan says:

    CÃI CỐI HỎI MỘT CÂU QUÁ HẾT SỨC ….NGU , CÁI NGU THUỜNG TRỰC CỦA BAN TUYÊN HUẤN

    VIỆT NAM CỘNG HÒA CÓ HIỆN NGUYÊN HÌNH , HỒI SINH HAY KHÔNG như đồng chí Cãi Cối hỏi LÀ DO SỰ GIÚP ĐỞ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TA !

    ĐẢNG TA CÀNG CỐ CHẤP ĐỘC TÀI THÌ VIỆT NAM CỘNG HÒA HIỆN RA CÀNG NHANH VÌ SỨC NÓNG CỦA AP BỨC LÀ ĐIỀU KIỆN QUÁ TỐT CHO VIỆT NAM CỘNG HÒA HỒI SINH

    ĐẢNG TA CÀNG NGU DỐT THAM NHŨNG , ÔM CHÂN KINH TẾ ĐỊNH HUỚNG XHCN, NỢ CÀNG NGẬP ĐẦU THÌ VIỆT NAM CỘNG HÒA HIỆN RA CÀN NHANH, TÁI LẬP KINH TẾ , ĐI LÀM MÀ TRẢ NỢ CHO SAI LẦM CỦA ĐẢNG VÌ CÁC CHỦ NỢ MUỐN THẤY TIỀN LỜI

    ĐẢNG TA CÀNG CƯƠNG QUYẾT NHỚ ƠN NƯỚC LẠ BAO NHIÊU THÌ VIỆT NAM CỘNG HÒA HIỆN RA CÀN NHANH BẤY NHIÊU ĐỂ CÂN BẰNG THẾ LỰC TRONG VÙNG

    **********************************************
    MUỐN VIỆT NAM CỘNG HÒA KHÔNG HIỆN RA HỒI SINH THÌ ĐẢNG TA PHẢI THAY ĐỖI TRỞ THÀNH VIỆT NAM CỘNG HÒA !
    ***************************************************

    HẠ CÁNH AN TOÀN HAY ĐẢO CHÁNH QUÂN SỰ, CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN XẢY RA HOÀN TOÀN TÙY THUỘC VÀO ĐỘ SÂU CỦA CÁI NGU CỦA ĐẢNG TA MA` THÔI !

    ***********************************************

    NHỮNG ĐIỀU KIỆN VỀ NHÂN SỰ & CƠ CHẾ CHO CUỘC HỢP TÁC HOA KỲ _ VIỆT NAM

    VỀ YẾU TỐ NHÂN SỰ : (TÓM LƯỢC )

    1. Một thế hệ lãnh đạo VN mới trẻ trung được đào tạo từ các đại học ở Hoa KỲ haY Tây Âu CHỚ KHÔNG PHẢI TỪ CÁC LỚP BỔ TÚC VĂN HÓA với bằng cấp giã như hiện nay sẽ là một điều kiện đòi hỏi CẤP BÁCH trong sự dàn xếp nhân sự cho nền chính Trị Việt Nam

    2. Thế hệ trẻ lãnh đạo trẻ này tuyệt đối không thể đi theo VẾT XE ĐỔ CỦA NGUYỄN VĂN LINH , ” Trung Quốc có bành trướng gì thì cũng là nước XHCN ” .

    3. Thế hệ trẻ lãnh đạo trẻ này được tuyển lựa thông qua bầu cử trực Tiếp của Toàn Dân chớ KHÔNG PHẢI THÔNG QUA ĐẠI HỌI ĐẢNG CS như chúng ta thấY thể hiện hiện naY ở Tư Sang Ba Dũng

    4. Thế hệ trẻ lãnh đạo trẻ này phải hứa hẹn CHẤM DỨT MỌI HÌNH THỨC ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN & CÁC NGÀNH KINH TẾ

    VỀ YẾU TỐ CƠ CHẾ CHÍNH TRỊ : ( TÓM LƯỢC )

    *** Thể chế chính trị mới này phải dựa trên nguyên tắc BẦU CỬ TRỰC TIẾP

    ***Thể chế chính trị mới này PHẢI TỪ BỎ ĐỊNH HUỚNG XHCN theo chủ nghĩa Mac Lê cực đoan

    ***Thể chế chính trị mới này PHẢI CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG ĐẢNG TRỊ ĐEN TỐI KHÔNG MINH BẠCH

    *** Thể chế chính trị mới này sẽ có điều khoản gia tăng quyền hạn cho Quốc Hội & cũng như gia tăng tính độc lập của ngành tư pháp. GIA TĂNG TỚI ĐÂU LÀ TÙY THỜI THẾ VẬY

    ***Thể chế chính trị mới này CẦN CÓ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ MINH BẠCH VỀ QUYỀN HẠN & TRÁCH NHIỆM CỦA TỔNG THỐNG , CÁC CÔNG CHỨC CAO CẤP.

    *** Thể chế chính trị mới này dựa trên bản Hiến Pháp thừa nhận & thực thi rõ ràng minh bạch các quYền căn bản của Hiến Chương LHQ

    ************************
    NẰM TRONG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CHUẨN BỊ NHÂN SỰ,

    CHÍNH PHỦ HOA KỲ HIỆN ĐANG GIA TĂNG SỐ DU HỌC SINH TỪ VIỆT NAM MỘT CÁCH KINH KHŨNG , LẦN ĐẦU TIÊN QUA MẶT CẢ CHINA NƯỚC LẠ năm 2013

    CHÍNH PHỦ HOA KỲ CŨNG ĐANG THÚC ĐẨY CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUÂN SỰ MỞ RỘNG TẠI WEST POINT CHO VIỆT NAM

    CHÍNH PHỦ HOA KỲ cũng đang có kế hoạch tài trợ Giáo dục ngay tại Việt Nam cũng như tài trợ hàng loạt các chương trình đào tạo ngắn hạn cho các chuyên viên trong các lãnh Vực Dân Sinh VỐN XA XÚT QUÁ ĐÁNG VÌ SỰ ĐIỀU HÀNH NGU DỐT CỦA ĐẢNG TA

    ********************************************************

  8. nvtncs says:

    Với tầm nhìn của một công dân Mỹ, tôi nghĩ rằng việc Mỹ dùng VN đễ chống Tầu là một chính sách sai lầm của chính phủ Obama.
    Tôi đồng ý với Ellen Bork rằng Mỹ cần đoàn kết với các nước dân chủ ở Á Đông và khuyến khích phong trào dân chủ ở các nước Á Đông thay vì đi đêm với công sản VN.

    Xin mời quý đọc giả xem bài sau của Ellen Bork và suy nghĩ thêm về vấn đề quan hệ của Mỹ với VN:
    ———————–
    “What should Obama do to bring policy into line with his rhetoric? Where Vietnam is concerned, gestures like state visits, trade and advances in military ties should follow, not precede, political reforms and human rights concessions by Vietnam’s ruling communist party. Although the administration likes to cite Burma as a success of its pivot policy, the outcome there is still in doubt. As the pace of change has slowed, the administration finds it has already given up leverage by lifting sanctions and exchanging presidential visits before vital constitutional amendments and military reforms have been made.

    Asia is home to more people living under democratic rule than in any other region of the globe, not just home to autocratic China. “We should take as much strategic advantage of that fact while dealing with rising power,” says Gary Schmitt of the American Enterprise Institute. “It’s that democratic reality that will ultimately make the pivot viable, not one-off ‘realist’ deals with a country like Vietnam.”

    Above all, the U.S. needs to understand that China’s challenge is ultimately a political one. China’s combination of authoritarian rule and economic success is a model for developing countries and its influence an excuse for dissembling for others. Ignoring China’s political repression and communist governance tells our friends and adversaries that the U.S. is insincere, weak or both. An Asia-pivot policy divorced from democratic values “will play into the Chinese Communist Party’s nationalist narrative, according to which the United States is selfishly conspiring with its allies in the region to encircle and contain China, thwarting its rise as a world power,” Tyler Roylance of Freedom House argues. “How else to explain an American embrace of one Communist regime at the apparent expense of another?”

    [See a collection of political cartoons on Chinese hacking.]

    “You cannot be a great speaker unless you are a great doer,” Walter Russell Mead wrote in the Wall Street Journal recently, citing Obama’s inaction on Syria and Iran after soaring speeches invoking freedom from tyranny and universal values. “Quit thinking of speechmaking as an act in itself,” Mead advised the president,” and begin to think of it as the verbal expression of an action already under way.”

    The invitation to Sang was ill-advised considering what is happening in Vietnam. Since the visit is going forward, it is imperative that Obama speak publicly and unambiguously to Sang about the role of democracy in U.S. Asia policy. And then Obama should act as if he means what he says.

    Ellen Bork is Director of Democracy and Human Rights at the Foreign Policy Initiative (FPI) in Washington, D.C. FPI’s website is http://www.foreignpolicyi.org.”

    http://www.usnews.com/opinion/blogs/world-report/2013/07/23/obamas-problematic-visit-with-vietnams-president-sang

    • Nguyen Trong Dan says:

      LAI RAI TẬP VIẾT TIẾNG ANH CHƠI…

      Dear Ellen Bork,

      I respect your expert on foreign policies in term of persuade approach protocol for a civil reform on Human Right , however, the president Obama ‘s decision to invite Communist Viet Nam President , Truong Tan Sang , is a decisive political move to maintain a permanent of US leadership in the South East Area .

      The President Obama has send a strong message to the region that “we are here (Soutth East Asia ) , we are willing to cooperate and listen to your country ‘s concerns of National security ” by inviting Mr. Truong visiting US.

      You have forgotten that the priority in the region has shifted toward national security when China increases national defense budget rapidly since 2005

      American must act to balance.

      What is a protocol that you think President Obama should approach on this matter?

      National security cooperation can not be approached by sending South East Asia partners such as communist Viet Nam away from the US but by bring them closer to the US

      Underneath President Obama ‘s policy, it implies an approach of gradually voluntarily change protocol in term of civil rights.

      By bringing communist Viet Nam closer , the United States has an opportunity to expose its own concern of human right more effective than ever.

      Obama persuade method is more affective for Human Right than the usual pressure from world wide Human Right movement

      Policy making & theory somehow always has a distance

      I completely respect your view , however, I believe president Obama must make a choice

      With Best Regards,

      Dan

  9. le ya says:

    tin cong san LA TU SAT

  10. Nguyễn Trọng Dân says:

    @ VK, VẸM BÁCH HÓA TỔNG HỢP , VẸM MỸ, VẸM TA

    Quá hết sức ngu dốt nhưng mà lại khoái bịp bợm thiên hạ!

    *******************************************************************************

    Mỹ đâu thể nào đem tài sản tiền bạc , mưu sách chiến lược đồng hành dài lâu , xương máu con em ĐẦU TƯ cho những kẽ ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN NƯỚC LẠ ĐỂ ĐỐI CHỌI VỚI NƯỚC LẠ ĐƯỢC!

    MỸ CẦN CÓ BẢO HIỂM LÀ ĐẦU TƯ CỦA HỌ TẠI AN NAM CHỐNG LẠI NƯỚC LẠ… KHÔNG THUỘC VỀ NƯỚC LẠ MỘT CÁCH KHƠI KHƠI KHỎI CẦN CHỐNG !

    Tất cả một bầy CÁM HEO ngoài Hà Nội , cám vẩn hoàn cám , ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN NƯỚC LẠ ….

    ***Đó là chưa kể các vây cánh…. “Trung quốc có bành trướng gì thì cũng là nước XHCN ” trong TW Đảng , MỸ làm gì dám đầu tư cho bọn này chống… nước Lạ , no no no…..

    ***Đó là chưa kể thành phần chỉ định của Trung nam Hải nằm ở trong Đảng , còn nhớ vụ nước Lạ chỉ định… năm nào sau hội nghị Thành đô không …? MỸ làm gì dám đầu tư cho bọn này chống… nước Lạ , no no no…..

    BỞI VẬY CHO NÊN…. MỸ CỨ MỜI LAI RAI HẾT ÔNG TƯỚNG NÀY , ĐẾN ÔNG TƯỚNG KHÁC RA NGOÀI HÀNG KHÔNG MẨU HẠM… UỐNG COGNAC , XEM NGƯỜI XEM TƯỚNG !

    CHƯA HẾT,

    Mỹ lại càng không thể làm việc đối tác dài lâu với một hệ thống điều hành chính trị nhiều phiền phức không rõ nét , minh bach, mọi thứ đều bị gọi là ” under the table ” ( nguyên văn của cựu nử ngoại trưởng , Clinton phu nhân )

    DÀN XẾP VỀ NHÂN SỰ , THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC ĐIỀU HÀNH CHÍNH TRỊ CHO MINH BACH ĐỂ LÀM VIỆC VỚI HOA KỲ ĐANG LA` MẤU CHỐT CỦA MỌI VẦN ĐỀ , CỦA MỌI CUỘC GẶP GỠ !

    *************************************************
    KHÔNG CÓ MỘT CUỘC DÀN XẾP VỀ NHÂN SỰ CHO PHÙ HỢP & RÕ RÀNG HỢP HIẾN, KHÔNG CÓ MỘT THAY ĐỔI TRONG PHƯƠNG THỨC ĐIỀU HÀNH CHÍNH TRỊ CHO MINH BACH , HOA KỲ KHÔNG THỂ COI VIỆT NAM LÀ ĐỒNG MINH CHIẾN LƯỢC LAU DAI TẠI ĐÔNG NAM Á
    *******************************************************

    • Cải cối says:

      Chắc chỉ có VNCH đội mồ sống dậy, những người trước đây từng bị Mỹ khinh rẻ, trở về làm tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng… thì lúc đó VN mới được Mỹ coi là đồng minh chiến lược lâu dài ” tại Đông Nam Á”, phải không ông?

Leave a Reply to Nguyen Trong Dan