WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trương Tấn Sang làm gì ở Mỹ?

 

2-7

Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, tháng 6/2013

Cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang vào ngày 25/07/2013 hứa hẹn một sự đón tiếp “nồng nhiệt” của cộng đồng người Việt tự do ở Mỹ.

Các bang Texas, Georgia, Califonia, Washington DC, Maryland, Virginia, New Jersey, v.v. đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện tại Hoa Kỳ của nhà lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam.

Cuộc biểu tình, tất nhiên là sinh hoạt dân chủ bình thường tại Hoa Kỳ, thế nhưng có lẽ chẳng có nguyên thủ quốc gia nào như của Việt Nam, thăm chính thức Hoa Kỳ, nhưng vào Nhà Trắng bằng… cổng sau. Truờng hợp của Trương Tấn Sang chắc khó tránh được số phận dành cho Thủ tướng Phan Văn Khải hay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Chủ tịch nước của CHXHCN Việt Nam về thực chất chỉ là một chức vị mang tính đạo đức nhiều hơn, ít có thực quyền. Trừ giai đoạn Lê Đức Anh, vì sau lưng có hậu thuẫn của tình báo quân đội, vai trò của Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết trong cán cân quyền lực mờ nhạt. Trương Tấn Sang lên, muốn thay đổi nhưng lực bất tòng tâm. Thất bại thấy rõ trong cuộc xung đột, tranh giành ảnh hưởng với Nguyễn Tấn Dũng, tại Hội nghị 6 và Hội nghị 7 Trung ương Đảng, khiến Tư Sang chùng hẳn. Từ mối quan tâm đối nội, Tư Sang chuyển qua đối ngoại, là nơi còn khoảng trống chút ít cho vai trò của chủ tịch nước.

Tuy nhiên, việc Tư Sang qua thăm Trung Quốc vào tháng 6/2013, cũng chỉ để nhất quán hoá các thoả thuận với Bắc triều trước đó của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 10/2011 và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 4/2010.

Thông báo chung, được nghi ngờ do Trung Quốc soạn thảo và đưa cho phía Việt Nam ký, một văn bản đầu hàng với 29 lần nhất trí, xác định chính sách thống nhất phò Tàu giữ đảng, bất chấp sự khiêu khích không ngừng về lãnh thổ của Trung Quốc, là tất cả những gì ông Tư Sang làm được trong chuyến đi này.

Ngay sau đó, trong tháng 7, Barack Obama chính thức mời Trương Tấn Sang qua Hoa Kỳ và phía Việt Nam nhận lời. Điều này có ý nghĩa gì?

Thông thường, một chuyến công du tới một quốc gia khác của nguyên thủ quốc gia được bàn bạc, sắp xếp qua con đường ngoại giao có khi cả năm hoặc vài năm. Chuyến đi có vẻ gấp gáp cho thấy Hoa Kỳ muốn sự có mặt của Trương Tấn Sang để chuyển giao thông điệp của mình, và qua Hoa Kỳ cũng là mong muốn của Việt Nam.

Thực ra, Tư Sang không có quyền hạn nào trong chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại được chỉ đạo bởi Bộ Chính Trị, nơi mà Tư Sang không có đủ hậu thuẫn cần thiết. Tư Sang chỉ làm công việc giao liên. Cho nên Hoa Kỳ khó có thể hy vọng gì nhiều từ cá nhân Tư Sang.

Việt Nam đang rất cần Hoa Kỳ, đó là điều không thể chối cãi. Trước hết, Hoa Kỳ là một thị trường rất lớn, chỉ kém chút ít so với Liên minh Âu châu và Trung Quốc. Kể từ khi hai nước đã ký kết Hiệp định thương mại vào tháng 12/2001, giao thương buôn bán không ngừng tăng lên từ khoảng 1 tỷ USD tới 26 tỷ USD hiện nay, theo Văn phòng của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ năm 2010 đạt trên 11 tỷ đôla, dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 12,5 tỉ USD trong năm 2013.

Trong khi đó, Trung Quốc trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất, giai đoạn 2002 – 2010, nhập siêu Việt Nam từ Trung Quốc tăng khoảng tám lần và không có dấu hiện suy giảm, ở mức 14,5 tỷ USD năm 2011 và 16,7 tỷ USD năm 2012. Đáng lo ngại là Uỷ ban châu Âu đã cảnh báo có tới 58% sản phẩm đồ chơi, hàng tiêu dùng, hàng dệt may Trung Quốc là hàng nhái và nguy hiểm đến sức khoẻ.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đang lãnh đạo một nền kinh tế suy giảm bởi các công ty thuộc sở hữu nhà nước thua lỗ, một hệ thống ngân hàng với núi nợ xấu, và nạn tham nhũng hoành hành, tăng truởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 1988. Không thể thiếu một đối tác thương mại như Hoa Kỳ trong cuộc chơi kinh tế. Không chỉ là thị trường xuất khẩu, mà còn các khoản tín dụng quốc tế, trong đó tiếng nói của Hoa Kỳ rất quan trọng.

Từ tháng 10/2010 Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP là hiệp định đa phương giữa 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam và Nhật Bản. Khi TPP được ký kết, tổng thu nhập của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 26,2 tỉ USD và sẽ tăng lên 37,5 tỉ USD nếu Nhật Bản tham gia TPP. Do đó, TTP là một ưu tiên của Việt Nam trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ.

Mặc dù trong thế bức bách, cần “có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn ở ngay bên cạnh ủng hộ và hợp tác” (lời của Nguyễn Chí Vịnh) để giữ độc quyền cai quản đất nước, nhưng trong tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không ít người nhìn thấy ý đồ thâm hiểm và bản chất độc ác, lật lọng của Trung Cộng. Đi với Tàu, nhưng trong thâm tâm họ vẫn không muốn bị Tàu đè đầu, cưỡi cổ, nhất là trong bối cảnh lòng yêu nuớc, chống  xâm lược Tàu của dân chúng đã ngấm vào xương tuỷ. Một ngàn năm Bắc thuộc đã không thể đồng hoá được dân tộc Việt. Lịch sử đã sinh ra một Ngô Quyền, năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam.

Cho nên, ngoài  việc hợp tác với các nước trong khối Asean, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, sự hợp tác chặt chẽ với Hoa kỳ, một siêu cường về quân sự và kinh tế, mới có thể chống lại sự quyết đoán ngang ngược đang phát triển của Trung Quốc trong mộng bành trướng bá quyền trên Biển Đông. Chuyến đi của Tư Sang không thể nằm ngoài chủ đề quan trọng này. Nhưng đây là chủ đề khó khăn. Làm thế nào để hợp tác với Hoa Kỳ sâu rộng hơn mà không làm mất lòng Trung Cộng đã bị lệ thuộc? Một mình Tư Sang không thể làm nên điều gì. Hoặc là ông ta học thuộc lòng những nước cờ của Bộ Chính Trị, hoặc khả năng rút giấy ra đọc như Phan Văn Khải là hoàn toàn có thể xảy ra.

Quả đắng trong chuyến công du của Tư Sang là Tổng thống Obama “cũng mong muốn thảo luận về nhân quyền”.

Trong chiến lược di chuyển lợi ích về Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam với thế địa chính trị là con bài không thể bỏ rơi của Hoa Kỳ trong chính sách kìm hãm Trung Quốc, mặc dù điều này rất khó trong mối tương quan hiện tại. Dù vậy, người Mỹ có tầm nhìn xa trông rộng, họ hiểu rất rõ cái thế phải đu giây của Việt Nam và dựa trên lòng yêu nước và chống Tàu truyền thống của dân tộc Việt.

Cho nên trong quan hệ song phương, nhân quyền là nhạy cảm và cần thiết, nhưng không phải là vấn đề trọng tâm. Các nhà lập pháp của quốc hội Hoa Kỳ nhắc nhở, đòi hỏi, buộc tổng thống Barack Obama không thể không đề cập.

Tình trạng nhân quyền của Việt Nam gần đây là thảm hoạ. Gần 40 bloggers bị bắt giữ, nhận các bản án tù giam nặng nề chỉ vì họ có các bài viết phê phán chính phủ, chống Trung Cộng xâm lược một cách ôn hoà. Rất nhiều bloggers khác bị sách nhiểu, trấn áp.  Bắt giam ba bloggers Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy và cáo buộc tội “trốn thuế” để xét xử nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân là những bước lùi nghiêm trọng.

Tuy nhiên, tôi không hy vọng gì một sự nhượng bộ của Tư Sang về nhân quyền. Nếu có chỉ có thể là hứa hẹn, hoặc chống chế “Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có những người vi phạm pháp luật”. Thực chất, trong lĩnh vực này, quyền hạn của Tư Sang cũng chẳng có bao nhiêu.

Tóm lại trong cơ cấu quyền lực hiện hành, chuyến công du của Trương Tấn Sang sẽ chẳng mang lại điều gì đột phá. Ông ta chỉ là người mang đến và mang về thông điệp của đôi bên.

© 2013 Lê Diễn Đức – RFA Blog

244 Phản hồi cho “Trương Tấn Sang làm gì ở Mỹ?”

  1. Le Nguyenvu says:

    NGUYỄN CAO KỲ TỪNG NÓI, NẾU LÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC , ĐẤU TRANH VÌ SỰ ẤM NO MƯU CẦU HẠNH PHÚC.. CHÚNG TÔI VNCH KO LÀM ĐC ĐIỀU NÀY, PHÍA CỘNG SẢN VN ĐÃ LÀM ĐC, THÌ CHÚNG TA PHẢI VUI MỪNG PHẢI HOAN NGHÊNH MỚI PHẢI CHỨ, ĐẰNG NÀY CHÚNG TA CÒN RA SỨC CHỐNG PHÁ, VÍ NHƯ 1 CÔNG TRÌNH, XÂY DỰNG THÌ KHÓ CHỨ PHÁ CHỈ TRONG 1 PHÚT..ĐỪNG NGĨ NHỮNG THÀNH PHẦN CHỐNG CỘNG LÀ ĐA SỐ, HỌ RẤT ĐƠN LẺ. ĐỪNG NHÌN ĐÓ MÀ CHO LÀ HẢI NGOẠI.
    10 hours ago

    NGUYỄN CAO KỲ TỪNG NÓI, NẾU LÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC , ĐẤU TRANH VÌ SỰ ẤM NO MƯU CẦU HẠNH PHÚC.. CHÚNG TÔI VNCH KO LÀM ĐC ĐIỀU NÀY, PHÍA CỘNG SẢN VN ĐÃ LÀM ĐC, THÌ CHÚNG TA PHẢI VUI MỪNG PHẢI HOAN NGHÊNH MỚI PHẢI CHỨ, ĐẰNG NÀY CHÚNG TA CÒN RA SỨC CHỐNG PHÁ, VÍ NHƯ 1 CÔNG TRÌNH, XÂY DỰNG THÌ KHÓ CHỨ PHÁ CHỈ TRONG 1 PHÚT..ĐỪNG NGĨ NHỮNG THÀNH PHẦN CHỐNG CỘNG LÀ ĐA SỐ, HỌ RẤT ĐƠN LẺ. ĐỪNG NHÌN ĐÓ MÀ CHO LÀ HẢI NGOẠI.

    • says:

      NCK nói câu này cũng bình thường không có gì đặc biệt bởi vì bất cứ ai có chút kiến thức ,có giao dục dều khuyên bão con em mình như vậy. Dở thì chê ,giỏì thì khen .NHƯNG…
      theo thiển ý thì VC chưa làm được ,chưa coó cái gì hay hơn “ngụy”. Chĩ có Độc tài ,Áp bức Bóc lột .hèn với giặc ác vơi dân là …”CHÚNG TÔI VNCH KO LÀM ĐC ĐIỀU NÀY, PHÍA CỘNG SẢN VN ĐÃ LÀM ĐC, THÌ CHÚNG TA PHẢI VUI MỪNG PHẢI HOAN NGHÊNH MỚI PHẢI CHỨ,…”. Câu nói “chì cần làm 1% VC làm thì “chúng tôi” không phải là “bên thua cuộc”.
      Vậy NCK nói (hay VC nói câu trên )nếu bon chó VC còn biêt xâu hổ ,còn có giây thần kinh ngượng thì đã không phải nhắc lại .không nhũng l mà 2 lần như trên.
      Bon Bắc cộng này làm được gì HƠN VNCH ?
      =khung bố ,cướp đât,cướp tài sản ,đánh người giết người,vu cáo bẩn thỉu,giam tù những dân oan ,người yêu nươc ,bán đât bán biển,dâng hết giang sơn cho ngoai bang (taù),bán con dân đi làm ;lao nô ,làm đỉ ,làm nghề bất hợp pháp để lấy tiền (hình thức” lên rưng tim trầm ,xuống biên mò ngoc trai,”trâm điều cơ cục mà dân vn đã gánh chịu trong thơi Tàu đô hộ?Môt hình thưc DÃN dân để rước bọn Tàu qua ở ,đồng hóa luôn…
      VNCH nếu vậy mà so sánh thì THUA VC rât xa…vì VNCH dân chủ tự do,lo cho dân cho nước mà thôi ! Họ (VNCH) “chống phá ” CS vì họ không “chuyên chính vô sản” như VC được. Họ cũng không vô sản để có bac tỹ đô nhơ boc lột tơi cái khố rách của dân. (“…lấy gì che nổi cu Hồ đây em ” ).Cho nên NCK nói đúng ,VNCH “thua’ vì không lưu manh lươn leo như bọn VC ,một bọn cươp ngày đêm đang cai tri săt máu theo lệnh quan thầy trên 90 triêu dân vn bi kềm kêp trong những nhà tù lớn nhỏ…
      Dù “thua” vì KHÔNG LÀ CS, LÀ CHÓ nên VNCH ,dân TNCS vẫn tiếp tục đi theo lý tưỡng tự do dân chủ dân quyền của mình.CHỐNG CỘNG tới cùng,khi đạt muc đich cuối cùng giảì thể chế độ cs “hèn với giặc ,ác với dân ‘ thì thôi !
      Còn
      “thành phần hống cộng DA SỐ hay không thì CSVN thử cho họ một “tí xíu” tự do thôi là biêt liền.
      (hà)

    • Trực Ngôn says:

      Ông Le Nguyenvu có hiểu ý ông Kỳ nói gì không?

      Tôi nghĩ, ông đọc và trích dẫn lời của ông Nguyễn Cao Kỳ nhưng lại không hiểu ý của ông ta: “NGUYỄN CAO KỲ TỪNG NÓI, NẾU LÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC , ĐẤU TRANH VÌ SỰ ẤM NO MƯU CẦU HẠNH PHÚC.. .“.

      Chữ “nếu” chính là cái chià khoá giải mật cho câu trên. Để giải mã, ông suy nghĩ thử xem; CSVN có phải là “NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC, ĐẤU TRANH VÌ SỰ ẤM NO MƯU CẦU HẠNH PHÚC” cho nhân dân không?

      Với những gì đang diễn ra ở VN thì rõ ràng là không, CSVN chỉ biết tham nhũng, đàn áp nhân dân và quị lụy bọn xâm lược, HÈN với ngoại bang TQ, nhưng lại quá HUNG HÃN và TÀN ÁC với nhân dân!

      Tiếp: “CHÚNG TÔI VNCH KO LÀM ĐC ĐIỀU NÀY, PHÍA CỘNG SẢN VN ĐÃ LÀM ĐC, THÌ CHÚNG TA PHẢI VUI MỪNG PHẢI HOAN NGHÊNH MỚI PHẢI CHƯ“.

      Ông Kỳ “tiếc” là VNCH đã không đánh bại được CSVN nên đã không thực hiện được “ẤM NO MƯU CẦU HẠNH PHÚC” cho nhân dân, nên ông sẵn sàng làm cây cầu nối để cho CSVN cùng với nhân dân hoà giải và hoà hợp dân tộc hầu thực hiện “ước vọng” như trên của ông.

      Nhưng, theo nhà báo Phạm Trần thì cả hai ông (Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy) trước khi ra đi về bên kia thế giới cũng đều “tay trắng” trong “sự nghiệp hòa giải, đòan kết và hòa hợp dân tộc” với người Cộng sản.

      Ông Kỳ từng có ý nguyện khi chết được chôn xác tại Sơn Tây, nơi ông sinh ra nhưng gia đình ông đã quyết định hỏa thiêu ngay nơi ông qua đời, Kular Lumpur (Mã Lai Á), rồi đem tro cốt về một ngôi Chùa ở California.

      Ông Sang xây một, Nguyễn Thanh Sơn phá mười

      Nhạc sỹ Phạm Duy, cây Cổ thụ của lịch sử Tân Nhạc Việt Nam, khi qua đời tại Sài Gòn, đã không có đến một vòng hoa thăm viếng của Hội Nhạc sỹ Thành phố, nói chi đến có người nhà nước đến thăm!

  2. noileo says:

    US President Nixon greeting South Vietnamese President Nguyen Van Thieu

    http://www.criticalpast.com/video/65675066324_Richard-Nixon_Nguyen-Van-Thieu_Pan-American-aircraft_inspect-honor-guards_Vietnam-War

    Tổng thông Nixon và đòan tùy tùng túc trực tại phi trường, chờ đón Tổng thống NVT và phái đòan. Khi máy bay chở TT NVT đến, dừng bánh taxi, Tổng thống Nixon để phái đoàn của mình đứng tại chỗ, chỉ riêng mình cũng với 1 viên sĩ quan tùy tùng ra tận chân cầu thang máy bay đón TT NVT bước xuống.

    Họ nói đôi lời chào hỏi nhau, TT NVT giới thiệu với TT Nixon đoàn tùy tùng của mình. Xong TT Nixon đưa TT NVT về chỗ phái đoàn của mình, giới thiệu phái đoàn của mình với TT NVT. Người ta có thể thấy TT NVT và TT Nixon chuyện vãn & cười nói bình thường tự nhiên qua cung cách của 2 bên “chắp tay sau lưng” trong khi chuyện trò với nhau. Người ta có thể thấy dáng đứng của TT NVT và TT Nixon nghiêm chỉnh như nhau khi cùng nhau chào quốc kỳ, duyệt hàng quân danh dự, khác hẳn dáng đứng của Trương Tấn Sang bên cạnh Tập Cận Bình ở bắc kinh tháng 6-2013 vừa qua

    http://www.criticalpast.com/video/65675056854_President-Richard-Nixon_Patrica-Nixon_Nguyen-Van-Thieu_Mrs-Thieu_state-ceremony

    Cuộc tiếp đón TT NVT và phu nhân, chính thức thăm viếng nước Mỹ. NGười ta thấy Ngoại trưởng Rogers và phu nhân đến trước, sau đó Tổng thống Nixon và phu nhân đến, khoảng một & hai phút trước khi đoàn xe của TT NVT đến.

    Khi đoàn xe của TTNVT đến, cũng chính TT Nixon, rời đoàn tùy tùng của mình, ra tận cửa xe đón chào TT NVT, mời TT NVT và phu nhân bước lên thảm đỏ, tiến vào lễ đài đón tiếp.

    Khi TT Nixon mời TT NVT bước tới, phu nhân TT Nixon mời phu nhân TT NVT bước tới, nhưng theo thói quen của phụ nữ á đông, phu nhân TT NVT dừng lại one second, nhường cho TT NVT bước trước để TT NVT thuận tiện nhận sự giới thiệu của TT Nixon, giới thiệu ngoại trưởng Rogers, giới thiệu đoàn tùy tùng của TT Nixon với TT NVT. Sau đó tất cả bước trên thảm đỏ tiến về lễ đài tiếp đón..

    Người ta thấy ở hậu cảnh là những đụn khói bùng lên từ các cỗ súng đại bác bắn chào mừng quốc khách…

  3. Trúc Bạch says:

    Mục đích chính của Trương Tấn Sang …sang Mỹ là để đích thân cam kết với Mỹ rằng – nếu CHXHCNVN được vào TPP, thì CHXHCNVN sẽ không là cánh tay nối dài của Trung Công và sẽ không hành động theo chỉ đạo của TC để lũng đọan tổ chức này, như TC đã từng lũng đoạn các tổ chức hợp tác kinh tế khác mà TC là thành viên.

    Vấn đề là Mỹ có tin nổi những cam kết của Cộng Sản VN hay không, và nhất là Mỹ đã có sẵn kế hoạch để đối phó với tình trang TC mượn tay VC phá thối TPP hay không ?

    Chờ xem !

  4. Trực Ngôn says:

    Có một số ý kiến cho rằng; nghi lễ đón tiếp ông “chủ tịch nước” Trương Tấn Sang của chính quyền Mỹ “không hoành tráng” bằng, hoặc rất kém khi so sánh họ (Hoa Kỳ) khi đón tiếp TT Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu trước kia!

    Nhưng cũng có ý kiến cho rằng : MỸ đối với Chủ tịch Trương Tấn Sang rất thiếu nghi lễ ngoại giao so với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu.

    Xin thưa; Ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu dù gì cũng là những vị “Tổng Thống” dân cử, nên được chính quyền Hoa kỳ đón tiếp nồng hậu với nghi thức “Thượng khách” là phải.

    Ngược lại, ông Trương Tấn Sang là một ủy viên BCT đảng CSVN, và là người được đảng (CSVN) đề cử vào chức vụ chủ tịch nước. (không phải là người được nhân dân chọn bầu).

    Xét về phương diện này, ông Trương Tấn Sang cũng nhận ra rằng, sự tiếp đón của chính quyền Mỹ đối với ông là vị “quốc khách” như vậy cũng đã là quá tốt, cũng đã hoành tráng và ông lấy làm mãn nguyện rồi, không thể đem so sánh giữa một người được “đảng đề cử” với vị Tổng Thống được toàn dân bầu cử qua lá phiếu!

    Điều còn lại là, nhà nước CSVN cần phải thực hiện triệt để những điều mà ông TTS với tư cách là “chủ tịch nước” đã thảo luận và hứa hẹn với TT Obama. Nếu không, ông sẽ bị mang tiếng là “hữu chức vô quyền” và nó sẽ làm bỉ mặt cho nhà nước (CS) VN!

  5. Mỹ Việt đuề huề says:

    KBCHN: Chủ tịch nhà nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ đã gặt hái thành công ngoài sự mong muốn cuả cả 2 nước. Nhưng một thiểu số nhỏ người Việt trong cộng đồng người Việt hải ngoại vẫn không phục thiện và viện dẫn một vài lý do không đứng vững cho lời nguỵ biện. Một trong những lý do họ đưa ra là sự kiện Chủ Tịch Trương Tấn Sang không được tiếp đón bằng 21 phát đại bác. KBCHN kính mời độc giả xem đoạn video cuả hãng thông tấn lớn cuả Hoa Kỳ FOX News hình ảnh đón Chủ Tịch Tập Cận Bình có gì khác?
    http://www.huffingtonpost.com/2013/06/08/obama-meets-with-xi-jinping_n_3406480.html

  6. nvtncs says:

    TT Diệm viếng thăm Hoa Kỳ, năm 1957; sau đây là tường thuật cuộc thăm Hoa Kỳ:

    “…Diem arrived by plane in Washington, D.C. on May 8, and was personally greeted at the airport by President Dwight D. Eisenhower—an honor Eisenhower accorded to only one other visiting head of state. Diem’s motorcade was greeted by 50,000 wellwishers and his address to the US Congress and his policies were heartily endorsed by both sides of politics. During his time in the US capital, Diem also attended receptions, and had private meetings with both Eisenhower and the US Secretary of State, John Foster Dulles, to discuss American support for South Vietnam, although the meeting with Dulles was ineffectual as Diem spoke continuously, rendering two-way discussions impossible.

    Diem then visited New York City, where he was given a tickertape parade through Manhattan, which was attended by 250,000. He was presented with several honors by the city council and given a civic reception, before attending several functions with business leaders, marketing his country as a favorable location for foreign investment. The South Vietnamese president also made stops at the city’s main Roman Catholic institution, St Patrick’s Cathedral—a Catholic, Diem had been helped to power by the lobbying of Cardinal Francis Spellman and American Catholic politicians. He also returned to Maryknoll Seminirary where he had stayed while in exile, and to the Catholic Seton Hall University to receive an honorary doctorate. Diem later received an honorary degree from Michigan State University, where he had stayed in exile earlier in the decade and the day was dedicated in his honor. The South Vietnamese president then traveled westwards across to the pacific coast before returning to Vietnam.”

    • Khách qua đường says:

      Một cuộc họp thượng đỉnh thành công theo mong đợi cả hai phía . Chứng tỏ phong trào tranh đấu cho nhân quyền sẽ. đạt được kết quả tốt đẹp trong tương lai.

      Chúng ta hãy hy vọng và chờ đợi việc thực hiện lời Hứa của hai ông Obama và Trương tấn Sang .

    • CÃI CỐI says:

      Xưa rày tui không tin là có người ngu, nhưng nay cái còm của ông Nvtncs này làm niềm tin của tui có vẻ bị lung lay.

      Ông trích dẫn cả đoạn tiếng Mỹ dài vừa để tỏ ra ta đây biết tiếng Mẽo, vừa để ám chỉ rằng thời xưa cố TTDiệm đã được Mỹ đón tiếp long trọng. Đúng là chính phủ Mỹ đã đón ông Diệm long trọng, nhưng cũng chính người Mỹ đã bật đèn xanh cho bọn tướng tá thủ hạ của Ông lật đổ và giết Ông một cách tàn bạo. Vậy thì ông NVTNCS ơi, sự đón tiếp long trọng của Mỹ có ý nghĩa gì tốt lành không?

      Trong khi đó hẳn ông còn nhớ là suốt mấy năm làm Tông Tông, cố TT Thiệu chưa hề được mời vào White House. Nhưng có lẽ nhờ đó mà ông Thiệu đã được Mỹ để cho sống yên ổn cho đến cuối đời?

      Ông và những đồng rận của ông cứ tìm cách để mạ lị, bôi bác Sang, quên rằng khi làm vậy một cách quá lố là các ông đã tự hạ thấp nhân cách của mình trước mọi người.

      Hơn nữa, chống CS theo như kiểu này của ông và các đồng rận thì rồi sẽ tạo được gì hữu ích cho ai? Cho Quê hương, cho đồng bào trong Nước chăng ? Hay chỉ để thoả mãn lòng hận thù không nguôi của riêng các ông?

      • Thanh Vũ says:

        Cãi cối nói rất hay, tuy nhiên bọn rận đâu có hiểu tiếng người? Mấy người CC vào đây nghe bọn rận nói với nhau người ta cũng thấy chán và rời xa cái bọn hình người đầu rận này, còn người thường vào đây đọc chơi, cũng như đi xem sở thú vậy thôi mà!

      • nvtncs says:

        Tôi chỉ trình bầy sự kiên lịch sử ( mà tại liệu trên mạng hầu hết viết bằng Anh văn thì làm thế nào đây ), sau đó đọc giả nghĩ sao thì tuỳ từng người.

        Riêng về cá nhân tôi, vì công việc, phải nói, viết Anh văn xuốt ngày tháng, phát ngấy, có gì phải khoe!
        theo tôi, Anh ngữ, phần nhiều là tiếng của khoa học, của thương mại, không phong phú như tiếng Việt, tiếng Pháp.

        Ước gì Việt văn tôi giỏi, để ra tay mắng lũ CS cho bõ công viết. Tuy vậy, mặc dù không được học Việt văn một cách chu đáo lúc còn nhỏ, tôi vẫn cố gắng viết tiếng.

        Kém tiếng việt như tôi mà còn cảm thấy bài Bình Ngô Đại Cáo hay hơn tác phẩm Anh, Pháp. Thế nhưng mỗi khi nghĩ đến lịch sử oanh lệt của tổ tiên, tôi càng uất hận và khinh bỉ lũ Cộng Sản Việt Nam.

        Anh hùng xưa kia thống nhất được thiên hạ, không lừa dối dân, trong khi CSVN chia rẽ dân, gây hận thù giữa dân gian, lừa dối dân, bóc lột dân.

        Tôi nhận thấy người tử tế luôn luôn nhã nhặn, tôi không ngừng cố gắng tập làm người tử tế, vậy thì khoe khoang một tiếng dễ và giản dị như Anh văn với mục đích gì?

      • nvtncs says:

        Các cụ xưa kia hay xem tướng mặt.
        Cái loại mặt bèn bẹt, lõm vào, như mặt của TTSang các cụ gọi là mặt trâu đạp.

      • nvtncs says:

        Mở đầu bình luận bằng câu:

        “Xưa rày tui không tin là có người ngu”

        Có chết không chứ!
        Ngu như cái tên CS nam kỳ, “xưa rày tui” này làm mất miền Nam, thì không có oan uổng gì cả.

        Cãi cối ạ, ở đời, người ngu đông như kiến, người khôn “như lá mùa thu”.

        Cãi cối thấy ai cũng khôn, nghĩa là Cãi cối ngu hơn tất cả mọi người!

  7. nvtncs says:

    Thư TT Eisenhower gửi TT Diệm, 1954:

    http://www.pbs.org/wgbh/amex/vietnam/psources/ps_eisenhower.html

    Ảnh TT Eisenhower và ngoại trưởng Allen Foster Dulles ra tận sân bay ân cần đón TT Diệm, 1957:

    http://www.fofweb.com/History/HistRefMain.asp?iPin=AHI1148&DatabaseName=American+History+Online&dTitle=Dwight+D.+Eisenhower+Greets+Ngo+Dinh+Diem&SID=3&InputText=%22Ngo+Dinh+Diem%22&SearchStyle=&BioCountPass=34&SubCountPass=17&DocCountPass=2&ImgCountPass=9&MapCountPass=1&MedCountPass=10&NewsCountPass=0&RecPosition=2&TabRecordType=Media&AmericanData=Set&WomenData=&AFHCData=&IndianData=&WorldData=&AncientData=&GovernmentData=&IsVideo=0

    Và đây là cuộc gặp mặt giữa TT Obama và CTN Sang:

    http://www.youtube.com/watch?v=38dKDeJ2828

    Xin để ý mặt lạnh lùng, hầm hầm của TT Obama, không nhìn vào mặt CTN Sang, không cười, quay mặt đi.

    • Thắc-Mắc says:

      Cảm ơn nvtncs. Xem lại hình-ảnh từ tài-liệu bạn cho, rõ-ràng ‘ ra tận sân bay ân-cần đón
      TT Diệm ‘. 55 năm qua, VN chỉ mỗi ngày mỗi tệ, mà worst là hiện nay.

  8. Người HN says:

    Hi, chiều nay CTN TTS gặp gỡ bà con sống ở NY không cái cờ vàng nào xuất hiện, chứng tỏ mọi người đã chán chuyện biểu tình phản đối lấy cờ vàng ra khoe rồi.

    • Hòa says:

      Dân New York thích xem shows chứ ai nấy ngán ngẫm cái cảnh nhìn bọn csvn năm nầy đến năm khác sang kiss ass Mỹ. Bọn csvn khum xuống liếm lại từ mấy chục năm nay. Mỹ Việt nhìn thấy vừa khinh vừa thấy ngượng và nói với nhau:
      - bọn csvn giòng tộc chúng nó lấy trâu hay sao mà da mặt chúng nó quá dầy không biết nhục là gì vậy cà!

  9. USA-VN says:

    Nhìn lại lịch sử

    Tháng 8-1995. Trong cái buổi sáng mưa rơi nhẹ ấy, ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Oa-ren Crít-xtốp-phơ (Warren Christopher) nhẹ nhàng tháo miếng vải che tấm biển đá trong sân ngôi nhà số 7 phố Láng Hạ, chính thức khai trương Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trước đó một tháng, ngày 11-7-1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bin Clin-tơn (Bill Clinton) tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Nhưng trước khi có được cái giây phút vị ngoại trưởng thứ 63 của Hoa Kỳ làm một cử chỉ tượng trưng mang tính lịch sử ấy, quan hệ bang giao Việt Nam-Hoa Kỳ đã phải đi qua những chặng đường dài…

    Ngày 19-6-1919, người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam cho Tổng thống Mỹ khi ấy là Út-đrâu Uyn-xơn (Woodrow Wilson). Tuy không được phúc đáp nhưng ngay từ những ngày đầu tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy ở nước Mỹ những giá trị có ích cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức ngoại bang.

    Hơn hai thập kỷ sau, tháng 10-1944, vẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho các cán bộ Việt Minh tỉnh Cao Bằng tìm cứu viên phi công lái máy bay khu trục Mỹ Uy-li-am So (William Shaw) bị quân phát xít Nhật bắn hạ và truy lùng gắt gao, bí mật đưa sang Vân Nam,Trung Quốc để trao trả cho phái bộ Đồng minh.

    Tiếp đó là một chương đặc biệt trong lịch sử bang giao Việt-Mỹ, khi phía Mỹ đã cử một số toán đặc nhiệm sang huấn luyện quân sự, cung cấp vũ khí, điện đài cho những người Việt Minh, là đồng minh trên một trận tuyến chung chống phát xít Nhật ngay trong những ngày trước Cách mạng Tháng Tám.

    Và rồi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy ngay những lời bất hủ trong Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” để mở đầu cho bản Tuyên ngôn độc lập đọc trên Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2-9-1945, khai sinh ra nước Việt Nam mới. 

    Giữa những ngày tháng là đồng minh chống phát xít ấy với sự kiện khai trương sứ quán Mỹ tại Hà Nội là khoảng thời gian tròn nửa thế kỷ, trong đó có cuộc chiến 30 năm và thêm 20 năm dò dẫm để tìm đến ba chữ: “Bình thường hóa”. Dẫu gặp không ít khó khăn nhưng một khi có thiện chí và mong muốn hòa giải, hai bên Việt-Mỹ đã biết cách vượt qua những trở ngại để tiến về phía trước. Sự kiện một phi công Mỹ, ông Đu-glát Pi-tơ-xơn (Douglas “Pete” Peterson), từng bị bắn hạ và bắt làm tù binh trong chiến tranh, trở thành vị đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở Việt Nam sau chiến tranh, chính là một biểu tượng thú vị về việc hai bên đã biết cách vượt qua những ám ảnh quá khứ để xây dựng và củng cố mối bang giao Việt-Mỹ.

    Nhìn lại lịch sử, chính là cách để có thể hình dung ra tương lai như thế nào, trên cơ sở những gì mà cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ cùng hành động trong thời điểm hiện tại. Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một trong những bước đi quan trọng trong hiện tại để hướng tới tương lai.

    Không bỏ lỡ cơ hội

    Vượt qua những dặm dài dằng dặc trên không trung, chiếc chuyên cơ chở Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu Việt Nam có một chặng nghỉ ngắn ở vùng đất A-lát-xka giá lạnh trên lãnh thổ gần vùng Bắc cực của Hoa Kỳ, bay ngang toàn bộ nước Mỹ từ bờ Tây sang bờ Đông trước khi hạ cánh xuống sân bay quân sự Andrew ở Thủ đô. Oa-sinh-tơn D.C đón đoàn đại biểu Việt Nam trong thời tiết mùa hè dễ chịu, ấm áp. Cả thành phố như nằm trong những cánh rừng nối tiếp nhau; ở nhiều khu vực, trên đường thi thoảng có những tấm biển báo hạn chế tốc độ đề phòng gây tai nạn cho hươu nai chạy ngang! Trên những đại lộ lớn như Pen-xin-va-ni-a, Con-nếch-ti-cớt, dòng xe hơi chạy chậm rãi. Dòng Potomac bình lặng trôi trong nắng hè…

    Nhưng hoạt động của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng với đoàn đại biểu Việt Nam thì không diễn ra chậm rãi như thế. Hàng loạt các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, diễn đàn được tổ chức nhằm mục tiêu tăng cường sự hợp tác giữa hai nước trên tất cả các cấp độ.

    Trọng tâm chính là hợp tác kinh tế, thương mại, tuy đã tăng vượt bậc nhưng rõ ràng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Những chuyển dịch sâu sắc, chưa từng có trên toàn cầu trong hơn một thập kỷ qua khẳng định, trong Thế kỷ 21, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất và đóng vai trò đầu tàu trong liên kết kinh tế thế giới. Đây là khu vực tập trung 10 trong số 20 nền kinh tế lớn nhất, với tỷ trọng thương mại xuyên Thái Bình Dương hiện đã chiếm 2/3 thương mại toàn cầu, đóng góp gần 40% tăng trưởng toàn cầu. Điều đó mở ra những vận hội lớn cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ.

    Mà một trong những chìa khóa mở cánh cửa bước vào sự phồn thịnh chính là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ở các cuộc gặp cấp Bộ trưởng cũng như cấp cao nhất, cả hai bên đều tái khẳng định quyết tâm và cam kết cùng các nước thành viên kết thúc đàm phán TPP theo lộ trình đã đề ra trước cuối năm nay, hướng tới một hiệp định cân bằng vì phát triển. Với việc hướng tới tham gia vào liên kết kinh tế quan trọng hàng đầu này, Việt Nam tiến một bước lớn trên con đường hội nhập quốc tế toàn diện, đồng thời đóng góp vào sự năng động, phồn vinh của khu vực.

    Để có thể biến những tiềm năng thành hiện thực, còn phụ thuộc vào môi trường hòa bình, an ninh khu vực. Bảo đảm một môi trường hòa bình, ổn định, ngăn chặn và kiểm soát các xung đột là trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực. 

    Cũng có cả những cuộc gặp để hiểu nhau hơn sau những cách trở trong quá khứ, xóa đi các vết hằn trong đời sống xã hội, trong tâm tưởng mỗi con người. Như trong cuộc gặp giữa cựu chiến binh hai nước, sau khi nghe ý kiến của các cựu chiến binh Việt Nam, một cựu chiến binh Hoa Kỳ đã thốt lên đầy vẻ tiếc nuối: “Đến bây giờ chúng tôi mới thấy từ trước đến giờ chúng tôi chỉ biết đòi hỏi chuyện tìm người mất tích về phía Hoa Kỳ; trong khi đó, phía Việt Nam cũng còn vô vàn những người mất tích trong chiến tranh chưa tìm thấy; các bạn cũng cần thông tin tìm kiếm như chúng tôi vậy!”

    Và đỉnh điểm của các hoạt động trong chuyến thăm là cuộc Hội đàm của hai nhà lãnh đạo hai nước tại Nhà Trắng sáng 25-7 theo giờ Oa-sinh-tơn. Sau đó, trong phòng Bầu dục ở cánh Tây của Nhà trắng, trước một rừng ống kính máy ảnh, máy quay của các phóng viên Việt Nam và quốc tế, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống B. Ô-ba-ma (B.Obama) thông báo hai nước đã xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

    Một cơ hội đã được nắm lấy để hướng tới tương lai!

    Một món quà đặc biệt

    Khi bay tới Oa-sinh-tơn D.C, đồng hồ của mỗi người lùi lại 13 giờ đồng hồ, cứ như thể được quay ngược trở lại để nhìn vào quá khứ. Rời khỏi nước Mỹ, kim đồng hồ lại quay về hiện tại, với những ước vọng cho tương lai. Mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ cũng có những nét tương đồng khi mà nhìn về quá khứ, có thể hình dung ra những sợi dây gắn kết với hiện tại và hình dung ra một tương lai.

    Tháng 2-1946, không lâu sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Ha-ry Tru-man (Harry Truman), bày tỏ mong muốn hai dân tộc cùng dựng xây mối quan hệ “hợp tác đầy đủ”. Bức thư này hiện vẫn nằm trong Cục lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ.

    Không phải nghi ngờ gì nữa về ý nguyện của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh, mong muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị với nhân dân Hoa Kỳ. Có thể, trong quá khứ đã có những cơ hội bị bỏ lỡ, nhưng ở thời điểm hiện tại, cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ đều biết rõ phải nắm bắt lấy cơ hội để thực hiện ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng quan hệ “hợp tác đầy đủ” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

    Theo thông lệ khi có các cuộc gặp cấp cao, hai bên thường tặng quà cho nhau. Sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống B. Ô-ba-ma ở Nhà Trắng cũng vậy. Quà tặng của Chủ tịch nước Việt Nam cho Tổng thống B. Ô-ba-ma là một chiếc cân bằng gỗ! Một món quà nhiều ý nghĩa khi xét đến vị thế và quan hệ của Hoa Kỳ và Việt Nam trong tổng thể các mối bang giao quốc tế hiện nay.

    gửi từ Niu Y-óoc)

    • Hòa says:

      “Không phải nghi ngờ gì nữa về ý nguyện của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh, mong muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị với nhân dân Hoa Kỳ. Có thể, trong quá khứ đã có những cơ hội bị bỏ lỡ, nhưng ở thời điểm hiện tại, cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ đều biết rõ phải nắm bắt lấy cơ hội để thực hiện ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng quan hệ “hợp tác đầy đủ” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.” (sic)
      - Không có đâu! Tư Sang đi Mỹ về tay không vì không được TT Obama bố thí liệng một khúc xương nữa là, cho dù Tư Sang đã cố gắng đại diện đảng csvn và HCM thuyết phục Obama bằng cách khum xuống liếm lại những gì đảng csvn đã nhổ ra bấy lâu nay!
      - Ý nguyện Hồ Chí Minh nào có hợp tác hữu nghị với Mỹ chứ? Láo quá! HCM “chống Mỹ cứu nước” lót xác dân Việt chống Mỹ đến người VN cuối cùng để làm cộng nô cho Nga Tầu. “Ta chống Mỹ là chống cho Trung Quốc và chống cho Liên Sô”. Làm như Mỹ ngu không biết vậy đó.
      - Làm gì có chuyện Mỹ “thực hiện ý nguyện của Hồ Chí Minh” chứ? Nằm mơ! giống như ăn mày mà đòi xôi gấc. Mọi người trên thế giới chỉ thấy chuyện đảng csvn quỳ xuống van lạy Mỹ giúp cứu đảng, mong Mỹ giúp dạy đảng làm sao gia tăng sản xuất tăng trưởng kinh tế, giúp dạy đảng gia tăng kỹ thuật vì đảng csvn toàn là lũ ngu lâu nông nô ôsin của nhân loại.
      Nói ra đều nầy cũng thấy nhục lây vì là đồng chũng với lũ csvn ngu cực, hèn cực, ác cực trong lịch sử VN.

    • noileo says:

      Nói tóm lại, bọn cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh
      rước giặc tàu vào VN, dâng Hoàng sa cho giặc tàu,
      bắt cả miền bắc nhịn đói sống theo bản năng súc vật,
      phát động cuộc chiến tranh Hồ chí Minh tội ác, 20 năm lừa gạt& cưỡng ép hàng triệu thanh niên miền bắc “sinh bắc tử nam” câm súng đạn tàu cộng xâm nhập vào VNCH, phá hoại, lùng sục khủng bố & thảm sát hàng triệu người dân miền nam, chỉ là do bọn cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh ghen tức với VNCH vì VNCH được bang giao với tây phương, với Mỹ,

      chỉ là để bọn cộng sản VNDCCH & CHXHCNVN vong bản ngoại lai, tay sai giặc tàu dành dật vị trí của VNCH, đuọc bang giao với Mỹ, được liên minh với Mỹ.

      chỉ là để hôm nay níck USA-VN được súc động hồi hộp sung sướng nhìn lá cờ Mỹ bay cao trên bầu trời hà nội!

      & Nick USA-VN & bọn cộng sản VNDCCH & bác Hồ chí Minh & quả là chí ngu, chí ác

    • noileo says:

      Nói tóm lại, rước giặc tàu vào VN, dâng Hoàng sa cho giặc tàu,
      bắt cả miền bắc nhịn đói sống theo bản năng súc vật,
      phát động cuộc chiến tranh Hồ chí Minh tội ác, 20 năm lừa gạt& cưỡng ép hàng triệu thanh niên miền bắc “sinh bắc tử nam” câm súng đạn tàu cộng xâm nhập vào VNCH, phá hoại, lùng sục khủng bố & thảm sát hàng triệu người dân miền nam, chỉ là do bọn cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh ghen tức với VNCH vì VNCH được bang giao với tây phương, với Mỹ,

      chỉ là để bọn cộng sản VNDCCH & CHXHCNVN vong bản ngoại lai, tay sai giặc tàu dành dật vị trí của VNCH, đuọc bang giao với Mỹ, được liên minh với Mỹ.

      chỉ là để hôm nay níck USA-VN được súc động hồi hộp sung sướng nhìn lá cờ Mỹ bay cao trên bầu trời hà nội!

      Nick USA-VN & bọn cộng sản VNDCCH & bác Hồ chí Minh quả là chí ngu, chí ác

    • Hồ Bác Cụ says:

      Xin trả lời từng điểm cho Dư lợn viên rõ nhá

      Nhìn lại lịch sử

      Hồ chí minh tức là Nguyễn Ái Quốc “dỏm” đã mạo danh của cụ Luật Sư Phan Văn Trường, vì hắn tiếng Pháp chưa thông, tiếng Việt còn viết sai chính tả tùm lum, thì chuyện viết thư cho TT Mỹ là chuyện thuộc loại “Lê Văn Tám” đi buôn dưa lê. Hồ chí minh tiếng Pháp, tiếng Anh, kể cả tiếng Việt rất dốt, lại đặc biệt rất giỏi tiếng…..Tàu, tại sao???? Rất có thể hắn ta là gián điệp do bọn Tàu cài vào đảng, sao các đồng chí không điều tra cho cặn kẽ. Hồi còn chiến tranh “chống Mỹ”, bất cứ đồng chí nào đã bị bắt và được tha về, coi như đồng chí ấy “hết xài” vì nghi la` có vấn đề, còn nhớ không?? Tại sao chúng ta lại để lọt một con cá mập cỡ Hồ chí minh nhể?????

      Không bỏ lỡ cơ hội

      Chỉ vì miền Nam màu mỡ, giàu có trù phú, lại được Mỹ viện trợ, những điều đó đã làm cho Hồ chí minh và đồng bọn thèm nhỏ rãi, tức bọn VNCH đến tím gan ruột, thề quyết phanh thây uống máu dù là anh em một nhà. Bọn chúng đã không bỏ lỡ cơ hội, sang Nga Tàu cúi đầu xin làm nô lệ cho Mao, Stalin, nhận lệnh về giết hại đồng bào của mình, bán đất biển đảo đổi lấy vũ khí để xâm lăng miền Nam, để giành lại “độc quyền được nhận đồ viện trợ của Mỹ”. Ngày xưa cong đít lồng lộn dùng chiêu bài đuổi Mỹ để rồi ngày nay chạy vạy kèo nài xin gặp để làm gì vậy hả các Dư lợn viên ơi???? Tội nghiệp cho Hồ chí minh, cả đời cứ mơ ước mãi được hôn tay các ông TT Mỹ mà mãi cho đến bi giờ cũng chưa đạt được….

      Một món quà đặc biệt

      Ngày xưa TT Mỹ đã khinh bỉ Hồ chí minh mà không thèm trả lời thư. Sau đó TT tiếp theo lại tặng cho Hồ chí minh và đồng bọn vài tấn bom B52 làm cho miền Bắc còn tí nữa là trở về thời đồ đá ăn lông(khoai) ở lỗ (bom). Ngày nay, các TT Mỹ lại tiếp tục tặng cho băng đảng cướp mafia CSVN 3 miếng bánh Nhân Quyền, Dân Chủ, Tự Do, mà bọn chúng vì đã quen ăn củ cải Tàu nên không dám nuốt trôi. Thật là nghẹn ngào quá cỡ thợ mộc.

  10. Tuyên bố chung says:

    Toàn văn Tuyên bố chung của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama.

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chào mừng Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang tới Nhà Trắng ngày 25 tháng 7 năm 2013. Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo khẳng định cam kết mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang diễn ra vào một thời điểm quan trọng đối với cả hai nước, phản ánh mong muốn chung cùng xây dựng mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai nước.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama
     

    Hợp tác chính trị và ngoại giao

    Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, tiếp xúc ở tất cả các cấp và ủng hộ việc tăng cường các cơ chế đối thoại và hợp tác. Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ độc lập, chủ quyền, thịnh vượng và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

    Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), và Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Công (LMI). Hai nhà Lãnh đạo nhất trí hai bên nỗ lực cùng với các nước thành viên LMI khác và Nhóm Những người bạn của khu vực hạ nguồn sông Mê Công, tăng cường hơn nữa hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối và ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia trong khu vực.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể thỏa thuận song phương về việc xây dựng các sứ quán và cơ quan đại diện của hai nước. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam và Hoa Kỳ tại thủ đô mỗi nước cần phản ánh sự phát triển của quan hệ song phương.

    Quan hệ kinh tế và thương mại

    Nhắc lại các cuộc thảo luận tại Campuchia vào tháng 11 năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay. Hiệp định TPP của thế kỷ 21 sẽ tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và giúp tạo việc làm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước thành viên TPP khác, trong khi tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện. Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh những nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương và Tổng thống Obama ghi nhận những nỗ lực cải cách của Việt Nam với tư cách một nền kinh tế đang phát triển.
    Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh giá trị then chốt của các nỗ lực này đối với quan hệ song phương và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế như một nền tảng và động lực của Đối tác Toàn diện mới Việt Nam – Hoa Kỳ. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), cũng như theo sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN và trong APEC nhằm tăng cường liên kết kinh tế và thương mại phù hợp với Đối tác Toàn diện song phương và các mục tiêu chung trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), APEC và các diễn đàn của ASEAN. Tổng thống Obama hoan nghênh những tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế. Tổng thống Obama ghi nhận quan tâm của Việt Nam trong việc đạt được quy chế kinh tế thị trường và cam kết tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với Việt Nam về cải cách kinh tế. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận việc Việt Nam dự định tham gia Công ước Cape Town về lợi ích quốc tế đối với thiết bị di dộng (CTC).

    Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life (Metlife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ Tài chính Việt Nam về chủ trương thành lập công ty quản lý quỹ của Công ty bảo hiểm ACE. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama hoan nghênh sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đối với các chương trình xây dựng năng lực và đào tạo nhằm giúp Việt Nam tiếp nhận và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, mang lại lợi ích cho nông dân, các công ty nông nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ thành phần dân cư dễ bị tổn thương trong khi phát triển kinh tế, trong đó có việc cùng nhau đấu tranh chống lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

    Hợp tác khoa học và công nghệ

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama trao đổi về tầm quan trọng của hợp tác khoa học và công nghệ. Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác khoa học và công nghệ sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay, nhấn mạnh các nỗ lực nhằm xây dựng quan hệ giữa các cộng đồng khoa học tại Việt Nam và Hoa Kỳ để tăng cường hợp tác song phương, ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên sự sáng tạo. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định tiếp tục thúc đẩy hợp tác khoa học, trong đó có lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, công nghệ không gian và nghiên cứu biển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh việc hai bên kết thúc thành công chương trình chuyển đổi thanh nhiên liệu có độ giàu uranium cao ra khỏi Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tiếp tục hợp tác để hỗ trợ chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình của Việt Nam với các tiêu chuẩn cao nhất về bảo đảm an toàn, an ninh.

    Hợp tác giáo dục

    Hai nhà Lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ và bày tỏ hy vọng ngày càng nhiều sinh viên Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội du học tại Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác chặt chẽ về giáo dục, đào tạo là nhân tố quan trọng trong giai đoạn tới của quan hệ giữa hai nước. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận việc thúc đẩy đào tạo tiếng Anh sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận sự thành công của các sáng kiến giáo dục, trao đổi song phương, đặc biệt là chương trình Fulbright và Chương trình Liên minh Giáo dục Đại học ngành kỹ thuật (HEEAP). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến thành lập trường Đại học Fullbright ở Việt Nam.

    Môi trường và Y tế

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama hoan nghênh hợp tác song phương ngày càng tăng nhằm giảm khí thải nhà kính tại Việt Nam bằng việc gia tăng năng lượng sạch, hiệu suất năng lượng và lâm nghiệp bền vững và tăng cường khả năng của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thảm họa thiên nhiên, trong đó có Chương trình Năng lượng sạch và Chương trình Rừng và Đồng bằng của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tổng thống Obama tái khẳng định Hoa Kỳ cam kết tăng hỗ trợ về chăm sóc y tế và các hình thức chăm sóc, trợ giúp khác cho người khuyết tật vì bất cứ nguyên nhân nào ở Việt Nam.

    Hai nhà Lãnh đạo đồng thời nhất trí hợp tác với các nước đối tác LMI thúc đẩy nghiên cứu khoa học, xây dựng năng lực và đối thoại để bảo đảm sức sống lâu dài và bền vững của đồng bằng sông Mê Công và lưu vực hạ nguồn sông. Tổng thống Obama đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trên cương vị đồng chủ tịch Trụ cột Môi trường và Nước trong khuôn khổ LMI, trong đó có hai đề xuất nghiên cứu chung của Việt Nam về quản lý nguồn nước lưu vực sông. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc ký kết Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học gần đây và mong muốn thúc đẩy hợp tác y tế công nhằm tăng cường an ninh y tế toàn cầu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp về phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống phòng ngừa, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS bền vững.

    Các vấn đề hậu quả chiến tranh

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí rằng việc tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, cho phép hai nước phát triển mối quan hệ hướng tới tương lai. Tổng thống Obama đánh giá cao việc Việt Nam tiếp tục hợp tác tìm kiếm đầy đủ quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm bộ đội mất tích.
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận những đóng góp của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các nỗ lực của Việt Nam trong việc rà phá các vật liệu nổ còn sót lại (UXO), hỗ trợ những nạn nhân bị thương do các vật liệu nổ còn sót lại, và ngăn chặn thương vong trong tương lai. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama bày tỏ sự hài lòng đối với những tiến triển của dự án tẩy độc đioxin tại sân bay Đà Nẵng giữa Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh các kế hoạch của Chính phủ Hoa Kỳ về việc tiến hành đánh giá về mức độ nhiễm độc đioxin đối với môi trường tại sân bay Biên Hòa.

    Quốc phòng và An ninh

    Hai nhà Lãnh đạo nhất trí Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ sự hài lòng đối với Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011 và tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai.
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí mở rộng hợp tác cùng có lợi nhằm tăng cường năng lực trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thiên tai. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực chống khủng bố; tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có chống cướp biển, buôn lậu ma túy, buôn bán người, buôn bán động vật hoang dã; ứng phó với tội phạm công nghệ cao và vấn đề an ninh mạng. Tổng thống Obama hoan nghênh quyết định của Việt Nam tham gia Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và nhấn mạnh Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác cho hoạt động này thông qua Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI).

    Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.

    Văn hóa, du lịch và thể thao

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận thành công của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ và sự đóng góp quan trọng của họ đối với quan hệ song phương. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama khuyến khích giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, triển lãm và các sự kiện văn hóa và thể thao khác giữa hai nước./.

Leave a Reply to Le Nguyenvu