WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về quê thăm Mẹ

 

Lời giới thiệu: Năm 1988, ông bà Jim & Jan Stevens người Mỹ nhận nuôi một cậu con trai 4 tháng tuổi qua dịch vụ con nuôi quốc tế Holt Children’s Services. Em bé Lee Seung Yub, người Đại Hàn, bố mẹ nuôi đặt tên là Matt – Matt Stevens . Năm nay, 25 tuổi Matt tham dự một cuộc hành trình về thăm quê mẹ do công ty Holt tổ chức. Trong số 17 người tham dự, có người chỉ muốn đi du lịch, có người muốn tìm hiểu thêm văn hóa của quê hương gốc, chỉ có 6 người – trong đó có Matt – muốn trở về quê để thăm bố mẹ đẻ.

Câu chuyện “Về quê thăm Mẹ” do Matt Stevens viết và đăng trên tờ báo Los Angeles Times ngày 30/8/2013 dưới nhan đề: “An adopted son returns”

Trần Bình Nam phóng dịch

————————————————–

mattTôi bước theo cô nhân viên thông dịch của công ty Holt. Cô gõ nhẹ hai tiếng vào chiếc cửa gỗ khép hờ. Một người phụ nữ Nam Hàn trung niên, hơi gầy, khuôn mặt không được đầy đặn, tóc vén ra sau bằng một chiếc kẹp hình con bướm hiện ra sau cánh cửa chưa mở hẳn.

Với giọng thật trầm, pha lẫn rụt rè tôi nói “Annyeonghaseyo” lời chào buổi sáng bằng tiếng Đại Hàn. Tôi cảm thấy âm thanh của ngôn ngữ nghe rất lạ tai, mặc dù tôi đã học phát âm nhiều lần cho nhuần nhuyễn!

“Annyeonghasey …” Người phụ nữ chào đáp nhưng phát chưa hết âm đã nghẹn ngào nất lên. Mẹ tôi quàng hai tay ôm tôi vào lòng, nói trong nước mắt, “Mẹ cảm thấy xót xa và thành thật xin lỗi”, cô nhân viên của công ty dịch lại cho tôi.

Ngồi nghe Mẹ tôi nói về sự dằn vặt và nỗi khổ tâm của bà trong 25 năm qua, từ ngày giao tôi cho dịch vụ con nuôi, có lúc tôi không cầm được nước mắt và cùng khóc với bà.

“Mẹ không một phút quên con,” Bà nói, “Mẹ nhớ con từng phút từng giây .”

Gần suốt thời gian 3 giờ rưỡi đồng hồ nói chuyện với Mẹ tôi không khóc, nhưng những phút đầu tiên tôi đã khóc vì cảm được nỗi đau tận cùng của bà, và cũng khóc vì vui biết sự trở về của tôi đang làm bà vơi nỗi khổ tâm.

Trong đơn xin tham gia chương trình trở về quê Mẹ có 5 lựa chọn. Tôi đánh dấu sự lựa chọn cuối cùng: “Thăm bố mẹ đẻ nếu có thể được”. Ghi vậy thôi, nhưng tôi không quyết tìm cho được bố mẹ đẻ để thăm. Bố mẹ nuôi tôi rất tế nhị. Khi tôi lớn lên bắt đầu hiểu biết chưa có lần nào bố mẹ nuôi tôi nói xa gần về gốc gác của tôi. Tôi được nuôi ăn học đến nơi đến chốn, có việc làm ổn định, sống trong không khí gia đình yêu thương và đùm bọc, và tôi không thiếu bạn bè quý mến. Tôi biết tôi là một người may mắn.

Bố mẹ nuôi tôi ở Los Angeles không xa khu phố Đại Hàn – Koreatown. Vào đại học tôi ghi học một lớp nghiên cứu về người Mỹ gốc Á châu và tham gia Hội những nhà báo Mỹ gốc Á, tôi cảm thấy có nhu cầu tìm biết thêm về quê hương của Mẹ đẻ, nơi tôi đã sống 4 tháng đầu của cuộc đời.

Công ty làm dịch vụ con nuôi của tôi hằng năm tổ chức một chuyến đi thăm Nam Hàn gọi là “Về Nguồn” – Happy Trail in Korea. Tôi ghi danh. Tháng 7/2013 tôi cùng 16 thanh thiếu nữ khác gốc Nam Hàn tuổi từ 19 đến 29 con nuôi trong nhiều gia đình tại nhiều nước trên thế giới lên đường đi Seoul. Hầu hết, trong đó có tôi, đi Nam Hàn lần đầu. Sau 12 ngày du hành, chúng tôi trở thành thân thiết nhau. Chúng tôi cùng dượt taekwondo, cùng hát karooke, và kể cho nhau nghe những mẫu chuyện vui buồn đáng nhớ. Câu chuyện giữa 6 chúng tôi, những người gặp bố mẹ đẻ ghi nhiều ấn tượng nhất.

Hai chị em người Pháp, Camille và Marion, năm 4 và 6 tuổi cha của hai cô mang đến gởi cho văn phòng dịch vụ con nuôi Holt Children’s Services ở Seoul hẹn sẽ trở lại, nhưng bỏ đi luôn. Marion năm nay 30 tuổi, nói chị còn nhớ phảng phất hình thù ngôi nhà nơi cha gởi chị. Hôm nay vừa gặp lại cha, cha cho một vài tấm hình hồi còn thơ ấu. Marion nói nhìn hình, chị không hình dung được đó là mình. Camille thì nói cái đầu của chị hồi nhỏ sao tròn như quả bóng đá và chị cố dấu tấm hình đi một cách vụng về. Camille miêu tả buổi gặp cha đẻ như “bơi … bơi trong dòng nước ngược”.

Hôm đó cũng là ngày tôi gặp Mẹ đẻ tôi. Khi trở về người bạn gái thân thiết nhất của tôi trong đoàn choàng tay ôm lấy tôi và hỏi một cách lo lắng “Anh OK chứ ?”

**
Sau khi ôm choàng lấy tôi ngoài cửa, Mẹ tôi và tôi vào nhà ngồi đối diện nhau nơi một chiếc bàn nhỏ hình bầu dục. Vách tường lót giấy màu xanh lục, tô điểm bằng những con chim nhỏ bay bay tìm chỗ đậu trên những cành trúc gió đu đưa. Căn phòng trông giống như một nơi giữ trẻ.
Trong khi nói chuyện Mẹ tôi xích lần lại gần tôi. Bà vuốt lên xuống cánh tay tôi như thể xem có phải là “da thịt” không. Bà úp hai bàn tay bà vào bàn tay tôi như không muốn rời ra trong suốt giờ đầu nói chuyện với tôi. Bà nói bà tên là Lee Jung-son. Tôi xưng tên tôi là Matt Stevens. Trong chuyến đi này tôi định nếu gặp được Mẹ tôi sẽ nói lời “cám ơn” bà đã sinh ra tôi mục đích để làm yên lòng một người Mẹ đã bỏ con. Thế thôi, và nghĩ sẽ không còn vướng bận gì.

Tôi đã nhầm. Cuộc gặp gỡ đã có một tác động sâu sắc đến tâm hồn Mẹ tôi và tôi. Cuộc nói chuyện dù qua phiên dịch vì ngôn ngữ bất đồng cho tôi thấy hôm nay là một ngày trọng đại của Mẹ tôi. Sau này Mẹ tôi nói với tôi sau cuộc trở về của tôi, bà hoàn toàn thay đổi. Mỗi ngày bà cảm thấy đời sống bà có ý nghĩa, ngọt ngào và hạnh phúc hơn.

Nhìn vào tấm hình ba bố con Jim, Jan và tôi dưới tấm kiếng lót bàn tôi nói tôi cám ơn Mẹ đã hy sinh và chịu đau khổ “mất con” vì tương lai của tôi. Nghe đến đó Mẹ tôi khóc sướt mướt. Bà thổn thức : “Mẹ không bao giờ tưởng tưởng rằng con sẽ tìm về thăm Mẹ, con còn nhận Mẹ là mẹ đẻ của con.”

Hồ sơ con nuôi của tôi ghi rằng, lúc còn là một thiếu nữ 16 tuổi Mẹ tôi yêu một thanh niên, và có thai với ông ấy. Có thai được 5 tháng ông thú thật với Mẹ tôi ông đã có gia đình. Trong xã hội Á châu, một người con gái trẻ tuổi khó nuôi dưỡng và giáo dục một đứa con ngoại hôn. Nhưng thay vì phá thai, Mẹ tôi đã chịu đựng búa rìu dư luận sinh tôi ra và giao cho một công ty làm dịch vụ con nuôi. Hồ sơ ghi một cách đơn giản, “vì nghịch cảnh” mẹ tôi phải cho tôi. Qua hồ sơ tôi được biết tôi có 3 anh chị em, hai cùng cha, và một cùng mẹ.

Tôi hỏi thăm về cha tôi và các em thì Mẹ tôi tỏ ra đau khổ như ai giở lại cái quá khứ “tội lỗi” của mình . Cô Esther Kim, người thông dịch của công ty Holt nói với tôi: “Tôi đã hỏi bà nhiều lần, nhưng lần nào bà cũng tìm cách trì hoãn” và cô tiếp, “trái lại, Mẹ anh cứ hỏi hoài, anh có bao giờ tỏ ý trách bà không?”

Nam Hàn là một xã hội Khổng giáo, người đàn bà không chồng có con bị xã hội khinh thường. Ít gia đình nuôi con nuôi, ngay cả những cặp vợ chồng không con.

Từ khi chiến tranh Nam Bắc Hàn chấm dứt trong thập niên 1950 đến nay có 160.000 trẻ em Nam Hàn trở thành con nuôi tại nhiều nước trên thế giới, nhiều nhất là Hoa Kỳ. Phong trào nuôi con nuôi Nam Hàn mạnh nhất vào giữa thập niên 1980, vài năm trước khi tôi ra đời. Hiện nay, kinh tế Nam Hàn sung mãn, mỗi năm người Mỹ chỉ nuôi chừng vài trăm con nuôi từ Nam Hàn.
Truyền hình Nam Hàn thường cho chiếu những phóng sự con nuôi ở nước ngoài về thăm bố mẹ đẻ. Mẹ tôi nói với tôi, mỗi lần xem một phóng sự như vậy bà tự hỏi, “có khi nào thằng Yub về thăm mình không?”

Mẹ tôi buồn với quá khứ, trong bao năm qua nhớ tưởng tôi hằng phút hằng giây. Trái lại, tôi như kẻ vô tình. Tôi có một đời sống hạnh phúc với bố mẹ nuôi, sống ổn định trong xã hội, mãi đến giờ này tôi mới nghĩ đến Mẹ.

Hôm nay, ngồi nghe lại cuốn băng ghi cuộc nói chuyện với Mẹ, tôi khóc ngất. Tôi nói tiếng Anh chậm rãi với Mẹ đẻ mình để được phiên dịch cho bà nghe như nói với một đứa trẻ. Giữa những phút im lặng tôi chen vào lời khuyến khích mẹ tôi và nhắc đi nhắc lại tôi không hề oán hận bà.

Mẹ tôi tiễn tôi ra phi trường khi tôi trở về Hoa Kỳ. Bà ghi số điện thoại của tôi. Tôi nói với bà điện thoại qua lại chắc không tiện vì phải sắp xếp người phiên dịch. Bà hỏi tôi có trở lại thăm bà không? Tôi nói tôi sẽ, nhưng không bảo đảm vì đường sá xa xôi và cũng lắm nhiêu khê. Tôi hứa sẽ viết thư thăm bà thường xuyên qua công ty dịch vụ Holt .

Người phụ nữ đã sinh tôi ra đời không muốn rời tôi. Cử chỉ của bà lúc nào cũng như muốn ôm tôi vào lòng, cận kề da thịt tôi. Bà nói dây giày của tôi không chặt và kiếm cớ cúi xuống cột lại dây giày cho tôi.

Khi xuống xe bước vào khách sạn, một cơn mưa chợt đổ xuống Mẹ tôi vội vàng bật chiếc dù che cho tôi, đột ngột kéo tôi vào lòng nói: “Mẹ sẽ không để một giọt nước mưa nào đổ xuống đầu con.”

Trong lobby khi tôi sắp nói lời từ biệt, Mẹ tôi nhìn tôi qua khóe mắt, cầm chặt tay tôi, rươm rướm nước mắt.

Mẹ tôi đặt một cái hôn nồng cháy vào lòng tay tôi, mếu máo: “Con hãy sống sung sướng và giữ gìn sức khỏe. Mẹ thương con lắm.”

Tôi không dám nhìn thẳng vào đôi mắt bà, nói: “Con cũng thương Mẹ vô cùng.”

Trần Bình Nam phóng dịch

© Đàn Chim Việt

 

8 Phản hồi cho “Về quê thăm Mẹ”

  1. TBA says:

    Có lẽ không ít người đã xem qua cuốn phim tài liệu nói về một cô gái Việt lai Mỹ, cô tình cờ tìm lại được thông tin mẹ đẻ ở Đà Nẵng, và quyết định về thăm mẹ lần đầu tiên, nhưng không ngờ đó cũng là lần cuối cùng vì những người anh em trong gia đình muốn cô phải có trách nhiệm nuôi nấng mẹ thay cho họ; cô đã từ chối trong nước mắt…Cô nói trong phần cuối của đoạn phim (sau khi cô trở về Mỹ) rằng cô sẽ khép lại cánh cửa, nhưng cô không khóa nó…So sánh với câu chuyện trên đây thì đó là một sự buồn tủi cho thân phận người mẹ Việt Nam hơn là niềm vui gặp lại đứa con mà bao năm phải xa cách.

    • hoangtieulong says:

      Tôi củng xem qua câu chuyện ở Đà Nẳng ,theo Tôi thì không thể trách đứa Con đã xa Mẹ từ bé và lại Anh Chị của cô em đã đặt áp lực trên cô Bé phải trả công sanh thành thì đều không hợ̣p lý. Nếu
      để volunteer cho Cô em thì cô sẻ không đóng cửa như thế

  2. Thắc-Mắc says:

    Đọc câu chuyện của người Mỹ gốc Đại- Hàn về quê thăm mẹ sau 25 năm xa cách, và coi như lần đầu-tiên biết mẹ, vì khi xa mẹ 25 năm trước, người này chỉ có 4 tháng tuổi, tôi có suy-gẫm :
    – Chắc-chắn tình-cảm của bà mẹ phải sâu-sắc , và sâu-sắc hơn tình-cảm mà con bà dành cho bà.. Vì tình mẹ thương con, hy-sinh cho con vốn bẩm-sinh, mọi lúc mọi nơi đều giống nhau. Tình-cảm người con dành cho mẹ, tuy viết vậy nhưng không hẳn như vậy, huống gì suốt 25 năm qua xa-cách mẹ, tình-cảm không được nuôi-dưỡng – vốn là điều rất cần-thiết -
    – Người viết phản-hồi này cũng có một kinh-nghiệm gần giống như thế. Rời miền Bắc VN từ năm 1946. 34 năm sau xa-cách mẹ và em, tôi gặp lại họ khi đang là tù cải-tạo tại một tỉnh miền Bắc VN, khi mẹ và em trai tôi được phép thăm-nuôi tôi. Chúng tôi được công-an cho phép nói chuyện chỉ dưới 1 tiếng đồng-hồ. Em trai tôi, kém tôi 2 tuổi, vốn là một bộ-đội miền Bắc, mới được phục-viên để chăm sóc mẹ già, lo loay-hoay nấu nồi cơm nếp gà cho tôi. Mẹ tôi nói chuyện huyên-thuyên, luôn đề-cao chế-độ miền Bắc, và khuyên tôi cố-gắng học-tập cải-tạo để sớm được thả về. Chúng tôi nói chuyện dưới sự giám-sát của tên công-an. Mẹ tôi tiếc là 34 năm trước, nếu không để tôi xa quê theo người bác ruột xuôi Nam, thì hẳn tôi có tương-lai hơn, và không bị học-tập cải-tạo như bây giờ. Lợi-dụng lúc tên công-an đi ra khỏi phòng thăm-nuôi (khoảng vài phút), tôi thầm nói với mẹ tôi rằng tôi không tiếc-nuối chút nào.
    – Thật tình mà nói, lúc bấy giờ khi gặp mẹ và em tôi, tình-cảm thì có đó, nhưng hời-hợt. Vấn-đề tôi quan-tâm hơn hết, đó là số-lượng thực-phẩm mà mẹ và em tôi đem cho tôi,.Tôi cũng thầm trách mẹ và em tôi khi gặp tôi thì cũng chỉ là những lời mà tôi đã nghe mỗi ngày, rất nhàm-chán tại mỗi trại tù này.của chính-sách tẩy-não của CSVN.
    – Từ đó trở đi tôi không còn gặp lại mẹ và em tôi. Hơn 10 năm sau khi tôi vừa qua Mỹ.thì cũng được tin mẹ tôi mất.
    – Tôi biết tôi đoán-xét nhầm. Thái-đô của mẹ và em tôi, cũng như tất cả người dân miền Bắc, là của những người đóng kịch. Mẹ tôi, cũng như mẹ người Mỹ gốc Đại-Hàn nói trên, đều như nhau, đều thương-yêu con theo bẩm-sinh. Chỉ chúng tôi, người Mỹ gốc Đại-Hàn và tôi, mới đặt sự thương-yêu trên điều-kiện, mà thời-gian sống gần nhau trong sự chăm-sóc, nuông-chiều là thước đo. Tôi biết tình-cảm tôi dành cho mẹ tôi lúc gặp lại nhau rất hời-hợt, rồi từ sự tự-đánh-giá, tôi đoán-xét sai về mẹ tôi.
    – Tình mẹ thương con đối với thế-gian, luôn là cao nhất.

  3. nguenha says:

    Tôi hỏi người đánh xe ngựa,khi con ngựa kéo xe chở vợ chồng tôi chạy ngang qua Sân Cù -Dalat bổng nhiên nó ré lên!.Anh ta trả lời nó nhìn thấy Mẹ nó (ngựa Mẹ).Té ra trong loài vật,chỉ có con ngựa so-mặt-với-nhau để biết “bà-con ruột thịt”. Con vật còn như thế huống chi là con người.! Chuyện của Matt đả nói lên
    tình mẩu -tử tuyệt vời.! Nhưng bên cạnh đó củng có một loại tình mẩu tử “Hồng hơn Chuyên”: “nước mắt
    đó,đâu phải tình-mẩu-tử–Là thương con khi Mẹ nhìn gắt gỏng: Sao không đi cứu nước hởi con ơi??(Tố-Hửu). Trong cải cách ruộng đất, con đấu tố cha-mẹ: “Tao là sản phẩm của chúng mầy sau một cuộc truy hoan!!” Đó là Sự thật! Phủ nhận tình mẩu tử ,để thay vào đó tình yêu Vô sản,là cội nguồn của sự băng hoại xả-hội VN hôm nay.

    • Hoàng Tường says:

      Có nhiều, quá nhiều những đớn đau trong tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa cha mẹ con cái trong thế giới Cộng sản. Mong mỏi có vị nào biết được cách đối xử với cha mẹ, vợ chồng của các chóp bu Cộng sản như Hồ chí MInh, Tố Hữu, Võ nguyên Giáp v,v… những kẻ khởi đầu cho chế độ, và cần nhất là cho biết cách đối xử với cha mẹ, vợ chồng của những lãnh tụ hiện thời như Y tá Dũng, Trọng lú, con rơi Mạnh, Triết khùng, Sang khờ v.v… để mọi người biết rõ chúng là những kẻ đã phá hoại tận gốc rễ tình nghĩa gia đình hầu cảnh tỉnh và chấn hưng lại nền đạo đức Việt nam.

      • nguenha says:

        Thưa bạn Hoàng Tường,chuyện con cái đối xử với cha me thậm tệ dưới chế độ CS
        thì thiên hình vạn trạng. Khởi đầu chính là Nền giáo dục Hồng hơn Chuyên,HCM dạy học sinh 5 điều,chẳng có điều nào nói về Cha-mẹ cả.Đó là minh chứng rỏ nét nhất. Kể
        từ khi HCM trở thành CB QTCS, có ai nghe “Bác” nhắc đến Công ơn sinh thành đâu??
        “Thương cha thương một,thương Ông(Stalin) thương mười”(Tố Hửu)”.Những người thuộc con nhà Tư-sản ,muốn gia nhập Đảng thì phải đoạn tuyệt quá khứ,trong đó có tình phụ-mẩu.Con phải “xỉ vả” cha mẹ,thậm chí cha mẹ đả chết phải làm “hình nộm” tượng trưng để xỉ vả!! Gia đình của bà Tôn nử thị N.. là điển hình. Sau năm 1975,
        rất nhiều CB mien trung tập kết ra Bắc,lúc trở về quê ,mang theo vợ.Những bà vợ Đảng viên nầy, đả không ngần ngại nói với Mẹ chồng: “tôi không làm dâu cho ai hết.Chỉ làm dâu cho Đảng”.Những câu chuyện nghe ra,như là hoang tưởng,nhưng là Sự that dưới chế độ CS.Mong bạn tìm hiểu thêm.

      • quang phan says:

        Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1949- 1956 do Hồ chí Minh phát động, Việt cộng cưỡng bức con đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng, họ hàng đấu tố lẫn nhau. Cuộc cải cách ruộng đất đã phá hủy mối quan hệ giữa con người với nhau . Họ khuyến khích cha, mẹ, con cái, họ hàng, láng giềng, bè bạn tố cáo lẫn nhau với chính quyền và trước công chúng. Những tội ác được bịa đặt ra nhiều hơn và nặng nề hơn sự thật. Người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha già chị săn sóc hằng ngày. Chị nói với bố: ‘Ông có biết tôi là ai không?’. Người cha ngậm ngùi nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói: ‘Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ “. Chị nói “Mày đã cướp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập tao thật tàn bạo, tao khó nhọc làm giầu cho mày, mà mày cho tao ăn đói ăn khát….

        ***Tết Mậu Thân 1968- 26 ngày thành phố Huế trong tay Việt cộng: Nhà văn Nhã Ca, tác giả cuốn ” Giải Khăn Sô Cho Huế”, là diễn giả trong buổi lễ kỷ niệm Tết Mậu Thân 1968 tháng 2 năm 2008 có kể rằng:

        ” Những thường dân Huế bị Cộng quân trói bằng dây điện, dính nhau xếp thành hàng trên hố, một vài người bị đập đầu, cả một dây người đang sống bị đạp xuống hố, đè lên nhau, những đầu nào ngóc lên là bị đập chết bằng cuốc.

        Chính con cháu những người bị chôn gồm toàn những thiếu niên 14, 15 tuổi- học trò trường Nguyễn Du- bị buộc phải đào hố. Rồi bằng súng AK và lưỡi lê, Cộng quân buộc các thiếu niên này phải lấp đất chôn sống cha, anh của họ. Mười mấy em trong đám thiếu niên đó sau này bị giết chết, chỉ có 3 em trốn thoát. Một trong ba thiếu nhiên này tên là Tuấn, năm nay 56 tuổi, đang sống tại Úc”.

Leave a Reply to Thắc-Mắc