WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hồi âm một bức tâm thư

letter_writing-1-ust4mz

Quận Cam, thành phố Westminster, tiểu bang California, Hoa Kỳ,

Thứ Tư, ngày 4 tháng 9 năm 12013

Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,

Nếu không có bác Hà Sĩ Phu email gửi cho cái link dẫn đến trang mạng Anh Ba Sàm thì tôi đã mang tội thất lễ vì làm ngơ trước tấm lòng người bạn trẻ viết thư tâm tình cho mình. Email của bác Hà Sĩ Phu đến, rơi vào ngày lễ Lao Động Hoa Kỳ có nhiều ngày nghỉ, nên tôi khá bận rộn thù tiếp bạn bè ở xa về thăm. Vì vậy, tới hôm nay tôi mới có thời giờ viết thư hồi âm, mong bạn thứ lỗi.

Dù bạn nói: “Tôi đáng tuổi con cháu ông và là người không có được “may mắn” chứng kiến những biến cố lớn của lịch sử dân tộc. Tôi đang ở trong nước cũng không có cái “may mắn” thứ hai giống như ông tức là muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết, tôi cũng không cậy mình cao tuổi mà coi thường người trẻ tuổi, vì thảo luận vấn đề đất nước cần có sự bình đẳng như nhau và tương kính. Bạn than bạn không có hai cái “may mắn”: (1) sinh sau đẻ muộn nên không được chứng kiến những biến cố lịch sử dân tộc và (2) ở trong một đất nước mất tự do để muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết. Tôi xin góp ý với bạn:

(1)Sinh sau đẻ muộn chẳng có gì là không may mắn, vì lịch sử (chính sử, chứ không phải ngụy sử chuyên môn bóp méo sự thật như cộng sản thường làm) sẽ giúp ta có sự hiểu biết quá khứ. (2) Điều bất hạnh (tệ hại hơn cả không may mắn) cho bạn là phải sống trong một đất nước bị cai trị bởi một phường ăn cắp, bất lương từ trên xuống dưới, nói một đường làm một nẻo và man rợ.

Đồng ý với bạn rằng ở xứ sở tự do, người ta muốn nói gì thì nói; viết gì thì viết. Nhưng người có trách nhiệm và nhân cách thì phải xưng danh tánh mình đàng hoàng; chứ không dùng một cái “nick” để chửi bới người khác. Không đặt điều dối trá để chụp mũ người khác. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn ký bút hiệu Bằng Phong đi kèm với tên Đặng văn Âu do cha mẹ đặt (vì có người khác cũng dùng bút hiệu Bằng Phong) để độc giả biết rằng Bằng Phong này là Đặng văn Âu. Tuy từng bị bọn vô lại dùng “nick” chửi bới thô tục, nhưng tôi không bận tâm, vì hạng người vô nhân cách đó chẳng thể nào làm được điều gì lợi hoặc hại công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của chúng ta. Tôi rất cảm phục tính chính danh của những tác giả trong nước dám ghi rõ tên thật, địa chỉ nhà, số điện thoại như các ông Tô Hải, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Thượng Long, Phạm Quế Dương, Hà Sĩ Phu…

Nếu bạn đã đọc bài viết của tôi có nhan đề “Tâm thư gửi những người bạn trẻ trong nước” đăng trên trang mạng danchimviet.info thì bạn sẽ hiểu rằng tại sao tôi chưa từng quen biết với anh chàng Trung Nghĩa nào đó mà tôi lại dùng chữ thân thương với bạn. Trong bài viết nêu trên, tôi không những bày tỏ niềm xót xa cho các bạn trẻ đấu tranh trong nước mà tôi lại vô cùng kính phục sự dũng cảm của họ. Trước kia, những chiến binh trẻ của Việt Nam Cộng Hòa xông pha nơi chốn đầu tên mũi đạn để diệt Cộng đã là can đảm, nhưng không thể sánh với các người bạn trẻ tranh đấu trong nước hôm nay, vì ngoài bản thân các bạn trẻ ấy bị đánh đập, tù đày, mà cha mẹ anh em họ cũng chịu chung số phận.

Bạn viết: Tôi phải nói rất trung thực rằng, tôi đọc tất cả những bài viết của ông, có những bài tôi đọc hai lần, ba lần; có những bài tôi đọc trong một ngày để rồi nhiều ngày sau đó lại lần giở ra và đọc lại; câu chữ rực lửa, đầy nhiệt huyết, nó cho người đọc cái cảm giác nóng hừng hực những chiến trường như  Quảng Trị những ngày đỏ lửa…”. Tôi cám ơn bạn và nhận thấy bạn cũng là người trẻ đang quan tâm đến số phận giống nòi nên mới bỏ thì giờ đọc tất cả những bài viết của tôi, không phải chỉ đọc qua loa, mà còn đọc đi đọc lại hai ba lần và nghiền ngẫm từng câu chữ. Điều đó làm tôi vui và tin tưởng ở thế hệ tương lai, vì họ chia sẻ với mình sự thao thức trăn trở, chứ không vô cảm, thờ ơ. Đó là lý do tôi mở đầu: “Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương”.

Trong bức thư hồi âm này, tôi sẽ tâm tình với bạn, chứ không tranh luận. Tôi sinh cùng năm Canh Thìn (1940) với bác Hà Sĩ Phu, tính theo âm lịch là 74 tuổi. Ở tuổi này đáng lý là nên quên hết mọi chuyện thế sự để an nhiên tự tại, nô đùa với con cháu hay đi du lịch để tự thưởng mình sau những tháng năm dài lao lực trong cuộc mưu sinh. Tôi chẳng dại dột đến mức không hiểu được sự phiền lụy khi lao thân mình vào chốn gió tanh mưa máu. Nhưng vì  tự xét mình còn là CON NGƯỜI thì phải lên tiếng chống lại bọn hủy hoại quyền CON NGƯỜI.

Tháng 7 năm 2011, tôi về Việt Nam dự buổi lễ chôn cất tro cốt anh tôi tại nghĩa trang gia đình, thì bị hai anh Công An Văn Hóa (viết tắt: CAVH) “ách” lại tại phi trường Nội Bài để cật vấn. Trên bàn là những bài viết của tôi họ in ra từ các trang mạng, dày ngót 400 trang. Họ nói rằng vì tôi là người ở nước ngoài, không am hiểu tình hình thực tế, nên viết những điều tiêu cực về Tổ Quốc. Nếu ở trong nước mà viết như tôi đã viết thì Nhà Nước đã bỏ tù tôi từ lâu rồi. Tôi đáp: “Vâng, hai anh cứ nói ra những gì tôi viết sai thì tôi sẽ tự kiểm điểm. Tôi là người trí thức (lần đầu tiên trong đời tôi tự nhận mình là người trí thức; thực ra tôi chỉ là Người Lính mà thôi), thiết nghĩ tôi có nghĩa vụ lên tiếng chống lại sự bất công sai trái. Tôi nay đã tuyên thệ làm công dân Hoa Kỳ. Tôi chẳng mảy may nuôi tham vọng kiếm một địa vị gì trong nước để tranh giành với đảng của hai anh. Nhưng trong huyết quản của tôi còn luân lưu dòng máu Việt thì cái nghĩa vụ của người trí thức đối với giống nòi càng nặng hơn. Những người ngoại quốc chẳng có máu mủ gì với dân mình mà họ còn lập ra hội “Y Sĩ Không Biên Giới”, hội “Nhà Báo Không Biên Giới” để bênh vực quyền làm người cho ta, vì họ là Người; chứ không phải là thú vật. Bộ hai anh không nhớ lời Marx dạy rằng chỉ có loài vật mới quay lưng lại trước sự bất hạnh của đồng loại sao?”. Họ hỏi tôi: “Tại sao anh tham gia vào đảng Đại Việt?”. Tôi đáp ngay, không suy nghĩ: “Tại vì tôi chống Cộng và tôi vâng theo lời dạy của Lê-Nin. Hai anh có biết Lê-Nin dạy gì không?”. Hai anh Công An tỏ ra sững sờ trước câu hỏi đột ngột của tôi, tôi liền tiếp: “Nếu hai anh là tôi thì hai anh cũng phải chống Cộng như tôi thôi. Này nhé! Tôi có hai ông bác, một ông làm Thượng Thư, một ông làm Tham Tri trong triều Nhà Nguyễn, được Cụ Hồ mời tham gia vào chính phủ Liên Hiệp. Một ông làm Bộ trưởng, một ông làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Liên Khu Tư. Hai bác tôi chắc chắn phải là hai ông quan có uy tín với dân lắm thì mới được Cụ Hồ mời chứ! Thế mà đến năm 1953, cả hai bác tôi đều bị đấu tố cho tới chết một cách nhục nhã. Giá như hai bác tôi là tham quan ô lại, hà hiếp dân lành thì bị đấu tố cũng đáng đời. Không! Hai bác tôi là hai vị quan cực kỳ thanh liêm, công chính. Nếu tôi không chống Cộng thì tôi không phải là Con Người, mang tội bất hiếu với hai bác. Còn Lê-Nin dạy rằng trong đấu tranh phải có: “Tổ Chức! Tổ Chức! Tổ Chức! Không có Tổ Chức là không có gì cả!” Do đó tôi phải lựa một tổ chức chống Cộng để tham gia”. Nghe tôi nói vậy, hai anh Công An có vẻ trầm ngâm. Tôi nói  tiếp: “Hai anh à! Chẳng qua chúng ta bất hạnh bị sinh ra trong cái thời buổi chủ nghĩa cộng sản chia cắt tình tự dân tộc, nên bây giờ hai anh và tôi đều là anh em một nhà mà trở thành hai kẻ ở hai phía đối nghịch nhau. Giả như tôi ở Miền Bắc, tôi cũng sẽ là cán bộ cộng sản như hai anh hoặc giả như hai anh ở Miền Nam thì cũng phải cầm súng chống lại Miền Bắc như tôi. Những gì tôi viết mà các anh in ra để trên bàn là chỉ nhằm mục đích nói hộ cho những người như các anh muốn nói mà không nói  được. Các anh có biết không? Tôi thương các anh lắm! Vì các anh đều là nạn nhân của chế độ, phải làm việc theo lệnh trên vì nghèo. Mà các ông trên của các anh đều giàu sụ, có biệt thự lớn, tiền hàng triệu đô-la trong ngân hàng ở ngoại quốc và con cái đều học ở các nước tự do. Khi hữu sự là họ “tếch”, còn các anh và con cái các anh phải hứng chịu sự căm ghét của quần chúng nhân dân”. Hai anh CAVH thật hiền hòa và thật dễ thương, giữ im lặng khá lâu trước những gì tôi nói. Do đó, sự trao đổi giữa hai anh CAVH và tôi khá “thân mật”. Nhìn đồng hồ thấy buổi làm việc đã kéo dài 90 phút, tôi nói: “Thôi! Các anh hãy để cho tôi ra về, vì tôi sợ rằng mấy người cháu tôi đứng chờ ngoài cửa không thấy tôi ra, tưởng tôi trễ chuyến bay mà bỏ về thì nguy lắm. Các cháu của tôi đều là đồng chí các anh đấy!”.  Rút cục họ đồng ý “thả” tôi ra về.

Ba ngày sau, vẫn hai anh CAVH ấy đến tận khách sạn để “làm việc” với tôi thêm gần 4 giờ đồng hồ nữa. Nội dung chẳng có gì khác hơn lần họ “ách” tôi ở phi trường. Tôi cần có thời giờ để hàn huyên với bà con đã suốt hơn 60 năm chưa gặp, mà phải “làm việc” một cách vớ vẩn như thế này thì sốt ruột quá, bèn nói: “Tôi chỉ là người viết lăng nhăng đưa lên mạng cho thiên hạ đọc chơi; làm sao ảnh hưởng đến quyền lực của Đảng các anh được? Tôi thấy có nhiều Việt kiều cầm cờ vàng ba sọc đỏ đi biểu tình trước tòa Lãnh sự của các anh ở Houston, rồi họ thường  du lịch Việt Nam như đi chợ, nhưng họ có bị các anh làm khó dễ gì đâu?”. Người CAVH đáp: “Chúng tôi không quan tâm những loại người biểu tình đó. Chính những bài viết xuyên tạc của anh đầu độc tư tưởng giới trẻ trong nước là rất có hại!” Nghe câu trả lời đó, tôi cảm thấy thầm vui trong lòng, vì ít nhất mình cũng khiến cho đảng cộng sản bận tâm.

Cuối cùng, trước khi chấm dứt buổi làm việc, họ hỏi tôi nhận xét thế nào về đất nước. Tôi đáp: “Tôi mới về nước được ba ngày, hoàn toàn dành thời giờ trò chuyện với bà con họ hàng, không có dịp thăm dân cho biết sự tình, nên chẳng thể nào có nhận xét chính xác được.”. Hai anh CAVH vẫn yêu cầu tôi phải nói lên cảm nghĩ. Tôi nói: “Được rồi! Nếu hai anh ép tôi phải nói, thì tôi sẽ nói sự thật; chứ tôi không thể nói dối, mong hai anh không phật lòng”. Họ đồng ý. Tôi nói: “Tôi nhận thấy có hai điều khiến cho Đảng của các anh bị mất uy tín với thế giới văn minh. Vấn đề thứ nhất là sự vô kỷ luật trong việc giao thông xe cộ. Ở ngả tư, bất kể đèn xanh hay đèn đỏ, người ta đều phóng xe chạy băng băng; bất kể đường một chiều họ vẫn ào ào lái xe chạy ngược xuôi, mặc dầu Cảnh sát mặc sắc phục đứng tụm năm tụm ba ở góc đường. Hai anh có biết vì sao người dân vô kỷ luật như thế không?”. Chẳng cần đợi họ trả lời, tôi tiếp: Tại vì thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Còn vấn đề thứ hai là vệ sinh. Tôi thấy những người bán hàng rong sau khi rửa xong bát đũa hay bó rau thì bưng thau nước bẩn tạt ra mặt đường. Người dân không coi vệ sinh công cộng là thiết yếu cho đời sống lành mạnh thì dân cả nước đều bị ô nhiễm mà chết vì mang bệnh thôi”. Hai anh CAVH đồng loạt đáp: “Chúng tôi đã có biện pháp chấn chỉnh hai vấn đề đó rồi; chứ không phải là không quan tâm”. Tôi nói: “Các anh đã cầm quyền từ năm 1954 đến nay là năm 2011, tức là 57 năm, mà các anh chấn chỉnh hai việc nhỏ đó chưa xong à? Hãy thử trao chính quyền cho tôi xem, tôi bảo đảm trong vòng 3 tháng là tôi làm xong ngay!”.

Chẳng phải tôi cường điệu hay nổ hoảng. Với một lực lượng Công An hùng hậu như họ có trong tay, thay vì dùng Công An để xách nhiễu lương dân, tôi sẽ bắt chước cách thức cai trị của Lý Quang Diệu đã áp dụng ở Tân Gia Ba là tất cả đều vào khuôn vào nếp tức khắc. Để tỏ sự thân tình, tôi mời hai anh CAVH ngày mai đến khách sạn để dự buổi họp mặt Đại Gia đình Họ Đặng chúng tôi. Hai anh nhã nhặn từ chối. Tôi hiểu họ chưa có phép của cấp trên thì không thể nào tự động nhận lời. Điều làm tôi vui nhất là trước khi giã từ, họ thân mật bắt tay tôi và nói: “Phải công nhận sau hai buổi trao đổi với bác Âu, chúng tôi nhận thấy bác là người yêu nước. Chúng tôi chúc bác Âu có những ngày vui ở quê nhà”. Trước họ gọi tôi bằng anh, sau gọi bằng bác, thú thật rằng trong lòng tôi lúc bấy giờ rất vui và muốn dúi vào tay mỗi anh một tờ giấy trăm đô-la, nhưng sợ họ viện cớ quật ngược lại mình nên đành thôi. Chẳng thể nào biết phản ứng người cộng sản.  Tôi tự hứa rằng nếu một mai không còn chế độ cộng sản, tôi sẽ về nước tìm gặp hai anh đó để đãi một chầu nhậu cho thỏa lòng quý mến.

Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,

Bạn đề cập chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Tư bản và thuyết tương đối, rồi đặt câu hỏi: “Thưa ông, ông có cho rằng Chủ Nghĩa Tư Bản hoàn toàn ưu việt không? Cũng giống như Chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn xấu xa không? Nếu câu trả lời chỉ là “có” tức là chúng ta đang phạm phải chủ nghĩa duy ý chí.” Tôi không tin bạn cố tình “thuyết giảng” tôi về chủ nghĩa, nên tôi xin kể cho bạn nghe câu chuyện này: Hồi Miền Nam chưa bị cộng sản xâm lăng, vào khoảng năm 1973 thì phải (?), có vài anh sinh viên của hai ông thầy dạy triết là Nguyễn văn Trung và Lý Chánh Trung bàn bạc với nhau như thế này: “Miền Bắc có ý thức hệ (tức là chủ nghĩa) cộng sản, thì Miền Nam cần phải có phải có một chủ nghĩa để chống lại”. Ý họ muốn nói chủ nghĩa xã hội nhân bản như các nước Bắc Âu mà hai ông thầy họ từng đề cập trên báo chí. Tôi nói: “Tuy tôi học ban Toán, không học môn Triết như các bạn, nhưng tôi nghĩ như thế này: Phàm nói đến chủ nghĩa là phải nói đến vũ trụ quan, nhân sinh quan. Chẳng hạn, chủ nghĩa cộng sản quan niệm vô thần (không tin có Thượng Đế) và con người mà có mặt trên trái đất này là do sự tiến hóa của loài khỉ. Một khi họ đã khẳng định như vậy thì họ sẽ không chấp nhận vũ trụ quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa khác được. Mỗi chủ nghĩa đều có vũ trụ quan và nhân sinh quan riêng, giống như mỗi tôn giáo đều có tín ngưỡng riêng vậy. Một người không thể vừa tin vào Đức Phật, vừa tin vào Đức Chúa Trời, bởi vì như thế là mâu thuẫn. Do đó, một đảng dựa vào một chủ nghĩa để cai trị thì chắc chắn sẽ đưa quốc gia đến chuyên chế độc tài. Người ta dịch chữ “Capitalism” là chủ nghĩa Tư bản để đối lại với chủ nghĩa cộng sản (Communism) cho tiện vì hai thế lực đó đang quyết liệt xung đột nhau. Nhưng Tư bản không phải là chủ nghĩa. Vì sao các bạn biết không? Bởi vì Tư bản không đề ra một vũ trụ quan, nhân sinh quan nào cả. Tư bản chỉ là một chủ thuyết (doctrine) bảo vệ quyền tư hữu, khác với chủ nghĩa (ism) cộng sản là một loại tôn giáo (tà giáo), nên không thể so sánh với nhau được. Chủ thuyết là chiến lược hay chính sách đối ngoại. Giống như chủ thuyết Domino của người Mỹ. Họ giúp Miền Nam là vì họ nghĩ rằng nếu Miền Nam bị nhuộm đỏ, thì sẽ kéo theo các nước trong vùng Đông Nam Á đều bị nhuộm đỏ. Nhắc lại, Tư bản không phải là chủ nghĩa, cho nên ở các nước Tư bản ở Âu châu vẫn cho phép đảng cộng sản hoạt động. Nhưng ở các nước cộng sản thì đừng có hòng có đảng khác tồn tại. Miền Bắc có đảng Dân chủ do ông Hoàng Minh Chính làm thủ lãnh và đảng Xã Hội do ông Nguyễn Xiển làm thủ lãnh, hai đảng đó chỉ là những chậu bông giấy do Hồ Chí Minh lập ra để trưng bày làm cảnh cho có vẻ đa nguyên đa đảng mà thôi. Hai ông Hoàng Minh Chính và Nguyễn Xiển đều là đảng viên đảng cộng sản. Nước Mỹ đứng đầu phe Tư bản, chủ trương ‘Separation of Church and State’ là nhằm mục đích không cho phép đưa vũ trụ quan, nhân sinh quan của một tôn giáo vào chính quyền để tránh sự chuyên chính là vì thế”.

Nghe tôi trình bày xong, mấy ông học trò của hai ông thầy dạy triết Nguyễn văn Trung và Lý Chánh Trung không còn đặt vấn đề Miền Nam phải có một ý thức hệ (chủ nghĩa) để chống lại ý thức hệ cộng sản nữa. Mấy ông bạn của tôi học ban triết phần lớn đều có tính khật khùng giống như triết gia Phạm Công Thiện, đọc rất nhiều sách ngoại văn vì thông thạo  ngoại ngữ, nhưng giống như những con mọt sách, sống lãng đãng ở trên mây và tự tạo cho họ có ngoại hình lập dị. Họ không hề biết đến Miền Nam đang trực diện với một kẻ thù có nhiều tiểu xảo, thủ đoạn tuyên truyền láo khoét.

Vào khoảng năm 1988 (?), nhà văn Vũ Thư Hiên – tác giả cuốn Đêm Giữa Ban Ngày – người mà tôi rất ái mộ, đến thành phố Houston, tiểu bang Texas, được nhà báo Dương Phục phỏng vấn trên đài phát thanh, phát biểu như sau: “Tôi chống độc tài, nhưng tôi không chống cộng sản!” Lúc bấy giờ tôi nghĩ rằng nhà văn Vũ Thư Hiên còn một số bạn bè ở Hà Nội đang là đảng viên cộng sản nhưng không ưa chế độ, nên phải nói như thế để kéo bạn mình về phía mình. Tôi không nghĩ nhà văn Vũ Thư Hiên không phân biệt được sự khác nhau giữa chính thể độc tài và chuyên chính. Chính thể độc tài như Đài Loan dưới thời Tưởng Giới Thạch, như Hàn Quốc dưới thời Phác Chính Hy, như Tân Gia Ba dưới thời Lý Quang Diệu chỉ ngăn cấm một số quyền công dân, nhưng không triệt hạ tôn giáo, không lùa các đoàn thể hay trí thức vào cái gọi là Mặt trận Tổ Quốc, vẫn có xã hội dân sự. Họ độc tài để đưa dân chúng vào kỷ luật, vào khuôn phép để dần dần tiến tới dân chủ. Chuyên chính vô sản là độc tài toàn diện, tất cả đều phải nằm dưới sự chỉ đạo của một đảng gồm những đầu nậu vừa ngu dốt vừa hãnh tiến một cách lố bịch.

Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,

Nói chuyện nhân sinh quan, vũ trụ quan mãi nhức đầu quá! Tôi xin kể một câu chuyện có tính cách vui vui để thay đổi không khí và để bạn có chút hiểu biết lịch sử mà ở vào thời điểm bạn có thể chưa sinh ra. Một hôm tôi được giao cho thi hành phi vụ bay ra Lộc Ninh để rước phái đoàn Việt Cộng về Tân Sơn Nhất họp trong Ủy Ban Quân Sự hai bên (Một bên là Việt Nam Cộng Hòa và một bên là Chính phủ Lâm thời Miền Nam Việt Nam). Bến đậu phi cơ nằm cạnh trụ sở Phi đoàn của tôi. Vừa bước xuống máy bay, thấy một hàng xe Vespa, Lambretta, Honda và vài chiếc xe hơi đậu san sát, viên thủ trưởng (có lẽ là Chính ủy?) nói: “Trình diễn khéo nhỉ!” Có lẽ anh ta nghĩ rằng chúng tôi bày cảnh xe đậu tăm tắp là để khoe sự giàu sang của Miền Nam, nên thốt lên như thế, tôi liền hỏi ngay: “Anh vừa nói cái gì thế? Anh là cái thá gì mà bảo chúng tôi phải trình diễn?”. Anh Việt Cộng chẳng phải tay vừa, đốp chát lại ngay: “Các anh đi lính cho Mỹ, các anh là tay sai của Mỹ, sự giàu sang của các anh là phồn vinh giả tạo; còn chúng tôi là những người yêu nước!”. (Đúng là miệng lưỡi Việt Cộng, nói như con vẹt). Nghe mấy chữ tay sai của Mỹ là tôi không còn giữ thái độ nhã nhặn nữa. Tôi nói: “Được rồi! Anh bảo chúng tôi là tay sai của Mỹ thì hãy nghe đây: Đả đảo Đế quốc Mỹ! Đả đảo Đế quốc Mỹ! Còn anh có dám hô to: Đả đảo Đế quốc Liên Xô! Đế quốc Trung Cộng như tôi không?”. Anh Việt Cộng không ngờ gặp phải một anh lính Ngụy phản ứng lanh lẹ và dữ dội như vậy, đứng thừ mặt mo ra đến tội nghiệp. Tôi tiếp tục dồn đối thủ: “Đả đảo Nguyễn văn Thiệu, đả đảo Nguyễn Cao Kỳ”, rồi hỏi: “Liệu anh có dám hô đả đảo Hồ Chí Minh, đả đảo Lê Duẩn không để xem bên nào thật sự có tự do?”. Anh Việt Cộng đành quay mặt đi với cử chỉ giống như là không thèm nói chuyện viên sĩ quan … ba đá!

Thuật lại câu chuyện này để bạn Trung Nghĩa thấy rằng Việt Cộng cậy có cây súng trong tay  thì chỉ giỏi ức hiếp dân lành thôi; chứ trí óc vẫn là những thứ đần độn, bả đậu! Cho nên, chúng nó dù ở cấp lãnh đạo, nhưng thường tuyên bố những câu rất ngu xuẩn. Giống như Nguyễn Minh Triết sang Cuba nói chuyện một bên canh thức, một bên ngủ. Hoặc tên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây bảo rằng những người trong đảng đòi bỏ Điều 4 Hiến Pháp, đòi đa nguyên đa đảng là suy thoái đạo đức và lối sống, trong khi cái tập đoàn mệnh danh lãnh đạo đều là những thằng ăn cắp công quỹ và bán nước! Đạo đức còn suy thoái hơn ai hết!

Nhân nhắc đến chuyện này, tôi nhớ đến người anh hùng Nguyễn Đức Kiên đã dõng dạc mắng vào mặt anh Trọng Lú bằng một bài viết khí phách quá sức. Trong khi đó các vị gọi là “lão thành cách mạng” luôn tự hào mình là kẻ quyết tử để dân tộc quyết sinh thì im thin thít, thật hèn!

Là phi công vận tải, tôi thường có dịp chở tù binh Việt Cộng và Phiến Cộng. Việt Cộng là những anh lính ở Miền Nam; Phiến Cộng là những anh lính phát xuất từ Miền Bắc. Tôi thường hỏi họ tại sao các em còn nhỏ, không chịu đi học đi hành, mà lại ôm súng đánh nhau làm chi cho khổ. Anh tù binh Việt Cộng trả lời: “Chúng em ở nhà quê mất an ninh, bị họ bắt lính thì phải theo, nếu không theo thì cả nhà bị giết. Nếu bị bên quốc gia bắt thì còn sống, còn được nuôi ăn”. Anh tù binh Phiến Cộng thì trả lời: “Chúng em tình nguyện đi B (tức là vào chiến trường Miền Nam) để ở nhà đỡ một miệng ăn và có quần áo lính để mặc”. Tình cảnh các em trong “Bộ Đội Cụ Hồ” quả là tội nghiệp. Tôi rất thương những tù binh Việt Cộng lẫn Phiến Cộng vì họ bị cưỡng bức cầm súng đánh Miền Nam, nên tôi thường cho họ điếu thuốc, viên kẹo để bày tỏ tình thương gà cùng một mẹ. Dù tôi có hành động nhân ái công khai đối với kẻ thù nhưng chưa bao giờ bị thượng cấp khiển trách hay kỷ luật cả.

Năm 1954, các thế lực quốc tế cắt Việt Nam ra thành hai nước: Nước Nam Việt và nước Bắc Việt, có quốc hiệu riêng, có quốc kỳ riêng, có Hiến pháp riêng, lấy sông Bến Hải làm ranh giới: Nước Bắc Việt theo chủ nghĩa cộng sản thờ Stalin và Mao Trạch Đông; Nước Nam Việt chẳng có chủ nghĩa gì, chỉ thờ Phật, thờ Chúa và thờ Ông Bà. Mỹ giúp nước Nam Việt ổn định tình hình chính trị nát bét do tàn dư Thực dân Pháp để lại, nhằm ngăn chặn làn sóng Đỏ. Mỹ không phải là Thực dân như Pháp và họ cũng chẳng thương gì dân tộc Việt Nam. Họ chỉ dùng nước Nam Việt như một tiền đồn án ngữ sự xâm lăng của thế giới cộng sản. Nước Nam Việt không có gì trong tay, đành phải nhờ vào sức mạnh của Mỹ, chứ không phải là tay sai, là lính đánh thuê như sự tuyên truyền xảo trá của Việt Cộng. Nếu không có Mỹ thì nước Nam Việt sẽ không có tiền để trả lương lính, lương công chức và không có vũ khí để chống lại nước Bắc Việt được phe gọi là “Xã Hội Chủ Nghĩa” cung cấp đầy đủ trong suốt 20 năm. Ý đồ của Miền Bắc thôn tính Miền Nam có từ ngày chữ ký Hiệp định Đình Chiến Genève chưa ráo mực. Họ chôn giấu vũ khí, cán bộ được lệnh nằm vùng, chui sâu trèo cao vào cơ quan quốc gia. Lê Duẩn giả bộ xuống tàu thủy tập kết ra Bắc, nhưng bí mật quay trở lại để tổ chức hạ tầng cơ sở.

Ông Ngô Đình Diệm được vua Bảo Đại khẩn thiết yêu cầu đảm nhiệm chức Thủ tướng, thành lập chính phủ chống lại cộng sản Miền Bắc. Cán bộ quân sự, hành chánh đều do Thực dân Pháp để lại, lý tưởng quốc gia chưa kịp được hun đúc mạnh mẽ, nhưng chính quyền Miền Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể: Định cư cho gần một triệu người Miền Bắc bỏ chạy khỏi cộng sản; tái thiết những vùng bị cộng sản chiếm trước năm 1954; xây nhiều trường học; cải tổ nền giáo dục Quốc Học khai phóng … Năm 1960, Bộ Chính trị cộng sản Hà Nội ra nghị quyết thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam để xâm lăng nước Nam Việt. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi.

Cùng một lúc nước Nam Việt phải đương cự hai kẻ thù: Bọn xâm lăng Miền Bắc và bọn nằm vùng làm nội tuyến cho giặc. Trong chiến tranh, nội tuyến là nguy hiểm nhất. Thời Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản tấn công Hoa Kỳ. Mặc dù là một nước dân chủ, nhưng chính quyền Mỹ đều lùa tất cả những công dân Mỹ gốc Nhật vào trại tập trung, không cần biết những công dân đó thân Mỹ hay thân Nhật. Như tôi từng viết: Năm 1945, những thanh niên nam nữ tham gia Mặt trận Việt Minh với mục đích đánh đuổi Thực dân Pháp là yêu nước, vì họ không biết Việt Minh là tổ chức cộng sản trá hình. Đến khi biết thì rút chân ra không được. Nhưng sau năm 1954, Việt Minh đã lộ rõ bộ mặt dã man trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Gần một triệu dân Miền Bắc bỏ nhà cửa, tài sản tìm đường vào Nam lánh nạn cộng sản là một bằng chứng rõ ràng. Cho nên, những trí thức, sinh viên, học sinh được Miền Nam nuôi dưỡng, được hưởng tự do (tương đối) mà chạy theo cộng sản là những tên nội tuyến cực kỳ nguy hiểm. Tiếc rằng Miền Nam đã không làm như Hoa Kỳ trong thời Đệ Nhị Thế Chiến để lùa tất cả bọn nội tuyến ấy vào trại tập trung! Tôi kính trọng đối thủ cầm súng đánh nhau trên chiến trường, nhưng tôi khinh bọn học sinh, sinh viên, trí thức, bọn đội lốt tu hành được Miền Nam cho hưởng các quyền tự do, nhưng nhúng tay vào tội ác nhằm giật sập một nền dân chủ còn phôi thai để dâng cho một chế độ độc tài bạo ngược ở Miền Bắc. Phong trào đòi hòa bình bằng mọi giá không lên án quân xâm lăng mà chỉ quyết liệt đòi người lính tự vệ Miền Nam phải buông súng là một phong trào của bọn lưu manh; chứ chẳng trí thức cái quái gì cả! Miền Nam sụp đổ là do bọn nằm vùng làm nội tuyết cho giặc.

Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,

Bạn viết: Ông Bằng Phong có thể nói viết ra sao cũng được; ông có thể kể tội ác của Đảng CS với dân tộc này dầy vài quyển tập; nó có một chỗ đứng riêng của nó. Thế nhưng một người như ông Lê Hiếu Đằng, đã từng chiến đấu để xây dựng nên chế độ CS mà quay lại “tính sổ” với chính quyền cộng sản, ký tên vào kiến nghị phán đối nhà cầm quyền, nhất là ông nói trong những ngày nằm bệnh, nói khi sắp chết; sự tấn công trong một “góc hẹp” đó có một vị trí mà cá nhân tôi cho rằng ông Bằng Phong không bao giờ có được.

Vâng, chỗ đứng riêng của cộng sản đã được nhân loại dành cho rồi, là ném nó vào thùng rác lịch sử. Bạn có muốn lôi nó ra cũng không nổi đâu! Mà bạn muốn vực nó dậy thì sẽ bị những người trẻ như cô Nguyễn Phương Uyên nguyền rủa suốt đời! Tội ác của cộng sản đối với nhân loại ra sao, đã được Hội Đồng Âu Châu minh định rõ bằng Nghị quyết 1481, tôi chẳng cần phải mất công kể tội. Thực ra, tôi không phải là người Chống Cộng cực đoan, quá khích hay không khoan nhượng, bởi vì từ Hồ Chí Minh cho đến người cán bộ cấp thấp chưa bao giờ thực sự là người cộng sản như Karl Marx định nghĩa. Hồ Chí Minh giống như Lê-nin, Staline, Mao Trạch Đông lợi dụng chủ nghĩa Marx để thiết lập một Đảng. một Nhà Nước độc tài toàn trị mà thôi. Chủ nghĩa cộng sản thực sự đã chết rồi, vì bọn chóp bu của nó không còn vô sản, mà là những thằng giàu sụ. Tôi không ngu gì để đánh nhau với một xác chết, tôi chỉ là người triệt để chống lại sự lưu manh, xảo trá, lừa đảo, nói một đường làm một nẻo. Người nào mắc phải các căn bệnh vừa nêu là người không có nhân cách, thì tôi chống.

Lê Hiếu Đằng chỉ là anh học trò ngu, trình độ thấp kém và nhân cách tồi bại. Bài viết tính sổ đời mình trong lúc nằm bệnh viện của ông Đằng cho người đọc thấy cái ngu và nhân cách tồi bại của ông ta. Thứ nhất, nhờ đọc mấy cuốn sách khi ốm liệt giường thì ông Đằng mới thấy được sự tàn ác của cộng sản, trong khi cả nước bất kể sống chết ùa ra biển, băng rừng tìm tự do hoặc những cán bộ cộng sản gộc như Nguyễn Hộ, Trần Độ … đã tởm lợm chế độ mà ông Đằng không hay biết, là ngu. Thứ hai, tháng trước ông Đằng viết bài đăng trên mạng boxitevn ca ngợi sự can đảm của nghệ sĩ Kim Chi đã dám công khai tỏ ra khinh bỉ ông Thủ tướng ăn cắp, làm nghèo đất nước, từ chối không thèm nhận bằng ban khen; tháng sau ông Đằng lại viết bài ca ngợi Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Shangri-La giống như một nịnh thần. Bài viết phải nhờ Tổng Biên tập trang mạng boxitevn, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhuận sắc trước khi được đưa lên. Tôi không rõ giáo sư Nguyễn Huệ Chi không nhìn ra cái thiếu nhân cách trước sau bất nhất của Lê Hiếu Đằng hay muốn chơi khăm Lê Hiếu Đằng để cho độc giả được dịp cười chơi. Hành vi sớm đầu tối đánh của ông Đằng sẽ khiến cho không ai dám hợp tác.

Tôi dùng ví dụ bác Hà Sĩ Phu là người cha nhân từ và tôi là người cha nghiêm khắc chỉ là ví dụ có tính biểu kiến, chứ không vô lễ với ai cả. Hơn nữa, tôi không cần giữ lễ với hạng người có nhân cách tồi bại như ông Đằng. Nên nhớ, từ thế kỷ trước, bác Hà Sĩ Phu từng viết cộng sản là loài ký sinh trùng (tức là sán lãi) sống bám vào lòng yêu nước, còn tỏ ra khinh miệt từ Hồ Chí Minh trở xuống nặng nề hơn những gì tôi viết rất nhiều.

Tôi trích lại đoạn kết của bài viết Lê Hiếu Đằng để bạn lấy công tâm mà xét Lê Hiếu Đằng là hạng người như thế nào: “Bài viết này cũng là để trải lòng với bạn bè, đồng đội và những nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh mà tôi đã quen hoặc mới quen, để khẳng định một điều: với lòng tự trọng của một công dân một nước có lịch sử hào hùng chúng ta phải hành động. Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia. Vì thật ra cả một bộ phận loài người trong đó có người VN luôn khát khao một xã hội tốt đẹp hơn, chống lại cái ác, cái xấu, nên đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về ĐCS VN và CNXH. Vấn đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước, nhưng hiện nay tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu mới. Đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá lịch sử. Còn chúng ta trước mắt là hành động, hành động và hành động. Điều này tôi nói một lần rồi thôi…”. Là một luật gia, một chức sắc trong cái gọi là Mặt Trật Tổ Quốc, có thật sự Lê Hiếu Đằng không có điều kiện để thấy gần một triệu người Miền Bắc phải trốn chạy vào Nam để tránh họa cộng sản? Chẳng lẽ ông Đằng không hề biết về sự tàn bạo, dã man, vô luân (con tố cha, vợ tố chồng) của cộng sản trong Cải Cách Ruộng Đất? Không hề biết cô ca sĩ phản chiến nổi tiếng Joan Baez và các triết gia Jean Paul Sartre, Bertrand Russell đã phản tỉnh và ký một bản cáo trạng lên án cộng sản từ năm 1976, sau khi họ chứng kiến nạn thuyền nhân bị chết đuối ngoài biển?

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ca ngợi cộng sản thời kỳ trước năm 75, tôi cho là dối trá. Chẳng lẽ ông ta không biết những nhà trí thức có công trong kháng chiến đã bị ông Hồ đày đọa ra sao? Ông Vĩnh bào chữa sau Cải Cách Ruộng Đất, Hồ Chí Minh đã sai Võ Nguyên Giáp đứng ra xin lỗi nhân dân, Trường Chinh đã từ chức mà nghĩ rằng mình đủ lý lẽ để biện minh tội ác của Hồ sao? Một người có lương tri, có nhân cách sau khi phạm tội giết oan hàng vạn người thì phải từ chức, chứ sao lại sai người khác đứng ra xin lỗi giùm mình? Tôi viết một bức thư chỉ ra tội lỗi của Hồ Chí Minh để cho Tướng Vĩnh tự xét lại và nhờ giáo sư Nguyễn Huệ Chi chuyển đến Tướng Vĩnh (được giáo sư Nguyễn Huệ Chi trả lời đã chuyển rồi), chẳng lẽ ông Tướng không nhận được để đọc? Sau đó ông Vĩnh còn viết những bài viết ca tụng Hồ Chí Minh mạnh mẽ hơn. Điều đó cho tôi hiểu rằng ông khinh người viết thư cho mình, không thèm trả lời. Nếu ông Vĩnh còn cầm quyền thì ông ta cũng khinh dân như bọn cầm quyền hiện nay khinh dân thôi. Còn về phần ông Lê Hiếu Đằng không dám trả lại thẻ đảng như Đại tá Phạm Quế Dương trả lại thẻ đảng khi thấy đảng đối xử bất xứng với Tướng Trần Độ trong dịp tang lễ, chờ tới nay mới tính sổ, chẳng qua vì đảng không trọng dụng, cho chức cho quyền, chứ chẳng phản tỉnh gì hết!

Tôi ủng hộ luật sư Cù Huy Hà Vũ và những luật sư khác như Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân, Trần đình Triển… về nhân cách đáng kính của họ. Nhưng tôi không thể ủng hộ “luật gia” Lê Hiếu Đằng, vì tôi khinh cái nhân cách của ông ta. Đừng ai bảo tôi mang tâm bệnh của thời chiến tranh vì thù ghét Lê Hiếu Đằng làm nội tuyến cho giặc. Tôi chỉ là người viết độc lập, viết theo lương tri, chống lại cái ác, cái dối trá, cái thiếu nhân cách và bênh vực những người bị đàn áp, bị bỏ tù, bị tra tấn… Tôi không phải là người làm chính trị để thương lượng hay thỏa hiệp với ai cả. Mong bạn Trung Nghĩa hiểu như vậy!

Thân ái chào bạn Trung Nghĩa.

Bằng Phong Đặng văn Âu.

© Đàn Chim Việt

15 Phản hồi cho “Hồi âm một bức tâm thư”

  1. quang phan says:

    Đồng ý với mọi điều tác giả Bằng Phong viết trong bài này.

  2. ho.nghikhongra@gmail.com says:

    Bac BP viet qua tuyet

    • Huân Phong says:

      Trong lúc người ta vận động thành lập đảng Dân Chủ Xả Hội chống cộng sản thì bài viết của Bằng Phong xem ra lại nối giáo cho giặc. Một nhà chính trị có nói rằng: Một bác sĩ dở hại một mạng người.Một chính trị gia dở hại một nước. Một nhà văn hóa dở hại một thế hệ . Ông ấy còn nói rằng:
      Muốn biết cái gì thì hay nhập vào nó và khi đã biết nó rồi thì từ nó mà ra ( ra vì biết nó dỡ ). CNCS là một học thuyết dở nay đã lổi thời đã hại VN và bao nhiêu thế hệ con cháu chúng ta. Tên nối giáo cho giặc có biết không?

      • Khách qua đường says:

        “khi đã biết nó rồi thì từ nó mà ra” là thế nào? Các ông CSVN đã tốn 38 năm để ra rồi đấy.
        Đảng của ông Đằng thì cũng chỉ xách dép cho bọn csvn như đảng của ông Hoàng Minh Chính ông Nguyễn Hộ khi xưa là cùng.
        Theo tôi thấy thì ông Đằng vẫn hèn như xưa. Chỉ là được bật đèn xanh khua môi múa mỏ, cò mồi cho đám CSVN câu giờ thôi. Để chờ xem.

  3. Bich Dang says:

    Bác Bằng Phong,

    Ai cũng có nhầm lẫn , tỉnh ngộ sớm hay muốn cũng đều tốt cho đất nước , làm chi mà Bác gay gắt quá . Nhìn lại Bác, Bác tung hô tên phản trắc Nguyên Cao Kỳ suốt cuộc đời Bác , cho cả sau khi tên bội bạc này qua đời .Mọi người kinh tởm Bác, mà Bác vẩn vỗ ngực cho mình là đúng . Thật ra , thì Bác có hơn gì Lê Hiếu Đằng. Gần đất xa trời , xin yeu nước với cái đầu óc tỉnh táo hơn

  4. nguenha says:

    Câu chuyện ” Tây du ký” cho chúng ta một vài suy nghĩ về các “đồng chí” phản tỉnh! Ai cũng biết trong các nhân vật đi theo phò Tam tang trên đường thỉnh kinh,có Tôn-ngộ không,Trương -bát-giái.TBG là nhân vật hám sắt nhất,tội lổi nhất..nhưng nhờ biết ăn năng ,hối cải,cùng với sự cảm hóa của Đường tăng Tam tang,cuối cùng cũng thành Phật!! Chúng ta chỉ mong sao, mấy mấy Vị Phản-tỉnh Thật,chứ đừng như HCM
    “miệng Mô Phật ,mà bên trong một bồ dao găm”! Cho đến giờ nầy chưa có “Đồng chí” phản tỉnh nào mà”chửi cha Ông Hồ cả”.Thế là ,thế nào.?Tôi thì khác DVA,chỉ cần LHĐ công khai quay” đít” lại với Gì à Hồ ,xem như đả chia tay ý-thức hệ. Quý vị còn nhớ Bức tượng Nử-sinh Saigon quay đít cho bác Ho xem ở trước Tòa Đô Chính ,cách đây 10 năm.Hình như bọn CS biết Điêu khắc gia “Chơi Xỏ” cụ Hồ,nên bây giờ không thấy bức tượng đó nửa!!

    • Áo vải cờ đào says:

      @nguyenha: Chào bạn, tôi cũng chung niềm trăn trở sự ưu tư giống bạn và luôn tha thiết mong rằng; tập đoàn lãnh tụ CS sớm…Hồi đầu trở về cùng dân tộc, đừng gây thêm nghiệp chướng, bám víu quyền lực độc tôn, độc đảng làm băng hoại đất nước VN chúng ta gần một thế kỷ qua, hố sâu càng đào càng sâu, giàu nghèo mỗi ngày một thêm cách biệt! Những ai có chút từ tâm điều không muốn chứng kiến “phiên bản” Kha-đa-phi xảy ra thêm một lần nữa, nhất là…Ngay trên đất nước Việt Nam! Hy vọng các ông vua tập thể BCT còn nhớ câu nói của tiền nhân rằng: NHÂN NGHĨA NHƯ THIÊN KIM, TIỀN TÀI NHƯ PHẤN THỔ?! Bạn nguyenha thân! Truyện “Tây du ký” của tác giả Ngô Thừa Ân (1500-1582) nhân vật đầu heo là Trư Bát Giới, chứ không phải Trương như bạn viết ở trên! TG NT Ân thời nhà Minh, mượn thể truyện thần thoại viết về nhân vật đời nhà Đường là “Trần Huyền Trang” và ba đồ đệ cùng cuộc hành trình đi Tây Phương thỉnh kinh “cứu khổ chúng sinh”. Pho Tây du ký đã một thời được liệt ngang hàng trong “tứ đại kỳ thư” của văn đàn Trung Hoa và được dịch ra nhiều QG trên toàn Đông Nam Á Châu! Ba bộ kia gồm có: Đại chiến thư “Tam Quốc Chí”, đại tài tử thư “Hồng Lâu Mộng” và đại…Dâm thư “Kim Bình Mai” thể truyện viết dựa theo pho “Thủy Hử” nhân vật Võ Tòng, một trong 108 hảo hớn Lương Sơn Bạc, mà đặc biệt là “Kim-Bình-Mai” vốn lấy tên của ba người đàn bà ghép lại (Kim Liên, Xuân Mai và Bình Nhi). Đây là bộ tiểu thuyết TH thuộc dạng “lương cực” (hai phía) dư luận vì nó vừa nổi tiếng nhưng đồng thời cũng rất…Tai tiếng vân vân. Vài hàng chia sẻ cùng bạn, chúc bạn luôn an mạnh và thật nhiều may mắn! Thân. Avcđ

  5. lethan says:

    Lý luận vững chắc, lời văn dễ hiểu. Đây là bài viết hay.

  6. NGÀN KHƠI says:

    CON NGƯỜI VÀ CHỦ NGHĨA

    Chủ nghĩa là chủ thuyết do một người nào đó đưa ra. Vậy chủ nghĩa được quyết định do con người nào đưa ra nó mà không gì khác. Nghĩa là trình độ nhận thức khoa học, tấm lòng của người đó, mục đích của người đó vẫn luôn là cái quyết định. Nhưng những điều này chỉ có bản thân người đó là biết trực tiếp nhất còn ngoài ra thì chẳng ai vào. Nên những người ngoài chỉ có thể nhận thức chủ nghĩa đó cũng qua chính nhận thức khoa học của mình, tấm lòng của mình và mục đích của mình.
    Nếu người viết ra chủ thuyết mà trình độ nhận thức khoa học còn hạn hẹp, tấm lòng có thể chưa trung thực, mục đích có thể không trong sáng, vậy có thể tin tưởng tuyệt đối sản phẩm của người đó hay không.
    Những người nhận thức và đi theo một chủ nghĩa nào đó cũng thế, nếu họ cũng không vì lý tưởng thật, nhưng chỉ nhằm có mục đích riêng tư, sai trái hay lợi dụng nào đó, thì liệu ý nghĩa con đường theo đuổi của họ là như thế nào.
    Bởi vậy, nếu không ở trong bản thân của người nào đó được, người khác chỉ có thể dùng trình độ phán đoán của mình, dùng các hành vi thực tế người đó làm, dùng các kết quả cụ thể mà lý thuyết hay người đó đem lại, cũng có thể đánh giá hay kết luận được các ý nghĩa nguồn gốc đó.
    Chỉ ngặt người bình dân thì không có đủ trình độ nhận thức lý luận khoa học, cho nên thường người ta chỉ dựa vào cảm xúc, tình cảm nhất thời nào đó, hay dựa vào niềm tin nơi người khác để làm thành niềm tin cho chính họ. Chính vì thế mọi thủ đoạn mị dân, mọi mục đích tuyên truyền không khách quan nào đó đều chỉ là lừa dối, đều là tội lỗi đối với dân.
    Riêng đối với người có nhận thức, có hiểu biết, nhưng nếu trình độ còn non, còn dưới cơ, cũng không thể vượt qua được sự ngụy biện, sự trí trá, sự lòe bịp trong lý luận của người khác. Khi không bẻ lại được, thì đành chịu phép, bị thuyết phục, lại rơi vào niềm tin ảo tưởng nơi người khác.
    Chỉ đối với những người nào có trình độ nhận thức bao quát, có khả năng lý luận thấu đáo, khi đó mới thấy ra được chỗ nào là lý luận đúng, chỗ nào chỉ là ngụy biện của người khác, nên khó mà tin tất cả hay khó mà tin tuyệt đối hoàn toàn được.
    Trong học thuyết Mác có hai điều mà ít người nhận thấy ra được : Mác cho rằng bất cứ ai không có nhận thức giống mình đều là dạng của ý thức phản động, ý thức tư sản. Mác tuyệt đối hóa nhận thức của mình, cho đó là chân lý duy nhất đúng, nên nguyên tắc chuyên chính vô sản của Mác cũng chỉ do cơ sở đó. Trong tác phẩm Tư bản luận, tác phẩm chủ yếu nhất, trong lời mở đầu Mác luôn luôn đề cao, nhấn mạnh ý thức khoa học, tinh thần khoa học khách quan. Nhưng có điều ít người để ý là sự đề cao, sự nhấn mạnh đó cũng không hề đi ra ngoài mục đích, ý nghĩa, hay tính cách chủ quan của Mác. Tức Mác vẫn coi nguyên lý “biện chứng luận” của Hegel là duy nhất đúng, đi theo đó mới là khoa học khách quan thật sự. Có nghĩa chỉ ai đi theo học thuyết Mác mới đi đúng con đường khoa học khách quan thực sự, hay học thuyết của Mác cũng đồng nhất với bản thân hay giá trị duy nhất của khoa học. Đấy tính cách mê hoặc, tính cách ngụy biện trong nhận thức và lý luận của Mác là như thế đó. Nhưng ngược lại, chính tính hấp dẫn của Mác đối với nhiều người là như thế đó. Có nghĩa niềm tin tưởng đi theo Mác mới thật sự duy nhất là con đường khoa học khách quan nhất. Sự ngụy tạo trong lý luận hay sự không ngay thực trong lý luận cũng là như thế đó.
    Thời xưa ở miền Nam, Phạm Công Thiện lúc đầu chỉ là anh tự học. Một người chỉ có tư tưởng thiền của Phật giáo mà không là gì khác. Nhưng để tự đánh bóng mình, đề lấy le với đời, họ phạm đã rùm beng viết sách báo nhằm tô vẽ giả tạo mình, chỉ phỉnh gạt được tầng lớp sinh viên non nớt về mặt triết học, những người còn i tờ rít về mặt triết học, để khiến họ cảm thấy anh ta như một thiên tài, một nhà triết học ghê gớm thật sự. Thiện làm thơ thiền đầy tính bí ẩn, giả tạo, chẳng qua là mượn hơi thiền để lòe bịp người khác vốn chưa thấu đáo thật sự về thiền. Có nghĩa Thiện khi đó cũng chỉ là người ngụy triết học, ngụy cả thiền. Như thế, chính ý thức lành mạnh, sự hiểu biết lành mạnh và mục đích lành mạnh của con người quyết định tất cả mà không phải học thuyết anh ta đưa ra, lời nói công khai của anh ta hay mọi sản phẩm nào đó của anh ta đã có.
    Dầu viết cả nhiều ngàn trang như Mác, chốt lại cũng giống mười voi chưa được bát xáo. Dầu la bai bải như Phạm Công Thiện một thời giả dối, như từng nói “hiếp dâm mặt trời”, cuối cùng cũng chỉ là một thứ tài năng ngụy tạo, ảo tưởng, dối gạt mà thực chất cũng chẳng là gì cả.
    Nên tóm lại chỉ có ý thức khách quan, tinh thần khoa học khách quan, mục đích cao cả khách quan mới thật sự ích cho đời cho người mà thôi.
    Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận vốn cũng chỉ là “dân chơi” chính trị như bao nhiêu dân chơi khuynh tả khác ở miền Nam vào thời buổi ấy. Lúc đó họ nhung nhúc vô số, bây giờ mới thật sự vắng bóng. Nên ngày nay dầu như Đằng, như Nhuận có “chơi cho lịch mới là chơi, chơi cho đài cát cho người biết tay”, thì cũng chẳng qua như tinh thần của một anh “dân chơi”, hay nhiều lắm là một anh “chịu chơi” về chính trị mà thôi.

    NON NGÀN
    (06/9/13)

    • DâM TiêN says:

      NON NGÀN cò cái comment lê thê này, cũng khá lắm,
      Cho con B +. Nhưng ấy a, về VÈ, hay là “Fables de
      la Non Ngàn,” còn linh tinh xòe lắm. Gưởi Thỉnh nguyện
      Thư nhờ Dâm TiêN…làm cố vấn Thơ Vè cho. Kính bái,

  7. Truc Bạch says:

    Thái độ của Bằng Phong – Đăng Văn Âu đối với Lê Hiếu Đằng – phải nói là – Quá thẳng thắn ; Thế nhưng, khổ một nỗi là những điều bác Âu viết về ông Đằng thì lại không sai, hay nói cách khác là khó phản bác.

    Riêng cá nhân tôi, dù thế nào cũng vẫn nhiệt liệt hoan nghênh (*) hành động “tính sổ” mới đây của ông Lê Hiều Đằng, bởi lẽ bất cứ một nhận thức có lý trí nào của một đảng viên đảng CS cũng đều đáng trân trọng, bất kể người đó là ai, đã làm gì .

    Khi một người CS bắt đầu hành sử có lý trí, chính là vì người ấy đã nhận chân ra Cộng Sản là gì , và sự “nhận chân” ấy đến sớm hay muộn còn tùy vào “tư chất” hay hoàn cảnh của từng người

    Sao chúng ta không thể cứ hoan hỉ mà nói “Muộn còn hơn không !” ?

    (*) Hoan Nghênh ông Đằng lập đảng không có nghĩa là sẽ tham gia vào đảng của ông Đằng .

  8. Thưa bạn Long Điền,

    Là con người, không ai tránh khỏi sai lầm. Đến nỗi người ta còn nói “Thánh còn có khi lầm!”.
    Vấn đề là người lương thiện, có nhân cách thì phải có can đảm nhìn nhận mình sai lầm; chứ không tìm cách nói quanh. Nhất là cái lầm đó đã đẩy cả dân tộc xuống vực thẳm. Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo đều khuyên tín đồ phải biết sám hối nếu chẳng may phạm vào lỗi lầm. Biết sám hối mới xứng đáng là người tín đồ tốt. Tôi cũng từng viết rằng tôi không có hiểu biết về Tổng thống Ngô Đình Diệm, lại tham gia vào đảng Đại Việt chống Tổng thống Ngô Đình Diệm thành thử trong tư tưởng (chưa hành động) cũng có xu hướng chống Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhưng sau khi các tướng lãnh đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm xong, thay vì đoàn kết cùng nhau để chống sự xâm lăng của cộng sản từ Miền Bắc, các Tướng lãnh cứ tranh quyền đoạt lợi, đảo chánh nhau liên miên làm cho kẻ thù càng tiến dần về Thủ đô. Phật giáo do mấy ông sư đầy tham vọng chính trị lên án Tổng thống Công giáo Ngô Đình Diệm độc tài, đàn áp Phật giáo, đòi lật đổ chế độ cho bằng được. Nhưng sau khi ông Diệm bị họ lật đổ, họ vẫn tiếp tục gây rối, mặc dầu Quốc trường Phan Khác Sửu, Thủ tướng Phan Huy Quát đều là Phật Giáo. Như vậy động cơ lật đổ một Tổng thống Công giáo là ý đồ của bọn cộng sản.
    Trước tình hình rối ren như thế, tôi suy nghĩ lại và nhận thấy mình chống Tổng thống Ngô Đình Diệm là sai lầm. Giết Tổng thống Diệm là sự báo hiệu Miền Nam sớm muộn gì cũng bị Miền Bắc thôn tính. Mặc dù tôi không phải là người nhúng tay vào sự lật đổ Tổng thống Diệm, nhưng tôi cũng cảm thấy mình có tội, nên tôi thường nguyện cầu vong linh Tổng thống Diệm khoan dung, tha thứ cho tôi. Không những tôi âm thầm nguyện cầu, tôi còn viết hẳn ra mối ân hận của tôi. Bởi vì tôi nghĩ rằng chẳng có gì là xấu hổ khi mình chân thành bày tỏ sự ân hận.
    Qua bài viết “Những Suy nghĩ khi nằm bệnh viện” của ông Đằng, tôi tưởng ông ta tối thiểu cũng nói được một lời xin lỗi vong linh những người đi tìm tự do đã chết ngoài biển cả, trong rừng sâu. Vì ông ta và những kẻ nằm vùng, tiếp tay cho kẻ thù để giật sập chế độ VNCH, mặc dầu chưa hoàn hảo) để dâng cho một chế độ độc tài toàn trị, bất nhân, bất nghĩa, tàn bạo dã man. Ngược lại, ông Đằng tỏ ra huênh hoang, kiêu ngạo tự cho mình đã đấu tranh cho lý tưởng công bằng. Tôi nhận thấy ông Đằng không có nhân cách vì ông vừa viết bài ca tụng nghệ sĩ Kim Chi dám từ chối bằng ban khen của Nguyễn Tấn Dũng (Bà Kim Chi không muốn treo trong nhà cái bằng khen có chữ ký của một Thủ tướng ăn cắp, làm nghèo đất nước), vừa viết bài xu nịnh Nguyễn Tấn Dũng trong Hội Nghị Sangry-LA một cách quá trớn. Tôi xem đó là hạng người sớm đầu tối đánh, vô nhân cách, không đáng tin cậy.
    Tôi là người ở nước ngoài, đã là công dân Hoa Kỳ, quá sức đau đớn khi thấy những thanh niên nam nữ bị bọn Công An đánh đập sưng mặt sưng mày, máu me quá tôi nghiệp. Tôi thấy mình cũng có tội với đồng bào mình, vì mình đã không đánh bại bọn xâm lăng, nên Miền Nam rơi vào tay bọn cướp. Tôi chẳng có một mảy mang tham vọng tranh giành một địa vị nào cả. Tôi chỉ cảnh báo cho những người tranh đấu trẻ trong nước phải thận trọng, kẻo bị một kẻ sớm đầu tối đánh lừa thì hối không kịp, giống như những thanh niên bị Hồ Chí Minh lừa vào năm 1945.
    Tôi mong độc giả hãy đọc kỹ bài viết của tôi trước khi viết phê bình. Đối với tôi, ý kiến độc giả là hết sức quan trọng để điều chỉnh tư duy của mình. Bằng cớ là tôi dành rất nhiều thì giờ để viết thư hồi âm cho ông Trung Nghĩa, một người không nêu rõ danh tính.
    Trân trọng,

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      “Hai vai tơ tóc bền trời đất
      Một gánh can trường nặng núi sông”

      Phan Văn Trị

      Van Kính

  9. RayLussac says:

    WOW!!! Hết xẩy.
    Merci Monsieur Đặng Văn Âu.

  10. Long Điền says:

    Tục ngữ VN :”SÔNG CÓ KHÚC, NGƯỜI CÓ LÚC”
    Nhận thức của con người là một quá trình biến đổi không ngừng, nên hành vi có lúc đúng sai là lẽ thường!
    Bác ĐẶNG VĂN ÂU nặng lời với bác LÊ HIẾU ĐẰNG nhằm chứng tỏ rằng mình không hề có nhầm lẫn nào !” Tuyệt vời” quá!

Leave a Reply to RayLussac