“Cứ mỗi lần bị Trung Quốc bắt tàu là mình trắng tay”
Ngư dân Lý Sơn nổi tiếng vì ba thứ: Nghèo nhất, nợ nhiều nhất, và bị Trung Quốc bắt tàu, đâm chìm tàu nhiều nhất.
Ông Lê Tân, thuyền trưởng tàu đánh cá trên khu vực biển Trường Sa, từng bị Trung Quốc bắt tàu 3 lần, bị đánh đập đến gãy xương sườn, kể: “Nợ như chúa chổm, đó là những gì có được cho chúng tôi ngày hôm nay. Cứ mỗi lần bị Trung Quốc nó bắt là mình trắng tay!”.
“Những năm trước đây, nó ít bắt, mình đi biển kiếm được lãi, dù là giá hải sản lúc đó rất thấp nhưng vẫn có lãi. Gần đây, mình cứ bị chồng chất nợ nên rối mù, một lần bị tịch thu tàu và ngư cụ thì xem như ba lần trả nợ vì mình vốn nghèo, vay tiền đóng tàu, mua lưới, rồi khi ra khơi thì lại vay tiền mua dầu, nước đá và lương thực. Nó cướp trắng một phát thì về trắng tay”.
“ngư dân Trung Quốc bắt ngư dân mình rồi đánh te tua. Mình kháng cự là có ngay tàu TQ đến ứng cứu. Mình bị đánh thì chẳng có tàu VN nào cứu!”.” Ông Lê Tân, thuyền trưởng tàu đánh cá, từng bị TQ bắt tàu 3 lần, bị đánh gãy xương sườn.
“Vì đã phóng lao phải theo lao, nên lại chạy vay chạy mướn để gở vốn, ai dè nó lại bắt tiếp, tôi bị bắt ba lần, bây giờ chỉ còn nước bán nhà, mà bán nhà thì cũng chẳng là bao, vì nhà cấp bốn như mình thì bán được mấy đồng, tội cho anh em vạn chài làm cho mình, họ cũng đói theo!”.
“Thường thì mình ra biển chừng một tháng đến một tháng mười ngày là về đến bờ, mỗi chuyến như vậy, nếu may mắn, anh em vạn chài kiếm được hai chục đến ba chục triệu đồng mỗi người. Người nào giỏi thì một năm đi chừng sáu chuyến, kiếm được trên trăm triệu, tiêu cả năm cũng ngon. Nhưng gần đây, chuyến nào đi về cũng đủ ngắc ngoải, chẳng dư được đồng nào”.
“Nguy hiểm lắm, bão biển, chết, mất xác đối với ngư dân là một thứ tương lai rình rập. Nhưng giờ lại thêm chuyện tụi nó bắt đánh, tụi Trung Quốc nó dã man lắm, ngay cả ngư dân của nó cũng bắt ngư dân mình rồi đánh te tua. Mà nó đánh, nếu mình kháng cự là có ngay tàu cảnh sát biển nó đến ứng cứu. Chứ mình bị đánh thì chẳng có tàu cảnh sát nào đến ứng cứu cả!”.
“Chưa bao giờ cháu thấy nhục như bây giờ” Thuận, 30 tuổi, ngư dân
Thuận, 30 tuổi, ngư dân đánh bắt xa bờ, từng nhiều lần bị Trung Quốc bắt tàu, có lần bị bắt cùng ông Lê Tân, có lần bị bắt cùng ông Mai Phụng Lưu, kể: “Chưa bao giờ cháu thấy bị nhục và đói vì cái nghề biển như bây giờ! Bị bắt đánh, đổ nợ, có năm nhà mình ăn Tết chỉ đúng 300 ngàn đồng, khóc được, đi làm cho nhiều nhưng cuối năm chẳng có đồng nào trên tay!”.
“Nói là thu nhập của ngư dân trúng mùa rất khá, đúng vậy, nhưng đó là chuyện trước đây, chứ bây giờ, nếu chia trung bình số tiền kiếm được cả năm cho mười hai tháng, mỗi ngày kiếm chưa được hai trăm ngàn đồng. Thử tưởng tượng mình làm một công việc có thể chết bất kỳ lúc nào, luôn nơm nớp lo sợ bị bắt, bị đánh đập, không có bảo hiểm, không có tiền trợ cấp lúc già, có ai dám chọn để làm?”.
“Ở đây mình cũng hết nước nên cứ làm cho có cơm mà sống, chứ chẳng ai khôn mà dám chọn nghề này đâu! Gần đây, cứ mỗi lần tụi Trung Quốc bắt tàu, à, mà tụi nó chuyên nghiệp lắm nha, có cả phiên dịch đi theo lúc bắt mình, nó hỏi mình tàu của ai, mình nói là của tự mình bỏ tiền ra để sắm, thì nó chỉ tịch thu tàu, lấy hết tài sản trên tàu, chứ không đánh, nếu mình bảo đây là tiền vay của nhà nước thì nó đánh cho mà gãy xương. Tụi nó khinh thường nhà nước Việt Nam lắm!”.
“Nó bắt mình, đánh xong, nó trói tay, bịt mắt lại, cột hai người một chum và bắt đi bộ, bước từ boong tàu của nó cao vòi vọi sang thuyền của mình thấp tẹc, thuyền nhỏ nhất, xấu nhất mà nó chê, không thu í. Thường là bị hụt chân, ngã té gãy xương, phun máu đầu, xịt máu mũi, đủ thứ hết!”.
“không hiểu sao tụi Tàu khinh ghét VN dữ, trước 1975 làm chi có chuyện này, thế mà ông nhà nước này vẫn cứ bắt tay với nó. Rồi đây ngư dân hết đường sống!” ô. Lưu, ngư dân.
Ông Lưu, người từng bị bắt tàu nhiều lần cho biết thêm: “Bây giờ ngư dân đói, thật sự đói và nguy hiểm, vì đi ra biển, chỉ cần rời bờ chừng mười lăm hải lý thì cách gì cũng thấy nó thấp thoáng đâu đó, vậy là mình cong đầu chạy, chứ nó mà thấy, nó bắt đánh chết. Có nhiều lần nó còn bắt về đảo Hải Nam rồi đòi tiền chuộc, nói chung là nó làm bá chủ trên những vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam”.
“Ngư dân mình giờ không còn biển để đánh cá nữa, đụng đâu cũng thấy Trung Quốc, mà vào bờ thì gặp chính quyền cũng chẳng tốt đẹp chi, chẳng biết chui vào đâu để mà sống đây! Từ mức thu nhập vài chục triệu đồng trước đây, bây giờ thu nhập chỉ tính trên vài trăm ngàn đồng, khổ lắm. Mà không hiểu sao tụi Tàu nó khinh ghét nhà nước Việt Nam dữ vậy chứ, thời trước 1975 làm chi có chuyện này, thế mà ông nhà nước này vẫn cứ bắt tay, chơi thân với nó. Rồi đây ngư dân sẽ hết đường sống!”
Câu nói của ông Lưu như chốt lại vấn đề, tạo cảm giác ớn lạnh về tương lai ngư dân Lý Sơn khi mà họ, mỗi gia đình chỉ có vài chục, hoặc hơn một trăm mét vuông đất để làm nhà, không có vườn tược gì, nếu bỏ nghề đánh cá, chẳng biết họ sẽ làm gì để sống, mà nếu giữ nghề, cũng chẳng biết họ sẽ còn thở được cho đến lúc nào!
Hồng Lạc (Lao Động Việt) gửi đăng
Ông Lưu : “Ngư dân mình giờ không còn biển để đánh cá nữa, đụng đâu cũng thấy Trung Quốc, mà vào bờ thì gặp chính quyền cũng chẳng tốt đẹp chi, chẳng biết chui vào đâu để mà sống đây! ” Trích.
“Ngư dân mình giờ không còn biển để đánh cá nữa, đụng đâu cũng thấy bọn đế quốc Tàu cộng đầu sỏ, mà vào bờ thì gặp bè lũ nguỵ quyền Việt cộng bán nước , chẳng biết chui vào đâu để mà sống đây !”. Ôi ! Thân phận ngày nay của người ngư dân Việt !. Còn đâu là những ngày yêu dấu xưa dưới chính thể Việt Nam Cộng Hoà :
” Đây Miền Nam
Một sáng em ra khơi Vĩnh Long vui cười
Và Cần Thơ, Long Xuyên lừng hương cau lúa chín
Đời vươn lên thuyền ghé bến
Sống no nê dân quê một miền ”
( ” Hội Trùng Dương” – Phạm Đình Chương )
“” Cứ mỗi lần bị Trung Quốc bắt tàu là mình trắng tay ” : Trắng tay còn là phúc đấy Đ/c chứ mất mạng, trắng mạng như tụi tôi mới thật là vô phúc !