WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quốc tế cộng sản

 

Các ông thầy của CNCS: Marx, Angel

Những người sáng lập ra CNCS: Marx, Angel

 

« Lòng tin tưởng thái quá vào một chủ thuyết là kẻ thù lớn nhất của chân lý và sự thật, đồng thời còn nguy hiểm hơn cả sự lừa đảo. »  

( Friedrich Nietzsche)

Tổng thống Hoa kỳ Ronald Reagan có nói: «  Trong lịch sử nhân loại có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu. Nhưng trang sử đau thương và đẫm máu nhất, chính là trang sử cộng sản. » Một sử gia cũng viết : «  Trong lịch sử nhân loại có nhiều cuộc lừa đảo, đàn áp, giết chóc và thủ tiêu. Nhưng cuộc lừa đảo, giết chóc lớn nhất vẫn là cuộc lừa đảo, giết chóc của cộng sản ».

Nói đến cộng sản là nói chung chung, vì nói đến cộng sản thì chúng ta không thể không nói đến Quốc Tế Cộng sản. Tuy nhiên trong tổ chức này có ít nhất 4 Quốc tế Cộng sản, như Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ. Hai tổ chức Đệ Nhị và Đệ Tứ không những không đàn áp, giết người, mà còn là nạn nhân tàn khốc của Đệ Tam.

Sơ lược về lịch sử Quốc tế Cộng sản:

Đây là một tổ chức quốc tế, qui tụ nhiều tổ chức, đảng chính trị của nhiều nước trên thế giới và họ cho rằng họ có thể thay đổi xã hội từ «  tư bản «  sang « xã hội chủ nghĩa « hay « cộng sản chủ nghĩa «, chữ mà ngay từ lúc đầu Marx dùng lẫn lộn trong Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản.

Có nhiều Quốc tế cộng sản:

I )  Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản 

Tiền thân của Đệ nhất : Ba người được coi là người khởi xướng Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản là : 1) François Babeuf ( 1761 – 1797), người Pháp, theo Cách mạng Pháp lúc ban đầu, nhưng sau đó định làm một cuộc đảo chính chính phủ cách mạng thời bấy giờ ( 1795), nhưng không thành, ông bị bắt và bị xử tử. Ông thành lập Hiệp hội những Người Công bằng ( Association des Egaux). Tư tưởng của ông đã được những người cộng sản, đặc biệt là Marx và Engels, theo sau này.

2) Karl Heinrich Marx (1818 – 1883): người Đức, gốc Do thái, tác giả Tuyên Ngôn thư Cộng sản, một trong những người chính thành lập ra Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản (1864 – 1876); 3) Friedrich Engels ( 1820 -1895), bạn của Marx, người đã cùng Marx đấu tranh, thành lập ra Đệ Nhất.

Lúc đ ầu Marx và Engels gia nhập Nhóm những người chính nghĩa, sau đó đổi thành Nhóm những người Cộng sản (1847 -1852). Tại Đại hội I I của nhóm Marx được đề cử soạn thảo cương lĩnh, đến tháng 2/1848 Marx hoàn tất và Tôn nguyên thư Đảng Cộng Sản ra đời. Marx và Engels vẫn tiếp tục hoạt động trong Nhóm những người Cộng sản cho đến ngày 28/09/1864 Hiệp hội quốc tế những người thợ thuyền, hay Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản,  được thành lập ở Luân đôn (Anh quốc). Nhưng những hội viên phần lớn là những người theo tư tưởng của chủ nghĩa vô trị của Proudhon ( 1809 -1865), của Auguste Blanqui ( 1805 – 1881), và những người theo trường phái triết lý thực nghiệm ( Positivisme) của Anh, mà sau này họ trở thành Đảng viên của Đảng lao động Anh.

Auguste Blanqui ( 1805 – 1881),  là nhà đấu tranh cách mạng Pháp, chống lại chế độ quân chủ, bạn của Charles Fourrier (1772 – 1837), của Saint Simon (1760 – 1825), nhà xã hội, kinh tế, kỹ nghệ gia Pháp, mà tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn ở xã hội Pháp vào thế kỷ thứ 19. Cả hai ông, đều bị Marx chỉ trích nặng nề trong quyển Tuyên ngôn thư, bị coi là những nhà xã hội không tưởng.

Trong Đại hội họp ở Lausanne (Thụy sĩ) vào năm 1867, Đệ Nhất Quốc tế có những người cũng theo chủ nghĩa vô trị, nhưng khuynh hướng Nga, của nhà triết học Nga, Michail Bakounine (1814 – 1876), tham dự; điều nàylàm Marx và Engels bất mãn. Nhưng đến đại hội họp ở La Haye (Hòa lan), năm 1872, sự kình chống giữa những người theo tư tưởng của Marx, chủ trương « Độc tài vô sản «  và những người theo chủ nghĩa vô trị khuynh hướng Proudhon và Bakounine, đi đến chỗ quyết liệt. Marx tự lấy quyền trục xuất những người của Bakounine ra khỏi đại hội, làm ông này sau đó thành lập Quốc tế những người theo chủ nghĩa vô trị. Tổ chức này họp đại hội cuối cùng vào năm 1881.

I I )  Sự khác biệt về Tiền Quốc tế Cộng sản và Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản.

Như chúng ta thấy, ngay trong Đại hội tiền Quốc tế Cộng sản và trong Đệ Nhất Quốc tế Cộng sản đã có 2 khuynh hướng chống nhau như mặt trời mặt trăng, như nước với lửa : khuynh hướng chủ trương vô trị, chủ trương vô chính phủ ; khuynh hướng chủ trương độc tài, với chính phủ, nhất là đảng độc tài mạnh. Một thí dụ điển hình là Marx và Proudhon, hai người này gần như cùng thời, trao đổi tư tưởng với nhau rất nhiều. Marx đã từng khen những bài viết của Proudhon về kinh tế : « Ông đã đánh vào thành trì kinh tế của tư bản ». Hai người có bút chiến với nhau. Proudhon viết quyển Philosophie de la misère ( Triết lý của sự nghèo khổ), Marx trả lời lại bằng cách viết trực tiếp bằng tiếng Pháp, quyển Misère de la Philosophie (Sự nghèo nàn của triết học).

Tuy nhiên Proudhon phản đối kịch liệt Marx qua quan niệm « Độc tài vô sản «, vào ngay thời đó, ông đã tiên đoán: « Nếu tư tưởng của Marx được thực hiện, thì nó sẽ trở thành con sán lãi của xã hội. » Ngày nay qua 100 năm thực hiện lý tưởng của Marx, với những nước cộng sản đã biến mất, như Liên sô và Đông Âu, và với những nước cộng sản còn lại, chúng ta thấy quả lời tiên đoán của Proudhon là đúng. Nhà nước cộng sản không biến mất như lời Marx tiên đoán, mà càng ngày càng lớn mạnh, cộng thêm với đảng Cộng sản, đặt trên tất cả mọi tổ chức, tiêu sài phung phí từ tiền thuế của dân. Quả thật là 2 con sán lãi khổng lồ.

I I I )  Sự ra đời Đệ Nhị Quốc tế Cộng Sản 

Marx lấy quyền độc đoán giải tán Đệ Nhất quốc tế Cộng sản. Nhưng từ ngày tổ chức này bị giải tán năm 1876 cho tới khi Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản được thành lập, năm 1889, ở Paris, có rất nhiều biến cố chính trị, xã hội, ý thức hệ ở Âu châu. Ở đây, tôi không thể đi quá vào chi tiết từng nước một, tôi chỉ lấy tiêu biểu là nước Đức, mà đảng Dân chủ xã hội, vừa mới kỷ niệm ngày 23/05/2013, tại Leipzig, 150 năm ngày thành lập đảng, tức là vào năm 1863.

Vào ngày nói trên, năm 1863, Ferdinand Lassalle (1825 – 1864), nhà đấu tranh cho thợ thuyền Đức, đã lập ra Tổng Hội những người Thợ thuyền Đức ( Association générale des travailleurs ); tổ chức này là tiền thân của đảng Dân chủ xã hội Đức. Có thể nói ông là bạn thân của Marx và Prouhon. Nhưng ông đã đứng giữa 2 quan điểm và lập trường quá khích của 2 người này. Theo Lassalle và những người theo đảng Dân chủ xã hội Đức sau này thì mục tiêu của đảng nhắm tới « Thay đổi xã hội bằng chính sách giải phóng con người, nhằm tạo ra sự tham gia của quảng đại quần chúng vào đời sống chính trị. Mục tiêu này trước hết bao gồm giáo dục, cưỡng bách giáo dục đối với mọi người, khuyến khích các nghiệp đoàn mở các lớp học cho thợ thuyền, nhằm giúp đỡ mọi cá nhân thăng tiến. Giải phóng con người bằng cách thực hiện các quyền đã ghi thành luật pháp, nhất là bằng cách mỗi người tự nâng cao sự hiểu biết và quyền năng của mình…. Trong thời kỳ đảng Dân chủ xã hội mới được thành lập, với Cương lĩnh Eisenach năm 1869, có ghi rõ : bầu cử tự do, bình đẳng trong cả nước, bất chấp sự khác biệt về đẳng cấp xã hội của những người tham gia bầu cử…… Thêm vào đó là luật cấm lao động trẻ em và sự độc lập của tòa án…..

«  Nhưng phong trào cộng sản thế giới đã quyết định cho mình một con đường đấu tranh khác, hiển nhiên với những hậu quả vô cùng khủng khiếp của nó. Phong trào này thiết lập lên một giai cấp thống trị mới, và đã thay thế sự thống trị cũ bằng sự thống trị mới….. Còn quyền tự do, công bằng, ấm no…. , người dân chỉ được nghe và ngóng chờ, chứ không thấy được thực hiện.

«  (Trích Bài Diễn văn của Tổng Thống Đức Joahim Gauck, đọc tại Leipzig ngày 23/05/2013, nhân kỷ niệm ngày thành lập 150 năm đảng Dân chủ Xã hội Đức.)

Thực vậy, đảng Dân chủ xã hội Đức được thành lập vào thời kỳ mà nước Đức, đúng ra là nước Phổ ( Prusse),  phát triển rất mạnh, dưới sự cai trị của vua Guillaume I, và thủ tướng Otto Bismark (1815 – 1898). Ông này nắm quyền 29 năm từ năm 1862, một năm trước khi Lassalle thành lập đảng Dân chủ Xã hội, cho tới năm 1890. Nước Đức trở thành đệ nhất cường quốc Âu châu thời bấy giờ và đã đánh thắng Pháp năm 1870. Sau khi Lassalle chết, hai người điều khiển đảng Dân chủ Xã hội Đức là Karl Kautski (1854 – 1938) và Eduard Bernstein (1850 – 1932).

Bernstein được coi như lý thuyết gia của đảng và tư tưởng của ông hoàn toàn chống lại tư tưởng của Marx. Ông quan sát sự phát triển mạnh mẽ của Đức thời bấy giờ, từ giữa thế kỷ 19 tới cuối thế kỷ này, ông nhận thấy xã hội Đức không phân chia làm 2 giai cấp, mà ít nhất là 3 giai cấp. Đồng ý là có giai cấp chủ và thợ, nhưng ở giữa có giai cấp trung lưu, xuất thân từ con cháu của giai cấp thợ, tiến thân được là nhờ chịu khó và học hỏi. Giai cấp này đã đóng vai trò chính và tích cực cho sự phát triển. Từ đó ông phản bác lý thuyết của Marx là không có tính chất khoa học, vì không đúng với sự tiến triển của xã hội.

Thêm vào đó, Bernstein cho rằng không cần phải làm cách mạng, nhất là cách mạng bạo động, như Marx chủ trương. Người ta có thể thay đổi xã hội, thay đổi đời sống công nhân qua một chế độ đại nghị, tôn trọng luật lệ, tôn trọng bầu cử tự do và tôn trọng những quyền căn bản của con người, trong đó có quyền thành lập hội đoàn. Ông còn cho Marx là hồ đồ qua việc chỉ trích những người lãnh đạo đảng Dân chủ xã hội Đức là tay sai của tư bản (valets des capitalistes), trong quyển sách mà Marx viết chung cùng Engels chỉ trích Chương trình Gotha et d’Erfurt (1875, 1891) vào 2 kỳ đại hội của đảng này, cũng như hồ đồ qua việc cho rằng Nhà nước tức chính quyền cũng chỉ là công cụ, tay sai của tư bản. Vì ông quan sát nhà nước Đức từ giữa thế kỷ 19 cho tới cuối thế kỷ, qua chính quyền của Otto Bismark, thì ông thấy không phải lúc nào chính quyền cũng đứng về phía tư bản, mà chính quyền là trọng tài giữa tư bản và thợ thuyền, nhiều khi đứng về phía thợ thuyền nông dân nhiều hơn, như việc chính quyền đã ban hành luật xã hội đầu tiên của Âu châu (1883, 1889), theo đó người dân, nhất là thợ thuyền có quyền được bảo đảm về bệnh tật, tai nạn nghề nghiệp và tuổi già.

Trong tinh thần đó, vào tháng 7/1889, các đảng Dân chủ xã hội, Xã hội của Âu châu, họp Đại hội thành lập ra Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, theo đó : 1) Vẫn giữ tư tưởng đấu tranh giai cấp của Marx ; 2) Nhưng chống lại tư tưởng độc tài vô sản ; 3) Chủ trương đi đến một nền cộng hòa đại nghị, người dân được tự do bầu cử người đại diện của mình, cho một quốc hội dân cử để đi đến một chính quyền dân cử thật sự.

Chúng ta nên nhớ là lúc này Marx đã chết, 1883, chỉ còn Engels. Cuối đời Marx và ngay cả Engels, hai người đều nhận thấy rằng có nhiều điều sai lầm trong lý thuyết của mình, vì có nhiều đồ đệ bỏ, chẳng hạn như Paul Lafargue, con rể Marx, người trước đó đã giúp Marx và Engels rất nhiều, như tóm tắt và dịch quyển Chống lại Durhing ( Anti – Durhing) của Engels ra tiếng Pháp, đã bỏ Marx, theo chủ nghĩa vô trị, khiến Marx phải nói câu: « Tôi hy vọng rằng Lafargue là người cuối cùng theo chủ nghĩa vô trị. » Ngay cả con gái của Marx, vợ của Lafargue, Laura Fargue, người đã dịch quyển Tuyên Ngôn thư ra tiếng Pháp, cũng bỏ Marx, trở về đạo của tổ tiên, tức Do Thái giáo.

Theo Claude Mazauric, người viết lời Mở đầu ( Lire le Manifeste) quyển Tuyên Ngôn thư, thì: « Người ta nhận thấy rằng, sau này, những đồ đệ của tác giả quyển Tuyên Ngôn, và ngay chính cả Engels, vào cuối đời, năm 1895, khi nhìn thấy tình trạng trưởng thành của Phong trào thợ thuyền và xã hội, họ đã đi đến giả thuyết cho rằng một nhà nước cộng hòa dân chủ và một cuộc bầu cử qua phổ thông đầu phiếu đã trở thành con đường duy nhất để những người thợ thuyền, nam hay nữ, có thể thoát khỏi sự thống trị của xã hội tư bản. «  ( Marx và Engels – Manifeste du Parti communiste – Traduction de Laura Lafargue, précédé de Lire le Manifeste par Claude Mazauric – trang 9 – Edition www.Librio.net – 1998).

Trở về Đệ Nhị quốc tế Cộng sản, chúng ta thấy ngay từ lúc đầu đã có sự chia rẻ giữa «  khuynh hướng Trung «  của Kautski và «  khuynh hướng cực đoan » của Lénine, vẫn giữ quan niệm « Độc tài vô sản «, «  cách mạng bạo động «.

Vào tháng 2/ 1919, trước khi có việc tách ra của Lénine để lập Đệ Tam Quốc tế, Đệ Nhị có họp Đại hội ở Berne, rồi ở Genève ( tháng7/1920), tiếp theo đó là Đại hội ở Hamboug ( 1923) bởi những người xã hội khuynh hướng trung tả, mà về sau người ta thường gọi những người này là Đệ Nhị Một Nửa ( 2-1/2).

Đệ Nhị thực sự không hoạt động từ năm 1939, nhường chỗ cho Quốc tế Xã hội, thay vì là Quốc tế Cộng sản, và họp Đại hội từ ngày 30/06 tới ngày 03/07/1951, ở Franfort, Đức.

Quốc tế Xã hội được thành lập từ đó và hoạt động mạnh mẽ cho tới ngày hôm nay bao gồm 180 thành viên trên toàn thế giới, trong đó có nước Đức và đảng Dân chủ Xã hội, vừa mới kỷ niệm 150 năm thành lập, giữ một vai trò rất quan trọng.

Chúng ta biết, từ ngày đầu thành lập năm 1889, cho tới sau Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Quốc tế cộng sản có rất nhiều chia rẻ nội bộ, vì ý thức hệ, vì thái độ cần phải lấy trước khi thế chiến xẩy ra. Thế rồi thời gian trôi qua, Thế chiến xẩy ra, rồi kết thúc, lợi dụng tình thế trước khi thế chiến chấm dứt, Lénine, lúc đó đang sống lưu vong ở Thụy sĩ, tuyên bố: «  Hòa bình bằng bất cứ giá nào, ngay dù phải nhượng đất để có hòa bình và có quyền. »

Vì lẽ đó mà chính quyền quân chủ Đức Guillaume I I và Bộ Tham mưu đã tìm cách đưa Lénine về để cướp chính quyền. Hành động này của Bộ Tham mưu Đức rất là tính tóan và khôn ngoan, bắn một mũi tên  nhằm 3 con chim : 1) Lúc đó Bộ Tham mưu Đức đang phải đương đầu với 2 mặt trận lớn, Đông bắc với Nga của Nga Hoàng Nicolas I I, Tây nam với Pháp, giờ muốn dồn lực vào mặt trận chính tây nam ; 2) Ở trong phần lớn các nước Âu châu, khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, không theo khuynh hướng của Lénine, rất mạnh, nhất là ờ Đức, chính quyền sợ có vụ dân nổi lên làm cách mạng, nên đã đánh lạc hướng bằng cách giúp Lénine về nước, làm giảm uy thế của cánh trung của Kautski trong Đệ Nhị Quốc tế ; 3) Đấy là chưa nói, khi Lénine về nước cướp được chính quyền, thì cử Trotski đi họp hội nghi Brest – Litovsk vào tháng 3/1918 với Đức và cắt đất cho Đức.

Tuy nhiên khi lòng dân thay đổi, chán chế độ quân chủ, tình thế không cho phép, thì dù « Bắn mũi tên khôn ngoan «  thế nào chăng nữa cũng không cứu vãn được tình thế. Đức thua trận, chính quyền quân chủ Đức Guillaume I I bị sụp đổ. Chẳng khác nào như sự sụp đổ của Liên sô và các nước cộng sản Đông Âu gần đây. Khi lòng dân đã đổi chiều, khi mà tình trạng xã hội đã không còn cách cứu chữa, đến nỗi trước khi chết, Brejnev phải than lên : « Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là giả, công chức đến sở làm việc là để chỉ có mặt, sau đó thì đi coi hát hay đi làm việc riêng ! «.

Nhiều người đỗ lỗi cho Gorbatchev. Nhưng không phải vậy. Gorbatchev chỉ muốn sửa đổi, cải cách chế độ. Nhưng « chế độ cộng sản gần như không thể cải cách, mà phải thay đổi «, như Boris Eltsine nói, thêm vào đó lòng dân đã quá chán ngán và tình trạng đã trở nên quá trầm trọng.

Trở về với Quốc tế Cộng sản, sau khi được Bô Tham Mưu Đức, đưa từ Thụy sĩ về trong một toa xe lửa bọc sắt, trong đó có cả mấy người tình báo Đức, nói tiếng Nga rất giỏi, được sự giúp đỡ tiền bạc của Đức, với số tiền này, Lénine đã đưa cho Trotsky tổ chức những khóa học cho đội cảm tử cách mạng ( Commendots révolutionnaires ), đợi thời cơ đảo chính cướp chính quyền. Và chuyện đến đã đến : Tháng mười năm 1917, Trotsky đã làm cuộc đảo chính chính quyền Kérensky thuộc đảng Xã hội Thợ thuyền Nga, nằm trong Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản.

Sau khi cướp được chính quyền vào đầu năm 1918, Lenine đã tổ chức cuộc bầu cử quốc hội lập pháp. Tuy nhiên kết quả bầu cử cho thấy phe của Lénine đã bị lâm vào thiểu số. Lénine lấy quyền lúc đó là đang nắm cơ quan hành pháp, giải tán quốc hội này. Hành động này của Lénine và những người của Đệ Tam mà Lénine lập ra sau này, chẳng coi bầu cử và ý dân là gì cả. Chính vì vậy mà bà Rosa Luxembourg, bạn của Lénine, cùng đấu tranh trong Đệ Nhị, đã viết thư cho ông vào cuối đời bà, 1919, như sau : « Đảng và nhà nước độc tài mà anh dựng lên, anh bảo rằng để phục vụ thợ thuyền và nhân dân; nhưng trên thực tế nó chẳng phục vụ một ai cả, vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội : Đó là tôn trọng tự do và dân chủ «.

Đây là điểm khác biệt chính và lớn nhất giữa Đệ Nhị và Đệ tam Quốc tế Cộng sản.

IV)  Đệ Tam Quốc tế Cộng sản

Sau khi cướp được chính quyền, sau gần 2 năm nội chiến, tháng 3/1919, Lénine (1870 – 1924) lập ra Đệ Tam Quốc tế Cộng sản.

Như trên đã nói, Lénine vẫn tin ở tư tưởng bạo động lịch sử, cách mạng tất yếu; nhưng những biến cố xẩy ra ở Hung gia lợi năm 1918 và ở Đức năm 1919, làm Lénine thất vọng, quay sang hy vọng ở phía đông, ở Á châu, vì vậy Lénine đã ký Hiệp ước thân thiện với Tôn dật Tiên năm 1923, giúp họ Tôn mở trường Hoàng Phố ở Quảng Đông, mở trường Tôn dật Tiên, lúc đầu ở Moscou, sau đó là trường Đông Phương. Trong Đại hội lần thứ 4, năm 1923, đại hội cuối cùng của Đệ Tam với sự có mặt của Lénine, ông tuyên bố: « Chủ nghĩa cộng sản sẽ đi qua cửa ngõ Tân đề li (Ấn độ), Bắc kinh ( Tàu), rồi sau mới tới Bá linh (Đức) và Paris ( Pháp)… ».

Về trường Đông phương, những người cộng sản sau này thổi phồng lên là đại học, trên thực tế thì trình độ rất thấp; vì để được vào học, chỉ cần chứng chỉ làm việc thợ thuyền trong 2 năm ở một hãng xưởng. Chương trình học có lý thuyết đơn giản về cộng sản, còn phần lớn là dạy phá hoại, hoạt động bí mật, chẳng hạn để được nhận vào, học viên phải tự mình làm ra 2 phiếu lý lịch giả và phải học thuộc lòng.

Sau khi họp Đại hội lần thứ 4 của Đệ Tam, thì Lénine chết. Người chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam là Zinoviev (1919 – 1926), sau đó được thay thế bởi Boukharine (1926 – 1929), rồi Molotov (1929 – 1934), Manouilski, cuối cùng là Otto Kuusisen.

Đệ Tam bị Staline giải tán vào ngày 15/5/1943).

Vì vẫn tin ở bạo động lịch sử, những người chóp bu của Đệ Tam, thực ra là của đảng Cộng sản Liên sô, tiêu biểu là Trotsky (1879 – 1940), nắm Nhà nước và quân đội, và Staline (1879 – 1953), nắm Đảng, đã xẩy ra cuộc đấu đá, tranh quyền giữa 2 người rất là khốc liệt. Hai người đã công khai dùng hết tất cả phương tiện của mình, một bên là nhà nước, một bên là đảng tố cáo nhau là phản cách mạng, là phản dân tộc, phản con đường đã vạch ra bởi Lénine. Tuy nhiên, vì theo như Lénine khi lập ra đảng cộng sản Liên sô, thì đặt đảng này trên tất cả mọi tổ chức, nay Staline nắm đảng, nên phần thắng đã về Staline.

Mặc dầu Totsky được những người như Zinoviev, Kamanev ủng hộ lúc đầu, nhưng sau cũng thua.

Zinoviev, Chủ tịch đầu tiên của Đệ Tam, sau đó bị Staline cướp hết quyền hành, sống ẩn dật ở Liên sô, cho mãi tới năm 1978 thì trốn sang Tây Đức và sống ở Munich. Về cuối đời ông đã viết rất nhiều sách, tố cáo chế độ độc tài toàn trị Staline, dưới dạng tiểu thuyết, thơ văn, bình luận, như quyển Không còn Ảo tưởng ( Sans Illusion) xuất bản năm 1979, quyển Cộng sản như một Thực tế ( Communisme comme réalité) xuất bản năm 1981. Kamanev, người rất quan trọng trong thời Lénine, sau đó bị Staline kết án tử hình, trong một phiên tòa nổi tiếng được gọi là Phiên tòa Moscou vào năm 1935. Nó chẳng khác gì những phiên tòa của Đức Quốc xã Hitler, vì lúc này Hitler đã lên nắm quyền ở Đức.

Trotsky bị bị tước hết quyền hành năm 1925, bị loại khỏi đảng năm 1927, bị đi đày, rồi bị trục xuất khỏi Liên sô năm 1929. Sau đó ông lập ra Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản năm 1938, rồi bị Staline cho người theo dõi và ám sát chết ở Mễ tây cơ năm 1940. Ông có viết nhiều sách, nhưng theo tôi nghĩ, 2 quyền quan trọng sau này trước khi chết và có liên quan đến Đệ Tứ, đó là : Cách mạng thường trực ( La Révolution permanante) và quyển Cách mạng bị phản bội ( La Révolution trahie).

Trở về với Đệ Tam Quốc tế Cộng sản và tình hình Liên bang Xô viết sau khi Lénine chết và sau khi Trotsky bị trục xuất, thì Staline nắm tất cả mọi quyền hành, từ Đệ Tam cho tới tình hình chính trị của Liên sô.

Staline đã làm những cuộc thanh trừng vô cùng đẫm máu và khốc liệt. Suốt từ khi nắm trọn quyền cho tới khi chết, thanh trừng trong Đảng, 90% người của Trung Ương và Bộ Chính trị và 90% sỹ quan cao cấp trong quân đội. Những cuộc thanh trừng và đàn áp giết dân này, có sử gia cho rằng có 20 triệu người chết vì ông ta và chế độ Cộng sản Đệ Tam, có người nói con số lên đến 35 triệu.

V I)   Cuộc đấu đá giữa Staline và Trotsky

Hai người tố cáo lẫn nhau là phản bội. Nhưng câu hỏi đến với chúng ta, đó là: Ai phản bội ai ? Phản bội Marx, Engels, phản bội Lénine ?

Như trên chúng ta vừa nhận định, về cuối đời Marx (1883) và nhất là Engels (1895) đã hoài nghi về quan niệm  « Độc tài vô sản « và «  cách mạng bạo động ».Trong khi đó con gái, con rể và các đồ đệ của Marx lại chấp nhận tư tưởng cho rằng con đường giải phóng thợ thuyền khỏi sự bóc lột của tư bản là một thể chế cộng hòa, đại nghị, trong đó quyền tự do bầu cử, tự do hiệp hội phải được tôn trọng. Đó là con đường duy nhất và hay nhất.

Ở điểm này chúng ta thấy không phải chỉ Staline, Trotsky mà ngay cả Lénine đã phản bội Marx.

Thêm vào đó Marx cho rằng cách mạng cộng sản chỉ có thể xẩy ra và thực hiện ở những nước kỹ nghệ. Trong khi đó Lénine, Staline và Trotski làm cách mạng cộng sản ở nước Nga, vào lúc đó phần lớn là nông nghiệp, lạc hậu, phần nhỏ mới kỹ nghệ.

Marx không bao giờ chủ trương độc đảng. Ngay trong Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản, Marx để nguyên một chương cuối với đề tựa: « Lập trường của những người cộng sản đối với những đảng đối lập khác «  ( Position des communistes envers les différents partis d’opposition.) ( Le Manifeste du Parti communiste – trang 59 – Nhà xuất bản Union générale d’Eđitions – Paris 1962), Trong khi đó thì Lénine trong đó có cả Staline và Trotsky chủ trương độc đảng.

Phản bội đối với Lénine?

Nhiều người cho rằng Staline trung thành với Lénine hơn Trotsky. Họ đã lầm. Bề ngoài, trên lý thuyết, thì Staline tỏ vẻ trung thành với Lénine, vì ông đã viết quyển sách «  Những nguyên tắc của chủ nghĩa Lénine « ( Les principes du léninisme ); nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Như chúng ta đã biết ngày hôm nay qua sử liệu, thì Lénine bị bệnh giang mai ( syphilis) vào giai đọan cuối, nhiễm vào tủy và óc, nên bị liệt nửa người. Người lo chăm sóc cho Lénine không ai khác hơn là Staline. Vào cuối đời, Lénine đã ý thức được tính cách không tưởng của chủ nghĩa Marx qua kinh tế tập trung, nên ông đã làm chính sách Kinh tế mới ( NEP), và sự lầm lẫn của mình qua việc chủ trương độc đảng, đặt đảng lên trên mọi tổ chức của quốc gia, và nhất là việc trao cho Staline nắm đảng. Ông muốn loại Staline khỏi chức vụ này, đã viết thư cho Trung Ương đảng, nhưng Staline đã cài người quanh Lénine, bức thư trao cho một người y tá, nhưng bị Staline giữ lại. Từ đó, ông đã hại Lénine bằng cách cho liều độc dược cao, vì lúc này chưa có thuốc trụ sinh để chữa bệnh giang mai, chỉ có thể làm giảm đau qua việc uống độc dược. Staline cho Lénine uống liều độc dược cao, đi đến chỗ chết, chính vợ Lénine đã tố cáo Staline.

V I I )  Sự ra đời của Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản, sự tương đồng và khác biệt giữa Đệ Tam và Đệ Tứ 

Sau khi bị tước mọi quyền hành năm 1925, bị trục xuất khỏi Đảng năm 1927, khỏi Liên sô năm 1929,  sống lẩn trốn và hoạt động bí mật ở châu Âu, chống Staline, lập ra Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản năm 1938, rồi trốn sang Mễ tây cơ, Trotsky vẫn bị Staline cho người theo dõi, và ám sát chết năm 1940 ở nước này.

Đệ Tứ Cộng sản qui tụ tất cả những người cộng sản, bất mãn với Staline và Đệ Tam, hoạt công khai hay bí mật trong những đảng, những phong trào thợ thuyền cực tả ở những nước Tây Âu, tất nhiên không thể nào ở những nước cộng sản theo Staline, chẳng hạn như ở Việt Nam, những người theo Đệ Tứ như Tạ thu Thâu, Phan văn Hùm v.v… đều bị trù dập, thủ tiêu bởi đảng Cộng sản ( theo Đệ Tam).

Có người nói không có gì khác biệt giữa Staline và Trotsky, giữa Đệ Tam do Lénine lập ra, Staline kế tiếp, và Đệ Tứ do Trotsky lập ra?

Lời nói trên cũng không sai, vì cả 2 tổ chức đều lấy lý thuyết của Marx làm nền tảng, vẫn giữ quan niệm bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và quan niệm độc tài vô sản. Tuy nhiên cũng có điểm khác biệt, nhất là từ khi Staline đưa ra quan niệm «  Cộng sản trong một nước « ( Communisme dans un seul Etat ), cho rằng phải xây dựng củng cố chế độ cộng sản trong nước Liên sô trước tiên, rồi sau đó mới nghĩ đến việc bành trướng ra thế giới. Trotsky đã chỉ trích mạnh mẽ quan niệm này, cho rằng làm như vậy chỉ làm thui chột nhuệ khí cách mạng cộng sản ở trên thế giới và hơn thế nữa chỉ gói ghém tinh thần đế quốc, làm cho tinh thần cách mạng cộng sản thế giới bị phản bội. Trotsky nói đến Cách mạng bị phản bội ( Révolution trahie) là như vậy.

Người khác cho rằng: Nếu Đệ Tam quốc tế không do Staline lãnh đạo, mà do Trotsky lãnh đạo, thì lịch sử nhân loại không có những trang sử đau thương và đẫm máu, với cả trăm triệu người chết, vào thế kỷ 20. Dầu sao đây cũng chỉ là một giả thuyết và lại dùng chữ nếu. Người Pháp có câu châm ngôn: « Với chữ nếu, người ta có thể bỏ cả thành phố Paris vào trong một cái chai ». Nói rằng Đệ Tứ ít bạo động hơn Đệ Tam, ít giết người, và hơn thế nữa những người Đệ Tứ còn bị giết bởi người Đệ Tam. Nhưng hoàn cảnh lịch sử có khác. Đệ Tứ không có nắm quyền, nếu có quyền thì cũng tàn sát như Đệ Tam, vì vào thời đầu Cách mạng Liên sô 1917, lúc đó Trotsky là người thứ nhì sau Lénine, đã có những cuộc tàn sát đẫm máu ở Nga. Chính Trotsky cho rằng phải phát động nội chiến để tiêu diệt, nhận chìm ( noyer) những khó khăn nội bộ. Ông còn chủ trương Cách mạng liên tục. Ông viết quyển Cách mạng thường trực ( La Révolution permanante) là thế. Những tổ chức của Đệ Tứ, ở những nước tây Âu, nhiều khi bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, không được hoạt động là vì tính bạo động của nó.

Hơn bao giờ hết, khi nói đến Quốc tế Cộng sản, chúng ta đừng vơ đũa cả nắm, mà cần phân biệt giữa Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam và Đệ Tứ. Hai Quốc tế Cộng sản đã có dịp nắm quyền là Đệ Nhị, như đảng lao Động bên Anh, đảng Xã hội bên pháp, đảng Dân chủ Xã hội bên Đức mà họ vừa mới kỷ niệm 150 năm ngày thành lập, và nhiều đảng xã hội bên bắc Âu và Đệ Tam với những nước như Liên Sô, Đông Âu, trước đây và ngày hôm nay còn lại với Trung cộng và Việt cộng. Chỉ có những chính quyền của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản mới độc tài, giết người, bắt đầu từ Lénine qua Staline, Mao, Hồ và Pol Pot.

Nhưng câu hỏi đến với chúng ta là tại sao như vậy.

Như trên tôi đã  trích câu nói của một nhà tư tưởng: « Lòng tin tưởng thái quá vào một chủ thuyết là kẻ thù lớn nhất của chân lý, sự thật và còn nguy hiểm hơn cả sự lừa đảo. »

Và không đâu xa, một người Việt Nam, ông Lê xuân Tá, đã từng là Phó Trưởng Ban Khoa học và Kỹ thuật của đảng Cộng sản Việt Nam, cũng đã viết: « Sự ngu dốt và thấp hèn, tự nó không đáng trách và không làm nên tội ác. Nhưng sự ngu dốt và thấp hèn mà được trao quyền lực và cấy vào vi trùng ghen tỵ, thì nó trở thành quỷ nhập tràng. Và con quỷ này, hơn bao giờ hết, nó ý thức rất rõ rằng cái đe dọa quyền và lợi của nó, chính là sự hiểu biết, văn hóa và văn minh. Nên nó đã đánh những thứ này một cách tàn bạo, vô nhân đạo và không thương tiếc. Cách mạng Hồng vệ Binh bên Tàu là thế. Vụ Nhân văn Giai phẩm ở Việt Nam là vậy. Tuy nhiên, vì nó là ngu dốt và thấp hèn, nên những thứ này, lâu ngày đã trở nên sỏi thận, sỏi mật, sơ gan, cổ chướng, trong lục phủ, ngũ tạng của chế độ, làm cho chế độ này không ai đánh mà tự chết. »

Câu này không những đúng cho những người Đệ Tam quốc tế Cộng sản, mà đúng cho cả Marx, Engels, Lénine, Staline, Mao, Hồ và Pol Pot.

Chúng ta đừng nghĩ những người có học cao mà không ngu dốt, càng có học cao, mà càng mù quáng, tin thái quá vào một chủ thuyết, thì không còn thấy đâu là sự thật, chân lý và khoa học (1).

Bắt đầu bằng Marx, vì ông quá tin tưởng vào những điều ông viết; nhưng ngày hôm nay người ta thấy nó phản sự thật, phản khoa học.

Tiếp theo là đồ đệ của ông, ngoài việc mù quáng tin vào lý thuyết của Marx, lại được trao quyền lực và đã có sẵn vi trùng ghen tỵ là tư tưởng đấu tranh giai cấp và bạo động lịch sử, đã biến lý thuyết ông trở thành giáo điều, những ai chống lại đều phải loại bỏ, trở thành một sự lừa đảo, và hơn thế nữa trở thành quỉ, như ông Lê xuân Tá nói.

Lénine thì được bộ Tham mưu Đức đưa từ Thụy sĩ về nước rồi cướp được quyền lực. Những người lãnh đạo đảng cộng sản Đông Âu thì được Đệ Tam Quốc Tế lúc đầu, sau đó là Liên sô trao quyền. Mao, Hồ, Kim nhật Thành, Pol Pot thì được Cộng sản Liên sô đưa về cướp chính quyền, trao quyền lực, và cấy vào vi trùng ghen tỵ là lý thuyết đấu tranh giai cấp.

Vì lẽ đó mà nhân loại có những trang sử đẫm máu nhất vào thế kỷ 20, với 100 triệu người là nạn nhân của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản, được chia ra như sau :

- Liên sô, 20 triệu người chết.

- Tàu, 65 triệu người chết.

- Việt Nam, 1 triệu người chết.

- Bắc Hàn,   2 triệu.

- Căm bốt,   2 triệu.

- Đông Âu,  1 triệu.

-  Châu Mỹ La tinh, 150 000 người chết.

-  Phi châu, 1,7 triệu người chết.

-  A phú hãn, 1,5 triệu người.

-  Những phong trào cộng sản và những đảng cộng sản khác không nắm chính quyền, nhưng theo Đệ Tam, hàng chục ngàn người chết.

( Theo Stéphane Courtois, Nicolac Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Paczkowski, Karel Bartosek, Jean Louis Margolin – Le Livre Noir du Communisme – Crimes, terreur, répression – trang 8 – Nhà xuất bản Laffont – Pháp – 1997).

Bởi vậy Quốc hội Âu châu đã biểu quyết đạo luật 1481 kết án cộng sản, tức Đệ Tam, là diệt chủng, và  ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản của Liên xô trước đây, đã nói: « Tôi đã bỏ hơn nửa đời người phục vụ cho lý tưởng cộng sản ( tức Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản – Lời của người viết bài này); nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo ».

Dân tộc Nga và Đông Âu đã can đảm đứng lên lật qua trang sử đau thương của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản.

Dân tộc Tàu, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu ba hãy can đảm vùng lên viết lại trang sử mới cho chính mình.

Paris ngày 11/09/2013

© Chu chi Nam

© Đàn Chim Việt

 

 

 

18 Phản hồi cho “Quốc tế cộng sản”

  1. quangphan says:

    Hung thần Đệ Tam Quốc Tế Hồ chí Minh diệt trừ phe Trotsky Tạ Thu Thâu:

    Trích – Trần Văn Chi: Ðời làm cách mạng của ông Tạ Thu Thâu bị 10 lần vào tù ra khám trong đó có 9 lần bị Pháp bắt và một lần chót bị Việt Minh bắt ở Quảng Ngãi!

    Những lần bị đưa ra tòa ở Sài Gòn chính là lúc Tạ Thu Thâu có dịp bày tỏ thái độ đối với pháp luật và tòa án thực dân cho dân chúng biết.

    Năm 1932, ông bị bắt về tội vận động lập đảng Cộng Sản Tả Phái đối lập, và lần này ông ghi lại câu nói và hành động ngộ nghĩnh mà chưa có nhà cách mạng nào thể hiện trước đây. Ðó là khi bước vào phòng bồi thẩm, hai tay bị còng, ông Thâu thản nhiên kéo ghế ngồi và nói trước: “Hôm nay có chuyện lôi thôi, tôi phải gặp ông, và tôi chắc trên đường đời của tôi, tôi sẽ còn gặp ông nhiều lần nữa”! Ðúng vậy! Từ đó về sau ông Thâu nhiều lần có chuyện “lôi thôi” với tòa án thực dân.

    Lần thứ hai vào Tháng Mười Hai năm 1935 nhân vụ làm reo của công nhân đánh xe thổ mộ, ông bị buộc tội “làm rối cuộc trị an” rồi bị đưa ra tòa trừng trị và bị phạt vạ từ 600 đến 2,000 quan.

    Lần thứ ba nhân vụ có chủ trương lập Ðông Dương Ðại Hội, dầu không có hành động gì gọi là bất hợp pháp cả, ông Thâu vẫn bị khép tội viết báo cùng với Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo. Sau 11 ngày tuyệt thực, Pháp nhượng bộ nên cả ba được tại ngoại hầu tra.

    Lần thứ tư, năm 1936 nhân ở Ðông Dương có những cuộc đình công, Thâu bị ghép tội “viết báo xúi giục mưu loạn”. Lúc này ở Ðông Dương hai phái Ðệ Tam và Ðệ Tứ muốn ly khai nên Tạ Thu Thâu còn bị Ðệ Tam Quốc Tế ở Paris “khủng bố”. Lần này Thâu được tại ngoại hầu tra có thế chân.

    Lần thứ năm. Nhân vụ đình công dây dưa của Sở Hỏa Xa Nam Kỳ, ông Thâu bị bắt ngày 23 Tháng Bảy,1937 vì một bài báo đăng trên La Lutte! Lần này quan hệ đến cuộc đời của Thâu, bởi sau khi được ân xá năm 1939 ông bị bại xụi mà người ta nghi ngờ do Pháp cho người chích thuốc hại ông!
    Sau đó Tạ Thu Thâu đắc cứ vào hội đồng thành phố Sài Gòn, nhưng khi xảy ra Ðệ Nhị Thế Chiếạn, Thâu lại bị bắt và đày đi Côn Ðảo cho đến khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9 Tháng Ba năm 1945, ông mới được thả ra.
    *
    Ðêm 18 Tháng Tám, 1945 du kích Ba Tơ của Việt Minh chiếm thị xã Quảng Ngãi bắt nhiều người trong đó có Tạ Thu Thâu đang ngụ tại “bungalow” của tỉnh. (Bungalow là loại nhà trú ngụ ở tỉnh dành cho quan chức và người có tiền thời Pháp thuộc).

    Ông Thâu bị đưa đi giam cùng với 140 người khác tại đình làng Xuân Phổ thuộc phủ Tư Nghĩa, trên bờ sông Trà Khúc cách thị xã Quảng Ngãi độ 10 km.

    Trong những ngày bị giam ở Xuân Phổ ông Thâu được những người bạn tù kính trọng gọi là “sư phụ” bởi ông ăn nói lưu loát, hấp dẫn, luôn khuyên mọi người điều khôn lẽ phải và phải năng học hỏi.
    Ông được mọi người gọi là “tự điển sống”, ông biết tiếng Anh, Pháp, Hán, Quan Thoại, thuộc truyện Kiều và nhiều thi ca nữa, và trả lời đầy đủ tất cả câu hỏi của bạn tù.

    Trong thời gian bị giam, ông Thâu đã ba lần viết thơ yêu cầu gặp cấp trên, những người có thẩm quyền nhưng không được trả lời.

    Vụ giết hại ông Tạ Thu Thâu, tác giả Hoàng Ngọc Thành viết như sau:

    “Trung tuần Tháng Mười Hai năm 1945 một đội du kích do Từ Ty, bí thư đảng kiêm chủ tịch ủy ban phủ Tư Nghĩa, kéo đến đình Xuân Phổ. Chúng còng tay, bịt mắt ông Tạ Thu Thâu, rồi đưa ông đến một gò mả ở phía Nam đình Xuân Phổ độ hơn 2 kí lô mét. Bên cạnh gò mả là tư gia của một cán bộ Cộng Sản tên là Phạm Khoa, cũng là một dân biểu của quốc hội đầu tiên của chánh quyền Cộng Sản Hà Nội. Dù bị bịt mắt chứ không bị bịt miệng, ông Tạ Thu Thâu tìm cách dùng tài hùng biện để thuyết phục Từ Ty và đồng bọn đừng giết ông.

    Nhưng Từ Ty bảo rằng dù có công chống Pháp, ông Tạ Thu Thâu đã theo bọn Trốtký và lệnh xử tử ông là do trung ương. Ông Thâu vẫn tiếp tục nói. Từ Ty bắn một phát vào chân ông Thâu, rồi bồi thêm hai phát vào mông và bụng. Nhà ái quốc Tạ Thu Thâu ngã xuống tắt thở…

    Trong khi vụ hành quyết tiến hành, cán bộ Cộng Sản Phạm Khoa và con trai là Phạm An từ trong nhà theo dõi và nghe đầy đủ và rõ ràng cuộc đối thoại giữa ông Tạ Thu Thâu và Từ Ty.

    Do sự chứng kiến của hai cha con ông Phạm Khoa cùng các du kích nhân chứng mà các các chi tiết vụ sát hại ông Tạ Thu Thâu lần lần được tiết lộ và được nhiều người viết lại.

    Ngay bản báo cáo của Từ Ty cũng có một số cán bộ đã đọc được và thuật lại cho bạn bè và bà con nghe về cái chết của “ông Sài Gòn”. Mấy người du kích bấy giờ gọi ông Thâu là ông “Sài Gòn” bởi ông nói giọng miền Nam và có pha tiếng Tây nữa.

    Cái chết của Tạ Thu Thâu, lãnh tụ của nhóm trí thức chống Pháp khuynh hướng Ðệ Tứ, gây thắc mắc trong giới chính trị tả phái tại Pháp, và vấn đề “Ai giết Tạ Thu Thâu” được đặt ra nhân dịp Hồ Chí Minh tổ chức tiếp tân tại khách sạn Royal ngày 25 Tháng Sáu, 1946.

    “Ông Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất…”, Hồ Chí Minh trả lời cho Daniel Guérin, đảng viên Ðảng Xã Hội Pháp. Và khi bị hỏi ai là thủ phạm, ông Hồ trả lời: “Nhưng tất cả những ai không theo đường lối tôi vạch ra, đều sẽ bị tiêu diệt”.
    *
    Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, tại thủ đô Sài Gòn có con đường bên hông chợ Bến Thành được đặt tên Tạ Thu Thâu để ghi ơn “Nhà cách mạng có khuynh hướng xã hội ở nước ta vào khoảng tiền bán thế kỷ XX”.

    Sau năm 1975, con đường này bị đổi tên và tên tuổi của Tạ Thu Thâu từ đó không còn được công khai nhắc tới.

    Tại Nga Xô, sau khi Liên Xô sụp đổ và tan rã thì ánh sáng cũng đã bắt đầu soi rọi vào những “vụ án ma quỉ” do bọn phù thủy chính trị tạo nên!

    Thế nhưng tại Việt Nam, cái chết mờ ám của nhiều người yêu nước trong đó có những người trí thức theo khuynh hướng Ðệ Tứ, tranh đấu cho một nước Việt Nam Ðộc Lập-Tự Do-Dân Chủ vẫn chưa được nhắc tới và làm sáng tỏ?

    Gia đình Tạ Thu Thâu hiện chỉ còn lại duy nhất là bà Tạ Thu Thâu năm nay 97 tuổi rất yếu bởi vừa trải qua cơn bịnh “cancer du colon” hồi năm 2003. Bà hiện đang sống ở Saint Germain en Laye-Pháp với người con gái nuôi cùng chồng, ông này trước 1975 làm việc cho ông Nguyễn Văn Thiệu tại Phủ Tổng Thống.

    Còn ông Tạ Thu Thanh, con trai duy nhất của Tạ Thu Thâu mới mất năm 2006!…

  2. BUILAN says:

    MỘT BAÌ VIẾT QUÁ HAY !
    Đầy trí tuệ, phân tích rạch ròi cụ thể !
    Ngu dốt đến mấy (như tôi) cũng dễ dàng hiểu được : Caí tai hoạ ghê gớm cuả CỘNG SẢN _ Cần phaỉ loại trừ !!!

    Tổng thống Hoa kỳ Ronald Reagan có nói: « Trong lịch sử nhân loại có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu. Nhưng trang sử đau thương và đẫm máu nhất, chính là trang sử cộng sản. » Một sử gia cũng viết : « Trong lịch sử nhân loại có nhiều cuộc lừa đảo, đàn áp, giết chóc và thủ tiêu. Nhưng cuộc lừa đảo, giết chóc lớn nhất vẫn là cuộc lừa đảo, giết chóc của cộng sản ».

    BẰNG CHỨNG
    Cần phaỉ quảng bá – giáo dục cho người người nghe, thấy, biết..!!

    Vì lẽ đó mà nhân loại có những trang sử đẫm máu nhất vào thế kỷ 20, với 100 triệu người là nạn nhân của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản, được chia ra như sau :

    - Liên sô, 20 triệu người chết.

    - Tàu, 65 triệu người chết.

    - Việt Nam, 1 triệu người chết.

    - Bắc Hàn, 2 triệu.

    - Căm bốt, 2 triệu.

    - Đông Âu, 1 triệu.

    - Châu Mỹ La tinh, 150 000 người chết.

    - Phi châu, 1,7 triệu người chết.

    - A phú hãn, 1,5 triệu người.

    - Những phong trào cộng sản và những đảng cộng sản khác không nắm chính quyền, nhưng theo Đệ Tam, hàng chục ngàn người chết.
    ( Theo Stéphane Courtois, Nicolac Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Paczkowski, Karel Bartosek, Jean Louis Margolin – Le Livre Noir du Communisme – Crimes, terreur, répression – trang 8 – Nhà xuất bản Laffont – Pháp – 1997).

    Bởi vậy Quốc hội Âu châu đã biểu quyết đạo luật 1481 kết án cộng sản, tức Đệ Tam, là diệt chủng, và ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản của Liên xô trước đây, đã nói: « Tôi đã bỏ hơn nửa đời người phục vụ cho lý tưởng cộng sản ( tức Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản – Lời của người viết bài này); nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo ».

    Dân tộc Nga và Đông Âu đã can đảm đứng lên lật qua trang sử đau thương của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản.

    Dân tộc Tàu, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu ba hãy can đảm vùng lên viết lại trang sử mới cho chính mình.

    VÔ cùng cảm ôn tác giả !
    Trân trọng !

  3. LOA LOA says:

    Quốc tế CS ngày nay chỉ còn thu hẹp về Trung Quốc, CSVN tiếp tục đeo bám XHCN là đeo bám vào cái đuôi của đàn anh Bắc Kinh.

  4. Phan Huy says:

    Hồ Tặc Dặn Dò Tứ Trụ

    “Ta thú thật, ta cũng không hề hiểu
    Cộng sản là gì? Cộng sản ra sao?
    Chỉ biết rằng hai cái lão già râu
    Là thuỷ tổ tên Engels và Mac.”

    “Còn chúa đảng Lê nin thì lại khác
    Cũng tù mù dốt nát giống như ta
    Chỉ biết độc tôn, bạo lực, gian tà
    Ba thứ ấy tạo thành nhân tố đảng.”

    “Còn duy vật khách quan và biện chứng
    Chỉ để loè giới trí thức xa lông
    Và giai cấp công nhân,  thế giới đại đồng
    Là cạm bẫy dụ đám người vô sản.”

    “Ta có học mấy năm trong trường đảng
    Tại kinh thành quốc tế Mạc tư Khoa
    Nhưng chẳng được dạy gì về ‘chủ nghĩa tinh hoa’
    Ngoài các ngón nghề đâm thuê và chém mướn.”

    “Nên các ngươi cũng đừng nên thắc mắc
    Cộng sản là gi? Cộng sản ra sao?
    Cho dẫu Lê nin có đội mồ sống dậy
    Cũng trả lời : ‘Ta có biết gì đâu.’”

    “Các ngươi hãy nghe lời ta căn dặn
    Thằng Trọng, thằng Sang, thằng Dũng, thằng Hùng
    Phải nắm thật chặt chuyên chính vô sản
    Đừng lơi tay mà chết chẳng kịp chôn.”

    “Các ngươi biết tình hình nay đã khác
    Thời vàng son Cọng sản đã qua rồi
    Cộng sản năm châu từ lâu đã chết
    Đảng ta sớm muộn rồi cũng tiêu thôi.”

    “Nhưng mà các ngươi còn nước còn tát
    Dù phải hy sinh mạng người quí nhất
    Để cái thây ta tồn tại trong lăng
    Khỏi bị đem quăng vào cái hố rác.”

    “Bao giờ tình thế hoàn toàn bế tắc
    Quân đội, công an thảy đều phản trắc
    Thì nhớ làm ơn đem cái thây ta
    Chạy theo các ngươi về phía hướng bắc.”

    http://fdfvn.wordpress.com

  5. quangphan says:

    Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh- phái Trốt kít : Năm 20 tuổi, đỗ cử nhân luật tại Pháp. Năm 1922, về nước, không ra làm việc với chính quyền Pháp, mà làm công việc chống Pháp .

    Năm 1927, sang Pháp lần thứ hai, học và lấy chứng chỉ tiến sĩ luật. Năm 1928, về nước, ông lại tiếp tục chống Pháp . Chết trong nhà tù Côn Đảo ngày 14/8/1943.

    43 tuổi đời thì 23 năm hiến trọn đời mình cho dân cho nước, với năm lần vào tù .

    Nhà văn Thuỵ Khê: “Bài diễn thuyết Cao vọng thanh niên tại hội Khuyến học Sàigòn, đêm 15/10/1923 đánh dấu sự thành công đầu tiên của Nguyễn An Ninh như một nhà trí thức ái quốc (23 tuổi) “mở màn cho cao trào cách mạng, mở mang dân trí, dân sinh, dân quyền, dân chủ cho nòi giống Việt” như Phương Lan Bùi Thế Mỹ nhận xét (Phương Lan Bùi Thế Mỹ, trang 12). Bài diễn văn này, và các bài viết trên La cloche fêlée của Nguyễn An Ninh đã ảnh hưởng sâu xa đến lớp trẻ như Hồ Hữu Tường, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu… Họ coi Ninh như thần tượng và noi gương Ninh làm cách mạng chống Pháp, lập đảng Trốt kít “.Ngưng trích .

    Bọn Việt cộng vinh danh ông, nhưng nhà văn Hoàng Hải Thuỷ, trong bài Tù Ngục Xưa Nay, thuật lại rằng theo lời chứng của nhiều người cùng chịu tù đầy với Nguyễn An Ninh, trong thời gian bị giam ở Côn Đảo, bọn Cộng sản Đệ Tam, trong đó có Lê Duẫn, Phạm Hùng, rất thù ghét Nguyễn An Ninh. Chúng tìm cách hãm hại ông, và khi chôn ông, chúng chôn xác ông nằm xấp dưới mộ .

    • nguenha says:

      Đất nước ta có rất nhiều anh-hùng that tôi nghiệp,yêu nước thương nòi như thế,có tất cả điều kiện để trở thành phú-quý,vinh than phì gia, nhưng họ đả hiến dâng tất cả cho Tổ-quốc!! Áy vậy,
      mà ngay Đất nước họ hiến-dâng,không có lời “tạ từ”!! Nguyễn an Ninh,Tạ thu Thâu,…tất cả họ xứng đáng đươc đặt tên cho một Cơ sở văn hóa ,trường học…thay thế cho những cái tên Vô-Học:
      Vỏ thị Sáu,nguyễn v Trổi…và ngay cả tên Cu-li Tôn đức Thắng,HCM…củng không xứng đáng đặt tên cho Trường học.Muốn cho thế hệ tri thức cống hiến nhiều cho đất nước,thì những tên tuổi như thế, chỉ có ở Một cái chợ ,bến xe..thì hợp lý!!

      • quangphan says:

        Sống và chết – Nguyễn An Ninh

        Sống mà vô dụng, sống làm chi
        Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
        Sống trái đạo người, người thêm tủi
        Sống quên ơn nước, nước càng khi.
        Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
        Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
        Sống sao nên phài, cho nên sống
        Sống để muôn đời, sử tạc ghi

        Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
        Chết đáng là người đủ mắt tai
        Chết được dựng hình tên chẳng mục
        Chết đưa vào sử chứ không phai
        Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
        Chết đây, chỉ chết cái hình hài
        Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
        Chết cho hậu thế, đẹp tương lai

  6. quangphan says:

    “Lénine thì được bộ Tham mưu Đức đưa từ Thụy sĩ về nước rồi cướp được quyền lực. Những người lãnh đạo đảng cộng sản Đông Âu thì được Đệ Tam Quốc Tế lúc đầu, sau đó là Liên sô trao quyền. Mao, Hồ, Kim nhật Thành, Pol Pot thì được Cộng sản Liên sô đưa về cướp chính quyền “. Trích .

    “Không thày đố mày làm nên “. Nhờ có ngoại bang giúp mà lập nên cơ nghiệp Quỷ Vương nhận chìm dân tộc trong biển máu .

  7. THƯỢNG NGÀN says:

    QUỐC TẾ CỘNG SẢN : TỪ KHÔNG TƯỞNG ĐẾN NGÂY THƠ

    Trong lịch sử nhân loại đã từng có rất nhiều ước mơ, lý thuyết CS. Ngay đến thời sát trước Mác, nhiều lý thuyết và thực hành CS còn nở rộ nhưng cuối cùng đều thất bại. Mác kết luận mọi lý thuyết CS trước ông đều không tưởng, tức nó không có cơ sở khoa học khách quan, chắc chắn, chỉ dựa vào cảm tính và sự ước mơ thuần túy, nên không thể kết quả được.
    Bởi vậy cố đi tìm một nền tảng khoa học cần thiết, và ông tìm thấy nền tảng khoa học mà ông cho là đích thực, khách quan, tuyệt đối nhất, đó là lý thuyết biện chứng luận của Hegel. Do đó ông mệnh danh học thuyết CS của mình là học thuyết khoa học, nó khác hẳn với mọi học thuyết không tưởng trước kia, và nhất thiết nó phải thành công vì nó theo đúng “quy luật khách quan của lịch sử”.
    Những người nào không đọc Mác kỹ, nghe nói như thế thì rất mê. Mê bởi vì ý nghĩa “khoa học” của nó, mê bởi vì nó không là không tưởng nữa, nên nhất thiết phải thực hiện được. Họ cứ tưởng khoa học là hợp chân lý thực nghiệm, giống như mọi chân lý khoa học thực nghiệm khác, nên tất nhiên là chắc chắn, tất nhiên là lý tưởng mà không là không tưởng nữa. Phong trào CS quốc tế phát triển về sau chính là theo phương châm của lòng tin tưởng đó. Như thế Mác đã ngây thơ và khiến bao người lại ngây thơ theo Mác. Mác không phải chỉ ngây thơ mà còn ngụy tín. Bởi ông biết triết học Biện chứng của Hegel có bản thân tư biện, duy tâm, vậy mà ông mang vào quan điểm duy vật xã hội của mình lại không thấy tính tréo ngoe của nó. Có nghĩa Mác đã tự gạt mình rồi từ đó trở thành gạt bao nhiêu người khác mê đắm vào ông. Cái ngây thơ hay cái ruse (ma mánh) của Mác cũng chính là ở đó.
    Mác vì quá ngây thơ nên tin tưởng tuyệt đối vào lý thuyết “biện chứng”, lại cho nó là “khoa học”, tính chất lập lờ đánh lận con đen của Mác, hay tính nông cạn, ngây thơ, nông nỗi của Mác cũng chính là đây. Do quá tin tưởng vào quy luật “biện chứng” theo kiểu tư biện thuần túy mà được mệnh danh là khoa học khách quan đó, nên Mác chủ trương độc tài vô sản, đó chính là ý nghĩa gậy ông đập lưng ông trong học thuyết Mác.
    Bởi Mác quên rằng bản năng ích kỷ, bản năng phá hoại, bản năng quyền lực, bản năng tham lam, bản năng ác độc của con người luôn luôn có, nên chỉ luật pháp đúng đắn, cơ chế dân chủ tự do đúng đắn mới là phương thức, nền tảng làm chế ngự các bản năng đó. Vậy mà Mác chủ trương chuyên chính vô sản để nhằm thực hiện CNCS, thật là sự ngây thơ hết mức, sự dại dột hết mức, sự phản khoa học và phản xã hội hết mức. Dẹp không tưởng để thực hiện điều vô lối của Mác chính là như thế. Nên tuy về già Mác đã hối hận sự sai lầm của mình trước bao thực tế nhãn tiền, nhưng đã quá trễ rồi, đã phóng lao rồi, không có cách gì còn thu lại được nữa.
    Lênin là người mắc bệnh giang mai. Điều đó cho thấy ông ta cũng là người bình thường hay tầm thường như bao nhiêu người khác, có gì thần thánh hay có gì là tiêu biểu cho “sứ mạng lịch sử” của giai cấp công nhân đâu. Như thế cái mà Mác cho là “sứ mạng lịch sử của giai cấp” thực tế chỉ là sự mê tín, sự huyễn hoặc, hay sự thêu dệt chủ ý của chính Mác, nó chẳng có gì khoa học khách quan như người ta lầm tưởng cả. Điều đó cũng không tránh khỏi suy luận Lênin biết đâu chỉ lợi dụng, chỉ dựa vào học thuyết Mác nhằm thực hiện tham vọng cá nhân của mình, thực hiện bản năng quyền lực của mình, nhất là khi quyền lực đó lại tham vọng bao trùm cả thế giới. Sau này mọi người thấy Mao Trạch Đông và hầu hết các lãnh đạo CS khác trên toàn thế giới đều duy nhất chỉ có ham muốn quyền lực, địa vị riêng cho cá nhân là nổi bật nhất. Học thuyết Mác như vậy chỉ là cái bung xung, giai cấp cũng chỉ là cái bung xung, cái phương tiện lợi dụng để đạt tới quyền lực riêng cho bản thân những người cầm đầu thế thôi. Đó chính là thực tế mà mọi người đều tự kiểm nghiệm được. Bé cái lầm của Mác chính là chỗ đó. Mác ngây thơ cũng chính là chỗ đó. Điều tổ trác của Mác cũng chính là chỗ đó. Mác vẽ đường cho hươu chạy cũng chính là chỗ đó. Mác cho rằng không tương thất bại là đúng. Nhưng sự ngây thơ, sự ngụy tín của ông cũng thất bại, điều đó cũng không thể nào sai.
    Nói chung lại, thời đại của Mác nhiều nhận thức nhân loại chưa phát triển, khoa học cũng chưa tiến tới nhiều, sự hiểu biết nông cạn về nhiều mặt thực tế nơi Mác cũng tại bởi nguyên nhân đó. Nhưng cái lỗi hay cái tội lớn nhất của Mác là sự cuồng tín. Chính ông cuồng tín vào lý thuyết biện chứng của Hegel một cách sai trái, đem lại sự cuống tín của nhiều người nơi Mác, cuối cùng sự cuồng tín u tối đã giết chết cả 100 triệu người trên toàn thế giới từ khi có chủ thuyết Mác về sau này chính là như thế. Cái công của Mác ở đâu chưa thấy, nhưng quả chỉ thấy cái tội của ông. Chính sự ngây thơ hay sự nhầm lẫn hoặc vô tính hay cố ý cũng đã giết chính ông và giết học thuyết của ông mà không là gì khác. Trách nhiệm lớn lao của Mác đối với nhân loại, đối với khoa học, đối với lịch sử thực tế chính là ở đó. Bởi khi học thuyết độc tài giai cấp hay chuyên chính giai cấp đã được thiết lập, không có trí thức đúng nghĩa nữa, không còn tinh hoa xã hội đúng nghĩa nữa. Mác đã thay thế quan niệm tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng của ông bằng thứ thuốc phiện mới trong thực tế là kiểu tôn giáo chính trị, kiểu niềm tin mù quáng, kiểu niềm tin cuồng tín. Quần chúng thì cuồng tín hay bị bắt buộc cuồng tín kiểu tôn giáo, chỉ những người cầm đầu là sử dụng hoặc lợi dụng chính sự cuồng tín đó. Mao Trạch Đông, Pon Pốt chính là những trường hợp điển hình như vậy.
    Nghĩ cho cùng, mọi kết quả học thuyết Mác đều chỉ như ngựa về ngược. Khởi đầu Mác đánh đúng vào tâm lý bản năng tham lam nơi con người, đó là sự thành công đầu tiên của Mác. Nhưng cuối cùng cũng chính bản năng tham lam đó của con người đã chôn vùi chính học thuyết Mác, đó chính là sự thất bại sau cùng và vĩnh viễn của học thuyết Mác. Có nghĩa từ Quốc tế 1,2,3,4 rồi cuối cùng cũng đều thành tro bụi, sự chống nhau trong nội bộ của họ đều cho thấy tính không ổn, tính tự mâu thuẫn, tính tự nghịch lý ngay từ đầu của học thuyết Mác. Hay nói cách khác, quan niệm CS chỉ có cái giá trị hão mà không bao giờ có giá trị thực, bởi vì nó phản tự nhiên, trái tự nhiên mà được ngây thơ hay ảo tưởng cho là giá trị lý tưởng tột cùng hoặc cao nhất của nhân loại. Sự không tưởng hay sự ngây thơ nói cho cùng chỉ đều xây dựng trên quan điểm ý chí, trên sự mê hoặc, trên sự mưu mánh, hay cả trên sự hạn chế về mọi mặt nhận thức của con người cũng chỉ là thế.

    ĐẠI NGÀN
    (17/9/13)

    • DâM TiêN says:

      Con gì kêu vậy ý à ru?
      Từ sang đến chiều, nó cúc cu…
      Thì ra thằng phỗng bên chùa ấy
      Chưa ai cho…nó nửa đồng xu

      Hu hu hu u xòe xòe…hu cu

      • DẶM NGÀN says:

        DÂM TIÊN

        Dâm Tiên mầy quả một thằng ngu
        Lên mạng ngo ngoe kiểu bú dù
        Dốt nát tự mình sao chẳng biết
        Nên toàn trơ trẽn để loài khu !

        BÓNG NGÀN
        (18/9/13)

      • nt says:

        Khu Ngàn thật một thằng ngu
        lên mạng nói láo kiểu cộng cu
        tự khoe mà chẳng biết lời bu
        trơ trẽn Ngu Ngàn thật ruồi bu

  8. quang phan says:

    Hồ chí Minh, theo lệnh quan thày Staline, thủ tiêu phe cánh Đệ Tứ Quôc Tế .

    Trích – Bác sĩ Trần Nguơn Phiêu : Kể từ năm 1937, khi Stalin chủ trương phải tiêu diệt nhóm của Trostky(Báo Pravda ngày 14-02-1937) , chỉ thị này đã được các đảng viên cộng sản Đệ tam tuân hành triệt để. Năm 1939 ông Hồ Chí Minh đã viết ba bức thư từ Trung Quốc gởi về cho đảng viên trong xứ mà nội dung, từ ngữ giống như hệt bài báo năm 1937 của Stalin (Xem: Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 3, trang 97 và ba bức thư tiếng Pháp, ký tên là Line, đăng trong tờ báo Notre Voix, số tháng Sáu và tháng Bảy năm 1939).

    Trong cuốn Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam có đầy rẫy những loại chứng cớ bịa đặt để chứng minh việc khủng bố và bắt bớ nhóm các chiến sĩ Đệ Tứ trong đó có Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hoa (em của Hùm), Trần Văn Sĩ… để bị thủ tiêu tập thể. Tài liệu đã nói là các đảng viên này “lúc đó đang lẩn trốn” trong vùng Dĩ An. Những người “viết sử” Đảng hằng chục năm sau vẫn còn cố ý mạ lỵ những anh hùng đã chết. Sự thật trái lại đã cho biết là khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, nhóm Đệ Tứ đã thành lập các toán võ trang chống thực dân. Khi bộ phận của Trần văn Giàu (phe Hồ Chí Minh) kéo ra khỏi Sài Gòn đi về hướng Bình Chánh, Tân An… thì một nhóm võ trang Đệ Tứ đã về tập trung và lập bản doanh ở vùng Suối Xuân Trường (Thủ Đức). Bộ đội của Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai thay vì lo đánh Pháp lại tìm cách bao vây giải giới nhóm này với chủ trương để thống nhất bộ đội võ trang. Nhiều người trong nhóm võ trang đã không đồng ý cho giải giới, nhưng nhiều người khác lại không muốn có chuyện đổ máu giữa người Việt với nhau. Cuối cùng 64 người trên 68 có mặt hôm ấy bỏ thăm chịu ở lại, chấp thuận chịu cho giải giới. Những liệt sĩ này không ngờ là họ đã tự trói tay để sau này bị giết tập thể ở Sông Lòng Sông (Phan Thiết).

    Một trường hợp được biết nhiều nhất là cái chết của nhà cách mạng nổi danh ở miền Nam là ông Tạ Thu Thâu. Đối với các bạn trẻ hiện nay, tưởng nên nhắc lại cho rõ là Tạ Thu Thâu từng du học ở Pháp, đã hoạt động chánh trị lúc ở Pháp cũng như sau khi bị trục xuất về VN vì ông đã đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình hơn 200 người ở Paris, trước Điện Elysée (Dinh Tổng Thống Pháp), phản đối việc án xử tử 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Báy. Trong số 19 người cùng bị trục xuất về nước ngày 24-6-1930 trên tàu Athos II ở cảng Marseille có Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Phan Văn Chánh v.v…

    Về đến Việt Nam, Tạ Thu Thâu đã cùng với những nhà cách mạng thuộc nhóm Đệ Tứ và Đệ Tam cho ra tờ báo Tranh Đấu (La Lutte) làm diễn đàn công khai chống thực dân Pháp. Trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Mùa thu, ông đang tham dự công tác ở miền Bắc. Trên đường trở về Nam, khi đi ngang Quảng Ngãi ông đã bị bắt, ngày 18 tháng 8 năm 1945, bị giam ở đình Xuân Phổ và sau đó bị giết ở Cánh đồng Dương, bờ biển Mỹ Khê.

    Tưởng cũng nên nhắc đến một sự kiện là vào thời buổi nầy hai nhân vật là Hoàng Quốc Việt, đại biểu Trung Ương và Cao hồng Lãnh, đại biểu Tổng bộ Việt Minh cũng được ông Hồ Chí Minh gởi vào Nam để mang các chỉ thị của đảng. Các đại diện này lên đường ngày 27 tháng 8, 1945 khi được tin Trần Văn Giàu “cướp chánh quyền” ở miền Nam, trong khi Tạ Thu Thâu đã bị bắt ở Quảng Ngải. Phái đoàn được của Hoàng Quốc Việt được cấp tốc phải vào Nam để “thống nhất Đảng bộ Nam bộ” nên chỉ dừng chân ngắn ở Huế và Quảng Ngải, Nha Trang, Phan Thiết. Việc này chứng tỏ chắc chắn là họ biết rõ (hay để đưa chủ trương của Hà Nội?) về việc Tạ Thu Thâu bị giam cầm khi họ đến Quảng Ngãi. Ông Thâu không bị giết ngay mà còn qua một phen xét xử. Vào lúc đó đường dây điện thoại liên lạc với Hà Nội vẫn còn. Hôm sau, khi ông Thâu chết, đã có ký giả hỏi ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội về việc này thì ông có trả lời là địa phương đã “giết lầm một người ái quốc.”

    Những ai đã từng biết rõ lề lối làm việc của các đảng viên Cộng sản ắt cũng biết là những quyết định hệ trọng bao giờ họ cũng phải tham khảo cấp trên. Như vậy quyết định thủ tiêu ông Tạ Thu Thâu không thể định đoạt do Từ Ty, một bí thư đảng và chủ tịch một vùng nhỏ như Tư Nghĩa. Chỉ thị quan trọng này chắc chắn phải do cấp xứ ủy Hoàng Quốc Việt hay do cấp cao hơn nữa ở Bắc bộ phủ chỉ thị cho Từ Ty !

    • HƯƠNG NGÀN says:

      THAY VÌ

      Thay vì cùng đoàn kết chống thực dân Pháp lúc đó, nhiều phần tử lại quay ra chống nhau. Điều đó chứng tỏ đã đặt quyền lợi của phe nhóm, của quốc tế lên trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước. Những cái sai như thế không thể nào tự biện minh được. Thế nhưng đó vẫn là chuyện của quá khứ, của những gì đã qua đi, của trách nhiệm thế hệ trước. Giờ đây đều là những người VN thế hệ mới cả, nếu không khách quan tự bộc bạch ra với lịch sử, với dân tộc trong thời hiện đại, vậy là vẫn cứ tiếp tục sai lầm của các thế hệ cũ, lại làm cho trách nhiệm của những thế hệ cũ càng nặng nề hơn, và nếu như thế thì sự chân chính là ở đâu, tinh thần yêu nước vì nước vì dân là ở đâu. Điều đó mỗi người phải tự nên suy xét, người thừa hành cũng như những người chủ trương chính sự sai lầm, xưa cung như nay. Thay vì quên đi quá khứ, giả từ quá khứ, nhiều người lại cứ tiếp tục nuối tiếc quá khứ, bao che quá khứ, thay vì làm sáng tỏ lịch sử chân thật để giúp lịch sử đi lên qua những kinh nghiệm thăng trầm của quá khứ, lại tiếp tục làm mờ tối lịch sử, như vậy thay vì tạo đà phát triển cho đất nước trong thời đại mới, lại cứ tiếp tục nhằm kìm hãm, điều đó trách nhiệm do đâu và trách nhiệm của ai, kể từ quá khứ cho tới hiện tại ?

      NGÀN PHƯƠNG

  9. nguenha says:

    Một tài lieu đáng tin cậy.cám ơn tác giả.

  10. Dân Việt says:

    Lúc còn sinh thời học giả Hồ Hữu Tường đã từng có ý kiến về chủ nghĩa CS mà ông có lúc tham gia từ năm 1930 – 1939 với tư cách là một lảnh tụ của phong trào Đệ Tứ Quốc Tế đồng thời với Phan văn Hùm và Tạ Thu Thâu . Ông nói rằng kể từ năm 1848 lúc Tuyên Ngôn của Đảng CS ra đời cho đến hơn 50 năm sau Cách Mạng tháng 10 Nga năm 1917 mới thàng công. Lúc đầu CS lấy giai cấp công nhân ( vô sản ) làm nồng cốt cho cách mạng theo lý thuyết. Nhưng khi qua Nga giai cấp vô sản quá yếu nên Lê-nin chủ trương Liên Minh Công Nông làm cách mạng đó thuyết Mác-lê-nin. Khi qua Tàu giai cấp vô sản lại còn quá yếu nửa nên Mao Trạch Đông chủ trương thuyết Lấy Nông Thôn mộtmuốn biết cái gì thì hãy nhập vào nó và khi biết nó rồi thì từ đó mà ra ( ra vì biết nó không tốt ). Ông còn nói rằng CNCS là lổi thời mà cái gì đã lổi thời rồi thì tự nó sẽ tiêu diệt nó hãy đợi mà xem. Hồ Quân còn nói rằng: Một bác sĩ dở hại một mạng người. Một nhà chính trị dở hại một nước. Một nhà văn hóa dở hại một thế hệ. Ngày nay nhiều nước đã xem CNCS là một tai họa còn VN thì sao ?.

    • GIÓ NGÀN says:

      CHÂN LÝ VÀ SỰ HAM MUỐN

      Chân lý là cái đúng khách quan, làm đúng theo cái đúng khách quan mới có thể có kết quả, đó là điều hoàn toàn tự nhiên, thực tế.
      Ham muốn hay mơ ước nếu nó không đúng với chân lý khách quan chỉ là sự ảo tưởng, mơ mộng thuần túy, đã không những không kết quả mà thực tế chỉ có hại. Bởi nó dẫn tới bệnh ảo tưởng, bệnh duy ý chí, bệnh xa rời thực tế.
      Sự giàu nghèo trong xã hội chủ yếu là do xã hội chưa phát triển, nhất là mặt kinh tế, nên không phải trong thực tế đó mà muốn cào bằng là đạt kết quả. Cái nguyên nhân chưa giải quyết lại chỉ lo giải quyết cái kết quả, đó chỉ là sự ngu dốt.
      Mọi cái trong xã hội luôn chỉ tương đối. Sự giàu nghèo cũng thế. Tuyệt đối hóa nó cũng là sự ngu dốt. Ông ba ta có nói không ai giàu ba họ không ai khó ba đời. Đó là chân lý tương đối trong xã hội mà ông bà ta đã rất kinh nghiệm một cách sáng suốt. Tuyệt đối hóa giai cấp, tuyệt đối hóa học thuyết đó thực tế cũng là sự ngu dốt.
      Lịch sử xã hội luôn luôn phát triển đi lên, đó là chân lý khách quan, trừ khi nó bị chận lại một cách giả tạo, phi lý. Làm cách mạng mà phản khách quan, phản xã hội, phản con người cũng chính là sự ngu tối.
      Chính khoa học kỹ thuật, đạo đức, nhu cầu đời sống của mọi người, luật pháp chân chính làm xã hội phát triển tốt đẹp mà không là gì khác trong thực tế. Đưa ra ý niệm giai cấp một cách mê tín, huyền hoặc, siêu hình, đó là tính phản thực tế, phản khoa học khách quan, đó cũng chỉ là sự ngu dốt.
      Con người có lý trí, có đạo đức, không thể chấp nhận các sự bất công, sai trái trong xã hội. Nhưng giải quyết phải bằng lý trí, bằng ý nghĩa đạo lý, bằng khoa học, không phải bằng cảm tính thuần túy, không phải bằng sự trái đạo lý hay vô đạo, không phải bằng ý chí chủ quan hay ảo giác, ảo tưởng, phải giải quyết bằng thực tế cụ thể trong đời sống, không phải chỉ bằng sự mơ mộng hão huyền, đó cũng chính là sự ngu dốt.
      Nên chỉ lý trí, tính hợp lý, khoa học mới đẻ thêm ra lý trí, ra tính hợp lý, tính khoa học, vì nó đi theo đúng với chân lý khách quan. Trái lại mọi cái dốt nát chỉ đẻ thêm ra những cái dốt nát và cứ mãi xoay vòng như vậy, càng ngày cứ càng dốt thêm, chỉ vì nó đi ngược lại với chân lý khách quan. Tính khác nhau giữa hai con đường, hai phương hướng như trên chỉ là như vậy. Chấp nhận hay không quan tâm tới mọi sự bất công trong thực tế của xã hội, đó là ngu dốt, vô cảm, xấu xa. Đưa xã hội theo sự lợi dụng, theo ảo tưởng, theo sự cưỡng chế, theo sự ngu dân, tưởng rằng để xóa bỏ bất công một cách ảo giác, phi thực tế, cũng lại là sự ngu tối mà thậm chí còn là sự độc ác. Con đường khoa học và con đường đạo lý hay con đường thiện vẫn khác với con đường phi khoa học, phản đạo lý hay con đường ác, cũng vốn khác nhau như thế. Mọi sự độc tài độc trị nói chung chỉ là do sự ham muốn. Trong khi đó chính sự tự do dân chủ đúng đắn mới là tính nhân văn, tính khách quan hay chân lý khách quan của xã hội.
      Cái gì không đúng nhưng có người cho là đúng, nó vẫn không đúng. Đó chỉ là ảo tưởng do sự ham muốn chủ quan của người đó.
      Cái gì có người tưởng là sai, nhưng nó là chân lý khách quan, cuối cùng nó vẫn đúng, vì cái đúng không quyết định bởi cá nhân kẻ nhận thức mà bởi tự chính nó. Kẻ cho độc tài là cần thiết, là đúng đều là sự nhận thức sai, vì nó không đúng với nguyên lý khách quan. Vì nguyên lý khách quan không quyết định bởi ý chí của bất cứ ai. Phân biệt sự ngu dốt hay sự đúng đắn trong nhận thức cũng phải dựa trên phương châm nguyên lý đúng đắn, khách quan mà không thể chỉ dựa vào sự tùy tiện, chủ quan, ấy cũng là ý nghĩa như thế đó.

      TRĂNG NGÀN
      (17/9/13)

Phản hồi