WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [24]

Tiếp theo phần trước

cotuong

4-9-2009

Cả ngày không thấy ai gọi. Ngồi đánh cờ suốt với anh bạn, chơi chán mỗi thằng lại lăn về chỗ mình nằm nói chuyện phiếm đủ thứ. Lại là câu chuyện về giang hồ, xã hội ngầm. Đến giờ giao lưu buổi tối tôi gọi vọng sang ông Nghĩa:
- Chú Nghĩa ơi ! Mai có khi cháu về, chú có nhắn gì không?

Ông Nghĩa hỏi lại
- Sao cháu biết là về hả Hiếu ơi!

- Cháu xem thiên văn, thấy sao chiếu mệnh còn sáng lắm. Quả này chưa tù được đâu. Chú cứ nhắn đi, biết đâu cháu về được thì sao?

Ông Nghĩa thở hắt ra, hình như dạo này ông mệt. Ông nhờ:
- Cháu bảo nhà chú gửi chú đôi giày, nhà chú ở xxx đường yyy Hải Phòng. Cháu tiện xuống chơi. Chú muốn hôm này ra tòa có đôi giày cả bộ comle cho đàng hoàng.

Tôi nhận lời nằm xuống, lời nhắn của ông Nghĩa làm tôi miên man nghĩ. Buồn quá tôi rống lên cho cả dãy phòng nghe bài hát Anh Không Chết Đâu Anh của Trần Thiện Thanh.

Anh không chết đâu anh
Anh chỉ về với mẹ mong con
Anh vẫn sống thênh thang
Trong lòng muôn người
Biết yêu thương đời lính

Anh bạn cùng phòng đợi tôi hát xong, anh ấy hỏi bài gì mà lạ lùng thế, dạy anh ý thuộc với.
Thời gian đưa những sự tĩnh lặng trở lại với nhà tù, đêm tôi nhìn lòng bàn tay mình thầm thì.

5-9-2009
Cán bộ gọi ra khỏi phòng giam. Trước khi đi tôi dặn anh bạn.

- Có dặn gì nhà không, hôm nay nếu tao không về thì sẽ còn lâu mới về. Nhưng chắc về hôm nay.

Anh bạn chép miệng ngán ngẩm chắc nói gì, anh phẩy tay ý bảo tôi đi cung đi cho nhanh đừng nói linh tinh trêu anh nữa.
Ở phòng cung sáng nay không có giấy tờ trên bàn, có nước ngọt, thuốc lá và những người đã hỏi cung tôi lúc chưa bị bắt và cả lúc bị bắt. Tôi thấy nét mặt họ vui vẻ như vừa thoát khỏi gánh nặng gì đó, anh cán bộ trẻ hay hỏi cung tôi trong trại giam nheo mắt cười nói.

- Anh uống nước, hút thuốc đi, sáng nay anh em không làm việc chỉ hỏi thăm nhau thôi.

Anh quay sang mấy người kia nói

- Ông Hiếu này mà không phải chuyện này gặp nhau ở đây, nếu gặp nhau ngoài đời chơi được đấy chứ. Tính tình cũng hay.
Mấy người kia cũng gật đầu vui vẻ. Mọi lần tôi làm việc với họ đều nhẹ nhàng. Sở dĩ tôi ôn hòa, lắng nghe câu hỏi và nhỏ nhẹ trả lời với họ, vì tôi tin chắc một điều, những gì tôi làm đều không xấu hổ với lương tâm tôi, gia đình tôi, bạn bè tôi.
Những người công an quay sang tâm sự với nhau về con cái, học hành, nhà cửa về quan hệ bạn bè. Thỉnh thoảng họ lại trêu tôi một câu

- Ông mà được ra đừng để gặp anh em chúng tôi trong cảnh này nữa nhé, thực sự chúng tôi chả vui gì khi gặp ông ở đây đâu.
Đến trưa, cán bộ trại giam xuất hiện nói đưa tôi về buồng giam vì đến giờ nghỉ.

Buổi trưa ngày 5-9-2009 qua rất nhanh. Cán bộ trại giam mở cửa phòng nói.
- Anh Hiếu có đồ đạc gì mang hết theo.

Tôi nhìn anh bạn tù, người đã san sẻ thức ăn, tâm sự cùng tôi thậm chí đấm bóp lưng cho tôi trong những ngày qua. Anh ta còn nhiều nhiều năm nữa ở lại chốn này. Anh ý tần ngần một lát nói
- Thôi anh về, đừng vào đây nữa khổ lắm.

Tôi nắm vai anh, không nói gì rồi quay đi theo cán bộ, qua phòng ông Nghĩa tôi nói to
- Chú Nghĩa ơi cháu về đây.

Cán bộ đi sau quát
- Không được ồn

Tiếng quát của cán bộ trại giam có lẽ làm ông Nghĩa ngại không dám trả lời tôi.

Tôi cầm tờ giấy hủy bỏ biện pháp ngăn chặn bước qua những cánh cổng nhà tù. Người công an gác cổng đứng tuổi, mái tóc hoa râm trông phúc hậu cầm tờ giấy vào nhập sổ rồi mở cửa cho tôi ra. Ông nói thân tình.
- Về mà lo làm ăn nhé.

Tôi bước ra cánh cổng sắt, người xe đi lại. Tôi nhìn một lát định hướng rồi đi về phía bên tay trái, đi bộ giữa dòng người tan tầm đang hối hả về nhà. Tôi về nhà mẹ.

Mẹ tôi bắc ghế ngồi ngoài cửa, nét mặt buồn dười dượi, bà nhìn vào luồng người đi lại mà như chả nhìn cái gì. Tôi đi từ trước mắt bà, trong tầm nhìn của mẹ đến gần mà mẹ tôi cứ nhìn như thế, cái nhìn có hướng mà như đâu đâu. Tôi đến cửa gọi nhẹ
- Mẹ à, con đây.

Mẹ tôi như người đang mộng chợt tỉnh, mẹ cuống quýt đi vào nhà theo tôi. Giọng mẹ lắp bắp như không tin tôi đang trước mặt bà.
- Con sao, con sao rồi?

Tôi cười nói.
- Mẹ buồn cười thế, con đang ở nhà khỏe mạnh đây, lại cứ hỏi con sao là sao thế nào.

Tôi kể tôi vừa từ trại giam về đến thẳng đây, được về vì tội không có gì phải xét xử cả. Chỉ ngăn chặn, giáo dục thế thôi. Mẹ tôi luống cuống mở kim băng cài túi áo cánh nâu nói đứt đoạn trong dòng nước mắt.
- Con cầm lấy mấy đồng mà tiêu. Người ta bảo hôm nay con không về thì sẽ còn lâu mới về, mẹ từ sáng đến giờ cứ ngồi ngoài cửa đợi xem con có về không?

Tôi giữ tay mẹ, nói vẫn còn tiền trại giam cho đi đường về nhà đây. Mẹ bảo tôi về nhà luôn cho Tí Hơn mừng. Tôi chào mẹ để đi về nhà mình nơi có Tí Hớn đang chờ bố. Ngoái lại mẹ vẫn đứng trân trân nhìn theo.

Tôi đẩy cửa vào nhà mình, Tí Hớn đang xem ti vi. Thấy bố nó lao tới nhảy bổ lên ôm người bố, nó hít hà một lúc lâu rồi nói.
- Bố Hiếu thì đây rồi, nhưng mùi không phải mùi bố Hiếu.

Tôi suýt bật cười, ở trong tù dân tù hay gọi là mùi tù. Thằng nào mới vào gọi là sặc mùi xã hội. Tưởng đùa giờ mới biết có mùi tù thật. Tí Hớn hỏi tôi.
- Sao bố bế con một tay, tay kia bố nắm cái gì trong đó thế.

Tôi mở lòng bàn tay ra cho Tí Hớn xem. Nó reo
- A hình của con, bố cầm ảnh của con.

Tấm hình tôi chụp nó để làm hồ sơ đi học mẫu giáo, giữ một tấm để trong ví. Hôm bị bắt đi, tôi mang theo tấm hình Tí Hớn để mỗi đêm được thầm thì với con trai mình.
Ôm Tí Hớn trong lòng, nó xem tấm hình của nó. Rồi nó hỏi
- Công an bắt bố đi, giờ lại cho bố về à?

Tôi giật mình, quay sang hỏi vợ. Sao con biết, thì ra hôm tôi đi công an đến khám nhà, Tí Hớn đoán được.
Đêm ấy ôm con ru ngủ, tôi vẩn vơ nhớ anh bạn tù cùng phòng giờ một mình chắc buồn lắm. Buồng giam ấy lại nằm cuối cùng của dãy nữa chắc anh càng buồn thêm.

Không biết ông Nghĩa hát bài gì lúc này.

Tôi nghe vợ kể, công an khám nhà đã thu máy tính của tôi, điện thoại tôi họ cũng thu hôm bắt chưa giả. Mãi nửa tháng sau họ mới gọi tôi đến trả máy tính.

Họ hàng tôi nhiều người xưa nay vẫn coi tôi lông bông. Có vợ chồng cô chú nhà đằng em bố tôi là người rất tử tế và đáng trọng nhất trong họ. Cô chú thường vẫn mắng tôi là lêu lổng. Thật bất ngờ khi nghe tôi bị bắt, cô chú lên mạng đọc tin, khi đọc những bài tôi viết. Chú vỗ đùi bảo cô.

- Ôi thằng cháu mình tài quá, nó viết đúng hết đó chứ, thế này đi tù vinh dự chứ chả phải nhục gì.
Cô chú tôi xem những bài tôi viết mấy ngày liền, đến nhà tôi khen nức nở. Nhờ thế mà mẹ tôi và vợ tôi cũng bớt buồn phiền.

Cái vụ bắt này làm nhiều người thỉnh thoảng làm ăn với tôi xa lánh tôi thêm vì sợ liên lụy. Nhưng số người mến tôi tìm đến còn đông hơn số người lảng tránh.

Khi công an trả tôi máy tính, thì truy cập vào trang blog của mình, tôi thấy không được nữa. Tôi phải thay đổi blog nhiều lần, điều đó khiến cho người đọc khó khăn. Nhưng sau thì người đọc cứ gõ bút hiệu của tôi trên trang tìm kiếm là lần được đến.

Mọi người cho tôi tiền khi tôi được công an thả ra lần ấy, tổng kết được đến 8 triệu. Tôi bán cái xe máy cũ rích của mình được 3 triệu, cái xe hay hỏng liên tục, khối lần tôi phải dắt bộ trên đường vì trong túi không có quá nổi 100 nghìn, chẳng dám dắt vào hiệu sửa xe. Tôi mua cái xe máy Hon Đa cũ nhưng còn tốt hết 9 triệu. Lâu lắm rồi tôi mới thoát khỏi cảm giác đi xe mà trong bụng cứ sợ hãi nó sẽ hỏng bất thình lình. Lúc đó là cuối năm 2009.

Năm 2010 tôi nhận được giải thưởng nhân quyền HecmanHamlet với số tiền là 2000usd, năm ấy tôi lại được anh Vũ Đông Hà, một cây viết rất nổi tiếng và hảo tâm cho tôi 1500 usd, anh Hà gửi tiền mà cũng chẳng đòi hỏi gì, anh ấy nói giúp tôi yên tâm mà viết blog vài tháng khỏi phải lo cơm áo , gạo tiền. Tổng cộng đổi ra tôi có hơn 70 triệu tiền Việt, tôi đưa cho một người bạn nhờ họ đầu tư, mỗi tháng người bạn chia cho tôi gần 4 triệu tiền lãi. Với số tiền đó thực sự tôi không còn phải băn khoăn gì về công việc làm ăn. Mãi đến giờ số tiền gốc ấy vẫn còn, nhưng do suy thoái nên lợi nhuận giảm xuống còn 2 triệu một tháng.

Dù có thế nào, tôi cũng nhân cuốn sách này. Nói lên sự tri ân với những người đã giúp đỡ tôi, để tôi có điều kiện yên tâm viết bài cho độc giả đọc. Chính vì có những sự giúp đỡ này, mà tôi đã từ chối những tờ báo hải ngoại khi họ đặt vấn đề tôi viết cho họ để lấy nhuận bút. Tôi tự thấy bất công nếu mình viết cho tờ báo nào đó tranh mất phần mà đáng ra một người đấu tranh khác được viết, trong khi họ khó khăn, còn mình đã không bị khó khăn như họ nữa.

Một bút hiệu mà trên Google hiện gần 10 triệu kết quả,để có được điều ấy, đằng sau đó là bao nhiêu tấm lòng hậu thuẫn nâng đỡ.

Thời gian đưa tôi hôm nay đến Weimar này chỉ có 12 tiếng đồng hồ xuất phát từ Hà Nội. Để đi được 12 tiếng đồng hồ đó, sức của tôi chỉ hai phần, tám phần còn lại là do những người tốt bụng đã giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian vài năm qua. Rất tiếc rằng tôi không thể kể hết những người đã giúp đỡ tôi, vì nhiều người không muốn được tôi nhắc đến. Nhưng tôi luôn ghi nhớ rõ từng đồng tiền, từng con người ấy, từng hành động, và đem sự nhớ ơn ấy vào trong những bài viết của mình phục vụ cho thế nhân.

Sau nhiều đe dọa, bắt bớ, o ép, một cán bộ an ninh cấp cao đã đến khuyên nhủ tôi từ bỏ viết blog. Nếu đồng ‎ thì họ sẽ sắp xếp cho viết ở tờ báo lớn, mức lương từ 10 đến 20 triệu một tháng, có xét vào biên chế. Tất nhiên tôi từ chối, bởi trong lòng tôi dấy ngầm lên lòng kiêu hãnh rằng,nếu viết để được tiền, thì tôi có tiền từ đồng bào tôi trả cho tôi. Và tôi chọn lấy tiền từ đồng bào tôi để phục vụ họ. Tôi đủ biết đâu là đồng tiền của’’ thế lực thù địch’’, đâu là của nhân dân tôi.

(Còn nữa)

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [24]”

  1. Dang Dung says:

    Tien su Lai Gio. Minh da chui Lai Gio khong biet bao nhieu lan sau moi khi doc han. Lai Gio that dang yeu. Viet cho xong di, roi in sach ban dang hoang. Dung nho giot kieu nay kho chiu lam.

  2. vananh says:

    chả đi đến đâu
    vì làm chính chị là phải lì, phải điếc , nên các bác cấp cao cs cứ ỳ xác ra, chỉ chăm chăm vơ vét tiền rồi chuồn đi Tây, đi Mỹ

  3. Thanh Bình says:

    Cám ơn bác Gió. Cảm ơn Ông Bà Cụ nhà bác sinh ra một tay rất đáng hãnh diện làm người.

  4. Choi Song Djong says:

    Tôi thích đọc cái tay phải Gió này,nhưng ở Vn bọn côn an cũng sáng tối đọc gã.”cái chế độ này thích bắt tù ai thì bắt tù người đó”nbg.
    Mong rằng cái chế độ này mau xụm ba chè để dân ta còn có tương lai.Gắng lên Gió ơi.

    • Lái Gió says:

      Hắn là tay “Buôn Gió” đấy, mà là gió trong gió lành giúp cho đời bớt ngộp thở.

      • Choi Song Djong says:

        Nếu phải Gió lành thì xin nhắn đôi lời :Viết hay đấy,có hồn có tình và có chí khí.Canh me có dịp đãi Gió chầu nhậu nhưng không biết ở đâu mà lần.Thôi cứ hy vọng vậy.Thân mến

    • tudo says:

      Xin thưa…chế độ xhcn WC sống vửng…nhờ có : Đại Cường Á châu ( 4 tốt & 16 chữ vàng ) làm bảo đãm thêm Tư Bảng đầu tư & Đế quốc đứng sau….!!!!!! .

Leave a Reply to Choi Song Djong