WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xả lũ “giết sống” ở Đắc Lắc: Phải có án cho những kẻ gây án!

Daclac1-216

Giết sống!

Mùa mưa lũ 2013, người dân nghèo Đắc Lắc lại có thêm một bằng chứng không cần che giấu về cái đáy mà họ đang phải đối mặt. Cú xả lũ vào vùng trũng lòng dân của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vào giữa tháng 9/2013 là một chứng thực mang tính bất chấp như thế.

Vụ việc nhẫn tâm này xảy ra tại địa bàn xã Cư K’bang, huyện Ea Súp, nơi có đến 11 người mất tích trong khi đi làm rẫy tại vùng giáp ranh với xã Ia Lơi. Theo tường thuật của báo Lao Động, trong số người mất tích, lực lượng cứu hộ chỉ tìm thấy thi thể một người chết treo trên ngọn cây, nhưng do nước chảy xiết nên vẫn chưa đưa được vào bờ.

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy tại huyện Ea H’leo có 91 ngôi nhà bị ngập, 14 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, 3 nhà bị sập do mưa lũ. Nguyên nhân chủ yếu do việc xả lũ hồ chứa nước thị trấn Ea Đrăng.

Một lần nữa trong không ít lần từ nhiều năm qua, vô cảm quan chức đã dồn tình cảnh dân chúng xuống những gì mà kịch tác gia vô sản Marxim Gorki đã thẳng thừng lột tả trong vở “Dưới đáy” của ông vào đêm trước Cách mạng tháng Mười Nga.

“Dưới đáy” ở Việt Nam cũng là đêm không ngủ. Không một quan chức nào từ cấp địa phương đến ấp trung ương lại thuộc về số nạn nhân chỉ trong phút chốc đã bị mất toàn bộ tài sản nhỏ nhoi và miếng ăn còn sót lại, cũng đã không một hành động nào được các “đầy tớ” làm sáng tỏ cho những cái chết trong quá khứ để tránh thoát những cái chết vừa mới xảy ra.

“Vô cảm” xem ra vẫn là từ ngữ nhẹ nhàng và lịch sự mà báo giới và dư luận dành để mô tả về quan chức thời nay. Phú Yên những năm trước đã là một điển hình về sự vô lương tâm chưa hề có đáy. Liên tiếp những cú xả lũ của Thủy điện sông Hinh và Thủy điện sông Ba Hạ đã làm cho gần hết Tuy Hòa ngập chìm trong biển nước. Một người đàn ông bị lật xuồng và một người phụ nữ khác bị lũ cuốn trôi. Nhưng đau đớn đến tận cùng là những nạn nhân tuổi còn đi học đã bị lũ cuốn phăng tuổi xuân khi dắt xe qua cầu.

Khi nước lũ rút, hàng xóm tìm thấy thi thể ba người cùng một gia đình quấn chặt lấy nhau bằng dây. Thì ra trong phút lâm chung, những người hấp hối vẫn không muốn bị mất xác nhau.

Những nén nhang và tiếng khóc thảm thiết của người dân huyện Đồng Xuân ở Phú Yên vẫn còn đó. Chết mà không biết vì sao sinh mạng lại bị kết thúc đột ngột đến thế, cũng không biết kẻ nào đã cướp đi đời mình mà không một lời tạ tội.

Tội ác!

Tất nhiên, EVN và nhà chức trách địa phương luôn có lý do để bao biện cho hậu quả kinh khủng trên, với điều thường được viện dẫn là do “hoàn cảnh khách quan bão lũ” mà khiến việc xả lũ là không tránh khỏi, nếu không muốn làm ảnh hưởng đến tính mạng của hàng ngàn hộ dân trong vùng trũng.

Tuy thế, cũng như nhiều lần lũ hồ thủy điện bị xả đột ngột vào dân như trước đây, nhiều người dân Đắc Lắc cho biết đã không nhận được bất kỳ thông báo sơ tán, di dời nào từ cấp chính quyền địa phương.

Vậy trách nhiệm cuối cùng thuộc về ai – chính quyền địa phương hay EVN?

Giờ đây, sau tất cả những hậu quả khó tha thứ, giới quan chức mới như nén cười để bàn thảo với nhau về cái được gọi là “cần có quy chế phối hợp trong việc xả lũ”.

Nhưng sau hàng loạt vụ xả lũ như một cách giết sống người dân, vẫn không có bất kỳ một quan chức nào bị đưa ra truy tố và xét xử. Mọi việc vẫn treo nguyên vẹn ở đó, hệt như dòng lũ trắng luôn treo lơ lửng trên đầu người dân vùng rốn lũ.

Tội ác đã đến từ cấp độ không chỉ vô cảm, mà còn hơn thế nhiều, rất nhiều. Trước khi xả lũ vào vùng trũng nhân dân, Tập đoàn EVN đã từng bị xem là một trong những cái rốn “cặn bã” nhất của khối doanh nghiệp độc quyền và đặc lợi ở Việt Nam. Suốt trong những năm 2007-2008, doanh nghiệp được xem là “cậu ấm hư hỏng” nhưng cũng là đứa con cưng của Bộ Công thương đã làm nên một một kỷ lục ghê gớm về số lỗ do đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán, để vào năm 2013, một báo cáo của cơ quan chức năng mới cho biết số lỗ còn treo mà EVN bị nhấn chìm trong đó lên tới hơn 34.000 tỷ đồng, tương đương với hàng trăm ngàn ngôi nhà tình nghĩa.

Cũng từ khi trở thành “nạn nhân” của đầu tư trái ngành, EVN đã hóa thân như một trong những tác nhân ghê gớm nhất trút lỗ lên đầu người dân, với các chiến dịch tăng giá điện được tiến hành không ngưng nghỉ, liên tiếp gây sức ép lên đời sống dân sinh cùng kích động lạm phát. Dư luận cũng dội lên một nghi ngờ rất lớn là cơ quan chủ quản của tập đoàn này – Bộ Công thương – cũng đã không ít lần “đi đêm” cho những đợt tăng giá làm khốn đốn dân tình.

Một lần nữa, giới báo chí phải thổn thức về điều được gọi là “trách nhiệm” của EVN với câu hỏi cay đắng: liệu EVN có nghĩa vụ gì đối với việc bồi thường về những tài sản bị phá hoại của người dân trong đợt xả lũ đột ngột và gây chết người thảm thương vừa qua ở Đắc Lắc? Và nếu trách nhiệm ấy được thực thi, liệu tập đoàn này có lấy đó làm cái cớ để một lần nữa “bù lỗ vào dân” như đã từng hành xử không nương tay trong mấy năm qua?

Những năm qua, không một tiếng nói có trách nhiệm và đủ tự trọng nào được cất lên từ Bộ Công thương, Bộ Tài chính hay Chính phủ để kềm giữ hành động đổ lỗ lên đầu người dân của EVN. Thói vô lương tâm của quan chức vẫn luôn dẫn tới vô số trác táng trên bàn tiệc và những cuộc chơi bất tận thâu đêm, bất kể cảnh khốn cùng và bất chấp lời nguyền rủa từ những kẻ đóng thuế bất hạnh.

Kết án!

Với nhiều người dân và cả những công chức vẫn thê thiết trong thói quen cam chịu, âu đó cũng là bi kịch của một đất nước kém phát triển. Phát triển càng tụt hậu, đạo đức càng lụn bại thì càng khó có chuyện chịu trách nhiệm hành chính về những hậu quả đã quá đủ để kết tội hình sự.

Người ta vẫn không thể quên hậu sự Bộ trưởng Giao thông Hàn Quốc đã phải từ chức chỉ sau vụ một cây cầu bị sập, hoặc Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản phải ra đi sau một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại một trường học… Ở nhiều quốc gia phát triển, người ta luôn chứng kiến người dân sẵn lòng biểu tình để biểu thị sự phẫn nộ chính đáng trước những chính sách bất hợp lý và hậu quả xã hội mà giới quan chức gây ra. Vào đầu năm 2013, cuộc xuống đường của hàng chục ngàn người dân thủ đô Sophia ở Bulgaria phản kháng hành động tăng giá điện của hai tập đoàn điện lực tư nhân đã khiến chính Thủ tướng của quốc gia này phải nghẹn lòng từ chức.

Nhưng với Việt Nam, vẫn chưa có một cuộc biểu thị phẫn uất tương xứng với quá nhiều hậu quả khủng khiếp về kinh tế và dân sinh, và vẫn còn lâu mới có được “văn hóa từ chức”. Tất cả vẫn đang bị kìm nén bởi chính những đạo luật về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình có lẽ còn lâu mới được đẻ muộn bởi bà mẹ Hiến pháp.

Ở một đất nước được xem là “đang trên đường phát triển” như Việt Nam, người ta vẫn cố nén lòng nhẫn nhịn không thể hiểu nổi và còn chưa hồi kết. Tâm thế trầm cảm trùm mền không thể diễn tả ấy lại vẫn lắng đọng trong vô số hiện tồn ngổn ngang và vẫn ngày đêm hành hạ lương tâm của những người còn rơi rớt lương tâm.

Nhưng cũng bởi chính tâm lý cam phận như thế của đại đa số người dân mà trong não trạng của những nhóm lợi ích đặc quyền và đặc lợi, ngay cả lương tâm cũng là một thứ có thể “ăn” được. Đó cũng là lời cảm thán chẳng đặng đừng mới đây của bà Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch nước – về chuyện “Ăn của dân không chừa thứ gì”, cho dù cách đây không lâu chính khách xót xa này còn giương cao khẩu hiệu “Dân chủ nước ta gấp vạn lần tư bản”.

Xót xa thực chất phải cộng hưởng với cùng khổ không lối thoát. Dân chủ không phải và không thể là những từ ngữ mị dân xen giả dối, mà phải bắt nguồn từ chính miếng cơm manh áo của dân nghèo – điều mà tiền nhân của những người cộng sản là Hồ Chí Minh đã sống và làm đúng như thế, nhưng lớp hậu bối xem ra lại quá bất cẩn, giáo điều và giả tạo trong việc “học tập và làm theo” tấm gương của ông.

Không thể nói khác hơn, những vụ việc vô lương tâm của EVN và ngành thủy điện đang đẩy trách nhiệm của giới quan chức xuống một cái đáy chưa tận cùng, đồng thời thúc tình cảm phẫn nộ của các nạn nhân lên đến cận đỉnh điểm. Hiện tình, cái được giới quan chức khối nội chính xem là “điểm nổ” chắc chắn đã tiến xa hơn nhiều so với khái niệm “điểm nóng” trước đây, biến hình tâm trạng người dân vào một cơn lũ mới với lưu lượng không thể tính được từ động lượng phẫn nộ, mà mức đỉnh của nó có thể dâng vượt mặt của giới chức chính quyền trong một tâm thế không còn gì để mất.

Không thể nói khác hơn, một trong một số ít việc còn lại để hy vọng lấy lại những gì đã mất là phải mổ xẻ đến tận cùng hành vi bị coi là tội ác của EVN đối với nhân dân.

Không cần và không còn thời gian để bàn về “quy chế phối hợp xả lũ” nữa. Mưa lũ vẫn đang và vẫn sẽ tiếp diễn, ập xuống từ trên trời nhưng cũng sẽ dội lên từ lòng đất. Sẽ còn những cái chết, nhiều sinh mạng bị đánh cắp và đánh cướp.

Phải có án cho những kẻ gây án!

Phạm Chí Dũng (Bauxite)

6 Phản hồi cho “Xả lũ “giết sống” ở Đắc Lắc: Phải có án cho những kẻ gây án!”

  1. thịnở says:

    Vừa rồi đốt chợ.Bao nhiêu tiểu thương có gian hàng trong đó mất trắng.Bao mồ hôi ,bao công sức tiền của đỏ vào làm ăn ,một ngọn lữa thiêu sạch.Đên môi hàng 150 đô la thôi sao ? ngoai ra lời hứa ban đầu tạo cho họ buôn bán tạm trong lúc chờ xây lại cuội ,nói xong là nuốt lời liền .Lạ cái là người trách nhiêm vì không có xe riêng ,ta xi không có nên đến muộn KHÔNG kịp chĩ đạo. Chĩ đạo chi hã trời, ?Có phôn sao không gọi ? Có hàng xóm sao không nhờ họ “thô ” đi.”. kẻ góp ý không tin là trong nhà không có một chiếc xe “bình bịch” của ong ta ,của vợ của con. Dù đến tcũng chăng làm gì hơn ,nhưng dù sao có viên chức lơn đốc túc động viên thì cái vòi nước làm việc tích cực hơn không màng lên cành cây ,một sáng kiến độc đáo chĩ có ỏ sỏ chữ lữa vn xã nghĩa để nước tự do chãy gọi là có chưa cháy. Có phãi chăng đây là vụ cháy có kế hoạch đẻ rồi xây dựng lại là có “phân” đẻ ăn? Cuối cùng thì người dân vẩn bị thiệt .Đay cũng là hình thức xhcn cần làm để lột tiền người dân cho thành vô sản chăng ?
    Bây giơ thêm vụ xã đâp tránh lũ. Các quan làm là làm không cần biết hậu quả .Mà phải chi là bọn vô học ,là thú vật không biết gì . Thế nào chẳng có ký sư ,chuyen viên .Chẳng có mặt lớn trong cái sở này. Họ làm gì vậy? Nhà trôi người chết ,vô trách nhiêm còn ngụy biện . Lại làm dân khổ …Không biết có nên còng tay mấy thằng chức sắc làm việc trưc tiếp và gián tiếp trong sở này đẻ đem ra tòa tuyên án tữ hình (mạng đỗi mạng)…và có kh bồi thường cho nạn nhân hộp lý với lơi an ủi và tạ tội vơi người dân chết ,người dân sông không ?
    Thật là một lủ công đỏ bất nhân ,ác đức,đáng trời chu đất diêt.
    Có nghe nói dân thượng có bùa thư,thuốc lú ,sao họ không nghĩ cách Làm sao cho chúng (VC)chết di cho khuất mắt.
    Hay thời đại văn minh ,người ta chỉ dúng đến súng ? đã có anh Vuwownvowi súng thô sơ tự chế ,đến anh Viết quết tâm ( giữa dương thấy chuyện bất bằng chẳng tha ” nay đên CAGT …trã nghiêp báo
    …”Hãy vùng lên hơi những nô lệ ở Việt Nam ”
    Cùng hè nhau đẩy cổ xe đôc ác bất nhân (phi nhân tính) xuống hố !
    Phải chăng đã tới ngày tàn của bạo chúa công sãn vn?
    (tn)

  2. Lữ Út says:

    Chết bao nhiêu cũng được, miễn bảo vệ tài sản XHCN nguyên vẹn.
    Cùng lắm phát cho mỗi hộ một tờ giấy ghi công !

  3. nguenha says:

    Câu chuyện “ngu dốt” thì ở đâu củng có.Nhưng ngu dốt và tàn ác,thì chỉ có dưới chế độ CS!! Xây xong một con đập,hay con đường…chưa dùng đả hỏng,đó là “ngu dốt”.Nhưng trước những hệ-quả như thế,mà không
    có ai ở tù ,đó chính là sự tàn ác! Coi tính mạng ,tiền bạc của Dân như cỏ-rác!! HCM từ thuở “hồng hoang” đả nói: “Tôi muốn ai củng được học hành,cơm no ,áo ấm”.Thì té ra HỌC ở đây là “Học-tập-cải-tạo”, ĂN ở đây
    là Ăn bả,Mặc ở đây là Măt -chúng-bay!! Khi Bác nói ,không ai biết Bác xạo!.Đến bây giờ thì:”khi tôi biết,thì tôi đả..” không phải chỉ ” làm lở tình duyên,lở mất rồi!”,mà cả cuộc đời kể như xong!! Đả trở thành,không phải người Rừng (đả là may!),mà là Vampire–kẻ -hút-máu. Đó là tập đoàn CS theo chân Bác ( HCM)!.

  4. Antran says:

    Sao cho đến giờ nầy còn có kẻ lý luận rằng hcm là người “dẫn đạo” đúng đường? Hãy mở con mắt ra cho thật lớn và hãy móc những cục “ghèn” còn che tư tưởng và lương tâm của quí vị ra cho mau! Hậu quả của kẻ gieo gió thì bây giờ toàn dân phải chịu bảo đó là qui luật mà các quí vị còn có lòng yêu nước thương dân phải hiểu ra cho sớm và kiêng quyết loại trừ những suy nghĩ hoàn toàn bị lừa đảo hàng mấy mươi năm nay dưới chiêu bài giải phóng. “Bán nước, cướp đất đai của quần chúng, tham nhũng”, làm thúi luôn cả mặt đất mà chưa chịu là đã theo một bè đảng “đười ươi” đội lớp người hay sao?

  5. DÂN ĐEN says:

    HỎI : <> : DÂN ĐEN ĐÁP : “…chính quyền chứ còn ai ! Hỏi vớ vỉn ! ” —- Ôi mà, xưa kia giết oan cả nửa triệu mạng người trong vụ cải cách ruộng đất, rồi rỏ vài giọt nước mắt cá xấu thế là yên chuyện, giờ vài mạng nhằm nhò gì, sống dưới chế độ ” Xã Nghĩa ( Xã hội chủ nghĩa ) ” mạng người rẻ hơn bèo, thấp cổ bé miệng đành chịu thôi !!! ???

Leave a Reply to thịnở