WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [25]

Tiếp theo phần trước

Bắt xe khách. Ảnh mang tính minh họa

Bắt xe khách. Ảnh mang tính minh họa

Mùa hè năm 2010 tôi rảnh đi lang thang vào Sài Gòn chơi với anh em blogger miền Nam. Thế rồi xuôi chân lên tận Bình Dương, ghé vào thăm nhà văn Nhật Tuấn. Anh Tuấn chán cảnh đô thành, làm cái nhà to ở giữa rừng cao su, yên tĩnh, mát lịm. Sóc chạy ngang sân nhà. Cảnh vật yên tĩnh, thanh bình, anh Tuấn bảo mày thích viết thì cứ ở đây mà viết, tao nuôi. Tôi chơi nhà anh và thấy bức ảnh chụp của anh ở Châu Âu,tôi hỏi.

- Ôi anh đi châu Âu rồi à.?

Anh Tuấn gật đầu, rồi anh nói như chơi.
- Ừ tao đi Đức, mày đi không, tao sắp cho mày đi.

Chao ôi.! Đời tôi chưa bao giờ nghĩ đến đi Châu Âu, đó là một chuyến đi đầy xa vời quá ước mơ của tôi, làm sao tôi có tiền, có visa, có việc gì đó để đi đến nơi mà tôi chỉ đọc trong sách của Victor Hugo, Balzac.

Tôi hỏi anh.

- Làm sao mà đi được cơ chứ.?

- Được, mày muốn tao nói người ta xem.

Nhà văn Nhật Tuấn trả lời như về chuyện vặt. Sau này tôi mới biết, với con người từng trải ấy thì cái gì cũng là chuyện vặt hết, bởi trong cuộc đời ông đã mất mát đi rất nhiều thứ lớn lao, lớn đến nỗi bây giờ mọi thứ với ông đều chẳng có gì là to tát.

Vài tháng sau, quên bẵng cái việc với ông Tuấn, một chiều đón con ở lớp mẫu giáo về. Tôi có điện của một nữ nhà văn, báo tin tôi có giấy mời đi dự giao lưu văn hóa Việt – Đức. Khi nhìn tờ giấy mời gửi đến có tên tôi, tôi cứ ngỡ là mơ. Lại nghe đồn làm visa khó lắm, đến đại sứ Đức người xếp hàng xin visa ai cũng lo lắng. May đến lượt tôi, người ta không phỏng vấn hay hỏi gì, người làm visa lầm lỳ qua ô cửa kính nhận hộ chiếu của tôi và hẹn ba ngày sau đến lấy.

Cùng đi sang chuyến đó có nhà văn Võ Thị Hảo, thi sĩ Bùi Chát. Chúng tôi dự cuộc giao lưu văn hóa ba ngày. Ngày thứ tư là để đi tham quan tự do thành phố Berlin, tôi nhận được một cú điện đến phòng khách sạn tôi ở. Một người đàn ông hẹn gặp tôi giọng anh ta thật lạ, vừa ấm vừa rắn rỏi và chắc nịch từng từ, từng chữ. Anh ta ở cách xa Berlin 600 cây số.

Tôi thay đổi nhiều khi gặp con người ấy, anh ta dạy tôi về lòng tự trọng, về sự trách nhiệm, về lòng trắc ẩn và sự thật thà. Ân cần và không vội vã anh cho tôi hiểu rằng muốn là cái gì, trước tiên phải vấn hỏi lòng mình về lương tâm khi làm việc đó. Thật sự đó là con người tác động đến tôi nhiều, đến nỗi tôi vừa muốn gặp anh ấy nhiều, mà cũng không muốn gặp. Vì cứ mỗi lần chuẩn bị gặp hay nói chuyện với anh, tôi lại phải tự kiểm tra xem mình thời gian qua có làm gì gian dối hay không phải. Anh ta có cái quyền uy như một linh mục khi người ta xưng tội. Tôi có bạn người Công Giáo thường hay tránh việc đi xưng tội ở nhà thờ, tôi cũng hiểu tâm trạng họ khi cả nửa năm trời tôi tránh anh.

Tôi có việc vào Sài Gòn, tìm đến nhà luật sư Lê Trần Luật, Luật là người đã nhận bào chữa cho những người giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà, Hà Nội. Chúng tôi biết nhau từ lúc Luật ra Hà Nội làm bào chữa. Sau cuộc bào chữa ấy tình cảnh của Luật rất khó khăn, bởi nhà cầm quyền đã tước giấy phép hành nghề của anh, công ty của anh bị khám xét thường xuyên, chính quyền tịch thu máy móc thiết bị văn phòng của anh để phục vụ một cuộc điều tra mà họ nghĩ ra. Lúc này Luật sống tạm bợ trong một cái hẻm nhỏ trên căn gác xép thuê. Luật đón tôi từ ngoài ngõ, khi vào ngõ được vài chục mét tôi thấy có hai người đàn ông ngồi trên xe mô tô giơ điện thoại chụp hình tôi. Sẵn có máy ảnh tôi chụp lại họ. Lập tức hai người đàn ông sừng sộ lao tới chửi bới và đòi đập máy ảnh của tôi. Dù tôi cố gắng nói rằng tôi chỉ chụp cái hẻm như các anh đã chụp cái hẻm này. Một người trong số họ lao vào định đánh tôi khi thấy tôi cãi lại. Tôi né được và đưa máy hình nhờ Luật cầm hộ, sẵn sàng đáp trả nếu bị đánh tiếp. Thấy thái độ của tôi, hai người kia bỏ cuộc. Tôi vào nhà Luật ngồi chơi, vừa đặt mình xuống ghế thì lập tức một toán cảnh sát ập vào nhà Luật. Họ cáo buộc rằng vừa được quần chúng nhân dân báo có tin xô xát, đến đây để làm rõ sự việc. Họ cưỡng ép tôi về đồn công an để tường trình việc đã xảy ra.

Bản tường trình đã xong, hai bên thực sự chưa có xô xát chỉ lời qua tiếng lại. Người thanh niên kia và tôi cam kết sau sự việc này hai bên hòa giải không có hiềm khích hay xô xát nữa. Xong người kia được về, còn tôi công an bảo ngồi lại chờ một lúc nữa có việc mới về.

Gần tối có một tốp người đến đồn công an, họ có dáng vẻ quyền uy ở cấp cao hơn đồn công an này. Họ dẫn tôi lên phòng trên gác, phòng họp của công an phường, có cái bàn dài và nhiều cái ghế xung quanh. Người hỏi cung ngồi bên này chỉ chỗ tôi ngồi đối diện, anh ta giở giấy tờ và bắt tôi phải trình bày tại sao lại đến nhà Lê Trần Luật, quan hệ với Lê Trần Luật mức độ nào, vì sao biết nhau.

- Anh cho biết anh quen Lê Trần Luật vào thời điểm nào?

Người hỏi cung tôi mím môi, ném nhìn nảy lửa đầy đe dọa ngay câu hỏi đầu tiên. Tôi trả lời.

- Năm 2008 tôi đi làm xe ôm, lúc đó hay đứng chờ khách ở khu vực nhà thờ Thái Hà. Anh Luật ra đó có việc, anh hay thuê tôi chở anh đi, vì vậy chúng tôi biết nhau. Lúc đó anh Luật lấy số điện thoại của tôi để khi nào đi đâu anh ấy gọi, chúng tôi có số điện vì thế. Lần này vào đây chơi, tiện tôi vào thăm anh Luật.

- Anh vào đây mục đích chính là gì?

- Tôi đi cùng một số người khuyết tật, vào để tham quan một số cơ sở người khuyết tật ở đây sinh sống và làm việc thế nào để học tập.

- Tại sao anh có quan hệ với những người khuyết tật?

- Tôi quan hệ công việc, họ thuê tôi đi cùng để đẩy xe, mang vác đồ.

Người hỏi cung rót nước bảo tôi uống, anh ta cầm tập giấy tờ đang ghi chép những câu hỏi dở dang đến đầu kia gặp một người trung niên hơn năm mươi tuổi, dáng chừng cấp trên anh ta. Người trung niên xem biên bản hỏi đáp, nét mặt có vẻ tức giận hiện khuôn mặt xương xương lưỡi cày rất dữ dằn. Xem xong tập giấy ông ta đi đến chỗ tôi gằn giọng nói.

- Mày biết tao là ai không.? Tao chính là người bắt thằng Điếu Cày ( blogge Nguyễn Văn Hải , từ vụ bắt đó anh Hải bị kết án 12 năm tù vì tội viết blog nói xấu chế độ, cho tới năm 2013 này thì mức án của anh vẫn còn 10 năm nữa mới hết ). Mày vào đây rồi thì đừng có bướng, thích thì tao lệnh giam mày 24 tiếng rồi xét tiếp. Biết điều làm việc cho nghiêm túc nghe chưa.

Ông ta đưa tập giấy cho người hỏi cung nói.

- Đấy làm việc tiếp đi, loanh quanh thì đừng có trách.

Tôi vươn người qua bàn lại gần người hỏi cung, thầm thì.

- Này ông ơi.! Cái ông kia nói dọa hay bắt thật đấy.?
Người hỏi cung cười nhẹ.

- Ai bắt anh làm gì, làm việc thôi mà.
Tôi đứng dậy, hướng về người trung niên có khuôn mặt lưỡi cày, gọi dõng dạc.

- Này ông anh.
Ông ta đang xem hồ sơ nào đó về tôi, ngẩng đầu lên ngạc nhiên thấy tôi gọi. Tôi bảo.

- Ông có quyền ông kí lệnh giam 24 tiếng đi, để tôi còn kiếm chỗ ngủ, giờ hơn 9 giờ tối rồi tôi mệt lắm. Đến 24 tháng tôi chẳng sợ, ngại gì 24 tiếng của ông. Tôi không làm việc gì nữa đâu. Chờ ông bắt về trại giam để tôi có chỗ ngủ đây, mệt rồi, mai làm tiếp.
Nói xong tôi ngồi xuống ghế, ngả người ra đằng sau như muốn nghỉ.

Ông ta đứng dậy, xếp tập hồ sơ đang xem nói.

- Được, mày muốn thì tao chiều mày.
Ông ta đi xuống dưới nhà. Còn tôi và người hỏi cung, anh ta quan sát tôi chẳng nói gì. Chúng tôi im lặng chờ đợi, tôi ngả vào ghế và tranh thủ nhắm mắt.

Khoảng mười lăm phút yên lặng trôi qua, có tiếng chân người dưới cầu thang công an phường đi lên. Người có khuôn mặt lưỡi cày đi trước, đằng sau ông ta là một người đàn ông ăn mặc lịch lãm, kính trắng gọng vàng. Loại kính hiệu Sol Amor của Pháp khá đắt tiền ở Việt Nam. Sau người đàn ông lịch lãm là hai thanh niên trẻ đi như kiểu tháp tùng. Người đàn ông lịch lãm ngồi xuống cái ghế đầu bàn, cái ghế thường hay dành cho cấp lãnh đạo. Ông ta tháo kính và lấy khăn ra lau rất chậm rãi, Khi ông ta lau kính, tôi nhìn những người trong phòng đều thấy vẻ mặt họ lo lắng pha chút e ngại. Ông ta lau kính xong, đeo vào mắt và nhìn tôi. Rồi cất lời. Ồng ta nói giọng miền Bắc.

- Hiếu này, chắc anh không cần giới thiệu, Hiếu cũng biết anh ở cấp nào.

Tôi không nói gì, ông ta hướng mắt về người đàn ông lưỡi cày nói tiếp với tôi.

- Ban nãy có chuyện gì gay gắt với anh Long, thì đàn ông bỏ qua đi, mình làm gì mình dám nhận mới là đàn ông. Loanh quanh trí trá trước sau cũng lộ ra, lúc đó anh em lại căng thẳng.

Tôi cũng không nói gì. Trong đầu tôi chuẩn bị cho tình huống xấu, tí nữa họ sẽ đưa tôi đến trại giam.

Người đàn ông lịch lãm nói tiếp.

- Thôi, làm việc tiếp đi nhé, thành khẩn thì còn được xem xét.

Ông ta đi, hai thanh niên đi theo. Còn người mặt lưỡi cày tên Long và người hỏi cung ở lại. Người đàn ông mặt lưỡi cày, tức trung tá Nguyễn Văn Long của phòng PA35 Công an TPHCM. Trung tá Long từng nhiều lần bắt bớ thô bạo với nhóm các blooge Sài Gòn như Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quyết, Nguyễn Văn Hải. Tôi đã từng được anh em blogge Sài Gòn kể về ông ta như một hung thần với những lần cho thuộc cấp dưới quyền ông mặc thường phục đánh đập anh em bloger. Đợi người cấp trên đeo kính trắng đi rồi. Trung tá Long nói.

- Hiếu à, ban nãy anh nói chơi thôi, chứ bắt bớ gì mày, làm việc thêm tí anh cho về.
Tôi cười , hỏi ông ta.

- Anh Long người miền Bắc, gốc Thanh Hóa à.?
Ông ta gật đầu vui vẻ, nói quê ở Thanh Hóa, được điều vào đây công tác mấy chục năm rồi.

Tôi bảo bây giờ tôi đói và mệt, không làm việc được nữa, thể chất tôi không đủ để tiếp tục. Trung tá Long quay ngoắt thái độ, ông ta cáu kỉnh nói với người hỏi cung.

- Hùng, mày thu hết đồ của nó lại, cho nó về đâu nghỉ, mai làm việc tiếp.

Người hỏi cung tên Hùng bảo tôi đưa hết đồ đạc cá nhân cho anh ta. Tôi nói.

- Các anh thu giữ thế này là bất hợp pháp, tôi không chấp hành. Tuy nhiên thực tế thì ở đây các anh đông người, tôi không thể chống cự được. Vậy anh cho tôi nhắm mắt, anh lấy gì thì lấy.

Tôi đứng dậy nhắm mắt, giang hai tay ra. Cán bộ Hùng lấy điện thoại, ví tiền của tôi.

Khi anh ta lấy xong, tôi mở mắt ra nhìn thấy anh ta lục ví. Lấy đi của tôi chứng minh thư và điện thoại, trong ví tôi chỉ có 400 nghìn, tương đương với 20usd. Cán bộ Hùng lấy chứng minh thư, điện thoại và đưa lại cho tôi 400 nghìn. Rồi anh ta nói sẽ chở tôi về nhà một nhà trong số những người quen của tôi ở tạm. Mai lên làm việc tiếp.

Sáng hôm sau tôi đi xe ôm tới đồn, đợi một lát anh ta tới. Hỏi tôi đi bằng gì, biết tôi đi xe ôm. Cán bộ Hùng ngỏ ý đưa tôi ít tiền để tôi đi xe, nhưng tôi từ chối. Cuộc hỏi cung kéo dài đến tận tối mịt , lúc 8 giờ tối thì cán bộ Hùng đi về. Một cậu trẻ tên Thành đến thay, cậu ta chỉ ngồi đó mà không nói gì. Tôi nói

- Anh mệt rồi, anh nằm đây.
Thành lấy bọc quần áo đưa cho tôi nói.

- Anh lấy cái này gối đầu.

Tôi hỏi.
- Mày đi đâu mang quần áo thế này.
- Em mang đi sửa.

Tôi leo lên bàn họp của công an phường, nằm duỗi chân, duỗi tay. Một lúc có cán bộ công an phương đi lên lấy hồ sơ gì đó, thấy tôi nằm cũng không nói gì. Lúc sau lại có người khác đi lên tìm gì, tôi thấy ngại bèn không nằm nữa. Xuống ghế ngồi tâm sự với Thành, chuyện vợ con, yêu đương, gia đình. Hóa ra Thành chỉ có nhiệm vụ trông tôi thôi.

Gần 11 giờ đêm, có một người cao gầy, nói năng nhỏ nhẹ vào nói chuyện với tôi và Thành.Chuyện về gia đình, vợ con tôi. Rồi anh ta bảo tôi về chỗ ở, mai đến tiếp.

Cán bộ Huy kéo dài những ngày làm việc thêm mấy ngày nữa. Chúng tôi ăn cơm cùng nhau, lúc nghỉ trưa anh ta bật điện thoại nghe cải lương, tôi bàn mấy câu, anh ta ngạc nhiên vì tôi rành cải lương và thích nghe. Chuyện trò lúc nghỉ trưa mới biết anh ta hay tham gia văn nghệ cải lương ở quê anh, đơn vị gọi anh ta là Hùng cải lương.

Đến chiều hôm thứ sáu, cán bộ Hùng nói.

- Anh Hiếu à, thái độ làm việc anh tốt,nhưng kết quả làm việc thì lại chẳng có gì, làm thế này thì mệt anh đấy, chúng tôi chưa thể trả đồ cho anh về. Anh sẽ làm việc tiếp với chúng tôi. Giờ anh về chỗ ở, khi nào chúng tôi gọi thì anh lên làm việc, nếu có gì tiến bộ, chúng tôi sẽ trả đồ cho anh về.

Tôi cười hỏi lại.
- Thế các anh có mệt không.?

Anh ta mím môi nghĩ, rôi bật cười nói.

- Cũng mệt lắm.
Tôi đi ra khỏi trụ sở công an, đi bộ một đoạn thấy có người xe ôm ghé xe vào hỏi.

- Đi xe không anh.?

Tôi nhảy lên xe, anh ta hỏi đi đâu, tôi chỉ thẳng bảo cứ đi phía trước. Lúc này trong đầu tôi cũng chưa định đi về đâu. Xe chạy quãng người xe ôm lại hỏi đi đâu. Tôi bảo đi ra đầu thành phố, chỗ đường quốc lộ.

(Còn nữa)
 
© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [25]”

  1. T. says:

    Bái phục Người Buôn Gió, anh “bị làm việc” với những tên “công nô” đầu trâu, mặt ngựa, chó săn của Xã Hội Cướp Ngày ( XHCN) mà vẫn thản nhiên như người đi hóng gió!

  2. Choi Song Djong says:

    Trung Tá Nguyễn Văn Long PA 35 xứng đáng được ghi vào bảng phong thần bà con nhỉ,để xem đến ngày đó ông ta sẽ được (phải) nhận lãnh những gì ? theo ý riêng của tôi thì “không đẹp mắt lắm với những gì mà ông ta sẽ phải đối mặt”.
    Đội quân còn đảng còn tiền kia ơi,hãy chịu khó hình dung ra những tình huống rất có thể sẽ xảy ra trong một ngày không xa.Bình tĩnh mà run nha.

  3. sát thát says:

    Kiểu này mà in thành sách thì không xuất bản được ở Việt Nam XHCN rồi Lái Gió ơi !

    • NHÂN DÂN says:

      AI bảo mi thế hả lũ côn đồ ” dư lợn viên, lý sự cùn ” kia . Tao thấy chuyện này in ra bà con sẽ tranh nhau đọc, dù có phải mua chợ đen giá cắt cổ của chúng mày tịch thu của người ta đem bán lại ? .

Leave a Reply to T.