WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khép lại quá khứ với kẻ thù – Khoét sâu hận thù với dân!

“Bất kể tình hình quốc tế và khu vực biến đổi ra sao, Việt Nam đều sẽ tiếp tục kiên trì chính sách hữu nghị với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc không ngừng sâu sắc hợp tác hữu nghị trong các lĩnh vực.”

Trên đây là tuyên bố và lời hứa của Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh với Phó Chủ tịch Nước Trung quốc Tập Cận Bình tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc kinh ngày 22.4.2010.

Trong một xã hội dân chủ đa nguyên (DCĐN) hay độc tài toàn trị đều có những ngày lễ lớn  hàng năm, nhưng  thường có ý nghĩa khác nhau và cách tổ chức cũng khác nhau, nó được gắn với những ý nghĩa chính trị đặc thù của chế độ chính trị và tác phong của những người cầm quyền đương thời. Qua đó người ta có thể hiểu được tâm trạng, suy nghĩ và thái độ của những người cầm quyền. Trong khi ở các nước DCĐN các lễ lớn có tính cách toàn quốc thường mang tính truyền thống lịch sử. Còn các lễ lớn do các biến cố chính trị mới phát sinh thường phản ảnh ý nguyện của đa số nhân dân và được các cơ quan lập pháp (quốc hội) đã thảo luận và thông qua, chứ tuyệt nhiên không thể là quyết định chủ quan hay nhào nặn theo ý riêng của một vài người có quyền lực.

Nhưng trong các chế độ độc tài toàn trị, các ngày lễ lớn lại là biểu thị các tính toán chính trị của thế lực đang cầm quyền. Tùy theo hoàn cảnh chính trị trong nước và bang giao quốc tế của chế độ, những người có quyền lực có thể hủy bỏ một lễ kỉ niệm hay nâng cao vai trò ngày lễ.  Như dưới chế độ độc tài toàn trị của CSVN các lễ kỉ niệm nào được chọn trong năm thường do quyết định ở cấp cao nhất của ĐCS. Cho nên những ngày lễ lớn trong từng năm có thể dùng làm thước đo để biết  mục tiêu, lập trường, thái độ chính trị và cách cư xử của giới cầm đầu từng thời kì.

Bởi vậy, đối với giới cầm quyền CSVN xuyên qua các ngày lễ lớn như sinh nhật của HCM, Lenin, K. Marx thường là những ngày để họ đề cao tư tưởng (hoặc gán cho như HCM) và công lao của những người này, nhưng đồng thời là dịp để nhóm cầm đầu tự đề cao và nhấn mạnh tới mục tiêu và đường lối chính trị. Còn các ngày lễ khác như chiến thắng Điện biên phủ, „Chiến thắng 30.4“, Chiến tranh Biên giới chống xâm lược Trung quốc (17.2.1979)…là dịp để nhóm cầm đầu tỏ thái độ về đối ngoại và đối nội. Qua đó người ta có thể thấy rõ lập trường và quan điểm của họ đối với các đối tượng liên hệ, cụ thể ở đây là đối với các thành phần nhân dân VN hay với các nước ngoài có liên hệ.

Khép lại quá khứ với thù

Giữa tháng 2 vừa qua đúng ra là dịp kỉ niệm 31 năm (17.2. 1979 -17.2.2010) cuộc chiến xâm lược đẫm máu mà chế độ Bắc kinh (BK) đã từng đem 600.000 quân tàn phá các tỉnh biên giới của VN và đã làm hàng chục ngàn bộ đội VN bị giết, bị thương và hàng chục ngàn người dân VN bị giết và thương tật. [1] Nhưng đã không có lễ kỉ niệm 31 năm đánh đuổi chiến tranh xâm lược của phương Bắc. Cũng không có tổ chức đi thăm các nghĩa trang binh sĩ và thường dân VN đã hi sinh hay bị giết hại trong cuộc chiến này. Suốt trong các tuần lễ trong tháng hai vừa qua không có một báo hay đài của chế độ viết bài về cuộc chiến tranh xâm lược này. Trong khi ấy chỉ ít lâu sau Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ chính trị và Bộ trưởng Quốc phòng, đã cầm đầu một phái đoàn quân sự cao cấp thăm BK.

Một năm trước đó, vào dịp kỉ niệm 30 năm cuộc chiến đẫm máu của Bắc kinh đối với VN đúng ra phải được tổ chức long trọng vì rơi vào năm tròn. Nhưng cũng đã không diễn ra. Không một cuộc lễ nào được tổ chức ở Hà nội hay các địa phương, ngay cả các tỉnh biên giới phía Bắc từng là nạn nhân trực tiếp cuộc chiến xâm lược cũng không có lễ kỉ niệm. Thậm chí các cuộc thăm mộ và thắp nén nhang tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, đồng đội và dân thường đã bỏ mình cũng không có, các buổi đi thăm thân nhân các nghĩa tử cũng không có !

Chả lẽ trí nhớ của những người cầm đầu đã mất, đã lú? Nhưng tại sao cho tới nay họ vẫn tổ chức long trọng ngày 30.4 mỗi năm, mặc dầu sự kiện này đã diễn ra trước chiến tranh xâm lược của phương Bắc vài năm? Mới chỉ vài ngày trước đây khi tiếp đại diện một số đơn vị từng tham chiến ở miền Nam Chủ tịch nước (CTN) Nguyễn Minh Triết  lại vẫn nói “Các thế hệ hôm nay và mai sau mãi biết ơn và tự hào về những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc”.[2] Nhưng còn bao nhiêu bộ đội và thường dân đã hi sinh trong chiến tranh chống xâm lược phương Bắc đầu 1979 thì lại bị lãng quyên ! Lí do nào khiến nhóm cầm đầu CSVN trong mấy năm gần đây đã không dám cho tổ chức các lễ kỉ niệm cuộc chiến chống xâm lược của BK?

Năm trước thay vì làm lễ kỉ niệm 30 năm chiến tranh chống xâm lược của phương Bắc thì nhóm cầm đầu đã tổ chức rất long trọng Lễ chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc biên giới“ VN-Trung quốc (TQ) vào ngày 23.2 ở Lạng sơn, chính ngay nơi trước đây 30 năm đã là một chiến trường chính ác liệt, quân đội VN đã phải xả thân để bảo vệ lãnh thổ! Trong buổi lễ này Ủy viên Bộ chính trị (UVBCT), Phó TT kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã không ngớt lời ca tụng mối bang giao mà BK đã rỉ tai cho họ „16 chữ vàng“ và „ 4 tốt“:

“Đây là biểu hiện sinh động của mối quan hệ đối tác–hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước và cũng là thông điệp quan trọng khẳng định với thế giới về mối quan hệ hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc.“ [3]

Đáp lại lời hồ hởi đoàn kết anh em của Phạm Gia Khiêm, Quốc vụ viện Trung Hoa Đới Bỉnh Quốc trong buổi lễ này đã dùng ngôn ngữ ngoại giao rất mỉa mai, nói là hai bên “cùng thắng““cùng có lợi“ trong việc kí Hiệp định Biên giới trước đây. [4] Đới Bỉnh Quốc biết thừa rằng, trong việc này chỉ có lợi cho Trung quốc, vì suốt hơn chục năm đàm phán, kí kết tới thực hiện Hiệp định Biên giới thì nhóm cầm đầu CSVN luôn luôn bị đứng trong tư thế rất yếu so với Bắc kinh. Đây chính là hậu quả của việc vội vã cúi đầu cầu hòa với phương Bắc để bảo vệ quyền hành của Đỗ Mười và Lê Đức Anh vào đầu thập niên 90 của thế kỉ trước.

Vài ngày sau đó, ngày 2.3. 2009 Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên BCT và Chủ tịch QH –người đang có quyền lực mạnh và thần phục BK- đã chủ trì lễ kỉ niệm 50 năm thành lập Bộ đội Biên phòng. Đứng cạnh Nguyễn Phú Trọng trong buổi lễ này còn có hai cựu TBT Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu, nguyên CTN Lê Đức Anh (những người trực tiếp đưa VN vào vòng kiềm tỏa của TQ) , UVBCT và Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang và UVBCT, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh [5]. Trong diễn văn khá dài Nguyễn Phú Trọng không nhắc tới một lần nào tới những khó khăn và nguy hiểm mà Bộ đội Biên phòng (BĐBP) VN đang phải ngày đêm đối phó trước những áp lực và hành động quân sự của các lực lượng quân đội TQ đang gây ra trên biên giới phía Bắc, nhất là trên biển Đông. Ngược lại ông Trọng chỉ nói một cách chung chung về vai trò và nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng. Không dám nói trực tiếp tới tình hình căng thẳng trên biển Đông do chính sách bá quyền của BK đã chứng tỏ thái độ cúi đầu nhẫn nhục của Nguyễn Phú Trọng đối với phương Bắc.

Đáng để ý nữa, ngay cả trong diễn văn của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, UV Trung ương đảng, Tổng Tham mưu trưởng và Thứ trưởng Quốc phòng vào dịp này lại đã chỉ  nhắc tới vai trò và thành tích của Bộ đội Biên phòng trong chiến tranh chống Pháp và Mĩ trước đây, nhưng lại không có một đoạn hay câu nào nói tới công lao của các đơn vị này trong chiến tranh Việt-Hoa đầu 1979! Và đặc biệt cũng như Nguyễn Phú Trọng, không nói tới những căng thẳng quân sự trên biển Đông do hải quân và không quân TQ đang gây ra.[6]

Năm trước vì  “Lễ chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc biên giới“ VN-TQ vào ngày 23.2 nên đã phải hủy bỏ lễ kỉ niệm 30 năm chiến tranh xâm lược của phương Bắc. Năm nay nhóm cầm đầu CSVN đang chuẩn bị tổ chức long trọng lễ “Năm hữu nghị  Việt-Trung 2010”, kỉ niệm 60 năm bang giao VN-TQ nên cũng phải hủy bỏ lễ kỉ niệm 31 năm chống chiến tranh xâm lược của TQ.

Tuân phục phương châm “Khép lại quá khứ, hướng về tương lai” do BK yêu cầu cho nên những người cầm đầu CSVN không chỉ không được phép tổ chức lễ kỉ niệm mà còn cấm cả những báo và đài của HN không được phép viết những bài nói xấu “Thiên triều”. Một khi chấp nhận như thế có nghĩa là, những người cầm đầu hiện nay không còn thừa nhận việc chống lại cuộc chiến tranh xâm lược này là chính nghĩa và những sự hi sinh của hàng chục ngàn bộ đội và nhân dân là vì Tổ quốc ! Còn nhìn về tương lai của hai bên ra làm sao ? Cùng hội cùng thuyền hay đồng sàng dị mộng ?

Không chỉ ra lệnh cho nhóm cầm đầu CSVN phải “khép lại quá khứ” theo ý của mình, BK còn chọn lựa thời điểm thích hợp để buộc Hà nội (HN) phải chiều theo các đòi hỏi “hướng về tương lai” của họ. Nắm rõ nội tình trong BCT của ĐCSVN trước Đại hội 11, nên BK đã biết rằng, dù thần phục BK nhiều hay ít, những người có thế lực trong BCT ĐCSVN đều muốn giữ ghế, củng cố quyền lực và vây cánh.  Cho nên họ đều cần điểm tựa BK. Đây là lí do sự có mặt ở BK và Thượng hải vừa qua và hiện nay của hai phái đoàn cao cấp quân sự và chính phủ CSVN.

Ủy viên BCT, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh vừa cầm đầu một phái đoàn quân sự cao cấp nhất từ nhiều năm nay sang BK suốt một tuần, từ 21 tới 28.4. Với sự khôn khéo chiều chuộng, BK còn mời cả vợ của Phùng Quang Thanh tham gia trong phái đoàn. Đối với chính quyền CSVN đây là một việc hiếm có trong phái đoàn cấp bộ trưởng đi thăm nước ngoài. Trong đoàn này ngoài các tướng lãnh cao cấp trong Bộ Quốc phòng (BQP), còn có cả đại diện các Quân khu tiếp giáp với TQ, các Tư lệnh Hải quân, Không quân và BĐBP.[7] Điều này cho thấy, đối với bên ngoài, hai bên làm như sẽ thảo luận trực tiếp và nghiêm túc về những vấn đề đang nổi cộm, như việc hải quân TQ gia tăng xâm phạm hải phận của VN, bắt trái phép các tầu đánh cá và hành hạ các ngư dân VN.[8] Nhưng nếu đưa các vấn đề trên ra thì Phùng Quang Thanh có thực sự dám nói thẳng quan điểm và lập trường của VN không? Hay BK vẫn chỉ vỗ về bên ngoài để chờ thời gian, còn thực sự thì họ vẫn lấn lướt và chèn ép ? Đài BK đã tường thuật thái độ và lập trường đi đàm phán của Phùng Quang Thanh khi ông được Phó Chủ tịch Nước Trung Quốc và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị CS TQ Tập Cận Bình tiếp tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc kinh ngày 22.4:

“Đồng chí [Phùng Quang Thanh- ghi chú của người viết] nói, hai nước Việt-Trung có tình hình gần giống nhau, quan điểm tương đồng, hai nước ủng hộ lẫn nhau và cùng tiến bộ trong công cuộc cải cách mở cửa và đổi mới mở cửa ở mỗi nước. Bất kể tình hình quốc tế và khu vực biến đổi ra sao, Việt Nam đều sẽ tiếp tục kiên trì chính sách hữu nghị với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc không ngừng sâu sắc hợp tác hữu nghị trong các lĩnh vực.” [9]

Tuyên bố như trên của Phùng Quang Thanh có nghĩa là, mặc cho những hành động ngang ngược lấn đất, lấn biển và chiếm đóng các hải đảo của VN, nhưng nhóm cầm đầu CSVN vẫn trước sau như một “sẽ tiếp tục kiên trì chính sách hữu nghị với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc không ngừng sâu sắc hợp tác hữu nghị trong các lĩnh vực”. Thái độ “chủ-tớ”, ai làm chủ ai là tớ trong cuộc đàm phán này đã được Phùng Quang Thanh tự xác định rất rõ ràng qua tuyên bố trên. Lời thề trên của Phùng Quang Thanh cũng giống như con nợ kí vào một chi phiếu trả cho chủ nợ, nhưng đã bỏ trống không ghi rõ số tiền phải trả và để chủ nợ toàn quyền!

Một Bộ trưởng Quốc phòng của một nước “độc lập và có chủ quyền” mà tuyên bố như thế là một cách mời công khai BK tiếp tục chính sách bành trướng và áp chế VN. Vì thế không ngạc nhiên, chỉ ba ngày sau cuộc đàm phán giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Lương Quang Liệt thì BK đưa tin, từ nay họ cho các tầu Hải quân TQ tuần tra thường xuyên Trường sa. Nghĩa là sau khi nuốt trọn Hoàng sa thì nay đang tìm cách kiểm soát nốt Trường sa.[10] Điều này cho thấy, thâm ý của BK là mời phái đoàn cao cấp quân sự HN sang đàm phán chỉ là vuốt ve, vỗ về;  nhưng giữa lúc đó với việc tăng cường các tầu hải quân TQ để kiểm soát thường xuyên quần đảo Trường sa họ cố ý để cho dư luận thế giới biết là,  phái đoàn quân sự cao cấp của VN đang ở BK đã không có sự phản đối nào! Sách lược này cũng đã được BK từng áp dụng trong cuộc gặp nhóm cầm đầu CSVN khi ấy ở Thành Đô TQ năm 1990 khởi đầu cho giai đoạn VN ngày càng lệ thuộc TQ. [11]

Cần biết ở đây là, cuộc đàm phán của hai BTQP TQ và VN chỉ diễn ra ít tháng  sau chuyến thăm bí mật của Thứ trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh ở BK. [12] Ông Vịnh từng phụ trách Tổng cục 2 chuyên về tình báo phản gián và được nhiều giới am hiểu coi là người của BK.

Vì thế trước quyền lợi tối cao của đất nước, BTQP Phùng Quang Thanh phải trả lời sớm trước dư luận: 1. Ông đã biết là nhà cầm quyền TQ đang chủ trương và có những hành động thù nghịch với VN, nhưng tại sao ông đã lại có thái độ tháo khoán để cho BK tiếp tục tự do lấn áp và chèn ép VN? 2. Kết quả thực sự các cuộc đàm phán ở BK của phái đoàn do chính ông cầm đầu cũng như của Nguyễn Chí Vịnh vừa qua ra làm sao?

Điều đáng để ý nữa là, trong chuyến thăm BK lần này Phùng Quang Thanh đã dành cả thời giờ để tiếp thân mật thân nhân gia đình một số tướng TQ đã cố vấn cho CSVN trong cuộc chiến chống Pháp và Mĩ trước đây. [13] Trong khi ấy gia đình các bộ đội VN tử trận trong chiến tranh chống xâm lược TQ thì đã bị Phùng Quang Thanh bỏ quên !

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Khép lại quá khứ với kẻ thù – Khoét sâu hận thù với dân!”

  1. Le Thien y says:

    BK da khong-che hau het nguoi trong Bo c/t dang csvn thi` Bo-truong Q/p PQT cung phai nham mat tuan theo, hong giu dia-vi va` quyen-loi. Ca 1 lu nguoi ( 1 tap-doan ) tay-sai, ban nuoc cho BK , san-sang dem moi cua cai quy gia cua quoc-gia dan-toc trao vao tay nguoi; bat ke liem-si khi-tiet
    Ngan van doi sau, mai mai la` VET NHO*, NOI O-NHUC cua VN , do tap doan csvn gay ra hom
    nay !

  2. Hồng Phạm says:

    Có tô vẻ bôi son trát phấn cách nào thì CSVN đã lòi đuôi chồn cáo ( họ Hồ mà !! ) bán nứơc , rứơc voi về giầy mã Tổ .Lịch sữ VN có xa lạ gì với bon Hán gian này chứ . Chỉ không hiểu ngày xưa bọn bán nước bị nhơ danh thiên cổ trong lịch sữ nước nhà có trơ trẽn bằng đảng CSVN ngày nay không thôi ?

Leave a Reply to Le Thien y