WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận Hoàng Sa trong chiến tranh lạnh toàn cầu

Ảnh minh hoạ (internet)

Ảnh minh hoạ (internet)

1.-  CHIẾN TRANH LẠNH

Chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1946, sau thế chiến thứ hai (1939-1945), là tình trạng tranh chấp căng thẳng, gay cấn và quyết liệt giữa hai khối tư bản và cộng sản (CS).  Nói trắng ra, đây là cuộc tranh chấp giữa hai tập đoàn quyền lợi tư bản và CS.  Hai tập đoàn quyền lợi nầy đối chọi nhau về tất cả các mặt, nhưng hai bên không trực tiếp đánh nhau vì các cường quốc đứng đầu hai khối cùng thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra, thì cả hai bên đều thiệt hại nặng nề.

Chiến tranh lạnh, có một số đặc điểm như sau: 1) Mỗi khối không phải là một tổ chức thống nhứt, không có chỉ huy chặt chẽ.  2) Các quốc gia trong mỗi khối vẫn duy trì quyền lợi riêng tư, nên trong nội bộ mỗi khối, các quốc gia vẫn xảy ra tranh chấp quyền lợi với nhau, nhiều khi không kém phần quyết liệt.  Ví dụ giữa Hoa Kỳ và Pháp trong khối tư bản, giữa Liên Xô và Trung Cộng trong khối CS.  3)  Quyền lợi quốc gia của các nước luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh và theo thời gian nên chính sách đối ngoại cũng thay đổi theo thời gian. (Ví dụ Hoa Kỳ, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng.)  4) Các nước nhỏ yếu bị các nước cường quốc lợi dụng.  Các cường quốc dùng các nước nhỏ để trao đổi quyền lợi giữa các cường quốc. 5) Trong chiến tranh lạnh, có một số tranh chấp địa phương, bùng nổ thành những điểm nóng, mà các cường quốc trong hai khối đứng về hai phía đối đầu nhau.

Từ khi xảy ra chiến tranh lạnh trên thế giới năm 1946, tại Á Châu, hai điểm nóng quan trọng là chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1960-1975).  Trong cả hai cuộc chiến Triều Tiên và Việt Nam, Hoa Kỳ đều ủng hộ hai miền Nam tự do, chống lại hai miền Bắc CS, nhưng Hoa Kỳ áp dụng hai chiến lược khác nhau tại hai cuộc chiến nầy.

2.-  CHIẾN LƯỢC HOA KỲ TẠI NAM VIỆT NAM: PHÒNG THỦ

Tại Triều Tiên, Hoa Kỳ tấn công Bắc Triều Tiên để phòng thủ Nam Triều Tiên, tức Hoa Kỳ lấy công làm thủ.

Tại Việt Nam, Hoa Kỳ không tấn công Bắc Việt Nam mà chỉ phòng thủ ở  Nam Việt Nam, tức Hoa Kỳ lấy thủ làm thủ.

Cả hai nước Triều Tiên và Việt Nam đều có biên giới giáp ranh với Trung Cộng ở phía bắc.  Khi quân Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên năm 1950, quân đội Hoa Kỳ cùng quân đội Liên Hiệp Quốc giúp Nam Triều Tiên, đánh đuổi quân Bắc Triều Tiên đến sông Áp Lục (Yalu River), là biên giới với Trung Cộng.  Quân Trung Cộng tràn qua giúp Bắc Triều Tiên.  Sau ba năm đánh nhau qua lại, hai bên đình chiến năm 1953 ở vĩ tuyến 38, chia hai nước Triều Tiên.

Vì vậy, khi tham chiến ở Việt Nam năm 1965, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ bị ám ảnh bởi chiến tranh Triều Tiên. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, The Vietnam War, 1954-1965, New York: Cambridge University Press, 2006, tr. 306.)  Hoa Kỳ lo ngại nếu đánh ra Bắc Việt Nam, thì Trung Cộng sẽ can thiệp như ở Triều Tiên, nên tại Nam Việt Nam, Hoa Kỳ chủ trương chỉ phòng thủ ở Nam Việt Nam, phía nam đường phi quân sự ở vĩ tuyến 17, không tấn công ra Bắc Việt Nam, tránh  đụng chạm đến Trung Cộng.

3.-  CHÍNH SÁCH KHÔNG CHIẾN THẮNG

Chiến lược phòng thủ của Hoa Kỳ có thể tóm gọn qua câu nói của đô đốc Grant Sharp, tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương 1964-1968: “Chính phủ chúng ta lập lại để làm rõ rằng những mục tiêu của chúng ta trong cuộc tranh chấp ở Việt Nam là giới hạn.  Chúng ta không buộc phải tiêu diệt chế độ Hà Nội, không cưỡng ép dân chúng Bắc Việt Nam phải chấp nhận một hình thức chế độ khác và cũng không tàn phá Bắc Việt Nam.  Chúng ta đơn giản muốn Bắc Việt Nam ngưng điều khiển và ngưng yểm trợ phiến quân Việt cộng ở miền Nam và đưa lực lượng của họ về nhà.  Chiến lược điều khiển chiến tranh của chúng ta phản ảnh những mục tiêu giới hạn nầy.” (Nguyên văn: “Our Government has repeatedly made it clear that our objectives in the Vietnam conflict are limited. We are not ought to destroy the Hanoi regime, or to compel the people of North Vietnam to adopt another form of government, nor are we out to devastate North Vietnam. We simply want North Vietnam to cease its direction and support of the Vietcong insurgency in the South and take its forces home. Our strategy for the conduct of the war reflects these limited objectives.”) (William D. Pawley & Richard R. Tryon, Jr., “Why the Communists are Winning as of 1976 and How They Lost in 1990”, http://www.gratisbooks.com/, chữ khóa: “Getting bogged down in Vietnam”.)

Do chủ trương chiến tranh giới hạn (limited war), bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra  những “quy tắc tham chiến” (rules of engament) tức quy tắc quân đội ứng xử khi tham chiến ở NVN như một thứ cẩm nang, nhằm ngăn ngừa và giới hạn những ngẫu biến ở biên giới Hoa Việt hay vùng phi quân sự vĩ tuyến 17.

Quy tắc tham chiến hạn chế các mục tiêu tấn công, và hạn chế các hoạt động của Không quân, giảm hỏa lực làm giảm sức mạnh quân đội Hoa Kỳ.  Ai vi phạm, sẽ bị trừng phạt nặng.  (ví dụ trường hợp đại tướng John Lavelle năm 1972.)

Những quy tắc nầy bảo đảm rằng chúng ta không thể thắng và cộng sản cũng không thể thất bại.” (Nguyên văn: “These rules insured that we could not win and that the communists could not lose.”) (Steve Farrell, Why We Lost in Vietnam – The Untold Story, University of Toronto, School of Continuimg Studies, The Moral Liberal. )

Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Barry Goldwater tuyên bố tại Taipei (Đài Bắc) khi đến Đài Loan viếng tang tổng thống Tưởng Giới Thạch, gọi đây là “chính sách không chiến thắng” (“no win policy”). (The Bryan Times, Thursday, April 17-4-1975.)

4.-  CHIẾN LƯỢC PHÒNG THỦ KHÔNG HỮU HIỆU VỚI KHỦNG BỐ VÀ DU KÍCH

Trong chiến tranh Nam Việt Nam, cộng sản Việt Nam sử dụng chiến thuật khủng bố và du kích.  Quân du kích CS khủng bố, đánh phá khắp nơi trên toàn quốc, gây thiệt hại mỗi ngày một ít, mỗi nơi một ít, nhưng “tích tiểu thành đa”, lâu ngày làm hao mòn quân đội Nam Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ.

Thật rất khó chống lại du kích chiến, nhất là trong địa hình rừng núi như Việt Nam.  (Ngày nay, người Mỹ tận dụng hết khả năng quân sự vẫn không chống lại được du kích Al-Qaeda, Taliban, Afghanistan.)

Muốn chận đứng du kích CS ở Nam Việt Nam, chỉ có cách duy nhứt là chận đứng ngay từ gốc, tức là hậu phương lớn của du kích CS, là Bắc Việt Nam, tức phải tấn công Bắc Việt Nam, mới chận đứng được du kích CS trên toàn cõi Nam Việt Nam.  Như Hoa Kỳ đã từng đánh ra Bắc Triều Tiên trước đây mới chận đứng hẳn du kích CS ở Nam Triều Tiên.

Vì không đánh ra Bắc Việt Nam để chận đứng du kích từ tận gốc, mà chỉ mở những cuộc hành quân bình định ở Nam Việt Nam và ngồi chờ du kích đến quấy phá mới phản công, nên dù trang bị tối tân, quân đội Nam Việt Nam và Hoa Kỳ không thể tiêu diệt hết khủng bố và du kích của CS ở Nam Việt Nam.

Hoa Kỳ còn lo ngại quân đội Nam Việt Nam bất ngờ tấn công ra Bắc Việt Nam để giải tỏa áp lực của CS ở Nam Việt Nam, nên Hoa Kỳ ngăn chận tất cả những đề nghị từ phía Việt Nam Cộng Hòa tấn công ra Bắc Việt Nam.  Ví dụ trong cuộc mít-tin tại Sài Gòn ngày 19-7-1964, kỷ niệm Ngày Quốc hận [ngày ký kết Hiệp định Genève 20-7-1954], trung tướng Nguyễn Khánh hô hào Bắc tiến.  Đại sứ Maxwell Taylor và các viên chức Mỹ có mặt tại cuộc mít-tin tránh né không bình luận. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: Mallard Press, 1989, tr. 42.)  Ngày 1-12-1965, trung tướng Nguyễn Chánh Thi gởi thư lên chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đề nghị Bắc tiến; đồng thời tướng Thi còn gởi thư cho đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn công khai đề nghị Bắc tiến. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam, một trời tâm sự, California: Nxb. Anh Thư, 1987, tt. 319=344.)  Năm 1972, trong mùa hè đỏ lửa. quân Bắc Việt Nam tràn qua vùng phi quân sự ở vĩ tuyến 17.  Quân đoàn I đề nghị đưa quân vượt qua vĩ tuyến 17 đánh ngược ra Bắc.  Được tin nầy, phía cố vấn Hoa Kỳ liền giới hạn cấp số xăng, cấp số đạn và ngưng tiếp tế lương khô cho Lữ đoàn 1 Kỵ binh Việt Nam Cộng Hòa nhằm chận đứng cuộc Bắc tiến. (Hà Mai Việt, Thép và Máu, Thiết giáp trong chiến tranh, Texas, 2005, tr. 103.)

Với chiến lược phòng thủ tại NVN, quân đội Hoa Kỳ không thất bại, nhưng quân đội Hoa Kỳ cũng không chiến thắng, dậm chân tại chỗ.  Trước tình hình nầy, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ quyết định thay đổi sách lược.

5.-  HOA KỲ THAY ĐỔI VÌ LÝ DO QUỐC NỘI

Chiến tranh kéo dài, dân chúng Hoa Kỳ mệt mỏi, chán nản, nổi lên phản đối.  Phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ lên mạnh chỉ sau vài năm Hoa Kỳ tham chiến.  Trong niên khóa 1969-1970, xảy ra 1,800 cuộc biểu tình, 7,500 người bị bắt giữ, 247 vụ đốt phá, 462 người bị thương mà 2/3 là cảnh sát và 8 người chết. Từ tháng 1-1969 đến tháng 2-1970 có 40,000 vụ ném bom, hay âm mưu ném bom, hay đe dọa ném bom liên hệ đến chiến tranh, gây thiệt hại 21 triệu Mỹ kim, hàng trăm người bị thương và 43 người chết. (Richard Nixon, No more Vietnams, London: W. H. Allen, 1986, tr. 126.)

Phong trào phản chiến Hoa Kỳ lên cao vì trong thời điểm nầy, ngoài quân đội chuyên nghiệp, Hoa Kỳ còn có binh sĩ động viên.  Thân nhân binh sĩ động viên phản đối mạnh mẽ chiến tranh vì sợ con em phải bỏ mạng trên chiến trường Việt Nam.  (Luật động viên ở Hoa Kỳ được bãi bỏ ngày 27-1-1973.  Ngày nay, quân đội Hoa Kỳ chỉ gồm toàn quân nhân chuyên nghiệp.)

Tin tức phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam, được các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đưa lên truyền hình, chiếu liên tục suốt ngày làm nản lòng dân chúng Hoa Kỳ.  Có thể nói phong trào phản chiến Hoa Kỳ là đồng minh hữu hiệu và là nội tuyến đắc lực của Công sản Việt Nam.  Các chính trị gía và các đảng phái muốn đắc cử, phải điều chính sách lược để thu phục lòng dân Hoa Kỳ, mới được phiếu bầu.

6.-  HOA KỲ THAY ĐỔI VÌ LÝ DO QUỐC TẾ

Vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, các chính trị gia Hoa Kỳ dựa trên quan niệm địa lý chính trị học (geopolitics), như sau: “Bắc Việt không thể tàn phá Hoa Kỳ trong vòng nửa giờ, hoặc tiêu hủy các thành phố, giết một nửa dân số, nhưng với hỏa tiễn nguyên tử, Liên Xô có thể làm được việc đó.  Trung Quốc tuy chưa ngang tầm của Liên Xô vì ít võ khí nguyên tử, nhưng lại đe dọa phần còn lại của Á châu vì ý hệ chính trị cứng rắn và vì dân số đông đảo của họ.” (Roger Warner, Shooting at the Moon [Bắn trăng], Steerforth Press, South Royalton, Vermont, 1996, tr. 333-334.)

Từ  đó, giới chính trị  Hoa Kỳ đưa ra nhận định mới.  “Hy sinh Nam Việt Nam mới thật là đáng giá.  Còn hơn là hao phí thêm nhiều sinh mạng người Mỹ và hàng tỷ mỹ kim để chống đỡ Nam Việt Nam mà ít hy vọng thắng lợi, tại sao không thỏa thuận thua cuộc để đổi lấy sự mở cửa Trung Quốc nhắm làm yếu đi kẻ thù thực sự là Liên Xô.” (Roger Warner, sđd. tr. 336.)  Lúc đó, cuộc tranh chấp Liên Xô – Trung Cộng càng ngày càng gay gắt.  Hoa Kỳ muốn khai thác mối chia rẽ nầy, lôi kéo Trung Cộng về phía Hoa Kỳ.

Bill Sullivan, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, trả lời một cuộc phỏng vấn rằng:  “Như thế, tôi đi đến kết luận, và điều nầy nghe ra có vẽ tráo trở, rằng không thắng cuộc chiến nầy thì chúng ta sẽ khá hơn.  Đặc biệt nữa là người Trung Quốc đã khai thông với chúng ta, và làm cho người Trung Quốc tách rời khỏi Liên Xô và nghiêng về phía chúng ta, đối với chúng ta còn quan trọng hơn nhiều việc chiến thắng ở Việt Nam.” (Roger Warner, sđd. tr. 336.)

Vì vậy, lúc đó người Hoa Kỳ nghĩ rằng: “Thua trận ở Việt Nam lành mạnh cho Hoa Kỳ hơn là thắng trận.  Rằng thua trận nằm trong quyền lợi quốc gia.  Rằng đó là lợi thế… Đó là quan niệm cấp tiến triệt để vào thời đó, rằng thua trận và phó mặc các đồng minh Đông nam Á của chúng ta cho số phận của họ, như thế mới đúng là cách làm của chúng ta.” (Roger Warner, sđd. tr. 333.)

Như trên đã viết, dù là tư bản hay cộng sản, quyền lợi của mỗi nước luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh.  Trước đây, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đến Nam Việt Nam để ngăn chận sự bành trướng của cộng sản nhất là Trung Cộng.  Nay cũng vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ tìm cách rút lui khỏi Việt Nam.  Năm 1969, tổng thống Richard Nixon đưa ra kế hoạch “Việt Nam hóa” chiến tranh (Vietnamization), là một mỹ từ để chỉ việc chuyển gánh nặng quân sự cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa, rồi Hoa Kỳ rút quân đội Hoa Kỳ về nước.

Đồng thời, Hoa Kỳ nhận thấy hố chia rẽ giữa Trung Cộng và Liên Xô càng ngày càng sâu rộng.  Hoa Kỳ tìm cách thân thiện với Trung Cộng, vừa nhờ Trung Cộng áp lực với Bắc Việt Nam để Hoa Kỳ rút quân, đem tù binh Hoa Kỳ về nước, vừa lôi kéo Trung Cộng về phía Hoa Kỳ, tách xa Liên Xô.

7.-  TRUNG CỘNG: THAM VỌNG XUỐNG ĐÔNG NAM Á

Các lãnh tụ Trung Cộng không khác gì các vua chúa Trung Hoa ngày xưa, luôn luôn nuôi mộng xâm lăng Việt Nam để tràn xuống Đông Nam Á.  Lịch sử cho thấy quân đội Trung Hoa thời quân chủ không thể chiến thắng được quân đội Đại Việt.  Vì vậy, lần nầy, Trung Cộng thay đổi sách lược, nhìn ra Biển Đông nhắm đến Hoàng Sa, là quần đảo của Việt Nam trong Biển Đông, nằm trên thủy lộ chiến lược từ eo biển Malacca ra Thái Bình Dương.

Nguyên từ 24-2 đến 29-4-1958 tại Genève, Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội nghị về luật biển. Do những tranh cãi tại Genève về chiều rộng của hải phận quốc gia và hải phận quốc tế, Mao Trạch Đông tuyên bố ngày 28-6-1958: “Hiện nay, Thái Bình Dương không yên ổn.  Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and Jon Halliday, The Unknown Story MAO, New York: Alfred A. Knopf, Publisher, 2005, tr. 426.) Phát biểu nầy là khởi đầu cho chủ trương mới của Trung Cộng về Biển Đông và Thái Bình Dương.

Năm tháng sau, ngày 4-9-1958, Quốc hội Trung Cộng đưa ra bản tuyên cáo về hải phận, gồm 4 điều.  Trong 4 điều nầy, Trung Cộng đưa ra hai điểm quan trọng: 1) Xác định hải phận Trung Cộng rộng 12 hải lý. 2) Xác định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc lãnh thổ Việt Nam, là của Trung Cộng (điều 1 và điều 4).

Đáp lại tuyên cáo ngang ngược nầy, Phạm Văn Đồng thủ tướng Bắc Việt Nam, thừa lệnh Hồ Chí Minh và bộ Chính trị đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam, gởi cho Trung Cộng công hàm ngày 14-9-1958, tán thành bản tuyên cáo ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Cộng, tức Bắc Việt Nam tán thành chuyện hải phận 12 hải lý của Trung Cộng, đồng thời tán thành luôn  rằng các quần đảo Hoàng Sa,và Trường Sa, thuộc lãnh thổ Trung Cộng.  Đây là tội phản quốc lớn lao nhất trong lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim.

Năm 1963, trong cuộc họp với đại diện đảng Lao Động Việt Nam (tức đảng Cộng Sản Việt Nam), Mao Trạch Đông nói: “Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á.”  Tháng 8-1965, trong cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Singapore…” (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua, Hà Nội: NXB Sự Thật, 10-1979, Chương “Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc”.)  Trong khi đó, Hoa Kỳ xích lại với Trung Cộng từ năm 1971.

8.-  HOA KỲ – TRUNG CỘNG XÍCH LẠI GẦN NHAU

Tháng 3-1969, chiến tranh giữa Liên Xô và Trung Cộng bùng nổ ở trên sông Ussuri.  Trung Cộng muốn tìm một đồng minh mới để làm đối trọng với Liên Xô.  Trong khi đó, Hoa Kỳ đang tìm cách rút lui dần dần khỏi Việt Nam, cũng muốn thân thiện với Trung Cộng để nhờ Trung Cộng áp lực với Cộng sản Việt Nam và tách Trung Cộng ra khỏi Liên Xô.  Hai kẻ cựu thù Hoa Kỳ và Trung Cộng nay đều có nhu cầu xích lại gần nhau.

Sau một thời gian thăm dò, liên lạc, thương thuyết mật giữa các phái đoàn Hoa Kỳ và Trung Cộng, ngày 9-7-1971, Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh.  Năm sau, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đi thăm Trung Cộng ngày 21-2-1972.  Nixon thông báo cho các lãnh tụ Trung Cộng biết là Hoa Kỳ sẽ đơn phương rút quân khỏi Nam Việt Nam, không đòi hỏi Bắc Việt Nam rút quân khỏi Nam Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ không báo cho Việt Nam Cộng Hòa biết.

Khi Richard Nixon về nước, Chu Ân Lai qua Hà Nội tường thuật cho giới lãnh đạo Bắc Việt Nam.  Bắc Việt Nam liền mở cuộc tấn công Nam Việt Nam mạnh mẽ từ tháng 4-1972. (Mùa hè đỏ lửa).  Lúc đó, “Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để trao đổi một “bức điện miệng” nhắn Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa”.” (Henry A. Kissinger, Ending the Vietnam War, New York:  Nxb. Simon & Schuster, 2003, tr. 246. Huy Đức trích lại, Bên thắng cuộc, I: Giải phóng, New York: Osin Book, 2012 , tr. 109.)  Đổi lại, Trung Cộng giúp Hoa Kỳ bằng cách áp lực Bắc Việt Nam trở lại thảo luận nghiêm chỉnh tại Hội nghị Paris, nhằm giải quyết chiến tranh Việt Nam.

Như thế, ngay từ năm 1972, Hoa Kỳ ngầm hứa hẹn đồng ý để cho Trung Cộng tự do hành động ở Hoàng Sa. Trung Cộng chờ đợi cơ hội ra tay.  Cuối cùng, Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19-1-1974.

Cần chú ý về thời điểm nầy: 1) Sau hiệp định Paris (27-1-1973), Hoa Kỳ rút quân hoàn toàn ra khỏi Nam Việt Nam, và không trở lui nữa. 2)  Liên Xô tăng cường viện trợ gấp 4 lần cho Bắc Việt Nam để tấn công Nam Việt Nam. 3) Nam Việt Nam bận rộn chống đỡ cuộc tấn công của Bắc Việt Nam. 4) Trung Cộng dự đoán Bắc Việt Nam sẽ thắng thế, nên quyết định chiếm Hoàng Sa trước khi Nam Việt Nam sụp đổ. 5) Đầu năm 1974, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tìểu Bình quyết định kế hoạch tấn công Hoàng Sa.  Ngày 17-1-1974, Mao Trạch Đông phê chuẩn báo cáo của Diệp Kiếm Anh xin đánh Hoàng Sa. (Tân Hoa Xã ngày 6-8-2013 và BBC ngày 20-12-2013.)

9.-  PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ SAU TRẬN HOÀNG SA

Lúc đó Cơ quan Trung Ương Tình báo (CIA) Hoa Kỳ theo sát tình hình Biển Đông và Hoàng Sa.  Hằng ngày, CIA ra bản tin Central Intelligence Bulletin (CIB) và trình nạp thẳng đến Văn phòng tổng thống Hoa Kỳ.  Bản tin ngày 19-6-1971 viết: “Những đoàn công voa hải quân từ Yu-lin (Du Lâm) trên đảo Hải Nam hiện tới Hoàng Sa thường xuyên, nhất là Woody Island (đảo Phú Lâm), một trong những đảo lớn nhất trong nhóm. Bảo vệ đoàn tàu chủ yếu là tàu khu trục, là tàu chiến lớn nhất trong hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.”  (BBC, ngày 30-12-2013.) Như thế Chính phủ Hoa Kỳ nắm bắt rất rõ những hoạt động của Hải quân Trung Cộng ở Biển Đông. Năm 1972, khi xảy ra chiến cuộc “Mùa hè đỏ lửa”, Hoa Kỳ đã giao cho Trung Cộng một “thông điệp miệng” về vấn đề Hoàng Sa (đã trình bày ở trên).

Trong trận Hoàng Sa, quân đội Hoa Kỳ hoàn toàn làm ngơ và tránh xa Hoàng Sa, đến nỗi phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại “gọi điện thoại về Bộ tư lệnh Hải Quân xin can thiệp với cố vấn Mỹ yêu cầu Đệ thất Hạm đội Mỹ vớt các thủy thủ Việt Nam, nhưng dường như họ có được chỉ thị nên không một chiến hạm nào đến gần nơi cuộc xảy ra hải chiến.” (Hồ Văn Kỳ Thoại, Can trường trong chiến bại, tr. 171.)

Sau trận Hoàng Sa, gặp Han Hsu (Han Xu), quyền trưởng phái đoàn liên lạc TC tại Washington DC ngày 23-1-1974, ngoại trưởng HK Kissinger nói: “Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo nầy.”  (BBC Vietnamese, cập nhật 12:24 GMT – thứ Hai, 3 tháng 10, 2011.)

Gần một tuần sau trận Hoàng Sa (19-1-1974), trong cuộc họp tại Bộ Ngoại giao HK ngày 25-1-1974, do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ tọa, đô đốc Thomas H. Moorer, tham mưu trưởng Liên quân HK, báo cáo với Kissinger: “Chúng ta đã tránh xa vấn đề… Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực [Hoàng Sa].” (BBC Vietnamese, cập nhật 12:24 GMT – thứ hai, 3 tháng 10, 2011.)

KẾT LUẬN

Chiến tranh lạnh toàn cầu đưa đến trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974.  Ngược lại trận Hoàng Sa đánh dấu sự thay đổi mối quan hệ quốc tế trong chiến tranh lạnh toàn cầu.

Trận Hoàng Sa một lần nữa cho thấy khi Việt Nam có nội chiến, đất nước chia rẽ, nội lực dân tộc sút giảm, kẻ thù bên ngoài thừa cơ hội xâm lăng nước ta.

Trận Hoàng Sa tiêu biểu cho lập trường bảo vệ đôc lập, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Việt Nam Cộng Hòa.  Trong khi đó, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản, làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, phạm tội phản quốc, nhượng đất đai của tổ tiên cho ngoại bang, để mưu cầu viện trợ nhằm tấn công Việt Nam Cộng Hòa, thực hiện tham vọng thống trị toàn cõi Việt Nam.

Hoa Kỳ đến giúp Việt Nam Cộng Hòa vì quyền lợi của Hoa Kỳ, và cũng vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẵn sàng rút quân về nước, bỏ rơi đồng minh.  Từ năm 1972, Hoa Kỳ đã ngầm thỏa thuận về Hoàng Sa với Trung Cộng. Cũng vì quyền lợi của Trung Cộng, Trung Cộng sẵn sàng tách ra khỏi Liên Xô và xích lại gần với Hoa Kỳ, làm thay đổi cục diện chiến tranh lạnh toàn cầu.

Đây là một kinh nghiệm quý báu về vấn đề đồng minh trong tương quan quyền lợi giữa các nước.  Chỉ có đồng minh khi có quyền lợi.  Hết quyền lợi, hết đồng minh.

Chiếm được Hoàng Sa, chẳng những Trung Cộng kiểm soát sự lưu thông trên Vịnh Bắc Việt, mà còn kiểm soát thủy lộ từ Malacca qua Biển Đông, nhập vào Thái Bình Dương.  Trong tương lai Hoàng Sa càng trở nên quan trọng khi Trung Cộng bắt đầu thành lập khu vực “nhận diện phòng thủ không phận” (Air Defense Identification Zone = ADIZ) trên quần đảo nầy.

Khi Hoa Kỳ thay đổi sách lược toàn cầu, rút quân và cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, Nixon và Kissinger dự liệu là Việt Nam Cộng Hòa có thể bị sụp đổ trong vòng 18 tháng sau hiệp định Paris. (Kenneth Hughes, The Paris “Peace” Accords Were a Deadly Deception (Jan 31, 2013).

Tuy nhiên, quân đội Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục chiến đấu anh dũng, chống trả cộng sản mãnh liệt, khiến Kissinger đã than một câu để đời: “Tại sao họ không chết lẹ đi cho rồi?  Điều tệ nhất có thể xảy ra là họ cứ sống dai dẳng hoài.” (Ron Nessen, It Sure Looks Different from the Inside, Chicago: Playboy Press, 1978, tr. 129.  Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter trích dẫn, Hồ sơ mật dinh Độc Lập, Los Angeles: C K Promotions, INC, 1987, tr. 512.)

Nghe câu nầy thì thật buồn cho thế thái nhân tình, nhưng đồng thời phải khâm phục sức chiến đấu của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.  Quân đội chúng ta không thua trận, nhưng phải ngưng chiến đấu vì sự thay đổi của hoàn cảnh chính trị thế giới.

Hoàn cảnh chính trị thế giới và bạo lực CS đã đẩy chúng ta ra khỏi Việt Nam, nhưng không một thế lực nào có thể đẩy Việt Nam ra khỏi trái tim chúng ta.  Người Việt luôn luôn nuôi mộng trở về quang phục quê hương, giải thể chế độ cộng sản bạo tàn, đòi lại Hoàng Sa cho tổ quốc thiêng liêng.

Ngày nay tình hình Đông Á đang thay đổi một lần nữa, là cơ hội cho chúng ta vận động giải thể nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.  Người Việt Hải ngoại chúng ta cần phải hết sức ủng hộ một cách thực tế những nhà tranh đấu dân chủ trong nước, những phong trào đòi hỏi dân chủ trong nước.  Trào lưu dân chủ sẽ xóa bỏ độc tài.

Chỉ khi nào chế độ cộng sản Việt Nam bị giải thể thì người Việt mới bắt đầu tính sổ đòi đất, đòi biển với Trung Cộng; bởi vì giải thể chế độ cộng sản Việt Nam mới chấm dứt những cam kết ngầm giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và đảng Cộng Sản Trung Quốc, từ thời Hồ Chí Minh năm 1950 cho đến Hội nghị Thành Đô năm 1990.  Chấm dứt những cam kết ngầm mới có thể nói chuyện đòi đất đòi biển trở về với tổ quốc chúng ta.

© Trần  Gia Phụng

(California, 05-01-2014)

 

88 Phản hồi cho “Trận Hoàng Sa trong chiến tranh lạnh toàn cầu”

  1. Trần Hưng Đạo says:

    Các ông cãi nhau nhiều quá về về biển đảo. Các ông phải biết rằng trên thực tế từ xưa đến nay, các hải đảo hay quần đảo ở ngoài khơi thằng nào chiếm được và giữ được thì là của thằng đó, chẳng có luật lệ đéo gì cả. Guam và Haoai nằm gần Nhật rất xa Mỹ, có nhiều người Nhật sống trên đó từ lâu, nhưng Mỹ chiếm được và giữ được nên vẫn thuộc về Mỹ. Trong đại chiến thế giới lần thứ 2 Nhật “cậy gần” định chiếm lại nhưng thất bại, chỉ gây ra được trận Trân châu cảng và sau đó bị Mỹ cho 2 quả bom nguyên tử. Hay như quần đảo Manniwart cách Achentina chỉ 500 km, cách Anh tận 9000 km nhưng Anh chiếm trước nên là của Anh, năm 1982 Achentina định chiếm lại nhưng bị thua, nếu thắng thì bây giờ thuộc Achentina, nhưng không, vẫn thuộc Anh.
    Còn cái Hoàng sa, người Pháp đã có công dựng trạm khí tượng, đưa lên bản đồ coi như của VN, vậy mà anh em trong nhà đánh nhau nên để cho tầu nó lấy mất, vậy là bây giờ là của nó, còn xơi mới lấy lại được, tiếc chưa, tiếc quá, xót chưa, xót quá. Mà anh em trong nhà đánh nhau, thằng nào cũng bám lấy người ngoài để định thắng thằng kia thì thử hỏi bây giờ mấy ông VNCH còn kêu ca cái gì cơ chứ ? Các ông rước Mỹ vào nên bị thua cộng sản, cộng sản nó còn độc lập hơn các ông nhiều, nó kiên quyết không cho quân tầu vào giữ miền bắc hộ. Vì thế các ông đừng vội chửi thằng nào bán nước, thằng nào yêu nước, thằng nào mới là quốc gia, thằng nào là ma cộng sản. Hai lần thua trận, thua cộng sản, thua thằng tầu mà vẫn chưa sáng mắt ra.

    • UncleFox says:

      “…bây giờ mấy ông VNCH còn kêu ca cái gì cơ chứ ? Các ông rước Mỹ vào nên bị thua cộng sản, cộng sản nó còn độc lập hơn các ông nhiều, nó kiên quyết không cho quân tầu vào giữ miền bắc hộ. Vì thế các ông đừng vội chửi thằng nào bán nước, thằng nào yêu nước, thằng nào mới là quốc gia, thằng nào là ma cộng sản. Hai lần thua trận, thua cộng sản, thua thằng tầu mà vẫn chưa sáng mắt ra…”

      Thế vậy 32 vạn quân Tầu Mao trên đất Bắc thời Hồ là âm binh đấy à ? Đến bây giờ các anh vẫn còn ăn nói ngang ngược, láo lếu, ngu ngốc, ngông nghênh … như bọn khỉ từ rừng ra sau 1975 mà không cảm thấy ngượng với cháu con ư ?
      Lại còn dám hỗn hào lấy tên hiệu của Đức Trần Hưng Đạo, không sợ Ngài vả cho vỡ mõm à sao đồ khốn ?

      • Huỳnh says:

        Tàu Cộng nó xúi Bắc Việt cứ đem hết lính vô Nam đánh Mỹ đến người cuối cùng, cứ để miền Bắc cho nó “giữ hộ”. Ông Hồ Chí Minh cảm ơn và từ chối khéo, ông nói Việt Nam đủ người đánh Mỹ ở miền Nam và giữ miền Bắc, chỉ cần các đồng chí viện trợ vũ khí, quân trang, quân dụng và lương thực, thực phẩm. Nhưng thằng Tàu Cộng nó dọa là không cho lính nó qua “giữ hộ” miền Bắc thì nó cắt viện trợ. Nhưng ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN vẫn không chịu. Vậy là Tàu Cộng ép đảng CSVN phải cho nó đưa qua 2 sư đoàn công binh để “giúp” mở đường, khắc phục các đoạn đường bị máy bay Mỹ đánh phá hư hỏng. Sau đó nó ép thêm phải cho nó đưa qua 1 sư đoàn pháo phòng không để bắn máy bay Mỹ, nhằm bảo vệ 2 sư đoàn công binh, từ đó rút kinh nghiệm cách bắn máy bay Mỹ để đề phòng máy bay Mỹ đánh phá phía Nam Tàu Cộng. Để có viện trợ, đảng CSVN phải nhượng bộ, nhưng chỉ cho phép lính Tàu Cộng có mặt ở phía bắc đường số 5, tức là phía sông Hồng trở lên biên giới Việt Trung, chứ không cho xuống phía Nam sông Hồng. Như vậy, lính Tàu Cộng có mặt tại Bắc Việt chỉ 3 sư đoàn, tức là từ 30 ngàn đến 35 ngàn, chứ lấy đâu ra đến 32 vạn. 32 VẠN QUÂN LÀ SỐ LƯỢT NGƯỜI LÍNH TÀU CỘNG THAY NHAU CÓ MẶT TẠI BẮC VIỆT NAM, VÌ CỨ 6 THÁNG THAY LÍNH MỘT LẦN. Thời gian lính Tàu Cộng có mặt ở Bắc sông Hồng cũng chỉ 2 năm, từ cuối 1965 đến cuối 1968.

        Trích “NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI RA” của Tiến sĩ Vũ Cao Phan, đăng trên web “VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC”: http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=359
        “Những quân nhân nước ngoài có mặt ở phía Bắc Việt Nam lúc ấy bao gồm một số lượng hạn chế các cố vấn và chuyên gia quân sự Liên Xô trong các binh chủng kỹ thuật (tên lửa phòng không, không quân …), một vài biên đội không quân của CHDCND Triều Tiên mà lãnh đạo Triều Tiên mong muốn được đưa sang để thực tập chiến đấu. Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần bày tỏ “thiện chí” sẵn sàng gửi quân tình nguyện đến Việt Nam trong các tuyên bố công khai cũng như trong những lần gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Việt Nam. Kết quả là đã dẫn tới các ký kết giữa hai nước về việc đưa bộ đội công binh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào giúp việc khắc phục giao thông bị phá hoại bởi cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở Miền Bắc. Trung Quốc cũng đề nghị đưa vào cả bộ đội pháo cao xạ để bảo vệ lực lượng công binh tác nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến lực lượng này. Người yêu cầu các nhà lãnh đạo Quân đội Việt Nam không đưa bộ đội Trung Quốc đến những vùng quá khó khăn ác liệt vì bạn chưa quen. Thời kỳ đó, không quân Mỹ chia chiến trường Bắc Việt Nam thành ba vùng tác chiến: Vùng đánh phá tự do suốt ngày đêm từ Thanh Hóa trở vào vĩ tuyến 17, là vùng ác liệt nhất. Vùng thứ hai, vùng đánh phá có trọng điểm bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các vị trí chiến lược phía nam đường số 5. Vùng thứ ba, đánh phá có chọn lọc, là các tuyến giao thông phía bắc đường số 5. Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội Trung Quốc đã được bố trí tác nghiệp trong vùng từ phía bắc đường số 5 đến biên giới Việt – Trung”.
        “Tổng cộng đã có hơn 310.000 lượt bộ đội Trung Quốc có mặt trên chiến trường miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 (nói chung, 6 tháng thay quân một lần)”.

    • NGUYENHUUDU says:

      Xin lỗi, Tàu cộng đưa trên 300,000 vào Việt Nam, bảo vệ phía bắc. Cộng sản Bắc VN mới kéo hết quân vào tấn công miền Nam.
      NHD

      • Trần Hưng Đạo says:

        Này mấy chú VNCH nghe hơi nồi chõ, mấy chú có định tôn trọng sự thật hay không ? Thời Mỹ ném bom miền bắc, bắc Việt kiên quyết từ chối tầu đưa quân vào giữ hộ, chỉ cho một vài khẩu pháo cao xạ vào thôi. Đến năm 1971 bắc Việt đề nghị tầu rút về, họ đành phải rút, trước khi về bọn tầu bẩn phá hết doanh trại, nhổ hết rau hay dội nước xôi vào mấy luống rau chúng tăng gia được, có lẽ vì bực tức.
        Các chú đừng có dở cái trò “tháo dạ đổ vạ cho cứt”, hèn nhát và không có chính nghĩa nên thua cộng sản, bây giờ lại định bảo vì có 320 vạn quân tầu nên các chú mới thua. Thôi, ở Mỹ già sắp chết rồi thì cứ nên ăn ngon ngủ yên, vui thú điền viên, đi du lịch dây đó, cố về VN được một cái dối già,. Đó là cách chiến thắng duy nhất của các chú.

      • lethiep says:

        Dư lợn viên đọc nhá :
        Tin Reuteurs, Tuesday, May 16, 1989

        HONG KONG (Reuteurs)

        16 tháng 5, 1989 – Lần đầu tiên Trung Quốc thú nhận đã gửi hơn 300.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam.

        Hãng Thông tấn bán chính thức của Trung Quốc (China News Service) trong một bài báo cho biết Trung Quốc đã gởi 320.000 lính sang Việt Nam trong những năm 1960. Trung Quốc cũng đã chi trên 20 tỷ USD để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. Bài báo trích “Lịch Sử Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Nhà Xuất bản Văn khố Nhà nước phát hành, cho biết có hơn 4.000 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng trong chiến tranh.

      • lethiep says:

        Dư lợn viên đọc nhá

        Bắc Hàn thú nhận tham chiến tại Việt Nam

        Caroline Gluck (BBC)

        7 tháng 7, 2001 – Bắc Hàn lần đầu tiên đã chính thức thú nhận đã gửi các phi công máy bay chiến đấu tham chiến chống lại lực lượng của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

        Báo giới Nhà Nước Bắc Hàn đưa tin, trích lời lãnh tụ của Bắc Hàn Kim Il Sung, nói với phi công tham chiến tại Việt Nam phải coi bầu trời Việt Nam như của chính họ.

        Những bản tin này không nói có bao nhiêu phi công Bắc Hàn tham chiến tại Việt Nam. Bình Nhưỡng cũng đã gửi vũ khí, đạn dược và 2.000.000 bộ quân phục sang Việt Nam.

        Quyết định tích cực hỗ trợ Cộng sản Bắc Việt đã được thực hiện trong năm 1965, và được Đảng Lao động Bắc Hàn chấp thuận trong một phiên họp vào năm sau, bản tin cho hay.

      • Trần Hưng Đạo says:

        Chú Lê Thiệp láo quá hè, chú gọi người gửi còm măng lên đây như chú là dư lợn viên, vậy chú là gì ? dư cẩu viên chắc ?
        Chú cứ hỏi dân bắc xem hồi chiến tranh có ai nhìn thấy thằng lính tầu nào không ? Cứ nghe hơi nồi chõ rồi tưởng thật, khổ thân chú quá hè, thôi đi ngủ đi.

      • Austin Pham says:

        Có người thấy lính Trung cộng chớ. Cứ hỏi bác Tony Do về kỷ niệm cái bánh bao của lính phòng không Trung cộng cho bác ấy lúc bác ẳm em thơm như múi mít tránh bom ấy mà. Không nhớ sao hay là giả đui vzậy…sáu?
        Bịp riết thành…bợm. Có nhân chứng rồi đó nghen, tắt đài phát thanh hà lội đi bợm.

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Sau một thời gian thăm dò, liên lạc, thương thuyết mật giữa các phái đoàn Hoa Kỳ và Trung Cộng, ngày 9-7-1971, Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh.”

    Đoạn trên nói “sau một thời gian thăm dò, liên lạc” thì sự thăm dò đó có thể bắt đầu từ năm 1964 ,khi tổng bí thư của đảng Cộng Sản Áo đến Bắc Kinh để học tập tư tưởng Mao Trạch Đông thì Mao hỏi ông này là nếu Trung Quốc muốn bang giao với Mỹ thì liệu Mỹ có muốn bang giao với Trung Quốc hay không. Mao không ngờ ông tổng bí thư này thật ra là cộng sản giả hiệu. Ông ta là người của cơ quan tình báo Áo được cử ra để lập đảng Cộng Sản nhằm mục đích thu hút những người Áo ưa thích chủ nghĩa Cộng Sản vào cái đảng cuội này. Khi trở về châu Âu, ông ta chuyển tin tức này cho CIA. Vậy là lúc Trung Quốc còn đang viện trợ cho miền Bắc một cách “chí tình” và là nước duy nhất viện trợ súng đạn cho miền Bắc lúc đó thì Mao đã nghĩ đến việc bắt tay với Mỹ. Tình anh em quốc tế vô sản là thế! Vô sản thế giới đoàn kết lại là thế! Chiến đấu vì giai cấp hay vì quốc gia mà ngày nay ông Phùng Quang Thanh còn kêu gọi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đoàn kết với quân đội Trung Quốc để bảo vệ thành quả XHCN?

  3. Đinh Lê says:

    Mời xem video này có lien quan tới bài viết của Bill Hayton

    HOANG SA INCIDENT
    (Huy Phương phỏng vấn cựu thiếu tá Phạm Văn Hồng) SBTN
    http://www.youtube.com/watch?v=jgQyahZICxc

  4. Không dám phản công chiếm lại đảo says:

    Cựu binh: Hoàng Sa đáng ra không mất!

    Trong chuyện mất Hoàng Sa, bạn đọc có lẽ đã được đọc rất nhiều bài từ nhiều khía cạnh, và nhiều nhận xét khác nhau. Tất nhiên ai cũng kính trọng cái chết lâm trận của thiếu tá Ngụy Văn Thà và các quân nhân bị thiệt mạng trong cuộc giao tranh ngắn ngủi. Còn lại thì là những câu chuyện quá ê chề của những người có trách nhiệm trong quân đội VNCH. Quí vị trách nhiệm hãy khấu đầu mà tạ tội với các nạn nhân bị quí vị bỏ rơi thay vì mượn danh nghĩa của họ để khoe khoang, bởi vì suốt hai mươi năm chiến tranh, chỉ có mấy ngày ở Hoàng Sa là cơ hội độc nhất mà VNCH có dịp đánh ngoại xâm, chỉ cho thấy chỉ huy không có tâm lẫn tài.

    Cựu chiến binh QLVNCH: ‘Hoàng Sa đáng ra không mất’

    Một cựu binh Hoàng Sa nói ông vẫn chưa quên những ký ức trận chiến năm 1974 và vẫn ấp ủ ý muốn được quay lại chiến trường cũ.
    Ông Đỗ Văn Thọ, cựu hạ sỹ quan điện tử trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư thuộc hải quân VNCH, nói ông và các đồng đội “rất buồn” ngày HQ-4 phải rút lui, để lại Hoàng Sa phía sau.
    “Khổ lắm, làm một người quân nhân thì đành phải làm theo lệnh,” ông nói.
    “Tôi vẫn còn căm hận lắm đấy. Tôi giờ sức khoẻ còn dồi dào lắm, nếu phải ra đi để tái chiếm lại [Hoàng Sa] thì tôi cũng sẵn sàng ra đi thôi.”
    ‘Không chịu tăng viện’
    Ông Thọ cho biết trong cuộc giao tranh ngày 19/1/1974, HQ-4 bị hư hỏng nặng, nhiều thuỷ thủ bị thương, và tàu của ông mất đi thiếu uý Sá và hạ sỹ Doanh.
    Ông nói ông và các đồng đội đã rất “bất bình” vì không được tăng viện, đồng thời cho rằng nếu nhận được tiếp viện, Hoàng Sa có thể đã không mất.
    “Hải quân VNCH thì bao nhiêu chiến hạm, rồi cả không quân nữa. Lúc đó cứ nói sẽ yểm trợ cho chúng tôi mà không thấy gì cả.”
    Ông Thọ cũng cho biết đây là tâm lý của “tất cả những người tham dự cuộc chiến”, không chỉ riêng HQ-4.
    “Tại sao phi cơ thì nhiều mà không đi, còn bao nhiêu chiến hạm nữa, như HQ-1 Trần Hưng Đạo.”
    “HQ-10 đã bị hỏng máy, gặp nhiều trở ngại kỹ thuật, mà còn không chịu thay thế, rồi đánh nhau như thế không chịu tăng viện. Trong khi đó khu trục hạm HQ-1 Trần Hưng Đạo, là soái hạm, cứ nằm mãi ở Bộ Tư lệnh, làm kiểng sao?”
    “Có một trận lớn như vậy, giặc đến như vậy, phải dốc sức mà đánh giặc chứ, sao chỉ để có 4 tàu vậy?”
    “Tôi rất buồn và rất thương thiếu tá Nguỵ Văn Thà, bị để trong hoàn cảnh kẹt quá như vậy. Tôi nghĩ đó là lỗi của Bộ Tư lệnh hải quân VNCH.”
    Vị cựu binh cho biết khi trở về đất liền, ông và các đồng đội được “đồng bào đón tiếp, giúp đỡ rất nhiều”.
    “Cả cái cuộc chiến thì không nói làm gì, nhưng đánh nhau với người nước ngoài thì khác. Dân mình toàn người yêu nước chứ đâu phải không, họ cho rằng điều đó là xứng đáng,” ông nói.
    Ông Thọ cho biết sau ngày 30/4/1975, ông đã nghĩ đến chuyện ra đi, nhưng có hai lý do khiến ông ở lại.
    “Đúng ra tôi phải đi, nhưng vợ thì mới sanh con đầu lòng. Đó là lý do thứ nhất.”
    “Thứ hai là HQ-4 lúc đó đang sửa chửa, chỉ còn vỏ, mà tôi không muốn đi trên một con tàu khác.”
    “Từ ngày nhận chiến hạm, 25/12/1971, cho đến ngày cuối cùng, tôi cũng chỉ ở đơn vị này, không chuyển đi đâu cả.”
    Ông Thọ hiện đang cư trú tại Bắc Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM.
    Ông cho biết những năm qua ông “chỉ làm nông nghiệp để kiếm sống, sau đó phải đi đạp xích lô để nuôi gia đình” và không nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền.

    • Minh Đức says:

      Cái câu nói “không dám phản công tái chiếm đảo” cũng dùng để nói về chế độ CSVN. Sau 1975, chế độ CSVN tịch thu được toàn bộ tàu bè, máy bay của VNCH. Trước đó VNCH có khí giới gì thì sau 1975, CSVN cũng có y hệt như vậy. Thế thì tại sao chế độ CSVN không dám phản công tái chiếm đảo? Ông Thọ này cũng nên tự hỏi như thế.

      Từ 1975 đến nay, đảng CSVN nắm quyền tại Việt Nam, gần 40 năm rồi có bao giờ chế độ CSVN toan tính phản công tái chiếm Hoàng Sa hay không?

      Thời xưa máy bay F-5 của VNCH tầm ngắn nên chỉ đủ sức bay ra đến Hoàng Sa rồi quay về, không thể ở lâu nên không thể dùng máy bay tấn công Trung Quốc. Ngày nay, chế độ CSVN mua được máy bay Sukhoi của Nga có tầm bay xa, có khả năng mang hỏa tiễn chống chiến hạm mà sao CSVN cũng vẫn không dám phản công tái chiếm đảo?

    • lethiep says:

      Những câu trả lời của một người hạ sĩ, 39 năm trời sống trong Thiên Đường Mù Cộng sản , dưới sự kềm kẹp của Quỷ Đỏ Việt cộng thì còn có giá trị gì đối với người Việt hải ngoại hử dư lợn viên ?!

      • Trung Kiên says:

        Bây giờ ai nói gì chả được!

        Hoàng Sa không mất ngày 19.01.1974 thì cũng sẽ mất sau đó khi tình thế VNCH bị bức tử! Vì một khi Trung Cộng đã muốn thì trước sau gì chúng cũng sẽ thực hiện!

        Hãy nhìn cuộc bắn giết ở Gạc Ma ngày 14.03.1988

        Ông Đỗ Văn Thọ chỉ là một thành phần trong cuộc chiến, tức là chỉ một góc nhìn nhỏ, không nên bô bô rằng:…”Hoàng Sa đáng ra không mất”…!

        Ai dám khẳng định rằng, nếu ông Thọ làm chỉ huy trưởng cuộc chiến đó thì: “Không những Hoàng Sa mất mà còn mất theo tất cả tầu và toàn bộ chiến sĩ (chứ không chỉ 74 người bị hi sinh) ?

        Sao ông Thọ không dám hé miệng góp ý rằng: “Đáng ra Gạc Ma không mất, và 64 chiến sĩ hải quân CSVN không bị chết oan, vì đã làm bia cho lính TQ nhắm bắn như tập bắn bia!!!

    • Pham Minh says:

      Đọc bài này của sử gia Trần Gia Phụng mà người “Không dám phản công chiếm lại đảo” vẫn chưa hiểu được lý do tại sao Hoàng Sa bị mất thì đúng là “đàn gảy tai trâu”. Một hạ sĩ quan điện tử (sửa chữa, bảo trì máy truyền tin, sonar, radar trên tàu) trước năm 1975 và sau đó sống dưới chế độ xã nghĩa 40 năm thì hiểu được bao nhiêu về chiến thuật, chiến lược liên quan đến trận hải chiến HS năm xưa? Mấy chú DLV cứ nói leo, lạm bàn chuyện “quá tầm”. Nói chuyện gần “dưới tầm” đi. Hãy hỏi nhà nước CSVN: Tại sao năm 1988 không cho quân ta bắn lại “tàu lạ” để 64 chiến sĩ HQ ta phải chết oan ức, tức tưởi (đây mới căm hận chứ anh Đỗ Văn Thọ mà căm hận nỗi gì?) và mất đảo Gạc Ma ở Trường Sa? 25 năm rồi tại sao nay vẫn chưa phản công chiếm lại? Tại sao tàu TQ cứ tiếp tục bắt tàu và ngư dân của ta không cho hành nghề trong hải phận VN mà nhà nước cứ làm ngơ,hèn không dám chống lại ? Mua nhiều phi cơ, hỏa tiển, tàu ngầm để làm gì? Lấy tiền bỏ túi, hù thiên hạ, lòe bịp dân? Tại sao người dân biểu tình chống TQ chiếm HS-TS mà lại bắt bỏ tù? Thiếu gì chuyện hiện nay, trước mắt mà đi bàn chuyện năm xưa?

      • UncleFox says:

        Bác Pham Minh nói thế đâu có được . Đồng chí Lê Duẩn lỡ dại cho quân ta chiếm đóng trái phép Trường Sa, thì việc đưa 64 chiến sĩ làm dê tế thần chuộc tội là việc nên, đáng và phải làm .
        Bác complain việc sau 25 năm rồi mà đảng ta không có nỗ lực nào chiếm lại đảo Gạc Ma … mới là vừa vô lý mà lại còn thiếu tình thiếu nghĩa . Thực ra đảng ta rất biết giữ chữ tín với “người vừa Thầy vừa đồng chí vĩ đại” bác ạ ! Nếu đảng ta tranh giành Hoàng, Trưỡng Sa với Trung Quốc ‘ thì có khác nào phản lại tâm nguyện của bác Hồ, bác Đồng và hoá ra đảng ta chi? là một bọn Phỉ như Ngô Đình Diệm xuyên tạc sao ?
        Kính mong bác nên suy xét lại . `

    • Tudo.com says:

      @Không dám phản công chiếm lại đảo says:
      “Cựu chiến binh QLVNCH: ‘Hoàng Sa đáng ra không mất”

      Cái giọng ở trên là để bào chữa cho cái Công Hàm 1958 của Đồng Hồ chứ không có VNCH nào cả.
      Phản công hay không cũng không thể vì hải quân Trung Cộng mạnh hơn, trong khi Mỹ cố ý thẩy cục xương VC cho hai con chó Nga Tầu cắn nhau.
      Đã nói nhiều lần, đó là thân phận nhược tiểu mà đám đầu gấu Ba Đình cứ vổ ngực ta đây. .ta đây. . .cho gái thì đi làm đĩ, trai thì lao nô trên toàn thế giới. Trong khi các nước Đông Nam Á nước nào dân cũng no ấm hơn VN.
      Nói tóm lại VN ra nông nổi này là do đám Việt gian CS Hồ chí Minh.

  5. Hoàng says:

    Nghĩ mà buồn quá. Ngày trước, Người quốc gia thường gọi CS là ma, ví dụ như tổng thống NV Thiệu nói “Ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng sản”, và chánh quyền VNCH thường bị ám ảnh bởi bóng ma Cộng sản. Nhưng đến bây giờ thì ‘con ma” Cộng sản vẫn sống nhăn, còn VNCH thì đã thành ma thực sự 39 năm rồi.

  6. Trung Kiên says:

    Tôi thích phần KẾT LUẬN của tác giả Trần Gia Phụng:

    …”Chiến tranh lạnh toàn cầu đưa đến trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Ngược lại trận Hoàng Sa đánh dấu sự thay đổi mối quan hệ quốc tế trong chiến tranh lạnh toàn cầu.
    Trận Hoàng Sa một lần nữa cho thấy khi Việt Nam có nội chiến, đất nước chia rẽ, nội lực dân tộc sút giảm, kẻ thù bên ngoài thừa cơ hội xâm lăng nước ta.

    Chính xác!

    Đây cũng là suy nghĩ của tôi. Vì không có nội lực nên VN bị các cường quốc chi phối. Khi dùng và xúi dục một số đạo tặc Thích Trí Quang (mang danh PG) cùng một số phản tướng gây xáo trộn và lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hoà, người Mỹ đã bóp đúng điểm yếu của người VN. Bọn Tầu khi xúi HCM và CSVN xâm lược VNCH là họ cũng đã nắm được điểm yếu của chúng!

    Tôi đồng tình với tác giả khi viết:… “Trận Hoàng Sa tiêu biểu cho lập trường bảo vệ đôc lập, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi đó, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản, làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, phạm tội phản quốc, nhượng đất đai của tổ tiên cho ngoại bang, để mưu cầu viện trợ nhằm tấn công Việt Nam Cộng Hòa, thực hiện tham vọng thống trị toàn cõi Việt Nam“.

    CSVN là bọn khôn nhà dại chợ, HÈN với giặc Tầu, nhưng HUNG HÃN và ÁC với nhân dân VN! CSVN là Trần Ích Tắc thời đại, cõng rắn (TQ) cắn gà nhà, rước voi (CNCS) về dày mả tổ!

    Trích:… “Hoa Kỳ đến giúp Việt Nam Cộng Hòa vì quyền lợi của Hoa Kỳ, và cũng vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẵn sàng rút quân về nước, bỏ rơi đồng minh. Từ năm 1972, Hoa Kỳ đã ngầm thỏa thuận về Hoàng Sa với Trung Cộng. Cũng vì quyền lợi của Trung Cộng, Trung Cộng sẵn sàng tách ra khỏi Liên Xô và xích lại gần với Hoa Kỳ, làm thay đổi cục diện chiến tranh lạnh toàn cầu“.

    Nếu là người Mỹ thì tôi cũng sẽ hành sử như họ, phải đặt quyền lợi quốc gia và dân tộc của mình trên tất cả. Không thể coi là bạn vĩnh viễn khi đối tác của mình không có thực lực.

    Không có nội lực thì cũng giống như một người không có xương sống, không thể đứng vững được trên đôi chân của mình. Hãy nhìn sang Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Đại Hàn, Nhật Bản, dù cũng đã gặp nhiều trở ngại, nhưng đã cố gắng rất nhiều, để rồi ngày nay họ đã qua mặt, bỏ VN lại phiá sau một khoảng cách khá xa!

    CSVN hiện nay như là một cây đã mục ruỗng bên trong, nó là vật cản bước tiến của dân tộc. Tiếc là chưa có ngọn gió đủ mạnh để quật đổ chúng!

    Việt Nam chỉ có thể tạo dựng được nội lực khi có một chính quyền dân cử với một chế độ DÂN CHỦ – TỰ DO (trong một giới hạn). Dĩ nhiên các QUYỀN TỰ DO căn bản của con người và LUẬT PHÁP phải được tôn trọng.

  7. Hồ Minh says:

    …Điểm lại các diễn tiến “tầm ăn dâu” của Trung Quốc: 2012 cưỡng chiếm Scarborough, 2013 tấn công bãi Cỏ Mây, 2014 đe dọa lấy đảo Thị Tứ và triển khai cái gọi là “nghiên cứu khoa học” trên Biển Đông. Trước “sự ỡm ờ chiến lược” của Mỹ, tình trạng “tan đàn xẻ nghé” của ASEAN, có thể Bắc Kinh cho đây là thời cơ ra tay mà khỏi cần đến đạo lý và pháp lý.
    Nhìn lại các diễn tiến “tầm ăn dâu”: 2012 cưỡng chiếm Scarborough, 2013 tấn công bãi Cỏ Mây, 2014 đe dọa lấy thêm đảo Thị Tứ thuộc Trường Sa và triển khai “nghiên cứu khoa học” trên vùng biển Trung Quốc đòi chiếm hữu hơn 80% diện tích. Nếu tới đây Trung Quốc bất ngờ chiếm Thị Tứ thì đây sẽ là lần đầu tiên Bắc Kinh sử dụng vũ lực với một thành viên ASEAN và cũng là lần đầu tiên sử dụng vũ lực đối với chính đồng minh của Mỹ. Nếu Mỹ để Trung Quốc dùng vũ lực với Philippines thì nay mai Trung Quốc cũng có thể dùng vũ lực với Nhật. Tình huống này buộc các nước liên quan phải sớm có kế sách. Mỹ và Nhật có thể cùng hành động? Philippines sẽ hoan nghênh sự có mặt của Nhật để tăng an ninh trong vùng? Câu trả lời từ các nhà hoạch định chính sách chắc hẳn đã có sẵn trong đầu.
    Bởi vì tất cả dường như đang diễn ra theo kịch bản của một “cuộc chiến đòn cân não” hay một “kiểu chiến tranh tâm lý”, trước khi xẩy ra sự xung đột bằng vũ trang trên thực địa. Những đe nẹt của Trung Quốc trong hơn 60 năm qua đối với các lân bang của họ đều là con dao hai lưỡi. Với chiến tranh Triều Tiên (1953), với Ấn Độ (1962) và với cả cuộc tấn công trên 6 tỉnh biên giới Việt Nam (tháng 2/1979), các thông điệp vừa mang tính đe dọa, nhưng cũng vừa là những cảnh báo có thực. Trung Quốc tự tin cho rằng, họ dư khả năng để thực thi điều họ dọa nạt thiên hạ, vấn đề chỉ là chọn thời cơ mà thôi. Trước tình trạng “ỡm ờ chiến lược” (strategic ambiguity) của Mỹ và “tan đàn xẻ nghé” (weariness) của ASEAN, có thể Bắc Kinh cho đây là lúc cộng hưởng các khả năng để hành động mà khỏi cần đến đạo lý và pháp lý…
    Trần Hoàng.

  8. Lê Thị Nhung says:

    Đọc bài báo sau đây đăng trên BBC tiếng Việt mới hiểu được sự thật trận hải chiến Hoàng Sa của hải quân VNCH có sự “quyết tâm giữ đảo” và “kiêu hùng, kiêu dũng” như thế nào. Hiểu rồi mới thấy chán cho cái quân lực VNCH được xếp hàng thứ tư trên thế giới.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/02/140202_bill_hayton_paracels_battle.shtml

    Thực hư hải chiến Hoàng Sa 1974

    Bill Hayton

    Nhân kỉ niệm lần thứ 40 vừa qua, đã có hàng loạt các bài báo viết về trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 và lòng dũng cảm của quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Tuy vậy, lại có ít thảo luận về điều thực sự diễn ra trong trận chiến.

    Trong hàng thập niên, nó vẫn được giữ kín, nhưng gần đây một vài cựu binh đã viết hoặc kể lại câu chuyện của mình. Chính quyền Hoa Kỳ cũng đã công bố một vài tư liệu quan trọng từ kho lưu trữ. Gộp lại những thông tin đó, chúng kể ta nghe câu chuyện về những cá nhân anh hùng bị làm hại bởi kế hoạch tác chiến kém, lãnh đạo tệ hại, và lực lượng không cân sức.
    Tháng 1/1974 là quãng thời gian rất khó khăn cho Nam Việt Nam. Lệnh ngừng bắn, được thiết lập sau khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, đã sụp đổ, buộc chính quyền Sài Gòn phải tham chiến với một nền kinh tế hầu như bị tê liệt. Sự kiện ở mấy mỏm đá ngoài khơi cách Đà Nẵng 350 dặm không phải là ưu tiên. Quân lính canh gác Hoàng Sa cũng không có đủ nguồn lực lẫn chiến lược đúng đắn để tự bảo vệ.
    Vào thứ Hai 14/1, một tàu thủy của VNCH phát hiện hai tàu hải quân Trung Quốc đang thả neo gần đảo Hữu Nhật (Robert), thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm trong quần đảo Hoàng Sa do Nam Việt Nam chiếm giữ. Chỉ quen với việc đóng quân trên đất liền, quân VNCH đột nhiên phải đối diện với nguy cơ chiến đấu trên biển. Ngay ngày hôm sau, 15/1, tổng thống Thiệu đã trực tiếp đến thăm hải quân tại Đà Nẵng.
    Hôm đó, Jerry Scott từ lãnh sự quán Hoa Kỳ đã đề nghị Tư lệnh Hải quân vùng I duyên hải và là bạn tốt của mình, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, cho phép Gerald Kosh, một nhân viên dưới quyền, được lên tàu đi Hoàng Sa.
    Ông Thoại nhanh chóng đồng ý‎ và Kosh đã có mặt trên tàu HQ-16. Con tàu này là một trong bảy chiếc tàu tuần tra bờ biển cũ của Hoa Kỳ giao lại cho VNCH đầu những năm 1970. Mặc dù ra đời từ thời Thế chiến Đệ nhị, loại tàu này được trang bị những khẩu súng cỡ nòng lên tới 5 inch (127mm), tốt nhất trong cả lực lượng hải quân của VNCH. Kosh sau đó đã viết một bản tường trình dài về trận chiến mà hiện đã được phép công bố.

    Sự kiện mất Hoàng Sa đang được bàn luận trở lại ở Việt Nam
    Ngày hôm sau, 16/1, HQ-16 đưa 16 lính Biệt Hải của VNCH đến bảo vệ đảo Hữu Nhật. Nhưng quân Trung Quốc đã có mặt trên đảo Duy Mộng (Drummond) và đảo Quang Hòa (Duncan) với lực lượng hỗ trợ ở gần đó. Tất cả những thông tin này đều được khẩn báo về Đà Nẵng.
    Ở sở chỉ huy đã có sự hoang mang. Tham mưu phó Hải quân Đỗ Kiểm, người có cấp bậc cao thứ ba trong hàng ngũ hải quân VNCH, đã đề nghị phải phản ứng nhanh và kiên quyết. “Nếu chúng ta hàng động bây giờ thì có thể lấy lại được đảo,” ông Kiểm nhớ lại lời ông nói với tư lệnh hải quân, Đề đốc Trần Văn Chơn. Thay vì thế, theo lời ông Kiểm, ông Chơn đã yêu cầu phải có bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo đó. Mấy giờ sau ông Kiểm đã phải tìm trong thư viện hải quân và phòng lưu trữ chỉ để tìm các tài liệu.
    Vào ngày thứ Năm, 17/1, 15 lính Biệt Hải đổ bộ lên đảo Quang Ảnh (Money). Trong 7 hòn đảo thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, lúc đó 3 được quân VNCH chiếm giữ và 2 nằm trong tay quân Trung Quốc. Thêm 3 tàu được vội vàng điều tới Hoàng Sa: HQ-5 (tàu tuần tra bờ biển cũ của Mỹ), HQ-4 (tàu khu trục USS Forster cũ, được trang bị súng cỡ nòng 3 inch) và HQ-10 (tàu quét thủy lôi cũ USS Serene của Hoa Kỳ, được cải biên thành tàu tuần tra).
    Vào sáng thứ Sáu ngày 18/1, tất cả 4 con tàu trên đã có mặt tại Hoàng Sa. Chỉ huy đội tàu, Thuyền trưởng Hà Văn Ngạc, quyết định thể hiện sức mạnh bằng cách cho lực lượng đổ bộ xuống đảo Quang Hòa. Nhưng hai tàu hộ tống Trung Quốc đã được điều động đến đó và ông Ngạc phải hủy kế hoạch. Quân Trung Quốc thắng hiệp 1.
    Vào tối thứ Sáu, mật tin đã được gửi cho ông Ngạc từ Đà Nẵng. Một mệnh lệnh rất kì quặc: tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa bình. Ông Ngạc quyết định đổ bộ vào sáng hôm sau, thứ Bảy ngày 19/1. Vào lúc 8.29, khi đội lính đi vào đảo, quân Trung Quốc nổ súng, làm một lính VNCH thiệt mạng. Người thứ hai bị giết hại khi cố lấy lại xác đồng đội. Quân thủy đánh bộ VNCH phải rút lui.
    Ông Ngạc liên lạc về để tìm mệnh lệnh. Trong trụ sở Hải Quân VNCH ở Sài Gòn, Đỗ Kiểm chạy đi tìm Đề đốc Chơn. Ông ta biến mất. Một trợ l‎ý bảo rằng ông Chơn đã ra sân bay để chuẩn bị đi Đà Nẵng. Ông Kiểm gọi cho phó của ông Chơn ở Đà Nẵng. Ông ta cũng biến mất, để ra sân bay đón ông Chơn. Ngay tại thời điểm mà số phận của Hoàng Sa đang ngàn cân treo sợi tóc, hai lãnh đạo tối cao của Hải Quân VNCH đều mất tích. Cuối cùng, ông Kiểm là người ra lệnh nổ súng.
    “Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết. ”
    Vào lúc 10.29, hai giờ sau khi hai lính thủy đánh bộ bị giết hại, 4 tàu của phía Việt Nam nổ súng vào 6 tàu Trung Quốc.
    Thật không may, súng trên tàu HQ-4 lại bị hỏng và con tàu nhanh chóng bị trúng đạn bởi một trong hai tàu hộ tống Trung Quốc. HQ-5 đã bắn trúng và làm hư hỏng nặng tàu hộ tống còn lại, nhưng rốt cuộc nó cũng bị trúng đạn. Mười lăm phút sau, HQ-5 vô tình đâm trúng tàu HQ-16. HQ-16 bị mất kiểm soát nguồn điện và bị nghiêng 20 độ. Sau đó tàu HQ-5 lại bị trúng đạn, hỏng mất tháp pháo và hệ thống radio. Cuối cùng, tàu HQ-10 nhỏ nhất đoàn, bị trúng tên lửa của quân Trung Quốc khiến cho đài chỉ huy bị phá hủy và thuyền trưởng thiệt mạng.
    Chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, mặc dù đã làm hư hỏng nặng hai tàu của Trung Quốc, đội tàu của VNCH hầu như đã mất khả năng chiến đấu. HQ-10 bị chìm còn ba chiếc còn lại lê lết về được Đà Nẵng.
    Đánh giá một cách khách quan, trận chiến là một thảm họa, tuy nhiên những lính quay trở về được chào đón như những người hùng. Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết. Nhưng trên thực tế, đó lại là một thảm họa.
    Nhà báo Bill Hayton, làm việc ở BBC, là tác giả cuốn Vietnam: Rising Dragon (2010). Tác phẩm mới của ông về tranh chấp Biển Đông, The South China Sea – dangerous ground, sẽ được xuất bản năm nay bởi NXB Đại học Yale.

    • lethiep says:

      Theo cuốn sách Hải Chiến Hoàng Sa – do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa phát hành năm 2010 – , lực lượng đôi bên trong trận hải chiến ngày 19/1/74 như sau :

      ***Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa :

      Tuần dương hạm HQ16: 1 hải pháo 127 lỵ + 3 hải pháo 40 ly + 2 hải pháo 20 ly .

      Tuần dương hạm HQ5: 1 hải pháo 127 ly + 3 hải pháo 40 ly + 2 hải pháo 20 lỵ .

      Khu trục hạm HQ4: 2 hải pháo 76.2 ly + 3 hải pháo 20 ly .

      Hộ tống hạm HQ10: 1 hải pháo 76.2 ly + 2 hải pháo 40 ly .

      *** Lực lượng Trung cộng :

      Hai chiến hạm Kronshtadt 271 và 274 : Mỗi chiến hạm trang bị : 1 hải pháo 100 ly + 2 đại bác 37 ly

      Hai chiến hạm loại T43 : Mỗi chiến hạm trang bị : 1 hải pháo 100 ly + 4 đại bác 37 ly .

      Hai tàu “đánh cá ” : Trang bị đại bác 25 ly .

      Một tuần chuyển vận .

      *** Và tổn thất đôi bên như sau :

      - Việt Nam Cộng Hòa :

      HQ10 bất khiển dụng .

      HQ4 ,HQ5 và HQ16 : Bị hư hại , nhưng tự vận chuyển được về căn cứ .

      71 chiến sĩ hy sinh và 28 bị thương .

      -Trung cộng :

      2 chiến hạm K274 và T396 bị chìm hoặc phải ủi vào bãi san hô .

      2 chiến hạm K271 và T389 bị thiệt hại nặng .

      Nhân viên tử thương hay bị thương : Không rõ .

      ***Theo giáo sư Trần Đại Sỹ – dựa theo các tài liệu Trung cộng -, thì thiệt hại bên phía Trung cộng như sau :

      Tư lệnh mặt trận , bộ tham mưu và 4 hạm trưởng đều tử thương .

      Chiến hạm K274 bị chìm .

      Chiến hạm K271 , T389 và T396 bị hư hại nặng phải ủi bãi, sau đó phải phá hủy .

    • lethiep says:

      Dư lợn viên chộp được bài này trên BBC hí hửng quăng lên trên diễn đàn tưởng rằng có thể nhục mạ người Việt tỵ nạn, nhưng không đọc kỹ để thấy tác giả đã vạch ra những sự kiện bất lợi về phía Việt Nam Cộng Hòa khi xảy ra trận hải chiến : Viện trơ Hoa kỳ cho Miền Nam bị cắt trầm trọng, rằng đây là lần đầu tiên hải quân Việt Nam Cộng Hòa phải tham dự trận hải chiến giữa tàu chiến với tàu chiến , rằng các tàu chiến Việt Nam Cộng Hòa đều thuộc loại cũ từ thời Đệ Nhị Thế Chiến . Tác giả viết :

      “…buộc chính quyền Sài Gòn phải tham chiến với một nền kinh tế hầu như bị tê liệt. ”

      “…quân VNCH đột nhiên phải đối diện với nguy cơ chiến đấu trên biển “.

      “…tàu HQ-16. Con tàu này là một trong bảy chiếc tàu tuần tra bờ biển cũ của Hoa Kỳ giao lại cho VNCH đầu những năm 1970. Mặc dù ra đời từ thời Thế chiến Đệ nhị “.

      Nữa là cuốn sách được viết dựa trên ” một vài cựu binh đã viết hoặc kể lại câu chuyện của mình. Chính quyền Hoa Kỳ cũng đã công bố một vài tư liệu …” , như vậy có thể nào nó được đánh giá là hoàn toàn đúng không hử dư lợn viên ?

      Nếu Tàu cộng thắng lớn, thế thì tại sao chúng không dám công bố sự thật về sự thiệt hại của chúng ngay sau trận chiến? Bác sĩ Trần Đại Sĩ phải bỏ công đi tra cứu tài liệu thì khám phá ra chúng bị thiệt hại như sau:

      -Trung cộng :

      2 chiến hạm K274 và T396 bị chìm hoặc phải ủi vào bãi san hô .

      2 chiến hạm K271 và T389 bị thiệt hại nặng .

      Nhân viên tử thương hay bị thương : Không rõ .

      Tư lệnh mặt trận , bộ tham mưu và 4 hạm trưởng đều tử thương .

    • lethan says:

      nick gái và các nick mới nghe tưởng như phe ta nhưng viết lách theo kiểu Cộng nô là ai vậy cà ?

      Nó nè :

      *** lethan says:
      15/01/2014 at 12:49

      Liên tục đổi nicks Học Hỏi, Quốc Khánh, Hiện Hữu, Tú Gõ, huỳnh ,Huy, Công Tằng Tôn Nữ Nhu Mì, chungson, conmeo, Trần Hùng, “quockhach”, “vietquoc, vũ như vũ v…v…,

      Tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29

      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

    • Trúc Bạch says:

      Ai còn lạ gì cái đám BBC , ngay từ ngày miền Nam chưa thất thủ thì cái đám BBC này đã có những bài báo xuyên tạc về tình hình chiến sự, xả hội.miền Nam….. hầu làm nản lòng quân và dân miền Nam, đồng thời ca tụng cái “chính nghĩa” giả cầy của Hà Nội.

      Việc “đảng ta” bỏ ra vài vạn để Bill Hayton viết một bài theo “đơn đặt hàng” thì có gì lạ ?!

      Huống chi, dù Bill Hayton có xuyên tạc thế nào thì y cũng phải công nhận là đã có một cuộc đụng độ có sung nổ, có người chết, có tầu chìm của cả VNCH và Trung cộng,…Nghĩa là VNCH đã chiến đấu, cho dù là bị “thảm họa” ; Ngoài ra, y cũng phải xác nhận rằng : Trích :

      “Tháng 1/1974 là quãng thời gian rất khó khăn cho Nam Việt Nam. Lệnh ngừng bắn, được thiết lập sau khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, đã sụp đổ, buộc chính quyền Sài Gòn phải tham chiến với một nền kinh tế hầu như bị tê liệt” có nghĩa là lúc đó, VNCH vừa phải đối mặt với tình hình “Lệnh ngưng bắn xụp đổ” do các cuộc tấn công ráo riết của Hà Nội, vừa phải đối mặt với việc Mỹ cắt viện trợ, phải chiến d09ấu trong túng thiếu…lại vừa phải đối mặt với cuộc tấn công của TC tại HS …Như thế thì việc VNCH bị “thảm họa” tại Hoàng Sa thì cũng chẳng có gì là ngạc nhiên cả (điều đáng ngạc nhiên là VNDCCH đã tấn công tời tấp nhằm cầm chân VNCH khiến VNCH không còn sức để giữ HS)

      Một điều xuyên tặc trắng trợn nhất của Bill Hayton là (trích):

      “Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần….”…

      Đây là xuên tạc trắng trợn, bởi hực tế thì truyền thông VNCH chưa bao giờ tuyên truyền rằng : Hải Quân VNCH đã ngăn chặn được hạm đội Trung Quốc…” như tên ký giả này viết cả .

      Tóm lại:

      Mặc cho tên nhà báo nói láo này viết gì, nhưng rõ ràng là Hải Quân QLVNCH đã nổ súng vào tầu chiến của Trung Cộng, và làm chìm it nhất là hai tầu của địch, cùng giết nhiều quân xâm lược (như chính các bài báo của TQ đã phải thú nhận)…nên cho dù phía VNCH có bị tử thương, tầu có bị chim thì đó vẫn là hành động anh dũng; Trái ngược hẵn với hành động xếp hàng ngang, đưa ngực cho quân Tầu “tập bắn” mà không bắn trả lại phát nào của cái gọi là trận “hải chiến” Trường Sa 1988 của HQ/QĐNDVN .

      Dù sao thì “Thảm Họa” Hoàng Sa cũng vẫn tốt hơn là “Thảm Sát” Trường Sa ! Đúng không Lê Thị Nhung ?

      Dùng cái đầu chút đi Nhung !

    • dan oan says:

      Không phải ký giả nhà báo ngoại quốc lúc nào cũng đúng, thực tế đã chứng minh khi bọn phản hiến hoành hành. Nhiều người Việt có tinh thần vọng ngoại thực không tốt. Có câu “quá tin vào sách thà không có sách còn hơn”.

    • Thích Nói Thật says:

      Nước mất thì nhà tan!

      Hải chiến Hoàng Sa ngày 19.01.1974 sẽ còn lắm chuyện ly kỳ, không chỉ ở những người tham chiến “tự do” viết hồi ký để đề cao mình, mà còn những kẻ cố tình xuyên tạc sự việc khi VNCH không còn nữa.

      Câu dưới đây đã nói lên điều đó! (trích): “Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết. Nhưng trên thực tế, đó lại là một thảm họa“. (hết trích) !

      Nhưng điều quan trọng không thể chối cãi, đó là: Cuộc chiến chống bọn Tầu xâm lược Hoàng Sa 1974 do QLVNCH chủ động tác chiến, trong đó 74 chiến sĩ hi sinh vì Tổ Quốc sẽ đi vào lịch sử.

      Theo tài liệu của Trung Quốc thì tầu của họ mang số 274, 271, 389, 396 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình. Về phí VNCH thì HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.

      • DâM TiêN says:

        Thưa:

        Người Mỹ đó là viên chức ngoại giao Lãnh Sụ Mỹ tại Đà Nẵng,
        Ông Gerald Kosh, cựu Green Beret, sang ngành Ngoại giao,
        tức là CIA chứ sao.

        Thưa thêm: Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa thuộc VNCH,là
        vi phạm thỏa ước Thượng Hải 1972 giữa Nixon-Chu Ấn Lai.

        Vậy, sự có mặt của viên chức Mỹ,chứng kiến trận Hoàng Sa
        và sự mất HS vô tay TC, sự có mặt đó nói lên rẵng : bởi tôi có
        mặt khi anh chiếm HS, thì anh vô tội đối với tôi. Mỹ chủ động.

        Vậy Hoa Kỳ sau này mới có tiếng nói mạnh về Hoàng Sa.When?
        in this year 2014, mã đề dương cước…? (Kính)

    • Minh Đức says:

      Chuyện lộn xộn trong vụ hải chiến hồi đó báo Sài Gòn cũng đăng. Những người tham gia kể lại thì báo đăng lại. Nói chung là hải quân VNCH lúc đó chưa sẵn sàng để hải chiến và tàu bè cũ kỹ. Tàu Trung Quốc nhỏ nhưng chạy nhanh hơn, hỏa lực mạnh hơn. Chính vì vậy mà sau khi hai bên đụng độ lần đầu thì VNCH bỏ ý định tiếp tục đánh nhau vì biết mình yếu. Ông lính hải quân mà đài BBC phỏng vấn không hiểu sao không biết rõ về những chuyện xảy vào thời đó mà còn nói đáng lẽ ra Hoàng Sa không mất.

    • Lê thị Nhéo says:

      @Lê Thị Nhung says: “Hiểu rồi mới thấy chán cho cái quân lực VNCH được xếp hàng thứ tư trên thế giới.”

      Thứ tư là hạng xoàng! Nhưng ít ra tụi ” nguỵ ” còn dám bắn thẳng vào tàu Trung Cộng, mặc dù hải quân VNCH yếu hơn TC mà vẫn đánh, thua cũng đánh, tao chết mầy cũng chết, bắn !

      Không như quân đội giải phóng nhân dân anh hùng, chỉ đưa lưng làm Bia cho Trung Cộng bắn mà không dám bắn trả một viên đạn !
      Còn nữ anh hùng như Lê thị Nhung thì chỉ cần nằm ngửa ra là. . . .Tàu Cộng, Đài Loan, Đại Hàn. . . . chạy trối chết ! Phải không nữ anh hùng LT Nhung ?

  9. Ý-YÊN says:

    Thưa, nơi báo láng giềng, có bài của TN Tuấn đặt vấn đề ” kế thừa”
    VNCH nhằm đòi lại Hoàng Sa. YY đã có ý kiến phản hồi như sau :

    Tô Mã Ý
    Có lẽ phần đông chúng ta đã nhìn sai về vấn đề Việt Nam Cộng Hòa.
    Xin quay lại cuốn phim vào buổi sáng 30.4.1975, khi chỉ có đơn thuần
    quân Bắc Việt — một thành phần Lữ tăng 203 — xông vô dinh Độc Lập.
    mượn danh nghĩa và lá cờ MTGPMN, bắt ép Tổng thống giả định Dương
    Văn Minh đọc ” Lời đầu hàng” với cái bóng ma chính phủ của MTGPMN.

    Như vậy, thử hỏi ông Minh đầu hàng với ai ? Thưa, chẳng với ai cả !

    – Nếu thiệt sự có thành phần chánh phủ MTGPMN hiện diện, thì
    ông Minh đọc lời đầu hàng cũng như không, không cần thiết, bởi với
    MTGPMN và Việt Nam Cộng Hòa là một cuộc ” nội chiến,” thì bên nào
    thắng, là ôm trọn gói, khỏi nhận đầu hàng ! như trường hợp Cuba và
    Trung Hoa, Fidel Castro và Mao Trạch Đông có nhận ” lời đầu hàng”
    nào đâu ! — Và nếu quả thực, nếu VNCH thất trận trước MTGPMN, thì
    coi như hêt chối cãi, VNCH đương nhiên bị hoàn toàn tan rã!

    – Nhưng VNCH đã đầu hàng trước quân Bắc Việt — VN Dân Chủ Cộng
    Hòa — tiếm danh cướp cờ của MTGPMN mà bắt ông Minh đàu hàng!
    Bởi, nếu BV lộ diện, thì sẽ sa vô trường hợp của Bắc Hàn xâm lăng Nam
    Hàn năm 1950.
    Thế mà, toàn thể LHQ, Hoa Kỳ,, Trung Quốc, và các nước liên quan
    đã làm ngơ ( theo ý Mỹ ?), và vẫn cho Vn CS vô LHQ, cũng như Pathet
    Lao, Băc Hàn, Cuba, Cambodia…, mà cũng vô LHQ đó.

    Cái gọi là “thống nhứt” đã đi ra ngoài pháp luật. Bắc Việt đã “nghe theo
    lời thình cấu hiệp thương” của MTGPMN mà cho thống nhứt hai miền.
    Vậy MTGPMN là cái gì trước Geneve 1954 và Paris 1973 ? Và VNCH
    ở đâu? Cho nên cái thống nhứt chỉ là tình trạng ” quản lý” khi VNCH
    bị ép vắng mặt , như là thống nhứt De Facto, chưa là De Jure.
    Vì thế cho nên, nếu vì nhu cầu ổn định khu vực…, thì LHQ vẫn có
    thể cho tái xét HĐ BL đã bị ” vi phạm” chứ không bị ” hủy bỏ.”
    Từ đó suy ra, tấm căn cước và giấy khai sanh VNCH còn nguyên vẹn.
    Do đó, không thể bàn về vấn đề chánh phủ CS hiện nay sẽ ” kế
    thừa ” VNCH về vấn đề Hoàng Sa được !. Phải có một sự sắp đật,
    xét lại toàn cảnh Việt Nam và Đông Dương, vốn cùng chung một mối,
    một package, mà Cambodia đã đi trước như một tiền đề cho Paris 1973.

    ( Ý-Yên Phạm Hà Châu)

  10. quang phan says:

    “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản, làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, phạm tội phản quốc, nhượng đất đai của tổ tiên cho ngoại bang ” – Tác giả: Trần Gia Phụng .

    Hồ Chí Minh vốn là một tên có đầu óc phản quốc bẩm sinh, không có ý niệm gì về quốc gia, dân tộc . Học chỉ xong bậc tiểu học , không có trí thông minh, nên kiếm không được việc làm tốt mà cũng chẳng xin được vào học trường bảo hộ của thực dân Pháp . Khả năng bản thân chỉ được bọn đế quốc Anh, Pháp mướn cho làm bồi tàu, bồi khách sạn , phụ bếp , quét dọn đã là may mắn .

    Những kẻ lang bạt người An nam lúc đó như Hồ chí Minh lọt vào tầm ngắm của bọn đế quốc Liên xô đang cần người để giúp tranh giành thuộc địa với thực dân Pháp ở Việt nam . Sau khi huấn luyện cho những kỹ thuật lừa phỉnh , giết người , chúng cấp cho tiền bạc để về nước với cam kết khi cướp được chính quyền , Việt nam sẽ phải thành chư hầu của chúng, bù lại tên cu li Hồ chí Minh sẽ được ngồi ngôi cao ngất ngưởng thiên hạ . Mặt khác, chúng ủy nhiệm cho bọn Tàu cộng ra sức giúp đỡ .

    Bọn Tàu cộng , học được từ những trang sử thời Đông Châu Liệt Quốc v.v…, vờ ra tay chu cấp mọi thứ nhưng trong lòng đã sắp đặt sẵn mưu mô xâm chiếm Việt nam . Tên cu li Hồ chí Minh ngày trước nay nhờ có vũ khí Tàu cộng trong tay cướp được chính quyền ngoài Bắc , sẵn trớn , mưu đồ cướp luôn trong Nam . Tàu cộng khi đó mới lộ mặt đế quốc , tuyên bố chủ quyền trên Hoàng sa, Trường sa . Sá chi mấy quần đảo ở tuốt ngoài khơi , lại đang lúc cần khí giới đặng cướp Miền Nam, vả lại vốn không có ý niệm ái quốc trong đầu, Việt gian Hồ chí Minh mau mắn dâng luôn cho Tàu .

Phản hồi