WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận Hoàng Sa trong chiến tranh lạnh toàn cầu

Ảnh minh hoạ (internet)

Ảnh minh hoạ (internet)

1.-  CHIẾN TRANH LẠNH

Chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1946, sau thế chiến thứ hai (1939-1945), là tình trạng tranh chấp căng thẳng, gay cấn và quyết liệt giữa hai khối tư bản và cộng sản (CS).  Nói trắng ra, đây là cuộc tranh chấp giữa hai tập đoàn quyền lợi tư bản và CS.  Hai tập đoàn quyền lợi nầy đối chọi nhau về tất cả các mặt, nhưng hai bên không trực tiếp đánh nhau vì các cường quốc đứng đầu hai khối cùng thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra, thì cả hai bên đều thiệt hại nặng nề.

Chiến tranh lạnh, có một số đặc điểm như sau: 1) Mỗi khối không phải là một tổ chức thống nhứt, không có chỉ huy chặt chẽ.  2) Các quốc gia trong mỗi khối vẫn duy trì quyền lợi riêng tư, nên trong nội bộ mỗi khối, các quốc gia vẫn xảy ra tranh chấp quyền lợi với nhau, nhiều khi không kém phần quyết liệt.  Ví dụ giữa Hoa Kỳ và Pháp trong khối tư bản, giữa Liên Xô và Trung Cộng trong khối CS.  3)  Quyền lợi quốc gia của các nước luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh và theo thời gian nên chính sách đối ngoại cũng thay đổi theo thời gian. (Ví dụ Hoa Kỳ, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng.)  4) Các nước nhỏ yếu bị các nước cường quốc lợi dụng.  Các cường quốc dùng các nước nhỏ để trao đổi quyền lợi giữa các cường quốc. 5) Trong chiến tranh lạnh, có một số tranh chấp địa phương, bùng nổ thành những điểm nóng, mà các cường quốc trong hai khối đứng về hai phía đối đầu nhau.

Từ khi xảy ra chiến tranh lạnh trên thế giới năm 1946, tại Á Châu, hai điểm nóng quan trọng là chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1960-1975).  Trong cả hai cuộc chiến Triều Tiên và Việt Nam, Hoa Kỳ đều ủng hộ hai miền Nam tự do, chống lại hai miền Bắc CS, nhưng Hoa Kỳ áp dụng hai chiến lược khác nhau tại hai cuộc chiến nầy.

2.-  CHIẾN LƯỢC HOA KỲ TẠI NAM VIỆT NAM: PHÒNG THỦ

Tại Triều Tiên, Hoa Kỳ tấn công Bắc Triều Tiên để phòng thủ Nam Triều Tiên, tức Hoa Kỳ lấy công làm thủ.

Tại Việt Nam, Hoa Kỳ không tấn công Bắc Việt Nam mà chỉ phòng thủ ở  Nam Việt Nam, tức Hoa Kỳ lấy thủ làm thủ.

Cả hai nước Triều Tiên và Việt Nam đều có biên giới giáp ranh với Trung Cộng ở phía bắc.  Khi quân Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên năm 1950, quân đội Hoa Kỳ cùng quân đội Liên Hiệp Quốc giúp Nam Triều Tiên, đánh đuổi quân Bắc Triều Tiên đến sông Áp Lục (Yalu River), là biên giới với Trung Cộng.  Quân Trung Cộng tràn qua giúp Bắc Triều Tiên.  Sau ba năm đánh nhau qua lại, hai bên đình chiến năm 1953 ở vĩ tuyến 38, chia hai nước Triều Tiên.

Vì vậy, khi tham chiến ở Việt Nam năm 1965, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ bị ám ảnh bởi chiến tranh Triều Tiên. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, The Vietnam War, 1954-1965, New York: Cambridge University Press, 2006, tr. 306.)  Hoa Kỳ lo ngại nếu đánh ra Bắc Việt Nam, thì Trung Cộng sẽ can thiệp như ở Triều Tiên, nên tại Nam Việt Nam, Hoa Kỳ chủ trương chỉ phòng thủ ở Nam Việt Nam, phía nam đường phi quân sự ở vĩ tuyến 17, không tấn công ra Bắc Việt Nam, tránh  đụng chạm đến Trung Cộng.

3.-  CHÍNH SÁCH KHÔNG CHIẾN THẮNG

Chiến lược phòng thủ của Hoa Kỳ có thể tóm gọn qua câu nói của đô đốc Grant Sharp, tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương 1964-1968: “Chính phủ chúng ta lập lại để làm rõ rằng những mục tiêu của chúng ta trong cuộc tranh chấp ở Việt Nam là giới hạn.  Chúng ta không buộc phải tiêu diệt chế độ Hà Nội, không cưỡng ép dân chúng Bắc Việt Nam phải chấp nhận một hình thức chế độ khác và cũng không tàn phá Bắc Việt Nam.  Chúng ta đơn giản muốn Bắc Việt Nam ngưng điều khiển và ngưng yểm trợ phiến quân Việt cộng ở miền Nam và đưa lực lượng của họ về nhà.  Chiến lược điều khiển chiến tranh của chúng ta phản ảnh những mục tiêu giới hạn nầy.” (Nguyên văn: “Our Government has repeatedly made it clear that our objectives in the Vietnam conflict are limited. We are not ought to destroy the Hanoi regime, or to compel the people of North Vietnam to adopt another form of government, nor are we out to devastate North Vietnam. We simply want North Vietnam to cease its direction and support of the Vietcong insurgency in the South and take its forces home. Our strategy for the conduct of the war reflects these limited objectives.”) (William D. Pawley & Richard R. Tryon, Jr., “Why the Communists are Winning as of 1976 and How They Lost in 1990”, http://www.gratisbooks.com/, chữ khóa: “Getting bogged down in Vietnam”.)

Do chủ trương chiến tranh giới hạn (limited war), bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra  những “quy tắc tham chiến” (rules of engament) tức quy tắc quân đội ứng xử khi tham chiến ở NVN như một thứ cẩm nang, nhằm ngăn ngừa và giới hạn những ngẫu biến ở biên giới Hoa Việt hay vùng phi quân sự vĩ tuyến 17.

Quy tắc tham chiến hạn chế các mục tiêu tấn công, và hạn chế các hoạt động của Không quân, giảm hỏa lực làm giảm sức mạnh quân đội Hoa Kỳ.  Ai vi phạm, sẽ bị trừng phạt nặng.  (ví dụ trường hợp đại tướng John Lavelle năm 1972.)

Những quy tắc nầy bảo đảm rằng chúng ta không thể thắng và cộng sản cũng không thể thất bại.” (Nguyên văn: “These rules insured that we could not win and that the communists could not lose.”) (Steve Farrell, Why We Lost in Vietnam – The Untold Story, University of Toronto, School of Continuimg Studies, The Moral Liberal. )

Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Barry Goldwater tuyên bố tại Taipei (Đài Bắc) khi đến Đài Loan viếng tang tổng thống Tưởng Giới Thạch, gọi đây là “chính sách không chiến thắng” (“no win policy”). (The Bryan Times, Thursday, April 17-4-1975.)

4.-  CHIẾN LƯỢC PHÒNG THỦ KHÔNG HỮU HIỆU VỚI KHỦNG BỐ VÀ DU KÍCH

Trong chiến tranh Nam Việt Nam, cộng sản Việt Nam sử dụng chiến thuật khủng bố và du kích.  Quân du kích CS khủng bố, đánh phá khắp nơi trên toàn quốc, gây thiệt hại mỗi ngày một ít, mỗi nơi một ít, nhưng “tích tiểu thành đa”, lâu ngày làm hao mòn quân đội Nam Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ.

Thật rất khó chống lại du kích chiến, nhất là trong địa hình rừng núi như Việt Nam.  (Ngày nay, người Mỹ tận dụng hết khả năng quân sự vẫn không chống lại được du kích Al-Qaeda, Taliban, Afghanistan.)

Muốn chận đứng du kích CS ở Nam Việt Nam, chỉ có cách duy nhứt là chận đứng ngay từ gốc, tức là hậu phương lớn của du kích CS, là Bắc Việt Nam, tức phải tấn công Bắc Việt Nam, mới chận đứng được du kích CS trên toàn cõi Nam Việt Nam.  Như Hoa Kỳ đã từng đánh ra Bắc Triều Tiên trước đây mới chận đứng hẳn du kích CS ở Nam Triều Tiên.

Vì không đánh ra Bắc Việt Nam để chận đứng du kích từ tận gốc, mà chỉ mở những cuộc hành quân bình định ở Nam Việt Nam và ngồi chờ du kích đến quấy phá mới phản công, nên dù trang bị tối tân, quân đội Nam Việt Nam và Hoa Kỳ không thể tiêu diệt hết khủng bố và du kích của CS ở Nam Việt Nam.

Hoa Kỳ còn lo ngại quân đội Nam Việt Nam bất ngờ tấn công ra Bắc Việt Nam để giải tỏa áp lực của CS ở Nam Việt Nam, nên Hoa Kỳ ngăn chận tất cả những đề nghị từ phía Việt Nam Cộng Hòa tấn công ra Bắc Việt Nam.  Ví dụ trong cuộc mít-tin tại Sài Gòn ngày 19-7-1964, kỷ niệm Ngày Quốc hận [ngày ký kết Hiệp định Genève 20-7-1954], trung tướng Nguyễn Khánh hô hào Bắc tiến.  Đại sứ Maxwell Taylor và các viên chức Mỹ có mặt tại cuộc mít-tin tránh né không bình luận. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: Mallard Press, 1989, tr. 42.)  Ngày 1-12-1965, trung tướng Nguyễn Chánh Thi gởi thư lên chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đề nghị Bắc tiến; đồng thời tướng Thi còn gởi thư cho đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn công khai đề nghị Bắc tiến. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam, một trời tâm sự, California: Nxb. Anh Thư, 1987, tt. 319=344.)  Năm 1972, trong mùa hè đỏ lửa. quân Bắc Việt Nam tràn qua vùng phi quân sự ở vĩ tuyến 17.  Quân đoàn I đề nghị đưa quân vượt qua vĩ tuyến 17 đánh ngược ra Bắc.  Được tin nầy, phía cố vấn Hoa Kỳ liền giới hạn cấp số xăng, cấp số đạn và ngưng tiếp tế lương khô cho Lữ đoàn 1 Kỵ binh Việt Nam Cộng Hòa nhằm chận đứng cuộc Bắc tiến. (Hà Mai Việt, Thép và Máu, Thiết giáp trong chiến tranh, Texas, 2005, tr. 103.)

Với chiến lược phòng thủ tại NVN, quân đội Hoa Kỳ không thất bại, nhưng quân đội Hoa Kỳ cũng không chiến thắng, dậm chân tại chỗ.  Trước tình hình nầy, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ quyết định thay đổi sách lược.

5.-  HOA KỲ THAY ĐỔI VÌ LÝ DO QUỐC NỘI

Chiến tranh kéo dài, dân chúng Hoa Kỳ mệt mỏi, chán nản, nổi lên phản đối.  Phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ lên mạnh chỉ sau vài năm Hoa Kỳ tham chiến.  Trong niên khóa 1969-1970, xảy ra 1,800 cuộc biểu tình, 7,500 người bị bắt giữ, 247 vụ đốt phá, 462 người bị thương mà 2/3 là cảnh sát và 8 người chết. Từ tháng 1-1969 đến tháng 2-1970 có 40,000 vụ ném bom, hay âm mưu ném bom, hay đe dọa ném bom liên hệ đến chiến tranh, gây thiệt hại 21 triệu Mỹ kim, hàng trăm người bị thương và 43 người chết. (Richard Nixon, No more Vietnams, London: W. H. Allen, 1986, tr. 126.)

Phong trào phản chiến Hoa Kỳ lên cao vì trong thời điểm nầy, ngoài quân đội chuyên nghiệp, Hoa Kỳ còn có binh sĩ động viên.  Thân nhân binh sĩ động viên phản đối mạnh mẽ chiến tranh vì sợ con em phải bỏ mạng trên chiến trường Việt Nam.  (Luật động viên ở Hoa Kỳ được bãi bỏ ngày 27-1-1973.  Ngày nay, quân đội Hoa Kỳ chỉ gồm toàn quân nhân chuyên nghiệp.)

Tin tức phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam, được các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đưa lên truyền hình, chiếu liên tục suốt ngày làm nản lòng dân chúng Hoa Kỳ.  Có thể nói phong trào phản chiến Hoa Kỳ là đồng minh hữu hiệu và là nội tuyến đắc lực của Công sản Việt Nam.  Các chính trị gía và các đảng phái muốn đắc cử, phải điều chính sách lược để thu phục lòng dân Hoa Kỳ, mới được phiếu bầu.

6.-  HOA KỲ THAY ĐỔI VÌ LÝ DO QUỐC TẾ

Vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, các chính trị gia Hoa Kỳ dựa trên quan niệm địa lý chính trị học (geopolitics), như sau: “Bắc Việt không thể tàn phá Hoa Kỳ trong vòng nửa giờ, hoặc tiêu hủy các thành phố, giết một nửa dân số, nhưng với hỏa tiễn nguyên tử, Liên Xô có thể làm được việc đó.  Trung Quốc tuy chưa ngang tầm của Liên Xô vì ít võ khí nguyên tử, nhưng lại đe dọa phần còn lại của Á châu vì ý hệ chính trị cứng rắn và vì dân số đông đảo của họ.” (Roger Warner, Shooting at the Moon [Bắn trăng], Steerforth Press, South Royalton, Vermont, 1996, tr. 333-334.)

Từ  đó, giới chính trị  Hoa Kỳ đưa ra nhận định mới.  “Hy sinh Nam Việt Nam mới thật là đáng giá.  Còn hơn là hao phí thêm nhiều sinh mạng người Mỹ và hàng tỷ mỹ kim để chống đỡ Nam Việt Nam mà ít hy vọng thắng lợi, tại sao không thỏa thuận thua cuộc để đổi lấy sự mở cửa Trung Quốc nhắm làm yếu đi kẻ thù thực sự là Liên Xô.” (Roger Warner, sđd. tr. 336.)  Lúc đó, cuộc tranh chấp Liên Xô – Trung Cộng càng ngày càng gay gắt.  Hoa Kỳ muốn khai thác mối chia rẽ nầy, lôi kéo Trung Cộng về phía Hoa Kỳ.

Bill Sullivan, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, trả lời một cuộc phỏng vấn rằng:  “Như thế, tôi đi đến kết luận, và điều nầy nghe ra có vẽ tráo trở, rằng không thắng cuộc chiến nầy thì chúng ta sẽ khá hơn.  Đặc biệt nữa là người Trung Quốc đã khai thông với chúng ta, và làm cho người Trung Quốc tách rời khỏi Liên Xô và nghiêng về phía chúng ta, đối với chúng ta còn quan trọng hơn nhiều việc chiến thắng ở Việt Nam.” (Roger Warner, sđd. tr. 336.)

Vì vậy, lúc đó người Hoa Kỳ nghĩ rằng: “Thua trận ở Việt Nam lành mạnh cho Hoa Kỳ hơn là thắng trận.  Rằng thua trận nằm trong quyền lợi quốc gia.  Rằng đó là lợi thế… Đó là quan niệm cấp tiến triệt để vào thời đó, rằng thua trận và phó mặc các đồng minh Đông nam Á của chúng ta cho số phận của họ, như thế mới đúng là cách làm của chúng ta.” (Roger Warner, sđd. tr. 333.)

Như trên đã viết, dù là tư bản hay cộng sản, quyền lợi của mỗi nước luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh.  Trước đây, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đến Nam Việt Nam để ngăn chận sự bành trướng của cộng sản nhất là Trung Cộng.  Nay cũng vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ tìm cách rút lui khỏi Việt Nam.  Năm 1969, tổng thống Richard Nixon đưa ra kế hoạch “Việt Nam hóa” chiến tranh (Vietnamization), là một mỹ từ để chỉ việc chuyển gánh nặng quân sự cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa, rồi Hoa Kỳ rút quân đội Hoa Kỳ về nước.

Đồng thời, Hoa Kỳ nhận thấy hố chia rẽ giữa Trung Cộng và Liên Xô càng ngày càng sâu rộng.  Hoa Kỳ tìm cách thân thiện với Trung Cộng, vừa nhờ Trung Cộng áp lực với Bắc Việt Nam để Hoa Kỳ rút quân, đem tù binh Hoa Kỳ về nước, vừa lôi kéo Trung Cộng về phía Hoa Kỳ, tách xa Liên Xô.

7.-  TRUNG CỘNG: THAM VỌNG XUỐNG ĐÔNG NAM Á

Các lãnh tụ Trung Cộng không khác gì các vua chúa Trung Hoa ngày xưa, luôn luôn nuôi mộng xâm lăng Việt Nam để tràn xuống Đông Nam Á.  Lịch sử cho thấy quân đội Trung Hoa thời quân chủ không thể chiến thắng được quân đội Đại Việt.  Vì vậy, lần nầy, Trung Cộng thay đổi sách lược, nhìn ra Biển Đông nhắm đến Hoàng Sa, là quần đảo của Việt Nam trong Biển Đông, nằm trên thủy lộ chiến lược từ eo biển Malacca ra Thái Bình Dương.

Nguyên từ 24-2 đến 29-4-1958 tại Genève, Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội nghị về luật biển. Do những tranh cãi tại Genève về chiều rộng của hải phận quốc gia và hải phận quốc tế, Mao Trạch Đông tuyên bố ngày 28-6-1958: “Hiện nay, Thái Bình Dương không yên ổn.  Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and Jon Halliday, The Unknown Story MAO, New York: Alfred A. Knopf, Publisher, 2005, tr. 426.) Phát biểu nầy là khởi đầu cho chủ trương mới của Trung Cộng về Biển Đông và Thái Bình Dương.

Năm tháng sau, ngày 4-9-1958, Quốc hội Trung Cộng đưa ra bản tuyên cáo về hải phận, gồm 4 điều.  Trong 4 điều nầy, Trung Cộng đưa ra hai điểm quan trọng: 1) Xác định hải phận Trung Cộng rộng 12 hải lý. 2) Xác định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc lãnh thổ Việt Nam, là của Trung Cộng (điều 1 và điều 4).

Đáp lại tuyên cáo ngang ngược nầy, Phạm Văn Đồng thủ tướng Bắc Việt Nam, thừa lệnh Hồ Chí Minh và bộ Chính trị đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam, gởi cho Trung Cộng công hàm ngày 14-9-1958, tán thành bản tuyên cáo ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Cộng, tức Bắc Việt Nam tán thành chuyện hải phận 12 hải lý của Trung Cộng, đồng thời tán thành luôn  rằng các quần đảo Hoàng Sa,và Trường Sa, thuộc lãnh thổ Trung Cộng.  Đây là tội phản quốc lớn lao nhất trong lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim.

Năm 1963, trong cuộc họp với đại diện đảng Lao Động Việt Nam (tức đảng Cộng Sản Việt Nam), Mao Trạch Đông nói: “Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á.”  Tháng 8-1965, trong cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Singapore…” (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua, Hà Nội: NXB Sự Thật, 10-1979, Chương “Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc”.)  Trong khi đó, Hoa Kỳ xích lại với Trung Cộng từ năm 1971.

8.-  HOA KỲ – TRUNG CỘNG XÍCH LẠI GẦN NHAU

Tháng 3-1969, chiến tranh giữa Liên Xô và Trung Cộng bùng nổ ở trên sông Ussuri.  Trung Cộng muốn tìm một đồng minh mới để làm đối trọng với Liên Xô.  Trong khi đó, Hoa Kỳ đang tìm cách rút lui dần dần khỏi Việt Nam, cũng muốn thân thiện với Trung Cộng để nhờ Trung Cộng áp lực với Cộng sản Việt Nam và tách Trung Cộng ra khỏi Liên Xô.  Hai kẻ cựu thù Hoa Kỳ và Trung Cộng nay đều có nhu cầu xích lại gần nhau.

Sau một thời gian thăm dò, liên lạc, thương thuyết mật giữa các phái đoàn Hoa Kỳ và Trung Cộng, ngày 9-7-1971, Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh.  Năm sau, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đi thăm Trung Cộng ngày 21-2-1972.  Nixon thông báo cho các lãnh tụ Trung Cộng biết là Hoa Kỳ sẽ đơn phương rút quân khỏi Nam Việt Nam, không đòi hỏi Bắc Việt Nam rút quân khỏi Nam Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ không báo cho Việt Nam Cộng Hòa biết.

Khi Richard Nixon về nước, Chu Ân Lai qua Hà Nội tường thuật cho giới lãnh đạo Bắc Việt Nam.  Bắc Việt Nam liền mở cuộc tấn công Nam Việt Nam mạnh mẽ từ tháng 4-1972. (Mùa hè đỏ lửa).  Lúc đó, “Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để trao đổi một “bức điện miệng” nhắn Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa”.” (Henry A. Kissinger, Ending the Vietnam War, New York:  Nxb. Simon & Schuster, 2003, tr. 246. Huy Đức trích lại, Bên thắng cuộc, I: Giải phóng, New York: Osin Book, 2012 , tr. 109.)  Đổi lại, Trung Cộng giúp Hoa Kỳ bằng cách áp lực Bắc Việt Nam trở lại thảo luận nghiêm chỉnh tại Hội nghị Paris, nhằm giải quyết chiến tranh Việt Nam.

Như thế, ngay từ năm 1972, Hoa Kỳ ngầm hứa hẹn đồng ý để cho Trung Cộng tự do hành động ở Hoàng Sa. Trung Cộng chờ đợi cơ hội ra tay.  Cuối cùng, Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19-1-1974.

Cần chú ý về thời điểm nầy: 1) Sau hiệp định Paris (27-1-1973), Hoa Kỳ rút quân hoàn toàn ra khỏi Nam Việt Nam, và không trở lui nữa. 2)  Liên Xô tăng cường viện trợ gấp 4 lần cho Bắc Việt Nam để tấn công Nam Việt Nam. 3) Nam Việt Nam bận rộn chống đỡ cuộc tấn công của Bắc Việt Nam. 4) Trung Cộng dự đoán Bắc Việt Nam sẽ thắng thế, nên quyết định chiếm Hoàng Sa trước khi Nam Việt Nam sụp đổ. 5) Đầu năm 1974, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tìểu Bình quyết định kế hoạch tấn công Hoàng Sa.  Ngày 17-1-1974, Mao Trạch Đông phê chuẩn báo cáo của Diệp Kiếm Anh xin đánh Hoàng Sa. (Tân Hoa Xã ngày 6-8-2013 và BBC ngày 20-12-2013.)

9.-  PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ SAU TRẬN HOÀNG SA

Lúc đó Cơ quan Trung Ương Tình báo (CIA) Hoa Kỳ theo sát tình hình Biển Đông và Hoàng Sa.  Hằng ngày, CIA ra bản tin Central Intelligence Bulletin (CIB) và trình nạp thẳng đến Văn phòng tổng thống Hoa Kỳ.  Bản tin ngày 19-6-1971 viết: “Những đoàn công voa hải quân từ Yu-lin (Du Lâm) trên đảo Hải Nam hiện tới Hoàng Sa thường xuyên, nhất là Woody Island (đảo Phú Lâm), một trong những đảo lớn nhất trong nhóm. Bảo vệ đoàn tàu chủ yếu là tàu khu trục, là tàu chiến lớn nhất trong hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.”  (BBC, ngày 30-12-2013.) Như thế Chính phủ Hoa Kỳ nắm bắt rất rõ những hoạt động của Hải quân Trung Cộng ở Biển Đông. Năm 1972, khi xảy ra chiến cuộc “Mùa hè đỏ lửa”, Hoa Kỳ đã giao cho Trung Cộng một “thông điệp miệng” về vấn đề Hoàng Sa (đã trình bày ở trên).

Trong trận Hoàng Sa, quân đội Hoa Kỳ hoàn toàn làm ngơ và tránh xa Hoàng Sa, đến nỗi phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại “gọi điện thoại về Bộ tư lệnh Hải Quân xin can thiệp với cố vấn Mỹ yêu cầu Đệ thất Hạm đội Mỹ vớt các thủy thủ Việt Nam, nhưng dường như họ có được chỉ thị nên không một chiến hạm nào đến gần nơi cuộc xảy ra hải chiến.” (Hồ Văn Kỳ Thoại, Can trường trong chiến bại, tr. 171.)

Sau trận Hoàng Sa, gặp Han Hsu (Han Xu), quyền trưởng phái đoàn liên lạc TC tại Washington DC ngày 23-1-1974, ngoại trưởng HK Kissinger nói: “Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo nầy.”  (BBC Vietnamese, cập nhật 12:24 GMT – thứ Hai, 3 tháng 10, 2011.)

Gần một tuần sau trận Hoàng Sa (19-1-1974), trong cuộc họp tại Bộ Ngoại giao HK ngày 25-1-1974, do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ tọa, đô đốc Thomas H. Moorer, tham mưu trưởng Liên quân HK, báo cáo với Kissinger: “Chúng ta đã tránh xa vấn đề… Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực [Hoàng Sa].” (BBC Vietnamese, cập nhật 12:24 GMT – thứ hai, 3 tháng 10, 2011.)

KẾT LUẬN

Chiến tranh lạnh toàn cầu đưa đến trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974.  Ngược lại trận Hoàng Sa đánh dấu sự thay đổi mối quan hệ quốc tế trong chiến tranh lạnh toàn cầu.

Trận Hoàng Sa một lần nữa cho thấy khi Việt Nam có nội chiến, đất nước chia rẽ, nội lực dân tộc sút giảm, kẻ thù bên ngoài thừa cơ hội xâm lăng nước ta.

Trận Hoàng Sa tiêu biểu cho lập trường bảo vệ đôc lập, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Việt Nam Cộng Hòa.  Trong khi đó, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản, làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, phạm tội phản quốc, nhượng đất đai của tổ tiên cho ngoại bang, để mưu cầu viện trợ nhằm tấn công Việt Nam Cộng Hòa, thực hiện tham vọng thống trị toàn cõi Việt Nam.

Hoa Kỳ đến giúp Việt Nam Cộng Hòa vì quyền lợi của Hoa Kỳ, và cũng vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẵn sàng rút quân về nước, bỏ rơi đồng minh.  Từ năm 1972, Hoa Kỳ đã ngầm thỏa thuận về Hoàng Sa với Trung Cộng. Cũng vì quyền lợi của Trung Cộng, Trung Cộng sẵn sàng tách ra khỏi Liên Xô và xích lại gần với Hoa Kỳ, làm thay đổi cục diện chiến tranh lạnh toàn cầu.

Đây là một kinh nghiệm quý báu về vấn đề đồng minh trong tương quan quyền lợi giữa các nước.  Chỉ có đồng minh khi có quyền lợi.  Hết quyền lợi, hết đồng minh.

Chiếm được Hoàng Sa, chẳng những Trung Cộng kiểm soát sự lưu thông trên Vịnh Bắc Việt, mà còn kiểm soát thủy lộ từ Malacca qua Biển Đông, nhập vào Thái Bình Dương.  Trong tương lai Hoàng Sa càng trở nên quan trọng khi Trung Cộng bắt đầu thành lập khu vực “nhận diện phòng thủ không phận” (Air Defense Identification Zone = ADIZ) trên quần đảo nầy.

Khi Hoa Kỳ thay đổi sách lược toàn cầu, rút quân và cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, Nixon và Kissinger dự liệu là Việt Nam Cộng Hòa có thể bị sụp đổ trong vòng 18 tháng sau hiệp định Paris. (Kenneth Hughes, The Paris “Peace” Accords Were a Deadly Deception (Jan 31, 2013).

Tuy nhiên, quân đội Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục chiến đấu anh dũng, chống trả cộng sản mãnh liệt, khiến Kissinger đã than một câu để đời: “Tại sao họ không chết lẹ đi cho rồi?  Điều tệ nhất có thể xảy ra là họ cứ sống dai dẳng hoài.” (Ron Nessen, It Sure Looks Different from the Inside, Chicago: Playboy Press, 1978, tr. 129.  Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter trích dẫn, Hồ sơ mật dinh Độc Lập, Los Angeles: C K Promotions, INC, 1987, tr. 512.)

Nghe câu nầy thì thật buồn cho thế thái nhân tình, nhưng đồng thời phải khâm phục sức chiến đấu của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.  Quân đội chúng ta không thua trận, nhưng phải ngưng chiến đấu vì sự thay đổi của hoàn cảnh chính trị thế giới.

Hoàn cảnh chính trị thế giới và bạo lực CS đã đẩy chúng ta ra khỏi Việt Nam, nhưng không một thế lực nào có thể đẩy Việt Nam ra khỏi trái tim chúng ta.  Người Việt luôn luôn nuôi mộng trở về quang phục quê hương, giải thể chế độ cộng sản bạo tàn, đòi lại Hoàng Sa cho tổ quốc thiêng liêng.

Ngày nay tình hình Đông Á đang thay đổi một lần nữa, là cơ hội cho chúng ta vận động giải thể nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.  Người Việt Hải ngoại chúng ta cần phải hết sức ủng hộ một cách thực tế những nhà tranh đấu dân chủ trong nước, những phong trào đòi hỏi dân chủ trong nước.  Trào lưu dân chủ sẽ xóa bỏ độc tài.

Chỉ khi nào chế độ cộng sản Việt Nam bị giải thể thì người Việt mới bắt đầu tính sổ đòi đất, đòi biển với Trung Cộng; bởi vì giải thể chế độ cộng sản Việt Nam mới chấm dứt những cam kết ngầm giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và đảng Cộng Sản Trung Quốc, từ thời Hồ Chí Minh năm 1950 cho đến Hội nghị Thành Đô năm 1990.  Chấm dứt những cam kết ngầm mới có thể nói chuyện đòi đất đòi biển trở về với tổ quốc chúng ta.

© Trần  Gia Phụng

(California, 05-01-2014)

 

88 Phản hồi cho “Trận Hoàng Sa trong chiến tranh lạnh toàn cầu”

  1. lethiep says:

    BBC- thứ hai, 31 tháng 12, 2012

    Hồi 2008, nhân chuyện Thượng nghị sỹ John McCain ra tranh cử tổng thống Mỹ, hãng tin Nga (RIA Novosti) đưa tin một cựu phi công Liên Xô, ôngBấmYury Trushvekin, nói chính ông là người đã bắn hạ phi cơ của ông John McCain trên bầu trời Hà Nội năm 1967.

    Nhưng hãng tin Nga cũng nói sự hiện diện của quân đội Liên Xô tại Bắc Việt Nam hồi đó “chưa bao giờ được công nhận chính thức” dù sau khi Liên Xô tan rã các nhóm “cựu chiến binh từ Việt Nam’ của Nga vẫn làm lễ kỷ niệm không chính thức.

    Có vẻ như khác với người Trung Quốc, các sỹ quan và binh sỹ Liên Xô đã tác chiến cùng đồng đội Việt Nam, như theo lời kể của ông Trushvekin.

    Trong một bài gần đây trên trang Bấmtopwar.ru bằng tiếng Nga được một số trang mạng tiếng Việt dịch lại, một cựu sỹ quan Nga khác đã xác nhận chuyện cùng chiến đấu và sinh hoạt với bộ đội Việt Nam.

    Ông Nicolai Kolesnhik, một cựu chiến binh Nga ở Việt Nam, trả lời trang web của Nga, nói từ năm 1965, ông cùng các đơn vị Liên Xô tham gia phòng thủ Bắc Việt Nam bằng tên lửa chống lại không quân Hoa Kỳ.

    Ông Kolesnhik cũng nói về sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô rất lớn “khoảng hai triệu USD một ngày trong suốt tất cả những năm chiến tranh” và trong đó vũ khí, khí tài chiếm số lượng lớn.

    “Hai nghìn xe tăng, bảy nghìn pháo và súng cối, hơn năm nghìn súng cao xạ phòng không, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay, 120 máy bay trực thăng, hơn 100 tàu chiến,” ông Koleshnik nói.

    Ông cũng cho biết: “Từ tháng 7/1965 đến cuối 1974 gần 6500 nghìn sĩ quan và tướng lĩnh và hơn 4500 binh lính hạ sĩ quan của các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia tác chiến tại Việt Nam.”

  2. lethiep says:

    *** Theo tài liệu của Vietnam War Statistics thì Trung Cộng đã gửi 327000 quân vào miền Bắc Việt Nam ( China has opened its records on the number of uniformed Chinese troops sent to aid their Communist friends in Hanoi . In all, China sent 327,000 troops to North Vietnam ).

    *** Tin Reuteurs, Tuesday, May 16, 1989
    HONG KONG (Reuteurs)

    16 tháng 5, 1989 – Lần đầu tiên Trung Quốc thú nhận đã gửi hơn 300.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam.

    Hãng Thông tấn bán chính thức của Trung Quốc (China News Service) trong một bài báo cho biết Trung Quốc đã gởi 320.000 lính sang Việt Nam trong những năm 1960. Trung Quốc cũng đã chi trên 20 tỷ USD để viện trợ quân đội chính quy Bắc Việt của Hà Nội và các đơn vị quân du kích Việt Cộng. Bài báo trích “Lịch Sử Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Nhà Xuất bản Văn khố Nhà nước phát hành, cho biết có hơn 4.000 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng trong chiến tranh.

  3. Tuổi trẻ says:

    …Rồi đây, lịch sử Việt Nam sẽ ghi:
    - Ông Phạm Văn Đồng quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, với tư cách là Thủ Tướng Chính phủ CS, ngày 14/9/1958 đã ký công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
    - Ông Trần Đức Lương quê ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, với tư cách là Chủ Tịch Nước, ngày 30/12/1999 đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền nhượng cho Trung Quốc hàng ngàn cây số vuông, tiếp đến ngày 25/12/2000 đã ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ tiếp tục nhượng hàng chục ngàn cây số vuông mặt biển cho Trung Quốc.
    Vậy là Quảng Ngãi có hai tên tội đồ cùng tham gia bán nước dưới triều đại Hồ Chí Minh.
    Nhân dân Mộ Đức, Quảng Ngãi có thể có sự kính trọng, tự hào được không? Không, hoàn toàn không! Ngay cả chính con cháu trong tộc họ Phạm không ai dám ngẩng mặt để tự hào là con cháu ông Phạm Văn Đồng…
    Có lẽ vì vậy mà Cộng Sản không dám đưa xác Phạm văn Đồng về chôn ở quê nhà, còn Trần Đức Lương khi hết làm Chủ tịch nước cũng không dám vác mặt về Quảng Ngãi.
    Kể ra thì PV Đồng cũng biết sám hối, khi cuộc đời đã vào xế chiều sống trong bóng tối của sự mù lòa và sự khinh bỉ của nhân dân, ông có lời than:
    “Không ai làm Thủ tướng lâu như tôi và cũng không ai làm khổ dân nhiều hơn tôi!”
    Có lẽ đó là câu nói duy nhất đúng trong cuộc đời của ông…

    Đỗ Mai Lộc.

  4. UncleFox says:

    Ai hận thù quê hương đất nước ? Cái thói bợ đít, xem mấy thằng lãnh đạo Việt Cộng là “quê hương đất nước”, “Tổ quốc” …chứng tỏ cái tâm trạng của loài Kẩu Nô chỉ biết tâng hót bất chấp liêm sỉ .
    Bầy đàn ? Ai bầy đàn đục khoét công quỹ quốc gia ? Cái mà kậu Tư Sang gọi là “bầy sâu” đấy .
    Biểu tình thể hiện nếp sống dân chủ, bất cứ quốc gia nào có dân chủ thì dân được phép biểu tình . Độc tài, Cộng Sản thì rất kỵ việc biểu tình nên Kim Khanh lồng lộn điên tiết như như mấy mụ khùng, trông tức cười quá !
    Cái bọn cờ vàng nó biểu tình chống nhau nhiều hơn chống Cộng Sản thì Kim Khanh phải mừng chứ . Sao lại chỉ trích chúng làm gì ? Hề hề, chúng mà thôi chống nhau, đoàn kết lại thì có phải đám Kẩu Nô cò mồi rự nợn viên như em mất job, đói rã họng ra đấy không ? Sao ngu thế ?
    Văn hoá đầu đường xó chợ là cái loa Kim Khanh đây chứ còn ai . Bố mẹ cho ăn học có cái chữ để giúp bản thân, gia đình, xã hội … ai muốn đẻ con ra cho nó chửi người tốt, bợ đít bọn Việt Cộng phản dân hại nước bao giờ ! Khốn nạn thay bố mẹ nào đã đẻ ra cái thứ người gian giảo như em .

  5. lethiep says:

    Nhiều tướng, tá trong quân đội CS lên tiếng chỉ trích gay gắt bè lũ nguỵ quyền Quỷ Đỏ Việt cộng :

    ***Trung tướng Trần Độ: “Tại sao chiếm được miền Nam năm 1975, một nửa đất nước trù phú như vậy mà chỉ vài năm sau đã đưa cả nước vào tình trạng nghèo đói ngắc ngoải như vậy?”

    …Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài. Nó tàn phá cả một dân tộc, huỷ hoại tinh anh của nhiều thế hệ “.

    *** Trung tướng Đặng Quốc Bảo -Hiệu trưởng trường kỹ thuật quân sự, Bí thứ thứ nhất Đoàn Thanh niên CS, Trưởng ban Khoa giáo trung ương Đảng. ngày 16 tháng 10 năm 2013, đã công khai phát biểu rằng : : «Tôi bị bệnh hiểm nghèo, không còn sống được lâu, phải nói lên sự thật, đảng CS cần từ bỏ chế độ toàn trị, thi đua cạnh tranh với các tổ chức chính trị khác của nhân dân, trả cho nhân dân các quyền tự do dân chủ ».

    Đại tá Phạm Đình Trọng:“…đảng CSVN, một tổ chức chính trị đã dùng bạo lực tàn nhẫn ứng xử với dân tộc Việt Nam văn hiến và đã đem lại cho nhân dân Việt Nam một thế kỉ cách mạng, chiến tranh đẫm máu, li tán dân tộc, tan hoang đất nước.

    “Đảng cộng sản tồn tại bằng độc quyền quyền lực. Xóa bỏ độc quyền quyền lực là xóa bỏ sự tồn tại của đảng cộng sản. Hiện nay đảng cộng sản đã là một sản phẩm lỗi thời của lịch sử…

    “Đảng cộng sản tự đặt vào thế đối lập với nhân dân, trở thành vật cản của dòng chảy lịch sử, kìm hãm đất nước trong trì trệ, đưa đất nước vào khũng bố, đàn áp đẫm máu, vào bạo loạn, rối ren, giam cầm nhân dân trong ngục tù, nhục hình của chuyên chính vô sản, đày ải, vô hiệu, thủ tiêu nhiều tài năng, trí tuệ và khí phách dân tộc”.

    *** Đại tá Phạm Quế Dương – tổng biên tập tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân: “Cộng sản vừa bất tài vừa bất lực, vừa bất lương”

    *** Đại tá điệp báo Phạm Xuân Ẩn than thở : Tất cả những lời nói về giải phóng trong “hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm qua” sản xuất ra được cái này, cái xứ sở nghèo nàn, rách nát bị cai trị bởi một bọn lý thuyết gia ít học, tàn bạo và độc đoán

    ***Đại tá Nguyễn Khải- Đại biểu Quốc Hội CS. Phó tổng thư ký Hội Nhà Văn CS – trong tác phẩm “Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất“ nhận định về cái thành quả của cuộc chiến tranh như sau:
    “Dân tộc việt Nam lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chiụ một số phận nghiệt ngã đến vậy! Một xã hội tan nát, lòng người chĩu nặng những phiền muộn ưu tư, mà là những người đã hết lòng hết sức với kháng chiến bằng cách này hay cách khác”.

    *** Đại tá công an Lê Hồng Hà, nguyên chánh văn phòng Bộ Công an , trong bức thư chất vấn bộ trưởng Công an Lê Minh Hương , ông viết:

    “Đối với dân tộc Việt nam, học thuyết Mác là học thuyết ngoại nhập…Không giúp lý giải được xã hội Việt nam với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng toàn khác với Tây Âu, rất dể dẫn cách mạng VN đi chệch đường và do đó gây nên tổn thất, gây đổ vỡ, gây kiềm hãm sự phát triển…”

    ***Trung tá Trần Anh Kim nói rõ cái nguồn gốc của đảng Cộng sản như sau:

    “Khi đảng hình thành, họ thu nạp phần lớn những kẻ khố rách áo ôm, kém học vấn rất vô văn hóa, rồi đảng dậy cho lũ cốt cán cách“ vu oan giá họa”, “ ngậm máu phun người”…Những thành phần trên được tập hợp lại thành một tổ chức gọi là“ đảng Cộng sản Việt Nam”.

    “ Thời kỳ đổi mới, đảng Cộng sản Việt Nam lộ nguyên hình là một đảng ăn cướp. Hành vi ăn cướp của đảng càng ngày càng thô thiển, trắng trợn, dã man, tàn bạo…, sự suy đồi về đạo đức cũng càng ngày, càng tồi tệ!”

  6. Nguyễn Phan says:

    …Hơn nữa, nên lưu ý: chiến tranh trên biển khác hẳn chiến tranh trên đất liền. Đánh nhau trên đất liền, ngoài vũ khí, còn nhiều yếu tố khác chi phối kết quả, ví dụ, chiến thuật, lòng dũng cảm, và quan trọng nhất, thời gian cũng như sự đoàn kết của mọi người, với nó, người ta có thể phát động chiến tranh nhân dân. Hình thức chiến tranh nhân dân ấy không thể áp dụng trên biển. Không thể đánh du kích trên biển. Trên biển, yếu tố chủ đạo để dẫn đến thắng lợi chỉ có một: vũ khí. Mà vũ khí thì, dù Việt Nam có đổ ra bao nhiêu tiền để mua, cũng không thể địch lại Trung Quốc. Trong hoàn cảnh hiện nay, nếu xung đột quân sự xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, để có thể chiến thắng, Việt Nam chỉ có một cách duy nhất: kéo cuộc chiến ấy vào đất liền. Chứ không phải trên các hòn đảo xa xôi ngoài Biển Đông.
    Không thể chiếm lại được Hoàng Sa, nhưng chọn thái độ im lặng và né tránh như cái điều chính quyền Việt Nam hiện nay đang làm cũng là sai.
    Sai, thứ nhất, đối với Trung Quốc, sự im lặng hay né tránh của Việt Nam là một món quà tuyệt hảo dành cho Trung Quốc, vốn chỉ muốn lần khân kéo dài để đặt thế giới vào cái thế đã rồi, kiểu cứt trâu lâu hóa bùn, theo cách nói dân gian của Việt Nam. Với thời gian, sự chiếm đóng của Trung Quốc trên Hoàng Sa trở thành một sự kiện lịch sử, một điều có vẻ như hiển nhiên, đương nhiên, không thể đảo ngược được.
    Sai, thứ hai, đối với quốc tế, việc im lặng hay né tránh của chính quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa đồng nghĩa với việc thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo ấy, và cùng với nó, trên một phần của Biển Đông. Sự thừa nhận, dù một cách mặc nhiên ấy, sẽ khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn trên hai mặt trận khác: Một, chống lại con đường lưỡi bò do Trung Quốc áp đặt; và hai, hình thành những liên minh quốc tế có khả năng chống trả lại sự bành trướng của Trung Quốc…

    Nguyễn Hưng Quốc.

    • Tudo.com says:

      Rất đồng ý với Nguyễn Hưng Quốc.

      Hiện tại, cuộc chiến Biển Đông đối với VN không hao tốn xương máu và ít tiền bạc nhất là kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm.
      Nhưng Hà Nội không làm, không dám làm vì bản chất bán nước cầu vinh. Rồi lại bày trò mua tầu lặn, tàu nổi để bịp dân thêm lần nữa. Nhớ lại trước 1975, Hà Nội vận động không chỉ khối CS, mà toàn thế giới bằng mọi cách để chiếm cho được Sài Gòn.

      Bây giờ dân VN, thấy rõ, CSVN “khôn nhà dạy chợ” !

  7. Bút Thép VN says:

    Nhắc đến Hoàng Sa là nhớ đến Gạc Ma.

    64 Liệt sĩ hy sinh ở Trường Sa 14-3-1988 là bởi quân đội nước nào bắn giết?

    64 liệt sĩ đã bị súng đạn của Tầu sát hại, vậy mà báo chí nhà nước CSVN không dám đả động đến tên kẻ sát nhân, tại sao? Tại sao? Tại sao thế, có phải tại nhà nước CSVN quá hèn???

    • lethiep says:

      Giặc Tàu kéo tàu chiến tới cướp Trường sa, bọn nguỵ quyền Việt cộng đẩy tàu buôn ra chống cự . Ha ha. Rốt cuộc ,Gạc ma : Mồ chôn các chiến sĩ hải quân Việt cộng do sự hèn nhát khiếp nhược của bè lũ ngụy quyền Việt cộng .

      Các trích đoạn từ bản tin của BBC và VNExpress:

      ***BBC – Ngày 14/3/1988, một lực lượng hải quân hùng hậu của Tàu cộng đã tiến vào khu vực quần đảo Trường Sa. Lực lượng này bao gồm: 3 khu trục hạm, 7 tàu cao tốc, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

      Phía Việt Nam chỉ gửi ra có 2 tàu buôn.

      Người lính sống sót Trương Văn Hiền, trong cuộc phỏng vấn của BBC ngày 5/10/09, mô tả lại rằng “Trận đánh không cân sức kết thúc mau chóng, chỉ 15 phút sau thì chìm tàu”. Các tàu của Việt Nam đều bị bắn chìm, 3 người tử trận, 11 bị thương và 70 người bị mất tích.

      ******VnExpress viết: “Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì các tàu chiến của đối phương lao đến dùng pháo lớn bắn vào tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma, nổ súng vào bộ đội”.

      Theo thống kê chính thức, ngoài con số 64 thủy thủ thiệt mạng, Việt Nam bị đánh chìm ba tàu vận tải.

      Sau trận này, Trung Quốc đã chiếm kiểm soát đảo Gạc Ma.

      • Hoàng says:

        Nói ngu quá nhỉ. Tàu vận tải quân sự của công binh hải quân, cụ thể là của lữ đoàn 83 công binh hải quân đóng tại quân cảng Đà Nẵng thuộc vùng 3 hải quân, chở vật liệu ra đảo để lập tram canh gác thể hiện chủ quyền của Việt Nam, có ký hiệu là HQ, tức là của hải quân mà sao gọi là tàu buôn?

      • Thích Nói Thật says:

        Có đánh đâu mà cân sức với không cân sức!

        Đã biết TQ dồn lực lượng tiến chiếm Gạc Ma, vậy mà CSVN cho đổ quân ra cắm cờ trên đảo làm bia cho quân TQ nghắm bắn!

        Đây là hành động ngu dốt và dã man của CSVN, coi quân lính như cỏ rác!

  8. Kẻ Giác Ngộ says:

    Trích: “Bóng ma Cộng sản kinh khủng thật, nó ám vào dân Cờ vàng từ trước năm 1975 đến nay mà dân Cờ vàng vẫn chưa hết sợ, vẫn còn nửa tỉnh nửa mê. Lúc nào cũng mê thấy có Cộng sản, chỗ nào cũng mê thấy có Việt cộng nằm vùng” (Kim Khanh).

    Kim Khanh đang ngủ mớ giữa ban ngày?

    CSVN không phải là “bóng ma” mà là những kẻ ác đang sống sờ sờ ở VN và gây đau khổ, bất hạnh cho muôn dân, chúng làm cho đất nước bị tụt hậu thua xa cả Thái Lan, Đại Hàn, Đài Loan!

    Giờ đây cán bộ CSVN cho con đi du học khắp nơi bằng tiền tham nhũng, ăn cắp của nhà nước và cướp giật của nhân dân!

    dưới đây là bằng chứng nè:

    CHỬI MỸ VÀ THẺ XAN ĐI MỸ
    Phong trào đi Mỹ theo một cựu cán bộ tuyên huấn Nhà Nước Việt Nam (Trần Mạnh Trung
    Cán bộ Tuyên Huấn Nhà Nước VN hưu trí)

    Kim Khanh có “ghét Mỹ” bằng, hay giống như Hồ Thu Hồng – tức blog Beo không?

    • Hoàng says:

      “Bóng ma Cộng sản” là do chế độ VNCH trước đây nói chứ có phải Kim Khanh hay người Cộng sản tự nhận đâu. Bằng chứng là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói: “Ăn cơm quốc gia, thờ MA CỘNG SẢN”.

  9. Hồ Bác Cụ says:

    Đọc những lời bàn của bọn DLV, người ta nhận ra rằng bọn chúng thực tâm rất mong VN ta nằm dưới sự cai trị của Tàu để bọn chúng được tự do bóc lột xương máu của nhân dân, tha hồ vung vít tiền bạc du hí nhiều nơi trên thế giới để buôn lậu cho đảng. Có kẻ là tay sai của bọn bán nước CSVN lại dám hỗn xược mang nick Trần Hưng Đạo. ĐM, Trần Hưng Đạo mà sống lại, thì sẽ đem toàn bộ gia đình và 3 họ bọn V+ ra chém để tế cờ trước khi ra trận. Báo chí còn lưu lại trong thư viện, văn khố ghi rõ ràng bọn V+ đã từ chối cùng với VNCH lên án Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa. Đã thế, bọn chúng còn cho báo lá cải của đảng lu loa “Thà để cho Tàu chiếm còn hơn My~ Ngụy chiếm”. Chưa có động vật nào thích ăn K..K của Tàu như động vật CSVN!!!

  10. Minh Đức says:

    Diễn tiến của chuyện Tân Tam Quốc vào thế kỷ 20:

    1971: Kissinger bí mật đi Bắc Kinh.

    1971: Hãng dầu Mỹ sang thăm dò thềm lục địa Việt Nam và tuyên bố có dầu hỏa. Báo chí Sài Gòn viết là theo chuyên viên Mỹ trữ lượng dầu ở biển Đông vô cùng lớn, lớn hơn trữ lượng dầu của Arab Saudi gấp bội. Nếu đem so trữ lượng dầu ở Araba Saudi với trữ lượng dầu ở biển Đông thì trữ lượng dầu của Arab Saudi giống như là cái tem dán lên mông con voi.

    1972: Tổng thống Mỹ Richard Nixon công khai đi Bắc Kinh.

    1973: Ký Hiệp Định Ba Lê, Mỹ chắc chắn không còn tham chiến ở miền Nam.

    1973: Lê Duẩn lén cho người tiếp xúc với hãng dầu hỏa để nhờ thăm dò dầu hỏa ở vùng Hoàng Sa sau này.

    1974: Trung Quốc đem quân chiến Hoàng Sa. Mỹ khoanh tay đứng nhìn .

    Mỹ đã định bỏ miền Nam mà sao còn cho hãng dầu đến thăm dò thềm lục địa Việt Nam làm gì? Cái tin có dầu hỏa ở Hoàng Sa khiến cho Lê Duẩn nuốt lời hứa với Trung Quốc, định cho người thăm dò dầu hỏa ở Hoàng Sa và giữ luôn, không cho Trung Quốc khai thác. Trung Quốc thấy CSVN sẽ không trao Hoàng Sa cho mình khi chiếm được miền Nam nên ra tay lấy Hoàng Sa trước.

    Mỹ tung tin có dầu hỏa làm cho anh em vô sản đánh nhau vỡ đầu. Mỹ không chỉ rút đi mà còn chơi đểu, trước khi rút đi làm sao bảo đảm cho các nước CS quay ra đánh nhau. Có thế mới làm cho thuyết Domino mất hiệu quả. Kissinger cũng có lén gặp Pol Pot. Tuy hai bên chẳng bàn gì quan trọng nhưng làm cho CSVN không dám tin Pol Pot nữa.

    Mỹ không có bậc kỳ tài như Khổng Minh nhưng cũng biết chơi trò Tam Quốc. Ba nước chống nhau thì lựa thằng yếu hơn mà liên kết để đánh thằng mạnh. Thằng yếu hơn là Trung Quốc. Giữa Ngụy và Ngô, Khổng Minh cũng lựa Ngô yếu hơn để liên kết. Cái thế Tân Tam Quốc này không phải là một mưu sĩ nghĩ ra mà là ý kiến của nhiều người như ông Trần Gia Phụng trích dẫn ở trên. Mỹ không có lãnh tụ vĩ đại, không có quân sư kỳ tài nhưng nhờ để cho dân có quyền tự do được bàn về chính trị, ai cũng được quyền nói, nói không bị tội, nên có bao nhiêu là mưu sĩ chứ không phải chỉ có mình Khổng Minh như Lưu Bị hay chỉ có hơn chục người trong Bộ Chính Trị như ở các xứ Cộng Sản.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Kiến thức của ngài Minh Đức kinh khiếp quá , na ná ngang hàng hoặc hơn cả Dâm Tráng Sĩ

      Khâm phục !

      Lê Duẫn đúng là lật đật có kêu Nga khai thác dầu hỏa ở biển Đông ngay sau đó làm thế đối trọng, đồng thời để trả nợ…

      Nga có làm nhưng lại không thèm thuồng dầu hỏa ở biển Đông cho lắm…bởi dầu ở Liên Xô , múc còn không hết…

      Giới chiến lược Nga lại có Ý muốn đục Trung Quốc ở trên bộ , biên giới phía Tây , Bắc Trung _Nga hơn là đục ngoài biễn ( quá sai lầm !)

      Hai triệu quân Nga đứng ở biên giới chờ sẵn

      Thế nhưng Brezhnev dừng lại ở đây vì không muốn trai cò mổ nhau , ngư ông đắc lợi

      Hai triệu quân đóng đó mà không đánh đấm gì suốt 20 năm , đương nhiên chỉ có hại cho Nga chớ không có lợi…( quá sai lầm !)

      • DâM TiêN says:

        Dạ thưa, DâM có gặp ngài Minh Đức, Tâm Việt trên ĐCV.Net
        nhiều nhiều, và học hỏi quý vị đó lắm lắm. Nay sang sông,lại
        được quen vị Trọng Dân, thi phú kiến thức phong phú.

        Vậy nên, Dâm tui chợt nhớ ra, lại trình lên quý vị lời dõng dạc
        sau đây của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ :

        ” Nếu Bắc Việt không thi hành trọn vẹn Hiệp định Ba Lê 1973,
        thì Hoa Kỳ sẽ phải phanh phui ” Mật Ước” ra trước công luận
        thế giới.”

        Thưa, từng bước từng bước thầm, chẳng nói năng chi, Bắc
        Việt đang thi hành Hiệp định Ba Lê đó, chớ ! ( Trung sĩ DâM)

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Tôi có cái NHÌN KHÁC, xin trình bày khái quát như sau:

        1/
        Chẳng cần Mỹ tung tin dầu hỏa ở Biển Đông trữ lượng nhiều và tốt (thực tế íu phải vậy) mà Nga Hoa đánh nhau vào hồi đàu thập niên 70. Bọn nó đánh nhau từ khuya và đánh chết bỏ.
        Lý do rất nhiều, do rât nhiều dị biệt ở hai ông nhớn CS. Tuy nhiên nằm ở vài điểm chính yếu sau :

        Từ đại hội 20 đảng CS Liên Xô vào giữa thập niên 50, Cút-Xếp chủ trường một số điểm chính yếu:
        - chống bệnh sùng bái cá nhân, nhằm đập bỏ chuyện thần thánh hoá Stalin chả khác nào Lenin
        - sống chung hòa bình với phương Tây tư bản

        Lúc đó Tàu cộng và Việt cộng còn yếu thế nên “ngậm bồ hòn làm ngọt” ! Ít năm sau Tàu cộng bị Nga chơi ép nhiều điều, như hứa giúp xây dựng Tàu nhưng lại làm nửa vời, khíên Mao nổi giận đoạn tuyệt luôn và tự túc tự cường.
        Từ đó về chính trị lên án Chủ nghĩa Xét Lại (Revisionism) của LX, cũng như về kinh tế tung ra Bước Đại Nhảy Vọt (Great Leap Forward), vền văn hóa chiến dịch Trăm hoa đua nở , Trăm nhà đua tiếng (Bách hoa tề phóng, bách gia tề minh).

        Thực tế là cả phía Tàu cộng lẫn Việt cộng đều không hài lòng việc trên ngay từ đầu, nhưng phải chờ cơ hội mới lên tiếng, sợ mất lòng Anh Cả đỏ LX lúc đó.
        Đơn giản là, đám lãnh tụ CS hai nước này cần được đánh bóng tô mầu lãnh tụ tối cao là Mao và Hồ (thực chất hai anh này muốn thế thật); thứ hai rất nóng lòng thống nhất đất nước bằng bạo lực cách mạng, nhất là phía Tàu cộng còn sót lại miếng bánh bé tí trên đĩa, mà nuốt mãi chưa song (tìm mọi cách tấn công mà không thành công vào đám quần đảo Kim Môn và Mã Tổ nằm sát ngoài khơi tỉnh Phước Kiến, vốn là tiền dồn bảo vệ đảo lớn Đài Loan).

        wikipedia

        * Vào tháng 9 năm 1953, Khrushchyov được bầu làm bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, ông đã đọc báo cáo về sự sùng bái cá nhân của I.V. Stalin. Ông chủ trương chung sống hòa bình với thế giới Tư bản (“Các nước không cùng lập trường chính trị có thể sống chung”)[3]. Đường lối của Khrushchyov bị Trung Quốc, dưới thời Mao Trạch Đông, chống lại và gọi là “Chủ nghĩa Xét lại”.

        Tại Việt Nam, những người cộng sản phân hóa thành hai nhóm, một nhóm chấp nhận chính sách xét lại của Khrushchev (chủ trương tạm thời sống hòa bình với Việt Nam Cộng hòa), không muốn phát động chiến tranh vũ trang giải phóng miền Nam ngay, mà cho rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Trong giai đoạn 1954-1959, theo BBC Việt ngữ, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ủng hộ ý kiến này[4], vì cơ hội thi hành Hiệp định Genève vẫn còn. Họ hi vọng có thể thống nhất hòa bình như Hiệp định Genève quy định, trong khi nếu phát động đấu tranh vũ trang sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào trực tiếp tham chiến, khi đó chẳng những sẽ thất bại mà còn làm mất lòng Liên Xô. Nhóm kia ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, muốn theo đuổi chính sách cứng rắn của Mao Trạch Đông (tổ chức ngay chiến tranh giải phóng miền Nam). Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từng phát biểu chỉ trích Liên Xô và nhóm “chủ hòa” rằng: “Chúng tôi không ảo tưởng và không đánh giá thấp Mỹ, có điều chúng tôi không sợ. Nếu ai đó cứ cho rằng kiên quyết chống Mỹ là sẽ thất bại và dẫn đến chiến tranh hạt nhân, thì chỉ còn có cách đầu hàng chủ nghĩa đế quốc”. Trong hồi ký “Tử tù tự xử lí” của Trần Thư, ông mô tả không khí lúc bấy giờ là “tâm lý chủ chiến bao trùm xã hội miền Bắc” và “nếu có ai chủ trương chung sống hòa bình và thi đua hòa bình giữa hai miền thì cũng chẳng dám nói ra.”[4]

        Đến năm 1960, Hiệp định Genève chắc chắn không còn có thể được thi hành. Hội nghị Trung Ương lần thứ 9 tháng 12 năm 1963 cuối cùng đã dẫn đến thỏa hiệp, chính thức thừa nhận đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh chủ yếu, kêu gọi các lực lượng cách mạng miền Nam tìm cách giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất, nhưng không đưa quân chủ lực từ miền Bắc vào chi viện để không tạo cớ cho Mỹ nhảy vào.

        * Đại nhảy vọt (Giản thể:大跃进, Phồn thể:大躍進, bính âm:Dàyuèjìn; âm Hán Việt: đại dược tiến) là tên thường gọi trong sách báo tiếng Việt cho kế hoạch xã hội và kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) được thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Mao Trạch Đông đặt điểm tựa của chương trình vào Lý luận sức sản xuất. Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một đại thảm họa kinh tế. Một con số ước lượng có đến 20 triệu (có thể lên đến 40 triệu) người chết, chính là kết quả những nỗ lực của Mao. Sách báo tiếng Việt còn có một số sách gọi khác như Bước nhảy lớn, Bước nhảy vọt.

        * Trăm hoa đua nở hay Bách hoa vận động hay Phong trào trăm hoa (tiếng Trung: 百花运动; bính âm: bǎihuā yùndòng, Hán Việt: Bách hoa vận động) là một giai đoạn chuyển tiếp ngắn ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1956 đến năm 1957, trong thời kỳ này, các quan chức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến khích nhiều quan điểm và giải pháp đề xuất khác nhau để giải quyết các vấn đề hiện hữu lúc đó, họ đã đề ra khẩu hiệu “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Một số học giả cho rằng chiến dịch này là một cái bẫy chính trị để Mao Trạch Đông có thể phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng quan điểm chính kiến với mình ra khỏi đảng.

        2/
        Mặc dù cùng chia xẻ quan điểm và lập trường Diều Hâu như Tàu cộng, nhưng Việt cộng thời Lê Dởm lại không ưa Tàu cộng. Đơn giản là, Tàu cộng coi thế lại thường ăn xén những hàng viện trợ của LX và các nước xã nghĩa anh em khi chở hàng bằng đường hoả xa đi ngang Tàu sang Ta !
        Tàu thực tình không muốn Việt cộng nuốt trọn miền Nam, bởi bíêt rõ tham vọng “tiểu bá vùng” như sau này xung đột hai bên ở biên giới bộc lộ ra thật rõ ràng giữa Tàu với Ta (Vixi) và Ta (Vixi) với Miên.

        Trong Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên cũng như một số nhân chứng khác, quân Tàu hiện diện đông đảo ở một số nơi tại VN trong thời nội chiến hai miền Nam Bắc. Chuyện nay tôi nghĩ có thật, bởi ta thấy sau nhiều thập niên Việt cộng thú nhận có phi công Nga và cả Cuba tham chiến; còn về tên lửa Sam có nhiều chuyên gia LX hiện diện là điều hiển nhiên phải hiểu, bởi làm sao trong một thời gian ngắn huân luyện thành thục cho đội phòng không tên lửa trong lúc cấp bách đó (một quả tên lửa lại quá mắc, không thể lãng phí cho tập tành).
        Việc quân Tàu hiện diện ở ta còn là điều cần tìm hiểu thêm để khui ra tại sao lại thế ? Ai chủ trương ?

        Tuy gọi là các nước anh em của khối xã nghĩa, nhưng tình thực cắn xé nhau triền miên và nước lớn ăn hiếp nước bé dài dài: hồng quân Liên Xô đánh vào Hung (04 tháng 11 năm 1956, với 150 ngàn lính và 2.500 xe tăng, khiến một phần tư triệu người Hung phải bỏ nước ra đi khi cửa ngõ biên giới mở tung trong một thời gian rất ngắn); rồi Biến cố mùa Xuân Praha ở Tiệp (hai đêm ngày 20 và 21-08-1968 quân đội và xe tăng các nước trong cái gọi là Khối Hiệp ước Warsawa, dưới sự chỉ huy của LX, đã hợp lực xâm lăng Tiệp. Tổng cộng có 200,000 lính và 2,000 xe tăng tiến vào Tiệp Khắc. Chút xíu nữa là Ba Lan cũng chịu chung số phận khi nổ ra tranh đâu của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan.

        3/
        Kỹ thuật khai thác dầu hoả, nhất là ở ngoài khơi thì chỉ có một số nước rành rẽ, trong đó có Mỹ và Liên Xô vào thời đó. Không thể nhờ vảo Tàu cộng khai thác dầu hoả được.

        Việt cộng sau khi chiến thắng to Mùa Xuân 1975, nên có phần tự kiêu tự mãn, đám lãnh đạo rất tin tưởng sẽ tíên nhanh tiến mạnh tíên vững chắc lên chủ nghĩa xã hội mà bỏ qua thời kỳ quá độ (trung gian = transitional period) là xây dựng nền móng tư bản đê làm bàn đạp tiến lên, qua sự theo đuôi LX, học hỏi kiến thức về khoa học kỹ thuật của LX, thay vì Tàu cộng đang còn í ạch trong Cách mạng Văn hóa. Cho nên đám Lê Dổm, Lê Đức Thọ đã liên kết với Nga, cải tổ mọi thứ về mặt chính trị y chang như Nga.

        Tôi còn nhớ khẩu hiệu của Đại hội Bốn đảng CSVN vào năm 1976 là, tiến hành song song ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật và tư tưởng văn hoá. Cách mạng về văn hóa tư tưởng để đào tạo ra con người mới xã hội chủ nghĩa; cách mạng quan hệ sản xuất để xoá bỏ chế độ người bóc lột người,; nhưng cách mạng khoa học kỹ thuật mới là then chốt !

        Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (web Lịch sử Việt Nam)
        Muốn đưa vào sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa đến toàn thắng, điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Trong đó, nắm vững chuyên chính vô sản là nắm vững đường lối của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của tập thể nhân dân lao động, xây dựng nhà nước vững mạnh để tiến hành ba cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật và tư tưởng văn hoá, xóa bỏ chế độ bóc lột, đập tan sự phản kháng của kẻ thù. Xây dựng chế độ làm chủ tập thể là xây dựng một xã hội trong đó người làm chủ là nhân dân lao động, có tổ chức mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo.

        Xin tạm đưa ra thế thôi vì e quá dài dòng trong khi dẫn chứng thật chi ly từng điểm một.

        LNĐ

Phản hồi