WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường hợp Lý Chánh Trung [3]

Đọc: Phần 1-Phần 2 -Phần 3-Phần 4-Phần 5

Ông Lý Chánh Trung và bà Lý Lan Phương, con ông Lý Chánh đức. Ảnh: tatrungtravinh.blogspot.com

Ông Lý Chánh Trung và bà Lý Lan Phương, con ông Lý Chánh đức. Ảnh: tatrungtravinh.blogspot.com

Lý Chánh Trung và nhóm Liên Trường[26]

Nhóm Liên Trường còn được gọi là nhóm Phục Hưng miền Nam. Rất có thể là do những người đứng ra khởi đầu như các ông Nguyễn Văn Lộc, Huỳnh Văn Đạo, Lý Quý Phát. Vả sau đó được sự hỗ trợ của các ông Phan Khắc Sửu, nhất là cụ Trần Văn Hương. Theo giáo sư Lưu Trung Khảo thì do gợi ý của tướng Mai Hữu Xuân với tướng Trần Văn Đôn như một điều chỉnh lại tình trạng lép vế của người miền Nam so với người Bắc.

Sự phục hưng miền Nam thật ra chỉ là đòi quyền lợi, đòi chia ghế, đòi chức vụ mà đăc biệt xảy ra dưới thời cụ Trần Văn Huong- đặc biệt trong ngành giáo dục.

Các trí thức trẻ trong nhóm Liên Trường coi cụ Trần Văn Hương như một mẫu người miền Nam trong sạch, đạo đức, không tỳ vết chính trị.

Họ đã ủng hộ cụ trong việc thành lập chính phủ và chỉ thực sự chán nản khi cụ Hương quyết định đứng chung liên danh với ông Nguyễn Văn Thiệu.

Vấn đề Liên Trường  mặt trái của nó là vấn đề Nam-Bắc.

Mà tiền sử của nó có thể từ thời Đàng Trong và Đàng Ngoài, thời Trinh-Nguyễn..kéo dài gần ba thế kỷ.

Nó bắt đầu từ sự khoanh vùng địa lý, sở hữu đất đai và bảo vệ sở hữu đó nên phải đụng đến binh đao. Nhưng để biện minh cho một thứ chính nghĩa thì người ta phải vận dụng đến vấn đề lịch sử, luân lý và ngay cả một số huyền thoại, vấn đề chính tà để biện minh cho những tham vọng của cả hai phía.

Nhà Nguyễn thống nhất ngôi vua chưa đầy 60 năm chưa đủ thời gian để xóa cào bằng những ranh giới phân biệt địa lý chính trị lịch sử giữa hai miền.

Khi ngưới Pháp chiếm Nam Kỳ, họ đã lợi dụng lá bài Nam- Bắc và chỉ 40 chục năm sau, 1940, họ đã đào tạo được những thành phần tay sai bản xứ có trình độ chuyên môn cho một loại trí thức Nam Kỳ tự trị..Thật sự thành phần này chẳng những kỳ thị Nam-Bắc, còn phân biệt giai cấp giàu- nghèo, giai cấp thống trị- bị trị như một thứ người ngoại quốc trên chính quê hương mình.

Khi người Pháp ra đi thì không có nghĩa là ảnh hưởng văn hóa Pháp không còn nữa. Nó tạo ra một tồn tích mà nay ta gọi là hiện tượng hậu thuộc địa.

Cái chết của Thủ tướng Thinh coi như một lời cảnh cáo cho những ai còn nuối tiếc nó..

Sau 1955, tưởng như vấn đề kỳ thị Nam- Bắc nay nó đã thuộc về lịch sử rồi.

Nhưng cuộc di cư 1955 một cách gián tiếp như một cú sốc về văn hóa, xã hội..Cú sốc ấy hiểu được và không tránh  khỏi được những đụng chạm phải có..

Ông Diệm có thể là người đã dẹp tan và giải mã được những đợt sóng ngầm ấy.

Sau 1963- một thời kỳ nhố nhăng, đầy xáo trộn đã tạo dịp cho những cơ muu chính trị nhó đầu lên.

Cái nhen nhúm ấy thật sự chỉ nhằm một thế đứng chính trị chẳng khác gi cái thế đứng dựa vào các tôn giáo lớn như Phật giáo-công giáo.

Người làm chính trị muốncó cái thế thì phải đi qua cổng nhà chùa hoặc cổng nhà thờ hoặc tính địa phương..

Nhiều dân biểu đắc cử vì dựa vào cái thế địa phương của mình.

Lý Chánh Trung có mặt trong nhóm Liên Trường và được giữ chức Đổng lý văn Phòng bộ giáo dục.. Công việc của ông là dọn dẹp một số chức vụ chỉ huy trong ngành giáo dục và Vụ Học Đường Mới. Việc làm này hết sức đáng trách như những việc sau đây:

  • Thuyên chuyển giáo sư Đàm Xuân Thiều (gốc Bắc) vốn là một nhà giáo gương mẫu, thanh liêm và đạo đức từ Giám Đốc Nha Trung Học đầy lên Ban Mê Thuột.
  • Ông  Đặng Trần Thường, cũng bị mất chức giám đốc Nha khảo thí cũng bị đầy lên cao nguyên
  • Giáo sư Trần Ngọc Ninh nói với tôi rằng chính ông là người đề ra  Chương trình Học Đường Mới, có tên là CPS nhằm đưa giới trẻ vào các sinh hoạt ngoài phạm vi nhà trường. Có khoảng 30 gíáo sư nằm trong chương trình này. Ông đang đi dự một Hội Nghị Quốc tế về Giáo dục do Unesco tổ chức tại Băng Cốc mà lần đầu tiên Nga tham dự. Khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất- do áp lực của nhóm Liên Trường áp lực ông Nguyễn Cao Kỳ- buộc giáo sư Trần Ngọc Ninh phải từ chức. Họ đã thay thế Tổng trưởng giáo dục bằng một người khác là ông Nguyễn Văn Trường. Ông Trần Ngọc Ninh sau đó lẳng lặng rút lui. Và những người thay thế  là Nguyễn Văn Trường, Lý Chánh Trung đã xóa sạch toàn bộ các chương trình ấy.
  • Hiệu trưởng các trường trung học gốc Bắc như Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục bị thay thế thế bằng người miền Nam.. Trường hợp ông Lâm Phi Điểu- một người bạn tâm giao của ông Võ Long Triều được điều về làm Hiệu trưởng Hồ Ngọc Cẩn.. Chẳng may ông này bị tai biến mạch máu não phải ngồi xe lăn. Mặc dầu vậy, ông vẫn giữ chức Hiệu trưởng nên các giấy tờ công văn, tùy phái phải đến nhà ông để ông duyệt xét ký.
  • Một số hơn 20 giáo sư trung học nằm trong chương trình Học Đường Mới bị trả về nhiệm sở cũ..như các quý ông Lê Đình Điểu, Hà Tường Cát, Phạm Phú Minh, Đỗ Quý Toàn, Trần Đại Lộc, Phan Văn Phùng…
  • Chính tôi đã hỏi thẳng ông Lý Chánh Trung về việc thuyên chuyển này, nhưng ông chối quanh và không nhận trách nhiệm do chính tay ông ký Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển

Nhìn lại việc này, tôi vẫn cảm thấy bực bội về thái độ và cách hành xử của giáo sư Lý Chánh Trung và bao nhiêu những cảm tình tốt dành cho ông từ những năm làm báo Sống Đạo tan ra mây khói..

Những việc tranh đấu, những điều ông viết trở thành những dấu hỏi về tính lương thiện trí thức có hay không?[27]

Từ đó nó cũng đặt câu hỏi phải chăng ông là người có tính xu thời, thứ chủ nghĩa cơ hội, gió chiều nào ngả theo chiều đó.Tôi thật sự không dám dấn sâu hơn những suy nghĩ của mình về vấn đề này..

Cũng may là bác sĩ Nguyễn Văn Thơ, một người cũng miền Nam- một tổng trưởng liêm chính- sau đó thay thế ông Nguyển Văn Trường đã không đồng ý các việc giáng chức,  bổ nhiệm có tính cách trừng phạt ấy.

Lý Chánh Trung với các sinh viên tranh đấu theo cộng sản

Việc từ bỏ tháp ngà của một giáo sư đại học văn khoa cũng như một công chức cấp cao của ngành giáo dục và quyết định dấn thân sát cánh với nhóm sinh viên tranh đấu thân cộng sản là một bước ngoặt trong cuộc đời sinh hoạt chính trị của ông.. Những băn khoăn, thắc mắc của tôi là tại sao ông chọn lựa thái độ dấn thân ấy? Tôi đã thăm dò nơi một hai người bạn thân của ông..Nhưng kết quả không là bao nhiêu..

Tôi cũng không bằng lòng với những bài viết như thú nhận tại sao ông đã nhập cuộc và theo cộng sản vì lý tưởng cộng sản un đúc từ thời sinh viên, vì nghĩ rằng nó có tính cách trang điểm cho những việc làm của ông sau này.trước Đảng..Bài viết của ông nhan đề: Làm Và Tin viết như một thứ Trả Bài làm tôi nghi ngờ tính lương thiện trí thức ở trong đó, bởi vì nó được nhắc nhở đến ngay từ hồi còn sinh viên mà Lý Chánh Trung đã có niềm xác tín như thế với Đảng cộng sản

Ông đã viết như sau:

Lúc còn bên Pháp trong những năm 1950, tôi đã nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng trên toàn thế giới như nó đã thắng tại nước Nga, tại các nước Đông Âu và tại Trung Quốc, như nó đã thắng tại Việt Nam, không những vì đó là hướng đi của lịch sử mà còn vì đảng cộng sản là một tổ chức hữu hiệu nhất đã xuất hiện trong lịch sử từ trước đến nay. Riêng tại Việt Nam, hiệu năng ấy còn tăng lên gấp bội vì ở đây, Đảng cộng sản đã lãnh đạo từ đầu cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc và đã thu hút được sự ủng hộ của mọi tầng lớp và mọi giới đồng bào.

Tuy không phải là người cộng sản, tôi thành thật mong muốn sự thắng lợi của chủ nghỉa cộng sản trên thế giới và tại Việt Nam, vì tôi chon rằng chỉ chủ nghĩa cộng sản mới tạo dựng được cái xã hội thật sự tự do, bình đẳng và huynh đệ mà tôi hằng mơ ước. Những tin tưởng hoàn toàn nơi thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản như tin một sự thật khoa học, bất kể những điều kiện khách quan có thể biến đổi ra sao, thì thú thật là tôi chưa tin nổi[28]

Tôi đi tìm một lối giải thích khác và tôi nghỉ là nó chính xác hơn..

Ông đã chạy theo những đám thanh niên thiên tả mà một số là cộng sản nằm vùng. Đặc biệt nhất là sinh viên Y khoa Huỳnh Tấn Mẫm.

Đối với tôi thì sinh viên này trước 1975 là thứ phá hoại- một thứ phá làng phá xóm do cộng sản giật giây.

Giá trị của anh ta  là ở chỗ ấy.. Sau 1975, không dùng được vào việc gì cùng lắm dùng làm cảnh..

Từ đó đến nay, gần 40 năm, anh sinh viên nay mang thân phận dư thừa. Không có chỗ đứng.

Có dịp đọc lại hết những hoạt động của Thành Đoàn TNCS của thành phố Hồ Chí Minh mới chính thức được thành lập năm 1966, tôi thấy hết được bối cảnh chính trị miền Nam trong những năm tháng cuối cùng..

Chúng ta biết rằng có một cuộc chiến tranh trực diện, cuộc chiến tranh ở ngoài Sài gòn bằng bom đạn, bằng trực thăng, bằng đại bác 105 ly, bằng đô la để đổi lấy những xác chết- và cũng có một cuộc chiến bằng súng cối, bằng hầm chông, bằng ám sát, thủ tiêu và cuối cùng bằng xe tăng đại pháo với những xác người bị phơi thây bên bờ kinh, bờ rạch.

Nhưng có một cuộc chiến tranh thứ hai ngay giữa lòng Sài Gòn bằng biểu tình, tuyệt thực, xuống đường, bằng hô hào đả đảo, bằng lựu đạn cay và nước mắt và bằng những hàng rào kẽm gai

Cuộc chiến cân não này ít ai nói tới vì không thể đếm những xác người.

Nó cũng không có biên giơi rõ rệt, trộn lẫn Ta và Địch, vì Địch cũng có thể là ta.

Cuộc chiến trên đường phố ở Sài Gòn diễn ra ở hai mặt:

-  Mặt nổi là những cuộc biểu dương lưc lượng của giới sinh viên học sinh như biểu tình, xuống đường, đòi cái này, cái kia, ngay cả việc đòi thả những cán bộ cộng sản như Vũ Hạnh, sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy. Lý Chánh Trung đã có mặt trong nhữ cuộc biểu dương này và ông đã viết như sau trong Một thời đạn bom, một thời Hòa Binh:

‘ Tôi đã đến đây tham dự buổi tuyệt thực của 20 giáo chức Đại, Trung  và Tiểu học tại tỏa Viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn, để yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tự do cho các sinh viên, trong đó có anh Huỳnh Tấn Mẫm đã bị giam giữ trái phép đúng một tháng qua và đang tuyệt thực, tuyệt ẩm trong khám Chí Hòa. Trong lúc mấy anh em hát, tôi cảm động không dám nhìn lên, chỉ nhìn xuống..[29]

Thế nào là trái phép? Bắt giam một anh cộng sản nằm vùng là trái phép? Đã không ai đặt ra câu hỏi này cả..Và sau 1975, Đã bao nhiều người đã vào tù một cách oan khuất, đã có lần nào, Lý Chánh Trung dám lên tiếng một lần’?

-  Mặt thứ hai của cuộc chiến tranh đang diễn ra tại thành phố Sài Gòn là công tác được chỉ huy của các đồng chí như Nguễn Văn Linh, Trần Bạch Đằng, Phạm Phương Thảo với vô số tên tuổi như Nguyễn Đông Thức,Hồ Dũng, Anh Ngọc, Lê Văn Nuôi, Hàng Chức Nguyên, Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư. Phạm Chánh Trực.

Và với nhiều bí danh như Tám Lượng, Hai Nghị, Út Thu, Mười Hương, Ba Hoàng, Tư Kiên, Mười Hải, Mười Dũng,, Ba Liễu, Tư Thanhvv.. Đã có hằng trăm tên như thế.

Công việc của họ là ám sát các nhân vật có uy tín của miền Nam như giáo sư Nguyễn Văn Bông, ký giả Từ Chung, báo Chính Luận, chủ bút Chu Tử, hai giáo sư Y khoa là giáo sư Lê Minh Trí, giáo sư Trần Anh và sinh viên Lê khắc Sinh Nhật..

Những công tác của các tổ ám sát này sau được phép kể lại công khai trên báo chí như một thứ giải trí hay một thứ thành tích giết người đang được tự hào.

Sau nữa là việc  đốt xe Mỹ xảy ra ở nhiều nơi..

Để hỗ trợ cho việc đốt xe Mỹ này, tờ Tin Sáng của nhóm Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung đưa ra một bản tin như sau :

‘ Phong trảo đốt xe Mỹ càng ngày càng vang dội vả được mở rộng, thu hút được nhiều tần lớp nhân dân tham gia. Ở Thủ Đức, vào lúc 10 giờ sáng ngày 10 tháng19 năm 1971,đồng bào đã tự động phóng hỏa đốt  một xe Đại Hàn. Hành động này, đồng bào Thủ Đức nói là hỗ trợ cho chiến dịch đốt xe Mỹ của Ủy Ban đòi Quyền sống đồng bào tổ chức nhằm trả thù cho đồng bào Bình Thạnh và các tỉnh miền Trung bị lính Đại Hàn giở trò man rợ’.[30]

Cũng tờ Tin Sáng số ra ngày 21 tháng 10 nam8n 1971 với hàng tít lớn :

Từ tờ mờ sáng 20-10, sinh viên học sinh mở cuộc săn đốt xe Mỹ trong khu vực tam giác sắt Trần Quốc Toản- Cao Thắng-Kiều Công Hai…

Việc đốt xe Mỹ này là do những tổ trinh sát thi hành. Tờ báo Tin Sang đã tuyên truyền bịp bợm đổ cho đồng bào một cách vô tội vạ.

Ngày nay, họ còn tỏ ra hãnh diện và công khai hóa những vụ ám sát này như một thứ thành tích đáng được biểu dương..

Một tờ báo như Tin Sáng thế mà không ai nghĩ đến việc đóng cửa và bỏ tù bọn họ.

Với hai mặt trận như thế mà chúng ta đành thua người cộng sản.

____________________________________

[26] Nguyễn Văn Lục, Nhìn lại vấn đề kỳ thị Nam-Bắc, dcvonline.net

[27] Hồi ký Võ Long Triều, trang 329

[28] Lý Chánh Trung,  Trui rèn trong lửa đỏ, trang 229

[29]  Lý Chánh Trung, Một thời đạn bom, một thời Hòa Bình. Tr.62

[30] Trui rèn trong lửa đỏ, trang 122-123

Pages: 1 2

20 Phản hồi cho “Trường hợp Lý Chánh Trung [3]”

  1. Tuấn HN says:

    Có vị nào ở đây biết hoạt động của cố GS Nguyễn Đình Ngọc ở Sài gòn trước năm 1975 cho biết với, Cám ơn nhiều!

    • T. says:

      Nếu những người CS ngưòi nào cũng giống như giáo sư Nguyễn Đình Ngọc thì nước Việt tốt biết bao! Gs Ngọc khi nhận coi sóc cơ sở Thủ Đức của ĐHKH Saigòn với gs Nguyễn Chung Tú lúc đó là Khoa Trưởng của trường, trong thời gian này gs Ngọc tiện bề liên lạc với phía “bên kia”, thế nhưng trong trận Tết Mậu Thân, gs Ngọc cung cấp 1 tin sai cho phí a Việ t Cộng( đó là việc 1 khu rừng cao su gần vòng đai xa lộ Saigòn bị phá, nên chỉ còn 1 khu rừng thay vì hai khu rừng!!!) nên khi gs Ngọc cung cấp tin là sau khi vượt qua khu rừng thứ nhất thì nằm đó chờ lệnh!!! do đó trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân bọn Việt Cộng bị lộ diện vì đi chưa đến khu rừng thứ nhất trời đã sáng, nên bị máy bay của Quân Lực VNCH oanh kích, quân chính quy miền Bắc chết thê thảm trong số này có một số sĩ quan cấp tá. Chính vì việc này mà sau 30 tháng 4 năm 1975, gs Ngọc mới là trung tá trong quân đội của miền Bắc!!! Sau 30 tháng 4 gs Ngọc kết hôn với cô Dung ( học trò cũ cùa gs Ngọc) và ông được điều động về Hà Nội giữ chức hiệu trưởng trường đại học công an!. Ông đuợc Việt Cộng phong chức thiếu tướng trước khi ông qua đời và khi ông qua đời chỉ có tờ Công An Nhân Dân ( báo online) loan tin ông mất!
      Ông mất ngày 2 tháng 5 năm 2006 tại Hà Nội.
      Trong thời gian gs Ngọc hoạt động cho VC thì bên phiá công an của chính quyền VNCH biết rất rõ nhưng có một số tướng như tướng Phú trong Hải Quân Công Xưởng, tướng Nguyễn Đức Thắng nên phía bên công an chỉ theo dõi mà không bắt bỏ tù??? Hay vì chế độ VNCH qúa nhân bản???

    • T. says:

      Nếu những người CS ngưòi nào cũng giống như giáo sư Nguyễn Đình Ngọc thì nước Việt tốt biết bao! Gs Ngọc khi nhận coi sóc cơ sở Thủ Đức của ĐHKH Saigòn với gs Nguyễn Chung Tú lúc đó là Khoa Trưởng của trường, trong thời gian này gs Ngọc tiện bề liên lạc với phía “bên kia”, thế nhưng trong trận Tết Mậu Thân, gs Ngọc cung cấp 1 tin sai cho phí a Việ t Cộng( đó là việc 1 khu rừng cao su gần vòng đai xa lộ Saigòn bị phá, nên chỉ còn 1 khu rừng thay vì hai khu rừng!!!) nên khi gs Ngọc cung cấp tin là sau khi vượt qua khu rừng thứ nhất thì nằm đó chờ lệnh!!! do đó trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân bọn Việt Cộng bị lộ diện vì đi chưa đến khu rừng thứ nhất trời đã sáng, nên bị máy bay của Quân Lực VNCH oanh kích, quân chính quy miền Bắc chết thê thảm trong số này có một số sĩ quan cấp tá. Chính vì việc này mà sau 30 tháng 4 năm 1975, gs Ngọc mới là trung tá trong quân đội của miền Bắc!!! Sau 30 tháng 4 gs Ngọc kết hôn với cô Dung ( học trò cũ cùa gs Ngọc) và ông được điều động về Hà Nội giữ chức hiệu trưởng trường đại học công an!. Ông đuợc Việt Cộng phong chức thiếu tướng trước khi ông qua đời và khi ông qua đời chỉ có tờ Công An Nhân Dân ( báo online) loan tin ông mất!
      Ông mất ngày 2 tháng 5 năm 2006 tại Hà Nội.
      Trong thời gian gs Ngọc hoạt động cho VC thì bên phiá công an của chính quyền VNCH biết rất rõ nhưng có một số tướng như tướng Phú trong Hải Quân Công Xưởng, tướng Nguyễn Đức Thắng nên phía bên công an chỉ theo dõi mà không bắt bỏ tù???

  2. Tudo.com says:

    Sau năm 1975, Trong một cuộc thuyết trình chính trị trước sĩ quan quân đội cs, Lê Đức Anh lên tiếng chưởi Lý Chánh Trung là tên thời cơ chính trị, xôi thịt chính trị.
    Không ngờ, trong đám sĩ quan phía dưới có một Đại Uý là con trai của Lý Chánh Trung, ông Đại Uý nghe cha mình bị sỉ nhục, tức, nên lên tiếng: ĐM. Lê Đức Anh mầy nói bậy !

    Không biết sau câu chưởi thề đó, số phận ông Đ/U ra sao ?

    • Builan says:

      Moì bạn đọc ở phần 4 sẽ rõ !
      Xem ra nhận xét cuả tên cai đồn điền- caọ mũ ..cũng khá chính xác !
      Bà con ai biết gì về LĐAnh – hiện ra làm sao -?hay đương đương keó dài đời THỰC VẬT như VNG trước khi về với “con tự do” ! Xin làm ơn bỏ chút thì giờ đưa tin ,cống hiến bạn đọc !
      Kính

  3. DN says:

    Sự thực ông Lý chánh Trung không phải là Giáo Sư đại học vì ông chỉ có cử nhân thôi, ông chỉ là giảng viên vì trên nguyên tắc muốn làm giáo sư phải có tiến sĩ. Ông Lý chánh Trung và nhiều ông dậy tại Văn Khoa Saigon trước 1975 không có tiến sĩ nhưng người ta cũng cứ gọi là Giáo sư, những ông này nếu ở bên Tây, bên Mỹ thì chỉ được dậy trung học thôi
    Tại VN hồi đó thiếu giáo sư nhất là trường Văn Khoa Sài Gòn nên nhiều ông không có tiến sĩ cũng được dậy đại học . Ông Thích Mãn Giác (cũng dậy tại Văn Khoa Sài Gòn) có lần nói riêng với một vài sinh viên như sau : Bên trường luật Saigon các giáo sư có bằng cấp đàng hoàng còn trường Văn khoa nhiều ông không có bằng cấp gì cả cũng xưng giáo sư
    Nay bên Mỹ nếu muốn nói là Giáo sư thì phải có Ph D và giảng dậy chính thức (giáo sư thực thụ)tãại Đại học mới gọi là giáo sư. Có nhiều người hồi xưa trước 1975 chỉ là Giáo sư trung học tại VNCH nay sang đây cũng cứ xưng Giáo sư mà họ không thấy kỳ
    Sự thực chẳng cần xưng ông này ông kia làm gì cho mệt, cứ làm được những việc tốt cho xã hội là được rồi

    • MÂY NGÀN says:

      BẰNG CẤP

      Bằng cấp không thành vấn đề, chính tài năng và sản phẩm tốt, có giá trị tạo ra cho xã hội mới có tính chinh yếu. Nhưng bằng cấp chuẩn mực lại cũng là một yếu tố hữu ích, bảo đảm đầu tiên, hoặc là cần thiết không thể thiếu được cho chính kết quả trên.

      NẮNG NGÀN

  4. LeThiep says:

    (Trích ) BDTS: Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 công nhận các quyền tự do căn bản, nhưng Điều 4 Hiến Pháp không chấp nhận Cộng Sản:

    ĐIỀU 4 :

    1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức
    2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ.

    Do đó, những công dân nào hoạt động có lợi cho CS là phạm pháp và hoạt động làm lợi cho CS của họ cũng bị ngăn cấm.

    Bọn trí thức thiên tả dùng những quyền tự do căn bản hiến định để công khai chống chính quyền VNCH. Chúng hung hăng đến nỗi đã vượt quá mức giới hạn của một người đối lập, tới chỗ ngả sang cộng tác trực tiếp với Cộng Sản.

    Đang khi quân đội VNCH nói riêng, và cả Miền Nam nói chung, hy sinh xương máu chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của CSBV, để bảo vệ cho người dân miền Nam, trong đó có bọn trí thức thiên tả, được hưởng những quyền tự do căn bản, thì bọn chúng lại lợi dụng những quyền tự do Hiến định này để vừa hoạt động chống phá công khai, vừa hoạt động lén lút bí mật, tiếp tay cho cho CSBV thôn tính miền Nam tự do. Như thế, không phải là vừa đâm thẳng vào mặt, vừa “đâm lén sau lưng chiến sĩ ” thì là gì?

    Cộng sản Hà nội bắt và tiêu diệt bất cứ ai cản trở con đường của họ hoặc ngay cả không theo họ. Trong khi đó, chính phủ VNCH phải tôn trọng luật pháp, không đuợc bắt bớ ai nếu không có đủ bằng cớ phạm pháp. Trường hợp bắt do tình nghi, chỉ được tạm giam trong một thời gian ngắn để điều tra, nếu không đủ chứng cớ, bắt buộc phải thả ra. Thêm vào đó, chính quyền VNCH còn bị bó tay bởi các chính phủ và dư luận của các nước Âu Mỹ, nhất là Hoa Kỳ, cho nên mặc dù biết có những kẻ hoạt động cho Cộng Sản mà vẫn chỉ theo dõi mà không dám bắt giữ. Nhiều trí thức phản chiến ở Miền Nam được chế độ bảo vệ để họ tha hồ chống lại chế độ thời đó.

  5. LeThiep says:

    ( Trích ) Tác giả Nguyễn Văn Lục:… Người ta chỉ thấy một hậu phương rối loạn. Lính tráng ngoài mặt trận làm sao yên tâm cầm súng chiến đấu chống kẻ thù?

    Và biết đâu ở một góc đường, một anh thợ vá xe đang ghi nhận tất cả những hoạt cảnh đó báo về “Trung ương” của anh. Đó là những hình ảnh hai mặt của cuộc chiến trong thành phố, giữa lòng thủ đô Sài gòn của miền Nam .

    Không ai ngày nay nghĩ rằng những cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ đó là sai, nhưng điều chắc chắn là đã vẽ đường cho hươu chạy và hơn hết mọi chuyện là gián tiếp bị CS lợi dụng.

    ……………
    Nhưng bên cạnh sinh hoạt đấu tranh có vẻ dân chủ đó có một thứ đấu tranh một mất một còn giữa Cộng Sản và chính quyền miền Nam thông qua những thanh niên, sinh viên, học sinh. Chính những sinh viên, học sinh này đang đấu tranh, đang hô hào phản đối chính quyền đã góp phần làm tiêu hao lực lượng cũng như tinh thần của miền Nam Việt nam.

    Đó mới là bộ mặt thực của cuộc chiến tranh nàỵ Bộ mặt được dẫn dắt và chỉ đạo từ đảng Cộng Sản miền Bắc Việt Nam .

    Có một cuộc chiến tranh ngoài Sài Gòn bằng bom, bằng đạn, bằng trực thăng, bằng đại bác 105 ly, bằng hầm chông, bằng xe tăng. Bằng xác người phơi thây bên bờ kinh, bờ rạch. Bằng đô la và xác người.

    Nhưng cũng có một cuộc chiến tranh thứ hai ngay giữa lòng Sài Gòn bằng biểu tình, tuyệt thực, xuống đường, bằng hô hào, đả đảo, bằng lựu đạn cay, bằng hàng rào kẽm gai.

    Cuộc chiến tranh cân não này ít được ai nói tới, vì không mấy khi có người chết. Mà chỉ có nước mắt của lựu đạn cay. Nhưng nó cũng đủ làm lung lay bất cứ chế độ nào. Nó xói mòn tin tưởng, nó làm lung lay ý chí. Bởi vì bản chất của nó là một cuộc chiến tranh cân não làm hao mòn ý chí phấn đấu, làm suy sụp tinh thần kẻ địch. Biên giới cuộc chiến tranh này không rõ rệt, trộn lẫn ta và địch, địch cũng là ta.

    Cuộc chiến tranh trên đường phố Sài gòn diễn ra ở hai mặt: Mặt nổi là những cuộc biểu dương lực lượng của giới sinh viên học sinh như biểu tình, xuống đường, đòi cái này, cái nọ, đòi thả người này người kia, ngay cả đòi thả những cán bộ cộng sản như Vũ Hạnh, sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy. Lý Chánh Trung trong bài viết: Rồi Hoà Bình sẽ đến ghi như sau:

    Kết luận phần 1

    Nguyễn Đình Thi trong bài viết Câu chuyện gởi tới các bạn tuổi trẻ sinh viên học sinh miền Nam đã viết:

    ‘Mấy tháng nay, từng bước đấu tranh của các bạn đã được toàn thể đồng bào miền Bắc, nhất là các giới trí thức, đại học, các lứa tuổi trẻ, chăm chú theo dõi với tình thương yêu đầy tự hào. Hai mươi năm lăn lộn lửa đạn, và ngày nay đang tiếp tục chiến đấu, dân tộc ta đồng thời đã không ngừng từ đất bùn mà nhào nặn lại cuộc sống của mình, từng bước tiến lên xóa vỡ bao ngang trái bất công và quét đi những rác rưởi của chế độ cũ’.

    Và Lý Chánh Trung trong bài: ‘Làm và tin’ cũng đã viết:

    ‘Không có mũi nhọn xung kích của thanh niên thì không thể tạo được những xáo trộn dữ dội và kéo dài trong những năm 70, gây được tiếng vang ở nước ngoài và làm cho địch rất lúng túng… Tôi đã nhảy vào cuộc đấu tranh, phần lớn do sức lôi kéo của những người trẻ tuổi nói trên và đó là những ngày đẹp nhất mà tôi đã sống, với những lý tưởng đẹp, những tình cảm đẹp, những gương mặt đẹp mãi mãi không quên’.

  6. Minh Đức says:

    Trích: “Sau 1963- một thời kỳ nhố nhăng, đầy xáo trộn đã tạo dịp cho những cơ muu chính trị nhó đầu lên. Cái nhen nhúm ấy thật sự chỉ nhằm một thế đứng chính trị chẳng khác gi cái thế đứng dựa vào các tôn giáo lớn như Phật giáo-công giáo. Người làm chính trị muốncó cái thế thì phải đi qua cổng nhà chùa hoặc cổng nhà thờ hoặc tính địa phương. Nhiều dân biểu đắc cử vì dựa vào cái thế địa phương của mình.”

    Cái thời 1963 mà tác giả bài này gọi là nhố nhăng thật ra lại là thời tốt đẹp hơn trước 1963. Đó là thời mà mọi người bình đẳng trong việc tham gia chính trị. Thời ông Diệm không có các nhóm xuất hiện vì nhóm của ông Diệm độc quyền làm chính trị. Khi xã hội được tự do thì con người ta kết hợp với nhau vì cùng văn hóa, cùng tôn giáo, hoặc cùng quyền lợi. Đó là hiện tượng tự nhiên của một xã hội dân chủ. Nhiều tác giả viết về miền Nam đã nhận rằng sau 1963, các hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng hơn, phong phú hơn . Chính từ thời này mà xã hội miền Nam trở nên bình đẳng hơn, dần dần giảm bớt không khí đẳng cấp phong kiến của thời Pháp cai trị. Khi các cán bộ CS vào Nam 1975, thì miền Nam có một xã hội bình đẳng hơn là cái xã hội do đảng CSVN dựng nên ở miền Bắc. Giữa người cầm quyền và dân tại miền Nam ít có chênh lệch về quyền lực như ở miền Bắc. Trong khi ở miền Bắc gọi cán bộ CS là “quan cách mạng”, thì các viên chức chính quyền tại miền Nam không có vẻ gì là quan liêu. Ngay cả tổng thống cũng có khi bị báo chí đem ra bàn tán, chế diễu thì sự chênh lệch về quyền lực giữa ông tổng thống và nhà báo không quá chênh lệch như giữa ông Tổng Bí Thư đảng CS và các nhà báo CS.

    • Nguyễn Thế Viên says:

      Thời kỳ sau 1963 là thời kỳ đầy xáo trộn tại Miền Nam Viêt Nam! Đây cũng là thời kỳ báo hiệu cho sự mất nước về tay CS vào năm 1975.
      Đành rằng các hoạt động “nhố nhăng” cuả nhóm trí thức, SV thiên tả không là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta mất nước VNCH, nhưng cái gọi là “Cách Mạng 1/11/1963″ đã là nguyên nhân tạo ra các bất ổn chính trị, sự mất chủ quyền và lệ thuộc quá đáng vào viện trợ HK. Chính sự mưu cầu tự lực cuả TT Ngô Đình Diệm đã khiến HK dùng bọn “ác ôn côn đồ” đảo chánh. Đệ nhất Việt Nam Công Hoà bị HK phá đám trong nỗ lực để người VN quyết định số phận cuả mình, kể cả chớm ý thương thảo với Bắc Việt. Còn hơn là sau này Đệ nhị VNCH phải ngang hàng (thực ra là yếu thế hơn) với MTGPMN, tay sai CS Bắc Việt xâm lăng, trong hội đàm Paris.
      Nguyễn Thế Viên

    • vybui says:

      Tác giả viết một đàng, độc giả “xiên” một nẻo!

      NVL đang nói về “các hoạt động văn hóa văn nghệ” và “đẳng cấp xã hội” hay là đang nói về những nhố nhăng chính trị, mà cho là đa dạng với phong phú?

      NVL đang nói về nội bộ (chính trị) miền Nam hay là đang làm một so sánh thể chế chính trị, đời sống xã hội giữa hai miền, mà bạ chuyện gì cũng kéo vào để làm loãng đi chủ đề mà người viết đang nhắm đến?

      Chỉ có những người đã đủ nhận thức về chính trị và sống qua thời kỳ đó hoặc đã từng tham dự vào chính trường thì mới thấy hầu hết các “chính trị gia” trong thời kỳ này đều dùng những “cái cổng’ tôn giáo , đảng phái hay dựa vào địa phương đề ‘chui’ và chính trường đúng như NVL nhận xét. Những Liên Danh đại diện các khuynh hướng tôn giáo, đảng phái nào tại Quốc Hội? Các dân biểu nào là “con cưng’ cuả các Thầy, các Cha, cuả Đại Việt (khuynh hướng) miền Trung, miền Nam hay Dân Xã( miền Tây)? Thành phần Chính Phủ thì kéo bè, kết nhóm Nam, Bắc, đảng này, đảng khác cuả giai đoạn 1965-1967….không chỉ có hai cực, chính quyền và đối lập mà còn đủ loại lập trường, những ưu tiên cho “lơi ích” cuả tôn giáo, đảng phái, vùng miền hơn là ưu tiên cho lợi ích quốc gia, chưa kể đến CS lợi dụng những xáo trộn để xâm nhập. Dân biểu, TNS nào sau 1975 đã lộ mặt là CS? Một quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh một mất một còn cần sự ổn định, DÂN-QUÂN-CHÍNH một lòng hay là cần một màn “trình diễn” dân chủ nhập môn?

      Chỉ có những cái ‘bình vôi” thì mới coi đây là “thời kỳ tốt đẹp”!

    • Phạm Quốc Chính Anh says:

      Đất nước lúc đó là thời chiến tranh, vậy mà đám “trí thức” kia lại thiếu ý thức, đòi hỏi dân chủ quá lố mà bạn đọc Minh Đức cho là: “Khi xã hội được tự do thì con người ta kết hợp với nhau vì cùng văn hóa, cùng tôn giáo, hoặc cùng quyền lợi. Đó là hiện tượng tự nhiên của một xã hội dân chủ. Nhiều tác giả viết về miền Nam đã nhận rằng sau 1963, các hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng hơn, phong phú hơn” (hết trích) để đưa miền Nam đến thảm trạng lật đổ chính quyền tháng 11/1963, xáo trộn xã hội mấy năm trời dần đẩy đến ngày 30.04.1975!

      Cái đám “trí thức” khốn nạn này đã phá hoại đất nước và dân tộc như thế đấy! Trí thức hay phá hoại?

  7. Nguyễn Thế Viên says:

    Tôi đồng ý với ý kiến cuả Minh Đức. VNCH không thua vì bọn SV, trí thức lăng nhăng như ông Nguyễn Văn Lục đề cập, nhưng bởi đạo quân chính quy CS Bắc Việt xâm lược vượt trội về vũ khí! Chúng ta không thua trong chiến tranh du kích, chúng ta chỉ thua vào giai đoạn cuối cùng trong tình thế cạn kiệt vũ khí, tiếp liệu trước kẻ thù (do bị cắt viện trợ).
    Các Sinh viên chúng tôi thời đó không phải là không biết và căm phẫn trước những tên quân phiệt tay sai ngoại bang lũng đoạn đất nước. Nhưng không vì thế mà chúng tôi theo bọn SV tranh đấu để phá hại công cuộc chiến đấu bảo vệ Miền Nam. Chúng tôi vẫn thi hành nghiã vụ công dân trong cuộc chiến đấu chống bọn CS Bắc Việt xâm lăng. Biết bao bạn bè tôi đã ngã xuống cho cuộc chiến đấu đầy chính nghiã này!
    Các trí thức thuộc loại như Lý Chính Trung, Ngô Công Đức, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫn….không phải là trí thức thiên tả gì cả. Là những kẻ có kiến thức, họ không dễ bị lưà gạt hay lầm lẫn, nhưng chính là những tên cộng sản có ý thức. Đối với CS, họ là anh hùng (dù có thể sau này bị vắt chanh bỏ vỏ), nhưng nhìn trong góc cạnh cuả người dân Miền Nam, họ là những tên phản quốc!
    Nguyễn Thế Viên

  8. LeThiep says:

    Bè đảng Việt cộng vốn dĩ là thần tượng của tên ngu xuẩn Lý chánh Trung là dưới đây nè :

    Nhà văn Dương Thu Hương:” Về mặt đại cuộc, tôi thấy trong toàn thể lịch sử nước Việt, có lẽ cái triều đình Cộng sản hiện nay là cái triều đình hèn hạ và khốn nạn hơn tất cả những triều đình bán nước trước kia mà tiêu biểu là Lê Chiêu Thống. Lê Chiêu Thống có cầu cứu Tàu nhưng chưa bán một mảnh đất, chưa ký một hợp đồng chui, không hèn đến múc độ dám phạm luật của tổ tiên là nhượng đất cho giặc…”.

    Hoàng minh Chính- nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác – Lê- : “…quỳ gối dâng đất nước cho ngoại bang thì đấy là một trọng tội, không thể tha thứ được…“ “Hiện nay, việc bán đất nước là do lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản. Họ lợi dụng quyền khống chế của họ với quốc hội và chính phủ. Họ độc quyền mà, nên họ cứ làm bừa…”

    Nhà thơ Trần mạnh Hảo :“ Một nhà nước mang tiếng là nhà nước của nhân dân, bảo vệ dân, bảo vệ đất nước mà lại đi bắt người đi biểu tình chống ngoại xâm? Thì nó biểu hiện một điều khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc. Không có ai đi đàn áp nhân dân mình chỉ vì nhân dân mình yêu nước cả” .

    Tướng VC Trần Độ:Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài. Nó tàn phá cả một Dân tộc, huỷ hoại tinh anh của nhiều thế hệ .

  9. Minh Đức says:

    Trích: “Đối với tôi thì sinh viên này trước 1975 là thứ phá hoại- một thứ phá làng phá xóm do cộng sản giật giây… Với hai mặt trận như thế mà chúng ta đành thua người cộng sản.”

    Gọi là “phá làng phá xóm” thì dễ hiểu và chính xác. Việc làm của các trí thức này chỉ là quấy rối ở thành phố trong khi quân CS tấn công ngoài mặt trận. Còn những chiêu bài mà họ nêu ra tranh đấu không phải là mục tiêu của đảng CSVN mà chỉ là chiêu bài để có cớ mà …quậy.

    Nói rằng “ta đành thua” thì chưa xét đến hiệp 2. Hiệp đầu là CS lợi dụng sự tự do sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ để quậy phá trong thành phố . Sau đó ông Thiệu cho công an chìm trà trộn và các trường đại học để nhận ra ai là cán bộ CS chui vào đại học để kích động sinh viên quấy rối rồi ra tay bắt. Một số sinh viên bị bắt, một số phải chạy ra bưng trốn. Đó là hiệp 2 . Phong trào sinh viên, học sinh tranh đấu ở đô thị của CS từ đó xẹp đi. Miền Nam thua vì bị cắt viện trợ không phải vì các sinh viên thân Cộng quấy rối. Các trí thức thân Cộng không đóng vai trò quyết định trong việc làm mất miền Nam. Vai trò quyết định trong việc làm mất miền Nam là quân đội CS từ miền Bắc vào với xe tăng, đại bác do Liên Xô cung cấp. Không có quân đội này tấn công thì các trí thức thiên tả không thể làm sụp được miền Nam. Họ chỉ là thiểu số và không được hưởng ứng nhiều cho lắm. Các cuộc biểu tình của họ thường thì chỉ lèo tèo vài chục người không bao giờ có tầm cỡ như các cuộc biểu tình tại Thái Lan hay Ukraine mấy lúc gần đây.

    • T. says:

      Ông/bà Minh Đúc nói như thế (….. Các trí thức thân Cộng không đóng vai trò quyết định trong việc làm mất miền Nam. Vai trò quyết định trong việc làm mất miền Nam là quân đội CS từ miền Bắc vào với xe tăng, đại bác do Liên Xô cung cấp. Không có quân đội này tấn công thì các trí thức thiên tả không thể làm sụp được miền Nam. Họ chỉ là thiểu số và không được hưởng ứng nhiều cho lắm….) thì cũng giống như Lý Chánh Trung hồi trước tháng 4 năm 1978 vậy.

  10. le huu phuoc says:

    chính xác quá

Phản hồi