Nhà Tây sơn và Cao nguyên Trung phần [2]
Hùng khí Tây Sơn trong công cuộc Tây tiến thượng vận
Bình Ðịnh một lần nữa lịch sử cho thấy là đất tranh hùng giữa chúa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn. Khi Bình Ðịnh mất thì nhà Tây Sơn cũng bị đổ theo. Bình Ðịnh có một gía trị quan trọng như thế nào mà tướng Trần Quang Diệu của nhà Tây Sơn đã phải quyết liệt chiếm lại cho bằng được trong trận tranh hùng cuối cùng vào năm 1801, trước đó một năm chúa Nguyễn Ánh lấy được thành và rồi giao lại cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn giữ nhưng cuối cùng không thủ nổi trước sức vây hảm công phá mảnh liệt cúa tướng Trần Quang Diệu, Võ Tánh và Ngô Tùng Châu đã phải lấy cái chết để tỏ bày lòng trung dũng. Các trận tranh hùng liên tục xãy ra ở những năm 1792, 1793, 1797, 1799, 1800, 1801 đã cho thấy giá trị ưu điểm chiến lược trong việc dụng binh khi phe nào chiếm cứ được Bình Ðịnh có thể lấy quân số ít chống lại được với quân số đông, những nơi như thế theo nhận định của Tôn Vũ Tử, binh gia lừng danh cuối thời Xuân Thu qua thời Chiến Quốc gọi đó là nơi tranh địa.
Bình Ðịnh là đất khởi nghiệp của nhà Tây Sơn, ở thế kỷ thứ XVIII theo với lịch sử nam tiến của người dân Ðàng Trong, những người trai trẻ lớn lên trong xã hội nhiễu nhương và nhất là hoàn cảnh địa thế và thời thế nơi vùng đất khai phá sau hai thế kỹ được sát nhập vào bản đồ Ðại Việt vẫn còn đầy mới mẻ, đã tạo cho Bình Ðịnh thành một nơi qui tụ các anh hùng hảo hán có lối sống đầy khí phách, ngang tàng và hào phóng. Không nhiều thì ít bất cứ một người dân Bình Ðịnh nào cũng biết múa quyền, trang bị cho mình một vài ba thế võ để đối ứng với hoàn cảnh địa lý, thiên nhiên, khắc phục nhiều trở lực nơi đất mới trên đường khai phá lập nghiệp. Bình Ðịnh là nơi có mở những kỳ thi Cử Nhân Võ đầu tiên trong nước, các bậc thầy võ học thường kim lẫn cả văn học nơi đây đã vung trồng những tinh hoa cho nhiều thế hệ tuổi trẻ, hẳn nhiên đã nói rõ uy thế Bình Ðịnh là đất thích hợp cho việc dụng võ, nhiều thanh niên nam nữ đều say mê luyện võ.
“Ai về Bình Ðịnh mà coi,
Ðàn bà cũng biết múa roi đi quyền”
Thành tố chính yếu sớm tạo nên những chiến thắng lừng lẫy nơi nhà Tây Sơn là vì biết kết hợp được lòng người miền duyên hải cũng như sơn cước, giai tầng nông cũng như ngư dân trong xã hội có hai nghề nghiệp chính yếu nhất, dẫn đầu là một tổ chức có nhiều nhân sự lãnh đạo tài giỏi gồm văn lẫn võ ở buổi đầu trong cuộc khởi nghĩa :
Nam giới bên võ có: Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lý Văn Bưu, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Lộc.
Nữ giới bên võ có: Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung, Huỳnh Thị Cúc.
Bên văn có: Võ Xuân Hoài, Nguyễn Thung, Trương Mỹ Ngọc, La Xuân Kiều, Triệu Ðình Thiệp, Cao Tắc Tựu.
Tất cả hợp thành mười tám người đương thời mệnh danh là Tây Sơn Thập Bát Cơ Thạch, nghiã là mười tám tảng đá xây nền móng của nhà Tây Sơn. Ðó chỉ mới nói đến một số nhân sự chính trước cuộc cách mạng dựng cờ khởi nghĩa, còn sau khi khởi nghĩa thì vô số nhân tài về qui tụ rất đông chưa kể tới. Tổ chức Cách Mạng Tây Sơn cũng đã được nhiều phú thương, thổ hào hết lòng yểm trợ tiền tài để trang bị, rèn đút khí giới, giúp quân số Nguyễn Nhạc tăng nhanh.
Năm 1771 mới thật sự là khoảng thời gian Nguyễn Nhạc cùng hai em Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ tỏ ra đầy tích cực, quyết liệt nhất trong việc bí mật đẩy mạnh kế hoạch vận động hưng binh khởi nghĩa. Những ngày còn trai trẻ khi cha qua đời, vì là người anh lớn nhất trong nhà, Nguyễn Nhạc đã phải từ gỉa thầy học là Giáo Hiến về trông coi cơ sở buôn bán trầu nguồn thay cha. Nguyễn Nhạc đã tỏ ra là một thương gia đầy tài ba, đởm lược và hào phóng nhất vùng, những lần cùng đoàn tùy tùng đi sâu vào các buôn làng người Thượng để thực hiện các thương vụ, Nguyễn Nhạc đã có dịp cận kề am hiểu hết tình hình lối sống người Thượng, đồng thời biết tạo dựng nên uy tín và chinh phục cảm tình người Thượng khắp nơi. Những đường mòn dẫn tới cao nguyên trung phần như Komtum, Pleiku đã trở thành rất quen thuộc đối với Nguyễn Nhạc và đoàn tùy tùng, những dịp đi sâu vào các buôn làng người Thượng thường có Nguyễn Lữ cùng tháp tùng theo để cùng Nguyễn Nhạc thực hiện kế hoạch Thượng vận vì Nguyễn Lữ là một tu sĩ nên rất phù hợp trong việc tuyên vận, khéo léo cận kề hòa mình với phong tục tập quán cũng như tín ngưỡng đồng bào Thượng. Trong giai đọan này Nguyễn Nhạc đã xếp đặt sẵn kế hoạch khởi nghĩa nên thường bí mật kết nạp nhiều thanh niên người Thượng và dẫn về đất Tây Sơn giao cho Nguyễn Huệ bí mật rèn luyện tinh binh để chờ ngày khởi nghĩa; với văn võ và tài trí có thừa, Nguyễn Nhạc đã thật sự chinh phục hết cảm tình người Thượng vì thế sau này khi xưng Vương, Nguyễn Nhạc đã được người Thượng tỏ ra hết sức tôn kính gọi là “Vua Trời”, Nguyễn Nhạc còn cưới vợ Thượng lúc còn làm Biện Lại ở Vân Ðồn, đã tuyển mộ nhiều tráng đinh người Kinh cũng như Thượng đến nhiều vùng đất màu mở nhưng chưa có bước chân ngưới đặt tới để phát hoang và khai khẩn nhiều diện tích dinh điền rộng lớn tại An Khê, Thượng Giang (Tây Sơn Trung), Ðồng Hưu, Ðồng Vụ (Phú Phong, Trinh Tường), Ðồng Quang (Thuận Ninh) Rừng Mộ Ðiểu (Cổ Yêm)v.v…Những đồng bào mộ đi khai khẩn, phần đông trở thành nghĩa quân, đủ thấy chính sách tây tiến Thượng vận của nhà Tây Sơn thật thần tình có một không hai trong lịch sử tây tiến. Ðể đáp ứng với kế hoạch chiêu binh luyện mã, rèn luyện vũ khí và chi phí cho mọi nhu cầu quân trang quân dụng, tổ chức đã phải tiến hành các kế hoạch kinh tài trường kỳ bao gồm các mặt : mở sòng bạc, khuết trương cơ sở buôn bán trầu nguồn, hương liệu cùng các nhu nhu yếu phẩm giữa miền sơn cước và duyên hải, khai khẩn dinh điền, vận động nguồn tài trợ nơi những phú gia.
Kế hoạch kinh tài thực tế có tính toán sâu rộng, thực hiện rất lớp lang chu đáo đầy thần tình như thế nhưng khi sử triều nhà Nguyễn Gia Miêu viết về giai đoạn khởi nghĩa của nhà Tây Sơn đã phải ẩn ý ngụy tạo, che lấp sự thật lịch sử; Lý do dể hiểu là khi một triều đại đã từng dự phần trong những cuộc chiến tranh chinh phạt một mất một còn với nhau, thì khi bị sụp đổ, hẵn nhiên cũng bị số phận vùi dập theo xuống tận bùn nhơ, không biết bao nhiêu tai ươn tiếng xấu được kẻ chiến thắng sẵn sàng ngụy tạo gán ép lên kẻ chiến bại để tạo cho mình thế chính nghĩa ngõ hầu có thể thu thiên hạ về một mối.
Các phương tiện bá đạo người ta còn xử dụng để tranh thắng với nhau thì chuyện bóp méo lịch sử có gì phải đáng ngại khi các nhân chứng trong lịch sử không thể nào lên tiếng được mà ngược lại còn bị tàn lụi, lẫn quất chết dần theo thời gian như các văn thần, lương tướng nhà Tây Sơn tránh được cuộc truy bắt xử tử, còn sống sót sau chiến tranh đã phải mai danh ẩn tích nơi những lam sơn cùng cốc, hoặc cưới vợ người Thượng rồi sanh con đẻ cái, sống hòa mình chôn chặt cuộc đời còn lại nơi nơi các buôn làng một thời đã hết lòng qui phục nhà Tây Sơn. Một số ít võ tướng thoát tầm nanh vuốt của Gia Long gồm có: Võ Văn Dũng, Ðặng Văn Long, Ðặng Xuân Phong, Phan Văn Lân, Phạm Công Chánh, Lê Sĩ Hoàng, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Văn Lộc đều đã chọn núi rừng làm nơi qui ẩn hay nhất, với võ công cai thế, sớm hôm bầu bạn cùng non xanh, hoặc buồn thì có thể mang vũ khí tùy thân, giả dạng thường dân đi chu du thiên hạ, quan quân không dể gì phát hiện, mà nếu có biết thì chưa chắt đã bắt nổi hùm thiêng, vì bước chu du, các võ tướng không khi nào nghĩ lại một chổ thật lâu để chờ kế hoạch vây bắt hùm thiêng của quần hồ; không cần phải đọc truyện kiếm hiệp, mọi người đều dư sức hiểu được điều này. Riêng phần Nguyễn Lữ thì sớm qui ẩn trước khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Lữ sau khi thua trận tại đất Gia Ðịnh năm 1788 thì rất là đau buồn tủi hổ, không còn muốn nhìn thấy ai nữa khi trở về cố hương, và nhất là vì thấy sự bất hòa rạn nứt xảy ra giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã làm cho Nguyễn Lữ càng thêm đau buồn, một phút lắng lòng đã thấy đời như phù vân hư ảo thật hợp với tâm tình một thời đã từng là tu sĩ và cũng từ đó Nguyễn Lữ đã tuyệt tích giang hồ, không còn ai biết hơn gì nữa … mai danh ẩn tích vào sâu các buôn làng người Thượng, hoặc tịch cốc tu tiên, hay sớm hôm thiền tập vui vầy với rừng núi, gío trăng mà gát chuyện đời nhiều tang thương dâu bể vào dĩ vãng lãng quên.?… Lịch sử đã ngừng lại về Nguyễn Lữ nơi đây.
Sử triều nhà Nguyễn Gia Miêu khi nói về Nguyễn Nhạc, thường bôi bác đến độ người sau khi muốn tim hiểu hay viết về Nguyễn Nhạc, đa số đều dể dàng lầm tưởng theo sử triều nhà Nguyễn, cứ xem Nguyễn Nhạc như người du thủ du thực, bị xã hội ghét bỏ nên tụ tập lâu la đi làm kẻ cướp núi. Nhưng nếu khách quan hơn thì sẽ thấy rằng xã hội với chế độ quân chủ phong kiến ngày xưa, tầng lớp vua quan những người cầm đầu chính quyền luôn mang một quan niện độc đoán, cay nghiệt đối với những ai có tư tưởng cùng hành động đối lập. “Quân tử quần nhi bất đảng” (Người quân tử hòa hợp với mọi người nhưng không kết bè lập đảng), khởi thủy theo quan niệm Khổng Tử là phải luôn giữ ý sống trung dung hòa hợp được với tất cả mọi người ở đời mà không nên tiểu tiết tị hiềm người này người kia để rơi vào hoàn cảnh bè phái nhỏ nhen. Nhưng sự việc ở đời không có gì là tuyệt đối, một việc dù tốt tới đâu cũng có bề trái của nó, các thể chế quân chủ vì muốn cũng cố vương quyền, tự coi khắp thiên hạ thuộc về sự cai trị của vua nên cũng thường dựa vào ý này để cho rằng những ai kết hội lập đảng đều là những người mang ý đồ xấu, phản nghịch, làm lọan theo giặc. Bởi lẽ rất dể hiểu là vua quan thời nào cũng sợ ngai vàng và bổng lộc của mình bị lung lay sụp đổ nên luôn muốn bắt buộc mọi người phải tận trung bảo vệ triều đại vương quyền mình đang phục vụ, tòng phục và thừa nhận một tầng lớp vua quan duy nhất kéo dài đời đời truyền nhau đến cháu chít sau này, cho dù có thâm căn cố đế đến ngày trái đất hết sự sống thì bổn phận người dân cũng không được kết bè lập đảng mà chỉ nên giữ đạo quân thần phục dịch vua quan cho hết một kiếp người! Sống dưới xã hội phong kiến lâu dần rồi người dân đen cũng yên trí thủ thường, xem việc lập hôi lập đảng như một điều xa lạ, từ tình cảm sợ hải bị sách hạch, khủng bố đến xa lánh các phong trào đảng phái đã bị hàng lớp giới vua quan cầm quyền ru ngủ vào giấc mộng “thần tử” là thế!
Người viết chỉ mạn đàm đến cơ cấu chính trị hình thành nên những kế sách, phương lược trị quốc chứ không nói đến vấn đề đạo đức tu thân bởi vì đã gọi là đạo thì bất cứ thời nào, bất cứ nơi đau cũng có những câu và lời nói đầy bóng bẩy được xem như vàng ngọc, cô động vào trong sự tỉnh giác tự thân để con người biết hướng hành động tới lý tưởng vị tha nhân ái. Nhìn trên quan điểm này để thấy bất cứ tổ chức cơ cấu chính trị nào mà chỉ thuần độc quyền, cho dù lúc đầu có hay mấy thì theo thời gian cũng dần đi đến chổ mất quân bình, bởi vì không chấp nhận đối lập nên cơ chế chính trị không có khả năng tự điều chỉnh những kế sách, phương lược trị nước an dân theo chiều hướng dài hạn bền vững tốt đẹp. Bộ truyện Thủy Hử nói đến 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, cuối cùng đã tan tã và bị triều đình ghét tội giặc cướp đảng, đó là hành động độc đoán cay nghiệt của các chế độ giữ độc quyền chính trị từ Quân chủ chuyên chế đến Phát xít hoặc độc tài Cộng sản đều giống nhau ở điểm là cố tình vu oan giá họa, đổ hết tội trạng lên những ai có ý đối lập trong việc lập hội, lập đảng để phản kháng lại những điều bất công, và ngõ hầu tiên tới bênh vực cho lẻ phải và công bằng. “
“Ðược là vua, thua là giặc” đó là hệ lụy đau thương lẩn quẩn nhất nói lên quan điểm chính trị mất quân bình của các chế độ độc tài từ ngàn xưa cho đến nay, không hề biết tha kẻ thua trận rơi mình dưới chân ngựa, mà ngược lại còn muốn nhổ cỏ đến tận góc. Trường hợp nhà Tây Sơn cũng không ngoại lệ trong việc bị đuổi cùng giết tận, trước sau đều bị sử triều nhà Nguyễn Gia Miêu ghép tội là loạn đảng, cướp núi, lập luận này thật không đánh đổ được tầm vóc chính thống to lớn, kề với lịch sử cận đại lần đầu tiên anh em Tây Sơn đã thống nhất sơn hà. So với 8 trận đại chiến giữa hai họ Trịnh Nguyễn kéo dài trên một thế kỷ làm hao binh tổn tướng, dân lực suy đồi để không được kết qủa gì ngoài việc hai bên kéo quân về cũng cố lại căn cứ địa Ðàng Trong lẫn Ðàng Ngoài và chờ cơ hội mở những trận sát phạt kế tiếp, nếu như nhà Tây Sơn không sớm diệt được chúa Trịnh thì chắc gì vua Gia Long đã dễ dàng làm được việc này hay vẫn giữ mãi tư tưởng “Hoành Sơn một giải, vạn đại dung thân” đã cho thấy qua 8 cuộc đại chiến, khởi đầu đều do chúa Trịnh hùng hổ khởi thế công. Việc vua Gia Long thống nhất sơn hà lần thứ hai sau Tây Sơn chính là một thủ đắc to lớn khi chúa Trịnh đã hoàn toàn bị bại vong ở cỏi Bắc Hà và cảnh quần thần nhà Tây Sơn bị chia rẽ, đấu đá nhau, tự chặt dần đứt hết chân tay, khởi đầu bởi những hành động thô lậu của lộng thần Bùi Ðắc Tuyên và ấu chúa nhỏ tuổi bất tài Cảnh Thịnh đã là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu, mất lòng dân, và kết cuộc đưa đến sụp đổ, không tranh hùng lại được với chúa Nguyễn. Còn riêng chế độ độc tài cộng sản đối xử với các người lính VNCH ra sao?… trước sau vẫn chính sách thù nghịch bất nhân, siêu tra lý lịch, đè bẹp đến đời con đời cháu không có cơ hội sống bình đẳng tiến thân để xây dựng tương lai và hạnh phúc cho đời mình.
(Còn tiếp)
© Phạm Thiên Thơ
© Đàn Chim Việt Online
Đọc phần trước
Nhà Tây sơn và Cao nguyên Trung phần [1]
Lam lich-su phai la chanh-dao ; Viet lich-su phai la trung-thuc