Đại sứ Osius: ‘Mỹ tuần tra để ngăn xung đột’ ở Biển Đông
Việc Washington sẽ điều thêm các tàu tuần tra ở quanh các đá ở Trường Sa là nhằm kêu gọi các bên liên quan đến tranh chấp tuân thủ luật pháp quốc tế.
“Tôi cho rằng việc nêu cao tinh thần của luật pháp quốc tế chính là cách để ngăn xung đột. Chắc chắn chúng ta không muốn có xung đột và tôi nghĩ chính các nước trong khu vực cũng không muốn thấy điều này“, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius sáng nay trả lời riêng VnExpress về lo ngại xung đột quân sự ở Biển Đông.
Theo Đại sứ, việc tàu Mỹ tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đá ở Trường Sa không phải là việc khác thường. Washington đã từng điều tàu đến khu vực trước đây và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Mục đích là bảo đảm các vùng biển quốc tế an toàn cho tàu thuyền qua lại, tuân theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc.
“Việc này là thường xuyên”, ông Osius nhấn mạnh.
Tàu Lassen của Mỹ hôm qua di chuyển trong phạm vi 12 hải lý của ít nhất một trong các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết các tàu Mỹ và Trung Quốc đã có liên lạc “thông thường”. Đây là chuyến tuần tra đầu tiên của Mỹ trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể, kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đáp đá trái phép ở Trường Sa cuối năm 2013.
Cũng trong hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter xác nhận việc này và gợi ý sẽ có thêm hành động trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo. Ông khẳng định các phương tiện của Mỹ sẽ di chuyển trên không, trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi đâu luật quốc tế cho phép.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết hải quân nước này sẽ tiếp tục cử thêm các tàu chiến tới đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép.
Phản ứng trước diễn biến mới này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay sẽ điều hai tàu khu trục tên lửa Lan Châu và Đài Châu bám sát tàu tuần tra của Mỹ để theo dõi mọi động thái.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên chiếm các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam và tiến hành bồi đắp phi pháp thành các đảo nhân tạo. Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Đề cập tới chuyến công du sắp tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Đại sứ Osius cho biết trong năm nay ông Obama sẽ đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Malaysia.
“Tôi hy vọng Tổng thống đến Việt Nam trong tương lai nhưng chúng tôi chưa có thông tin về thời gian cụ thể từ Nhà Trắng”, ông nói.
Việt Anh (VnExpress)
Thưa đại sứ Osius, trong trường hợp Hoa Kỳ đi tuần tra trên Biển Đông nếu chiến hạm của Hoa Kỳ thấy tàu của Tàu khựa đâm vô tàu của ngư dân Việt hay Phi thì các tàu tuần tra của Hoa Kỳ có can thiệp không?
Thưa ngài..Thủ Tướng,
Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng những giá trị riêng và luật chơi giữa những người cộng sản. Vì thế, nếu họ có sơ ý đụng nhầm vào nhau trên mặt biển thì âu cũng là các tai nạn bình thường mà phía cộng sản “con” phải gánh chịu. Hơn nữa, tôi tin rằng với đội ngũ anh hùng và những chiến tích kỳ diệu trong cuộc chiến VN vừa qua thì việc Tàu khựa phải chạy dài là điều không thể tránh khỏi. Bỏ qua con số thương vong ngày trước mà chúng tôi rất lấy làm tiếc vì…đồ chơi không có mắt , bất cứ quân nhân Mỹ nào cũng phải cúi đầu khâm phục các bà má VN đã dùng sào tre đập rớt máy bay Hoa Kỳ, hoặc sư đoàn ong vò vẽ chuyên tập kích các đội quân của đế quốc. Quý vị nên phát huy triệt để những tiềm năng đó trong cuộc đấu tranh với đám cộng..cha của mình. Việc này phù hợp với túi tiền của VN. Rẻ mà sát thương lớn, chỉ cần báo Nhân Dân và xưởng phim Giải Phóng chịu khó phát hành các “phin” tương tự thì chiến thắng ắt về ta là việc hiển nhiên rồi. Đừng quên đồng chí Phú đảng viên luôn sẳn sàng ứng chiến “chen ti pho sớ vờn” trên mạng lưới toàn cầu. Bản thân tôi ngồi đọc báo điện tử mỗi sáng thấy gia đình răng đen của đồng chí ấy biểu diễn nội công “phun đi liếm lại” mà cửa hậu của tôi còn…lỏng.
Cuối cùng, tôi kính chúc ngài và dân tộc VN sẽ trường tồn với hạm đội thuyền nan, thuyền thúng. Đừng quên phương châm của các vị sáng lập đảng là phải đánh cho tới người Việt cuối cùng, cho dù có phải đốt cả dãy Trường Sơn. Chỉ khác là lần này không phải đánh cho Liên Xô, cho Trung quốc.
Tôi đề nghị những trao đổi về sau này với quý ngài sẽ được mã hóa theo tần số…ngoại cảm. Cầu cơ là một công nghệ cao cấp khả dĩ giúp cho việc liên lạc giữa người Mỹ chúng tôi và các chiến sĩ “thầm lặng” như ngài trở nên thuận tiện khi cuộc chiến Việt-Trung đã ngã ngủ.
Up yours,
Ted Osius- chuyên viên cửa hậu.
Gắng gượng quân sự của một bước đầu nhưng đạt được ý nghĩa chính trị thật to lớn.
Mỹ phải cứng rắn. Điều tàu tuần tra vào trong 12 hải lý là bước đầu cấp thiết và phải liên tục. Kế tiếp, cần phối hợp với các nước trong khu vực tham gia chung thể hiện tính pháp lý theo luật quốc tế bắt Tàu phải dừng gây hấn. Một điều chắc chắn là chỉ khi Mỹ hành động thì Tàu mới đánh giá được quyết tâm của Mỹ và sẽ phải điều chỉnh lại chiến lược, nhưng vẫn sẽ không từ bỏ ý định chiếm Biển Đông đe dọa tự do hàng hải. Mỹ phải có một chiến lược rõ ràng và sức mạnh quân sự cần thiết ở Á Châu nếu còn muốn làm cường quốc số một thống lãnh thế giới.
nv