WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quanh chuyện cành đào Hồ Chí Minh gởi vào Nam

Ông Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng Tổng Thống Ngô Đình Diệm xác nhận một Tết Nguyên Ðán, một cành đào đỏ lộng lẫy được trưng bày nơi phòng khánh tiết Dinh Ðộc lập với tấm thiệp in tặng của “Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội Miền Bắc” (Lâm lệ Trinh, trang 89). Một số người đã gắn liền câu chuyện cành đào và một vài tin đồn khác để lý luận ông Diệm và ông Nhu đã đi đêm, hoà giải, ve vãn, bắt tay, đầu hàng, …hay mắc lừa phe cộng sản. Đến đánh mất tín nhiệm và hậu thuẫn cuả Hoa Kỳ, để dẫn đến đảo chánh 1-11-1963. Nhiều người khác lại cho rằng miền Nam mất đi một cơ hội hòa bình, trung lập, không cộng sản, …

Gần 50 năm qua, không ít người đã tranh luận về đề tài này. Tháng 3 -2003, trên diễn đàn Giao Điểm, nhà sử học Vũ Ngự Chiêu chứng minh việc hai ông Diệm và Nhu ve vãn nhằm bắt tay với Việt cộng. Thì chỉ đến tháng 7, cùng trên diễn đàn ông Nguyễn Ngọc Giao lại chứng minh điều trên không đúng sự thật. Cần phải nói là cả hai lập luận cùng chủ yếu dựa trên hồi ký của Mieczyslaw Maneli, nguyên Trưởng Đoàn Kiểm Soát Đình Chiến Ba Lan.

Sự mâu thuẫn này không phải chỉ xảy ra riêng với các nhà nghiên cứu gốc Việt. Hầu hết các học giả Tây Phương cũng mắc chung một hoàn cảnh. Một phần vì nhãn quan mỗi người mỗi khác, Maneli chỉ viết lại công việc của mình, không đề cập đến một số việc chung quanh, sinh ra nhiều câu hỏi để tùy người đọc diễn giải.

Bài viết này dựa trên một số tài liệu mới từ Đảng Cộng Sản và từ Bộ Ngọai Giao Ba lan và Liên Sô, cũng như từ phía Việt Nam để làm rõ hơn vấn đề như: Có thật hai ông Diệm – Nhu muốn thương lượng với cộng sản hay không ? Chuyện cành đào có thực hay không? Hồ chí Minh có muốn thương lượng với miền Nam hay không?

Thế Giới Những Năm Đầu 1960.

Khi đã củng cố được quyền hành, Khruschev đề xướng một chiến lược mới cho toàn khối cộng sản. Chiến lược này chủ trương chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau. Theo đó, Liên Sô tập trung vào việc xây dựng kinh tế cho khối cộng sản, áp dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật mới nhất vào sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất. Thông qua tăng trưởng kinh tế, Liên Sô kỳ vọng đủ khả năng để ủng hộ các nước đang phát triển và ủng hộ các phong trào cộng sản trên tòan thế giới, mở rộng ảnh hưởng của Quốc Tế Cộng Sản.

Phía Trung cộng không chấp nhận chiến lược trên. Họ cho rằng Liên Sô sợ chiến tranh với Mỹ, sợ bom nguyên tử của Mỹ, đầu hàng đế quốc Mỹ. Theo quan niệm của họ có chiến tranh cách mạng quốc tế càng mau thắng lợi, càng sớm tiến đến thế giới đại đồng.

Phiá Hoa Kỳ, tổng thống Kennedy khi ấy vừa đắc cử đã phải đương đầu với tranh chấp ở Tây Bá Linh (Tây Đức), thất bại trong cuộc đổ bộ Vịnh Con Heo (Cu Ba), và tính sai trong việc trung lập hoá Lào. Những thất bại liên tục này đã dẫn đến một chiến lược chống cộng thiếu tích cực “vừa dọa vưà đàm”.

Toà thánh Vatican cũng thay đổi chiến lược chấp nhận chung sống hòa bình với những người cộng sản.

Pháp thì muốn tạo lại ảnh hưởng ở các quốc gia cựu thuộc địa, vận động cho giải pháp trung lập hoá Đông Dương. Tranh chấp giữa Liên Sô và Trung cộng càng ngày càng căng thẳng. Bắc Việt càng ngày càng nghiêng về phiá Trung cộng, chủ trương xử dụng vũ trang để chiếm miền Nam . Phe Liên Sô đánh giá một Việt Nam trung lập theo đề nghị của Pháp sẽ có lợi hơn một Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung cộng. (G. K. Magaret tài liệu số 2 trang 38)

Ấn Độ khi ấy lại có chiến tranh biên giới với Trung Cộng. Theo hiệp định đình chiến Genève, Ấn Độ và Ba Lan là hai quốc gia trong Phái Đoàn Kiểm Soát Đình Chiến tại Việt Nam. Ngoại trưởng Ấn M.J. Desai cũng đương kim chủ tịch Phái Đoàn.

Theo những tài liệu mới từ phía Ba Lan, vào tháng 1-1963, Ngoại trưởng Ba Lan Adam Rapacki sang thăm Ấn Độ. Ông đã được Thủ Tướng Ấn Jawaharal Nehru và Ngoại trưởng Ấn M.J. Desai tiếp đón. Trong cuộc gặp, Rapacki bàn đến một giải pháp trung lập hoá cả hai miền Nam Bắc và tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam. Thủ Tướng Ấn Độ Nehru cho biết Hoa Kỳ cũng muốn giải quyết những mâu thuẫn ở Việt Nam bằng giải pháp trung lập.

Từ cuộc gặp trên, Rapacki đã tiếp xúc với Đại Sứ Mỹ tại Ấn Độ, ông John Kenneth Galbraith để tìm giải pháp trung lập Việt Nam. Trong cuộc họp từ ý kiến riêng, ông Galbraith đã đề nghị trước tiên hai phía cùng tiến hành việc ngừng bắn trong vòng sáu tháng. (G. K. Magaret tài liệu số 1 trang 37). Trong nhật ký công tác ngày 21-1-1963, ông Galbraith xác nhận việc này. Sau đó đã báo về cho Tổng thống Kennedy đề nghị của mình. (G. K. Magaret tài liệu số 2 trang 38)

Như vậy tám tháng trước ngày hai ông Nhu và Maneli gặp nhau, phiá Hoa kỳ và Ba Lan đã thảo luận về một giải pháp cho Việt Nam . Nhưng không biết vì lý do gì đề nghị cuả Đại Sứ Mỹ Galbraith đã không được tiến hành. Cũng như không hiểu giữa Mỹ và Ba Lan sau này còn có các cuộc gặp gỡ khác hay không?

Maneli và các cuộc gặp gỡ hai phía Bắc Nam

Cũng theo những tài liệu mới từ phía Ba Lan, trong trừơng hợp của Maneli, Ba Lan hoàn toàn không có ý định xen lấn vào nội tình Việt Nam. Thượng cấp Maneli đã chính thức cấm ông ta làm trung gian hay gặp riêng ông Nhu, ngay cả nếu ông bị áp lực từ phía Bắc Việt. Họ chỉ cho phép ông ta thực hiện vai trò giám sát quốc tế. Phía Ba Lan đã thấy được Maneli chỉ là một chuyên viên luật, không kinh nghiệm ngọai giao, thiếu kiến thức và kinh nghiệm chính trị, dễ bị vướng những bẫy ngầm làm ảnh hưởng đến phía Ba Lan. (xem G. K. Magaret)

Tuy vậy, Maneli với bản tính tính cực và phấn đấu, công việc giám sát quốc tế thì lại rất nhàm chán chủ yếu chỉ viết báo cáo, lại lỡ trớn và tò mò mới xảy ra câu chuyện gặp gỡ với ông Nhu. Maneli cho biết  các Đại sứ Roger Lalouette (Pháp), d’Orlandi (Ý), Ram Goburdhun (Ấn độ) và Salvatore d’Asta (Tòa thánh Vatican) là những người đã trực tiếp thúc đẩy việc ông gặp gỡ ông Nhu. Gián tiếp thì có Đại sứ Anh Hohler.                      

Do những thúc đẩy từ nhiều phía như đã kể ra, Maneli đã bay ra Hà Nội để xin ý kiến của phía Liên Sô và đã được Đại sứ Liên Sô tại Hà Nội đồng ý. Lúc này Ba Lan đang là một chư hầu của Liên Sô, sự đồng ý của Liên Sô đủ bảo kê cho cuộc gặp gỡ.

Những tài liệu mới phát hiện cũng cho biết Liên Sô không mấy quan tâm đến việc Maneli muốn làm. Có lẽ cả Ba Lan lẫn Liên Sô đều đã rõ khi ấy Bắc Việt đã ngã hẳn về phiá Trung Cộng. Liên Sô chấp nhận cuộc gặp chẳng qua chỉ muốn thu nhặt thêm tin tức của cả hai phía Bắc và Nam Việt.

Vào tháng 5-1963, ngay khi kế họach liên lạc với ông Nhu được chuyển cho phía Hà Nội, Maneli đã nhận ngay hồi đáp như sau: “Phạm văn Đồng xác quyết đề nghị (ngừng bắn và trung lập) của chủ tịch Hồ chí Minh và tuyên bố của chính phủ (VNDCCH) vẫn còn hiệu lực: Chính phủ nhân dân (VNDCCH) đã sẵn sàng bắt tay thương lượng vào bất cứ lúc nào, bí mật hay công khai.” (M. Maneli, trang 121). Sau đó trong lần gặp gỡ Phạm văn Đồng còn khéo miệng tuyên bố: “Ông Nhu chắc chắn có khả năng suy nghĩ thực tế, vì ông đã tốt nghiệp cao đẳng (lycée) ở Chartres” Khi Maneli kể lại chuyện này cho Đại sứ Pháp ông ta đã phải thốt lên “quá thích thú, quá quan trọng” (M. Maneli, trang 122).

Ngay sau đó Maneli đã gặp, và được Xuân Thủy cho biết: “… đầu tiên là trao đổi văn hóa và buôn bán (gạo đổi than) trước khi bàn đến chuyện chính trị” (G. K. Magaret tài liệu số 16 trang 59).

Vài ngày sau Maneli đã nhận được một lời nhắn của phái đòan Ba Lan từ Hà Nội: “Các đồng chí Vịêt Nam rất mong tất cả chi tiết liên hệ đến việc thu xếp cho cuộc gặp với Nhu và chi tiết về cuộc gặp gỡ này” (M. Maneli, trang 123). Trưởng đòan Kiểm Soát Đình Chiến Bắc Việt, Hà văn Lâu còn gởi cho Maneli một điện tín: “Các đồng chí lãnh đạo đòi hỏi thông báo ngay tức thì những bước tiếp và mong rằng mọi việc sẽ tiến hành tốt đẹp, trước khi gặp Nhu, đồng chí cần ghé Hà Nội để thảo luận” (M. Maneli, trang 123).

Đầu tháng 7-1963, Maneli trở lại Hà Nội. Lần này, Maneli được gặp Hồ chí Minh, Phạm Văn Đồng, Xuân Thuỷ và Ung văn Khiêm. Trong hồi ký, Maneli cho biết: “Tôi hỏi Phạm Văn Đồng và Xuân Thuỷ nên làm gì nếu Ngô Đình Nhu mời tới nói chuyện. Họ trả lời ngay lập tức: nhận gặp và lắng nghe. Tôi lại hỏi họ có muốn tôi nói gì (với Nhu). Họ trả lời: ‘Tất cả những gì đồng chí biết về lập trường của chúng tôi trong sự trao đổi và hợp tác kinh tế và văn hoá (giữa hai miền). Một điều chắc chắc là: Mỹ phải rút đi. Trên cơ sở chính trị ấy, chúng tôi có thể thương lượng bất cứ điều gì’”. Maneli hỏi thêm về khả năng một chính phủ liên hiệp ở miền Nam hay một hình thức liên bang Bắc Nam, Phạm văn Đồng trả lời: “Trên cơ sở độc lập và chủ quyền của Việt Nam, mọi điều đều có thể thương lượng. Hiệp định Genève đã đặt ra nền tảng pháp lý và chính trị: không có căn cứ hay quân đội nước ngoài trên lãnh thổ đất nước chúng tôi. Như thế, chúng tôi có thể đi tới thoả thuận với bất luận người Việt Nam nào.” (M. Maneli, trang 127-28).

Khi nhận được dấu hiệu khuyến khích từ Đại sứ Liên Sô và biết được sự phấn khởi từ phía Hà Nội, trở vào Sài Gòn, Maneli báo cho Lalouette và d’Asta biết để thu xếp cuộc gặp với Ngô Đình Nhu. Trong cuộc tiếp tân chiều ngày 25-8 của Quyền Ngọai Trưởng VNCH Trương Công Cừu, các ông Lalouette, d’Orlandi, Goburdhun and d’Asta đã giới thiệu Maneli với ông Nhu. Ông Nhu đã vui vẻ ngỏ lời mời Maneli thu xếp gặp riêng. Ngay ngày hôm sau văn phòng của ông Nhu đã liên lạc và hẹn cuộc gặp vào sáng ngày 2-9-1963.

Trong cuộc gặp gỡ tại dinh Độc Lập, Maneli cho biết ông Nhu dành cả hai tiếng đồng hồ nói về chủ nghĩa cần lao nhân vị, chính sách ấp chiến lược, thành quả cuả Việt Nam Cộng Hoà .v.v… Riêng về vấn đề hiệp thương giữa hai miền Nam-Bắc, Maneli cho biết ông Nhu chỉ có ý như sau: “…Tôi không chống lại việc đàm phán và hợp tác với miền Bắc, và như ông biết, nhiều nhà ngoại giao phương Tây đã đề nghị với tôi. Ngay trong những trận giao tranh tàn ác nhất, người Việt Nam cũng không quên ai là người Việt, ai là ngoại quốc. Nếu có bắt đầu đối thoại trực tiếp, thì có thể tiến tới xích lại gần. Và Uỷ hội quốc tế – cũng như bản thân ông – sẽ đóng vai trò tích cực ở đâyTrong tương lai gần, tôi không dự liệu điều gì dẫn tới nói chuyện trực tiếp, nhưng sớm muộn có thể sẽ hé ra khả năng…” (M. Maneli, trang 146) Như vậy ông Nhu chưa có một ý để đi xa hơn nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo cộng sản Bắc Việt.

Ngay sau cuộc họp Maneli đã báo cáo về Ba Lan với một kết luận như sau “Những tuyên bố thiếu vững chắc của ông Nhu chính là kết qủa của sự bất ổn và kỳ vọng cây cầu với người Mỹ vẫn chưa bị đốt cháy”. (Magaret K. G. tài liệu số 21, trang 67)

Phần vì tò mò phần vì muốn thâu nhặt tin tức, Maneli đã đặt câu hỏi về mối liên lạc hay đàm phán trực tiếp giữa hai miền Nam-Bắc với ba ông Nhu, Thủy và Đồng. Xuân Thủy vừa giỡn vừa trả lời: “Có phải ông thực sự tưởng tượng rằng chúng tôi thương lượng hay đồng ý với ông Nhu?” (M.K. Gnoinska, trang 147) Ông Nhu và ông Đồng thì cho biết đây chỉ là những lời đồn đãi: “Ông Nhu hỏi lại, có phải ông đã chịu thua dư luận? đó chỉ là chuyên đùa” (Maneli, trang 147) và ông Đồng có cùng chung phản ứng đã hỏi lại “Có phải đồng chí đã tin vào những câu chuyện như vậy hay không?” (Maneli, trang 147) Sau 1/11/1963, Phạm văn Đồng đã giải thích cho Maneli các nguồn tin từ tướng đảo chánh về các cuộc đàm phán Bắc Nam như sau: ”Đó chỉ là giả dối, phe đảo chánh thông báo tin này chỉ để giải thích lý do phản lại Diệm”. (G. K. Magaret tài liệu số 21, trang 67)

Ngay chiều hôm đó, ông Nhu đã tiếp Đại sứ Hoa kỳ Lodge, Đại sứ Ý d’Orlandi và Khâm sứ tòa thánh Vatican d’Asta. Ông Nhu cho biết về cuộc gặp gỡ với Maneli vào ban sáng. Ông Nhu nói Maneli đã yêu cầu ông chú ý đến tuyên bố của De Gaulle và Hồ Chí Minh về giải pháp trung lập Việt Nam và tiến hành tổng tuyển cử, rồi hỏi ông Nhu muốn chuyển lời gì cho Phạm Văn Đồng. Ông Nhu trả lời “Chẳng có gì cả.”

Không một dấu hiệu nào cho thấy ông Nhu muốn tiếp tục quan hệ với Maneli trong vai trò “đi đêm” với Hà Nội. Cuộc gặp gỡ tại Dinh Độc Lập cho thấy ông Nhu chỉ muốn chứng minh với Hoa Kỳ rằng nếu bị Hoa Kỳ bỏ rơi ông ta có khả năng thương lượng trực tiếp với Bắc Việt. Không như ông tính đây lại chính là bằng chứng duy nhất để phía Hoa Kỳ lập luận ông Nhu muốn thay đổi chiến lược chống cộng của Hoa Kỳ.

Ngược lại phía Bắc Việt lại rất mong Maneli đứng ra làm trung gian. Trước khi xem xét về phía Bắc Việt thật giả ra sao người viết sẽ phân tích một vài tin đồn khác có liên quan.

Pages: 1 2 3

22 Phản hồi cho “Quanh chuyện cành đào Hồ Chí Minh gởi vào Nam”

  1. BaWa says:

    Ai mà sợ thu tiền nhờ súng nổ?!,
    Càng đánh nhau, càng giúp nó giàu to!?!
    Bên phía nọ thì mong dành thắnglợi
    Để phình to mà thốngtrị, thỏa tình vơ…

    Đất nước ta, chỉ là một kwân cờ
    Nhớ! Phải nhớ, để đừng khờ mà lại lỡ?!?
    Lỡ nhiều rồi, cứ lỡ mãi sao cà
    Con cháu hỏi, cha ông toàn ấm ớ !!!

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Ngày 20-10-1963, Hồ chí Minh tiếp đoàn Đại biểu viện kiểm soát tối cao Liên Sô do ông R.A.Rutencô làm trưởng đoàn. Hồ tuyên bố: “Để hoà bình giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam hiện nay, chỉ có một cách là: Đế quốc Mỹ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, vấn đề miền Nam Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự gỉai quyết lấy, như hiệp định Giơnevơ đã quy định”. (HCM, BNTS, trang 471)”

    Đoạn trên cho thấy là ông Hồ chủ trương dùng vũ lực đánh miền Nam từ đầu cho đến khi qua đời. Những người nói rằng ông Hồ không chủ trương dùng vũ lực đánh miền Nam nhưng vì nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chuyên quyền nên ông Hồ đành phải chịu lép là chỉ tưởng tượng.

  3. lotxac says:

    Câu chuyện trên tôi đã được nhắc đi; nhắc lại nhiều lần; do anh em Chính-Tṛi; giới Quân-Nhân kể lại. vì lý do trên GOP của Mỹ họ phải ra tay trước; và mới có ngày đảo chánh 1/11/63 để nuôi sống dân miền NAM hưởng thêm 12 năm TỰ-DO.
    Xin nhắc lại rằng: TT NGÔ ĐÌNH DIỆM đã có nhiều kinh nghiệm,và đã được Cựu-Hoàng Bảo Đại tin cẩn,và giao cho TT DIỆM làm tới chức vụ cao nhất để thay cho Bảo Đại. Qua nhiều kinh nghiệm chính trị ,và tôn-giáo gia đình; các con nuôi của ông được bảo vệ ông rất chặc-chẽ. dù con CHIM cũng không bay qua lọt. Ai có ý đảo chánh TT Diệm cũng đã thất bại. Dù là Đại-Tướng Dương văn Minh; nếu không có tay Mỹ nhúng vào.
    Thế mà có kẻ thù ghét Phật-giáo; rồi VU-OAN cho PHẬT-GIÁO là điều đáng tiếc.
    Giả sử, cuộc dàn-xếp giữa anh em ông Diệm,Nhu với Hồ chí minh được diễn ra một cách thành công như họ muốn trước năm 1963; thì cả miền Nam việt-nam không còn một TÔN-GIÁO nào còn tồn tại; mà VN bây giờ nó giống Y như Cuba,và Bắc Triều tiên không hơn không kém.

    • Trung Kiên says:

      Giả sử của ông Bạn không thể xảy ra được, có lẽ ông Bạn không đọc kỹ bài chủ nên chưa nắm bắt rõ câu chuyện?
      Nếu là hiệp thương kinh tế và trao đổi giữa 2 miền Nam-Bắc thì vẫn là 2 nước khác nhau về chính trị, và như vậy miền Nam Việt Nam vẫn có TỰ DO và mạnh hơn miền Bắc về mọi mặt. Mỹ muốn đổ quân vào VN để tạo thế mạnh về quân sự, nhưng ông Diệm nhất quyết chống lại, đấy là lý do mà Mỹ muốn dẹp bỏ ông Diệm, còn vấn nạn “đàn áp Phật giáo” hay vi phạm nhân quyền chỉ là kịch bản được Mỹ giàn dựng, VC lạm dụng, gây ra những vụ lộn xộn, tạo cớ cho một số tướng lãnh phản loạn (được Mỹ mua chuộc) giật sập chế độ VNCH và đưa đến cái chết cho ông Diệm!

  4. lu hong phuong says:

    Lại một chuyện ” dựa theo ” ông này bà nọ ( sic ! ) đế kết luận :
    - Đệ nhất Cộng Hoà đi đêm với Bắc Việt để đưa tới cảnh một Tổng Thống và một cố vấn bị ” giết ” vì …….. ” một cành đào ” !
    Một cành đào của Bắc gửi cho Nam nếu có thì cũng chẳng qua chỉ là một hình thức ngoại giao nặng phần về chính trị ; không hơn không kém ; chẳng thể vì đó mà thành một nguyên nhân làm tan nát cả một thể chế của Nam .
    Giả sử là ông Ngô đình Nhu có liên lạc với Bắc thì cũng chẳng thể võ đoán là Nam bắt tay vội vã ngay với Bắc . Với tư cách là cố vấn chính trị cho một Tổng Thống thì ông N Đ Nhu nếu có ” nói chuyện ” với Bắc thì cũng hợp lý , hợp pháp mà thôi . Cái ông Kít-xin-dơ gì đó đã từng nói chuyện với Nga với Trung Cộng ( kẻ thù của Mỹ thời đó ) thì có sao đâu ?
    Nếu coi ” một cành đào ” như là một chuyện ” dã sử ” thêm vào mục ” sử ” cho … vui , thì cũng tựa như chuyện trạng Quỳnh lỡm chúa là cũng chỉ có thêm măm thếm muối vào trang văn học sử của Việt cho vui cửa vui nhà . Thế thôi !
    Mong các ngài đừng quá chi li mổ xẻ sợi tóc làm tư .
    Cành đào mà lại thành chuyện to như thế này thì chỉ tốn giấy mực thiên hạ
    Đúng là
    Thừa giấy vẽ voi !

    Mitdac .

  5. D.Nhật Lệ says:

    Năm 1960,để thực hiện việc đánh chiếm miền Nam,CSVN.cho thành lập MTGPMN.ngày 20/12/1960.
    Những chuyện sau hậu trường được kể qua Hồi Ký cũng chỉ là chuyện có tính cách cá nhân,do đó mức độ đáng tin cậy cần phải được đối chiếu qua nhiều nguồn tin khác,chứ dựa theo một vài người
    trong ngoại giao thì e rằng qúa thiếu sót.Quyết định cốt lõi thuộc về tài liệu mật thường nằm ở trong
    tay an ninh,tình báo mà không phải ngoại giao như trong trường hợp này.
    Như đã nói năm 1960,miền Bắc khởi sự tuyên chiến với miền Nam qua chiến thuật du kích và khủng bố lẻ tẻ như giật mìn trên đường giao thông,ném lựu đạn hay đặt chất nổ ở chợ búa,trường học v.v. trong khi Mỹ đưa ra chiến lược “be bờ,ngăn chận” CS.thì không thể nào Mỹ lại muốn trung lập hóa VNCH.lúc đó để bỏ cuộc một cách sớm sủa như vậy được.Do đó,họ buôc phài đổ quân vào để trực tiếp đối đầu với CS.Tuy nhiên,việc này không dễ nếu ông NĐD.còn làm tổng thống,thành thử đó chỉ
    là Mỹ tạo cớ chia rẽ quân đội nhằm lợi dụng họ lật đổ chế độ NĐD.mà thôi !

  6. D.Nhật Lệ says:

    Theo thiển kiến của tôi,đây chỉ là màn “ảo thuật” chính trị của Mỹ,nhằm có cớ mạnh hơn loại bỏ anh em ông NĐD.thời bấy giờ có quân đội còn mạnh mẽ ủng hộ NĐD.
    Lý do (về phía Mỹ) là vì lúc ấy,thời điểm từ 1960-1963 Mỹ không thể nào bỏ cuộc trong chiến lược “be bờ” CS. mà họ khởi xướng một cách sớm sủa như vậy được.Với tính toán thực dụng,người Mỹ chưa trực tiếp đổ quân vào để thực hiện chiến lược trên thì làm sao họ tính chuyện bỏ chạy trước ?
    Năm 1960,CSVN.bắt đầu tiến hành việc đánh chiếm miền Nam qua MTGPMN.chẳng lẽ Mỹ đã “co
    giò” chạy hay sao ? Tất cả hoạt động lúc đó của VC.chỉ là khủng bố,đặt mìn giật tàu xe,tung lựu
    đạn vào chợ búa,trường học v.v. nói chung chưa có gì mà Mỹ phải sợ !

  7. TrucTruong says:

    ”Kwá giả vãng nhi bất thuyết!”
    Chuyện sầu đau, càng luyến tiếc càng đau!
    Xưa kụ Ngố vì cuồng mê láu táu
    Tự cho mình Chuá chọn lập công đầu(?!)
    Kwa mặt chủ, tiến công mau
    Gây nhiều đổ máu, kéo nhau xuống mồ…
    Kwân phảnbội, thường hay hamhố
    Vì tư riêng, nên suy tính hồđồ !
    Ngô là ngố, biết chi mô
    Tham danh, hám lợi, cậy vô Chuátrời!!!
    Chuátrời là ”chuá” trời ơi
    Chiên ngoan mùkwáng, tàn đời thươngđau
    Nhắc kụ nhớ, kiếp sau mau sửa
    Chuá mơhồ, hưhuyển, hãy kwên đi …

    • Minh Triết says:

      Tôi rất ngạc nhiên khi BBT DCV.Info cho hiển lộ “những lời xúc xiểm lăng nhăng ” trên đây của TrucTruong! Nó không phải là “góp ý hay bình luận” đúng đắn!

      • TrucTruong says:

        Thế nào là góp ý và bìnhluận đúngđắn? Nói lên cái sự thật thì ko phải là góp ý và
        bìnhluận đúngđắn sao? Để cho cái đám lá cải nói trắng thành đen, tráotrở, dèm
        pha, chửi bới bình loạn lungtung mới gọi là đúngđắn phải ko???

      • bac pham says:

        Tôi đồng ý với Minh Triết, quả là hết biết nói với cái ông TT này.

  8. Chuyện cành đào nghe quá buồn cười, chuyện gợi ý hóa giải của VC với ông Nhu chỉ là màn chính trị để lừa nhau. Thật mà nói, lúc đó ông Nhu vẫn chưa hiểu VC và người miền nam vẫn chưa hiểu VC nên bị mắc lừa đưa tới giai đoạn mất nước tháng tư năm 1975.

    Sau khi thảm cảnh tỵ nạn trên biển xảy ra, nhiều người ra đi mang bầu nhiệt huyết chống VC rất cao độ nhưng với bản tính lừa bịp của VC làm dân tỵ nạn mềm lòng trước lời tuyên bố VKiều là bộ phận khúc ruột ngàn dặm vì thế người tỵ nạn bị mắc mưu lối lừa bịp của VC mang cành đào năm xưa và đã đốt cháy ý chí hận thù bốc cháy với lũ côn đồ VC bán nước mà một thời làm khổ đời họ. Muốn yên thân và tận hưởng một cuộc sống tuyệt vời, tốt nhất bỏ ngoài tai cành đào năm ngoái, năm xưa và đừng nghe VC nói và hảy hiểu rằng VC là bóng ma đang đè nặng trong tâm tư chúng ta, hảy cương quyết tẩy trừ bóng ma đó đi để cuộc sống được yên vui và hạnh phúc.

    Sở dĩ tôi có hạnh phúc ngày hôm nay vì tôi không bao giờ nghe VC. Một gương sáng đang hiện ra trước mắt chúng ta là thầy Nhất Hạnh, sao không lấy đó làm hành trang để dứt khóat không giao du với VC. Chơi với VC thì có ngày thân tàn ma dại có khi vào tù mà không biết trước như trường hợp cô gái đồ long.

    VC có kinh nghiệm làm đỉ, dù già nhưng kinh nghiệm trong chúng đầy ắp. Chỉ vì một niệm vô minh thì sẽ bị chúng mê hoặc tâm hồn. Khi bị cuốn mình vào mê hồn trận ấy thì tâm thiếu sáng suốt và bị VC dẫn vào ngõ hẹp của cuộc đời. Anh nào mà mê gái VC, mê cành đào do gái VC trao thì sẽ ngơ ngơ ngẫn ngẫn như chàng trái mất hồn sẽ bị dẫn vào đường mê muội.

    Mấy anh Tàu, anh Mỹ một thời bị chúng lừa nay cũng bị cô gái VC đang độ hồi xuân đưa hai anh chàng này vào trận tuyến xung đột nhau và cuối cùng anh nào cũng nhận lãnh hậu quả xấu vì lở dại nghe lời âu yếm của người tình phản bội mình năm xưa mà đánh đấm nhau. VC có kinh nghiệm đâm thọt, thích nói lời diệu ngọt nhưng kẻ nào còn ngây thơ lắng nghe thì sẽ chết trên giường tình VC mà chưa làm ăn gì được cả.

    Người ta đưa ra giả thuyết ông Đại Tá Năm bị giết là do phe phái này nọ nhưng thực chất là bị VC giết rồi phao vu cho người khác như vụ thầy Nhất Hạnh chính VC đem côn đồ đánh vào Bát Nhã nhưng VC cứ chơi trò giả vờ là không can dự vào chuyện đó. Biến động Bát Nhã là do nội bộ thầy Nhất hạnh và Đức Nghi gây ra như VC thường tuyên bố.

    Tôi đọc hai câu ca dao ngày xưa đã thấm vào hồn tôi và nhờ hai câu ca dao này tôi không bao giờ nghe VC ca bài con cá, xin nhắc lại để những người còn ngu muội nghe lời đường mật của VC hảy thức tỉnh, kẻo khi vào đường tử lúc đó ì hối tiếc thì quá trể.
    Chém cha cái lũ giặc Hồ
    Tay thì chém giết miệng hô hòa bình.

  9. Minh Đức says:

    Trích lời tác giả: “Như vậy việc lật đổ Chính phủ Ngô đình Diệm đã được quyết định trước ngày Maneli gặp ông Nhu.” Tôi đồng ý với nhận định của tác giả về việc tặng cành đào. Nghĩa là tặng cành đào không có nghĩa là CS muốn hòa bình và Mỹ muốn lật ông Diệm không phải vì ông Diệm nhận cành đào. Lúc đó và cho đến lúc Liên Xô sụp đổ CSVN và Nga cũng vẫn nuôi giấc mơ chiếm toàn thế giới nên không có viêc CS muốn ngưng đánh miền Nam. Việc Mỹ muốn ông Diệm đừng cho ông Nhu tham chính vì Mỹ cho rằng chính sách độc tài của ông Nhu không có hiệu quả, vừa gây bất mãn trong hàng ngũ quốc gia mà vẫn không ngăn chặn được sự gia tăng hoạt động của CS. Mỹ vẫn muốn có người lãnh đạo như ông Diệm nhưng chịu cho các phe quốc gia khác tham gia hoạt động chính trị. Nhưng ông Diệm không chịu thay đổi đường lối.

  10. Vũ Duy Giang says:

    Bài viết rất hay về quá trình hòa giải Bắc-Nam Việt.nam bắt đầu bằng “hiệp thương”giữa 2 miền(mà sau này ông Nguyễn tiến Hưng lấy lại đưa cho TT.Thiệu cũng bằng lòng,nhưng quá trễ!),nhưng không có 2 điểm rất quan trọng khác là:

    1)Anh em TT.Diệm xử dụng Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến ở VN qua đại diện của VNCH là Đại tá Hoàng Thụy Năm(trước làm ở bộ ngoại giao,được chuyển qua ủy hội với chức Đại tá,cho ngang hàng với đại tá Hà văn Lâu của VNDCCH),mà sau đấy ông này bị giết,khi đi thăm gia đình,mà không có hộ tống.Có 3 giả thuyết về cái chết này:

    a) Chính thức thì VNCH nói là ông bị VC giết,nên đã làm lễ”Quốc táng”cho ông.
    b) Giả thuyết 2 là phe chống”VC chết bỏ”(có nhiều”rằn ri” sau này tham gia đảo chính lật và giết anh em TT.Diệm)đã giết ông này,để ngăn chặn VNCH”hòa”với VNDCCH!
    c) Phái”diều hâu”Mỹ đã dùng CIA thủ tiêu ông này,để sau đó lật anh em TT.Diệm,và đổ thẳng quân Mỹ vào miền nam tham dự chiến tranh.

    Còn 2″tiểu”thuyết nữa là do”bất đồng ý liến”giữa 2 anh em TT.Diệm: ông Nhu đổi ý.chống”hòa hoãn”với VC,nên ra lệnh thủ tiêu ĐT.HT.Năm?Hoặc TQ,cùng “phòng nhì”(2ème Bureau)Pháp cũng nhúng tay để ngăn cản VN được”thống nhất”,mà tháng 4/1975,hai cường quốc này cũng lại tìm dịp”trung lập hóa”miền nam VN,để Pháp “hất chân”Mỹ, và TQ tiếp tục”chia VN,để trị”.

    2) Ít lâu sau khi ĐT.Hoàng thụy Năm bị giết,anh em TT.Diệm gửi Giám mục Cao văn Luận(có viết trong hồi ký của linh mục)qua Paris(tôi tình cờ gặp tại”Giáo sứ VN ở Paris) để liên lạc với các đại diện VNDCCH ở Pháp về chuyện này, nhưng quá trễ,vì ngay sau đó, anh em TT.Diệm đã bị lật đổ,và bị giết.

    Những ai biết thêm chi tiết”lịch sử” về”hòa giải Nam-Bắc VN”này,thì phản hồi thêm?

Phản hồi