WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lịch sử đổi chiều: Việt Nam xem Trung quốc là địch thủ

Tác giả: John Pomfret. Bài đăng trên Washington Post ngày 30/10/2010


Cách đây 3 tuần có một cuộc triển lãm tại Viện Bảo Tàng Quân sự Việt Nam. Trong một hành lang dài một bên trưng bày các chứng tích của hai cuộc chiến với Hoa Kỳ và Pháp như thư đầu hàng (TBN: của Pháp), các khẩu hiệu của Hồ Chí Minh, lựu đạn, súng AK-47 như người xem đã thấy tại nhiều cuộc triển lãm khác, không có gì mới lạ.

Mới lạ là phía bên kia hành lang triển lãm. Dọc tường hành lang là các tranh minh họa, gíáo mác, các khẩu hiệu của vua chúa và tướng lãnh Việt Nam với rất nhiều chi tiết của cuộc đấu tranh dài với Trung quốc qua nhiều niên biểu như các trận đánh năm 1077, 1258, và những trận thư hùng trong thế kỷ 14, 18.

Cung cách trưng bày – đặt một bên là “những kẻ xâm lăng Tây phương”, một bên là “thiên triều Trung quốc” cho thấy một sự  thay đổi tâm lý lớn trong giới lãnh đạo Việt Nam và là một cái gai đối với Trung quốc.

Trung quốc từng cố gắng siết chặt quan hệ thân hữu với chính quyền cộng sản Việt Nam, một quốc  gia có 90 triệu dân. Nhưng Trung quốc càng mạnh càng có thái độ uy hiếp Việt Nam, nên các nhà lãnh đạo Việt Nam trở nên cảnh giác ý đồ của ông bạn lớn phương Bắc. Đối với Việt Nam Trung quốc đang mất dần tư cách bạn bè thân hữu và trở thành một lân bang đáng ngại như Việt Nam vẫn thường xem từ ngàn xưa.

Thay đổi cách nhìn về Trung quốc, Việt Nam tìm bạn trên thế giới để phòng chống Trung quốc, quan trọng nhất là Hoa Kỳ, một nước lớn cũng đang tìm đồng minh để đối phó với quyết tâm trở thành siêu cường của Trung quốc.

Thứ trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trong một cuộc phỏng vấn mới đây nói: “Có thêm một người bạn là tốt, nhất là khi người bạn đó là một cựu thù.”

Dấu hiệu xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thể hiện rõ qua chuyến viếng thăm Hà Nội của bà Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Cllinton tuần này. Đây là chuyến viếng thăm Việt Nam lần thứ hai của bà Clinton trong vòng 4 tháng. Ba tuần trước ông Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cũng đã đến Hà Nội. Trong tháng 8 một viên chức cao cấp của bộ quốc phòng Mỹ đã có mặt tại Hà Nội để thảo luận với các viên chức quốc phòng Việt Nam về an ninh chung. Trong 3 năm qua các chiến hạm Hoa Kỳ đã 3 lần viếng Việt Nam và hiện có 30 sĩ quan quân đội cộng sản Việt Nam đang học tại các học viện quân sự của Hoa Kỳ.

Một viên chức cao cấp Việt Nam – không nêu danh – nói: “Hoa Kỳ đã chiến đấu tại Việt Nam để ngăn chận Trung quốc, thì nay Hoa Kỳ kết bạn với Việt Nam cũng để ngăn chận ảnh hưởng của Trung quốc thôi”.

Việt Nam và Hoa Kỳ đang thảo luận một thỏa thuận để Việt Nam có thể dùng khả năng kỹ thuật khai phá năng lượng nguyên tử của Hoa Kỳ. Theo một viên chức Việt Nam việc này gíúp Việt Nam không bị lệ thuộc điện năng của Trung quốc. Việt Nam cũng đang vận động tranh thủ kỹ thuật quân sự tối tân của Hoa Kỳ, đặc biệt máy dò dưới nước (Sonar) để theo dõi sự hoạt động  của  tàu ngầm Trung quốc trong Biển Đông. Hà Nội cũng đang dạm mua phụ tùng cho các máy bay trực thăng, loại UH-1 của Hoa Kỳ, để lại tại miền Nam sau khi chiến tranh chấm dứt. Và bất chấp áp lực của Trung quốc 3 hãng dầu của Hoa Kỳ đã bắt đầu dò tìm dầu khí trong vùng biển của Việt Nam.

Cuộc viếng thăm 2 ngày của ngoại trưởng Hillary Clinton vừa qua là để – lần đầu tiên – Hoa Kỳ tham dự hội nghị hằng năm của Thượng đỉnh Đông Á (East Asia Summit) do sự vận động của Việt Nam.

Nói chuyện với sử gia Michael Beschloss, bà Clinton nói: “Việt Nam rất muốn thắt chặt quan hệ với chúng tôi. Trước đây chiến tranh đã làm thiệt mạng hàng trăm ngàn binh sĩ  Việt cả hai bên và Mỹ chưa kể số binh sĩ thương tật và đã tạo ra một ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Hoa Kỳ và Việt Nam. Giờ đây hai nước chúng tôi lại chung sức làm việc với nhau, ngoại giao với nhau vì hai nước có cùng một quan tâm chung về các vấn nạn trong vùng”.

Bảo Ninh, một binh nhì trong quân đội Bắc việt từng đánh nhau với lính Mỹ trong Nam, và sau chiến tranh đã viết cuốn tiểu thuyết nổi danh “Nỗi buồn chiến tranh” nói: “Hãy để cuộc chiến tranh đã qua cho các nhà văn. Thế hệ chúng tôi không có gì để oán trách Hoa Kỳ. Nếu hỏi ý kiến của các quân nhân, quý vị sẽ thấy đa số có cảm tình với Hoa Kỳ”.

Mục tiêu chung của Việt Nam và Hoa Kỳ là không để cho Trung quốc chiếm cứ Biển Đông làm sở hữu chủ. Trung quốc đã tuyên bố chủ quyền trên một triệu dặm vuông của Biển Đông, và đã gởi một đoàn tàu tuần tra duyên hải hùng hậu vào Biển Đông sách nhiễu ngư dân Việt Nam không cho đánh cá và hăm dọa các công ty  nước ngoài có giao kèo dò tìm dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Tháng 7 vừa qua, sau khi trao đổi với Việt Nam, bà Clinton đưa vấn đề này ra công khai trong hội nghị các nước Asean mở rộng tại Hà Nội, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không chấp nhận ý đồ của Trung quốc lấy đại dương làm của riêng và đề nghị các nước trong vùng thương thuyết đa phương để gỉải quyết với nhau. Mười một nước (11 nước) tham dự hội nghị công khai tán thành ý kiến của Hoa Kỳ làm cho ông Bộ trưởng Ngọai giao Trung quốc Dương Thiết Trì tức giận bỏ phòng họp. Sau đó  ông trở  lại và nói – có tính đe dọa – rằng quý vị đừng quên Trung quốc là một nước lớn.

Một trong những mục tiêu chung khác bà Clinton làm nổi bật lên là hôm Thứ Bảy 30/10  vừa qua bà triệu tập và chủ tọa một buổi họp của Ủy ban Sông Cửu Long (một Ủy ban được thành lập do sáng kiến của Hoa Kỳ) nhằm áp lực Trung quốc giảm thiểu số đập xây trên thượng nguồn sông Cửu long. Tuần vừa qua mực nước sông Cửu Long chảy vào Việt Nam thấp nhất từ trước đến nay. Các chuyên viên trị thủy Việt Nam nói rằng việc giảm lưu lượng nước vào Việt Nam do các đập nước để sản xuất điện hay dẫn thủy nhập điền của Trung quốc trên thượng nguồn.

Ngoài Hoa Kỳ, Việt Nam còn tìm cách đồng minh với Liên bang Nga. Năm 2009 Việt Nam mua 5 tàu ngầm loại Kilo của Nga. Việt Nam kết thân với Ấn độ và nhờ Ấn giúp tối tân hóa các không đội Mig-21. Pháp cũng đang có kế hoạch bán chiến hạm cho Việt Nam. Việt Nam còn kết thân với Nhật và Nam Hàn. Năm năm trước Việt Nam đã cho phép công dân hai nước này vào Việt Nam không cần xin chếu khán nhập cảnh trước.

Nhà báo Nayan Chanda, tác giả cuốn “Brother Enemy” (Anh em trở thành thù địch), một cuốn sách miêu tả quan hệ giữ Việt Nam với Trung quốc, nói “Việt Nam đang đánh một nước cờ tế nhị khi muốn nói với Trung quốc rằng chúng tôi cũng đang có những người bạn cường quốc”.

Dù sao trên thực tế ảnh hưởng của Trung quốc đối với Việt Nam còn rất nặng nề. Chính sách “đổi mới”  kinh tế và tổ chức an ninh để duy trì quyền lực của đảng là theo mẫu Trung quốc. Và Việt Nam biết không ích lợi gì nếu chọc giận Trung quốc. Tại Bảo tàng viện Quân sự Việt Nam cẩn thận không trưng bày gì liên quan đến cuộc chiến biên giới năm 1979.

Chính quyền Việt Nam thường kiểm duyệt các bài viết hay thông tin bài bác Trung quốc. Mới đây bộ máy kiểm duyệt Việt Nam đã buộc Vietnamnet, một tờ báo điện tử của chính quyền rút đi một bài chủ trương rằng các nước Đông Nam Á châu nên có một thái độ chung cứng rắn đối với Trung quốc về vấn đề Biển Đông cũng như trên nhiều vấn đề khác có liên hệ đến Trung quốc.

Tuy nhiên chính phủ Việt Nam cũng để cho những bài khác như bản thỉnh nguyện do bà Nguyễn Thị Bình đứng đầu danh sách ký kêu gọi Đảng ngưng chương trình khai thác quặng Bauxít trên cao nguyên miền Trung do Trung quốc đấu thầu. Bà nguyễn Thị Bình nguyên Phó Chủ tịch nước và là đại diện Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại cuộc hòa đàm Paris.

Bà Phạm Chi Lan, một nhà kinh tế, một trong những người  cùng bà Bình ký tên trong bản thỉnh nguyện nói: “Chúng tôi ở cạnh Trung quốc đã 4000 năm. Chúng tôi không thể chia tay nhau một sớm một chiều được. Tuy nhiên chúng tôi cần thêm bạn năm châu”.

Trần Bình Nam (lược dịch)
Nov. 2, 2010

78 Phản hồi cho “Lịch sử đổi chiều: Việt Nam xem Trung quốc là địch thủ”

  1. Tan says:

    Trong Bài viết đăng trên tờ “The Asian Age” gần đây, Giáo sư Bharat Karnad làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chính sách (CPR) của Ấn Độ viết về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác an ninh và quân sự với Việt Nam.

    Uy lực tinh thần của các quốc gia này đối với các quốc gia khác chỉ có được bằng chiến thắng trong chiến tranh. Coi thường khả năng Mỹ sử dụng đòn tấn công hạt nhân, Trung Quốc đã cho quân đội vượt sông Áp Lục trong tháng 10/1950 và hầu như đã đánh quỵ các lực lượng do Mỹ chỉ huy tại Triều Tiên. Trung Quốc cũng cho Ấn Độ “nếm đòn” trong chiến tranh năm 1972 và trong năm 1969 xung đột quân sự với Liên Xô tại khu vực sông Ussuri.

    Ở châu Á còn có Việt Nam, bé nhỏ hơn nhiều, song thực sự có sức mạnh quân sự với các kỷ lục không thể so sánh về các cuộc kháng chiến đánh bại những lực lượng xâm lược và can thiệp. Việt Nam đã khiến Trung Quốc phải đổ máu mỗi lần Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược xuống phía Nam trong 2.000 năm lịch sử. Trong lịch sử hiện đại, Việt Nam đã kết liễu tham vọng đế quốc của thực dân Pháp tại cuộc chiến Điện Biên Phủ, đánh đuổi Mỹ ra khỏi nước này, và năm 1979 thậm chí khi các sư đoàn chủ lực của Việt Nam còn chưa được sử dụng lực lượng dân quân, bộ đội địa phương và dân chúng các làng được vũ trang ở các tỉnh biên giới đã đương đầu hiệu quả với lực lượng xâm lược của Trung Quốc gồm hơn 100.000 quân mà Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh cho họ phải “dạy cho Việt Nam một bài học”, rất giống như Mao Trạch Đông đã phát động “Cuộc phản công tự vệ” chống Ấn Độ năm 1962.

    Thế nhưng, chính Trung Quốc đã nhận được bài học đau đớn về một cuộc kháng chiến du kích tự vệ và nếm mùi thất bại mà họ không thể nào quên. Đòn giáng trả mà Trung Quốc nhận được từ Việt Nam cách đây 32 năm thì Ấn Độ chỉ có thể thấy trong giấc mơ. Tương tự vậy, trong cuộc va chạm gần đây ở Biển Đông về quần đảo Trường Sa có tranh chấp, sau khi tàu ngư chính Trung Quốc cát cáp của một tàu thăm dò của Việt Nam, Việt Nam đã phản ứng bằng những lời lẽ mạnh mẽ được hỗ trợ bằng một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Lo ngại tình hình có thể dẫn tới tình trạng bị mất mặt, Trung Quốc đã nhanh chóng yêu cầu đối thoại.

    Tuy nhiên, Việt Nam không phải là kẻ tham chiến hung hăng sẵn sàng thách đấu với kẻ hay bắt nạt một cách ngu ngốc. Trong khi chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của mình, Việt Nam lưu tâm tới yếu điểm quân sự của nước này, một trong số đó là vùng sườn duyên hải đối diện với đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc đã hoàn thiện việc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á cho hạm đội Nam Hải, hạm đội đa năng nhất trong 3 hạm đội của hải quân Trung Quốc. Trong cuộc xung đột năm 1979, Việt Nam phải đương đầu với cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía hải quân Trung Quốc, song Bắc Kinh bị răn đe bởi Liên Xô khi đó đang đối đầu với Trung Quốc đã phái 4 tàu chiến tới Biển Đông. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam đã coi sự có mặt có ý nghĩa của một cường quốc hải quân thân thiện ở ngoài khơi như một sự bảo đảm ngăn chặn mối đe dọa từ hải quân Trung Quốc. Nước Nga ngày nay đã bị suy yếu nhiều nên không đủ khả năng đóng một vai trò như vậy và nước Mỹ thì không đáng tin cậy. Các hy vọng của Hà Nội, bởi vậy được đặt lên Chính phủ Ấn Độ đang tập trung ý chí chiến lược để lấp khoảng trống đó. Một đoàn đại biểu của Hải quân Việt Nam do Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến thăm Ấn Độ mới đây đã thăm dò các biện pháp phát triển sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Khởi đầu, họ tìm kiếm khả năng Ấn Độ huấn luyện cho các thuỷ thủ đoàn đã được Nga huấn luyện trước đây, (song rõ ràng đã không làm hải quân Việt Nam hài lòng) trong việc vận hành tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua từ Nga. Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường phản ứng, lực lượng tàu ngầm mạnh của Việt Nam sẽ là đối trọng có ý nghĩa đối với các tàu chiến Trung Quốc đang biểu dương lực lượng một cách gai mắt ở xung quanh quần đảo Trường Sa.

    Điều có ý nghĩa hơn là Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã đề xuất cho hải quân Ấn Độ sử dụng cảng Nha Trang. Nha Trang ở cùng kinh tuyến với căn cứ Tam Á ở đảo Hải Nam , song ở vĩ tuyến khác, cách vài vĩ độ về phía Nam . Một hải đội Ấn Độ hoạt động thường xuyên giữa quần đảo Adaman và Nha Trang, và việc có được căn cứ và các thoả thuận hậu cần ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam sẽ làm tăng sự có mặt gần như liên tục của Ấn Độ tại Biển Đông, báo hiệu ý định và vị thế tương lai của Niu Đêli, điều có thể gây bối rối cho hải quân và các tính toán chiến lược của Trung Quốc và đẩy các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh nhất thời phải lùi bước. Ít nhất, nó cũng sẽ có tác động tương đương như sự có mặt với quy mô đáng kể của cảnh sát vũ trang Trung Quốc tại khu vực Gilgit và Baltistan thuộc vùng Casơmia do Pakixtan chiếm đóng. Và nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đông vốn đang bị khuấy động bởi hạm đội Mỹ ở khu vực có tranh chấp chủ quyền liên quan tới Việt Nam , Trung Quốc, Philíppin, Malaixia và Brunây.

    Tuy nhiên, thói thường vẫn có sự lệch hướng. Ngay cả khi Thủ tướng Manmohan Singh và cố vấn an ninh quốc gia Shiv Shankar Menon được cho là ủng hộ sự có mặt của Ấn Độ tại vùng biển Việt Nam và muốn Ấn Độ trở thành một đối tác chiến lược tin cậy của Việt Nam, cho đến nay Thứ trưởng Quốc phòng Pradeep Kumar vẫn “hãm phanh” tiến trình này. Kích động tính quá thận trọng bẩm sinh của Bộ trưởng Quốc phòng A.K Antony, ông Kumar cho rằng lập trường như vậy sẽ “chọc giận” Trung Quốc một cách không cần thiết và nên tránh điều đó. Đặc điểm khác thường trong chính quyền Ấn Độ là bất chấp ý kiến của Thủ tướng và Cố vấn an ninh quốc gia, giới công chức trong Bộ Quốc phòng vẫn có thể dễ dàng ngăn cản kế hoạch hành động như vậy. Hy vọng rằng ông Kumar sẽ được thay thế bởi nhân vật nào đó để thúc “quả bóng chuyển động”.
    Ăn miếng trả miếng là thứ Bắc Kinh đánh giá cao hơn là cách nói “thấy ân hận vì đã không làm gì cả” trong các tuyên bố thường có từ Bộ Ngoại giao và các quan chức dân sự trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ về Trung Quốc. Lẽ ra Chính phủ Ấn Độ phải phản ứng trước việc Trung Quốc trang bị tên lửa hạt nhân cho Pakixtan bằng cách cung cấp cho Việt Nam tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos như tôi từng đề xuất cách đây 15 năm. Việc Chính phủ Ấn Độ đã không làm như vậy, và trên thực tế không dành ưu tiên cao để tăng cường sức mạnh quân sự của Việt Nam bằng mọi cách có thể, là dấu hiệu về sự nhu nhược trong tư duy chiến lược của Ấn Độ. Trong khi đó, Trung Quốc đã sử dụng Pakixtan để kiềm chế và ngăn chặn Ấn Độ ở tiểu lục địa này. Đã tới lúc Ấn Độ cần đáp lại là hợp tác với Việt Nam , nước không lùi bước trước mỗi cuộc chiến, để kiềm chế Bắc Kinh ở các vùng biển gần Trung Quốc. Cùng với các biện pháp khác, hành động trên cơ sở coi Việt Nam là một bộ phận cấu thành tuyến phòng thủ đầu tiên của Ấn Độ sẽ khiến lực lượng chủ yếu của hải quân Trung Quốc bị giam chân tại khu vực phía Đông eo biển Malắcca./.

    BBT: Đề nghị góp ý ngắn gọn

    • Khách quan says:

      Dạ thưa, trên đây không phải là góp ý của cá nhân ông Tan, mà là ông Tan ‘mượn sân’ của DCV để ‘phơi’ những bài viết của người khác, của báo chí khác thôi ạ.

      Mượn sân người làm đất của mình
      Lấy bài viết của người khác làm ý kiến của mình

      Ông Tan thông suốt tư tưởng bác Hồ

      Vì bác Hồ ngày xưa cũng đạo văn của người làm văn của mình
      Mà điển hình là “Nhật ký trong tù hay Ngục trung nhật ký”
      Cuỗm vợ người (Lê Hồng Phong) là Nguyễn Thị Minh Khai làm vợ của mình
      http://www.youtube.com/watch?v=0jmkp0dHSNw

      • Phương says:

        Ông Khách quan!

        Ông lấy tên mình là ‘Khách quan” mà ông không hiểu cái nghĩa của cái tên ấy là gì à? Nói cho ông hay nhé! ông Tân làm thế mới là ‘Khách quan”, hiểu không? thưa ông “đầu đất”!

      • Khách quan says:

        Hình như ông Phương không hiểu chữ “khách quan” mà lại thích nói lăng nhăng?

        Ông Tân cắt dán, xả rác khắp cùng, BBT đã cảnh cáo mấy lần rằng: “ Đề nghị góp ý ngắn gọn“. (BBT: Đề nghị không cắt dán bài)“.

        Vậy mà ông Tan cứ trân trân cái mặt ra làm tiếp, không biết tự trọng là gì?

        Ông Phương thì ‘không biết ngượng’ khi nói rằng “ông Tân làm thế mới là ‘Khách quan”, hiểu không?

        Lập luận của ông Phương có khác của đám trẻ con, hay ‘giây thần kinh ngượng’ của ông đã bị đứt?

    • Tien Ngu says:

      Phải….giáo sư Ấn Độ viết thiệt hông đây, hay cò “viet” vẽ vời cho báo…công an nhân dân của VC?

      Ai mà…lưng chừng, nghe theo lời của cái anh Ấn này, qua lời….cất dán của vẹt, í quên viet, chắc cũng trở nên ngu bạo.

      Cái hận thù biên giới giửa Ấn và Trung Cộng cách đay vài chục năm, vẫn còn đó. TRí thức, cũng như chính phủ Ấn chẳng có anh nào…ngu mà không nhận ra rằng Việt Cộng là…con của Trung Cộng.

      Cho nên ngày nay có anh Ấn nào đó, vẽ vời bơm VC lên chút chút, cũng phải nên coi lại…

  2. viet says:

    Nga đang giúp Việt Nam

    Nga đang giúp Việt Nam ít bị tổn thương hơn trước sự hiếu chiến của Trung Quốc với hợp đồng khí đốt mới nhất. Hợp đồng này tạo thêm bàn đạp cho Nga tại Biển Đông và là sự hỗ trợ của Moscow đối với Việt Nam mà Bắc Kinh không hoan nghênh.

    Theo nhà phân tích địa chính trị Jen Alic, thỏa thuận ngày 6/4 giữa tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) có những nền tảng địa chính trị nhằm chống lại sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Thỏa thuận này đã cấp cho tập đoàn của Nga hai giấy phép khai thác các giếng khí đốt Mộc Tinh và Hải Thạch tại Biển Đông, ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam, và trao cho Gazprom 49% cổ phần của các giếng này, tương đương với 55,6 tỷ m3 khí đốt. Mặc dù các giếng khí đốt này nằm trong lãnh hải Việt Nam, nhưng thỏa thuận này đạt được khi các tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc tại Biển Đông đang nóng lên và sự có mặt của Nga không phải là ngẫu nhiên. Thỏa thuận giữa Gazprom và PetroVietnam đạt được chỉ 1 tháng sau khi ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Nga. Các tuyên bố của giới quan chức Trung Quốc cho thấy sự quan ngại của họ và sự kết nối giữa liên doanh khí đốt trên với các tranh chấp lãnh thổ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói: “Trung Quốc hy vọng công ty của các nước nằm ngoài khu vực Biển Đông sẽ tôn trọng và ủng hộ nỗ lực của các bên liên quan trực tiếp trong việc giải quyết tranh chấp thông qua thương thuyết song phương”. Trung tâm của vấn đề là Biển Đông. Cách đây hơn 10 ngày, Trung Quốc và Philíppin đã rơi vào một bế tắc tại Biển Đông sau khi các tàu hải giám của Trung Quốc can thiệp để ngăn một tàu chiến Philíppin bắt giữ các ngư dân Trung Quốc gần khu vực bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) đang tranh chấp. Cả hai nước đều tuyên bố bãi đá ngầm Scarborough là một “bộ phận lãnh thổ không thể tách rời” của họ (khu vực này giàu tiềm năng khí đốt). Hiện có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo, bãi đá ngầm và rặng san hô tại Biển Đông là Trung Quốc, Philíppin, Việt Nam, Đài Loan, Malaixia và Brunây.

    Biển Đông cũng có tầm quan trọng chiến lược đối với Nga. Khi Mỹ đang tạo “bàn đạp” Biển Đông của họ từ Philíppin, Nga cũng làm điều tương tự thông qua Việt Nam, trong khi Trung Quốc rõ ràng coi các diễn biến đó là tiềm tàng cho một xung đột rộng hơn tại đây. Cho đến nay, Mỹ vẫn đang chọn giải pháp đứng ngoài tranh chấp Trung Quốc-Philíppin. Mặc dù Oasinhtơn đã ký một hiệp ước phòng thủ đa phương với Manila, nhưng các quan chức cho rằng hiệp ước này không rõ ràng và mập mờ trong việc liệu Mỹ có đến hỗ trợ Philíppin để bảo vệ tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông hay không, thậm chí trong trường hợp có xung đột công khai trong khu vực. Trong khi đó, trong vài thập kỷ qua, Nga đã cố gắng xây dựng lại những quan hệ thời Xôviết của họ với Việt Nam. Nga đã cho Việt Nam vay 8 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam. Hơn nữa, trong số công nghệ vũ khí hiện đại mà Nga xuất khẩu sang Việt Nam có một danh sách khiến Trung Quốc không hài lòng vì số vũ khí này đang giúp Việt Nam tăng cường đáng kể năng lực quốc phòng. Ngoài ra, Nga rõ ràng đang cam kết xây dựng một căn cứ tàu ngầm và một nhà máy đóng tàu tại Việt Nam. Diễn biến cuối cùng sẽ là việc Việt Nam đồng ý cho phép Nga mở lại một căn cứ quân sự thời Liên Xô tại Việt Nam. Nói tóm lại, Nga đang giúp Việt Nam ít bị tổn thương hơn trước sự xâm lược của Trung Quốc và hợp đồng khí đốt mới nhất – tạo bàn đạp tại Biển Đông đang tranh chấp – là sự bảo vệ (của Nga đối với Việt Nam) mà Bắc Kinh không hoan nghênh. Mỹ cũng đang thực hiện một số lợi ích tại Việt Nam. Hai nước vừa tuyên bố sẽ thực hiện các hoạt động trao đổi hải quân “phi chiến đấu” tại cảng Đà Nẵng trong 5 ngày để nhấn mạnh những quan hệ chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Việt Nam. Đó cũng là một thông điệp rõ ràng với Trung Quốc trong bối cảnh bế tắc hiện nay giữa nước này và Philíppin. Tuyên bố trên được đưa ra khi Mỹ và Philíppin cũng đang tiến hành một cuộc tập trận hải quân tương tự, dự kiến kéo dài trong 2 tuần.

    Theo “Oilprice” (ngày 21/4)

    • Tien Ngu says:

      Mô Phật, lạy Chúa tôi…

      Tin theo Nga, chỉ có các anh…Việt Cộng, hay…Hồ chí Minh năm xưa…

      Nga nó…láo trời thần. Nhớ cái vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl năm xưa, mây nguyên tử gieo kinh hoàng từ Âu sang Á, mà nó còn….chối bai bãi, nguyên tử Nga là…an toàn trên xa lộ.

      Cái vụ bắn rơi chiếc máy bay Nam Hàn chở toàn dân lành đi mần ăn cũng vậy, Nga nó bắn tan tành xí quách không còn một em nào trên đó sống sót. Chuyện bị tố cố trước dư luận thế giới, anh Nga cũng…chối tỉnh rụi, cs nà….nhân đạo, có khi nào giết người như thế…

      Vân vân và vân vân…

      Cho nên bay giờ, và tring tương lai gần, VC rũi có bị Trung Cộng nó giận, nó tát cho vài cái, cũng không nên trở lại mà bám đít tụi Nga, sẽ khổ thêm cho dân Việt…

      Nam mô Quán thế Âm bồ Tát…

  3. tan says:

    Tăng Chính Quy và Tăng Trung Kiên xem ngươi Hoa củ các ông nói gì nhé: xem họ có cho là VN hèn, VN là tay sai của TQ không?
    Chiến thuật giữ Biển Đông của Việt Nam
    BBC-Cập nhật: 15:05 GMT – thứ hai, 16 tháng 1, 2012
    Quân đội Việt Nam đang tăng cường khả năng phòng thủ
    Thời gian qua, việc Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phân tích.
    Robert Karniol, một cây bút có uy tín về các đề tài quân sự Á châu, vừa có bài nhìn nhận ‘Việt Nam đang chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn đòi hỏi chủ quyền của mình trên Biển Đông’.
    BBCVietnamese.com xin lược dịch và giới thiệu cùng quý vị.
    Nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan.
    Theo nhận định của giới quan sát, cán cân quân sự qua eo biển nay đang nghiêng dần về phía Trung Quốc, và qua đó Bắc Kinh thúc đẩy các quyền lợi an ninh rộng lớn hơn là chỉ để đối phó với Đài Loan.
    Nói thẳng ra, thì tham vọng chiến lược của Trung Quốc là có đủ năng lực quân sự để đương đầu với bất cứ thách thức nào từ phía Hoa Kỳ.
    Để làm việc này, bên cạnh quá trình hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng hạt nhân, Trung Quốc phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng với Hoa Kỳ. Chiến thuật này có tên là ‘sát thủ giản’ và đã được nhiều nhà phân tích phương Tây chú ý tìm hiểu.
    ‘Sát thủ giản’ có thể diễn giải một cách đơn giản là thay vì tăng cường chạy đua vũ trang, Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu công dụng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, thí dụ qua việc phát triển các thiết bị chống vệ tinh.
    Trong hải quân, Trung Quốc ứng dụng ‘sát thủ giản’ bằng phương thức chống tiếp cận mà giới quân sự gọi là anti-access/area denial (A2/AD). Đó là thiết lập các vùng trên biển đặc biệt nhằm mục tiêu chống lại các cuộc tấn công của đối thủ. Với cách thức này, Trung Quốc có thể đối phó ngay trong trường hợp hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ được huy động tham gia xung đột nhằm bảo vệ Đài Loan.
    Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km. Có loại tên lửa này trong tay, Trung Quốc có thể kìm chân bất cứ hoạt động hải quân nào của Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác trong khu vực.
    ‘Dĩ độc trị độc’
    Bên cạnh hỏa tiễn tầm xa, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển hệ thống phòng không nhằm phát hiện và tiêu diệt các loại chiến đấu cơ của địch. Tiếp đó là đội ngũ tàu ngầm đang ngày càng được đầu tư để đối phó với các đe dọa trên mặt biển.
    Giới chuyên gia được dẫn lời nhận định các nỗ lực nói trên đang giúp Trung Quốc tạo dựng các ‘khu vực chống tiếp cận’ càng ngày càng rộng, khiến quân đội Hoa Kỳ hoạt động càng lúc càng khó khăn.
    “Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.”
    Phân tích gia Robert Karniol
    Theo ông Robert Karniol, Việt Nam đã phát hiện và ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc.
    “Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.”
    Nhà phân tích này cho rằng việc Hà Nội mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng mà chú ý tính năng.
    Loại chiến đấu cơ Su-30MK đời mới mà Việt Nam mua có gắn hỏa tiễn chống tàu chiến Kh-59MK với tầm bắn 115 km, trong khi chiến hạm Gepard có kèm tên lửa chống tàu chiến Kh-35E với tầm xa 130 km và có thể tấn công tàu trọng tải lớn tới 5.000 tấn.
    Hà Nội cũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, được trang bị thêm hỏa tiễn 3M-54 Klub chống tàu trên mặt biển với tầm bắn 300 km.
    Song song, Việt Nam cũng mua thêm một số hệ thống phòng thủ bờ biển của Israel, với tầm che phủ khoảng 150 km. Về phòng không thì có ba đài radar vi sóng hết sức tối tân Vera của Cộng hòa Czech. Được biết, Washington thoạt tiên chặn việc mua bán radar này, nhưng sau lại chấp thuận.
    Tất cả các sáng kiến trên, theo ông Karniol, là để bảo đảm Việt Nam không bị yếm thế trong trường hợp Trung Quốc muốn tìm cách độc chiếm Biển Đông.
    Theo đúng chiến thuật A2/AD của Bắc Kinh, Hà Nội có thể cản trở các hành động phiêu lưu của Bắc Kinh một cách tinh vi hơn.
    Phân tích gia quân sự từ Singapore cũng nhấn mạnh: chính các nhà hoạch định chính sách quân đội Việt Nam, với kinh nghiệm qua nhiều thập niên tác chiến, đã tự đưa ra được chiến thuật này.
    Bấm Trở về đầu trang
    Reply

    • Tien Ngu says:

      Báo Mỹ, đăng bài ký giả Mỹ, được Trần bình Nam…mò ra dịch. Lại được cò tan đệm theo… tiếng đàn ta lư nữa, chỉ có nước….thua cọp.

      Hết phãn nghe…

      Nhưng có cái sự thật…phủ phàng là xưa người Việt cũng tin theo báo Mỹ, ký giả Mỹ, rồi bị…ăn cám xú, cả nước VN biến thành…ăn mày trên 20 năm. Cả nước lọt vào tay cộng sản.

      Cho tới khi cs Nga, cs Tiệp, cs Đức…dẫy đành đạch ra chết, dân VN đói quá, chuận bị sẳn sàng liều mạng với giặc Cộng,

      VC mới hoảng hồn, lạy Tàu Cộng xin anh bỏ qua chuyện củ cho em nhờ tí. Từ đó theo Tàu (mà Tàu Cộng đã trở thành bồ tèo với đế quốc Mỹ kể từ 1970) mở cửa nới lõng tự do kinh doanh, bắt chước theo kinh tế miền Nam trước 1975, mới lây lất qua ngày cho đến nay.

      VC cũng từ đó mà …bắt trớn, theo tư bản phãn động coi bộ có ăn, mở cửa cho tư bãn phãn động tha hồ nhào vô khai thác đất đai, tài nguyên VN. Đảng viên cũng được…mần kinh tế, tiền ăn cướp, ăn cắp mấy chục năm ém nhẹm, có dịp mang ra xài, đầu tư. Có vốn, thêm vào quyền….ưu tiên cán bộ, có anh cán Cộng nào mà không….giàu xỗi?

      Khi đã giàu, anh nào cũng muốn….giử của, muốn sướng hoài…

      Đảng Cộng còn, quyền lực còn, tiền ăn cắp công khai còn, quyền được…sướng trên đầu trên cổ…nhân dân cũng…còn.

      Thành ra ngày nào cũng phải hát nhà nước Việt Cộng ta luôn…chỉ đạo sáng suốt, đi đúng đường. Hồ…độc vật lúc nào cũng là Hồ…chí minh, lăng Ba Đình lúc nào cũng nà nơi….linh thiêng, biểu tượng cả nước.

      Và muốn đảng Cộng còn, Việt Cộng nhất định phải bám sát….Tàu Cộng. Đối nghịch với Tàu Cộng, thì Việt Cộng chỉ có nước….tự sát. Không kể chuyện Tàu Cộng nó tức, nó tát cho vỡ mặt, chỉ tính cái việc không còn Tàu Cộng bao che, bảo kê, cấp tiến VC sẽ…cắt cổ các VC bảo thủ. Loạn cào cào, dân khôn ấu đã dân ngu…

      Dẫn đến VN sẽ hết…Cộng.

      Các thủ phạm…cướp đất, ra lệnh thủ tiêu giết người tập thể, khũng bố ném lựu đạn, giật mìn xe đò, bắn bỏ cướp vàng vuợt biên, tham nhũng ăn cắp tiền viện trợ, ăn cắp tài nguyên, dạy…ngu nhiều thế hệ thanh thiếu niên VN, các cán bộ công an VC lớn bé…

      Tất cả sẽ phải ra …toà án nhân dân…

      Cho nên VC còn lâu mới dám trở mặt với Tàu Cộng. Đứng có mà….đưa đò, đóng kịch.

      • thíchtríquàngxiên says:

        1979 Tàu Công “thua ” nên rút lui.Nhưng từ ải Nam Quan vào sâu trong nội đia VN 2000 m(?)anh Tàu “mệt” quá nên “ngâm” luôn,nhất định không chịu rút ra…VN “giân lẩy”,nên cho “bạn” luôn cho được việc. Cho nên phải ký giấy cho !
        Huyên hoang đánh thăng Tàu .dù bị épmất đất.,mất ải ,mất thác Bản Giốc,trong lúc đó tàu củng cố quốc phòng ,hiên đại hóa quốc phòng (sau trân đánh với vn,TC nhận ra QP của mình còn lạc hâu quá so với âu mỷ) vàký giấy vào WTO buôn bán vói Tây Âu,buôn bán vơi Mỷ ,nhân THQ mà VN,vì “sợ”tàu quá,nhường cho Tàu ký trước (TT Clinton ký rồi mà VN không dám ký.Ký qua mặt đàn anh sọ bị “quở”)
        Mà sao Nga đem tàu chiến vào Biển Đông giúp VN giử TC xâm lăng về mặt này nhưng giờ lại ỷếu xìu,không dám hó hé nửa để cho TC hung hăng con bọ xít,chiếm biển Đông và đe dọa các nước quanh đó ? Còn VN thì mua vủ khí…củng chỉ tự trấn an,và đểdể ăn nói vơí dân trong nước…Nhưng dân thời này đâu phải đảng nói chi nghe nấy,nên lại đàn áp bắt bớ đánh đâp dân ôn hoà chống TC .Baì hát “anh là ai” và “VN tôi đâu” của người nhạc sỉ trẻ VK đả tố cáo toàn dân một cách hùng hồn công khai Là Vc bán nước,như nhươc với kẻ thù truyền kiếp phương Bắc.
        Bỏ được tậto “phét lác” của Phi lạc,thoi hung hăng của “chí phèo” thì mới “hoạ may” …

        BBT đề nghị bạn chọn một nick nghiêm túc, không nên mang họ “Thích” của nhà phật.

    • Trúc Bach says:

      Rác ở đâu mà lắm thế ?

      “Mời các vị hãy xem..”

      - Có ai thèm để mắt tới…rác đâu mà mời với chả mọc, ?! (Chắc mấy bữa nay danchimviet.info bận quá hay sao mà để rác tùm lum ….?)

      Tội nghiệp các anh “ít chữ”, các anh ấy không đủ trình độ làm “link dẫn” nên phải hì hục dán lại toàn bài !…Hay là các anh ấy cứ tưởng rằng “cắt và dán” nhiều thì thành người “nhiều chữ” ?

      Hahahaha…

  4. tan says:

    . Mời các vị hãy xem chính người TQ nói gì?:

    Nga Việt hợp tác- TQ lo lắng?
    Báo Trung Quốc: Nga mới là mối họa lớn của TQ tại Biển Đông
    Thứ năm, 18 Tháng 8 2011 13:02
    Bài trên Liên hợp tảo báo của Trung Quốc cho rằng Nga mới là mối họa lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Chính Nga là cường quốc bên ngoài đến Biển Đông sớm nhất chứ không phải Mỹ. Nga tích cực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí tại Biển Đông, ký nhiều hợp đồng bán vũ khí hiện đại, bao gồm tàu ngầm, máy bay, cho Việt Nam.
    Chú Gáu Nga và Rồng TQ
    Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Clinton phát biểu nhấn mạnh các nước cần giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Sau đó, Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần lượt có phát biểu tỏ đồng thuận và việc đó đã trở thành chính sách đã rồi của Mỹ đối với Biển Đông. Chính sách của Mỹ tất nhiên có lợi cho việc duy trì bảo vệ lợi ích đã rồi tại quần đảo Trường Sa của những kẻ nhanh chân đến trước, khiến những kẻ đến sau ở vào thế bị kìm kẹp, ngăn trở, đành bó tay hết cách, cũng lại phải hướng đến đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.
    Nga nhanh chân đến trước Mỹ: Trên thực tế, Mỹ cũng là kẻ đến sau tại Biển Đông. Ngoài các nước ASEAN thì kẻ nhanh chân đến trước tại Biển Đông lại là Nga chứ không phải Mỹ.
    Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ kết hợp với Việt Nam thành lập công ty góp vốn, cùng liên thủ khai thác mỏ Bạch Hổ ở Biển Đông, sản lượng khai thác chiếm một nửa tổng sản lượng dầu thô của Việt Nam; đến nay, đây vẫn là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam.
    Theo thống kê, đến nay Nga đã trở thành đối tác hợp tác nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Các công ty dầu mỏ phương Tây khác như Exxon Mobil, BP, TOTAL những năm gần đây mới góp vốn với Việt Nam khai thác dầu khí.
    Nga hợp tác với Việt Nam vừa có lợi ích an ninh vừa có lợi ích kinh tế, bởi Nga được chia sẻ lợi ích kinh tế to lớn tại Biển Đông, Nga đã trở thành chỗ dựa lớn nhất của cộng đồng kinh tế do Việt Nam liên kết với các cường quốc trên thế giới tạo nên trên vấn đề Biển Đông. Và như vậy dễ thấy rằng tại sao trong những năm gần đây Nga lại đồng ý bán cho Việt Nam những trang bị vũ khí đời mới lợi hại chuyên dùng cho xung đột tại Biển Đông với mức ưu đãi lớn hơn nhiều so với TQ.
    Gần dây, VN đặt mua của Nga những hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo 636, 13 máy bay chiến đấu Su-27, 20 máy bay Su-30 và nhiều tên lửa đối biển, radar…. Vũ khí mà Nga bán cho VN có tính năng tiên tiến hơn hẳn các vũ khí bán cho TQ trước đây, tỷ lệ giữa tính năng và giá cả cũng cao hơn. Cuối năm 2011, loạt máy bay chiến đấu Su sẽ hoàn tất giao hàng. Cuối năm 2013, ngoài các tàu ngầm lớp Kilo, những vũ khí đời mới lợi hại này sẽ bước đầu hình thành sức chiến đấu.
    6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo là “tuyệt chiêu” trong hải chiến Trường Sa và cũng được giao hàng lần lượt từ cuối năm 2011 và giao hết trong vòng 5 năm. Trong khi Nga đang chế tạo tàu ngầm thì VN đã đào tạo đồng bộ các sỹ quan làm việc trên những chiếc tàu ngầm đó, hiện Nga và Ấn Độ đang phụ trách việc đào tạo. Từ đó có thể thấy, các tàu ngầm mới và lợi hại này sẽ nhanh chóng hình thành sức chiến đấu và hoạt động khắp nơi thuộc vùng Biển Đông và biển phía Đông TQ, tạo ra sự đe dọa khá lớn đối với các nước láng giềng trong đó có TQ, nhằm đảm bảo an toàn cho việc khai thác các mỏ dầu của VN.
    Nói về lợi ích thực tế trong cấu trúc hiện nay ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau và không bằng Nga. Nếu nhìn vấn đề một cách cô lập thì việc Mỹ có mặt ở khu vực Biển Đông là không hề có lợi ích chiến lược to lớn về an ninh và kinh tế. Theo đánh giá, sở dĩ Mỹ ủng hộ ASEAN chống lại TQ trong vấn đề Biển Đông, xét ở góc độ chiến lược thì chủ yếu là để tránh xảy ra cục diện sau khi TQ trỗi dậy sẽ thách thức sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực CÁ – TBD, ra tay khi còn sớm để kiềm chế sức mạnh của TQ tiến xuống phía Nam. Còn việc đảm bảo cho máy bay quân sự, tàu thuyển của Mỹ tự do lưu thông giữa TBD, Ấn Độ Dương hay như việc giữ ổn định tình hình Biển Đông thì cũng chỉ là một cách nói.
    Cách tiếp cận của Nga ở tầm chiến lược khác xa so với Mỹ. Cách tiếp cận tầm chiến lược nêu trên của Mỹ đều thích hợp với Nga. Ngoài ra, Nga và VN còn có tình hữu nghị truyền thống, như năm 1979, trong chiến tranh biên giới Trung – Việt và “cuộc chiến lưỡng sơn” kéo dài 10 năm sau đó, Liên Xô cũ là cường quốc duy nhất ủng hộ VN chống TQ. Hơn nữa Nga lại là nước có lợi ích kinh tế thiết thực nhất tại Biển Đông. Biển Đông giống như một kho báu, bằng việc hợp tác lâu dài với VN, những khoản ngoại tệ khổng lồ mà Nga kiếm được từ đó dường như không bao giờ cạn.
    Ngoài ra, từ chính sách ngoại giao khác nhau của hai nước Nga, Mỹ đối với các nước quanh Biển Đông cũng có thể cảm nhận thấy Nga và Mỹ có lập trường khác nhau đối với vấn đề Biển Đông, từ đó có thể lần ra manh mối. Thái độ can thiệp của Mỹ là nhằm tăng cường trao đổi qua lại với ASEAN, NB và Australia, còn việc ủng hộ ASEAN thì vẫn xoay quanh đồng minh truyền thống là PLP, việc ủng hộ một số quốc gia khác như VN chủ yếu vẫn chỉ dừng lại trên bề mặt ngoại giao và đe dọa. Cùng trên vấn đề Biển Đông nhưng chính sách của Nga lại khác. Nga cũng ủng hộ gián tiếp các nước ASEAN nhưng dành viện trợ thực tế cho VN.
    Tóm lại, ngoài việc tăng cường hợp tác với VN về ngoại giao và kinh tế thì Nga còn nâng đỡ VN bằng hành động thực tế. Hiện nay, Nga ngoài mặt vẫn giữ thái độ tươi cười với TQ, trong ngoại giao thì “nói ý cay bằng lời ngọt”, trong hành động thì chỉ làm không nói. Nga giống như “con vịt đạp nước”, trên mặt nước thì dường như không có động tĩnh gì nhưng dưới nước lại giở võ chân.
    Đây cũng là nguyên nhân tại sao trong khi VN tăng cường “chuẩn bị đấu tranh quân sự” thì toàn bộ vũ khí cho hải chiến lại lấy từ Nga chứ không phải Mỹ và Mỹ lại chỉ gián tiếp ủng hộ VN về mặt đe dọa chiến lược. Đây là chỗ khác nhau cơ bản về mức độ ủng hộ của Mỹ và Nga cho VN trong tranh chấp ở Biển Đông.
    Theo diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay, một khi VN và TQ xảy ra một trận hải chiến thì toàn bộ vũ khí sắc bén mà quân đội VN sử dụng để giết hại quân giải phóng TQ là của Nga chứ không phải của Mỹ./.
    Tác giả: Tiết Lý Thái – Nghiên cứu viên Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford
    Reply

  5. tan says:

    tan says:
    21/04/2012 at 18:24
    Tăng chính quy chê su30 của VN chúng tôi là chỉ dùng để “đi buôn lậu” là một sai lầmf thừờng có củ những kẻ chuyên đi ăn cướp mà thôi. Nó tuờng mình mạnh ăn tươi nuốt sống như người ta?.
    xin mời bạn xem chuyên gia quân sự người Hoa của bạn nói gì về su30 của vn và su30 của TQ nhé. rồi tùy bạn rút ra kết luân
    Chuyên gia Hoa kiều so sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc
    Chủ nhật 08/04/2012 20:26 Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.
    Kh-59MK: “Sát thủ diệt hạm” trên Su-30MK2 Việt Nam
    Chuyện ít biết về công tác huấn luyện bay Su-30MK2 của Việt Nam
    Báo Trung Quốc đăng ảnh Su-30MK2V mới nhất của Việt Nam
    Ngắm dàn tiêm kích Su-30MK2 hiện đại của Không quân Venezuela
    Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
    Báo Trung Quốc đăng ảnh các tiêm kích Su-30MK2 mới nhất của Việt Nam
    Không quân Ấn Độ mua thêm 42 máy bay Su-30MKI nâng cấp
    Năm 2012, tên lửa BrahMos sẽ phóng từ máy bay Su-30
    Nga đồng ý bán cho Indonesia 6 “chiến đấu cơ” Su-30MK2
    Nga sẽ giao Su-30MK2 cho Việt Nam đúng tiến độ
    Nga trang bị 12 máy bay Su-30SM cho Hạm đội Biển Đen
    Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.
    Trên đây là nhận định của ông Andrei Chang, một chuyên gia quân sự gốc Hoa mang quốc tịch Canada. Ông là một cây bút kỳ cựu của Tạp chí quân sự Khán Hòa có trụ sở tại Canada, từng có nhiều bài viết về dòng máy bay Sukhoi có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc của ông Andrei Chang:
    Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng có sự khác biệt đáng kể trong trang bị vũ khí giữa các tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc.
    VIDEO: Bên trong Viện Tên Lửa Chiến Lược của Nga
    AFP trao tặng Huân chương ưu tú cho 2 sĩ quan công an cao cấp Việt Nam
    Hình ảnh đẹp từ triễn lãm hàng không – kỹ thuật quân sự FIDAE – 2012
    Trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.
    Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.
    Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển.
    Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.
    Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.
    Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại.
    Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.
    Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.
    Theo một nguồn tin chưa được xác nhận từ Nga, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.
    Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có.
    Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn, ông Chang nhận định.
    Ông Chang lưu ý thêm, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.
    Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012.
    Vấn đề được ông Chang lưu tâm là có sự khác biệt lớn nào giữa các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc hay không? >> Video: Su-30 của Việt Nam trình diễn trên không
    Những cải tiến nhỏ trong Su-30MK2 của Việt Nam là gì đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các chuyên gia quân sự nước ngoài.

    BBT: Đề nghị góp ý ngắn gọn

  6. tan says:

    Tên Tàu khựạ Tăng Chính quy hãy nghe chính người TQ nói gì? có phải TQ bị cô lập không?

    (BBT: Đề nghị không cắt dán bài)

  7. tan says:

    Xin gửi các vị có tri thức hãy xem và suy ngẫm:

    1)BÁO HONGKÔNG * CUỘC CHIẾN HOA VIỆT
    Nếu khai chiến trên biển Đông,
    khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam
    Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như “Đại công báo”, “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ.
    (2) Hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.
    (3)1- Rào cản chính trị: – Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa).
    (4)Khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau), cơ bản bằng không. Thế nhưng, quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.
    (5)- Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . “Học thuyết quân sự mới” biển Đông là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.

    (6)- Chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, “Hiệp ước đồng minh Mỹ – Xinhgapo – Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự “Karat”.
    (7)- Trường Sa có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam – Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, bất lợi với Trung Quốc.
    (8)2- Rào cản về quân sự
    - Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa – quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc.
    (9)Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.để vẫn thắng được nước mạnh.
    (10)- Cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”,xu thế sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.

    (11)- Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.
    (12)- Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.
    (13)3- Rào cản về địa lý
    - Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 – 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km.
    (14)- Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km…buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không, thời gian tác chiến so với máy bay Việt Nam ngắn hơn 50%.
    (15)- Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.
    (16) Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.
    (17)- Địa hình Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Trung Quốc tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.
    (18)4- Rào cản về chiến thuật
    - Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu của Trung Quốc, tấn công các tàu cỡ lớn của Trung Quốc.

    (19)- Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng không kích tầm siêu thấp, khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 – 500 tấn trở xuống, nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không hiệu quả mà có khi lại làm mồi cho các loại phương tiện săn ngầm của VN do Nga trang bị./.
    Reply

    BBT: Đề nghị góp ý ngắn gọn và không cắt dán các bài viết vào đây

  8. tan says:

    Mời ông Tăng Chính Qui và ông Tăng Trung Kiên hãy đoc tiếp bài này rồi nhớ so sánh với bài của ông vietnam nhé. tùy các ông suy ngẫm?

    Việt – Nga hợp tác phát triển tên lửa hành trình
    Cập nhật lúc :8:10 PM, 15/02/2012
    Dự kiến trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu làm việc để phát triển chung một tên lửa hành trình mới.

    (ĐVO) RIA Novosti dẫn lời ông Mikhail Dmitriev, Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga cho biết, trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu hợp tác để cùng nhau phát triển một tên lửa hành trình mới. “Trong năm nay, Việt Nam sẽ tăng cường năng lực để bắt đầu sản xuất một loại tên lửa hành trình mới, dựa trên tên lửa Uran (>> chi tiết) của Nga”, ông Dmitriev nói với các phóng viên.

    Theo đó, dự án sẽ thực hiện theo mô hình giống như Liên doanh Nga – Ấn đã phát triển và cho ra sản phẩm là tên lửa hành trình siêu âm BrahMos. (>> chi tiết)

    Theo ông Dmitriev, Nga và Việt Nam đang đàm phán về một hợp đồng quân sự khác, liên quan đến hợp tên lửa chống tàu Bastion. “Chúng ta đang nói về một hợp đồng mua bán tên lửa khác, hợp đồng sẽ được cấp tín dụng cho vay có thời hạn”, ông Dmitriev nói.

    Việt Nam sẽ phát triển tên lửa hành trình tiên tiến dựa trên tên lửa Uran của Nga.

    Ông này cũng nhắc lại, trong năm 2011, Nga đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên trong việc cung cấp hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion cho Việt Nam. (>> chi tiết)

    Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới không được tiết lộ. Điều đáng chú ý là Uran-E của Nga là tên lửa hành trình chống tàu có tốc độ cận âm, còn BrahMos được phát triển dựa trên tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Yakhont (biến xuất khẩu của tên lửa Onyx). Không có tốc độ nhanh như tên lửa siêu âm, bù lại tên lửa cận âm thường có giá thành rẻ và khối lượng nhẹ. Do đó, loại tên lửa này phù hợp với các chiến thuật lấy số lượng áp đảo.

    Như vậy, Việt Nam sẽ sớm có một nhà máy chế tạo tên lửa hành trình thuộc hàng “tiên tiến bậc nhất” trên thế giới, với sự giúp đỡ của Nga

    Trước đó, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov cũng đã tiết lộ rằng, công ty này đã bàn giao đầy đủ số tiên lửa chống tàu Kh-35E (hay còn gọi là Uran-E) cho Việt Nam từ năm 2009-2010 trong hợp đồng được ký kết trước đó (>> xem thêm), với số lượng bàn giao là 31 tên lửa Kh-35E.

    Phần lớn các chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực.

    Việc cùng hợp tác và phát triển lên một biến thể tên lửa mới sẽ giúp Việt Nam sớm tiếp thu được công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến, dần dần tự sản xuất tên lửa cho các tàu tên lửa như tàu lớp Molniya, Gepard 3.9… cũng như xin giấy phép và mua dây chuyền công nghệ.

    >> Nga bàn giao đủ tên lửa cho Gepard Việt Nam
    >> Việt Nam muốn có nhiều tàu Gepard hơn

    >> Bộ đôi ‘kình ngư’ trên biển Đông
    >> Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói

    >> Su-30 sẽ sớm được bán cùng BrahMos
    >> Việt Nam tự chủ số lượng tên lửa bảo vệ lãnh hải

    >> Hải quân Việt Nam: Tinh gọn, cơ động, linh hoạt
    >> Chuyên gia Hoa kiều nói về bước tiến Hải quân VN

    Thanh Dung (theo RIA Novosti

    Reply

  9. tan says:

    Mời các ông Tăng Chính Quy và Tăng Trung Kiên xem ngươi Hoa củ các ông nói gì nhé: xem họ có cho là VN hèn, VN là tay sai của TQ không?

    Chiến thuật giữ Biển Đông của Việt Nam
    BBC-Cập nhật: 15:05 GMT – thứ hai, 16 tháng 1, 2012

    Quân đội Việt Nam đang tăng cường khả năng phòng thủ
    Thời gian qua, việc Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phân tích.
    Robert Karniol, một cây bút có uy tín về các đề tài quân sự Á châu, vừa có bài nhìn nhận ‘Việt Nam đang chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn đòi hỏi chủ quyền của mình trên Biển Đông’.
    BBCVietnamese.com xin lược dịch và giới thiệu cùng quý vị.
    Nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan.
    Theo nhận định của giới quan sát, cán cân quân sự qua eo biển nay đang nghiêng dần về phía Trung Quốc, và qua đó Bắc Kinh thúc đẩy các quyền lợi an ninh rộng lớn hơn là chỉ để đối phó với Đài Loan.
    Nói thẳng ra, thì tham vọng chiến lược của Trung Quốc là có đủ năng lực quân sự để đương đầu với bất cứ thách thức nào từ phía Hoa Kỳ.
    Để làm việc này, bên cạnh quá trình hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng hạt nhân, Trung Quốc phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng với Hoa Kỳ. Chiến thuật này có tên là ‘sát thủ giản’ và đã được nhiều nhà phân tích phương Tây chú ý tìm hiểu.
    ‘Sát thủ giản’ có thể diễn giải một cách đơn giản là thay vì tăng cường chạy đua vũ trang, Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu công dụng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, thí dụ qua việc phát triển các thiết bị chống vệ tinh.
    Trong hải quân, Trung Quốc ứng dụng ‘sát thủ giản’ bằng phương thức chống tiếp cận mà giới quân sự gọi là anti-access/area denial (A2/AD). Đó là thiết lập các vùng trên biển đặc biệt nhằm mục tiêu chống lại các cuộc tấn công của đối thủ. Với cách thức này, Trung Quốc có thể đối phó ngay trong trường hợp hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ được huy động tham gia xung đột nhằm bảo vệ Đài Loan.
    Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km. Có loại tên lửa này trong tay, Trung Quốc có thể kìm chân bất cứ hoạt động hải quân nào của Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác trong khu vực.
    ‘Dĩ độc trị độc’
    Bên cạnh hỏa tiễn tầm xa, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển hệ thống phòng không nhằm phát hiện và tiêu diệt các loại chiến đấu cơ của địch. Tiếp đó là đội ngũ tàu ngầm đang ngày càng được đầu tư để đối phó với các đe dọa trên mặt biển.
    Giới chuyên gia được dẫn lời nhận định các nỗ lực nói trên đang giúp Trung Quốc tạo dựng các ‘khu vực chống tiếp cận’ càng ngày càng rộng, khiến quân đội Hoa Kỳ hoạt động càng lúc càng khó khăn.
    “Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.”
    Phân tích gia Robert Karniol
    Theo ông Robert Karniol, Việt Nam đã phát hiện và ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc.
    “Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.”
    Nhà phân tích này cho rằng việc Hà Nội mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng mà chú ý tính năng.
    Loại chiến đấu cơ Su-30MK đời mới mà Việt Nam mua có gắn hỏa tiễn chống tàu chiến Kh-59MK với tầm bắn 115 km, trong khi chiến hạm Gepard có kèm tên lửa chống tàu chiến Kh-35E với tầm xa 130 km và có thể tấn công tàu trọng tải lớn tới 5.000 tấn.
    Hà Nội cũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, được trang bị thêm hỏa tiễn 3M-54 Klub chống tàu trên mặt biển với tầm bắn 300 km.
    Song song, Việt Nam cũng mua thêm một số hệ thống phòng thủ bờ biển của Israel, với tầm che phủ khoảng 150 km. Về phòng không thì có ba đài radar vi sóng hết sức tối tân Vera của Cộng hòa Czech. Được biết, Washington thoạt tiên chặn việc mua bán radar này, nhưng sau lại chấp thuận.
    Tất cả các sáng kiến trên, theo ông Karniol, là để bảo đảm Việt Nam không bị yếm thế trong trường hợp Trung Quốc muốn tìm cách độc chiếm Biển Đông.
    Theo đúng chiến thuật A2/AD của Bắc Kinh, Hà Nội có thể cản trở các hành động phiêu lưu của Bắc Kinh một cách tinh vi hơn.
    Phân tích gia quân sự từ Singapore cũng nhấn mạnh: chính các nhà hoạch định chính sách quân đội Việt Nam, với kinh nghiệm qua nhiều thập niên tác chiến, đã tự đưa ra được chiến thuật này.
    Bấm Trở về đầu trang
    Reply

  10. tan says:

    Xin mời các vị có tri thức xem và suy ngẫm!

    Tan says:
    28/04/2012 at 15:29 VOA-Thứ Sáu, 13 tháng 4 2012
    VN cam kết bảo vệ các đối tác nước ngoài hợp tác dầu khí trên Biển Đông

    Hình: REUTERS
    Giàn khoan Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu
    Chính phủ Hà Nội cam kết bảo vệ các công ty nước ngoài hoạt động trên thềm lục địa và trong đặc khu kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông.

    Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 12/4, phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị của Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam.” Vẫn theo lời người phát ngôn Lương Thanh Nghị, các dự án hợp tác giữa Việt Nam với nước ngoài tại Biển Đông đều nằm trong khu vực thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, chiếu theo luật quốc tế.

    Trước đó một ngày, Trung Quốc cảnh cáo Nga không được hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông sau khi đã đưa ra lời cảnh cáo tương tự với Ấn Độ.

    Tập đoàn dầu khí Việt Nam hôm 5/4 đồng ý liên doanh với đại công ty năng lượng Gazprom của Nga trong dự án khai thác khí đốt tại hai lô 05.2 và 05.3 trên Biển Đông mà Hà Nội nói thuộc thềm lục địa Việt Nam.

    Năm 2009, tập đoàn dầu khí BP của Anh đã rút lui khỏi dự án đầu tư 2 tỷ đô la tại đây dưới áp lực của Trung Quốc.

    Dự án hợp tác thăm dò dầu khí giữa công ty ONGC Videsh của Ấn với Việt Nam trong cùng khu vực cũng bị Trung Quốc phản đối. Ấn Độ cho biết sẽ không lùi bước trước những lời cảnh cáo của Bắc Kinh. New Delhi khẳng định Biển Đông là tài sản của thế giới, không nước nào có quyền đơn phương kiểm soát.
    Nguồn: DPA, Europe Online, Vietnam’s Ministry of Foreign Affairs website

    Reply

    • Trúc Bach says:

      Không hiểu từ bao giờ, DCV đã trở thành cái thùng rác cho đám “ít chữ” xả rác ?

      Vừa dài, vừa dai lại vừa dở…Chắc chẳng mấy ai thèm đọc đâu ! Hãy để thì giờ mà xem Việt cộng im thin thít trước việc .

      Máy bay Trung cộng dọa tầu Viêt cộng và xâm phạm không phận Cam Ranh !

      • Tan says:

        Tàu nó dọa cả Mỹ, Nhật… nữa, thế Mỹ cũng là tay sai của Tàu à?? Trúc Bach-cái đồ óc bã đậu, không hiểu mô tê răng rứa ra sao, chỉ ăn nói lảm nhảm. xê ra để cho người lớn nói chuyên chính trị!

      • Trực Ngôn says:

        Tôi ‘doạ’, nhưng nếu anh cúi đầu câm lặng thì anh là kẻ hèn!

        Tầu nó doạ cả Mỹ, Nhật… nữa, nhưng Mỹ, Nhật không hèn nên đã lên tiếng phản đối lại, không cúi đầu im lặng chịu nhục như VN,

        đấy là sự khác biệt ông Tan ạ!

      • Phương says:

        Trực Ngôn hãy đọc các nhận định về VN- TQ của các học giả, các chuyên gia quân sự nước ngoài, nếu óc ông không phải là “bã đậu phụ” thì không thể lấy một “hiện tượng” máy Bay hù dọa kia mà đánh giá VN sợ TQ được. VN không chỉ 1 lần phản đối TQ(ông không biết à?), không phải cứ bất cứ viếc nào cũng phải lên tiếng. Chỉ cần đọc bài “VN chính thức công bố sẽ “bảo vệ các công ty nước ngoài” thăm dò dầu khí ở Biển Đông là đủ hiểu. hãy chờ xem TQ dám làm gì? mặc dù họ họ tuyên bố “hù dọa” nhiều lần. VN công bố vậy chính là “vỗ mặt và thách thức” thẳng vào mặt TQ rồi chứ? (chỉ có bọn “đầu đất” mới không hiểu điều này) Ông không hiểu à?? chuyện “cái máy bay” là chuyện vặt, không thể lấn át những bài viết nhận định về các “hành động chống TQ” của VN trong thực tế được.

        Tầm nhìn của ông trực ngôn “không qua ngọn cỏ” (“đàn bà đái không qua ngọn cỏ”)? Ông có hiểu không? VN đã từng xua đuổi tàu TQ một cách mạnh mẽ mà TQ cũng “không hề lên tiếng”. Ngay như bây giờ, VN đã và đang bắt và giữ 1 tàu và cả đoàn thủy thủ TQ đấy và đang chờ điều tra, xét xử. (ông cũng không biết sao?), nhưng TQ cũng đã lên tiếng gì đâu? Sao ông không bảo TQ là “hèn, là sợ VN” đi? loại người có tầm nhìn “thiển cận” như ông Trực Ngôn thì tôi chỉ cần nói 1 lần thôi, không cần lãng phí thì gian với cái loại “đầu đất” này. Nên gọi ông là “Ngoằn Ngèo Ngôn” thì đúng hơn, chứ “Trực Ngôn” cái gì đối với cái “đầu đất” như ông?./.

      • viet says:

        Ông Trực Ngôn mù hay sao mà không thấy bài:
        “VN cam kết bảo vệ các đối tác nước ngoài hợp tác dầu khí trên Biển Đông” mặc dù trước đó TQ đã hù dọa này nọ. VN làm vậy không là vỗ thẳng vào mặt thằng TQ đó sao? bảo VN hèn là thế nào?

        VN từng nhiều lần xua đuổi tàu TQ chạy như vịt, TQ cũng im lặng đó thôi. Không nói đâu xa, ngay bây giờ, VN vừa bắt 1 tàu cùng thủy thủ đoàn TQ và đang giam giữ, điều tra. Thế mà TQ cũng câm lặng. sao ông không bảo TQ là thằng hèn đi? Ông đúng là kẻ “đầu đất” thật rồi./.

      • Trực Ngôn says:

        Tên Phuơng này chả biết học hành, trình độ đến đâu mà cứ hết chê người này là óc “bã đậu phụ”, người kia “đầu đất” rồi lại chê “đàn bà đái không qua ngọn cỏ”?

        Nếu tôi cũng dùng những từ ngữ thô kệch vô học như tên Phương này thì hoá ra cái diễn đàn này là vườn trẻ cho con nít xả rác?

        Xin lỗi BBT và bạn đọc Diễn Đàn để nói trực ngôn, nói thẳng một lời rằng:

        Tên Phương nói mà không biết nghĩ, chê “đàn bà đái không qua ngọn cỏ” nhưng quên rằng, Phương đã phải chui từ cái chỗ “đái không qua ngọn cỏ” ấy mà ra hay sao?

Leave a Reply to Khách quan