WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biển Đông: Hết mưa trời lại nắng…

Vào thời điểm các đại biểu tham dự Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ hai làm thủ tục đăng ký đại biểu từ 5 giờ chiều ngày 10.11.2010, qua lớp tường kính ở sảnh ra vào của khách sạn New World, họ nhìn thấy một bầu trời đầy u ám. Sài Gòn đang ở trong những ngày cuối mùa mưa.

Hội thảo quốc tế về biển Đông tại tp HCM

Khi được phóng viên Tuần Việt Nam hỏi vui rằng “liệu đây có là điềm báo gì cho không khí buổi khai mạc hội thảo sáng hôm sau không”, Nazery Khalid, một học giả từ Trung tâm Kinh tế và Công nghiệp Biển của Malaysia – người đã tham dự cuộc hội thảo về khai thác chung các nguồn năng lượng biển châu Á cũng tại thành phố Hồ Chí Minh cách đây ba tháng, điềm nhiên trả lời: “Cứ yên tâm, ngày mai trời lại nắng!”

Cộng hưởng giữa hội thảo Biển Đông và ASEAN 2010

Quả vậy, đại sảnh của Khách sạn New World sáng 11.11 lại tràn ngập ánh mặt trời. Sau phiên khai mạc của hội thảo với tên gọi “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, Giáo sư Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, đã chủ trì phiên thảo luận đầu tiên với chủ đề “Tầm quan trọng của Biển Đông trong một môi trường chiến lược đang thay đổi”.

Hamzah B.A, vị học giả cao niên đã nghiên cứu về Đông Nam Á và Biển Đông từ những năm ’70 của thế kỷ trước, tỏ ra rất ấn tượng với bài tham luận của hai học giả từ Trung Quốc là Giáo sư Tô Hạo và Tiến sĩ Nhậm Nguyên Chiết, và coi đó là hướng đi tích cực để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Giáo sư Tô Hạo, người trình bày, đã cho rằng Trung Quốc luôn hành xử có trách nhiệm ở Biển Đông do Trung Quốc cần môi trường hòa bình với các nước xung quanh để phát triển. Theo ông, nếu Trung Quốc không hòa bình thì không thể có không khí hợp tác trong khu vực như hiện nay.
“Rõ ràng Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều trong một thập kỷ kỷ rưỡi qua, từ tham gia đàm phán về ứng xử trên Biển Đông với ASEAN, phân định biên giới trên bộ và tại Vịnh Bắc Bộ với Việt Nam, đến thúc đẩy khu vực thương mại tự do Trung Quốc ASEAN – khu vực thương mại tự do lớn nhất hành tinh với dân số gần hai tỷ người”, vị học giả từ Đại học Quốc gia Malay nhận xét.

Cũng chia sẻ với vị học giả người Malaysia, nhưng Tiến sĩ Trần Công Trục lại nhìn nhận sự nỗ lực của Trung Quốc dưới một góc độ khác  – những tiến bộ đạt được trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong năm 2010.

“Với những diễn đàn mà Việt Nam chủ trì thành công, như ARF, ADMM+8, ASEAN – Trung Quốc, hay EAS, khi vấn đề tranh chấp Biển Đông được nêu ra, dù có hay không trong nghị trình, những thoả thuận hợp tác đạt được trong lĩnh vực quốc phòng, hay thúc đẩy DOC, đã đóng góp vào việc duy trì ổn định trên Biển Đông”, Tiến sĩ Trục nói.

Tiến sĩ Trục cũng cho rằng cũng có sự cộng hưởng của các sự kiện ASEAN 2010 với hai hội thảo quốc tế về Biển Đông – được coi sự mở đầu và khoá đuôi, nếu lấy năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN làm điểm nhấn.

“Hội thảo đầu tiên rõ ràng đã thu hút được sự chú ý của bên ngoài đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông – một nội dung quan trọng mà Việt Nam muốn đưa vào nghị trình. Còn kết quả đáng khích lệ của cấp cao ASEAN và các cấp cao liên quan cũng khiến các học giả thêm hào hứng.”

“Bởi những phân tích khách quan của họ có những ý nghĩa nhất định đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của từng quốc gia có liên quan”, nguyên trưởng ban biên giới chính phủ Việt Nam nhận định.

Một số học giả trong và ngoài khu vực Biển Đông lại có cái nhìn thận trọng hơn. Mặc dù, họ cũng công nhận rằng những kết quả đạt được trong năm qua ở Hà Nội thực sự đã tiếp thêm sinh lực cho xu hướng đối thoại trong khu vực.

Nguyên đại sứ Hjala từ Indonesia, từ kinh nghiệm của nước ông, đã chỉ ra rằng trong suốt hai thập kỷ qua, Indonesia đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển ở Biển Đông theo tinh thần mà Trung Quốc kêu gọi, thông qua hàng loạt hội thảo về kiểm soát xung đột ở Biển Đông hàng năm, hay lập các Nhóm công tác về Hợp tác cùng phát triển…

“Tuy nhiên Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ Trung Quốc muốn hợp tác cùng phát triển ở vùng biển nào, hợp tác cái gì, muốn hợp tác cùng ai, hợp tác theo cơ chế nào”, ông than thở.

Còn Giáo sư Thayer nói rằng, khi ông đọc những thoả thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về DOC và COC, cảm giác của ông là sự pha trộn giữa lạc quan và thận trọng. Lạc quan về DOC, và thận trọng về COC.

Giáo sư Thayer giải thích rằng ông có những lý do xác đáng để có cái nhìn thận trọng. Nếu không nói là mang chút bi quan.

“Mất những 8 năm, DOC mới khởi động được. Huống hồ là với COC, một cam kết mang tính ràng buộc về pháp lý, hoàn toàn khác với DOC chỉ là một cam kết mang tính chính trị”, Giáo sư Thayer nói.

Theo ông, việc Mỹ can dự trở lại Đông Nam Á là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc nối lại đàm phán về việc triển khai DOC. “Họ e ngại rằng việc lần lữa thực hiện DOC sẽ khiến cho nhiều nước ASEAN xích gần lại với Mỹ”, Giáo sư Thayer nói.

“Hơn nữa, COC bao gồm cả Hoàng Sa – quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm giữ hoàn toàn, và Việt Nam có yêu sách chủ quyền. Đời nào họ chịu nhả”, Giáo sư Thayer quả quyết.

Giáo sư Ramses Amer, từ Trung tâm Nghiên cứu (phần) Thái Bình Dương của châu Á thuộc Đại học Stockholm, bổ sung thêm rằng DOC chính là sự thoả hiệp khi Việt Nam không đưa được Hoàng Sa vào thoả thuận về nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc.

“Mọi chuyện phải chờ đến tháng 12 này, xem cuộc họp đầu tiên về COC có diễn ra như thoả thuận hay không, diễn ra ở đâu, và kết quả như thế nào”, cả hai vị học giả trên đều nói như vậy.

Việt Nam tự tin hơn

Với tư cách một nhà đồng tổ chức, Giám đốc Học viện Ngoại giao Dương Văn Quảng tỏ ra kín đáo hơn.

“Việc các học giả đã tham dự lần đầu lại quay lại Việt Nam lần thứ hai chứng tỏ họ thấy chủ đề này đáng quan tâm, và có những ý nghĩa nhất định về mặt thực tiễn”, ông nói.

Thống kê của ban tổ chức đã khẳng định điều này. Và không chỉ dừng ở đó. Đã có thêm hơn mười học giả trong và ngoài khu vực tham gia ở hội thảo lần thứ hai này. Quan trọng hơn cả 10 nước ASEAN đều có đại diện tham dự.
“Nhưng điều tôi thấy đáng chú ý nhất là ở hội thảo lần thứ hai này, qua chương trình và các bản tham luận, là các học giả đã tập trung bàn sâu những cách tiếp cận cụ thể, cũng như những thách thức, đối với an ninh khu vực, hay phương hướng hợp tác để giải quyết tranh chấp. Tất nhiên, dưới góc độ học giả”, Giáo sư Quảng nói.

Ông còn nhận xét thêm rằng hội thào đầu tiên chỉ là dịp để các học giả làm quen với quan điểm và cách tiếp cận của nhau.

Tuy chưa biết các nội dung tham luận, các phóng viên, nhất là những người đã theo dõi hội thảo lần thứ nhất, có thể mục sở thị được “sự tập trung”, theo lời Giáo sư Quảng, ở một góc nhìn khác. Phòng hội thảo ở New World nhỏ hơn so với phòng hội thảo ở Daewoo (Hà Nội), trong khi đó số đại biểu tham dự đông hơn, kể cả khách mời lẫn chủ nhà, khiến cho số chủ đề thảo luận tuy khá nhiều, nhưng không tạo cảm giác bị loãng.

Nhưng một người quen của Giáo sư Quảng, Giáo sư Ramses Amer từ Thụy Điển, lại đánh giá rất cao cuộc hội thảo đầu tiên. Theo lời ông nói, cái “vạn sự khởi đầu nan” đó đã tạo ra sự mạnh dạn, tự tin hơn đối với chủ nhà cho những hội thảo tiếp theo.

“Với việc thành công trong việc tổ chức hội thảo đầu tiên, Việt Nam đã “thắng” Trung Quốc trong việc thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu quốc tế”, Giáo sư Amer nhận xét.

Ông cũng khẳng định rằng việc giới truyền thông, nhất là của Trung Quốc, nói rằng Việt Nam muốn “quốc tế hoá tranh chấp Biển Đông” là không có cơ sở. “Quốc tế hoá tranh chấp tức là lôi nhau ra toà án công lý quốc tế, hay sử dụng một bên thứ ba làm trung gian hoà giải”, Giáo sư Amer giải thích.

Báo giới có thể là những người cảm thấy rõ ràng nhất “sự tự tin” của ban tổ chức. Ngay từ đầu giờ sáng, bản tóm tắt các tham luận dưới dạng “hard copy” bằng tiếng Anh đã được cung cấp cho báo chí. Còn đến cuối giờ chiều, các phóng viên chủ nhà nhận được bản tiếng Việt của những ý kiến chính của các học giả về những chủ đề nổi cộm.

Các phóng viên, khi chuông reo báo hết giờ giải lao, vẫn có thể nấn ná lâu hơn trong phòng hội thảo để tranh thủ kiếm thêm vài “pô” ưng ý, hay vài lời bình luận từ các học giả. Và ban tổ chức hoàn toàn không phải nhờ đến cảnh vệ để đảm bảo an ninh cho các học giả, trước sự đeo bám của các phóng viên.

Giáo sư Thayer cho rằng, với tất cả những gì đạt được trong vòng một năm qua, kể từ hội thảo đầu tiên, Việt Nam thực sự đã “vào số”, và nên tiếp tục “phóng” lên phía trước, theo con đường mà ở đó đã có sự hiện diện của Mỹ, ít nhất là thông qua các động thái ngoại giao, hoặc những tuyên bố công khai.

Tranh cãi về vai trò của Trung Quốc và Mỹ

Nhưng điều mà Giáo sư Thayer nhấn mạnh ở trên về Mỹ và Trung Quốc lại chính là chủ đề chính cho những cuộc tranh luận, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, giữa các học giả trong ngày đầu tiên, trong đó có chính phiên do ông chủ trì.

Giáo sư Tô Hạo giải thích rằng, về “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đông, chưa bao giờ Trung Quốc sử dụng thuật ngữ đó trong các tài liệu chính thức. Và, theo quan điểm của ông, thời gian vừa qua Trung Quốc chỉ phản ứng trước những tiến triển của tình hình khu vực, chứ không đe doạ ai.

Trong khi đó, Giáo sư Thayer chỉ ra rằng cho biết Quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA) là nhân tố thúc đẩy Trung Quốc coi Biển đông là lợi ích cốt lõi. “PLA đang tăng cường năng lực hải quân để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, hạn chế Mỹ tiếp cận vùng biển này”, ông nói.

Ông cho biết, theo quan sát riêng của mình, rằng Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện để các bên đàm phán thực hiện DOC, nhưng Mỹ sẽ không can dự trực tiếp.

Giáo sư Leszek Buszynski, người đồng hương của Giáo sư Thayer, cũng đồng ý với điều này. Nhưng ông lý giải rằng do Trung Quốc có nhiều trường phái với quan niệm và lợi ích khác nhau, không đồng nhất trong quan niệm về lợi ích cốt lõi, lợi ích chiến lược, lợi ích quốc gia.

“Vì vậy Trung Quốc sử dụng các thuật ngữ này một cách lỏng lẻo, chứ không có định nghĩa chính thức, rõ ràng”, ông nói.

Chuyên gia về biển của Mỹ Mark Valencia lại tỏ ý nghi ngờ sự nhất quán trong quan điểm can dự hoà bình của Mỹ. Ông dẫn ra ví dụ Mỹ phản đối các bên đe doạ sử dụng vũ lực ở Biển Đông, nhưng lại tập trận hàm ý đe doạ dùng vũ lực ở Hoàng Hải.

Học giả Geoffrey Till từ Anh lại nhìn nhận những phản ứng mạnh mẽ của Mỹ đối với Trung Quốc từ khía cạnh khác. Cũng giống như Anh trước đây, Mỹ là một cường quốc toàn cầu, trong đó lợi ích cơ bản là tự do hàng hải, gắn liền với vị thế của nước Mỹ và giá trị của nước Mỹ.

Theo ông, từ quan niệm đó, Mỹ cho rằng mình có quyền làm chủ biển cả và có quyền dùng vũ lực bảo đảm quyền đó. Vừa qua, Mỹ có cảm thấy rằng Trung Quốc muốn thách thức quyền đó của Mỹ, và đã phản ứng.

Câu chuyện về đường lưỡi bò của Trung Quốc cũng là một chủ đề nóng khác, khi Giáo sư Tô Hạo nêu quan niệm của Trung Quốc rằng vùng nước bên trong đường lưỡi bò là vùng nước lịch sử. Vị học giả này thậm chí còn dẫn rằng Công ước luật biển quốc tế cũng thừa nhận về các vùng biển lịch sử, như trường hợp vùng biển giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, giải thích này không thuyết phục được các học giả khác.

Giáo sư Robert Beckman từ Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore, nhận xét với phóng viên Tuần Việt Nam rằng nói quan niệm “vùng nước lịch sử” là hoang đường thì hơi quá, nhưng, thực sự, qua nghiên cứu của ông, nó chẳng có cơ sở gì cả.

“Việc năm ngoái Trung Quốc đưa tấm bản đồ này ra Uỷ ban về ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, chẳng qua là động thái phản đối lại bản đăng ký thềm lục địa mở rộng của các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông, nhất là Việt Nam và Malaysia mà thôi”, vị chuyên gia về luật quốc tế nhận xét.

Còn nhà ngoại giao kỳ cựu Hjala nêu thẳng trong tham luận của mình rằng Trung Quốc cần phải làm rõ yêu sách của mình ở Biển Đông, nhất là đường lưỡi bò. Trong khi đó, người đồng hương của cựu Đại sứ Hjala, học giả Djalal thì nhìn nhận câu chuyện này đơn giản hơn nhiều.

“Thảo nào Trung Quốc chưa sẵn sàng tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, mặc dù họ không muốn thấy Việt Nam làm việc này”, học giả Djalal nhận định với phóng viên Tuần Việt Nam.

Nguồn: Huỳnh Phan, tuanvn

4 Phản hồi cho “Biển Đông: Hết mưa trời lại nắng…”

  1. Bo_gia says:

    Cai thang con nit ranh TS Vương Hàn Lĩnh gi do sao khong thay ra noi ma bao ong ông Tô Hạo nay noi gium. ông Tô Hạo nay chac co ba con voi Thai thu To Dinh cua ngay xua, va To Huy Rua cua ngay nay. Nen lap luan ly thuyet theo kieu Cong San Tau. Chac ai cung nhu con nit de nghe lap luan nay.

    Toi nghi neu Tau khong ngang nguoc thi se khong co buoi hop nay. Neu My khong giup thi cung se khong co buoi hop nay vi Tau khong can hop, chi ra lenh thoi la cac nuoc nho ASEAN khong dam he mieng.

    Con cop giay Tau rat so My, vi My la con cop that..chi vay thoi…ASEAN va rieng Viet Nam cu di theo con duong choi than voi My, de My vao vai tro nhu nay trong vu giai quyet Bien Dong cua Viet Nam nhu bay gio thi Tau se cu khong con tham vong banh truong nua. Tau se con ha giong, va xuong giong va cu van xin hop hoai thoi thay vi ra lenh.

    Neu noi Tau khong doi nao tra Hoang Sa, Truong Sa thi cham het sao? giong nhu duong chu U khi gi do Tau cung noi nhu vay, nhung khi co My thi Tau xin My tha thu va ha giong ngay. Nhu vay thi VietNam nen cang choi voi My va lam dong minh thi ngay nao do My se bao Tau tra thi Tau se xin da vang.

  2. Vũ Duy Giang says:

    Hãy đọc kỹ bảng ghi chủ đề:”Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về biển Nam TQ”(The second international workshop.The South CHINA SEA),chớ không phải về Biển ĐÔNG của VN.Hội thảo lần đầu tổ chức ở Hà nội cũng có chủ đề này về NAM HẢI của TQ.Tại sao CSVN tổ chức hội thảo TẠI VN,để bảo vệ lãnh hải HS,TS của VN,mà không dám đề tên BIỂN ĐÔNG(East Sea),như những hội thảo do VK tổ chức ở nước ngoài,hay do nước ngoài(Pháp)tổ chức tại nước của họ(Pháp) để bênh vực VN?

    Muốn khách quan hơn,và tránh”nhậy cảm”với”tầu lạ”,thì ít ra phải dùng tên Biển Đông Nam Á(South East Asia Sea),nếu không thì hãy tiếp tục mời loại học giả”lạ”như Vương Hàn Lĩnh đến tận”nhà”để chửi bới(VN là thuộc địa của Tầu lạ đến năm 1885…),và đe dọa như quan Thái Thú Tôn quốc Tường:
    “Hợp tác(với TQ)sẽ phát triển,đấu tranh sẽ thất bại”).Đừng quên Tố Hữu đã dậy rằng:

    “Họ to tát,bởi vì ngươi quỳ xuống
    Có gì đâu,ta cầu khẩn,van lơn
    Có gì đâu,ta nuốt mãi căm hờn
    Hãy đứng dậy,ta có quyền vui sống”

    • Vũ Duy Giang says:

      Cần nhắc lại bài thơ này của TH làm bài học cho các hậu sinh CSVN đang cầm quyền,và cũng vẫn”quỳ xuống”,để”cầu khẩn,van lơn” TQ,chớ TH không phải là”ái mộ”"(tiếng VN gần như”fan”,mà NHV nên học,chớ đừng thỉnh thoảng chêm vào 1 chữ Tây,cho có vẻ trí thức!)thần tượng TH.
      Trái lại,NHV nên học TH làm thơ,để tránh làm thơ”lẩn”thẩn(như nhiều”còm sỉ”đã phản hồi,và cũng vì NHV phải phụ đề thêm ở dưới để tự hiểu?!) ,hoặc trích thơ của cụ Phan châu Trinh hay hơn(nhưng có”ăn nhậu”gì đến chủ đề bài viết về HT.Biển Đông không?).Tiếng VN gọi là”lạc đề” đấy!BĐH của ĐCV nên lưu ý đến các bài thơ,hay bài”trích” của NHV,tức Triệu lương Dân!

  3. Trung hoàng says:

    Nắng mưa là chuyện cuả trời,
    Biển Ðông giử vẹn là lời nguyện chung.

    Hội Thảo Quốc Tế Biển Ðông, từ những cuộc hội đàm cuả các cấp lảnh đạo chính quyền đương nhiệm có liên quan, đến các học giả khắp nơi trên thế giới, kể cả các nước đang là những đối tác cuả bao tranh chấp hiện nay. Cuộc đàm luận ngày 10-11-2010 tại Sài Gòn-Việt Nam, mang đậm nét Xã Hội Dân Sự Quốc Tế, bởi vì số đông đại biểu là học giả khắp nơi được mời đến tham dự, để nói lên quan điểm cuả mình về việc tranh chấp Biển Ðông.

    Cho dù đây không phải là một việc làm đưa ra trước quốc tế về vấn đề Biển Ðông, nhưng Việt Nam đã gián tiếp đưa sự việc ra trước thế giới một cách công khai hợp tình hợp lý. Nhận định và quan điểm chung cuả các đại biểu, hẳn nhiên là sẽ phải làm cho Trung Quốc khó chịu, bởi vì sự trổi dậy quá mạnh mẻ cuả họ trong các tranh chấp ở khu vực nầy. Nhất là Trung Quốc đã xử dụng võ lực, để cướp đoạt cưỡng chiếm Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa cuả Việt Nam, bất chấp luật biển và Công Pháp Quốc Tế. Tiếp đến là Cái Lưỡi Bò Trung Quốc, tự biên tự diễn tự hành động, xem thường lợi ích cuả một số nước trong vùng, cũng như sự giao thông hàng hải trên thế giới trong khu vực nầy.

    “Tầm quan trọng cuả Biển Ðông trong một môi trường chiến lược đang thay đổi”, đó là tiêu đề mà Giáo Sư Thayer cuả Học Viện Quốc Phòng Úc đưa ra trước các đại biểu tham dự. Cho Biển Ðông là môi trường chiến lược chung cho cả thế giới, vưà đúng với thực tế cuả sự phát triển kinh tế đáng chú ý cuả số đông các nước chung quanh, cũng như đường giao lộ hàng hải huyết mạch cho thế giới, nhất là đối với các nước đã phát triển cuả Châu Âu và Châu Mỹ. Sự trổi dậy mạnh mẻ cuả Con Rồng Châu Á, đã đưa nền kinh tế giao lưu toàn cầu đến đỉnh điểm thông thoáng hơn trước.

    Ðể rồi sự thông thoáng đó có nguy cơ bị đe doạ trầm trọng, khi mà sự trổi dậy kinh tế kéo theo sức lớn mạnh quốc phòng, đẩy tới Cái Lưỡi Bò Trung Quốc muốn liếm lấy để thâu tóm cả Biển Ðông. Mà theo ông Thayer thì Trung Quốc không đủ chứng liệu theo đúng luật quốc tế về biển, để minh chứng cho chủ quyền thực sự với Cái Lưỡi Bò cuả họ đã tự chiếm dụng. Cũng theo ông, Trung Quốc hiện đang lo ngại sự cô lập đã dần dần đến với họ, chính sự lùi một bước cuả Trung Quốc hiện nay đã cho ta hiểu được điều đó.

    Lùi để giử những gì mà Trung Quốc đã chiếm đoạt biển đảo cuả Việt Nam bằng võ lực, lấy thời gian cưỡng chiếm làm yếu tố chính cho sự chứng minh chủ quyền cuả họ, sau khi xây dựng vội vàng không ngừng những cứ điểm chiếm đoạt nầy, đặt Việt Nam trước những việc đã rồi, khó có thể giử hay đòi lại Hoàng Trường trong tương lai. Với người Việt yêu nước trong ngoài, bằng vào những chứng nhân sống trong hai cuộc chiến Hoàng Sa và Trường Sa, HÃY THỰC HIỆN HÌNH ẢNH TỘI ÁC TRUNG QUỐC để lưu giử cho tương lai, kể cả các tội ác đối với ngư dân Việt. Ðem sở tồn làm sở dụng cho một ngày mai không xa.

    Theo ông Thayer, Trung Quốc khó có thể nhả ra những gì mà họ đã chiếm đoạt cuả Việt Nam trên Biển Ðông. Bằng chứng là Hoàng Sa được Trung Quốc không ngừng xây dựng những cơ sở quân sự, bởi vì chính đó là bàn đạp để họ có thể khống chế chẳng những khu vực Cái Lưỡi Bò, mà còn là một cứ điểm khoá chặt Việt Nam về mặt biển. Chẳng những thế, nó còn là một điểm xuất phát ngắn nhất, tấn công toàn diện bờ biển Việt Nam, xuyên suốt trải dài từ Nam chí Bắc. Nhìn kỹ toàn bộ mặt biển, chẳng khác chi là Việt Nam đang đưa lưng ra, để hứng lấy những đòn chí mạng chí tử từ điểm tấn công là Hoàng Sa.

    Ðó mới chính là nguy cơ về lâu về dài cho đất nước và dân tộc Việt Nam, khi mà Hoàng Sa còn trong tay Trung Quốc, như chiếc then khoá chặt cổng ra vào mặt biển cuả Việt Nam, lúc nào cũng bị chính Trung Quốc đe doạ và áp lực. Sự im lặng khó hiểu cuả nhà cầm quyền Việt Nam, ít nhiều cũng chính từ sự khống chế nầy cuả Trung Quốc. Cho đến ngày hiện diện cuả Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ ở chính khu vực nầy, đánh dấu sự lưu ý trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cũng là một cơ hội lớn để Việt Nam có thể thở được với Trung Quốc, sau một thời gian dài phải chịu đựng trong nhục nhã câm nín.

    Sự lưu tâm nhiều hơn ở khu vực nầy cuả Hoa Kỳ, đã làm cho Trung Quốc phải lùi một bước trong giai đoạn nầy. Nhưng ở khu vực Ðông Bắc Á, Trung Quốc lại mở ra sự tranh chấp khác với Nhật, về đảo mà Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư, để chứng tỏ sự trổi dậy mạnh mẻ cuả họ về sức mạnh hải quân. Nhưng thực sự hướng tiến cần mở rộng cuả họ chính là khu vực biển Ðông Nam Á, với đối tác là Việt Nam dưới sự khống chế dể dàng từ trước đến nay. Vì chính thể CS, cũng như chính quyền Việt Nam được tồn tại là nhờ vào cái bóng vĩ đại cuả họ che chở, trước sự chống đối đòi dân chủ dân quyền cuả người dân Việt trong và ngoài nước.

    Với cuộc hội thảo mang tính Xã Hội Dân Sự Quốc Tế hiện nay, chính quyền Việt Nam đã bước thêm một bước nưã để gần hơn với thế giới phương Tây và Hoa Kỳ, một bước tiến mới dù không nói ra, cũng thấy được là nó sẽ xa dần cái bóng vĩ đại cuả Trung Quốc không hơn không kém. Việc công bố chính thức về vấn đề phục hoạt cảng Cam Ranh, biến Cam Ranh thành một cơ sở dịch vụ kinh tế theo cung cách thị trường tự do, đã nói lên phần nào tính tự chủ cuả Việt Nam mà chính quyền hiện tại mong muốn thực hiện được. Tính tự chủ cần phải có để khã dĩ ứng hợp với một tương lai không xa, thực hiện với những gì cần phải thực hiện cho một hướng tiến mới.

    Hẳn nhiên về phiá Trung Quốc, họ cũng có rất nhiều ưu thế cuả họ, tác động rất hiệu quả ngay trong tầng giới lảnh đạo cao cấp nhứt trong ÐCSVN. Trước và trong giai đoạn ÐH đảng quan trọng, những biến cố không ngừng xảy ra trên đất nước Việt Nam vưà qua, bề mặt thấy như là sự đấu tranh giưả người dân và chính quyền, nhưng có không ít sự việc mà bên trong lại là sự tranh chấp không ngừng giưả hai thế lực. Thế lực cuả Trung Quốc từ cấp lảnh đạo trung ương và điạ phương, một thế lực rất lâu đời với gốc rễ ăn quá sâu trong các tầng giới ÐCSVN.

    Thế lực thân phương Tây và Hoa Kỳ, hẳn nhiên từ lâu không ra mặt, nhưng vẫn ngấm ngầm tạo dựng. Nhất là thế lực im lặng tuyệt đối nhưng lại là đa số, chính đó là thế lực mang nhiều tính dân tộc hơn hai thành phần kia. Mà thành phần mang nặng tính dân tộc nầy, trong giai đoạn chuyển hướng mới, sẽ nghiêng về phiá thành phần KHÔNG THÂN TRUNG QUỐC, đó là điều tất nhiên rất dể hiểu. Bởi vì có như vậy, Việt Nam mới có thể giử biển đảo được, trước làn sóng bá quyền bành trướng quá mạnh mẻ cuả Trung Quốc. Nếu ÐCSVN còn tồn tại, sự lệ thuộc không ít thì nhiều vào Trung Quốc chắc chắn sẽ phải có. Ðó chính là điều rất bất lợi cho đất nước và dân tộc Việt Nam trong tương lai.

    Chuyển một hướng đi mới cho Việt Nam, cũng có nghiã là không còn thể chế độc đảng dưới hình thức ÐCS tồn tại, mà nếu có, hẳn nhiên nó phải có một danh xưng khác thích ứng với giai đoạn mới sắp tới.

    Xin trân trọng.

Leave a Reply to Vũ Duy Giang