WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyên nhân chiến tranh 1960-1975

Chiến tranh Việt Nam. Nguồn: hinet.net.au

1.   NGUYÊN NHÂN BIỂU KIẾN

Theo lời nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), nguyên nhân chính mà VNDCCH đưa quân tấn công Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) từ năm 1960 là vì VNCH không tôn trọng và không thi hành hiệp định Genève ngày 20-7-1954 về việc tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.  Bên cạnh đó, cũng theo quan điểm của nhà nước VNDCCH, người Hoa Kỳ càng ngày có mặt càng nhiều ở VNCH nên dân Việt Nam phải “chống Mỹ cứu nước”.

Quả thật, sau hiệp định Genève đúng một năm, thủ tướng VNDCCH là Phạm Văn Đồng, gởi thư ngày 19-7-1955 lần đầu tiên cho thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (QGVN) là Ngô Đình Diệm, yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955 như đã quy định trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954, để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước.

Ngày 10-8-1955, Ngô Đình Diệm đã bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, dựa vào lý do rằng chính phủ QGVN không ký vào hiệp định Genève và nhất là vì  không có bằng chứng nào cho thấy VNDCCH đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi Quốc tế Cộng sản.

Chính thể QGVN đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào ngày 26-10-1955.  Tuy chính phủ VNCH nhiều lần từ chối, Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958 để tuyên truyền với quốc tế.  Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống VNCH, bác bỏ đề nghị trên vào ngày 26-4-1958.

Để hiểu rõ vấn đề nầy, tốt nhất nên trở lại với hiệp định Genève ngày 20-7-1954.  Danh xưng chính thức của hiệp định Genève Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, nghĩa là hiệp định Genève chỉ là một hiệp định có tính cách thuần tuý quân sự, không phải là một hòa ước, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.

Sau khi Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào và Cambodia được ký kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp và ngày 21-7-1954 thông qua bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”.

Bản tuyên bố gồm 13 điều, trong đó quan trọng nhất là điều 7.  Điều nầy ghi rằng: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín.  Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự.  Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.” (1)

Khi chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), Lào và Cambodge (Cambodia) trả lời miệng rằng “đồng ý”. (2) Không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố nầy, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký.  Điều đó chứng tỏ rằng những nước tham dự hội nghị không cam kết và cũng không yêu cầu các bên liên hệ cam kết là sẽ thi hành tổng tuyển cử, nên không yêu cầu bên nào ký vào bản tuyên bố để cam kết hay để giữ lời cam kết.

Một văn kiện quốc tế không có chữ ký thì chỉ có tính cách gợi ý, hướng dẫn chứ không có tính cách cưỡng hành.  Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách dự kiến tương lai Việt Nam.  Hơn nữa, những hiệp định với đầy đủ chữ ký mà còn bị vi phạm trắng trợn, huống gì là những bản tuyên bố không chữ ký.

Phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn QGVN không ký vào Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ý bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954.  Hai phái đoàn Hoa Kỳ và QGVN đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của mình.  Tuy nhiên, chính phủ QGVN vẫn tôn trọng Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 và thi hành việc chia hai nước Việt Nam theo thỏa thuận quốc tế.

Ngoài ra, lúc đó, Hoa Kỳ càng ngày càng tăng viện cho VNCH.  Nhà nước VNDCCH quan ngại rằng nếu để cho VNCH yên bình xây dựng kinh tế với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, thì đến một lúc nào đó chắc chắn VNCH (với nền kinh tế tự do) sẽ vượt xa VNDCCH (với nền kinh tế chỉ huy theo đường lối cộng sản).  Đó chính là điều mà VNDCCH thực sự lo lắng.

Sự hiện diện của người Hoa Kỳ ở VNCH chẳng những khiến cho VNDCCH rất quan ngại, mà cả Trung Quốc cũng không yên tâm.  Trước đây, Hoa Kỳ hậu thuẫn cho chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa (QDĐTH), chống lại đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH).  Năm 1949, đảng CSTH thành công.  Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc) ngày 1-10-1949. Chính phủ QDĐTH chạy ra Đài Loan.  Tuy nhiên Trung Quốc vẫn quan ngại Hoa Kỳ yểm trợ cho QDĐTH trở lui lục địa Trung Quốc.

Trung Quốc mạnh mẽ chống đối Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, hơn cả Liên Xô chống Hoa Kỳ.  Nay Hoa Kỳ lại có mặt ở miền Nam Việt Nam, gần sát với Trung Quốc nên Trung Quốc rất quan ngại.  Vì vậy, VNDCCH đưa ra thêm chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, vừa để khích động lòng yêu nước của dân chúng Bắc Việt chống lại VNCH, vừa để thi hành chủ trương chống Mỹ của Trung Quốc và Liên Xô, ngõ hầu kêu gọi viện trợ của khối CSQT.

Như thế, rõ ràng các lý do “thống nhất đất nước” và “chống Mỹ cứu nước” chỉ có tính cách biểu kiến bên ngoài, dùng làm chiêu bài động binh, trong khi lý do thật sự được nhà nước VNDCCH che đậy chính là tham vọng lớn lao của đảng LĐ muốn đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, mà kế hoạch đã được đảng LĐ chuẩn bị từ trước khi ký hiệp định Genève ngày 20-7-1954.

Ghi chú:

1. Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Trình Bày: Sài Gòn 1973, tr. 53.  Vì các văn bản ký kết tại Genève được viết bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp.

2. Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nxb. Nam Á 2002, tr. 2642.

Pages: 1 2 3

4 Phản hồi cho “Nguyên nhân chiến tranh 1960-1975”

  1. noileo says:

    Nói tóm lại thì, hoặc là bịp bợm, hoặc là đần độn, hoặc là bị tẩy não, mà có những luận điệu gọi là “chiến thắng của dân tộc” do các chuyên gia làm chứng gian, aka “trí thức cộng sản & trí thức giải phóng & trí thức dù sao & trí thức tiệm tiến”…, tô vẽ lên cái áo giấy bao phủ che chắn cho cuộc chiến tranh Hồ chí Minh 20 năm người Việt ta theo lời bác Minh,

    -nhà gián điệp Nga cộng,
    -chuyên gia phất cờ đỏ sao vàng vào ngày 19-5-1946, “sinh nhật cụ Hồ”, đón quân Pháp “tốt” vào Hà nội, tái chiém Việt nam làm thuộc địa, đặt Việt nam vào vòng nô lệ “Liên hiệp Pháp”,
    -chuyên gia cắt đôi VN, dâng nạp cho cộng sản,
    -chuyên gian khủng bố “cải cách ruộng đất”,
    -chuyên gia “chuyên chính vô sản” đàn áp & giết hại trí thức miền Bắc,
    -chuyên gia cắt hải đảo Việt nam dâng cho tàu cộng

    đi gieo máu lửa thê lương tang tóc, bắn giết người Việt mình ở miền nam đang yên lành xây dựng cuộc sống tử tế trong thanh bình, để dâng nuớc mình cho cộng sản ác quỷ, làm tàn hại nuớc mình, cuối cùng dâng nuớc mình cho Tàu cộng, kẻ thù truyền kiếp phương Bắc!

  2. TU_NHAN_DAN_ says:

    Rat trung thuc va sau sac… 2 phan hoi : lotxac,Nguyen Hien.
    Dung ! Nguoi Viet Nam muon khong con ChienTranh, khong lam No Le va khong Le Thuoc voi bat cu Quoc gia nao … Thi phai Kien Quyet : Chong Tau Cong , Viet Cong de cuu Dan Toc . Va gianh lai quyen Doc Lap -Tu Do – Dan Chu that su .

  3. lotxac says:

    Tác-giả Tran gia Phung đua ra đề: NGUYEN NHAN CHIEN TRANH VIET NAM 1960-1975 đó chỉ là cái nhìn một góc cạnh nào đó mà thôi; sau nhũ+ng lần đọc nhũ+ng bài viết về Viet-Su khảo luận của một vài tác-giả nhu HCT,TN,DC và ĐT ỏ Pháp.
    Theo tôi thì con cò môì HCM tên thu+à sai của NGA và TÀU đã có chủ truong dùng hiệp-định Genève làm giai-đoạn,và co+-hội tốt để thôn tính phần còn lại của Viet-Nam và Đông-Duong bao gồm: Miên Việt Lào.
    Riêng chính quyền Ngô đình Diệm là do khối Thiên chúa giáo tại New-York mo+ì qua và yểm trọ cho Diệm làm Tổng-Thống VNCH; dĩ nhiên cả hai tên HCM và Ngô đình Diệm đều do nhu+ng tay BÁ-QUYỀN sắp xếp; chú không một tên nào do chính NHAN DAN VN lụa chọn ra lãnh đạo cho họ. Nhung có hai giai cấp thấy rõ: NĐD là con nhà QUAN; có đạo-đúc,và có học; nhung vì cái HAM QUYEN; HAM DANH muôn thủa;nên PHẢN nguoi giao cho mình gánh vác đất nuoc. Mặt khác, Ngô đnh Diệm đã làm mất lòng nguoi miền NAM, triệt hại nhân tài nhu Trịnh minh Thế, bảy Viễn v.v. khiến dân miền Nam là cái ổ cho muu đồ HCM ấp trú+ng,và nuong tụa cho ý đồ xâm luoc , mà hắn đã dụ định theo đuong lối của TQ và NGA.
    Sau chiến tranh thế-gioí thu II chấm dút thì các cuong-quoc chia VN, Đúc, Triều-Tiên,và Trung- Hoa ra làm hai;dù Đài loan là một phần nhỏ của TQ,và Hồng-Kông còn là thuộc địa của Anh. Thế nhung các nuoc bị chia họ đâu cò làm càng nhu HCM chà đạp lên mạng sống của nhân-dân hai miền Nam và Bắc đeể muu đồ cho quyền loị cho mình bất chấp hàng triệu triệu thanh-niên mất đi mạng sống.
    Giả sủ, Tổng-thống NĐD của VNCH nghe thỏa thuận của HCM sau khi có hiệp-uoc Geneve 1954 thì chế độ CSVN đua nhan-dan hai miền chịu cảnh của Bắc-Hàn hoặc CUBA nhu ngày hôm nay chẳng hon chẳng kém, và phaần Đông duong chắc chắn là của TAÙ CỘNG vì họ đã nói: PHAN ĐẤT còn lại của họ đã đuọc THU-HỒI.

  4. Chống Mỹ cứu nước bây giờ phải đổi lại câu ấy là chống Cộng cứu nước. Nếu bây giờ con người VN không chống VC, thờ ơ với thời cuộc thì chắc chắn không yêu nước. Bây giờ lấy Mỹ đâu mà chống, trái lại VC bây giờ rất thích Mỹ, rất thích đô la, rất thích sống và học ở Mỹ. Như thế, thế hệ chống Mỹ cứu nước là thế hệ bị bịp, nướng mình vào lửa đỏ một cách vô duyên. Cuối cùng dân tộc này chỉ hưởng cuộc sống nô lệ.

    VC giờ đây cứ lải nhải những tuyên truyền lỗi thời như bảo vệ đảo, chúng muốn bịp thế hệ kế tiếp, đem nướng mình vào sự nghiệp không có gì đáng tự hào. Tội nghiệp cho những người tuổi trẻ VN, giờ đây còn cầm súng sống một nơi hoang sơ trên những vùng đảo xa xôi, không có lối thoát. Các anh bộ đội này đâu hiểu cuộc đời mình chỉ làm trò hề cho thiên hạ, chỉ bảo vệ một chế độ thối nát, ngây thơ mơ ước ngày mai VN muôn đời bền vững.

    Những lời đề nghị của VC đối với chế độ miền nam chỉ để lừa phỉnh và rốt cuộc vào tay VC. Miền Nam sống trong tự do, mặc dầu còn non trẻ nhưng người miền nam có nhiều tự do. Ngày nay nước nhà thống nhất độc lập, nhưng những quyền căn bản của con người bị tước đoạt, thế thì tư do ấy có ích lợi gì cho dân tộc. Cám ơn nhà sử học Trần gia Phụng đã đưa ra những lởi để nghị đểu giả của VN để cho thế hệ con cháu sau này thấy rõ: Đừng nghe VC nói, sau 75, toàn dân đã bừng tỉnh nhưng còn một số người còn mơ VC đổi thay nên còn ngóng cổ trông chờ những điều viễn vông không bao giờ có.

    Ngày nào VC còn sống thì dân tộc này không bao giờ có hạnh phúc và họa mất nước phải xẩy ra. Muốn có một ước mơ đẹp, chúng ta phải đoàn kết thực sự, không nên đem quá khứ để bôi nhọ nhau. VN chưa thắng VC vì chúng ta chưa thực sự đoàn kết, còn căm giận nhau vì bị quá khứ đè nặng trong tâm nảo, chưa vứt hết định kiến. Tôn giáo vẫn còn nằm trong vòng khép kín, chưa đưa ra một lối thoát hữu hiệu. Định kiến quá khứ làm chậm lại tiến trình dân chủ hóa đất nước, khi nào sức mạnh đoàn kết dân tộc chưa được đề cao thì lúc ấy VC còn tồn tại, mặc dù chúng sống trong vòng lửa, tứ bề là địch. Dân tộc Iran, một dân tộc cũng có những hành động lở lầm như chúng ta nhưng dân tộc Iran đã biết bỏ những tranh chấp quá khứ, đoàn kết một lòng vì thế dân tộc Iran sẽ có ngày mới. Nếu chúng ta làm được điều ấy, VC sẽ từng bước sụp đổ và dân tộc mình sẽ có ngày hạnh phúc tươi đẹp.

Leave a Reply to Nguyễn Hiền