Trước khi rời Sài Gòn
Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010
Sài Gòn
Nằm suy nghĩ miên man cho đến lúc có tiếng gà gáy đâu đây vọng về, tiếng xe cộ từ từ tăng nhịp độ, rần rật, gầm gừ, ầm ì trỗi lên như một đạo binh từ Âm cung trở về, dấy lên một bản hòa tấu quen thuộc thường ngày trong đô thị. Nhìn đồng hồ đã 6 giờ sáng. Không ngủ được nữa, tôi dậy xem e-mails trên vi tính cho đến khi kéo màn cửa kính phòng khách sạn nhìn ra ngoài trời, chứng kiến một cảnh xa lạ với Việt Nam, bèn vác máy ảnh lên sân thượng. Sài Gòn đã qua một cơn mưa từ hai hôm trước. Sao hôm nay trời lại xanh chiêu đãi kẻ tha phương như thế!
Không hiểu xăng nhớt ở đây (VN) có đi qua những quy trình thanh lọc để loại bỏ chất ô nhiễm không gian như chì (lead), CO2, v.v.. Đương nhiên dù có đi nữa thì cũng không thể nào sánh được với một tiểu bang như Cali, một nơi mà điều kiện về chất lượng xăng và dầu khí có những đòi hỏi và quy định cao nhất nước Mỹ về mức độ sạch của xăng dầu vì tại đây lưu lượng xe cộ cũng thuộc hạng cao nhất nhì tại Hoa kỳ, thải ra nhiều khí đốt độc hại.
Ngồi xuống bàn viết, tôi mở vi tính: bản tin của Asahi.com (Asahi Shimbun), một nhật báo nổi tiếng đứng đắn hàng đầu của Nhật Bản được chuyển đi từ hôm qua loan báo bản dự thảo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn im nằm trong máy.
Hàng tít lớn như chòng ghẹo những người không thích viễn tượng Việt Nam bị ghép vào với Trung quốc:
Pro-China official set to lead Vietnam: Lãnh tụ thân Trung quốc chuẩn bị cai trị Việt Nam.
Bản tin Asahi Shimbun tóm lược, Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi, hiện là chủ tịch Quốc hội, một người có liên hệ mật thiết với (thân) Trung quốc sẽ lên thay thế Tổng bí thư Nông đức Mạnh, 70 tuổi. Ông Mạnh cũng như ông Nguyễn Minh Triết, 68 tuổi, và năm nhân vật khác trong Bộ Chính trị sẽ về hưu. Chủ tịch nước được đề cử là Trương Tấn Sang, 61 tuổi, một nhân vật cao cấp trong ban Bí thư của Đảng Cộng sản, có liên hệ thân thích với Nhật Bản. Chủ tịch Quốc hội được đề xuất là Phan Quang Nghị, 61 tuổi, hiện là bí thư thành ủy Hà Nội. Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người tiếp tục trong vai trò thủ tướng theo như bản dự thảo.
Số thành viên trong Ban Chính Trị được đề nghị gia tăng từ 15 đến 17 người.
Tuy nhiên do có một số phần tử chống đối bản dự thảo này, nên những điều đề xuất có được thông qua hay không có lẽ còn phải tùy thuộc vào sự chuẩn y của Ủy Ban Chấp hành Trung Ương.
Hội nghị của Ủy Ban Chấp hành Trung Ương đã bắt đầu hôm thứ Hai, sẽ kết thúc và ngày 21 tháng 12.
Nhóm lãnh đạo chủ trì sẽ được Đại hội Đảng chính thức phê chuẩn vào khoảng giữa tháng Giêng, 2011. Đây là Đại hội Đảng đầu tiên trong năm năm qua.
Nếu như đây là kết quả cuối cùng của Đại hội Đảng kỳ 11 này thì Việt Nam sẽ có nhiều Thạch Sanh hơn Lý Thông trong giai đoạn tới. Đây là điểu lo sợ của người viết vì hắn nhiều bi quan hơn lạc quan. Theo hắn, sắc xuất Việt Nam có những tiến triển tốt đẹp trong tương lai chỉ nằm trong những điều không ai ngờ trước được. Do vậy, đấy cũng là một chuyện mơ tưởng hão huyền, nhưng có lẽ không giống như nhiều thầy mù sờ voi khác, hắn rất kinh hãi về những tiên đoán vung vít, cho rằng sự lụn bại của Đảng đã gần kề của một số người hải ngoại thích không tưởng.
Mấy chục năm vẫn thế. Đảng Cộng sản Việt Nam như con kỳ nhông, cứ biến đổi màu sắc, nên vẫn sống… nhăn răng, bất kể những tiên đoán khả quan của các nhà ngoại cảm, những tay sấm vịt cồ! Họa may, Đảng sẽ biến đổi nhiều hơn là màu sắc để cho người viết và những ai lo sợ cho tương lai đồng hóa với bá quyền Trung quốc sẽ đến một lúc nào đó – sớm hơn chầy – đảo ngược được thế cờ chứ không phải là một sự đã rồi!
Thứ bảy, 18 tháng 12
Lại chuyện taxi:
Hôm nay tôi làm một điều vô vọng. Đến trụ sở công ty taxi VinaSun ở số 5 Phan Xích Long để điền đơn khiếu nại. VinaSun là toà nhà cao 10 tầng, nằm gần ngã tư Phú Nhuận. Xuống tầng hầm đậu xe, anh bảo vệ hỏi: “Anh là ai, đến đây gặp ai, có chuyện gì?” Thấy bộ mặt xăm xoi xỉa xói, khó đăm đăm của nhân viên an ninh, tôi tương luôn một câu:” Tôi là Thái Anh, phóng viên nhà báo có hẹn với anh Quang ở lầu 5,” Anh ta hỏi vặn: “Anh Quang nào?”
“Anh Quang mới hẹn tui trên điện thoại chưa đầy nửa tiếng mà!”
Anh ta đi vô phía bàn giấy gọi điện lên lầu. Vài phút sau quay ra:
“Anh mất đồ trên taxi đến đây khiếu nại thì nói luôn đi. Tại sao lại nói là nhà báo?”
“Thì tui cũng là nhà báo (nói láo ăn tiền!) chứ sao!”
“Hai anh lên lầu 5, gặp anh Quang phòng khiếu nại.”
Tôi và cậu em họ lên đến phòng khiếu nại, phía trong có 5 người và hai dãy bàn giấy khoàng 3 cái mỗi bên, ở giữa chừa một lối đi và ghế ngồi ở gữa để tiếp chuyện với các nhân viên Vinasun. Anh Quang chào, hỏi tên, mời ngồi, rồi đưa ra một chồng đơn kẹp trên một bảng nhỏ (clipboard). Rút ra một tờ, anh bảo tôi điền đơn.
“Anh điền tên tuổi ngày sinh tháng đẻ, số cmnd hay hộ chiếu/passport vô đây.”
“Tui không có mang theo.”
“Ừ, thì anh cứ điền mấy khoản khác.” Tối hôm qua khi xảy ra sự cố, tôi đã gọi báo cho tổng đài VinaSun nên họ đã có một số dữ kiện. Sáng nay sau một đêm chờ đợi thất vọng, Vinasun gọi bảo tôi lên nhận diện tài xế. Khi đến, tuy đã khai báo tối qua, họ vẫn muốn tôi điền đơn rõ ràng từng chi tiết, ký tên và ghi ngày tháng.
Vì tôi không để ý đến tên cũng như ID số xe của anh tài nên họ nói tôi phải nhận diện tài xế xe trên một cái màn hình phẳng khoảng 27 inch treo trên tường bằng cách bấm trên bàn phím computer, biểu tôi cố nhận diện người tài xế. Lúc đầu anh Quang cho biết họ chỉ chọn số tài xế chạy trong tuyến đường CMT8 tối hôm thứ Sáu.
Sau đó anh ta đổi giọng nói rằng họ có nhiều người chạy nên không biết ai chạy chuyến đường nào (!), tức là không có kiểm soát trực tiếp giữa tổng đài với tài xế bằng 2-way CB radio mà họ gọi là bộ đàm.
“Thưa anh, VinaSun có bao nhiều tài xế?” tôi hỏi.
“Trên 4,000 người”
“Tôi phải duyệt qua 4,000 cái hình này?(chụp mặt mũi của người lái xe, giống như hình căn cước/mug shots của những kẻ phạm pháp!) “
Anh Quang nhìn tôi không nói.
“Mấy anh không có cách giới hạn, chia xe 7 chỗ với xe 4 chỗ sao?”
Quang nhìn tôi với bộ mặt khó hiểu, lắc đầu. Tốn gần nửa tiếng bấm và nhìn soi mói màn hình đầy những hình, tôi bỏ cuộc.
Ngồi điền đơn khoảng mươi phút tôi phải tóm tắt lại dữ kiện như: đón xe ở đâu, lúc mấy giờ đi bao nhiêu người, xe mấy chỗ, địa chỉ đến là ở đâu, có nhớ số hay tên của tài xế không? Sự tình tối hôm trước lại một lần nữa được quay lại trong đầu như cuốn phim xảy ra chiều hôm qua làm tôi thêm xót ruột. Tôi và cô Nguyễn thị Minh Thái (giáo sư thuộc Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội, vào Sài Gòn hội thảo về Cải lương) đón một chuyến taxi 7 chổ ngồi của VinaSun trên đường Cách Mạng Tháng 8 gần Võ văn Tần, khi đến một địa chỉ cũng trên CMT8 (gần công viên Lê thị Riêng, bưu điện Chí Hoà) để đi ăn tối. Trước khi chợt phát giác ra mình đã để quên máy quay trên xe thì chúng tôi nói chuyện vui như Tết. Vì con đường CMT8 có 2 địa chỉ (hai số: mới và cũ) làm anh tài chạy quá lố nên phải de/lùi lại một đoạn đường khá dài.
“Em mời anh chị xuống đây, em không thể ‘de’ xa hơn nữa. Anh chị thấy bảng chớp chớp đó hông?” (khi ra khỏi xe, anh tài chỉ bảng hiệu cách đó khoảng 25 mét) Em nghĩ ngay sau đó là số 24 CMT8.” Đi mấy bước, tôi chợt la lên: “Chết rồi chị ơi, em quên cái máy quay phim trên taxi rồi!” Lu bu tìm địa chỉ tôi sơ ý để quên máy quay trên ghế. Thế là mất vui cả buổi tối. Tưởng bở nên tôi nuôi hy vọng sẽ tìm lại được cái máy quay Canon Vixia HD miniDV vì Tổng đài VinaSun cho biết sẽ loan báo trên đài cho tất cả mọi taxi đang chạy (vì không phải tài xế nào cũng tuân thủ nội quy mở nghe thông tin trên bộ đàm).
Tốn gần hai tiếng đồng hồ trong phòng khiếu nại, nghe được câu chuyện tương tự giữa anh tài xế (có mặt trong phòng khiếu nại) và xếp (công ty VinaSun). Cái khác biệt giữa trường hợp tôi và anh tài bị kỷ luật là anh ta chở khách ngoại quốc để quên máy ảnh trên xe mình, nhưng họ nhớ số xe taxi anh lái nên kêu vào khiếu nại. Rốt cuộc, anh ta phải đền mấy triệu đồng Việt Nam (vài trăm U.S. dollars) và bị phạt treo giò mấy ngày không cho hành nghề.
Còn tôi tuy mất một máy quay đắt tiền hơn, nhưng không phải là khách Tây hay người ngoại quốc da trắng, và có lẽ quan trọng hơn thế, không biết chính xác tên tuổi, căn cước (số xe của anh tài). Tôi hỏi anh Quang: “Tôi chụp hình văn phòng đây được không?”
“Làm chi pzậy anh?”
“Thì nói chung là để khen là công ty VinaSun có một số quy định (nhưng không chấp hành chặt chẽ!) và cơ chế cho khách vào khiếu nại, kể lại chuyện đã xảy ra, cũng như cách làm việc tận tình (tôi nịnh) của các anh.” Ít ra VinaSun còn cho tôi cơ hội khiếu nại, có một thủ tục (nhưng không áp dụng đúng mức).” Tôi bồi thêm: “Ý là khen ngợi các anh cũng làm cho người ở nước ngoài như Việt kiều tụi tui an tâm khi về nước chơi là họ vẫn được một cơ chế giúp cho họ tìm lại vật dụng của mình khi sơ ý…,”
Anh Quang nói tôi chờ xin phép cấp trên. trong khi chờ đợi, thì anh ta bảo tôi ghi thêm vào một đơn mới rằng tôi hài lòng vì kỷ cương cũng như cách phục vụ khách hàng đi xe của VinaSun. Thật tình mà nói, thì VinaSun có cố gắng giúp đỡ, nhưng không hết mình. Cơ chế cũng lỏng lẻo, không đồng bộ, tuy nội quy bắt buộc tài xế phải nhắc khách nhớ kiểm tra lại vật sở hữu trước khi rời xe, hoặc phải thông báo tổng đài sau một chuyến đón khách là mình chấm dứt chuyến đi, thả khách xuống hay đón ai ở đâu, tài xế ít ai thi hành chhuyện này. Khi anh xếp người Bắc xử lý, phạt xong anh tài thì ông ta quay qua hỏi han tôi. Sau đó điện lên cho một ông phó trưởng phòng. Mấy phút sau khi ông này (cũng người Bắc) xuống gặp thì câu trả lời vẫn là không.
“Thôi, của đi thay người” là một câu thông thường mà bạn bè và người thân thường khuyên để an ủi mình. Tác dụng của nó nhiều khi khó thẩm định, nhưng ở Việt Nam nó mang nhiều ý nghĩa.
Hiện nay hai hãng taxi lớn nhất ở Sài Gòn là VinaSun và Mai Linh. VinaSun ra đời sau Mai Linh nhưng hiện nay đứng đầu thị trường Việt Nam với gần 10 ngàn chiếc taxi, hai tài xế thay phiên chạy một chiếc, lúc nào trên đường phố cũng có khoảng 4,000 chiếc hoạt động. Bài học đáng giá trong chuyện này: đừng quên đồ vật đem theo khi du lịch.
1) Điều tiên quyết là khi đi chơi, đừng quên kiểm điểm đồ đạc khi rời địa điểm thăm viếng như hàng quán, tiệm ăn, hoặc trước khi xuống taxi.
2) Nên bỏ mọi thứ máy móc, đồ vật quý giá vào trong một balô đeo trên người, dễ kiểm soát và khó quên hơn. Tối hôm đó, tôi đeo một túi máy ảnh trên người, tay kia cầm bao máy đựng máy quay nhỏ, không bỏ chung một túi được. Hai món rời rạc, thất sách!
3) Không đi những chiếc taxi ngoài luồng.
4) Ghi tên người tài xế và số xe mình đi.
5) Nên gọi tổng đài gởi taxi đến điểm khởi đầu/xuất phát hoặc điểm tiếp thị, tức là những nơi mình đón xe như khách sạn, khu thương mại/shopping centers, các cửa tiệm, quán ăn, v.v.. Như vậy họ dễ truy ra tên tuổi người tài xế.
Thứ Ba 21 tháng 12, 2010
Hà Nội
Sau những ngày công việc, vui chơi đàn đúm với bạn bè cũ mới ở Sài Gòn và thăm viếng miền Nam, tôi đã đến Nội Bài vào một buổi trưa mù sương. Hình như vào mùa Đông, Hà Nội lúc nào cũng nhiều sương: sương muối, sương mù, sương câm, sương hơi pha lẫn với khói bụi của xe cộ và công xưởng tạo nên một bầu sương khói …độc! (người Anh-Mỹ ghép hai chữ smoke và fog gọi là smog), hậu quả của những năm phát triển theo định hướng… tư bản không ngừng.
So với cái lạnh của Bắc Cali nơi tôi sống, giá rét của Hà Nội ươm ấp với độ ẩm của hơi nước (cao hơn Cali), thường mang lại một cái lạnh thấu xương. Nhưng hôm nay, trên đường vào thành nội, tôi vẫn vận chiếc áo polo dài tay, cái áo da vẫn còn móc vào balô vì trời không lạnh lắm. Sau khi đưa giáo sư Minh Thái về nhà, anh taxi đưa tôi vào phố cổ ở quận Hoàn Kiếm, gần Hồ Gươm. Ở 25 phố Hàng Thiếc là một khách sạn nhỏ mang tên là Bách Tùng Diệp, nếu không để ý, người ta có thể lướt qua mà không nhận ra nó. Khách sạn có phủ sóng wi-fi để nối mạng, phòng ốc sạch sẽ, giá cả phải chăng. Trừ phi du khách lắm tiền thích ở một nơi thật sang trọng, những khách sạn như Bách Tùng Diệp là một nơi tá túc hợp lý, vì Hà nội sẽ không thiếu những khách sạn 5 sao, thượng hạng để làm vừa lòng họ như Métropole, InterContinental, Sheraton, Sofitel hay Amélia.
Thứ Sáu 24 tháng 12, 2010
Giao Thừa Giáng Sinh.
Hà Nội
Sáng nay thức dậy đã nghe tiếng rầm rập như đại liên ‘nả đạn’ của máy jack hammer ở nhà kề bên gần khu chợ Bưởi, họ đang phá nhà để xây lại căn mới. Rất tiếc là mình không có mặt ở Hà Nội ngày thứ Bảy 16 tháng 12, 2010 để tham dự, nghe nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl nói chuyện ở Đại học Văn hóa Hà Nội nhân dịp ông ra mắt tập thơ và hồi ký Sau Mưa Thôi Nã Đạn/After the Rain Stop Pounding. Mấy hôm nay đọc quyển thơ và hồi ký song ngữ này của ông (do cô Nguyên Phan Quế Mai dịch ra tiếng Việt), tôi càng thấy thắm thía về ý nghĩa, nỗi đau và hệ quả của cuộc chiến thảm khốc vừa qua. Tuy là một người Mỹ nhập cư chưa bao giờ chiến đấu một ngày nào cho một lý tưởng nào của quê hương, tôi cũng có thể cảm thông cho nỗi đau dày vò và mặc cảm tội lỗi của các cựu chiến binh Mỹ.
Bruce Weigl là một nhà thơ nổi tiếng của Hoa kỳ đoạt nhiều giải văn học Mỹ, ông giảng dạy ở nhiều đại học Mỹ. Là một cựu chiến binh Mỹ tham gia ở chiến trường Quảng Trị những năm 1967-1968, ông từng chứng kiến những thảm cảnh kinh hoàng nhất của cuộc chiến. Ông là một trong những người Mỹ đầu tiên đã trở lại Việt-Nam (1985) để hàn gắn vết thương lòng rỉ máu bằng những bài thơ bất hủ, thốt lên những lời thơ éo le, chua chát và thương tâm. Năm 1995, ông nhận mang về Mỹ một người con gái nuôi tám tuổi tên Hạnh. Việt Nam đã trở thành một quê hương thứ hai của ông và Hà Nội trở nên một thành phố yêu dấu.
Đã nhiều năm nay nhịp sống Việt Nam vẫn nhộn nhịp ồn ào tăng trưởng như thường lệ. Từ Sài Gòn ra đến Hà Nội có nơi nào người ta có thể hưởng trọn vẹn một không gian êm ả, yên bình mà không bị mức sống ồ ạt của nếp sống kinh tế thị trường xâm lấn? Nhà anh Thủy, nơi tôi tá túc, trước kia là làng Vĩnh Phúc, vốn là một nơi yên tĩnh, một thời buôn bán hoa và cây cảnh, dân giả thanh bình xưa nay cũng không thoát khỏi bước tiến không ngừng của đổi mới, mấy hôm nay bị vây bủa bởi những tiếng nã đạn rằm rập của những cái máy đục đẽo, đập phá của bốn ngôi nhà đang xây cất chung quanh. Giao thừa Giáng Sinh hay Lễ lạc có khi nào ngưng trệ nhịp tiến hóa không ngừng? Bruce Weigl đã tìm đến Việt Nam như là một đất nước thanh bình thôi giết chóc, thôi chiến tranh. Nhưng tôi, tôi vẫn u mê đi tìm…
Bruce Weigl, my dear compatriot
I am glad that you must have found
What you were looking for
A country you’ve reconciled after a war
but I’m the lost son of Hanoi
searching always for traces
of old,
like the gentleness Hanoi
my mother used to know
All is buried along
the path toward socialism
morose and vindictive
They’ve destroyed the culture
and what left of it you’ve come to know
and love.
You and I, are we accidental tourists in a time-warped path of
socialist-oriented capitalist market?
Perhaps I am,
’cause I’m still searching for bits and pieces of a way of life
A story of kindness (1) that our people by nature are bound
to live in a time-honored humane fashion
Where have they gone?
America, your country which is now mine
Should have left well enough alone
and not taken charge in a half-ass job
and took us down a slippery slope of self destruction
Why joined a war at eighteen
if you did not know what you were fighting for?
Leave us to our own devices
we might have fare well
or not
At least our idealism would not have been tainted
with the brand of imperialism
that which uncle Hồ used to rally our people against the French
then succeeded in defeating the Americans.
We had fought each other long before America came
For a nation, just, sovereign, and free
and our place under the sun
but still we have not found our place nor see the light of day.
Time is cruel, it heals all wounds
and yours
but buried most that we’ve cherished
that which is timeless in human terns
Can they be found
in the name of capitalist progress and filthy richess?
Time cuts deep in my soul big gashes
of lost, innocence and destruction.
Hà Nội, December 30th, 2010
(1) cf. The Story of Kind ness by Trần văn Thủy
Bruce Weig, đồng chi ơi!
Mừng anh đã tìm ra chân lý
Bao năm dài khắc khoải
giờ đã biết tìm về Việt-Nam
một đất nước thanh bình không phải
chiến tranh anh hòa giải
gột rửa hết tang thương
Còn tôi có phải đứa con rơi Hà thành?
tìm người xưa trong
“đêm mơ Hà Nội Giáng Kiều
thơm”?
Tất cả đã chôn vùi trên đường vào xã hội chủ nghĩa
nhiều bệnh tính và thù hận
Diệt, diệt cả văn hóa
kể cả những gì tồn tại mà anh biết
xót thương
Anh và tôi có phải là tha nhân quá vãng
tìm về một quá khứ mong manh
trong thời kinh tế thị trường?
Có lẽ tôi như thế
Vì còn sục xọi tìm từng mảng đời rách nát
nhỏ nhoi trong cuộc sống
Chuyện Tử Tế một quán tính mà dân ta đã
tự nhiên theo từ ngàn xưa
danh dự và nhân ái
Hôm nay đâu mất rồi?
Hoa kỳ, xứ sở anh bây giờ cũng của tôi,
Đáng lý phải để mặc chúng tôi
Đừng xía vào chuyện bỗng dưng nửa vời
Lùa chúng tôi xuống bờ vực trơn ướt
tan tành và tự hủy hoại
Sao anh lại gia nhập quân ngũ
Ở tuổi 18
Nếu không hiểu tham chiến Việt Nam để làm gì?
Mặc xác chúng tôi
Dù hậu quả có tốt lành hay xấu
Nhưng ít ra lý tưởng của chúng tôi đã không bị ô nhiễm
với loại chủ nghĩa đế quốc
mà bác Hồ đã kêu gọi toàn dân kháng chiến
chống Pháp
đã thành công đánh bại Hoa kỳ
Người Việt đã đấu đá nhau lâu rồi
Trước khi Mỹ quốc tràn sang
để tranh đấu cho một đất nước
tự do, công bằng và tự chủ
Việt Nam tìm một chỗ đứng dưới ánh mặt trời
đến nay vẫn chưa tìm ra ánh sáng và đích thực quyền tự quyết
Thời gian ác độc luống vô tình!
Nó chữa lành nhiều vết thương
lòng của anh
nhưng lại chôn vùi những gì chúng tôi quý mến
những gì thuộc về nhân bản
Có thể tìm được chăng
trong tiến bộ tư bản mại sản giàu thối nát
Thời gian luống vô tình!
chém những vết chém rách tâm hồn
Dấu vết mất mát, hồn nhiên và hủy hoại.
Hà Nội, 31 tháng 12, 2010
© Đàn Chim Việt
Đọc bài của văn hào Nguyễn Khoa Thái Anh muốn viết vài ba chữ mà làm biếng quá trời.
Văn hào nhà báo viết một phóng sự với văn phong của một học sinh Việt văn lớp 11. Và sự suy nghĩ của một học sinh lớp 7 dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa. Cho nên dễ hiễu, dễ đọc, bình dân giáo dục. Đi VN chơi mà văn hào nhà báo cũng lưu tâm đến chuyện khứa VC nào lên khứa VC nào xuống. Rảnh còn đọc báo Nhật báo Tàu thiệt là thông thái. Thằng VC nào lên thì cũng vậy thôi. Đâu có gì khác biệt mà phải lưu tâm. Cái cần bàn là khi nào mấy thằng VC bị đá đít bợp tai thế thôi.
Mất cái máy quay phim tại VN thì đi mua máy khác chứ đi khiếu nại (VC nó nói là khiếu kiện) đi tìm thì giống như con kiến mà đi kiện củ khoai. Đúng là rổi hơi. Điều cân bàn là làm thế nào mà văn hào nhà báo hiễu được mấy chữ quái đản của VC rồi còn sử dụng rất nhuần nhuyển thật là bái phục thí dụ như chữ chất lượng. Phẩm chất đâu có cân
đo đong đếm được mà dùng chữ lượng. Phẩm chất tốt , tồi chứ đâu có cân được kilo hay đo bao nhiêu cây số mà lượng. Rồi chữ cơ chế cho khách vào khiếu nại rồi cơ chế không đồng bộ thì tui thua không hiễu cơ chế là cơ cái gì và chế cái gì. Văn hào nhà báo được chứng kiến cảnh một tài xế bị phạt tiền và treo giò chữ treo giò được dùng cho các cầu thủ đá banh (VC nó kêu là bóng đá), còn tài xế thì treo bằng lái) thì văn hào nhà báo phải biết rằng “cơ chế của VinaSun” nó như thế. Đối với ngoại quốc thì giải quyết tới bến. Nhưng với người Việt dù là “Việt kiều” thì nó sẽ hạch sách đủ điều là máy quay phim mua ở đâu? có biên nhận hay không. Có ai thấy mình mang lên xe hay không vv và vv. Cuối cùng thì cũng như văn hào nhà báo tốn thì giờ mắt công điền đơn coi phim… mà chả ăn được cái giải rút gì. Nhưng đó là chuyện nhỏ. Chuyện mà tui thấy cái anh Mỹ Bruce Weigl rất cà chớn.
Văn hào nhà báo tâm sự lòng thòng là dù không theo một lý tưởng nào nhưng văn hào nhà báo cũng thắm thía về nổi đau, và hệ quả (nghĩa là hậu quả?)thảm khốc của cuộc chiến cho nên văn hào bèn thông cảm “sâu sắc” nổi đau dày vò và mặc cảm tội lổi của các chiến binh Mỹ.
Khi xưng là nhà báo thì anh phải đứng trên mọi phía. Viết bằng cả tấm lòng trung thực không vì định kiến, không vì thiên vị, không lề phải, trái mà làm mờ đi hình ảnh cao đẹp của nghề làm báo.
Lúc 18 tuổi bị động viên, anh Mỹ Bruce không biết tại sao anh ta phải qua chiến đấu ở VN có thể hiễu được vì có thể chính phủ Mỹ đã không cho biết. Nhưng trong thời gian chiến đấu anh ta có thấy, có nghe, có biết những gì xãy ra chung quanh anh ta không? Anh ta đã không bị tuyên truyền nhồi sọ ,không bị bịt mắt, bịt mồm để không thấy không hiễu kẻ thù của anh ta là VC. Bọn VC từ đâu đến? Từ Bắc vô Nam đi bằng chiến xa. Hai tay cầm AK giải phóng…con cầy. Bọn VC đã làm gì? Đã pháo kích bừa bải vào thành phố, vào trường Tiểu hoc giết hại biết bao là trẻ em vô tội. Giật mìn xe đò giết hại những đồng bào của chúng. Đã cắt cổ mổ bụng thả trôi sông những người dân không theo chúng. Đó có phải là cuộc chiến đấu cho chính nghĩa giải phóng Miền Nam? Giải phóng cái gì mà quân giải phóng đi tới đâu là đồng bào bỏ chạy về phía Quốc gia…Còn chuyện chống quân Mỹ xâm lược. Đó là một trò bịp rẽ tie6`n. Năm 1959 Năm Quốc Đăng đã làm ra con đường mòn 559 còn gọi là đường mòn hồ chí minh . Năm 1960 đã tấn công một Trung đoàn VNCH tại Tây Ninh. Năm 1964 đã phục kích gây thiệt hại nặng nề Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến VNCH. Mà Quân Đội Mỹ chỉ đến Việt Nam năm 1965. Và khi Hiệp định Paris được ký kết có giá trị thi hành ngày 27 tháng 1 năm 1973. Người Mỹ đã rút hết quân về nước mà tại sao chiến tranh không chấm dứt. Chống Mỹ cứu nước chỉ là một chiêu bài bịp bợm. Ngày xưa anh ta không biết bây giờ bắt buộc anh phải biết. Sau 35 năm chiến tranh, những gì đã xãy ra cho những đồng bào miền Nam của chúng tôi. Từ thượng tầng cho tới hạ tầng bọn Bắc kỳ đã cai trị người dân Miền Nam chúng tôi bằng những chính sách và luật pháp cực kỳ
khắc nghiệt hơn cả bọn thực dân Pháp cai trị dân chúng tôi. Bao nhiều người đã liều chết ra đi tìm tự dọ. Người dân chúng tôi đã bị bọn VC cai trị như những súc vật không có bất cứ một quyền tối thiểu cho một con người. Chúng bán chúng tôi làm nô lệ lao động và tình dục. Chúng đã cướp hết tài sản chúng tôi đưa chúng tôi, những người dân VN, xuống tận cùng địa ngục. Vậy thì anh ta (Bruce) hối hận dày vò cái gì. Ngày xưa chính phủ Mỹ gửi anh ta sang VN là để chống lại sự bành trướng của bọn CS thế giới. Anh đã chiến đấu cho quyền lợi trên thế giới của Tổ quốc Mỹ của anh ta trước. Sau đó anh mới giúp chúng tôi giữ vửng giang sơn
chống lại sự xâm lăng của bọn CS thế giới. Anh phải hảnh diện vì anh đã chiến đấu cho Tổ quốc của anh và đã giúp cho chúng tôi giử vửng đất nước chúng tôi. Đó là một hành động hào hiệp đáng ca ngợi. Cớ sao anh tủi nhục , mặc cảm tội lổi và văn hào nhà báo NKTA thông cảm cái gì về những mặc cảm phạm tội nhảm nhí đó. Bruce đến VN để hàn gắn vết thương chiến tranh bằng thơ. Hàn gắn cái gì? Giữa người dân chúng tôi đâu có gì sứt mẻ mà phải hàn gắn. Nếu anh ta không biết thì anh ta đích thực là anh cả đẩn. Thơ với thẩn làm gì. Bây giờ sang VN anh ta có thấy cứ mỗi một mét vuông tại Sài Gòn là có 12 thằng Bắc Việt xâm lược đang chiếm đóng. Ngay như văn hào Nguyễn Khoa Thái Anh cũng được VC giải phóng phải chạy tuốt qua bên Mỹ tỵ nạn và giờ đây lại “hiên ngang dũng cảm” thông cảm sâu sắc điều mà anh Mỹ Bruce gọi là nổi hối hận dày vò.
Ngu đần là tính trời cho. Nhưng lạm dụng sự ngu đần hoài là điều không thể nào tha thứ được
Thái Anh ơi, đi du lịch nhiều mà không áp dụng nguyên tắc của du lịch “tây ba lô” (như tôi đã từng viết đăng báo tại San Jose) thì dễ gặp nạn lắm. Để tránh trường hợp mất đồ thì tây ba lô thường áp dụng nguyên tắc hơi khác 5 nguyên tắc do Thái Anh đề nghị thế này:
Máy ảnh, máy quay phim là hai món quan trọng nhất khi đi du lịch. Dĩ nhiên có những cái quan trọng hơn như passport và net book (hay laptop). Các thứ này thuộc loại VŨ KHÍ BẤT LY THÂN của du khách. Bởi thế phải áp dụng mấy nguyên tắc sau:
1-Passport và máy ảnh, máy quay phim: KHÔNG BAO GIỜ ĐỂ TRONG BA LÔ (trái với nguyên tắc # 2 của Thái Anh). Nếu để mấy thứ này trong ba lô thì bảo đảm sẽ bị mất trong chớp mắt. cho nên: Passport phải để trong túi phía trong áo cùng với tiền và credit cards, vé máy bay.
2-Máy ảnh, máy quay phim, luôn luôn bỏ trong túi áo hay túi quần, mà phải là túi trước.
3-Khi mang máy ra vừa chụp hình vừa quay phim thì phải có giây quàng vào cổ.
4-Để ghi nhận mọi chi tiết cần thiết như địa chỉ mới tới lần đầu, số xe taxi, mặt người tài xế v…v thì không cần ghi ra giấy mà dung ngay máy ảnh để chụp hình.
Đó là 4 nguyên tắc cá nhân tôi áp dụng sau khi bị mất một cái máy ảnh để trong cái túi đeo bên hông vào năm 2004 tại thủ đô nước Tiệp.
Hy vọng góp ý này sẽ hữu ích cho tất cả các bạn đọc khác nữa.
Hình như ông Thái Anh này nguoi Nùng thiểu số thì phai. Ông dùng toàn tù VC ma hành văn tiếng Việt như ngưồi miền núi vây. Chắc ông là dồng hương người Sơn La vối tôi thì phai.
Tui nghi ban Linh noi dung roi do! hihi
Không ngờ NKTA.cũng lâm vào trường hợp giống tôi là đến công ty Vinasun để nhận mặt tài xế,tuy chi tiết sự việc mất đồ của tôi hơi khác là tôi bị tài xế móc túi hành lý để lấy passport vì tưởng trong túi đó
có tiền.Báo hại,tôi mất không những thì giờ mà còn phí tiền để chạy giấy tờ rời VN.ở Sở Ngoại Vụ !
Dù khi lên taxi tôi đọc được tên tài xế nhưng không nhớ chữ lót.Sở dĩ tôi đến trung tâm điều hành VS.
là vì muốn nơi đây chứng nhận mình mất giấy tờ để làm giấy xuất cảnh khác dễ dàng hơn,chứ không
hề mong gì lấy lại được passport.Tôi chỉ hy vọng ai đó đến nhà nói là tìm thấy passport đòi tiền chuộc thì tôi cũng cho vì kịch bản này thường xảy ra ở VN.hiện nay nhưng cuối cùng phải làm lại như trên !
Dear all,
Hôm nay đọc được bài viết về taxi tôi cũng có góp ý với anh em ở Sài Gòn chớ có nên đi taxi của Vinasun. Họ chạy ẩu, lấn đường, bất chấp luật lệ mà đâu đâu cũng thấy tài xế của vinasun mời chào thì rất ân cần nhưng tài xế thì ít được huấn luyện nên nhiều người phục vụ phong cách chợ búa lắm. Nếu so sánh với tài xế của Mai Linh thì sẽ thấy khác, họ ân cần, líc sự và phục vụ rất từ tốn chứ không giành giựt như vậy. Có một lần nhóm chúng tôi đi từ Q8 ra xe Thành Bưởi để đi Đà Lạt du lịch, đêm khuya nên capoo tối đen, lái xe Mai Linh giữ náp xe , chúng tôi lấy hành lý xuống, mò ký rồi nhưng chẳng biết thế nào cuối cùng cũng phát hiện mất 1 túi đồ chứa máy ảnh và quần áo. Cứ ngỡ là đi đời rồi, nhưng gọi cho tổng đài, họ báo lại thì thật là may .15p sau , Anh tài xế chạy lại ngay, trả lại hành lý và không lấy thêm đồng tiền nào. Trường hợp tương tự xảy ra ở trên xe Vinasun, lúc đó ở Võ Văn Tần chúng tôi gọi đại 1 xe 7 chỗ , vì có uống một ít nên bạn để quên, chỉ 5p sau khi xe trả khách, vậy mà tổng đài họ chẳng thể biết xe nào, hứa là ngày hôm sau, nhưng rồi bặt tăm.
Còn taxi Hà Nội thì hỡi ôi, nỗi kinh hoàng của dân SG ra thăm thủ đô.
Sau Mưa Thôi Nã Đạn/After the Rain Stop Pounding?!!
Tác giả ngủ ở khách sạn phố Hàng Gai mà nghe được tiếng búa đóng ở chợ Bưởi cũng giỏi. Chắc tác giả không biết chợ Bưởi cách xa phố Hàng Gai là bao nhiêu km?
Nghe anh bạn kể chuyện cũng thấy hay hay, chỉ có điều sao nghe nó hơi sốc. Nghe đúng kiểu Việt kiều, nhưng là Vk mười năm về trước, kẻ cã, coi thường người khác. Tôi cũng sắp lên đường về cái nơi mà anh đang sống để đoàn tụ với con gái, nói như thế để anh biết tôi không phải Việt cộng. Tin hay không cũng không sao, nhưng trong thời buổi bây giờ mà cực đoan quá thì thất bại. Tôi chỉ hài lòng với chi tiết anh bạn ở tại một khách sạn nhỏ, chớ không ở phòng tổng thống 6.200 USD mà bà bạn đường của anh PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái đã nói: không có gì ngạc nhiên..v.v…Xem tại đây: http://caulongbachai.multiply.com/journal/item/8258/8258. Bài viết sẽ thay lời tôi muốn nói với anh bạn.
Chắc là tác giả chẳng hiểu biết gì về sự tích Thạch Sanh Lý Thông nên mới viết thế này “Việt Nam sẽ có nhiều Thạch Sanh hơn Lý Thông trong giai đoạn tới. Đây là điểu lo sợ của người viết vì hắn nhiều bi quan hơn lạc quan”… nói chung cũng chẳng ai biết hết mọi chuyện… nhưng đã không biết thừ đừng có hoa lá cành… đọc được bài trên trang của Nhật mà cái chuyện cổ tích cơ bản của người Việt cũng không biết… không biết chứ không phải viết nhầm, càng ngày tôi thấy nhiều người viết tiếng Việt không xong, nhưng thỉnh thoảng lại cho vào vài từ Hán cổ lỗ, cho có vẻ văn nho… trong khi đó thì luôn mồm chống Tàu… Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt… văn hóa là hồn của dân tộc…