WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ảnh hưởng Domino của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia


Liên tục mấy tuần qua, các cuộc biểu tình, xuống đường của người dân Tunisia đã khiến Tổng thống Ban Ali phải cuốn gói trốn chạy ra nước ngoài, và chính phủ lâm thời cũng đang đứng trước áp lực từ dân chúng phải sớm tổ chức bầu cử để lập ra một chính phủ dân chủ.

Nhìn cảnh người dân Tunisia xuống đường lật đổ nhà độc tài Ben Ali, người ta đã tiên đoán rằng rồi đây khí thế này sẽ lan tỏa sang các nước lân cận trong khu vực Bắc Phi.
Quả thật vậy, nức lòng với khí thế xuống đường của người dân Tunisia, hôm qua Thứ Ba 25/01, người dân Ai Cập đã xuống đường, với những cuộc biểu tình rầm rộ, đòi chấm dứt 30 năm cai trị độc quyền của Tổng thống Mubarak.

Câu chuyện bắt đầu từ Tunisia

Câu chuyện người Tunisia rầm rộ xuống đường mà chỉ sau vài đêm đã khiến Tổng thống Ben Ali phải cao bay xa chạy, tưởng chừng là chuyện huyền thoại.

Chuyện bắt đầu từ anh sinh viên nghèo 26 tuổi Mohamed Bouazizi, bán hàng rong trên đường phố, nhưng bị cảnh sát tịch thu cả gánh hàng rong. Buồn bực và vô vọng vì vốn liếng duy nhất mà anh có được để làm kế sinh nhai đã bị cảnh sát tịch thu, anh quyết định phản kháng bằng cách biến mình thành ngọn đuốc sống. Cái chết thương tâm, vô vọng của anh đã làm bùng lên ngọn lửa vốn sẵn có trong xã hội Tunisia nghèo đói, đầy rẫy bất công. Hàng ngàn người tham dự tang lễ của anh và và chính cảm xúc của họ đã biến tang lễ thành cuộc biểu tình tuần hành và nhân rộng lên khắp cả nước.

Tunisia, một nước Bắc Phi bé nhỏ với hơn 10 triệu dân là một thuộc địa cũ của Pháp. Trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp trong thành phần thanh niên gia tăng. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã không kiếm ra việc làm, đành phải bỏ trốn sang Pháp tìm việc. Hàng ngũ sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm ngày càng đông đảo, đã kết nối với nhau qua hệ thống internet, trên các trang mạng xã hội.

Họ căm ghét chế độ độc tài thối nát, tham nhũng của Tổng thống Ben Ali, người giữ chức vụ này 5 nhiệm kỳ kể từ năm 1987. Anh em, giòng họ của tổng thống và các quan chức chính phủ thi nhau biển thủ tài sản quốc gia.

Mặc dầu chính quyền của Ben Ali thẳng tay đàn áp đối lập, biểu tình nhưng sự căm ghét trong lòng người dân Tunisia càng lúc dâng cao. Do đó khi ngọn đuốc của anh sinh viên Mohamed Bouazizi bùng lên thì nó khiến khối thuốc nổ trong lòng người dân Tunisia đặc biệt là giới trẻ, bộc phát mạnh mẽ không có gì ngăn cản được.

Hơn 100 người biểu tình bị tử thương trong nhiều cuộc đàn áp dữ dội của các lực lượng an ninh. Khi lực lượng cảnh sát bắt đầu yếu thế thì quân đội được lệnh thẳng tay đàn áp người biểu tình. Thế nhưng, gió đã xoay chiều, quân đội từ chối ủng hộ Tổng thống Ben Ali và thế là ông ta và gia đình phải cuốn gói chạy.

Trong lúc không khí đấu tranh sôi sục diễn ra ở Tunisia, người ta tiên đoán rằng sẽ có hiệu ứng Domino dây chuyền lan sang các nước Bắc Phi độc tài chung quanh như Libya, Ai Cập.

Sau cách mạng Hoa Lài, chính phủ lâm thời đã ra lệnh bắt giữ 33 người thân trong giòng họ bên vợ của cựu tổng thống Ben Ali. Và hôm nay, thông qua Interpol, Tunisia đã yêu cầu chính phủ Canada giải giao cựu tổng thống Ben Ali cùng gia đình với tội danh biển thủ công quỹ quốc gia.

Tính cho đến thời điểm này, tuy chuyện giải giao chưa thể thực hiện được vì nhiều trở ngại công pháp quốc tế, nhưng cái ngày Ben Ali và thân quyến phải trả lời trước công chúng Tunisia chắc chắn sẽ xảy ra.

Hương thơm cách mạng Hoa Lài thổi sang Ai Cập

Trong những tuần qua, người ta đã bàn tán đến ảnh hưởng dây chuyền Donimo từ cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia sang các nước lân cận, ám chỉ chính phủ độc tài của hai nước Libya và Ai Cập.

Được sự giúp sức của hệ thống internet và các trang mạng xã hội, hương thơm của cuộc cách mạng Hoa Lài đã lan tỏa nhanh chóng hơn người ta tưởng.

Một thanh niên với khẩu hiệu “Hãy treo cổ nó lên” Người dân thủ đô Cairo xuống đường
Tương tự như cựu Tổng thống Ben Ali của Tunisia, Tổng thống Mubarak của Ai Cập làm tổng thống gần hết 5 nhiệm kỳ với mỗi nhiệm kỳ là 6 năm, vị chi ông ngồi tại vị gần 30 năm kể từ tháng 10 năm 1981. Năm nay gần 83 tuổi, Mubarak đang tính đến chuyện dọn đường cho con trai Gamal Mubarak, 47 tuổi lên kế vị khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt vào tháng 10 năm nay. Dư luận Ai Cập hiện nay đang bàn tán chuyện này.

Chán ghét sự cai trị độc tài của Mubarak, trong khi đời sống của người dân trở nên khó khăn trong những năm gần đây, cộng thêm nguồn cảm hứng từ hương lài của cuộc cách mạng Tunisia, hôm Thứ Ba 25/1, đã các cuộc biểu tình đòi chấm dứt sự cai trị của Mubarak đã đồng loạt nổ ra khắp nơi trên đất nước Ai Cập, từ Cairo đến Alexandria, Suez và Ismailia, kể cả các thành phố chạy dọc theo hạ lưu của sông Nile.

Các đoàn người biểu tình hô to “Đả đảo, đả đảo Mubarak”, hoặc “Mubarak, Saudi Arabia đang chờ mày đó”, ám chỉ nơi dừng chân của Mubarak một khi phải tháo chạy khỏi Ai Cập, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ben Ali.

Chưa hết, sục sôi với khí thế biểu tình, Phong Trào “Thanh Niên 6 Tháng 4″ dùng trang Facebook kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường Thứ Tư ngày hôm sau và “phải tiếp tục cho đến ngày mai, cho đến khi Mubarak cút”. Lời kêu gọi còn nói “Ngày mai chúng ta không đi làm, không đến trường. Tất cả chúng ta đều xuống đường, tay trong tay đoàn kết vì đất nước Ai Cập. Chúng ta sẽ có hàng triệu”

Một người bán thịt ở trung tâm thủ đô Cairo nói với phóng viên “Phải có thay đổi, nhất định là như vậy. Những kẻ già nua phải cút để đám trẻ hơn lên làm việc”.

Một điều thú vị là nào giờ người dân Ai Cập rất sợ ba-tong, mật vụ cảnh sát thế nhưng hôm nay họ xuống đường với khí thế mạnh mẽ, tay trong tay hô vang các khẩu hiệu. Người bên dưới đường đã ngoắt tay kêu gọi những người đang đứng xem trên các ban-công cùng tham gia và nhiều người trong số đó đã vui vẻ xuống đường nhập vào dòng người biểu tình. Noi gương người thanh niên Tunisia, đã có đến 5 trường hợp thanh niên Ai Cập muốn biến thân mình thành ngọn đuốc công lý.

Hôm nay Thứ Năm, tuy tình hình có lắng đọng hơn vì chính phủ gia tăng đàn áp, cấm đoán biểu tình, nhưng trên trang Facebook các thành viên đối lập kêu gọi mọi người trở lại đường phố vào ngày mai Thứ Sáu.

Ngày mai chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều cuộc biểu tình nổ ra dữ dội hơn, bởi vì hôm nay ông Mohamed ElBaradei, một chuyên gia và là cựu tổng Thư Ký Cơ Quan Nguyên Tử Năng LHQ, đã tuyên bố ông sẽ trở về quê hương, để nhập cuộc với đoàn biểu tình để lật đổ Mubarak.

Ảnh hưởng Domino và điều tất yếu của các cuộc cách mạng

Như ta đã thấy, cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia đã truyền cảm hứng cho người dân bị áp bức tại các nước Bắc Phi trong một thời gian ngắn ngủi. Rõ ràng hệ thống Internet và các trang mạng xã hội đã nâng hiệu quả và tốc độ lan truyền của các lời kêu gọi xuống đường lên gấp bội. Mặc cho nhà cầm quyền ra sức ngăn cản, chặn tường lửa các trang mạng này nhưng người ta vẫn có thể vượt qua được.

Nỗi lo sợ trong mỗi con người là điều tự nhiên, nhưng ở một thời điểm nào đó khi áp bức bất công dồn người dân thấp cổ bé họng đến đường cùng rồi thì sự giận dữ bung trào ra như một cái lò xo, không có gì có thể ngăn cản nổi.

“Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” là quy luật của xã hội loài người. Hương Lài Tunisia sẽ tiếp tục lan tỏa đến các quốc gia như Miến Điện và các nhà nước cộng sản như Cu Ba, Việt Nam, Bắc Hàn, Trung Quốc,… trong một ngày không xa!

Úc Châu ngày 27/1/2011

© Lê Minh

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Ảnh hưởng Domino của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia”

  1. Lang Anh Tran says:

    Hi tulip,
    Khong phai la Bulgaria, ma la Romania da xu ban tai cho vo chong Caucescu.
    Than men

  2. D.Nhật Lệ says:

    Ở đâu có cách mạng đáng tin và hoan nghênh,đó chính là Tunisie,chứ Ai Cập với qúa nhiều âm mưu
    và thủ đoạn đàng sau giật dây mà có người nhận định dựa vào tình hình bề ngoài thì qủa là suy diễn kiểu”mù sờ voi”,không đúng với thực tế cho lắm.Đúng chăng là sự cai trị qúa lâu của Mubarak,chứ
    không phải vì chính sự độc tài của ông nếu so với những nước Hồi giáo nói chung còn độc tài hơn
    khi áp dụng thần quyền với luật lệ Hồi giáo cực kỳ lạc hậu và nghiêm khắc.
    Trước đây,chính quyền Ai Cập bị đại tá Nasser đứng lên lật đổ nhân danh nhóm “Sĩ quan tự do” rồi
    đưa cả nước vào chủ nghĩa xã hội với sự đỡ đầu của Liên Xô mà Nasser phất lên để cho mình giữ vai trò làm lãnh tụ khối các nước Hồi giáo.Thế nhưng tham vọng không thành vì ông chết sớm.Sau đó chính quyền thuộc về một loạt các tướng lãnh.Nên nhớ Nasser có lần bị ám sát,may không chết còn tướng Sadate lên thay thì bị bắn chết giữa cuộc diễn binh.Tình hình chính trị rối ren như thế đã làm người dân Ai Cập chán ngán với cái gọi là “cách mạng” và người dân an tâm với sự cai trị của
    Mubarak.Tuy nhiên,chính vì chế độ dân chủ,dù nửa vời đi nữa,cũng tạo điều kiện cho phép người dân thay đổi,do đó quần chúng như được khích lệ từ cuộc cách mạng hoa Lài của Tunise đã tham gia xuống đường rầm rộ chưa từng thấy.Cũng đừng quên Ai Cập có 1 tổ chức Hồi giáo ra mặt ủng hộ Thánh chiến của Al Queda là nhóm Muslim Brothers và cha đẻ đề ra triết lý khủng bố lại là 1 trí thức xuất thân từ đại học Mỹ về nước.
    Liệu đàng sau hậu trường còn có những tay phù thủy nào sẽ cố ý lái tình hình theo đúng “triết lý”
    và xu hướng chính trị có lợi nhất cho họ hay chăng ? Vấn đề này rất phức tạp như Hồi giáo của họ vậy.Hồi giáo chống Mỹ kiểu Iran (cũng thông qua “cách mạng”) hay Bin Laden,HG.trung dung như
    Jordan hay HG.thân Mỹ như Saudi Arab.Sự nắm lấy quyền lực sẽ tùy thuộc ở phía sau chứ không
    phải diễn ra trước mắt mà trong đó kẻ nào lôi kéo được dân chúng sẽ thắng,dù lừa bịp đi nữa !

  3. lang says:

    Cuộc cách mạng của hoa Quỳnh
    (made in VietNam)

    giữa cái tĩnh lặng
    của đêm giao thừa

    một đóa Quỳnh đã nở

    mùi hương loang thỏa
    khắp mảnh đất
    bất hạnh này

    trong một trại tập trung
    một người tù thức giấc
    giữa đêm xuân

    trong khuôn viên
    trường đại học
    một người con gái
    viết lên bảng đen
    hai chữ TỰ DO


    trên khắp mảnh đất này
    mùa xuân đã nở
    cho
    tám chục triệu trái tim

    chúng tôi muốn nói
    với bầy đao phủ

    các anh
    có thể đốn ngã những cụm hoa
    nhưng các anh
    không thể nào ngăn cản được mùa xuân

    (mượn lời thơ của bác Viện và Neruda)

  4. K.L.AUSSIE says:

    Chế độ csVN độc tài toàn trị, tham nhũng, thối nát đã đến lúc phải cáo chung sau hơn 35 năm cai trị.
    Chỉ có những bạn trẻ học sinh, sinh viên trong và ngoài nước, là rường cột đất nước, vì quốc gia, vì quyền sống, vì quyền làm người, hãy cùng đứng lên lật đổ chế độ bán nước này.
    Chắc chắn một điều là nếu các bạn làm được điều đó thì mọi người Việt hải ngoại cũng như trong nước sẽ ủng hộ các bạn hết lòng. Các bạn tin chắc như thế đi.
    HÃY VÌ QUÊ HƯƠNG DÂN TỘC, HÃY VÌ TỰ DO DÂN CHỦ, CÁC BẠN TRẺ HÃY CÙNG ĐỨNG LÊN LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ CS THỐI NÁT NÀY. HÃY ĐỨNG LÊN QUÝ BẠN ƠI!!

  5. DILINH says:

    -Kinh nghiêm thời cụ Ngô Đình Diệm về nuớc, quân đội đứng lên ủng hộ, toàn bộ công an vốn hung hăng đều hốt hoãng bỏ chạy són đái.

    -Nay , Nhân dânTunisia đến Ai cập, đến Yemen, qua Jordan, Moroco,Lybia rồi Sudan… đuợc quân đôi đồng tình, mặc nhận ũng hộ khiế cho quân đội nhân dân Việt nam suy nghĩ…

    -Toàn thể đội ngũ trí thức dân chủ trong nuớc hãy nghiên cứu tung ra kín đáo tiếp xúc , làm việc với cấp chỉ huy quân đôi trong lúc này …cho một cuộc” CÁCH MANG HOA LÀI” sắp đến.

  6. THUAN TRAN says:

    TUNISIA GIONG HET HIEN TINH VIET-NAM, KE TU NGAY CONG SAN VIET GIAN, THON TINH CA
    DAT NUOC ! BE PHAI,GIA DINH TRI,CUOP BOC,BACH HAI, TREN 90 TRIEU DAN LA NAN NHAN !
    NGUOI DAN BI BENH,KHONG DUOC CHUA CHAY ! SINH VIEN TOT NGHIEP RA,KHONG VIEC LAM !
    NONG DAN,KHONG CON DAT DE CANH TAC ( HAU HET DA BI QUY HOACH,BAN CHO TU NHAN)
    HOI,NGUOI DAN VIET.HAY CUNG DUNG LEN DOI SU SONG CHO CHINH BAN THAN MINH !
    VA BAO-VE GIANG-SON VIET-NAM,SAP ROI VAO TAY TAU CONG.

  7. Tuylip says:

    Khi nào thì cảnh sát và quân đội Việt Nam sẽ như Tunisia? Mỗi dân tộc có những con đường khác nhau để tiến đến nền dân chủ, nhưng “Con giun xéo mãi cũng phải quằn” là quy luật mà không một thế lực nào chống lại được dù chúng có trong tay cảnh sát, quân đội và nhà tù. Hãy xem dân Tunisia xử Ben Ali như thế nào có như Bungaria xử vợ chồng Ceausescu không. Hãy chờ.

Leave a Reply to Lang Anh Tran