Một thế hệ không biết xấu hổ?
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Đó là câu ca dao nói về người Hà Nội xưa, vùng đất kinh kỳ nổi tiếng trai thanh gái lịch, nơi sản sinh ra nhiều bậc tao nhân mặc khách. “Người Hà Nội xưa trải qua bao thế kỷ đã hun đúc thành một lối sống, nếp nghĩ, cách ứng xử, kiểu cách ăn ở rất tinh tế, thanh lịch, văn hóa… Tất cả đặc trưng đó đã được lưu giữ qua rất nhiều năm tháng cùng với những biến thiên, thăng trầm của lịch sử”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Kinh đô xưa, cũng giống Thủ đô nay lại cũng là nơi tập hợp, thu hút được cả trí tuệ của “thiên hạ” qua mối quan hệ ngoại giao (các sứ đoàn) hay cộng đồng người nước ngoài có mặt tại đây (nhà buôn, nhà truyền giáo, nhà ngoại giao…). Văn Miếu chính là cách tiếp nhận những giá trị của văn hoá bên ngoài một khi nó mang lại lợi ích quốc gia. Nội dung cái nguyên lý “Hiền tài là nguyên khí quốc gia…” thể hiện trong văn bia của Thân Nhân Trung khắc trong Văn Miếu xác tín nguyên lý xây dựng quốc gia của người xưa rất coi trọng con người, coi trọng trí tuệ và trọng dụng nhân tài”.
Thời xưa, trừ tầng lớp hoàng tộc thì kẻ sĩ Việt Nam là giới trí thức có địa vị cao nhất trong xã hội – nơi sản sinh ra quan lại. Kẻ sĩ ảnh hưởng lối sống Nho giáo của Khổng–Mạnh với quan niệm: “Chiếu trải không ngay không ngồi, thịt cắt không vuông không ăn”. Người kinh kỳ đi đứng khoan thai nhưng nhanh nhẹn, nói năng nhỏ nhẹ nhưng cương quyết, dẫu nghèo cũng cố giữ nếp nhà trong sạch giản dị, không chấp nhận lối sống thô thiển, xô bồ. Vì vậy, “Người Hà Nội chuộng lối sống khoan hòa, giản dị” (“Phố phường Hà Nội xưa”- nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy).
Thế nhưng, thời gian gần đây, không ít người có tư tưởng hoài cổ “kêu gào” Hà Nội ngày nay không còn thanh lịch nữa, lớp trẻ Hà Nội ngày nay xô bồ, hỗn độn, lớp trẻ Hà Nội ngày nay thiếu ý thức, Hà Nội đầy những rác.
Còn nhớ, hồi tháng 04/2008, người Nhật đã công phu mang sang Hà Nội hàng nghìn cây hoa anh đào thật để tổ chức lễ hội hoa anh đào (sakura). Theo thống kê của ban tổ chức, “hơn một vạn người, chủ yếu là bạn trẻ, đến với lễ hội”. Đáng buồn thay, lớp trẻ Hà Nội đã phô bày cho người Nhật thấy một thế hệ mới Việt Nam không biết xấu hổ khi tàn phá không gian công cộng. “Ban tổ chức đã bố trí các gian hàng trưng bày và bán các loại thức ăn nhanh, ăn nhẹ ở hai phía sảnh lễ hội. Nhưng chưa đến 13g, toàn bộ hai bên sảnh ngập rác, trong khi các thùng rác được bố trí hầu như trống rỗng! Khoảng 15g, khi lễ rước kiệu Yosakoi từ trung tâm tiếng Nhật trên phố Núi Trúc tới khu vực Trung tâm triển lãm Giảng Võ chưa dứt thì khá đông bạn trẻ cả nam lẫn nữ ào ạt, xô đẩy nhau tới ba cây hoa anh đào thật (mà nhiều nghệ nhân đã mất nhiều thời gian để ghép từ 300 cành hoa) tranh nhau… bứt hoa bẻ cành! Trong chớp nhoáng, những cây hoa anh đào bị “tiêu diệt” gọn. Bảy cây hoa anh đào giả, hoa làm bằng lụa cùng với đèn lồng được ban tổ chức bố trí các góc sân cũng bị bẻ trụi. Thậm chí những dàn lưới treo lơ lửng hoa anh đào cũng bị nhiều bạn kiệu nhau lên “thanh toán” nốt!” (Tuổi Trẻ 08/04/2008)
Năm sau, người Nhật vẫn tổ chức lễ hội hoa anh đào ở Hà Nội để quảng bá cho văn hóa Nhật. Họ cũng mang sang Việt Nam khoảng 400 cành hoa anh đào lớn phía đông bắc Nhật Bản, nhưng “cảnh giác cao” để cho người Việt “chiêm ngưỡng từ xa” trong khoảng cách an toàn, còn ai muốn nhìn gần thì xin mời cứ nhìn “chục cây hoa anh đào lụa cùng cờ cá chép, hình ảnh tượng trưng cho mùa xuân Nhật Bản”.
Không vặt hoa bẻ cành được thì người ta hè nhau xả rác. Không phải Hà Nội thiếu thùng rác, không có chổ bỏ rác, nhưng người đi xem lễ hội tiện tay thì bạ đâu vứt đấy. Nhiều nhóm bạn trẻ chọn khu vườn hoa trước cửa sân vận động Quần Ngựa (nơi trưng bày) để nghỉ ngơi, ăn uống. Sau lễ hội hoa anh đào năm 2009, rác tràn ngập sân vận động Quần Ngựa, từ giấy gói thức ăn, hộp đựng thức ăn, giấy báo lót ngồi, chai nước uống… tất tần tật đủ loại tràn ngập trong và ngoài khu vực lễ hội.
Sau đại lễ 1.000 năm Thăng Long, báo điện tử VnExpress đăng loạt ảnh phóng sự Hà Nội ngập rác. Các bãi cỏ, lòng đường, vỉa hè… của nhiều tuyến phố, quảng trường ở thủ đô ngập tràn rác, đồ ăn do người xem đại lễ bỏ lại. Tối 10/10, kết thúc đêm đại lễ tại sân vận động Mỹ Đình, các thảm cỏ trở nên tan hoang và ngập rác. Dưới lòng đường, trên vĩa hè, đâu đâu cũng thấy rác thải, những hộp, túi đựng thức ăn thừa của những người tới đây xem lễ bế mạc bị vứt lại. Bên trong khuôn viên sân vận động, nơi tập trung các diễn viên tham gia đêm diễn, rác cũng ngập tràn sau khi những người này lên xe về nhà.
Lễ Noel vừa qua, trai thanh gái lịch Hà Nội lại diễn tiếp màn vô tư xả rác ngập ngụa quanh Hồ Gươm. Vỏ hạt dưa, đồ ăn, túi nylon, giấy báo… vứt đầy trên bãi cỏ, dưới lòng hồ thậm chí ngay cạnh thùng rác công cộng.
Lý giải hiện tượng người Tràng An ngày nay không còn thanh lịch như xưa, ông Dương Trung Quốc nói với báo chí: “Cái đáng nói là trung tâm chính trị, nhưng lại trải qua quá nhiều cuộc thay đổi về giá trị. Những thay đổi đó vừa phá vỡ những giá trị cũ mà lại không xây dựng được giá trị mới nên hệ quả là như chúng ta thấy hôm nay”. “Hà Nội bắt đầu phát triển to đẹp với những công trình có giá trị như Nhà hát Lớn, các rạp chiếu bóng, chợ Đồng Xuân, những ngôi nhà thờ, những đường phố rộng mới mở… Tuy nhiên, có thể thấy thời đó vẫn là một Hà Nội gọn gàng ngăn nắp, trong đó vẫn còn lưu dấu những phong tục tập quán cũ, vẻ cổ kính thâm trầm, hệ thống kiến trúc truyền thống, phố phường vẫn được giữ nguyên. Hơn thế, nếp sống đô thị và một tầng lớp thị dân đã hình thành. Song đáng tiếc sau đó, để thực hiện những mục tiêu chính trị, cùng với đó là một sự đảo lộn của đời sống đô thị, sự đảo lộn của cư dân đô thị. Những người dân đã tiếp thu và quen với nếp sống đô thị đã ra đi mưu sinh ở nơi khác, thay vào đó là sự tràn ngập của những người dân nông thôn đổ, mang theo văn hóa tùy tiện, lối sống đơn giản của nông thôn vào phố thị. Bên cạnh đó, đặc biệt là cách quản lý hành chính đô thị cũng có nhiều thay đổi, không phù hợp khiến phố thị luôn trong nguy cơ bị nông thôn hóa”.
Kiểu giải thích của ông Dương Trung Quốc không làm thỏa mãn người đọc, có vẻ như ông Quốc đổ thừa sự di dân của người dân nông thôn đã làm “thô tục hóa” Hà Nội. Nếu nói về vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, có lẽ không ở đâu mật độ di dân cao như Sài Gòn, thậm chí có thể nói cao nhất nước Việt Nam, dân tất cả các vùng miền đều kéo nhau vào Sài Gòn làm ăn sinh sống. Người Sài Gòn năm nào cũng tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1) rực rỡ nhưng không hề có hiện tượng người đi xem hoa vặt lá bẻ cành. Theo ghi nhận của báo Tuổi trẻ, sau Noel vừa rồi, khu vực trung tâm Sài Gòn công nhân vệ sinh dọn dẹp loáng trong vòng 30 phút là sạch sẽ.
Người miền Bắc, chính thức từ năm 1954 được (hay bị) “thụ hưởng” nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, những bạn trẻ thế hệ 8X, 9X là thế hệ thứ 2 của nền giáo dục này. Khu vực phía Nam, đến sau năm 1975 mới “thụ hưởng” nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, thế hệ 6X, 7X vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng “nền giáo dục Mỹ – Ngụy”, còn 8X, 9X là thế hệ “thuần chủng” giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhưng may mắn hơn, có lẽ bị ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác kèm cặp theo lối “Mỹ – Ngụy”, thành thử còn biết giữ nếp nhà.
Người ta thường nói, sản phẩm của nền giáo dục là con người. Con người là sản phẩm của xã hội. Vì vậy, không ngạc nhiên khi lớp trẻ miền Bắc, cụ thể là người Hà Nội mới, có lối sống không biết tôn trọng văn hóa công cộng, không biết bảo vệ lợi ích chung và vô tư, thản nhiên thực hiện hành vi xấu mà không hề biết xấu hổ là gì.
Nguồn: Blog Tạ Phong Tần
Nhớ lúc còn nhỏ đi học, có bài “ra vườn hoa em chơi, em muốn hái một bông hoa hồng, nhưng cô bảo em đừng nên hái, bông hoa này là của chung…”
Thế rồi từ đó trở đi, xã hội VN kiên quyết tiến lên CNXH bằng “đường tắt”, dân tình Hà Nội sống trong phố mà khổ như mọi trên rừng, thiếu thốn tất cả những cái cần thiết cho cuộc sống, tem phiếu… Giai đoạn này tôi còn nhớ các bậc như cho mẹ tôi làm đủ cách để nuôi con cái tránh khỏi đói, rét + thêm sơ tán trốn bom đạn.
Hết chiến tranh bom đạn, sơ tán, sau năm 72. trở về thành phố vẫn còn nhỏ 12-13 tuổi cũng vẫn thiếu thốn ghê gớm, thấy bố mẹ và các cô chú nói chuyện chủ yếu xoay quoanh gạo nước, dầu hỏa…
Sau giải phóng Miền Nam, tôi mới hơi nhớn và bắt đầu những thù vui tuổi trẻ học đàn, tụ tập đàn ca với thanh niên cùng lứa, thỉnh thoảng kiếm được cái đĩa hát ngoại, cái đàn ghita điện thì chẳng còn gì bằng… Xã hội lúc này tuy vẫn thiếu thốn đủ thứ, nhưng văn hóa ra đường, đến trường và lễ phép về nhà, đi làm khách nhà ai… còn rất ok.
Đi chơi công viên “Thống Nhất”, bố mẹ kể chuyện xưa kia có góp công lao động xây dựng công viên
Bản thân mình thì đi lao động đắp đê sông Tô Lịch, sông Hồng…
Vậy nay thấy báo chí chỉ trích người Hà Nội sống xô bồ, thiếu văn hóa một cách gớm ghiếc như vậy thì thực sự cũng chẳng biết ăn nói ra làm sao!
Có lẽ ở Hà Nội sống nhiều những người không phải gốc Hà Nội (tôi không muốn phân biệt) và không có được cái văn hóa gia đình bố mẹ dạy bảo?
Hay là số người “nhập cảnh HN” quá đông, quá nhanh mà chủ yếu là những “anh hào-quan chức-tỉnh lẻ” ăn chặn được của dân đen lên mua nhà HN với bất cứ giá nào + với chính quyền thiếu văn hóa, đạo đức và vô liêm sỉ hiện thời => đẻ ra cái giống người HN trẻ bây giờ!
Nhưng, nếu ai muốn tìm hiểu về văn hóa người Hà Nội, thì hãy giao du, chơi với người Hà Nội- có gốc thì mới hiểu được cái thanh lịch tao nhã của họ!
Mặc dù với ý thức giữ gìn cao, vậy mà văn hóa của người Hà Nội hiện đang bị đe dọa bởi thời khủng hoảng văn hóa của đất nước này!
Vậy mong các bạn đừng nên vơ đũa cả nắm, ví như sang châu Âu gặp dân Zigan-Rôm sống tại đó, mang quốc tịch của nước sở tại thì coi họ là dân châu Âu. Đừng nhầm lẫn “đồng với thau”!
That la` xau’ ho!
Gioi tre ngay nay vo cung vo y thuc, hoc doi`, noi’ tuc, chui bay, chay theo mode kieu quai’ di, nao pha’ thai tuoi vi thanh` nien o Viet Nam cao nhat’ Dong Nam A, that dang’ buon`, gioi tre song’ nhu nguoi` thua` cua xa hoi. Khong sieng hoc chi sieng choi, khoa hoc, van hoa’ tien’ bo khong hoc chi hoc theo mode Han Quoc’ nho’ nhang, nhang xi . That dang’ buon` cho 1 the’ he tuong lai cua Viet Nam.
Bài viết rất hay. Theo thiển ý, chúng ta cần làm những việc thiết thực dù là nhỏ để xây dựng lại một xã hội tử tế. Riêng tôi khi đi đường thấy bất cứ ai, dù già hay trẻ sang hay hèn, vượt đèn đỏ là tôi cất tiêng “chửi” ngay, đại khái như “Đồ vô giáo dục. Thế mà cứ tự hào là văn minh!” Dĩ nhiên người đã vượt đèn đỏ thì không nghe được lời chửi của tôi nhưng những người đứng cạnh tôi thì nghe rất rõ. Phản ứng của họ nói chung là khó chịu nhưng chưa có ai dám phản đối tôi. Nhưng cũng rất buồn là chưa có ai đồng tình và phụ họa với tôi. Nếu tình cờ bạn nào gặp lúc tôi nổi sùng và phụ họa, có lẽ chúng ta sẽ có thêm những người đồng chí hướng.
Không dám bàn vì ở Hà Nội có Bộ chính trị nên nó là như thế, người ta nói cha nào con nấy mà( like father like son ).
Đó là cái ” TỰ DO” của chế độ CS, sao phải xấu hổ? Thế hệ 6x, 7x, 8x, 9x… của thủ đô Hà nội đã, đang được học dưới mái trường XHCN, nền GD xã hội chủ nghĩa đào tạo con người mới (văn minh – VẶN MÌNH)
Các cụ ngày xưa nói:” Nhà dột từ nóc dột xuống”, ” Thượng bất chánh, hạ tắc loạn”, qua câu đối của ông Hà Sĩ Phu
* MÈO GIẤU CỦA CHUA , ĂN VỤNG CỦA CHÙA , NGỒI NGAI CỦA CHÚA!* thì thấy các bạn trẻ vặt truị những cây đào ở Hà Nội hồi tháng Tư năm 2008 là chuyện bình thường!
Sản phẩm của văn hóa cộng sản tham nhũng và ăn cướp mà.
Hy vọng một ngày nào đó nhân dân sẻ kết án được 14 tay tướng cướp.
Hà Nội xưa là Hà Nội ngàn năm văn vật, Hà Nôi ba mươi sáu phố phường. Còn Hà Nội bây giờ là HÀ NỘI ” CHÍN NÚT ” khác rất nhiều với Hà Nội củ
Khi cặn bã của xã hội ( ba đời bần cố nông ) lên ngôi, thì Đại Học Hà Nội rời vào Sàigòn và Hà Nội năm năm mươi tư trở thành Hà Lội.
Nhân bàn về con người Hà Nội, Sàigòn, Xin trích một đoạn ngắn cuộc phỏng vấn ông Vương Trí Nhàn do Thời Báo Kinh Tế Sàigòn, một tờ báo trong nước, thực hiện như sau:
TBKTSG: Vậy theo ông chất Hà Nội là gì?
- Theo tôi, đó là trí tuệ chứ không phải thanh lịch như vẫn nói. Nó gạn lọc, hút cái hay của các nơi. Nay không lọc hoặc lọc nhầm. Hỏng nhanh quá không chữa được. Đô thị là cuộc sống được tổ chức lại, từ quê ra tỉnh làm lại cuộc đời chứ không phải vác cái nhà quê của mình ra “nông thôn hóa Hà Nội”. Không bằng Sài Gòn: yếu tố nông thôn lên Sài Gòn, bị Sài Gòn buộc theo cái văn minh của nó. Người tứ xứ về lái taxi, phục vụ hàng quán, phải học theo cung cách Sài Gòn. Lõi đô thị chắc chắn hơn, tiếp thu cái bên ngoài vào tốt hơn. Trẻ con ngoan không nói nhiều. Từ tốn. Hà Nội phải tỉnh ngộ, không được “vây vo con trưởng”.
TBKTSG: Xin ông có một vài lời nhận xét về văn chương?
- Một số nhà văn trẻ hỏng, viết chưa tới đâu, chỉ đứng trên tâm thế: Chúng tôi trẻ, chỉ có chúng tôi thôi. Đọc chúng tôi đi, chả có gì mà so với lớp già….
TBKTSG: Nhưng có những tài năng như Nguyễn Ngọc Tư đó thôi?
- Cũng đúng. Nhưng không cẩn thận, sẽ chỉ dừng lại ở mức bản địa hóa như Sơn Nam.
TBKTSG: Chắc nhiều người muốn tranh luận với ông đấy. Xin cảm ơn ông đã trò chuyện thật lòng.