WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử

Rồi ông mở rộng những đường cong đó ra tương lai, và sự tăng tiến mà chúng báo trước thật lạ thường, nó tạo ra sức kháng cự về nhận thức trong trí óc ông. Những đường cong hàm mũ khởi đầu chậm, rồi phóng vọt lên đến vô cùng. Theo Kurzweil, chúng ta chưa đủ tiến hóa để suy nghĩ dưới dạng sự tăng tiến theo hàm số mũ. “Nó không phải là trực giác. Kẻ tiên tri có sẵn trong chúng ta thuộc loại tuyến tính. Khi chúng ta cố gắng tránh một con vật, chúng ta có một dự báo tuyến tính về nó sẽ ở đâu trong vòng 20 giây nữa và ta sẽ phải làm gì. Điều đó thật sự được kiểm soát bằng mạch điện tử trong não chúng ta.”

Đây là những gì mà những đường cong hàm mũ nói với ông. Chúng ta sẽ tái tạo nghịch đảo một cách thành công bộ não người vào những năm 2020. Cuối thập kỷ đó, các máy tính sẽ có khả năng thông minh ngang với con người. Kurzweil đặt niên đại cho cái Kỳ dị đó là năm 2045 – đừng nghĩ ông không bảo thủ. Ông dự tính vào năm đó, với năng lực máy tính tăng lên vô kể và giá của chúng giảm rất lớn, số lượng trí tuệ nhân tạo được tạo ra sẽ vào khoảng một tỷ lần tổng số trí tuệ con người hiện đang tồn tại.

Cái Kỳ dị không phải chỉ là một ý tưởng. Nó hấp dẫn con người, và những con người ấy cảm thấy một mối ràng buộc với nhau. Tập hợp lại chúng làm thành một phong trào, một tiểu-văn-hóa; Kurzweil gọi nó là một cộng đồng. Một khi bạn đã quyết định coi cái Kỳ dị là nghiêm túc, bạn sẽ thấy rằng bạn đã trở thành bộ phận của một tập đoàn nhỏ nhưng mạnh, những vật thể tư duy cùng một kiểu, có mặt khắp nơi trên địa cầu, được gọi là những Singularitarian (những cá thể Kỳ dị).

Không phải tất cả số đó đều là Kurzweilian (người kiểu Kurzweil), còn xa mới được như vậy. Trong thuyết về cái Kỳ dị (Singularism) có chỗ cho những ý kiến rất đa dạng về ý nghĩa của cái Kỳ dị, và khi nào và theo cách nào nó sẽ xảy ra hoặc không xảy ra. Nhưng những Singularitarian có chung một thế giới quan. Chúng nghĩ dưới dạng thời gian sâu, chúng tin vào sức mạnh của công nghệ định hướng lịch sử, chúng ít quan tâm đến việc xét đoán theo cách thông thường về mọi sự vật, và chúng không thể tin rằng bạn cứ thơ thẩn sống cuộc sống của bạn và xem TV như thể cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo không sắp sửa nổ ra và thay đổi triệt để mọi thứ. Chúng không sợ tỏ ra lố bịch, người công dân bình thường trong bạn chán ghét những ý tưởng lố bịch chỉ là một ví dụ về cái thành kiến phi lý, và Singularitarian không dính dáng gì đến cái phi lý. Khi bạn đi vào không gian trí tuệ của chúng bạn sẽ đi qua một đường vô cùng dốc trong thế giới quan, một sự trượt mạnh về mặt bản thể, nó tách những Singularitarian ra khỏi loại người thường. Chờ đợi sự hỗn loạn.

Ngoài trường Đại học Kỳ dị mà Kurzweil là người đồng sáng lập, còn có viện Kỳ dị về Trí tuệ Nhân tạo ở San Francisco. Trong số các cố vấn của nó có Peter Thiel, cựu Giám đốc điều hành Pay Pal và là nhà đầu tư ban đầu vào Facebook. Viện này tổ chức một cuộc hội nghị hằng năm gọi là cuộc họp Cấp cao của Kỳ dị (mà Kurzweil cũng là người đồng sáng lập). Nhờ bản chất liên ngành cao của lý thuyết Kỳ dị, nó thu hút một đám đông rất đa dạng. Trí tuệ Nhân tạo là sự kiện chính, nhưng những buổi họp của nó, ngoài những lĩnh vực khác, còn bao gồm cả tiến bộ nhanh chóng của di truyền học và công nghệ na nô.

Trong cuộc họp cấp cao năm 2010, diễn ra ở San Francisco vào tháng Tám, ngoài các nhà khoa học máy tính còn có các nhà tâm lý học, các nhà thần kinh học, các nhà công nghệ na nô, các nhà sinh học phân tử, một chuyên gia về các máy tính, một giáo sư về khoa y khẩn cấp, một chuyên gia về khả năng nhận thức của những con vẹt xám, và nhà thuật sĩ chuyên nghiệp và người vạch trần James Randi “Kinh dị”. Không khí là sự trộn lẫn lạ lùng giữa Davos[1] với UFO[2]. Những người đề xuất ý tưởng nhà nổi trên biển – một thực tế mà đến nay chủ yếu vẫn còn trên lý thuyết: lập những cộng đồng nổi tự trị trong những vùng biển quốc tế – phân phát những cuốn sách mỏng. Một người máy ngồi chuyện gẫu với các vị khách trong một góc.

Sau trí thông minh nhân tạo, đề tài được nói đến nhiều nhất tronng cuộc họp cấp cao 2010 là việc kéo dài tuổi thọ của con người. Các biên giới sinh học mà phần đông người ta nghĩ là vĩnh cửu và không thể tránh được thì các Singualritatian chỉ cho là những vấn đề khó nhưng giải quyết được. Cái chết là một trong những vấn đề như thế. Tuổi già là một căn bệnh như bất kỳ căn bệnh nào khác, và bạn làm gì với bệnh tật? Bạn điều trị. Giống như nhiều ý tưởng về Singualaritarian, ban đầu nghe có vẻ buồn cười, nhưng bạn càng đến gần nó, thì nó càng ít có vẻ buồn cười. Nó không chỉ là ước muốn, ở đây thật sự đã có một môn khoa học về nó.

Chẳng hạn, mọi người đều biết rằng một nguyên nhân gây ra thoái hóa thể chất liên hệ với tuổi già gắn liền với những telomere, là những đoạn DNA ở cuối các nhiễm sắc thể. Mỗi lần một tế bào phân chia, những telomere của nó ngắn đi, và một khi tế bào hết telomere thì nó không thể tái tạo nữa, và chết. Nhưng có một enzyme gọi là telomerase đảo ngược quá trình này; nó là một trong những lý do khiến các tế bào ung thư sống lâu thế. Vậy sao không xử lý các tế bào thường không ung thư bằng telomerase? Vào tháng Mười Một, các nhà nghiên cứu ở Trường Y Đại học Harvard tuyên bố trên tờ Nature rằng họ đã làm đúng điều ấy. Họ cấy telomerase cho một nhóm chuột bị thoái hóa do già. Hư hỏng biến mất. Lũ chuột không chỉ khỏe hơn, chúng còn trẻ hơn.

Aubrey de Grey là một trong những người nghiên cứu kéo dài tuổi thọ nổi tiếng nhất thế giới và là người kỳ cựu trong các hội nghị cấp cao Singularity. Là một nhà sinh học có học vị tiến sĩ từ Cambridge với một bộ râu trông dữ dội nổi tiếng, de Grey quản lý một quỹ tên là SENS (các chiến lược làm chậm quá trình lão hóa). Ông coi lão hóa là một quá trình tích lũy hư hỏng, mà ông chia làm bẩy hạng, mỗi hạng ông hy vọng một ngày náo đó nói đến chuyện sử dụng thuốc phục hồi. “Người ta đã bắt đầu nhận ra rằng quan điểm cho tuổi già là cái gì đó không thể thay đổi được – nó hơi giống với sự chết nhiệt của vũ trụ – chỉ là vớ vẩn,” ông nói. “Nó là ấu trĩ. Thân thể con người là một bộ máy có hàng loạt chức năng, và nó tích lũy nhiều loại hư hỏng khác nhau như một tác dụng phụ của chức năng bình thường của cỗ máy. Do đó về nguyên tắc những hư hỏng đó có thể được sửa chữa định kỳ. Đó là lý do tại sao chúng ta bảo dưỡng ô tô. Thật sự thì chỉ có vấn đề là phải chú ý. Toàn bộ khoa y chẳng qua chỉ là làm hú họa với những gì trông có vẻ không thể tránh khỏi cho đến khi bạn hình dung ra làm thế nào để nó không còn là không tránh khỏi”

Kurzweil cũng coi kéo dài tuổi thọ là chuyện nghiêm túc. Cha ông là người ông rất gần gũi, chết về bệnh tim ở tuổi 58. Kurzweil thừa hưởng của cha ông cái bẩm chất di truyền đó, ông cũng bị tiểu đường type 2 vào lúc 35 tuổi. Làm việc cùng với Terry Grossman, một bác sĩ chuyên khoa về kéo dài tuổi thọ, Kurzweil đã xuất bản hai quyển sách nói lên quan điểm riêng của ông về kéo dài tuổi thọ, nó đòi hỏi uống đến 200 viên thuốc và phụ liệu mỗi ngày. Ông nói bệnh tiểu đường của ông đã được chữa trị về cơ bản, và mặc dầu tính theo năm tháng ông đã 62 tuổi, ông ước tính rằng tuổi sinh học của ông trẻ hơn khoảng 20 năm.

Nhưng mục tiêu của ông hơi khác với mục tiêu của Grey. Đối với Kurzweil, vấn đề giữ được càng khỏe càng tốt không quan trọng lắm, vấn đề là làm sao sống được đến khi cái Kỳ dị xuất hiện. Nó là một nỗ lực chuyển giao. Một khi trí tuệ nhân tạo siêu thông minh xuất hiện, được trang bị bằng công nghệ na nô tiên tiến, chúng thực sự có khả năng vật lộn với những vấn đề cơ thể vô cùng phức tạp liên quan đến tuổi già của con người. Như một lựa chọn thay thế, đến lúc đó chúng ta sẽ có khả năng chuyển trí tuệ của chúng ta sang những cấu trúc vững chắc như máy tính hoặc rô bôt. Ông và nhiều Singularitarian khác coi lời tuyên bố rằng nhiều người đang sống hiện nay sẽ kết thúc bằng sự bất tử chức năng là nghiêm túc.

Đó là một ý tưởng vừa cấp tiến vừa cổ lỗ. Trong bài thơ “Giương buồm tới Byzantium,” W.B Yeats mô tả tình trạng khó chịu về thân xác của loài người như một linh hồn bị buộc vào một con vật chết. Thay vì thế, sao không cởi nó ra và buộc nó vào một rô bôt bất tử? nhưng Kurzweil thấy rằng sự kéo dài tuổi thọ của con người còn gây ra nhiều chống đối trong số cử tọa của ông hơn là những đường cong hàm số mũ của ông. “Có những người không thể chấp nhận rằng máy tính có thể thông minh hơn con người,” ông nói. “Nhưng ý tưởng về những thay đổi đáng kể tuổi thọ của con người – dường như đặc biệt gây tranh cãi. Người ta đầu tư quá nhiều cố gắng cá nhân vào những triết học đề cập đến vấn đề cuộc sống và cái chết. Tôi muốn nói rằng đó là lý do chủ yếu chúng ta có tôn giáo.

Tất nhiên, rất nhiều người nghĩ cái Kỳ dị là vớ vẩn. – một tưởng tượng, một ý nghĩ mơ tưởng, một phiên bản Thung lũng Silicon của câu chuyện Phúc Âm về Trạng thái mê ly, bởi một người kiếm sống bằng cách tung ra những tuyên bố kỳ quặc và chống đỡ chúng bằng một khoa học giả hiệu. Phần lớn những người phê phán nghiêm túc tập trung vào vấn đề liệu máy tính có thể thật sự trở nên thông minh hay không.

Toàn bộ lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), được dành cho vấn đề này. Nhưng hiện tại AI chưa tạo ra một loại trí thông minh mà chúng ta liên tưởng tới loài người hoặc ngay cả tới máy tính biết nói trong phim ảnh – HAL hay C3PO hay Data. Những AI hiện nay có khả năng chỉ làm chủ lĩnh vực hết sức chuyên biệt, như hiểu những câu hỏi tìm kiếm hoặc chơi cờ. Chúng hoạt động trong một khuôn khổ tham chiếu cực kỳ chuyên biệt. Chúng không trò chuyện trong các bữa tiệc. Chúng thông minh, nhưng chỉ theo một định nghĩa thông minh hết sức hẹp. Loại thông minh mà Kurzweil nói đến, được gọi là AI mạnh, hay trí tuệ nhân tạo tổng quát, vẫn chưa tồn tại.

Tại sao? Rõ ràng chúng ta vẫn còn chờ đợi xuất hiện cái sức mạnh máy tính tăng vọt theo hàm số mũ ấy. Nhưng cũng có khả năng có những sự kiện tiếp diễn trong bộ não chúng ta mà không thể sao chép bằng điện tử cho dù chúng ta có ném vào chúng bao nhiêu MIPS chăng nữa. Kiến trúc hóahọc-thầnkinh tạo ra những hỗn loạn vụt đến vụt đi mà chúng ta biết như ý thức của con người có thể là quá phức tạp và tương tự để tái tạo trong silicon dạng số. Nhà sinh học Denis Bray là một trong ít giọng nói phản biện trong hội nghị cấp cao Singularity mùa hè vừa qua. “Mặc dầu các thành tố sinh học tác động theo cách tương thích với các thành tố trong các mạch điện tử,” ông lập luận, trong một cuộc tranh luận gọi là Các tế bào có thể làm những việc gì mà các rô bôt không thể, “chúng bị đẩy ra một bên bởi số lượng khổng lồ các trạng thái khác nhau mà chúng không thể thích ứng. Nhiều quá trình sinh hóa đã tạo ra những biến thể hóa học của các phân tử protein, được đa dạng hóa hơn nữa bởi liên kết với những cấu trúc khác tại những vị trí xác định của một tế bào. Kết quả là sự bùng phát tổ hợp của các trạng thái tạo cho các cơ thể sống một khả năng hầu như vô tận lưu trữ thông tin liên quan đến những điều kiện quá khứ và hiện tại và một khả năng độc đáo chuẩn bị cho những sự kiện tương lai.” Điều đó làm cho những con số 1 và 0 mà máy tính xử lý trông khá thô.

Nằm bên dưới những thách đố thực tế là một loạt những thách đố về triết học. giả sử chúng ta đã chế tạo được một máy tính có thể nói năng hành động theo cách không thể phân biệt được với con người – nói cách khác, một máy tính có thể qua được phép thử Turing[3]. (Nói một cách thiếu chặt chẽ, những máy tính như thế có khả năng qua được như một con người trong một phép thử mù) Điều đó có nghĩa là máy tính có tri giác như con người không? Hay nó chỉ là một thiết bị tự động cực kỳ tinh vi nhưng về bản chất là máy móc, không có những lóe sáng bí ẩn của ý thức – một chiếc máy không có con ma nào trong đó? Và làm thế nào chúng ta biết được?

Thậm chí nếu bạn chấp nhận rằng cái Kỳ dị là đáng tin, bạn vẫn còn bị ám ảnh bởi một búi những câu hỏi không thể trả lời. Nếu bạn có thể quét (scan) ý thức của tôi vào một máy tính, tôi có còn là tôi nữa không? Địa chính trị và kinh tế xã hội của cái Kỳ dị là gì? Ai quyết định người nào sẽ được làm thành bất tử? Ai vạch ra đường ranh giữa có tri giác và vô tri giác? Và khi chúng ta đến gần sự bất tử, toàn tri và toàn năng, liệu cuộc sống của chúng ta còn ý nghĩa gì không? Đánh bại cái chết, liệu chúng ta có mất đi bản chất người của mình không?

Kurzweil thừa nhận rằng có một mức độ rủi ro cơ bản liên quan đến cái Kỳ dị mà ta không thể trừ bỏ đi được, đơn giản bởi vì chúng ta không biết một trí tuệ nhân tạo cực kỳ tối tân, thấy bản thân nó là một cư dân mới được tạo thành trên hành tinh Trái Đất này, sẽ chọn làm gì. Nó có thể không cảm thấy tranh đua với chúng ta về tài khéo. Một trong những mục tiêu của Viện Kỳ dị là bảo đảm chắc chắn rằng trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ phát triển, mà còn thân thiện nữa. Bạn không cần là một cyborg siêu thông minh mới hiểu rằng đưa một hình thức sống cao hơn vào sinh quyển của bạn là một sai lầm cơ bản của những người theo thuyết Darwin.

Nếu cái Kỳ dị đang đến gần, những câu hỏi này sắp có câu trả lời dù bạn muốn hay không, và Kurzweil nghĩ rằng cố gắng trì hoãn cái Kỳ dị bằng cách ngăn cấm các công nghệ không những không thể mà còn là vô đạo đức và có thể nguy hiểm. “Cần có một chế độ độc tài toàn trị để thực hiện sự cấm đoán như thế,” ông nói. “Cấm như thế không có tác dụng. Nó sẽ chỉ đẩy những công nghệ đó vào bí mật, nơi mà các nhà khoa học có trách nhiệm mà chúng ta đang trông cậy vào để tạo ra sự bảo vệ sẽ không dễ dàng tiếp cận các công cụ đó.”

Kurzweil là một người thích tranh luận đến cùng và có lòng kiên nhẫn hầu như dã man. Ông không mệt mỏi trong việc dồn những người phê phán vào thế bí sao cho ông có thể trả lời họ, hết điểm này đến điểm khác, thận trọng và tỉ mỉ.

Chú thích:

[1] Davos: Một thành phố tự trị ở Thụy sĩ nơi diễn ra hội nghị hằng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) – một cuộc họp của những chính khách và doanh nhân tinh hoa toàn cầu, cũng gọi là Davos.

[2] UFO: vật thể bay không xác định (thường gọi đĩa bay)

[3] Trắc nghiệm Turing là một phép thử kinh điển về trí thông minh nhân tạo. Turing nói rằng có thể tạo ra trí thông minh máy móc khi có một nguời ngồi ở một bên tường, đánh các câu hỏi vào bàn phím, rồi đọc câu trả lời trên màn hình, mà vẫn tưởng rằng những câu trả lời đó do người khác ở phía bên kia tường đánh vào

Pages: 1 2 3

Phản hồi